Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.35 KB, 62 trang )

MỤC LỤC
Phần I: Lời mở đầu………………………………………………………….
Phần II: Nội dung……………………………………………………………
CHƯƠNG 1: : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN
VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa…………………………..
1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu……………………..
• Khái niệm về hoạt động xuất khẩu……………………………………...
• Vai trò của hoạt động xuất khẩu………………………………………..
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu……………………………………
• Xuất khẩu trực tiếp……………………………………………………..
• Xuất khẩu gián tiếp……………………………………………………..
• Buôn bán đối
lưu……………………………………………………….
• Giao dịch tái
xuất………………………………………………………
• Hình thức gia công quốc
tế…………………………………………….
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa………...
• Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, vốn, lao động, công nghệ…………...
• Chính sách tỉ giá hối đoái………………………………………………
• Hạn ngạch và những tiêu chuẩn kĩ thuật……………………………….
• Các yếu tố về thế chế chính trị-kinh tế- xã hội…………………………
• Các yếu tố cạnh tranh…………………………………………………...
1
1.2 Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam…………
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành sản xuất cà phê
trong nước……………………………………………………………………
1.2.2 Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị
trường EU……………………………………………………………...
1.2.3 Lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê…………………………


• Lợi thế khách quan……………………………………………………..
• Lợi thế chủ quan……………………………………………………….
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1 Tình hình chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2001-2008
2.1.1 Về cơ cấu sản phẩm……………………………………………………
• Cà phê Robusta…………………………………………………………
• Cà phê Arabica…………………………………………………………
2.1.2 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu………………………………
2.1.3 Về chất lượng cà phê xuất khẩu………………………………………
2.1.4 Giá cả cà phê xuất khẩu………………………………………………
2.1.5 Phương thức và hình thức xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam.
2.1.6 Về thị trường xuất khẩu……………………………………………..
2.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong
giai đoạn 2001-2008……………………………………………………
2.2.1 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu……………………………….
2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu…………………………………………
2.2.3 Giá cà phê xuất khẩu…………………………………………………
2.2.4 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu…………………………………..
2
2.2.5 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang
EU trong thời gian qua……………………………………………….
• Những kết quả đạt được……………………………………………….
• Những nguyên nhân và tồn tại…………………………………………
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẢY XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.1 Định hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong
thời gian tới…………………………………………………………...
3.2 Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU…………..
3.2.1 Tạo nguồn vốn đầu tư…………………………………………………

3.2.2 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng………………………………………….
3.2.3 Nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm………………………...
3.2.4 Đổi mới công nghệ……………………………………………………
3.2.5 Xây dựng hệ thống đồng bộ giữa các khâu…………………………..
3.2.6 Tổ chức hệ thống thu thập thông tin…………………………………
3.2.7 Tăng cường hợp tác quốc tế………………………………………….
Phần III: Kết Luận………………………………………………………….
Danh mục tài liệu tham khảo…….................................................................

3
LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp, các sản phẩm nông
nghiêp hiện đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có đóng góp đáng kể vào
GDP của Quốc gia. Các sản phẩm nông sản chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu
có thể kể đến như : gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều….Trong đó cà phê
là một trong những mặt hàng chủ lực.
Trong cơ cấu ngành, cà phê chiếm một tỉ trọng tương đối lớn , góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , tăng nguồn thu ngoại
tê, và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia lớn trong lĩnh vực cung ứng
cà phê cho thị trường thế giới. Các thị trường chính mà cà phê Việt Nam đã
xuất hiện như: Hoa kỳ, EU, Nhật bản, Hàn quốc…Trong đó, EU là thị
trường giàu tiềm năng nhất với số dân lớn và nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh
theo từng năm.
Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu hàng hóa nói
chung và xuất khẩu nông sản mà cụ thể là xuất khẩu cà phê nói riêng sẽ có
một “ sân chơi lớn”, một “ cơ hội vàng” để phát triển.
Nhận thấy được vị trí của việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU

trong thời gian tới và nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam
trong những năm tiếp theo cần phải có những giải pháp cần thiết. Với những
4
lý do trên, tôi xin đưa ra đề tài: “Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU,
thực trạng và giải pháp”
Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài đi sâu vào phân tích tình hình xuất
khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua, để thấy được những hạn
chế, thành tựu từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị
trường EU trong những năm tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu cà phê của
Việt Nam sang thị trường EU
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường EU trong giai đoạn 2001 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp so sánh…nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt
Nam sang thị trường EU từ năm 2001 đến nay và đưa ra các giải pháp
Kết cấu của đề tài: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và tổng quan chung về sản
xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị
trường EU
Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang
thị trường EU
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG
QUAN CHUNG VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA
VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa
1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu

• Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các
quốc gia.
Ban đầu, hình thức cơ bản của nó chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi
hàng hoá giữa các quốc gia. Ngày nay nó đã phát triển rất mạnh và được
biểu hiện dưới nhiều hình thức. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay hoạt
động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng khắp trong hầu hết tất cả các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong cơ cấu nền kinh tế với tỉ trọng ngày càng cao.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng vùng,
từng quốc gia trong phân phối lao động quốc tế. Hoạt động khẩu diễn ra trên
mọi lĩnh vực, trong mọi nền kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến
tư liệu sản xuất máy móc thiết bị công nghệ cao. Tất cả hoạt động trao đổi
đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia vào hoạt
động xuất khẩu.
• Vai trò của hoạt động xuất khẩu
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
6
Con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ngày
nay là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với những bước đi phù
hợp. Nhưng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có số
lượng vốn lớn để từng bước cải thiện kỹ thuật, nhập khẩu máy móc trang
thiết bị tiên tiến hiện đại. Nguồn vốn này là không nhỏ và để huy dộng được
một số lượng vốn lớn như vậy là một điều không dễ dàng. Do vậy phải huy
động từ các hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu cho
ngân sách, nó tạo tiền đề cho các hoạt động nhập khẩu, quyết định quy mô,
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển
Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các

nước đều phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà
mình có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế
so với các sản phẩm khác nhỏ hơn. Khi một sản phẩm đã trở thành lợi thế
trong xuất khẩu của một nước thì các nước đó sẽ chuyên môn vào sản xuất
sản phẩm đó với quy mô lớn, trình độ công nghệ cao, khoa học kỹ thuật tiến
bộ nhằm tăng năng xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm đó. Từ những
hoạt động đó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan và dẫn tới
sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát
triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào
cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
+ Tạo tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong
nước.
7
+ Thông qua xuất khẩu nước ta có thể tham gia vào công cuộc cạnh
tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng từ đó hình thành cơ cấu
sản xuất luôn thích nghi với thị trường.
+ Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới hoàn thiện công việc
sản xuất kinh doanh.
- Xuất khẩu có tác động lớn đến việc giải quyết công ăn việc làm
tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân
Sản xuất hàng xuất khẩu đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao
động, giải quyết nạn thất nghiệp. Thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất
khẩu cơ cấu ngành nghề theo nó được mở rộng tạo thêm nhiêù việc làm mới,
tăng thu nhập cho người lao động cải thiện đời sống nhân dân. Mặt khác
xuất khẩu còn tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu những hàng hoá mà trong nước
không thể sản xuất được hoặc sản xuất yếu kém phục vụ cuộc sống nhân
dân. Nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, công nghệ hiện đại
phục vụ sản xuất tạo ra thế và lực mới cho các ngành sản xuất trong nước

phát triển.
Ở nước ta hiện nay, các ngành nông nghiệp, chế biến nông lâm thủy
sản, ngành dệt may, giày da…tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người
lao động khu vực nông thôn
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày
càng lớn mạnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
Hoạt động xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào
thị trường thế giới hơn là thị trường trong nước, vì vậy để có thể cạnh tranh
và đứng vững với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong
nước cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Trong giai đoạn trước khi gia
nhập WTO, các doanh nghiệp có thế nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước
thông qua trợ cấp..nhưng sau khi tham gia vào sân chơi quốc tế, các hình
8
thức này phải xóa bỏ. Để có thế tồn tại và phát triển các doanh nghiệp trong
nước cần phải khẳng định được thương hiệu của mình. Tham gia vào thị
trường thế giới, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển,
khẳng định vị thế.
Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp tham gia vào phân công lao
động quốc tế, tham gia vào cạnh tranh trên qui mô thế giới về giá cả, chất
lượng vô hình dung sẽ làm cho các doanh nghiệp hình thành cơ cấu sản xuất
phù hợp với thị trường để có giải pháp củng cố và nâng cao hiệu quả trong
công tác quản trị kinh doanh.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại tiến tới xây dựng một nền kinh tế toàn cầu hội
nhập và phát triển.
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu, cơ bản, là hình thức
ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại. Từ đây nó thúc đẩy các mối quan
hệ khác phát triển theo như :du lịch, vận tải, bảo hiểm... từ đó hình thành
mối quan hệ qua lại khăng khít, giữa các quốc gia. Hoạt động xuất nhập
khẩu đã gắn kết sản xuất giữa các nước, các khu vực với nhau đẩy mạnh quá

trình nhất thể hoá nền kinh tế khu vực và thế giới như hoạt động xuất nhập
khẩu giữa các nước trong tổ chức WTO, ASEAN, AFTA... Điều kiện kinh tế
của mỗi nước không thể bế quan toả cảng, tự cung tự cấp nên hoạt động xuất
nhập khẩu xảy ra là tất yếu.
Xu hướng chung ngày nay, tất cả các quốc gia đều muốn vươn ra thị
trường ngoài nước mở cửa, hội nhập đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu,
tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, tỷ lệ suất siêu cao. Bởi vì
chính hoạt động xuất nhập khẩu đã tạo ra rất nhiều ưu thế.
- Hoạt động xuất khẩu góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho
quốc gia.
9
Có thể nói đây là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất hơn cả vốn vay và vốn
FDI. Để có thể thành công trong thời kì công nghiệp hóa, hầu hết các nước
đều phát triển hoạt động này. Nguồn thu ngoại tệ tăng dẫn tới các hoạt động
như nhập khẩu máy móc, thiết bị được tập trung nhiều hơn, nhà nước có thể
quản lý, vực dậy thị trường thông qua điều chỉnh lãi suất, tỉ giá hối đoái nếu
thị trường có biến động.
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
• Xuất khẩu trực tiếp
- Khái niệm
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu giao trực
tiếp với khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua
tổ chức của mình, không qua trung gian.
- Ưu điểm
+ Tiết kiệm thời gian, giảm bớt được chi phí trung gian, làm tăng lợi
nhuận
+ Chủ động được thời gian và dễ dàng hơn khi thay đổi kế hoạch
công việc
+ Liên hệ trực tiếp với khách hàng sẽ giúp người xuất khẩu hiểu rõ
được nhu cầu về sản phẩm của khách, từ đó sẽ có sự thay đổi cải tiến về sản

phẩm
+ Hạn chế được nhiều rủi ro khác
- Nhược điểm
+ Phải trực tiếp khảo sát thị trường nước ngoài
+ Có thể tăng rủi ro vì phải lo khâu vận tải hàng hoá từ nơi sản xuất
sang thị trường nước ngoài và đảm bảo các thủ tục giấy tờ liên quan
- Điều kiện áp dụng
10
+ áp dụng cho doanh nghiệp có đủ tiềm năng về tài chính, có quy mô
lớn, phát triển đủ mạnh để thành lập riêng tổ chức bán hàng của mình.
• Xuất khẩu gián tiếp
- Khái niệm
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức giao dịch mua bán thông thường mà
quan hệ mua bán được thiết lập thông qua dịch vụ của các tổ chức độc
lập( trung gian) để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài.
- Ưu điểm
+ Hạn chế được rủi ro do trung gian chịu, không phải lo vấn đề vận
tải hàng hóa, chứng từ xuất khẩu, thu tiền….
+ tiết kiệm được thời gian tìm hiểu thông tin thị trường
+ Thiết lập được các mối quan hệ thương mại hiệu quả
- Nhược điểm
+ Người sản xuất không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng ở nước
ngoài do đó họ không có thông tin về lượng hàng bán được, về các phản ứng
của khách hàng với hàng hoá và nhu cầu về hàng hoá .
+ Lợi nhuận bị chia sẻ với trung gian do không nắm bắt được giá cả
hàng hóa, chịu chi phí trung gian
+ Nhà xuất khẩu không thể chọn được kênh thông tin có lợi cho
mình, phụ thuộc nhiều vào nhà trung gian
+ Không xây dựng được thương hiệu và uy tín với khách hàng
- Điều kiện áp dụng

Áp dụng cho các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường quốc tế,
và những doanh nghiệp có khả năng tài chính hạn hẹp.
• Buôn bán đối lưu
- Khái niệm
11
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch của ngoại thương trong đó
xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, một bên vừa đóng vai trò người
bán, vừa đóng vai trò người mua.
- Ưu điểm
+ Khai thác triệt để được nguồn lực trong nước như lao động,
nguyên vật liệu
+ Tiếp nhận được công nghệ tiên tiến qua quá trình chuyển giao
+ Rủi ro về thanh toán được giảm thiểu
- Nhược điểm
+ Lợi nhuận thấp
+ Khả năng tiếp cận thị trường mới bị hạn chế
- Điều kiện áp dụng
+ Các bên đều thiếu ngoại tệ để thanh toán và có nhu cầu cao về
hàng hóa
• Giao dịch tái xuất
- Khái niệm
Giao dịch tái xuất là hình thức xuất khẩu những hàng hóa trước đây đã
nhập khẩu chưa qua chế biến ở nước tái xuất
Giao dịch tái xuất bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu vì vậy nó thu
hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất, nước nhập khẩu
- Ưu điểm
+ Khai thác được thế mạnh của các dịch vụ gia công chế biến, làm
tăng lợi nhuận của sản phẩm
+ Điều hòa được thương mại thế giới
- Nhược điểm

+ Lợi nhuận bị chia sẻ do sự xuất hiện của nước tái xuất
12
+ Gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán tiền hàng, đòi hỏi sự kết
hợp chặt chẽ với hệ thống ngân hàng, vận tải
- Điều kiện áp dụng
Áp dụng với các quốc gia có hệ thống thông tin chính xác về thị
trường, giá cả hàng hóa
• Hình thức gia công quốc tế
- Khái niệm
Gia công quốc tế là hình thức giao dịch kinh doanh trong đó một
bên( bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hoặc bán thành
phẩm của một bên( bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, khi đó bên
đặt gia công sẽ trả cho bên nhận gia công một khoản tiền( phí gia công)
- Ưu điểm
+ Giúp bên nhận gia công học tập được kinh nghiệm, nâng cao tay
nghề, có khả năng sử dụng thành thạo công nghệ tiên tiến
+ Sử dụng triệt để nguồn lực con người, góp phần giải quyết công ăn
việc làm
+ Góp phần chuyên môn hóa lao động trên phạm vi thế giới trong
quá trình hội nhập.
- Nhược điểm
Vẫn có sự không tương xứng về măt lợi ích. Bên nhận gia công
thường là những cơ sở yếu kém về mọi mặt, không có kĩ năng đàm phán vì
vậy lợi ích bị thua thiệt đáng kể
- Điều kiện áp dụng
Chủ yếu nước đặt gia công là những nước phát triển có công nghệ tiên
tiến nhưng nguyên nhiên liệu khan hiếm. Nước nhận gia công thường là
nước đang phát triển có tài nguyên phong phú và giá nhân công rẻ
13
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Hoạt động trên thị trường thế giới các quốc gia sẽ gặp nhiều rủi ro vì
môi trường cạnh tranh khốc liệt và xa lạ. Hoạt động xuất khẩu cũng không
nằm trong xu thế đó. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu như:
- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, vốn, lao động, công nghệ
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất
khẩu và là yếu tố bên trong cấu thành nên sản phẩm. Một quốc gia có nhiều
lao động kéo theo giá nhân công rẻ, hàng hóa phong phú. Tất cả sẽ được
phản ánh trong giá hàng hóa, tạo được sự cạnh trạnh, vị thế.
Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến đầu vào của hoạt động sản xuất.
Quốc gia nào có tài nguyên phong phú thì sẽ có thế mạnh và tiềm năng để
phát triển hoạt động xuất khẩu. Cây Cà Phê là thế mạnh của Việt Nam và
chúng ta đã nắm bắt được lợi thế đó, nhờ có điều kiện tự nhiên, khí hậu
thuận lợi và đất đai màu mỡ, phì nhiêu nên đã tạo điều kiện cho các giống cà
phê phát triển tốt.
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ tiên tiến ra đời tạo cơ hội cũng như
nguy cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp nói chung và kinh doanh xuất
nhập khẩu nói riêng. Khoa học công nghệ tác động làm tăng hiệu quả của
công tác xuất khẩu của doanh nghiệp, thông qua tác động vào các lĩnh vực
bưu chính viễn thông, vận tải hàng hoá, công nghệ ngân hàng... Ví dụ: nhờ
sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông mà các doanh nghiệp ngoại
thương có thể đàm phán với khách hàng qua điện thoại, telex, fax...giảm bớt
chi phí đi lại. Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được
những thông tin mới nhất về thị trường.... Ngược lại nếu quốc gia không
nắm bắt, cập nhật những công nghệ tiên tiến hiện đại áp dụng vào sản xuất
thì sẽ có nguy cơ tụt hậu. Những công nghệ tiên tiến ra đời càng đẩy khoảng
cách giữa các quốc gia đi xa hơn.
14
- Chính sách tỉ giá hối đoái
Tỉ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được
biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của quốc gia khác

Trong buôn bán quốc tế đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối
với một trong hai bên hoặc cả hai bên. Do vậy, khi đồng tiền làm phương
tiện thanh toán biến động thì lợi ích của một trong hai bên sẽ bị thiệt hại.
Khi tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá hàng hoá xuất khẩu trở nên đắt đỏ, sức
cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường thế giới bị giảm dẫn đến hoạt
động xuất khẩu bị thu hẹp.Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm , tức đồng nội
tệ giảm so với đồng ngoại tệ thì sẽ tăng hoạt động xuất khẩu.
- Hạn ngạch và các tiêu chuẩn kĩ thuật
Hạn ngạch là qui định của nhà nước về lượng hàng hóa tối đa được
phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với một thị trường cụ thể trong một thời
gian nhất định thường là 1 năm. Hạn ngạch thường dùng để tránh tình trạng
cung vượt quá cầu gây thiệt hại cho nhà sản xuất và kinh doanh xuất khẩu.
Được áp dụng với các hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc tài nguyên thiên
nhiên có nguy cơ bị cạn kiệt hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Xuất phát từ các nhu cầu thực tế của đời sống, nhu cầu về vệ sinh an
toàn, chất lượng…Một loạt các hệ thống tiêu chuẩn được đưa ra bao gồm
các qui định về bao bì, đóng gói vệ sinh an toàn thực phẩm,vệ sinh phòng
dịch bệnh…Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu vì
hàng hóa muốn xâm nhập vào thị trường phải đáp ứng đầy đủ những tiêu
chuẩn của nước nhập khẩu và các mức tiêu chuẩn của mỗi quốc gia là khác
nhau.
- Các yếu tố về thế chế chính trị-kinh tế- xã hội
Chính trị có ổn định thì mới tạo đà cho kinh tế phát triển. Yếu tố này
là nhân tố khuyến khích hoặc thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hoá và dịch
15
vụ. Môi trường chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng sản xuất kinh
doanh từ đó thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Mỗi quốc gia có hệ thống luật
pháp riêng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nước
mình, do vậy phải có sự hiểu biết nhất định về những yếu tố này để tạo hành
lang pháp lý an toàn cho hoạt động xuất khẩu

Quốc gia xuất khẩu chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi
có sự hiểu biết nhất định về phong tục, tập quán, thị hiếu, thói quen mà điều
này lại có sự khác biệt ở mỗi quốc gia. Do vậy hiểu biết về môi trường văn
hoá sẽ giúp ích trong việc quốc gia thích ứng được với thị trường để từ đó có
chiến lược đúng đắn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của mình
- Ngoài ra còn có các yếu tố cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu như:
+ Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
+ Sức ép người cung cấp
+ Sức ép người tiêu dùng
+ Sự đe doạ của các sản phẩm thay thế
+ Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành
1.2 Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành sản xuất cà phê
trong nước
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1870, mãi đến
đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp.
Năm 1930 ở Việt Nam có 5900 ha. Trong thời kì những năm 1960-1970, cây
cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền
Bắc, khi cao nhất ( 1964-1966 ) đã đạt tới 13000 ha song không bền vững do
sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà
phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý.
16
Cho đến năm 1975, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên
13000 ha, cho sản lượng 6000 tấn. Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát
triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có vốn từ các hiệp định hợp tác liên
chính phủ với các nước : Liên Xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc, Ba
Lan, đến năm 1990 đã có 119300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986, phong trào
trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân.
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc.

chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả
nước tăng lên hàng trăm lần. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 trên về sản
lượng cà phê xuất khẩu chỉ đứng sau Braxin vượt lên trên Colombia,
Indonexia. Cà phê Việt Nam đang trực tiếp xuất sang 75 quốc gia và vùng
lãnh thổ với khối lượng lớn. Mức tăng trưởng lượng cà phê xuất khẩu hàng
năm khá lớn.
Về trang thiết bị và công nghệ: Sau 1975, khi đi vào phát triển sản
xuất cà phê, chúng ta mới có một ít xưởng chế biến cũ kỹ, chắp vá. ở phía
bắc có một số xưởng chế biến ở Đồng Giao, Phủ Quỳ với thiết bị lắp đặt từ
năm 1960-1962 do CHDC Đức chế tạo. ở phía nam có một số xưởng của các
doanh điền cũ như Rossi, Delphante để lại công suất không lớn. Cùng với
việc mở rộng diện tích trồng cà phê, chúng ta cũng đã bắt tay vào xây dựng
các xưởng chế biến mới, bắt đầu từ những thiết bị lẻ, rồi đến các dây chuyền
sản xuất sao chép theo mẫu của Hang-xa như nhà máy 1/5 Hải Phòng, nhà
máy A74 Bộ Công Nghiệp ở Thủ Đức-TpHCM. Những năm gần đây, nhiều
công ty, nông trường đã xây dựng các xưởng chế biến mới khá hoàn chỉnh
với thiết bị nhập từ CHLB Đức, Brazil. Một loạt hơn chục dây chuyền chế
biến cà phê của hãng Pinhalense-Brazil được đưa vào Việt Nam. Tiếp đó lại
xuất hiện nhiều xưởng lắp ráp thiết bị do cơ sở công nghiệp Việt Nam chế
tạo mô phỏng có cải tiến công nghệ của Brazil. Như thế so với thời gian
17
trước đây thì hiện tại vấn đề công nghệ trong sản xuất và chế biến cà phê đã
được quan tâm chặt chẽ hơn.
Bảng 1.1: Các tỉnh trồng nhiều cà phê ở Việt Nam
Tỉnh Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
Lâm Đồng 117.918 200.000
Gia Lai 79.126 100.000
Đồng Nai 28.875 25.000
Kon Tum 12.984 15.000
Bình Phước 13.639 15.000

ĐăkLăk 237.262 360.000
Đăk Nông 70.200 88.719
( Theo số liệu thống kê năm 2005, nguồn Vinanet)
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam qua các niên vụ qua
Niên vụ Diện tích (ha) Sản lượng (Tấn)
1996-1997 350.000 342.300
1997-1998 410.000 413.580
1998-1999 460.000 404.206
1999-2000 520.000 700.000
2000-2001 500.000 900.000
2001-2002 480.000 700.000
2002-2003 450.000 680.000
2003-2004 510.200 948.000
2004-2005 497.400 831.000
2005-2006 488.600 837.000
2006-2007 500.000 1.152.000
2007-2008 520.000 1.077.375
(Nguồn: trung tâm thông tin thương mại)
Hiện nay, nước ta có khoảng 520.000ha cà phê được trồng chủ yếu ở
các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam Bộ. Trong năm qua trước diễn biến phức
tạp của giá cà phê đặc biệt là tình hình giá cà phê giảm mạnh vào giữa tháng
10 đã ảnh hưởng đến tâm lý của người nông dân. Tuy nhiên giá cà phê cung
đã tăng nhẹ trở lại vào đầu tháng 11.
18
Tại Hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2007-2008 được tổ chức tại
thành phố Hồ Chí Minh ngày 31/10 Ông Lương văn Tự chủ tịch Hiệp hội cà
phê và ca cao Việt Nam cho biết: Trong niên vụ 2007-2008 vừa qua ngành
cà phê Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Đây là một con số
đáng mừng và hội nghị cũng đặt ra nhiệm vụ mới cho niên vụ 2008-2009.
1.2.2 Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị

trường EU
Xuất khẩu có ý nghĩa với chúng ta về nhiều mặt. Xuất khẩu là kênh
phân phối tiêu thụ sản phẩm quan trọng của sản xuất. Nhờ có xuất khẩu mà
có ngoại tệ để nhập nguyên nhiên liệu mà trong nước chưa cung ứng đủ, và
quan trọng hơn là nhập khẩu thiết bị kỹ thuật - công nghệ phục vụ cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với tác động trên, xuất khẩu đã đóng góp
lớn vào tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, liên tục trong thời gian dài và tạo
điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong những
năm tới, nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát thoát khỏi nước kém phát triển
trước năm 2010. cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
nă 2020. Xuất khẩu còn có ý nghĩa cải thiện cán cân thanh toán một trong
bốn đỉnh của “tứ giác mục tiêu” góp phần tăng dự trữ ngoại tệ ổn định tỷ giá
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đem lại nhiều giá trị
kinh tế xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ đứng sau gạo. Hàng năm kim
ngạch xuất khẩu của mặt hàng này chiếm khoảng 20-25% tương đương
mang lại trên 500 triệu USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông
sản của cả nước. Cà phê luôn nằm trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam do đó tạo được mối quan hệ tốt với các đối tác nước ngoài tạo
điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng khác có khả năng xuất khẩu sang các
thị trường này. EU sẽ là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho việc xuất khẩu
cà phê của Việt Nam
19
Hiện nay, cà phê đang nắm những vai trò quan trọng trong chiến lược
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam và thị trường
xuất khẩu chủ yếu là thị trường EU, trong đó cà phê có mặt ở hầu hết các
nước là thành viên chính của EU với sản lượng xuất khẩu lớn đã đem lại giá
trị kim ngạch góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt
Nam đã cho phép các ngân hàng thương mại được làm môi giới giao dịch
hợp đồng tương lai và cà phê là mặt hàng được chọn làm dịch vụ cho doanh

nhân buôn bán cà phê trên thị trường kỳ hạn Luân Đôn với mặt hàng cà phê
Robusta và thị trường New York với cà phê Arabica. Như vậy cà phê là một
trong những mặt hàng đầu tiên để thực hiện chủ trương khắc phục những bất
cập trong việc qui hoạch phát trển những ngành hàng không theo kịp diễn
biến của thị trường trong nước và thế giới. Việc lựa chọn nằm nâng cao hiệu
quả xuất khẩu nông sản và tránh thiệt hại cho nông dân. Các nước Đức, Anh,
Pháp. Hà Lan luôn là những thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt
Nam trong khối EU và với tốc độ tăng trưởng trung bình 20-30%/năm
1.2.3 Lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê
• Lợi thế khách quan
Việt Nam có thế mạnh về trồng cây cà phê do điều kiện đất đai và khí
hậu thuận lợi. Đất đỏ bazan, rất thích hợp với cây cà phê, được phân rộng
khắp lãnh thổ, trong đó tập trung nhiều ở hai vùng Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ với diện tích hàng triệu ha. Khí hậu nhiệt đới gió mùa , lượng mưa
phân bố đều các tháng trong năm , nhất là các tháng cà phê sinh trưởng. Cây
cà phê cần hai yếu tố cơ bản là đất và nước thì cả hai yếu tố ấy đều có ở Việt
Nam.
Hơn nữa với nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công lại rẻ và năng
xuất lao động cao đã góp phần giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện hạ giá
20
thành sản phẩm. Nhờ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Việt
Nam trênthị trường quốc tế. Ngoài ra, do nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế
giới tăng nhanh nên sản phẩm cà phê cũng ngày càng được tiêu thụ mạnh.
• Lợi thế chủ quan
Với môi trường chính trị ổn định được cả thế giới công nhận, đã tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm khi cộng tác với Việt
Nam. Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo môi trường thuận lợi
để phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê. Như chính sách giao quyền sử
dụng ruộng đất, vườn cây cho người lao động đã nâng ý thức làm chủ lên
cao, nhờ đó vườn cây được chăm sóc tốt, đầu tư thâm canh tăng cao, đất đai

được sử dụng triệt để. Ngoài ra ngay từ năm 1994, thủ tướng chính phủ đã
chỉ đạo thành lập quỹ hỗ trợ hay bảo hiểm ngành cà phê. ( Văn bản số
140/TB ngày 1/11/1994 của văn phòng chính phủ). Các năm sau chính phủ
liên tiếp chỉ đạo và yêu cầu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì
và phối hợp với Bộ Tài chính, Ban vật giá chính phủ, Bộ Thương mại xây
dựng quỹ hỗ trợ hay quỹ bảo hiểm cho ngành cà phê. Chính phủ chủ trương
“ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ ban đầu một lần khi thành lập qũy” ( Văn bản
số 589/KTTH ngày 3/2/1997 của chính phủ ). Ngoài ra còn huy động ngân
sách Nhà nước để giúp đỡ nông dân qua khỏi những giai đoạn khó khăn như
mua cà phê tạm trữ để nâng cao giá cho nông dân, miễn thuế nông nghiệp
cho đất trồng cà phê, hoãn nợ và tiếp tục cho nông dân vay tiền chăm sóc
vườn cây... Bên cạnh đó, những sửa đổi các chính sách hành chính cho
nhanh và đơn giản thuận tiện, cùng với các chính sách mở cửa thu hút đầu
tư, kêu gọi đầu tư cũng góp phần phát triển ngành. Đây chính là những thế
mạnh, lợi thế của cà phê Việt Nam trên con đường cạnh tranh quốc tế.
21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1 Tình hình chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2001-2008
2.1.1 Về cơ cấu sản phẩm
22
Cây cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc so với các
nước các nước sản xuất cà phê lớn như braxin, Colombia, Mexico...vì chỉ
với hơn 30 năm, kể từ năm 1975 từ 1 nước không có tên trong danh sách các
nước xuất khẩu cà phê, đến nay Việt Nam đã trở thành nước thứ 2 trên thế
giới về xuất khẩu cà phê chỉ đứng sau nước xuất khẩu khổng lồ là Braxin.
Năm 2006, cả thế giới sản xuất được 7.411 nghìn tấn cà phê trong đó đứng
đầu là Braxin chiếm 34,42% về sản lượng (2.551 nghìn tấn) thứ 2 là Việt
Nam chiếm 12.31% (912 nghìn tấn) và thứ 3 là Colombia chiếm 9.4% còn
lại là các nước xuất khẩu khác chiếm 44,7% (3310,5 nghìn tấn)

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là 95% cà phê Robusta ( cà phê vối) và
5%là cà phê Arabica (cà phê chè). Nguyên nhân chủ yếu là Việt Nam có các
yếu tố thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên đất đai, khí hậu cho việc trồng loại
cà phê Robusta. Bên cạnh đó quá trình trồng loại cà phê này lại tốn ít kinh
phí và kỹ thuật trồng đòi hỏi không cầu kì , phức tạp kêt hợp với thói quen
trồng loại cà phê này của các hộ nông dân. Đối với loại cà phê Arabica thì
ngược lại, loai cà phê này đòi hỏi chi phí, kĩ thuật cao gây tốn kém và khó
khăn cho các hộ trồng cà phê.
• Cà phê Robusta (cà phê vối)
Gia Lai và Đăklăk là 2 tỉnh có điều kiện tự nhiên tương đối giống
nhau, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển cây cà phê Robusta. Hằng
năm tại đây cung ứng khoảng 90-95% tổng sản lượng cà phê. Robusta là loại
cà phê có mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, phù hợp với khẩu vị
của người Việt Nam. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được
năng xuất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới. Để làm được
những điều này, người nông dân phải có một vốn kiến thức căn bản.
Sản lượng cà phê Robusta : Trong mấy năm trở lại đây sản lượng cà
phê Robusta trên thế giới tăng nhanh chóng do nhu cầu tăng cao. Niên vụ
23
2005/06 đạt tới 44,8 triệu bao tăng tới 12,2 triệu bao so với vụ trước và
chiếm tới 38% tổng sản lượng cà phê. Diện tích trung bình đạt
350.000ha/năm. Việc xuất khẩu nhiều cà phê Robusta thường đối mặt với
nhiều khó khăn như:
- Vì Việt Nam xuất khẩu loại cà phê khá phổ biến nên khó có thể tránh
khỏi việc cà phê Robusta của Việt Nam bị thay thế bởi cà phê Robusta của
các nước khác. Do đây là loại cà phê nhiều nước có khả năng sản xuất, mặt
khác với công nghệ chế biến lạc hậu cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng cà phê
- Việt Nam xuất khẩu cà phê quá đơn điệu chủ yếu là loại cà phê
Robusta nhân sống. Điều này lảm ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng xuất

khẩu cà phê. Không tạo dựng được thương hiệu cà phê trong mắt người tiêu
dung.
Bên cạnh đó, do tính chất của cà phê Robusta đòi hỏi kĩ thuật trồng
trọt cao nhưng các hộ nông dân lại chưa đáp ứng được, điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến hương vị của cà phê Robusta.
• Cà phê Arabica( cà phê chè)
Cà phê Arabica được chọn giống, trồng và chăm sóc trong môi trường
tự nhiên ở độ cao từ 800m-1200m so với mặt nước biển. Chính điều kiện
này tạo nên sự khác biệt của cà phê Arabica Việt Nam với cà phê Arabica
của các nước khác
Năm 1998 cà phê Arabica của Việt Nam được xuất khẩu nhưng theo
những tiêu chuẩn của cà phê Robusta. Đến năm 2000, cà phê Arabica của
Việt Nam mới có tiêu chuẩn riêng.
Sản lượng cà phê xuất khẩu: sản lượng ngày càng tăng do nhu cầu
tăng mạnh, chênh lệch giá bán giữa cà phê cùng loại của Việt Nam và các
nước khác được rút ngắn một cách đáng kể. Đến nay cà phê Arabica của
24
Việt Nam được rất nhiều nước quan tâm. Diện tích cà phê Arabica vào năm
2007 đạt 793,89ha.
Hiện nay, có hai loại cà phê Arabica được trồng tại Việt Nam đó là:
Moka va Catimor
- Moka: là loại cà phê Arabica có mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ,
nhưng sản lượng lại thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu
được trong khi giá xuất cao gấp 2-3 lần loại cà phê Robusta
- Catimor: Loại cà phê này có mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá
xuất gấp 2 lần cà phê Robusta, chi phí sản xuất cao. Hiện nay, Quảng trị là
nơi trồng đại trà loại cây này.
Chế biến cà phê Arabica: Cà phê Arabica được chế biến theo dây
chuyền khép kín, công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam với công suất chế
biến là 15 tấn quả tươi/giờ, chế biến cà phê nhân công suất 2000 tấn nhân/

năm. Thị trường tiêu thụ chính loại cà phê này là Châu Âu và Hoa Kỳ. Hiện
tại nhu cầu về loại cà phê Arabica bắt đầu tăng mạnh và Việt Nam tận dụng
tốt cơ hội đó.
2.1.2 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Trong vòng 26 năm trở lại đây, ngành cà phê đã có những bước phát
triển nhanh chóng vượt bậc. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành
công là nhờ chính sách đổi mới của nhà nước phù hợp với nguyện vọng của
nông dân lao động, chính điều này đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất
và xuất khẩu. Một nguyên nhân nữa mà không thể không nhắc tới là trong
vài năm trở lại giá cà phê trên thị trường thế giới diễn biến theo hướng có lợi
cho người sản xuất làm thu nhập của người nông dân tăng lên đáng kể. tính
tất yếu là kích thích sản xuất phát triển. Tuy nhiên mặt trái của sự “ tăng
trưởng nóng” này cũng gây nhiều thiệt hại.
25

×