Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Thực trạng công tác ATLĐ,VSLĐ và đề xuất giải quyết quản lý chất thải rắn tại Công ty cổ phần Giấy Việt Trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 88 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trong Khoa
Bảo Hộ Lao Động, trường Đại Học Công Đoàn đã tận tâm giảng dạy, cung
cấp cho em đầy đủ các kiến thức cơ bản, trang bị cho em nhưng hiểu biết toàn
diện về chuyên ngành Bảo Hộ Lao Động góp phần tạo điều kiện thuận lợi để
em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới: Cô giáo, Th.S Đỗ
Lan Chi – giảng viên Khoa Bảo Hộ Lao Động, Trường Đại Học Công Đoàn
đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, cho em những lời khuyên hữu ích để em có
thể hoàn thành tốt đồ án này. Và em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
các bác, các cô, các chú và cán bộ làm việc tại Công ty cổ phần Giấy Việt Trì
đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình em thực tập tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Minh Nhật

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A



Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu thay thế

Nội dung thay thế

1

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

2

BHLĐ

Bảo hộ lao động

3

TNLĐ

Tai nạn lao động


4

NLĐ

Người lao động

5

BNN

Bệnh nghề nghiệp

6

TTLT

Thông tư liên tịch

7

BLĐTBXH

Bộ lao động thương binh xã hội

8

BYT

Bộ y tế


9

CP

Chính phủ

10

AT – VSV

An toàn – vệ sinh viên

11

CTR

Chất thải rắn

12

PCCN

Phòng chống cháy nổ

13

PCCC

Phòng cháy chữa cháy


14

PTBVCN

Phương tiện bảo vệ cá nhân

15

BCL

Bãi chôn lấp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Cổng chính của Công ty................Error: Reference source not found
Hình 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty..........Error: Reference source not
found
Hình 3: Hệ thống máy Xeo........................Error: Reference source not found
Hình 4. Rác thu gom chưa đúng quy định..Error: Reference source not found
Hình 5 . Một số CTNH phát sinh tại Công ty........Error: Reference source not
found
Hình 6. Sơ đồ bố trí thùng chứa CTR tại Phân xưởngError: Reference source
not found
Hình 7.

Sơ đồ bố trí các thùng chứa CTR tại các phòng ban thuộc ãy văn phòng.
............................................................Error: Reference source not found

Hình 8. Sơ đồ bố trí thùng chứa CTR tại nhà bếp......Error: Reference source
not found
Hình 9. Mặt bằng thiết kế kho chứa CTR.....................................................60
Hình 10. Phối cảnh hoàn thiện một hố chôn rác.....Error: Reference source not
found
Hình 11. Không gian của 1 ô chôn lấp.........Error: Reference source not found
Hình 12. Cấu tạo lớp chống thấm lót đáy hố chôn lấp. Error: Reference source
not found
Hình 13. Mặt cắt lớp che phủ cuối cùng......Error: Reference source not found
Hình 14. Mặt cắt ngang cấu tạo 1 hố chôn lấp.......Error: Reference source not
found
Hình 15. Mặt cắt ngang điển hình qua ô chôn lấp..Error: Reference source not
found
Hình 17. Sơ đồ bố trí ống thu gom nước rác..........Error: Reference source not
SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A



Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

found
Hình 18. Độ dốc thiết kế đáy ô chôn lấp......Error: Reference source not found

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự
thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế -xã hội,văn hóa và kỹ thuật ;theo
đó,nền kinh tế giản đơn , quy mô nhỏ,dựa trên lao động chân tay được
thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Công nghiệp
phát triển làm cho năng suất tăng đột biến ,hàng hóa sản xuất ra với khối
lượng lớn giúp cho cuộc sống con người thay đổi hơn, tiện nghi hơn
nhưng kéo theo đó là vô vàn những vấn đề kinh tế,xã hội, an toàn lao
động và đặc biệt là những vấn đề môi trường,trong đó vấn đề chất thải và
chất thải rắn là vấn đề đang nóng lên từng ngày của Việt Nam nói riêng
và của cả thế giới nói chung.
Hiện nay trên toàn thế giới lượng rác gom góp được từ 2,5 đến 4 tỉ tấn
một năm, theo các chuyên viên nghiên cứu cho rằng trong tổng số rác trên thế
giới, có đến 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đô thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấn rác công

nghiêp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm (mức tính toán thực
hiện tại 30 nước), điều đáng lưu ý là tính phức tạp và nguy hại của các loại
chất thải cũng không ngừng tăng lên.
Ở Việt Nam , trung bình mỗi ngày phát sinh 12 triệu tấn rác thải sinh
hoạt. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu
tấn/ngày. Phần lớn lượng rác phát sinh chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà
Nội, TP HCM, Hải Phòng…
Vấn đề quản lý và xử lý chất thải luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã
hội, khi mà diện tích đất chôn lấp có hạn, các biện pháp xử lý chưa đạt hiệu
quả , dân số không ngừng tăng, các chất độc hại ngày càng xuất hiện nhiều
với nhiều hình thức gây khó khăn trong việc xử lý triệt để.

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

1


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công tác quản lý và xử lý chất thải
rắn hiện nay cũng như ảnh hưởng của chúng đến môi trường lao động và sức
khỏe con người em đã chọn đề tài:
“Thực trạng công tác ATLĐ,VSLĐ và đề xuất giải quyết quản lý chất
thải rắn tại Công ty cổ phần Giấy Việt Trì”
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức thực hiện Công tác ATVSLĐ tại
Công ty.
 Tìm hiểu thực trạng việc thu gom, quản lý và xử lý các nguồn thải

của Công ty.
 Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực hiện Công tác
ATVSLĐ tại Công ty.
 Đề xuất quy trình thu gom, quản lý và xử lý CTR.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Công tác quản lý ATVSLĐ tại Công ty cổ phần Giấy Việt Trì.
 Công tác thu gom, quản lý, xử lý CTR.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Công ty cổ phần Giấy Việt Trì.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Phần I. Thực trạng công tác ATVSLĐ tại Công ty Giấy Việt Trì
 Phần II. Đề xuất giải pháp quản lý, thu gom và xử lý CTR của
Công ty.
VI.





PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý thuyết (tài liệu,văn bản có liên quan…)
Phương pháp thống kê,hồi cứu số liệu
Phương pháp phân tích,so sánh ,đánh giá.
Khảo sát thực tế cơ sở.

PHẦN 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ATVSLĐ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ
1.1. Đặc điểm chung của Công ty cổ phần giấy Việt trì


SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

2


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

1.1.1. Các thông tin chung
Hình 1: Cổng chính của Công ty.

Tên công ty:CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ(VIPACO)
Địa chỉ: Đường Sông Thao,phường Bến Gót,TP Việt Trì , tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: 02103.862.761 – Fax: 0210 3 862 754
Website: giayviettri.com;giayviettri.com.vn
Vốn điều lệ : 47.000.000.000 đồng( Bốn mươi bảy tỷ đồng)
Loại hình hoạt động: Công ty cổ phần nhà nước.
Mã số thuế: 2600107284
Ngành nghề kinh doanh:
1- Kinh doanh các sản phẩm bột giấy và giấy mã: 1701; 46497
2- Kinh doanh và chế biến lâm sản mã: 02210; 1610; 16220; 16230;
31001; 46496
3- Kinh doanh xuất nhập khẩu bột giấy, vật tư hoá chất, thiết bị phục vụ
ngành giấy
4- Sản xuất hòm hộp đóng gói sản phẩm mã: 1623

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

3



Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

5- Kinh doanh vận tải mã: 4933
6- In và các dịch vụ liên quan đến in mã: 1811; 1812
Chứng nhận: ISO 9001:2000
Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý: UBND Thành phố Việt Trì.
Các đơn vị thành viên của công ty:
1-Chi nhánh tại Hà Nội
Địa chỉ:63 Phan Phù Tiên,quận Đống Đa,Hà Nội.
Điện thoại:043.733.4303 –Fax: 043.733.4303
2-Chi nhánh tại Đà Nẵng
Địa chỉ: 68 Hàm Nghi,Quận Thanh Khê,Đà Nẵng.
Điện thoại: 0511.365.5306 –Fax: 0511.365.0418
3-Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ:9-19 Hồ Tùng Mậu –Quận 1,TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 083.914.2212 –Fax: 0838292466
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Vào thời điểm cuối thập kỷ 50, những anh bộ đội Cụ Hồ thuộc Trung
đoàn 108 Sư đoàn 305 (liên khu V) vừa tập kết ra miền Bắc đã bắt tay ngay
vào xây dựng khu công nghiệp Việt Trì. Sau gần 3 năm xây dựng, ngày 19-51961 - nhân kỷ niệm 71 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu, cuộn giấy đầu tiên
của Nhà máy giấy Việt Trì (nay là công ty cổ phần giấy Việt Trì )được sản
xuất ra trước sự vui mừng của bao người.
Công ty cổ phần giấy Việt Trì ngày đó với công suất thiết kế 18.000
tấn/năm có thể coi là cơ sở đầu đàn của ngành giấy Việt Nam với sản phẩm
chính là giấy in, viết, giấy vẽ.
Đến năm 2004, tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Công ty CP giấy

Việt Trì đạt 40.000 tấn giấy các loại; doanh thu đạt gần 300 tỷ đồng. Dự án

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

4


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

mới đạt sản lượng hơn 25.000 tấn. Năm 2005, tổng sản lượng đạt 45.000 tấn
giấy các loại, tiêu thụ 100%. Doanh thu 348 tỷ đồng. Sản lượng của dây
chuyền mới đạt 32.000 tấn, vượt 28% công suất thiết kế. Năm 2006 Công ty
sản xuất và tiêu thụ đạt 47.510 tấn, doanh thu đạt 375,8 tỷ đồng. Trong đó, dự
án mới có khả năng chắc chắn đạt sản lượng 33.744 tấn.
Năm 2009 công ty Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất Giấy In viết
20.000T/năm, với giá trị đầu tư là 45 tỷ đồng, trong đó 1/3 vốn được huy
động trong CNLĐ của công ty với hình thức vay vốn đầu tư, và đây cũng là
công trình được Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Tỉnh Phú Thọ công nhận là công
trình sản phẩm chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dây chuyền này do Cán bộ CNKT của công ty tự lắp đặt. Dây chuyền này đi
vào hoạt động sẽ nâng công suất từ 60.000T/năm hiện nay lên 80.000T vào
những năm tiếp theo. Năm 2010 sản lượng đạt 62.600T, doanh thu đạt 724,3
tỷ đồng, nộp ngân sách 16,1 tỷ đồng, lợi nhuận 10,9 tỷ đồng, thu nhập bình
quân 5,1 triệu đồng/người/tháng
Kết quả trên cho thấy Đảng bộ đó lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm
vụ chính trị của đơn vị trong SXKD. Các chỉ tiêu của năm 2010 so với năm
2009 và kế hoạch xây dựng có sự tăng trưởng cao, cụ thể : Sản lượng tăng
9%, doanh thu tăng 27%, nộp ngân sách tăng 36%, thu nhập bình quân tăng

26%, lợi nhuận tăng 58 %. Tạo đủ việc làm cho người lao động, thu nhập và
đời sống ngày càng được cải thiện. Chế độ chính sách với người lao động
thực hiện nghiêm túc.
1.1.3.Cơ cấu tổ chức,quản lý của công ty
Hình 2:Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty.

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

5


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

Các bộ phận trong bộ máy công ty có có chức năng và nhiệm vụ sau:
Hội đồng quản trị của công ty có vai trò là đại diện cho cổ đông quản lý
công ty, đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách nghiêm túc, triển khai các
nghị quyết mà đại hội cổ đông đã thông qua, quản lý và chỉ đạo các hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty đạt hiểu quả cao, đáp ứng được mong muốn của cổ
đông. Hội đồng quản trị với vai trò chỉ đạo, định hướng và hỗ trợ kịp thời đối với
ban điều hành để thúc đẩy và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
có hiệu quả và theo hướng ổn định và phát triển bền vững.
Tổng giám đốc là người có quyền cao nhất chỉ đạo mọi hoạt động của
công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà
Nội về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc
một số lĩnh vực hoạt động (kinh tế, kỹ thuật) của công ty theo sự phân công

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A


6


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

của Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ công ty có chức năng tham mưu,
giúp việc cho Tổng giám đốc công ty trong công tác quản lý, điều hành công
ty theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp
luật và trước Tổng giám đốc về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được
giao. Cụ thể như sau:
* Phòng HC và phòng TCLĐTL:Có nhiệm vụ tham mưu cho tổng Giám
đốc trong việc bố trí sắp xếp lao động,xây dựng quy chế tiền lương ,tiền
thưởng ,thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động ,thực hiện công
việc hành chính ,phục vụ
* Phòng TCKT: Có nhiệm vụ báo cáo các thông tin tài chính,tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty,lập kế hoạch tài chính,kế hoạch tiền vay ,tổ
chức huy động và sử dụng vốn đúng mục đích ,tính giá thành sản phẩm.
* Phòng VTNL: Có nhiệm vụ cung cấp vật tư nguyên liệu để đảm bảo
sản xuất,bảo quản nguyên vật liệu,bảo quản sản phẩm ,quản lý và tổ chức
hoạt động của đội xe có hiệu quả.
* Phòng KD&XNK: Tham mưu xây dựng các kế hoạch ngắn hạn ,dài
hạn về sản xuất kinh doanh ,xây dựng chiến lược chính sách nhằm phát triển
thị trường,tìm đối tác ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu …
* Phòng KTCN: Có nhiệm vụ tham mưu về kỹ thuật sản xuất,nghiên cứu
các loại sản phẩm mới,thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật ,theo dõi thiết bị

cơ điện,thiết kế và lên kế hoạch gia công sửa chữa,thay thế thiết bị,bảo trì các
thiết bị,đổi mới công nghệ.Kiểm tra chất lượng sản phẩm giấy nhập kho và
nguyên liệu đầu vào.
* Xí nghiệp CKĐL: Có nhiệm vụ cung cấp hơi,cung cấp nước cho sản
xuất.Có nhiệm vụ gia công phục vụ sữa chữa thiết bị khi có sự cố.

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

7


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

* Xí nghiệp giấy 1, Xí nghiệp giấy 2: Có nhiệm vụ sản xuất các mặt
hàng ,sản phẩm phục vụ việc kinh doanh.
1.1.4.Các sản phẩm chính của công ty
1.1.4.1. Sản phẩm Kraftlier –Ký hiệu KR-L
1.1.4.2. Sản phẩm Duplex coated –Ký hiệu DL-C
1.1.4.3.Sản phẩm giấy in viết –Ký hiệu GIV
1.1.4.4. Giấy photocopy
1.1.4.5.Sản phẩm giấy bao gói Xi măng –Ký hiệu XM:
1.1.4.6.Sản phẩm giấy Pơluya – Ký hiệu DM:
1.1.4.7.Sản phẩm làm lớp sóng – Ký hiệu GS
1.1.4. 8. Sản phẩm Chipboard ( Giấy bìa cứng)
Sản phẩm giấy Chipboard ( Giấy bìa cứng) có 2 loại:
- Loại 1: Chipboard dạng tấm .
- Loại 2: Chipboard dạng cuộn.
1.1.4.9.Sản phẩm cuộn lõi – Ký hiệu CL :

1.1.4.10 . Sản phẩm DUPLEX COATED WHITE
1.1.4.11.Sản phẩm IVORY
1.1.4.12.Sản phẩm Duplex trắng – Ký hiệu DL-T:

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

8


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

1.1.5. Các loại máy và thiết bị của công ty
Bảng 1: Các loại máy,thiết bị
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Loại máy
Xe nâng hàng
Palăng xích
Palăng điện

Vận thăng
Máy tời
Cầu trục
Bình chịu áp lực
Nồi hơi
Máy cắt
Tổng: 49
1.1.6. Lực lượng lao động của công ty

Số lượng
04
03
07
01
01
05
23
03
02

Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty.
Các chỉ tiêu
Số lao động (Người)
Tỷ lệ (%)
Tổng số lao động
720
100%
Trình độ:
Đại học, cao đẳng
242

33,6%
Trung cấp
397
55,1%
Phổ thông trung học
81
11,3%
Giới tính:
Nam
485
67,4%
Nữ
235
32,6%
Số lao động trực tiếp:
535
74,4%
1.2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao
động tại công ty cổ phần giấy Việt Trì
1.2.1. Tổ chức bộ máy ATVSLĐ tại Công ty
Hệ thống tổ chức ATVSLĐ của Công ty được thành lập và hoạt động theo
hướng dẫn Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT về tổ chức bộ máy, phân
định trách nhiệm, lập kế hoạch, tự kiểm tra. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công
tác ATVSLĐ ở các cấp, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả đồng thời đáp ứng được yêu
cầu, nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ. Bố trí, phân công cán bộ đủ về số lượng,
có năng lực, trình độ chuyên môn để đảm nhiệm công tác ATVSLĐ ở các cấp, kịp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

9



Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

thời xử lý các vấn đề liên quan đến công tác ATVSLĐ tại đơn vị theo quy định
của Pháp luật: Thành lập Hội đồng BHLĐ và tạo mọi điều kiện để hội đồng
BHLĐ hoạt động thường xuyên, đạt hiệu quả; Phân cấp trách nhiệm về công tác
BHLĐ từ đồng chí TGĐ đến người lao động; Thành lập, xây dựng nội quy và tổ
chức hoạt động của mạng lưới ATVSV.
Hệ thống tổ chức ATVSLĐ bao gồm:
 Hội đồng BHLĐ: Được thành lập theo quyết định số 45/BĐTCLĐTL của Tổng GĐ. Hội đồng gồm 8 thành viên do Phó TGĐ nội chính
làm Chủ tịch Hội đồng, Chủ tịch Công Đoàn Công ty làm Phó Chủ tịch Hội
đồng, trưởng phòng ATLĐ làm Ủy viên thường trực, các ủy viên là lãnh đạo
các Phòng.
Hội đồng BHLĐ có nhiệm vụ: Tham mưu cho TGĐ trong việc xây dựng
quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp
an toàn, VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ và BNN
trong Công ty. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện BHLĐ ở các phân xưởng,
tổ đội sản xuất. trong thời gian hoạt động, Hội đồng có thể huy động một số
cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ giúp việc. Các thành viên Hội đồng làm
việc theo chế độ kiêm nhiệm. Đảm bảo đúng theo Thông tư 01/2011/TTLTBLĐTBXH-BYT về tổ chức bộ máy, phân định trách nhiệm, lập kế hoạch, tự
kiểm tra.
 Ban ATLĐ: Gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và 4 nhân viên hoạt động
chuyên trách về AT-VSLĐ-PCCN theo quy định.
Chức năng của phòng ATLĐ được thể hiện qua sơ đồ sau:

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A


10


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

Sơ đồ 1: Chức năng của ban an toàn lao động Công ty.
BAN ATLĐ

Biện pháp KTAT-PCCN
Biện pháp VSLĐ – Cải thiện
ĐKLĐ
Mua cấp trang bị BHLĐ
Chăm sóc sức khỏe NLĐ.Tuyên
truyền, huấn luyện, kiểm tra
ATLĐ

(1)
Kế hoạch
BHLĐ

Phổ biến tạp chí, tài liệu
Vẽ, viết tranh khẩu hiệu
Hội thi, hội nghị chuyên đề
Sơ kết, tổng kết, phát động thi
đua,khen thưởng .

(2)
Tuyên

truyền
BHLĐ

Huấn luyện học sinh học nghề
Huấn luyện định kỳ
Huấn luyện chuyên đề, nâng cấp

(3)
H.Luyện
BHLĐ

Mua sắm tranng bị BHLĐ
Cấp phát trang bị BHLĐ

XD quy chế, nội dung, biện pháp
ATLĐ
Cải tiến, sáng kiến
Đề xuất áp dụng công nghệ, t.bị
mới
Kiểm tra, theo dõi, sửa chữa
trang thiết bị phòng hộ
Thiết kế, lập hạng mục chế tạo
hệ thống dàn giáo, giám sát kỹ
thuật lắp dựng phục vụ sản xuất
Biện pháp cải thiện ĐKLV, MTLĐ.
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện
BNN.
Chăm sóc sức khỏe NLĐ

(4)

Mua, cấp t.bị
BHLĐ

(5)
Kỹ thuật
ATLĐ

(7)
Kiểm tra
hiện
trường sản
xuất

(8)
Điều tra
TNLĐ

Giám sát thực hiện Nội quy ATLĐ
Ngăn ngừa nguy cơ TNLĐ, xử lý vi
phạm AT
Lập hồ sơ kỹ thuật về BHLĐ
Đề xuất, kiến nghị
Khai báo TNLĐ
Điều tra TNLĐ nhẹ và TNLĐ nghiêm
trọng
Điều tra TNLĐ chết người
Điều tra TN xảy ra trong C.ty (ngoài
giờ S.xuất)

(9)

Chế độ
chính
sách
BHLĐ

Phối hợp theo dõi, thực hiện chế độ
chính sách
Theo dõi, bồi dưỡng các nghề nặng
nhọc, độc hại
Kiến nghị, đề xuất về chế độ BHLĐ

(10)
Báo cáo
BHLĐ

Cập nhật số liệu (hàng ngày, tháng)
Báo cáo 6 tháng (10/7)
Báo cáo năm (15/1 năm sau)
Báo cáo đột xuất khác

(11)
Lưu trữ

Hồ sơ về BHLĐ, TNLĐ-BNN
Hồ sơ giám định TT TNLĐ-BNN
Văn bản pháp quy và Văn bản nội bộ

(6)
Vệ sinh
lao động


SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

11


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

 An toàn viên bán chuyên trách: Có 4 người thuộc các đơn vị trực tiếp
sản xuất. Hoạt động bán chuyên trách theo quy định: Chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn. Mỗi An toàn viên bán chuyên trách được Công ty hỗ trợ phụ cấp
trách nhiệm hàng tháng 300.000đ.
 Mạng lưới ATVSV: Có 75 người tại các tổ sản xuất, hoạt động theo
quy chế và được chi trả phụ cấp hàng tháng 50.000đ.
Như vậy, tổ chức bộ máy ATVSLĐ của Công ty là khá chặt chẽ, đảm
bảo đủ về số lượng và hoạt động có hiệu quả.
 Tổ chức Công đoàn của Công ty: Gồm cao nhất là Công Đoàn Công
ty, sau đó là Công đoàn các phân xưởng.
Chức năng của tổ chức Công đoàn:
+ Thay mặt người lao động ký thỏa ước lao động tập thể.
+ Phụ trách giải quyết các chế độ về bồi dưỡng độc hại, ăn cơm ca, đi
tham quan, nghỉ mát, trợ cấp khó khăn, thăm hỏi động viên Hiếu - Hỷ, thưởng
động viên cho con CBCNV học giỏi, tặng quà cho cán bộ đoàn viên khi nghỉ
hưu, tổ chức cho một số cán bộ, đoàn viên tiêu biểu đi tham quan, học tập
trong và ngoài nước.
b. Phân định trách nhiệm trong công tác an toàn vệ sinh lao động
Căn cứ vào thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT
ngày 10 tháng 01 năm 2011, của bộ Lao động thương binh xã hội và bộ Y

tế về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao
động trong cơ sở lao động. Tổng giám đốc công ty đã ban hành bản phân
định trách nhiệm công tác an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân
viên như sau:
- Tổng giám đốc công ty: chịu trách nhiệm chungvà có tư cách pháp
nhân toàn diện về công tác an toàn vệ sinh lao động theo văn bảo quy định
của nhà nước.
- Phó tổng giám đốc công ty: giúp cho tổng giám đốc chịu trách nhiệm
SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

12


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

trực tiếp chỉ đạo mọi mặt của công tác an toàn - vệ sinh lao động trong công
ty và là chủ tịch hội đồng bảo hộ lao động của công ty.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quy định về an
toàn vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động.
+ Có quyết định phân định trách nhiệm và quyền hạn về công tác an toàn
- vệ sinh lao động cho các cán bộ quản lý, đến từng bộ phận chuyên môn
nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc, phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh
doanh của cơ sở lao động. Người sử dụng lao động có thể bổ sung thêm nhân
sự, trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận trên để phù hợp với điều kiện
của cơ sở lao động nhưng phải bảo đảm đúng thẩm quyền của mình, đồng
thời phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
+ Tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các cá nhân dưới quyền thực
hiện tốt chương trình, kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động.

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác
an toàn – vệ sinh lao động theo quy định hiện hành, cụ thể:
+ Phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức phát động phong
trào quần chúng thực hiện an toàn – vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường ở cơ
sở lao động.
- Phòng kỹ thuật (kỹ thuật cơ điện, kỹ thuật thiết kế, kỹ thuật công
nghệ):chịu trách nhiệm giúp cho tổng giám đốc và phó tổng giám đốc mọi
mặt về công tác, biện pháp kỹ thuật an toàn trong sản xuất.
+ Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất và các biện pháp
về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh để đưa vào kế hoạch an toàn – vệ sinh
lao động, hướng dẫn, giám sát thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, kỹ
thuật vệ sinh và cải thiện điều kiện làm việc.
+ Biên soạn, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy định, biện pháp
làm việc an toàn đối với các máy, thiết bị, hóa chất và từng công việc, các
phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố, tham gia biên soạn tài liệu
giảng dạy về an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động và phối hợp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

13


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

với bộ phận an toàn – vệ sinh lao động huấn luyện cho người lao động tại
cơ sở lao động.
+ Tham gia việc kiểm tra định kỳ về an toàn vệ sinh lao động và tham
gia điều tra tai nạn lao động có liên quan đến kỹ thuật an toàn.

+ Phối hợp với bộ phận an toàn – vệ sinh lao động tham gia theo dõi việc
quản lý, đăng ký kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn – vệ sinh lao động.
- Phòng kế hoạch sản xuất: có nhiệm vụ tổng hợp các yêu cầu về
kinh phí, vật tư, nhân lực, trang bị tiêu dùng của bảo hộ lao động theo kế
hoạch sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu phát sinh của sản xuất và phối hợp
tổ chức thực hiện.
+ Tổng hợp các yêu cầu về nguyên vật liệu, nhân lực và kinh phí của kế
hoạch an toàn – vệ sinh lao động, đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh
(hoặc kế hoạch công tác) của cơ sở lao động và tổ chức thực hiện.
+ Phối hợp với bộ phận an toàn – vệ sinh lao động theo dõi, đôn đốc và
đánh giá việc thực hiện các nội dung công việc đã đề ra trong kế hoạch an
toàn – vệ sinh lao động, bảo đảm cho kế hoạch được thực hiện đầy đủ, đúng
tiến độ.
- Phòng tài vụ:
+ Lập dự toán kinh phí kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động trong tổng
dự toán kinh phí chung của cơ sở lao động trong kỳ kinh doanh.
+ Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ kinh phí cho công tác an toàn – vệ
sinh lao động tại cơ sở lao động.
+ Thực hiện thanh quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch an toàn lao
động, vệ sinh lao động đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Phòng bảo vệ: chịu trách nhiệm chủ yếu và mọi mặt về công tác
phòng cháy chữa cháy trong công ty.
+ Thực hiện việc mua sắm trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, quản lý
và phân bố cho các đơn vị và các phân xưởng sản xuất có nhu cầu về phòng
cháy chữa cháy.
+ Lập phương án phòng cháy chữa cháy và tổ chức huấn luyện phòng

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A


14


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

cháy chữa cháy hàng năm cho lực lượng bảo vệ (là chủ lực phòng cháy chữa
cháy) và lực lượng an toàn viên – vệ sinh lao động kiêm phòng chống cháy nổ
không chuyên của công ty.
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Tham mưu đề xuất các thành phần tham gia hội đồng bảo hộ lao động,
cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, đội phòng cháy chữa cháy… phù hợp
với quy mô đặc thù của đơn vị.
+ Phối hợp với các phân xưởng và các bộ phận có liên quan tổ chức và
huấn luyện lực lượng phòng chống tai nạn và sự cố trong sản xuất phù hợp
với đặc điểm của cơ sở lao động.
+ Phối hợp với bộ phận an toàn – vệ sinh lao động và các phân xưởng tổ
chức thực hiện các chế độ bảo hộ lao động: đào tạo, nâng cao tay nghề kết
hợp với huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động, trạng bị phương tiện bảo vệ cá
nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, bồi
thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội.
+ Bảo đảm việc cung cấp đầy đủ nhân lực để thực hiện các nội dung,
biện pháp đề ra trong kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động.
- Tổ chức công đoàn:
+ Thay mặt người lao động tham gia xây dựng và ký thỏa ước lao động
tập thể trong đó có các điều khoản về an toàn – vệ sinh lao động.
+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, người sử dụng
lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn – vệ sinh lao
động, chấp hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, các biện pháp làm việc an toàn và

phát hiện kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh trong sản xuất,
đấu tranh với những hiện tượng làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy trình kỹ
thuật an toàn.
+ Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động khi tiến hành các công việc
sau: xây dựng nội quy, quy chế quản lý an toàn – vệ sinh lao động, xây dựng
kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách
bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, sức khỏe người lao động, tổng

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

15


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

kết rút kinh nghiệm hoạt động an toàn – vệ sinh lao động của công đoàn ở cơ
sở để tham gia với người sử dụng lao động.
+ Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn nghiệp vụ công
tác bảo hộ lao động cho cán bộ đoàn và mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
- Quản đốc phân xưởng: chịu trách nhiệm toàn diện về công tác an
toàn – vệ sinh lao động tại phân xưởng của mình.
+ Tổ chức huấn luyện, kèm cặp, hướng dẫn đối với lao động mới tuyển
dụng hoặc được chuyển đến làm việc tại phân xưởng về biện pháp làm việc an
toàn trước khi giao việc cho họ.
+ Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo, đã được huấn
luyện và đã qua sát hạch kiến thức an toàn – vệ sinh lao động đạt yêu cầu.
+ Không để người lao động làm việc khi họ không thực hiện các biện
pháp bảo đảm an toàn – vệ sinh lao động, không sử dụng đầy đủ thiết bị an

toàn, không trang bị phương tiện cá nhân đã được cấp phát.
+ Thực hiện kiểm tra và đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và người lao
động thuộc quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện
pháp làm việc an toàn và vệ sinh.
- Tổ trưởng sản xuất: chịu trách nhiệm toàn diện về công tác an toàn
vệ sinh lao động tại tổ mình quản lý.
+ Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc
quyền quản lý chấp hành đúng quy định, biện pháp làm việc an toàn, quản
lý sử dụng tốt phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị an toàn và thiết bị cấp
cứu y tế.
+ Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn – vệ sinh lao động, kết hợp với
an toàn – vệ sinh viên thực hiện tốt công tác tự kiểm tra để phát hiện và xử lý
kịp thời các nguy cơ đe dọa đến an toàn và sức khỏe phát sinh trong quá trình
lao động sản xuất.
1.2.2. Thực trạng công tác ATVSLĐ tại công ty.
1.2.2.1.Lập và thực hiện kế hoạch ATVSLĐ

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

16


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

Công ty Cổ phần Giấy Việt trì khi lập kế hoạch hoạt động thực hiện
nhiệm vụ hằng năm của công ty thì đồng thời phải lập kế hoạch an toàn –
vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch xây
dựng kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động bổ sung phù hợp với nội dung

công việc.
Kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động được công ty lập từ tổ sản xuất,
phòng, ban trở lên, đồng thời phải được thông báo đến mọi người lao động
tham gia ý kiến.
Việc lập kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động được thực hiện sau khi lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh và được căn cứ vào:
- Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình
lao động của năm.
- Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện kế hoạch an toàn – vệ sinh lao
động của năm trước, nêu ra những tồn tại để khắc phục và phát huy những
công tác đã làm tốt.
- Thu nhận ý kiến của người lao động, các đoàn thanh tra, kiểm tra và
nhất là của tổ chức công đoàn.
- Các quy định của pháp luật hiện hành về an toàn – vệ sinh lao động,
bảo hộ lao động.
- Khả năng tài chính của công ty
Bảng 3:Kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động của công ty cổ phần
Giấy Việt Trì năm 2016(Bao gồm 5 phần)
STT

1

Nội dung công

Số lượng

việc

mục việc


Phòng chống cháy

Kế hoạch
Số

đơn

lượng

giá

Thành tiền

Đơn vị

5

68

Triệu đồng

8

128

Triệu đồng

nổ
2


Tuyên truyền huấn
luyện về an toàn –
vệ sinh lao động

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

17


Đồ án tốt nghiệp

3

Chăm sóc sức khỏe
NLĐ,phòng

4

Th.s: Đỗ Lan Chi

4

435

Triệu đồng

9

683


Triệu đồng

16

417,975

ngừa

BNN
Vệ sinh sản xuất,
cải tạo – duy trì
nhà xưởng và dự
phòng chính sách

5

bảo hiểm
Trang bị đồ bảo hộ

Triệu đồng

lao động
Tổng cộng

1731,975 triệu đồng

Kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động được công ty cổ phần Giấy Việt Trì
đánh giá là việc quan trọng trước nhất trong việc xây dựng một mội trường
làm việc an toàn, hiệu quả cho người lao động. Công ty không ngừng nâng
cao hiệu quả làm việc cũng như cải thiện điều kiện làm việc. Cùng với hội

đồng bảo hộ lao động và công đoàn xây dựng những phương án, mục tiêu để
giúp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp từ đó người lao động
yên tâm công tác, năng suất, chất lượng được cải thiện.
Bảng 4: Kế hoạch phòng chống cháy nổ năm 2016
Ước tính
STT

Những việc cần làm

Nơi trang bị

Số lượng

dự chi

Thời gian

(triệu

thực hiện

đồng)
Mua sắm thay thế một số
đèn sạc ắc quy dùng khi mất
1
2
3

điện và một số thang tre cứu
hỏa.

Nạp các bình khí CO2, bình
bột theo định kỳ.
Bảo dưỡng máy bơm cứu
hỏa mới và cũ, các họng van
phụ kiện của hệ thống cứu

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A

Toàn công ty

12 bộ đèn

10

Quý 1

Toàn công ty

30 bình

6

Quý 2

Toàn công ty

1 máy bơm

25


Quý 2

điện và bơm
máy nổ

18


Đồ án tốt nghiệp

Th.s: Đỗ Lan Chi

hỏa, mua cuộn vòi, lăng
phun nước.
Huấn luyện PCCC cho đội
chữa cháy lực lượng bảo vệ
hiệp đồng chữa cháy của lực
4

lượng bảo vệ và một số an
toàn viên trong sản xuất và

Toàn công ty

60 người

15

Quý 3


12

Quý 4

tập hiệp đồng chữa cháy với
công an chữa cháy khu vực.
Chi phí kiểm tra, dự phòng
5

phát sinh, mua tài liệu, biển

Toàn công ty

báo, tổng kết, khen thưởng.
Tổng cộng

68 triệu đồng

Bảng 5: Kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về ATVSLĐ
năm 2016
Nơi
STT

Những việc cần làm

trang
bị

Số
lượng


Ước tính dự
chi (triệu
đồng)

Thời gian
thực hiện

Huấn luyện hàng năm
về kỹ thuật AT – PCCN
cho công nhân công
1

nghệ, xử lý nguyên liệu,
cơ khí và một số cán bộ

Toàn

720

công ty

người

Toàn
công ty

20
người


10

Toàn

10

22

30

Quý 1, Quý
2

của một số phòng ban
trong công ty
Huấn luyện ATLĐ cho
2

3

người làm công tác quản
lý và người phụ trách

Quý 2

ATLĐ
Huấn luyện KTAT cho
công nhân vận hành các

SVTH: Nguyễn Minh Nhật-BH20A


Quý 2

19


×