ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HẠNH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƯ NGỌC THÀNH
Thái Nguyên - 2012
1
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về
phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình
quân đạt trên 7%/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng
cao nhất trong vòng 9 năm qua. Đến cuối năm 2005, dân số Việt Nam là
83.119.900 người. Từ năm 2000 - 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu
người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị tăng từ 24,18% năm 2000 lên 26,97%
năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm từ 75,82% xuống 73,93%.
Dự báo đến năm 2020, dân số thành thị lên tới 46 triệu người, chiếm 45% dân
số cả nước.
Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ. Tính đến ngày
31/12/2010 có tổng cộng 755 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt
(Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 10 đô thị loại I (thành phố), 12 đô thị loại II
(thành phố), 47 đô thị loại III (thành phố), 50 đô thị loại IV (thị xã), 634 đô
thị loại V (thị trấn và thị tứ). Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra
rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa
quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi
trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô
thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có
xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%.
Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển
mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh
Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá
2
2
(12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát
sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô
thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả
nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình,
nhà hàng, các chợ và các khu kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các
công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các
nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được
xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, ngày càng phát triển về mọi
mặt đem lại nhiều lợi ích cho người dân như nâng cao mức sống, các dịch vụ
ngày càng tốt hơn nhưng đồng thời cũng sinh ra một lượng chất thải rắn sinh
hoạt khá lớn. Sự gia tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt trong thành phố đã gây
ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống của người dân.
Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt
thành phố Thái Nguyên, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Sau Đại học – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới
sự hướng dẫn của TS. Dư Ngọc Thành; em đã tiến hành thực hiện đề tài:
”Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá hiện trạng và dự báo về chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố
Thái Nguyên.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố
Thái Nguyên.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất thải rắn
sinh hoạt thành phố Thái Nguyên.
3
3
3. Ý nghĩa của đề tài
- Qua khảo sát tìm hiểu thực tế giúp cho chúng ta có thể hiểu hơn về
hiện trạng và những khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn ở thành
phố Thái Nguyên.
- Từ những đánh giá đó đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu
quả của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
4
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chất thải rắn sinh hoạt và môi trƣờng
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được
con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế, xã hội của mình (bao gồm các
hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng ).
Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản
xuất và các hoạt động sống (Trần Hiếu Nhuệ và CS, 2001) [7].
Theo quan niệm mới: Chất thải rắn đô thị được định nghĩa: Vật chất mà
người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được
bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó chất thải được coi là chất thải rắn
đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có
trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ (Trần Hiếu Nhuệ và CS, 2001) [7].
1.1.2. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành bốn loại:
Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn xây dựng và
chất thải nông nghiệp.
Trong đó chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải liên quan đến những
hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ
quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt
có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao
su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre,
gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Theo
phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sinh hoạt như
sau:
5
5
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả… loại chất thải
này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các mùi
khó chịu, đặc biệt trong thời tiết nóng, ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ
gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách
sạn, ký túc xá, chợ…
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người
và phân của các động vật khác.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các
khu vực sinh hoạt của dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất dễ cháy khác
trong gia đình, trong kho của công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que,
củi, nilon, vỏ bao gói….(Trần Hiếu Nhuệ và CS, 2001) [7].
1.1.3. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong các đô thị ngày càng tăng do tác
động của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển về trình
độ và tính chất tiêu dùng trong các đô thị. Lượng chất thải rắn sinh hoạt nếu
không được quản lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với môi
trường sống.
6
6
Hình 1.1. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người
Nguồn: (Hoàng Lê Phương, 2006) [10]
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam
Ở Việt Nam hàng năm lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 15 triệu tấn
mỗi năm, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, khu chợ
và kinh doanh chiếm 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước.
Các khu đô thị dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát
sinh hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm
60 70%, một số đô thị 90% là chất thải rắn sinh hoạt. Theo số liệu thống kê
đến năm 2004 lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân 0,91,2 kg/người/ngày
ở các thành phố lớn, 0,5 0,65kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ.
Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở các thành phố đang được
cải thiện nhưng ở vùng nông thôn còn rất hạn chế. Tỷ lệ thu gom ở các đô thị
Chất thải rắn sinh hoạt
Môi trƣờng
nƣớc
Môi trƣờng
đất
Con ngƣời
Bụi,
CH
4
,
NH
3
,
VOC
s
Môi trƣờng
không khí
Chất thải rắn + nước rỉ rác
Qua chuỗi
thức ăn
Mỹ quan
đô thị
Du lịch
Ăn uống, tiếp
xúc qua da
Qua
hô
hấp
7
7
trong nước trung bình đạt khoảng 71% và đang tăng dần từ năm 2000. Nhìn
chung, các thành phố lớn có tỷ lệ thu gom cao hơn so với các thành phố nhỏ,
trong khi ở các vùng nông thôn tỷ lệ thu gom thấp hơn 20%. Hình thức tiêu
huỷ chất thải rắn sinh hoạt phổ biến vẫn là đổ thải ở các bãi rác lộ thiên và
trong số này có 49 bãi rác được xếp vào số các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm
trọng có khả năng cao gây ra những rui ro cho môi trường và sức khoẻ con
người. Trong số 91 điểm tiêu huỷ chất thải trong cả nước, chỉ có 17 điểm là
các bãi chôn lấp hợp vệ sinh mà phần lớn đều được xây dựng bằng nguồn vốn
ODA. Ở nhiều vùng, việc áp dụng các phương thức tự tiêu huỷ chất thải như
đốt hoặc chôn chất thải, đổ bỏ ra các con sông, kênh rạch và vùng đất trống
còn khá phổ biến. Các bãi chôn lấp được vận hành không đúng kỹ thuật và
các bãi rác lộ thiên gây ra nhiều vấn đề môi trường cho dân cư quanh vùng
như nước rác làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, các chất ô nhiễm
không khí, mùi, ruồi, muỗi, chuột, bọ, ô nhiễm bụi và tiếng ồn làm tăng tỷ lệ
người bị mắc bệnh về da, tiêu hoá và hô hấp (Bộ xây dựng và Hiệp hội Môi
trường đô thị Việt Nam, 2009) [2].
Tái chế chất thải là phương thức xử lý khá phổ biến ở Việt Nam. Nhiều
hộ gia đình có thói quen chọn các loại chất thải có khả năng tái chế được như
kim loại và giấy để bán cho những người thu mua đồng nát hoặc là bán cho
các cơ sở thu mua trong vùng. Các loại chất thải có khả năng tái sử dụng, tái
chế còn được những người làm nghề thu nhặt rác phân loại và đem bán cho
các cơ sở tái chế. Ở Việt Nam, khoảng 32% lượng chất thải rắn sinh hoạt đô
thị (tương đương với 2,1 triệu tấn/năm) hiện đang được đem đến các địa điểm
tiêu huỷ chất thải tại các khu đô thị, là các chất thải có thể đem tái chế được
như giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh. Nếu tiến hành tái chế với lượng rác thải
này thì sẽ giảm một cách đáng kể chi phí tiêu huỷ chất thải và tạo cơ hội cho
8
8
người nghèo có thêm nguồn thu từ việc bán các loại phế liệu (Nguyễn Xuân
Nguyên và CS, 2004) [8].
Ngoài ra, tỷ lệ chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt cao là yếu tố thuận
lợi cho việc thực hiện chế biến chất thải sinh hoạt thành phân compost mà
nhờ đó có thể giảm thiểu được chi phí tiêu huỷ nếu như sản xuất được các loại
phân compost phù hợp với các điều kiện thị trường. Tuy nhiên, hoạt động này
vẫn còn chưa được phổ biến rộng rãi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó bao gồm cả vấn đề chất lượng nguyên liệu đầu vào còn kém và các
hoạt động tiếp thị chưa được thực hiện tốt. Cùng với việc phát triển thị trường
phân compost và thực hiện thành công phân loại chất thải tại nguồn thì chắc
chắn hiệu quả triển khai các cơ sở chế biên phân compost tập trung sẽ tăng lên
đáng kể (Bộ xây dựng và Hiệp hội Môi trường đô thị Việt Nam, 2009) [2].
Việt Nam đã có một khung pháp lý khá tốt về bảo vệ môi trường và
quản lý chất thải mặc dù vẫn có nhiều rào cản thực hiện hiệu quả khung pháp
lý này. Khung thể chế bao gồm các công ty môi trường đô thị với vai trò là
các đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý chất thải ở các địa phương. Hệ thống cơ
quan quản lý ở cả trung ương và địa phương mà Bộ Tài nguyên và Môi
trường là cơ quan giữ vai trò chỉ đạo với trách nhiệm chỉ đạo và giám sát việc
thực hiện công tác quản lý chất thải của các cơ sở công nghiệp, bệnh viện và
công ty môi trường đô thị. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại yếu kém:
- Năng lực và kỹ năng của cán bộ các cơ quan địa phương còn hạn chế
- Hiệu lực thi hành các văn bản pháp luật còn chưa hiệu quả
- Đầu tư cho hoạt động vận hành còn thiếu là nguyên nhân đe doạ tính
bền vững của các khoản đầu tư.
- Vai trò của xã hội dân sự trong công tác quản lý chất thải còn hạn chế.
Tính đến ngày 31/12/2010, cả nước có 755 đô thị trong số đó có hai đô
thị được xếp vào loại đặc biệt là TP Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, 10 đô thị
9
9
loại 1 gồm TP Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP Huế (tỉnh Thừa Thiên -
Huế), Vinh (tỉnh Nghệ An), Đà Lạt (Lâm Đồng), Nha Trang (Khánh Hòa),
Quy Nhơn (Bình Định), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Thái Nguyên (tỉnh Thái
Nguyên).
Có 12 TP thuộc đô thị loại 2, trong đó có TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ),
Phan Thiết (Bình Thuận), Biên Hòa (Đồng Nai), Mỹ Tho (Tiền Giang), Cà
Mau (tỉnh Cà Mau)… 47 đô thị được xếp loại 3 gồm các thành phố, thị xã.
50 đô thị thuộc loại 4 gồm các thị xã, thị trấn của các tỉnh trong cả nước. Còn
lại là 634 đô thị loại 5, chủ yếu là các thị trấn.
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành
nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên,
bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức
ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không
bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp
ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế
phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ
tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả
về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ
(19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),
Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh
CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô
thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả
nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình,
nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở,
đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất
10
10
thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt
để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô
thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000
tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ
tất cả các đô thị.
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô
thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245
tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở
lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng
phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị
khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ
có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07%), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng
Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm
3,68%). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP Hồ Chí Minh
(5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh
ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng
20 tấn/ngày; TP Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã
Hà Giang 37,1 tấn/ngày (Thu Hòa, 2010) [18].
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đôthị bình quân trên đầu người tại các đô thị
đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96 kg/người/ngày); đô thị loại
II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là
tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát
sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65
kg/người/ngày (Thu Hòa, 2010) [18].
11
11
Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị
phát triển du lịch như TP Hạ Long 1,38 kg/người/ngày; TP Hội An 1,08
kg/người/ngày; TP Đà Lạt 1,06 kg/người/ngày; TP Ninh Bình 1,30
kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người
thấp nhất là TP Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31 kg/người/ngày; thị xã
Gia Nghĩa 0,35 kg/người/ngày; thị xã Kon Tum 0,35 kg/người/ngày; thị xã
Cao Bằng 0,38 kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu
người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73
kg/người/ngày (Thu Hòa, 2010) [18].
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng
lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ
tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng
phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên
khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả
các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị
đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải
này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các
khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ
xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH
gây ra (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004) [1].
1.3. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại các nƣớc
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại Singapore
Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền một
cấp. Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường của
quốc gia. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ.
12
12
Nguồn: (Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, 2010) [19]
Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và
quản lý chất thải phát sinh. Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải,
ban hành những quy định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải
thương mại trong 9 khu và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định.
Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải)
để bảo tồn tài nguyên (Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, 2010) [19].
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất
hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu.
Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể
trong thời hạn 7 năm.
Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về
một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa
Bộ Môi trường và Tài nguyên nước
Sở Môi trường
Sở Tài nguyên
nước
Phòng Sức khỏe MT
Phòng Bảo vệ MT
Phòng Khí
tượng
Bộ phận
Bảo tồn
tài nguyên
Bộ phận
Kiểm soát
ô nhiễm
Bộ phận
Quản lý
Chất thải
Trung tâm KH
Bảo vệ phóng xạ
và hạt nhân
Hình 1.2. Sơ đồ bộ máy quản lý chất thải rắn ở Singapore
13
13
đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế
Quốc gia. Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn
nhà thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư
nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng
50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở
thương mại, công nghiệp và xây dựng. Chất thải của khu vực này đều thuộc
loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày Viện nghiên cứu phát triển
TPHCM, 2010) [19].
Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp. Cụ thể, từ năm
1989, chính phủ ban hành các qui định y tế công cộng và môi trường để kiểm
soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép. Theo qui định,
các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của nhân dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác
để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp. Qui định các xí
nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ được thuê mướn các dịch vụ từ các nhà
thầu được cấp phép (Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, 2010) [19].
Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công
khai để người dân có thể theo dõi. Bộ môi trường qui định các khoản phí về
thu gom rác và đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo
phương thức phục vụ (15 đôla đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla
đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các
chung cư). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom
được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các mức 30-70-175-235 đô la
Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUB
đại diện cho Bộ môi trường thực hiện (Viện nghiên cứu phát triển TPHCM,
2010) [19].
14
14
Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua
đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện
và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng
dịch vụ (Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, 2010) [19].
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại Nhật Bản
Chính quyền địa phương ở Nhật bản bắt đầu hình thành từ thời kỳ
Minh trị duy tân gồm hai cấp, chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp hạt.
Bộ Môi trường có rất nhiều phòng ban, trong đó có Sở quản lý chất thải
và tái chế có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái sử
dụng tái chế và sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích
hợp với quan điểm là bảo tồn môi trường sống và sử dụng một cách có hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bộ Môi trường
Sở Quản lý chất thải
và tái chế
Phòng Hoạch định
chính sách
Đơn vị Quản lý
chất thải
Phòng Quản lý
chất thải công nghiệp
Hình 1.3. Cơ cấu quản lý chất thải rắn của Nhật Bản
Nguồn: (Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, 2010) [20]
15
15
Ngoài ra, có tổng cộng 7 văn phòng môi trường đặt tại các địa phương
của đất nước. Những văn phòng này như là chi nhánh của Bộ Môi trường có
nhiệm vụ sau:
- Quản lý chất thải và tái chế tại địa phương.
- Quản lý hoạt động bảo tồn môi trường.
- Bảo tồn và phát triển môi trường tự nhiên.
- Bảo vệ và quản lý đời sống hoang dã.
Tại Nhật, khung pháp lý quốc gia hướng tới giảm thiểu chất thải nhằm
xây dựng một xã hội tái chế bao gồm hệ thống luật và quy định của Nhà
nước:
- Luật quản lý rác thải và giữ vệ sinh công cộng (1970);
- Luật quản lý rác thải (1992);
- Luật thúc đẩy sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái chế (1991);
- Luật tái chế vỏ hộp và bao bì (1996);
- Luật tái chế thiết bị điện (1998).
Theo đó, Nhật chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với
dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên
liệu theo mô hình 3R (reduce, reuse, recycle).
Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân
chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể
cháy và rác có thể tái chế. Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến
nhà máy sản xuất phân compost; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế
không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng;
rác có thể tái chế thì được đưa các nhà máy tái chế. Các loại rác này được yêu
cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải
tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám
sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến đem
16
16
các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi
thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị
công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như
tivi, tủ lạnh, máy giặt, thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước
cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố (Viện
nghiên cứu phát triển TPHCM, 2010) [20].
Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy
được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không
cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý
rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường.
Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng (Viện nghiên cứu phát
triển TPHCM, 2010) [20].
Theo số liệu của Bộ Môi trường, hàng năm nước này có khoảng 450
triệu tấn rác thải, trong đó, phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong
tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên
36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách
đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác (Viện nghiên cứu phát triển TPHCM,
2010) [20].
17
17
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu:
+ Thời gian bắt đầu: Tháng 9/2011.
+ Thời gian kết thúc: Tháng 9/2012.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu 4 nội dung sau:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Thái Nguyên.
- Đánh giá hiện trạng và dự báo về chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố
Thái Nguyên.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố
Thái Nguyên.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt
thành phố Thái Nguyên.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn một số hộ sống tại các phường, xã trên địa bàn TP Thái
Nguyên và các chợ: Chợ Thái, chợ Tân Long, chợ Gia Sàng, chợ Quang
Vinh, chợ Phúc Xuân…
- Hình thức phỏng vấn:
+ Phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn trực tiếp 160 hộ gia đình cũng chia đều
cho 28 phường, xã. Đồng thời phỏng vấn trực tiếp 05 người thu mua phế liệu và
18
18
05 người nhặt rác để biết thông tin về giá thu mua hiện nay của một số rác thải
có thể tái chế.
2.4.2. Phương pháp điều tra trực tiếp
- Xác định lượng rác hộ dân: lựa chọn 84 hộ gia đình, mỗi phường, xã
chọn 03 hộ để công tác thu gom được tiến hành thuận lợi, dễ dàng. Tiến hành
phát túi từ ngày hôm trước đến cuối ngày hôm sau thu lại và tiến hành cân.
Sau khi cân rác được đem đến điểm tập kết và mang đi xử lý. Số lần cân rác
của mỗi hộ gia đình lặp lại 03 lần/tháng, diễn ra trong 05 tháng vào các ngày
sau:
Bảng 2.1. Thời gian cân rác tại các hộ gia đình
Tháng
Ngày cân rác
Lần 1
Lần 2
Lần 3
9/2011
01
09
16
10/2011
08
18
28
11/2011
04
17
25
12/2011
02
12
24
01/2012
03
13
31
Từ kết quả cân rác thực tế tại hộ gia đình, tính được lượng rác thải
trung bình của một hộ/ngày và lượng rác thải bình quân đầu người
(kg/người/ngày). Kết quả này kết hợp với lượng dân số để xác định lượng rác
phát sinh tại hộ dân.
- Xác định lượng rác chợ: điều tra tại các chợ như chợ Thái, chợ Tân
Long, chợ Gia Sàng, chợ Quang Vinh, chợ Phúc Xuân,… xem mỗi buổi chợ
tan công nhân thu gom được bao nhiêu xe đẩy tay, từ đây tính ra khối lượng
rác chợ.
19
19
- Đối với rác tại các cơ quan công sở, công sở, trường học: do các đặc
điểm nghề nghiệp và tính chất công việc của một số cơ quan, công sở là giống
nhau. Trước tiên căn cứ vào số lượng các cơ quan, trường học, ở các phường,
xã các về: số cán bộ, nhân viên, số học sinh, sinh viên, loại hình sản xuất, đặc
thù rác thải của cơ quan, trường học. Sau đó căn cứ vào quy mô, lượng người
của từng nhóm công sở, trường học để ước tính khối lượng rác thải cho những
nhóm có đặc điểm tương tự nhau: lựa chọn một số cơ quan, trường học (mẫu
giáo, tiểu học, trung học, UBND) và sau đó cân thí điểm (cân 2 lần/tháng và
cân trong 05 tháng, tiến hành cân vào cuối ngày) rồi tính trung bình lượng
rác/ngày hoặc tiến hành đếm các xe thu gom (nếu có thể). Rồi ước tính khối
lượng rác phát sinh và sau đó tính trung bình lượng rác/ngày.
- Xác định lượng rác của một xe đẩy tay: tiến hành cân ở các điểm tập
kết, mỗi điểm cân 2 xe, cân tại 03 điểm: ngã 6 Quan Triều, ngã ba Bắc Nam
và chợ Phúc Xuân, cân 2 lần trong tháng. Sau đó tính trung bình khối lượng
rác của 1 xe.
- Xác định thành phần rác thải: lấy mẫu đại diện tại 05 điểm tập kết là
các điểm: sau nhà văn hoá tổ 10 xã Phúc Xuân, ngã 6 Quan Triều, ngã tư
Minh Cầu, ky ốt xăng Phú Xá và cổng bàn cân Gang Thép. Lấy 01 lần/ngày,
lấy vào cuối ngày, mỗi tháng lấy 02 lần, lấy trong 05 tháng. Lấy 100 kg ở 5 vị
trí khác nhau trong đống chứa rác theo hình vuông hoặc hình chữ Z, mỗi điểm
lấy 20 kg. Sau khi lấy, thực hiện các bước sau:
- Đổ rác lấy được xuống sàn;
- Trộn kỹ rác;
- Đánh đống theo hình nón;
- Chia hình nón thành 4 phần bằng nhau và lấy 2 phần chéo nhau nhập
2 phần với nhau và trộn đều;
- Chia mỗi phần chéo đã phối thành hai phần bằng nhau;
20
20
- Phối các phần chéo thành hai đống, sau đó lại lấy ra ở mỗi đống ½
phần (25 kg);
- Tách các thành phần khác nhau rồi đem cân để xác định tỷ lệ các
thành phần đó.
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Số liệu thứ cấp: Các số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
thành phố Thái Nguyên thu thập tại các phòng ban chức năng thuộc UBND
TPTN, Phòng Quản lý đô thị TPTN, Công ty cổ phần Môi trường và Công
trình đô thị TN, và các UBND phường/xã trên địa bàn thành phố.
- Số liệu sơ cấp: các số liệu này được thu thập từ quá trình điều tra
phỏng vấn người dân và việc cân rác xác định khối lượng, tỉ lệ thành phần
rác.
2.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá và dự báo rác
- Dựa vào tài liệu thu thập được và những thông tin thu được sau khi
điều tra thực địa, tôi phân tích và đánh giá những thông tin đó. Từ đó tôi đưa
ra nhận xét và những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý
chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên.
- Phương pháp dự báo khối lượng rác theo quy mô dân số:
Lượng chất thải rắn phát sinh liên quan trực tiếp từ dân số. Qua số liệu
thống kê dân số và lượng chất thải rắn phát sinh của từng giai đoạn để dự báo
chất thải rắn phát sinh trong tương lai trên cơ sở dự báo dân số theo phương
án chọn của địa phương.
Phương pháp dự báo theo quy mô dân số là phương pháp dự báo theo
lượng chất thải rắn phát thải trên đầu người. Qua số liệu thống kê biết được
dân số và lượng chất thải rắn phát sinh để tính lượng chất thải rắn phát thải
đầu người từ đó tính được lượng chất thải trong tương lai trên cơ sở dự báo
dân số.
21
21
Công thức dự báo dân số:
X
n
= X
0
(1+D)
n
Trong đó:
X
n
: Dân số năm cần tính
X
0
: Dân số năm ta biết
D: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên (D = 0,9%)
n: Hiệu số năm ta biết và năm muốn tính
22
22
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ
địa lý: 21
0
đến 22
0
27’ vĩ độ Bắc và 105
0
25’ đến 106
0
14’ kinh độ Đông, nằm
cách Hà Nội 80 km về phía Tây Bắc, có giới hạn:
Phía Bắc giáp : Huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ.
Phía Nam giáp : Thị xã Sông Công.
Phía Tây giáp : Huyện Đại Từ.
Phía Đông giáp: Huyện Phú Bình.
Thành phố Thái Nguyên cách sân bay Quốc tế Nội bài 52 Km về phía
Tây Bắc. Có Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng.
Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn. Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang.
+ Đường sắt có các tuyến: Tuyến Hà Nội - Quan Triều; tuyến Thái
Nguyên - Lạng Sơn; tuyến Thái Nguyên - Núi Hồng.
+ Đường thuỷ có sông Cầu, sông Công nối Thái Nguyên - Bắc Giang -
Bắc Ninh - Hà Nội (UBND thành phố Thái Nguyên, 2007) [12].
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình thành phố Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên,
muốn khai thác, sử dụng hiệu quả phải tính đến đặc tính của từng kiểu cảnh
quan, đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của
Thành phố. Thành phố Thái Nguyên có bốn nhóm hình thái địa hình khác
nhau như sau:
- Địa hình đồng bằng:
23
23
+ Kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn
với độ cao địa hình 10-15 m.
+ Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có
diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30 m và phân bố dọc hai
con sông lớn là sông Cầu và sông Công.
+ Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải chất thải rắn ở độ cao lớn hơn.
- Địa hình gò đồi được chia thành ba kiểu:
+ Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao tuyệt
đối 50-70 m.
+ Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ
100-125 m.
+ Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng
dãy, độ cao phổ biến từ 100-150 m.
- Địa hình núi thấp có diện tích chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn
vùng đông bắc của tỉnh. Địa hình núi thấp được cấu tạo bởi năm loại đá
chính: đá vôi, đá trầm tích biến chất, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun
trào và đá xâm nhập axít.
- Địa hình nhân tạo ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân
tạo, các hồ lớn như hồ Núi Cốc, Cây Si,
Diện tích đất tự nhiên của thành phố Thái Nguyên là 18.970,48 ha với
độ cao trong khoảng 10-20 m trên mực nước biển. Thành phố có một hệ thống
đê và các tuyến đường đã được tôn cao để ngăn lũ và bảo vệ thành phố.
Nhìn chung, diện tích đất đô thị bình quân đầu người của Thành phố
vào loại thấp so với các đô thị lớn trong vùng và cả nước. Tuy quỹ đất của
Thành phố không lớn nhưng hiện tại còn khoảng 903 ha đất chưa sử dụng
(chiếm khoảng 5,1% tổng diện tích đất tự nhiên) và diện tích đất nông nghiệp
còn lớn (chiếm khoảng 67%) nên Thành phố vẫn còn quỹ đất khá lớn để mở
24
24
rộng đô thị.
Như vậy, mặc dù nằm trong vùng trung du miền núi nhưng địa hình
thành phố Thái Nguyên không phức tạp so với các huyện, thị khác trong Tỉnh
và các tỉnh khác trong vùng. Đây cũng là một trong những thuận lợi của thành
phố cho việc canh tác nông - lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội nói chung
so với nhiều địa phương khác trong vùng trung du miền núi phía Bắc (UBND
thành phố Thái Nguyên, 2007) [12].
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Thành phố Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Được
chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Mang tính chất khí hậu
chung của khí hậu miền Bắc nước ta.
Khí hậu Thành phố có những đặc điểm cơ bản sau:
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7: 28,9
0
C)
với tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2: 15,2
0
C) là 13,7
0
C. Tổng số giờ nắng
trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho
các tháng trong năm.
Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.500 mm, tổng lượng nước mưa tự
nhiên của thành phố Thái Nguyên khá lớn.
Thành phố ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc nhờ được
những dãy núi cao (Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn) che chắn (UBND thành
phố Thái Nguyên, 2007) [12].
3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Thành phố Thái Nguyên nằm giữa hai con sông Cầu và sông Công do
đó chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của hai con sông này.
- Sông Công có lưu vực 951 km
2
bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện
Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở
Đại Từ tạo thành hồ núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km
2
, chứa 175 triệu