Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Các thông tin cho bài tế bào nhân sơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.38 KB, 2 trang )

Phân bào là hiện tượng tế bào (động vật, thực vật, vi khuẩn,...) phân chia, tạo ra nhiều tế bào mới và theo một "chương
trình" đã lập sẵn của cơ thể. Nếu như sự phân bào không theo quy trình mà tế bào phân chia loạn xạ thì cơ thể đã hoặc sẽ
mắc bệnh. Phân bào được chia làm hai loại:
1 -Phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân), khi phân chia tạo ra hai tế bào mới giống tế bào ban đầu, tạo điều kiện cho cơ
thể lớn lên và phát triển, thay thế tế bào bị chết hoặc lão hóa.
2-Phân bào giảm nhiễm (giảm phân), khi phân chia tao ra bốn tế bào giống tế bào mẹ nhưng số lượng nhiễm sắc thể giảm đi
một nửa so với tế bào ban đầu. Giảm phân chỉ xảy ra ở cơ quan sinh dục, làm cho hệ gen từ lưỡng bội (2n) thành đơn bội
(n). Sau khi thụ tinh, hệ gen lưỡng bội sẽ được phục hồi, các tính trạng của bố mẹ sẽ được truyền sang đời con.
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
– Chưa có nhân hoàn chỉnh.
– Tế bào chất không có hệ thống nội màng.
– Kích thước nhỏ(1/10 kích thước tế bào nhân thực).
– Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:
+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh.
+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ:
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi:

a. Thành tế bào:
– Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican( Cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các

đoạn pôlipêptit ngắn). --Cacbohiđrat (còn gọi là gluxit hoặc saccarit) là những HCHC tạp chức thường có công thức chung là
Cn(H2O)m, có chứa nhiều nhóm OH và nhóm cacbonyl (anđehit hoặc xeton) trong phân tử.-– Vai trò: quy định hình dạng của tế bào.
Vi khuẩn được chia làm 2 loại:
+ VK Gram dương: có màu tím (nhuộm Gram), thành dày.
+ VK Gram âm: có màu đỏ (nhuộm Gram), thành mỏng.
-> Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
------Vi khuẩn Gram dương có thành tế bào dày, dạng lưới cấu tạo bởi peptidoglycan, chất này có khả năng giữ phức hợp tím
tinh thể-iot. Trong khi đó, lớp thành tế bào peptidoglycan của các vi khuẩn Gram âm thì mỏng hơn và thường có thêm lớp
màng lipopolysaccharide (LPS) bên ngoài.
Sau khi nhuộm với phức hợp tím tinh thể-iot, mẫu được xử lí tiếp với hỗn hợp khử màu, làm mất nước của các lớp


peptidoglycan trong thành tế bào Gram dương, từ đó làm giảm khoảng trống giữa các phân tử và khiến thành tế bào bắt giữ
phức hợp tím tinh thể-iot bên trong tế bào.
Đối với vi khuẩn Gram âm, hỗn hợp khử màu đóng vai trò là chất hoà tan lipit và làm tan màng ngoài của thành tế bào. Lớp
peptidoglycan mỏng không thể giữ lại phức hợp tím tinh thể-iot và tế bào Gram âm bị khử màu. Khử màu là bước quan trọng
và cần kĩ năng nhất định vì khả năng bắt màu Gram dương không phải là "tất cả hoặc không."
Theo kinh nghiệm (và có ngoại lệ), bệnh do vi khuẩn Gram âm thường nguy hiểm hơn vì màng ngoài của chúng được bọc bởi
một nang, và nang này che các kháng nguyên làm cơ thể phát hiện tác nhân xâm lấn khó khăn hơn. Ngoài ra, màng ngoài vi
khuẩn Gram âm có chứa lipopolysaccharide, đóng vai trò là nội độc tố và làm tăng độ nặng của phản ứng viêm, có thể
gây sốc nhiễm khuẩn. Nhiễm vi khuẩn Gram dương thường ít nguy hiểm hơn vì cơ thể người không có peptidoglycan, và có
khả năng sản xuất lysozyme tấn công lớp peptidoglycan nằm ở bên ngoài của vi khuẩn.--------


b. Màng sinh chất: – Cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và 1 lớp prôtein.
----Phôtpholipit gồm 2 phân tử axit béo liên kết 1 phân tử glixêrol. Vị trí thứ 3 của glixêrol liên kết với nhóm photphat, nhóm
photphat này nối glixêrol với ancol phức.
Phôtpholipit có tính lưỡng cực : đầu ưa nước và đuôi kị nước
+photphoipit: Cấu tạo các loại màng của tế bào---– Có chức năng trao đổi chất và bảo vệ tế bào.

c. Lông và roi:
– Roi(Tiên mao) cấu tạo từ prôtein có tính kháng nguyên giúp vi khuẩn di chuyển.
– Lông: giúp vi khuẩn bám trên các giá thể.

2. Tế bào chất: Một thành phần có dạng giống gel bao quanh màng tế bào - và cơ quan tế bào - cấu trúc bên trong tế
bào. Tất cả các thành phần chứa trong tế bào nguyên chất của sinh vật nhân sơ (ví dụ vi khuẩn, loài không có nhân tế bào)
được chứa trong tế bào chất. Các loài sinh vật nhân chuẩn có chứa nhân tế bào được tách ra khỏi tế bào chất. Tế bào chất
chứa 70 % đến 90% là nước và không có màu.
Đối với các sinh vật prokaryote(sinh vật nhân sơ), tế bào chất là một thành phần tương đối tự do. Tuy nhiên, tế bào chất
trong tế bào eukaryote(sinh vật nhân chuẩn) thường chứa rất nhiều bào quan và bộ khung tế bào. Chất nguyên sinh thường
chứa các chất dinh dưỡng hòa tan, phân cắt các sản phẩm phế liệu, và dịch chuyển vật chất trong tế bào tạo nên hiên
tượng dòng chất thải nguyên sinh của thiên nhiên. Nhân tế bào thường nằm bên trong tế bào chất và có hình dạng thay đổi

khi tế bào di chuyển. Tế bào chất cũng chứa nhiều loại muối khác nhau, đây là dạng chất dẫn điện tuyệt vời để tạo môi
trường thích hợp cho các hoạt động của tế bào. Môi trường tế bào chất và các bào quan trong nó là yếu tố sống còn của một
tế bào.
* Gồm:
– Bào tương (dạng keo bán lỏng) không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bọc.
– Ribôxôm (Cấu tạo từ prôtein và rARN) không có màng, kích thước nhỏ, là nơi tổng hợp prôtein.
Ribosome là một bộ máy phân tử lớn và phức tạp, có mặt trong tất cả các tế bào sống, nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp
protein. Ribosome liên kết các axit amin với nhau theo trật tự được quy định bởi phân tử RNA thông tin (mRNA). Ribosome
bao gồm hai tiểu đơn vị chính - tiểu đơn vị ribosome nhỏ đọc mRNA, trong khi tiểu đơn vị lớn liên kết các axit amin để tạo
thành một chuỗi polypeptide. Mỗi tiểu đơn vị gồm một hoặc nhiều phân tử RNA ribosome (rRNA) và nhiều phân tử protein.

3. Vùng nhân: Nhân tế bào là bào quan tối quan trọng trong tế bào sinh vật nhân chuẩn. Nó chứa các nhiễm sắc thể của tế
bào, là nơi diễn ra quá trình nhân đôi DNA và tổng hợp RNA.
Mỗi tế bào có chứa một thể nhỏ hình cầu hoặc hình trứng gọi là nhân. Ở một số tế bào, nhân thường có vị trí khá cố định là
trung tâm tế bào, ở một số tế bào khác nó lại tự do di động và có thể thấy ở bất kỳ chỗ nào. Nhân có vai trò quan trọng
trong việc điều hòa các quá trình xảy ra trong tế bào. Nó chứa các yếu tố di truyền hoặc là các gen xác định tính trạng của tế
bào ấy hoặc của toàn bộ cơ thể, nó điều hòa bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp nhiều mặt hoạt tính của tế bào.
Nhân tách biệt với tế bào chất bao quanh bởi một lớp màng kép gọi là màng nhân. Gọi là màng kép vì màng nhân có cấu tạo
từ hai màng cơ bản. Màng nhân dùng để bao ngoài và bảo vệ DNA của tế bào trước những phân tử có thể gây tổn thương
đến cấu trúc hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của DNA. Màng nhân điều hòa sự vận chuyển chất từ tế bào chất vào nhân và
ngược lại.
– Không có màng bao bọc.
– Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.
Một số vi khuẩn có ADN dạng vòng nhỏ khác là plasmit và không quan trọng.



×