Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Dự án Đẩy mạnh Đổi mới Sáng tạo thông qua Nghiên cứu, Khoa học và Công nghệ (FIRST)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 70 trang )

Bộ Khoa học và Công nghệ

Dự án Đẩy mạnh Đổi mới Sáng tạo thông qua Nghiên cứu, Khoa
học và Công nghệ (FIRST)

KHUNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
(Bản đã sửa)

Ngày 10 tháng 3 năm 2015

i


Nội dung
Nội dung ....................................................................................................................................ii
Danh mục các Bảng ................................................................................................................ iv
Danh mục các Hình................................................................................................................. iv
Các từ viết tắt ........................................................................................................................... v
I.

Giới thiệu ........................................................................................................................... 1
1.1 Mô tả Dự án...................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích của khung ESMF.............................................................................................. 3

II. Cơ sở pháp lý..................................................................................................................... 3
2.1.

Các chính sách và hướng dẫn về an toàn của Ngân hàng Thế giới ............................. 3

2.2.


Luật pháp Việt Nam đối với việc đánh giá và quản lý môi trường ............................. 4

III. Tổ chức và năng lực thể chế cho việc thực hiện các biện pháp an toàn ...................... 6
3.1

Tổ chức thể chế ........................................................................................................... 6

3.2

Năng lực thể chế .......................................................................................................... 9

IV. Các tác động tiềm ẩn của Dự án và các biện pháp giảm thiểu ..................................... 9
4.1

Các tác động tiềm ẩn ................................................................................................... 9

4.2

Các biện pháp giảm thiểu .......................................................................................... 10

V. Các thủ tục quản lý môi trường đối với các tiểu dự án thuộc tiểu hợp phần 2a/2b . 10
5.1

Sàng lọc môi trường và xã hội .................................................................................. 11

5.1.1

Tiêu chí phân loại tiểu dự án.............................................................................. 12

5.1.2


Sàng lọc các chính sách an toàn:........................................................................ 13

5.1.3

Sàng lọc tác động ............................................................................................... 13

5.2

Chuẩn bị các báo cáo EIA/EMP/EPC ....................................................................... 14

5.3

Tham vấn cộng đồng và công bố thông tin về EIA/EMP/EPC ................................. 14

5.4

Giám sát..................................................................................................................... 15

5.5

Báo cáo và lưu giữ tài liệu......................................................................................... 15

VI. Đề cương kế hoạch quản lý môi trường cho việc xây dựng VINALAB-MAMET thuộc
tiểu hợp phần 2c ..................................................................................................................... 18
6.1

Các đặc điểm và mốc thời gian chính của Dự án ...................................................... 18

6.2


Mô tả môi trường xây dựng....................................................................................... 19

ii


6.2.1

Chất lượng không khí ........................................................................................ 21

6.2.2

Chất lượng đất .................................................................................................... 21

6.2.3

Nguồn nước và chất lượng ................................................................................. 21

6.3

Các tác động xã hội – môi trường tiềm ẩn ................................................................ 22

6.4

Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường ................................................................ 23

6.5

Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan ........................................................... 24


6.6

Kế hoạch giám sát ..................................................................................................... 28

6.7

Hệ thống báo cáo giám sát ........................................................................................ 31

6.8

Xây dựng năng lực/Kế hoạch đào tạo ....................................................................... 32

6.9

Ngân sách cho EMP .................................................................................................. 32

6.10

Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin ............................................................ 33

VII. Xây dựng năng lực/Kế hoạch đào tạo ........................................................................... 34
VIII.

Chi phí dự tính cho việc thực hiện các biện pháp an toàn .................................. 35

IX. Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin về khung ESMF của Dự án ................ 37
X. Các phụ lục ...................................................................................................................... 38
Phụ lục 1: Danh sách các mục cần kiểm tra về an toàn môi trường và xã hội ..................... 38
Phụ lục 2: Sàng lọc tác động môi trường ............................................................................. 42
Phụ lục 3: Mô hình Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho tiểu dự án của FIRST ......... 45

Phụ lục 4: Mẫu danh sách các mục cần kiểm tra về các Tiêu chí thiết kế thân thiện với môi
trường ................................................................................................................................... 49
Phụ lục 5: Quy tắc thực hành môi trường (ECOP) ............................................................. 50
Phụ lục 6: Biên bản về cuộc thảo luận công khai “Khung quản lý môi trường của dự án” . 56
Phụ lục 7: Công văn của Vụ Hợp tác Quốc tế chấp thuận nội dung của ESMF .................. 59
Phụ lục 8. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam .............................. 60

iii


Danh mục các Bảng
Bảng 1. Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới được Dự án FIRST kích
hoạt và áp dụng

4

Bảng 2. Tổ chức thể chế cho việc thực hiện khung ESMF

8

Bảng 3. Tóm tắt các quy trình quản lý môi trường đối với các tiểu dự án thuộc hợp
phần 2a/2b

16

Bảng 4. Phân tích khu vực

21

Bảng 5. Các tác động xã hội – môi trường tiềm ẩn trong quá trình sản xuất và vận

hành LAB

23

Bảng 6. Trách nhiệm quản lý môi trường

25

Bảng 7. Kế hoạch giám sát môi trường

28

Bảng 8. Hệ thống báo cáo giám sát môi trường

31

Bảng 9. Các chương trình được đề xuất về xây dựng năng lực trong quản lý môi
trường

32

Bảng 10. Tham vấn với Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

34

Bảng 11. Các chương trình đề xuất về xây dựng năng lực trong quản lý môi trường

35

Bảng 12. Dự toán chi phí cho việc thực hiện các biện pháp an toàn


36

Danh mục các Hình
Hình 1. Quy trình sàng lọc môi trường

12

Hình 2. Vị trí của VINALAB-MAMET

20

Hình 3. Vị trí Sông Tích và hệ thống Sông Hồng

22

Hình 4. Hệ thống quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng

24

iv


Các từ viết tắt
BĐHDA

Ban điều hành Dự án

Bộ KHCN


Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ KHĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ TC

Bộ Tài chính

Bộ TNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CPMU

Ban quản lý Dự án Trung ương

CSC

Chuyên gia tư vấn giám sát xây dựng

DIA

Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp

EC

Chuyên gia tư vấn môi trường


ECOP

Quy tắc thực hành môi trường

EHS

Hướng dẫn chung của nhóm Ngân hàng Thế giới về Môi trường, Sức
khỏe và An toàn

EPC

Cam kết bảo vệ môi trường

EIA

Đánh giá tác động môi trường

EMP

Kế hoạch quản lý môi trường

ES

Cán bộ môi trường

ESMF

Khung quản lý môi trường và xã hội

FIRST


Dự án Đẩy mạnh Đổi mới Sáng tạo thông qua Nghiên cứu, Khoa học và
Công nghệ

GIIP

Thực hành quốc tế tốt nhất

GRI

Tổ chức KHCN công lập

HHTP

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

IDA

Hiệp hội Phát triển Quốc tế

IFC

Công ty Tài chính Quốc tế

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

KH&CN


Khoa học và công nghệ

LAB

VINALAB-MAMET

M&E

Giám sát và đánh giá

NC&PT

Nghiên cứu và phát triển

NHTG

Ngân hàng Thế giới

ODA

Hỗ trợ Phát triển Chính thức

PIM

Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án

PPP

Quan hệ đối tác công tư


RIA

Khu vực chịu ảnh hưởng vùng

SBV

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
v


SEMP

Kế hoạch quản lý môi trường tại công trường xây dựng

SIA

Khu vực chịu ảnh hưởng thứ hai

Sở TNMT

Sở Tài nguyên và Môi trường

SPO

Chủ tiểu dự án

TOR

Điều khoản tham chiếu


UBND

Ủy ban Nhân dân

VDIC

Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam

WWTP

Nhà máy xử lý nước thải

vi


I.

Giới thiệu

Dự án Đẩy mạnh Đổi mới Sáng tạo thông qua Nghiên cứu, Khoa học và Công nghệ, sau đây
được gọi là Dự án FIRST hoặc Dự án, được thực hiện bởi Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ
KHCN) với nguồn tài trợ từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới.
Dự án FIRST sẽ tuân thủ pháp luật về môi trường của Việt nam và chính sách an toàn của Ngân
hàng Thế giới. Theo thiết kế, dự án sẽ không tài trợ bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra ảnh
hưởng tiêu cực lớn tới môi trường và xã hội. Các tác động tiềm năng của dự án, nếu có, dự kiến
là xảy ra tại địa điểm cụ thể và được địa phương hóa trên quy mô nhỏ và trung bình và có thể
được giảm thiểu thông qua thiết kế tốt và các biện pháp giảm thiểu phù hợp. Do vậy, Dự án đã
được Ngân hàng Thế giới xếp hạng B về môi trường. Dự án sẽ tài trợ cho các tiểu dự án với
quan điểm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp tư nhân,
viện nghiên cứu công lập và các trường đại học. Trong giai đoạn chuẩn bị, những tiểu dự án

này chưa được nhận diện và các hoạt động của tiểu dự án có thể gây ra các tác động không
lường trước được. Do vậy, Khung quản lý Môi trường và Xã hội (ESMF) đã được Bộ Khoa
học và Công nghệ chuẩn bị để đảm bảo rằng các tiểu dự án sẽ được thực hiện với tinh thần đảm
bảo sự bền vững về môi trường và xã hội.
Khung ESMF đưa ra các quy trình và hướng dẫn để đánh giá các tác động môi trường và xã
hội tiềm năng của các tiểu dự án được tài trợ. Các quy trình và hướng dẫn này sẽ giúp cơ quan
thực hiện trong việc sàng lọc tính hợp lệ của các tiểu dự án, xác định tác động đối với môi
trường và xã hội của các tiểu dự án, xác định các biện pháp giảm thiểu thích hợp để đưa vào
báo cáo tiểu dự án, và chỉ rõ trách nhiệm thể chế đối với việc thực hiện các biện pháp phòng
ngừa, giảm thiểu và bồi thường cũng như hoạt động giám sát và đánh giá.
Khung ESMF sẽ được đưa vào Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án để đảm bảo rằng các vấn
đề về môi trường và xã hội sẽ được xét đến cùng với các yêu cầu khác trong quá trình thực hiện
dự án.
1.1 Mô tả Dự án
Mục tiêu của Dự án
Mục tiêu phát triển của dự án là hỗ trợ sự phát triển của khoa học và công nghệ ở Việt Nam
thông qua việc cải thiện khung chính sách quốc gia đối với khoa học và công nghệ (KH&CN),
nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển (NT&PT), đồng thời
tăng cường mối liên hệ giữa cung và cầu đối với KH&CN.
Các hợp phần của Dự án
Dự án FIRST bao gồm ba hợp phần sau đây: (i) Hỗ trợ cơ sở hoạch định chính sách và thí điểm
chính sách KH&CN; (ii) Hỗ trợ chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập và tăng cường liên kết
doanh nghiệp với KH&CN và đổi mới; và (iii) Quản lý Dự án.
Hợp phần 1: Hỗ trợ cơ sở hoạch định chính sách và thí điểm chính sách KH&CN.
(a) Xây dựng và thí điểm chính sách thu hút các chuyên gia giỏi nước ngoài và người Việt Nam
ở nước ngoài đến Việt Nam làm việc:Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện thí điểm các chính
sách thu hút các chuyên gia giỏi nước ngoài nhằm thực hiện các nghiên cứu khoa học và
đẩy mạnh đổi mới sáng tạo ở Việt Nam thông qua: (i) giảm các rào cản thông tin và kết nối
mạng lưới khoa học và đổi mới nước ngoài với các tổ chức KHCN công lập và doanh
nghiệp định hướng đổi mới sáng tạo ở Việt Nam; và (ii) cung cấp các Khoản tài trợ cho

các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho các nhà

1


nghiên cứu khoa học và/hoặc các tổ chức nghiên cứu công lập hoặc ngoài công lập quan
tâm đến việc liên kết/hợp tác với các chuyên gia khoa học và doanh nhân nước ngoài.
(b) Hoàn thiện hệ thống thống kê, đánh giá, đo lường KH&CN và đổi mới sáng tạo: Nâng cấp
và hiện đại hóa việc thu thập, phổ biến và sử dụng các số liệu thống kê về khoa học, công
nghệ và đổi mới sáng tạo từ các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu, bao gồm: (i) thực
hiện các cuộc khảo sát về nghiên cứu và phát triển (R&D) và đổi mới sáng tạo dựa trên các
tiêu chuẩn quốc tế; (ii) xuất bản niên giám thống kê về khoa học, công nghệ và đổi mới
sáng tạo; (iii) xây dựng khung giám sát và đánh giá (M&E) đối với hiệu quả và hiệu suất
của các tổ chức nghiên cứu và phát triển công lập và ngoài công lập; (iv) tăng cường năng
lực thể chế của NASATI trong việc thực hiện các hoạt động lập bản đồ công nghệ và phân
tích kẽ hở đổi mới sáng tạo đối với một số ngành sản xuất nhất định; và (v) thiết lập cơ sở
dữ liệu quốc gia về KHCN và đổi mới sáng tạo.
Hợp phần 2: Hỗ trợ chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập và tăng cường liên kết doanh
nghiệp với KH&CN và đổi mới.
(a) Hỗ trợ chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập:Cung cấp khoảng mười lăm (15) Khoản tài
trợ cho các Tổ chức KH&CN công lập về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho
các tổ chức KH&CN công lập được lựa chọn trong các lĩnh vực ưu tiên để họ thực hiện kế
hoạch chuyển đổi từ các tổ chức được quản lý theo phương thức truyền thống trở thành các
tổ chức định hướng thị trường và tự chủ tài chính.
(b) Thúc đẩy liên kết đổi mới công nghệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng KH&CN: Cung cấp:
(i) các Khoản tài trợ cho Doanh nghiệp mới về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
cho các doanh nghiệp công nghệ mới được hình thành và được lựa chọn theo phương thức
cạnh tranh để thực hiện các Đề xuất Doanh nghiệp khởi nghiệp; và (ii) các Khoản tài trợ
cho nhóm hợp tác nghiên cứu về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho các doanh
nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học được lựa chọn (“Khoản tài trợ cho Nhóm Hợp

tác nghiên cứu về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Giai đoạn I”) hoặc cho các
nhóm hợp tác ("Khoản tài trợ cho Nhóm Hợp tác nghiên cứu về Khoa học, Công nghệ và
Đổi mới sáng tạo – Giai đoạn II”) để xây dựng và thực hiện các Đề xuất Dự án Nhóm hợp
tác.
(c) Xây dựng Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ nguồn về tự động hóa, chế tạo cơ
khí và công nghệ nhúng: Chuẩn bị các bản thiết kế kiến trúc và thực hiện việc xây dựng cơ
bản đối với việc xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ
nguồn về tự động hóa, chế tạo cơ khí và công nghệ nhúng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc
nhằm đi tiên phong trong mô hình chính phủ sở hữu tư nhân vận hành theo thỏa thuận quan
hệ hợp tác công - tư.
Hợp phần 3: Quản lý Dự án.
(a) Tăng cường năng lực thể chế của Bộ KH&CN để thực hiện dự án và tuân theo các yêu cầu
về trách nhiệm của người được ủy thác, về giám sát, đánh giá và báo cáo.
(b) Thực hiện các chương trình nghiên cứu chính sách cho các hoạt động của dự án.
Phạm vi Dự án:
Toàn quốc vì các hoạt động đổi mới sáng tạo có thể diễn ra tại bất kỳ đâu trên lãnh thổ Việt
Nam.
Mô tả chi tiết hơn về Dự án được đưa ra trong Phụ lục 2 của Tài liệu Thẩm định Dự án.
Quản lý và nhân sự của Dự án:
Tên Dự án: DỰ ÁN ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THÔNG QUA NGHIÊN CỨU,
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (FIRST)
Bên tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB) / Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA)
2


Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KHCN)
a) Địa chỉ liên hệ: 39 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
b) Điện thoại: +84-4-39435376

Fax:+84-4-39435376


Chủ dự án:
Chủ dự án: Vụ Hợp tác Quốc tế (Vụ HTQT) thuộc Bộ KHCN.Chủ dự án sẽ thành lập một
Ban quản lý Dự án Trung ương (CPMU) với tư cách là Cơ quan Thực hiện để thay mặt cho
Chủ dự án tổ chức và quản lý dự án trong suốt quá trình thực hiện.
a) Địa chỉ liên hệ: Phòng 1501 Tòa nhà Thăng Long, 98A Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội
b) Điện thoại: +84-4-62864968

Fax: +84-4-62864956

Thời hạn hoạt động của Dự án: 5 năm: 2013-2019
Tổng ngân sách của Dự án:

110triệu USD, trong đó:

a) Vốn ODA: 100 triệu USD
b) Vốn đối ứng: 10 triệu USD
Loại hình ODA: vay ưu đãi ODA - tín dụng IDA
1.2 Mục đích của khung ESMF
Mục đích của khung ESMF này là lập ra các nguyên tắc, quy định, hướng dẫn và quy trình để
đánh giá tác động môi trường và xã hội của dự án FIRST để đảm bảo rằng quy trình đánh giá
môi trường được tiến hành phù hợp với luật pháp quốc gia và OP 4.01. Khung ESMF đưa ra
một quy trình sàng lọc xã hội và môi trường cho phép nhận diện, đánh giá và giảm thiểu các
tác động tiềm ẩn gây ra bởi các tiểu dự án/hoạt động được đề xuất vào thời điểm mà các khía
cạnh chi tiết đã được xác định. Đây cũng đóng vai trò là tài liệu hướng dẫn xây dựng tài liệu
môi trường của các tiểu dự án, đó là Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) bao gồm Bộ quy tắc
Thực hành về Môi trường (ECOP), Các đánh giá về Môi trường (EA) hoặc các báo cáo thẩm
định. ESMF sẽ được sử dụng để sàng lọc và quản lý các tác động môi trường và xã hội tiểm ẩn
phát sinh từ việc thực hiện các tiểu dự án thuộc hợp phần 1 và 2 (bao gồm cả tiểu hợp phần 2a
và 2b). Khung cũng đưa ra các yêu cầu để xây dựng VINALAB MAMET thuộc tiểu hợp phần

2c.
II.

Cơ sở pháp lý

2.1. Các chính sách và hướng dẫn về an toàn của Ngân hàng Thế giới


OP 4.01: Đánh giá Môi trường1
OP 4.01 được kích hoạt và áp dụng do Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực ở mức
độ nhỏ/trung bình đến môi trường và xã hội có liên quan đến việc xây dựng VINALABMAMET trong hợp phần 2c và các tiểu dự án và các hoạt động thuộc hợp phần 2a và 2b.



Tham vấn cộng đồng và công bố thông tin
OP 4.01 yêu cầu rằng trong quá trình đánh giá môi trường các nhóm bị ảnh hưởng bởi dự
án và các tổ chức phi chính phủ trong nước được tư vấn về các khía cạnh môi trường của
dự án đồng thời phải xem xét quan điểm của họ. OP 4.01 yêu cầu thêm là sự tư vấn đó được

1

Để biết thêm chi tiết về các hướng dẫn và chính sách của Ngân hàng Thế giới, vui lòng xem trang web của NHTG:
/>168427~piPK:64168435~theSitePK:584435,00.html và />
3


bắt đầu càng sớm càng tốt trong quá trình chuẩn bị dự án cũng như xuyên suốt quá trình
thực hiện dự án nếu cần để giải quyết các vấn đề có liên quan đến đánh giá tác động môi
trường có ảnh hưởng tới họ.
Theo chính sách của Ngân hàng Thế giới về tiếp cận thông tin và OP 4.01, tất cả các báo

cáo đánh giá môi trường sẽ được công bố rộng rãi trong nước ở những nơi dễ tiếp cận thông
tin và Infoshop ở Washington DC.


Hướng dẫn chung của nhóm Ngân hàng Thế giới về Môi trường, Sức khỏe và An toàn
(EHS)
Hướng dẫn chung về Môi trường, Sức khỏe và An toàn là tài liệu tham khảo kỹ thuật với
các ví dụ chung và cụ thể trong ngành về Thực hành quốc tế tốt nhất (GIIP), như được định
nghĩa trong Tiêu chuẩn thực hiện 3 của Công ty tài chính quốc tế (IFC) về phòng ngừa và
giảm thiểu ô nhiếm. Hướng dẫn EHS bao gồm các mức thực hiện và biện pháp thông thường
được Ngân hàng Thế giới chấp thuận và nhìn chung được xem như có thể đạt được tại các
cơ sở mới với chi phí phù hợp và sử dụng công nghệ hiện tại. Khi quy định của nước sở tại
khác với phương pháp và cấp độ mà hướng dẫn EHS đưa ra, dự án được mong đợi phải đáp
ứng được tiêu chuẩn chặt chẽ hơn. Nếu mức độ và biện pháp ít chặt chẽ hơn là phù hợp với
hoàn cảnh cụ thể của dự án, cần đưa ra một giải trình chi tiết và đầy đủ cho bất kỳ lựa chọn
thay thế nào như là một phần của đánh giá môi trường cụ thể tại thực địa. Giải trình này
cần giải thích được rằng việc lựa chọn bất kỳ mức độ hiệu quả thay thế nào đều đảm bảo
an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường.



Dự án FIRST đã được sàng lọc và xếp hạng B về môi trường theo chính sách an toàn của
Ngân hàng Thế giới về đánh giá môi trường (OP/BP 4.01). Chỉ một mình chính sách OP/BP
4.01 được kích hoạt và áp dụng nên bất kỳ tiểu dự án nào được đề xuất mà kích hoạt và áp
dụng các chính sách an toàn khác của Ngân hàng Thế giới ngoài OP/BP 4.01 thì không đủ
tư cách để nhận tài trợ. Các chính sách an toàn được kích hoạt và áp dụng cho các hoạt
động dự án được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới được Dự án FIRST kích hoạt
và áp dụng


2.2. Luật pháp Việt Nam đối với việc đánh giá và quản lý môi trường
Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới
Được kích hoạt
Đánh giá môi trường (OP/BP 4.01)

Môi trường sống tự nhiên (OP/BP 4.04)
Không
Rừng (OP/BP 4.36)
Không
Quản lý dịch hại (OP 4.09)
Không
Nguồn văn hóa vật thể (OP/BP 4.11)
Không
Người dân bản địa (OP/BP 4.10)
Không
Tái định cư không tự nguyện (OP/BP 4.12)
Không
An toàn đập (OP/BP 4.37)
Không
Dự án trên đường thủy quốc tế (OP/BP 7.50)
Không
Dự án thực hiện tại các khu vực có tranh chấp (OP/BP 7.60)
Không
Các luật, nghị định và tiêu chuẩn sau của Việt Nam được áp dụng trong Dự án:
Luật


Luật Bảo vệ môi trường Số 52/2005/ QH11 được Quốc hội thông qua ban hành ngày
29 tháng 11 năm 2005 quy định trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức về bảo vệ môi
trường




Luật Tài nguyên nước Số 08/1998/QH10 ban hành ngày 20 tháng 5 năm 1998
4




Luật Giao thông đường bộ Số 23/2008/QH12



Luật Xây dựng số Số 16/2003/QH11



Luật Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật Số 41/2013/QH13 ban hành ngày 25 tháng 11 năm
2013

Nghị định và Thông tư


Nghị định Số 116/2014/NĐ-CP ban hành ngày 4 tháng 12 năm 2014 về Quy định chi
tiết một số điều của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật



Nghị định Số 80/2006/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 9 tháng 8 năm 2006 nêu
các quy định và hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện một số điều của Luật Môi trường




Nghị định Số 29/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2011 về các quy định
trong đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá các tác động môi trường và các cam kết
bảo vệ môi trường



Nghị định Số 73/2010/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an ninh và trật tự, an toàn xã hội



Nghị định Số 59/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn



Nghị định Số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước



Nghị định Số 1338/NĐ-CP hướng dẫn kỹ thuật về việc thi công tại khu vực có nền
móng yếu



Nghị định Số 22/2010/TT-BXD về quy định an toàn xây dựng




Thông tư Số 21/2013/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban
hành về danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử
dụng và danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam



Thông tư Số 26/2011/TT-NTNMT ban hành ngày 18 tháng 7 năm 2011 nêu chi tiết về
một số điều trong Nghị định Số 29/2011/ND-CP ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2011
về các quy định trong đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá các tác động môi trường
và các cam kết bảo vệ môi trường



Thông tư Số 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ,
đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại



Thông tư Số 12/2011/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại



Thông tư Số 02/2005/TT-BTNMT về hướng dẫn thực hiện Nghị định 149/2004/NĐCP của Chính phủ về quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước



Quyết định Số 35/2010/QĐ-UBND quy định về việc cấp phép khai thác tài nguyên

nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội



Quyết định Số 23/2006/QĐ-BTNMT về Danh mục chất thải nguy hại



Chỉ thị Số 02/2008/CT-BXD về việc chấn chỉnh và tăng cường các biện pháp đảm bảo
an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị thuộc ngành xây dựng

Trong các điều luật trên, chỉ thị 29/2011/NĐ-CP nêu chi tiết một số điều luật mà Dự án phải
trực tiếp tham khảo như thảo luận dưới đây:
5




Phụ lục II liệt kê các dự án yêu cầu chuẩn bị Đánh giá Tác động Môi trường (EIA).



Phụ lục III liệt kê các dự án được yêu cầu chuẩn bị EIA chịu sự thẩm định và cần có sự
phê duyệt của Bộ TN&MT. Dưới đây là các dự án có liên quan nhất đến các dự án được
đề xuất:
 Các dự án sử dụng đất của công viên quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thế
giới, phong cảnh quốc gia/lịch sử/văn hóa, khu dự trữ sinh quyển, ngoại trừ các khu
vực sử dụng ít hơn 20 ha đất trong vùng đệm của các khu dự trữ sinh quyển;
 Các dự án yêu cầu bảo tồn rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn sóng/gió/cát, từ 20
ha của rừng đặc dụng hoặc từ 100 ha của các khu rừng thiên nhiên khác, từ 20 ha

của đất trồng lúa 2 vụ, từ 100 ha trạng trại thủy sản mới trên đất cát;
 Các dự án được thực hiện tại khu vực bao gồm nhiều hơn 1 tỉnh.

Tiêu chuẩn


QCVN 03: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại
nặng trong đất;



TCVN 6774:2000 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngọt bảo vệ thủy sinh;



QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh;



QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không
khí xung quanh;



QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại



QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt




QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm



QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt



QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
trong đất



QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp



TCVN 5308-9: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng



TCVN 7222:2002: Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt
tập trung



TCVN 4447:1987: Công tác đất – Quy phạm thi công


Các luật và nghị định liên quan khác


Luật Di sản văn hóa (2002)



Luật Di sản văn hóa (2009) sửa đổi và bổ sung



Nghị định 98/2010/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung

III.
3.1

Tổ chức và năng lực thể chế cho việc thực hiện các biện pháp an toàn
Tổ chức thể chế

Cơ quan thực hiện sẽ là Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KHCN) với một Ban quản lý Dự án
Trung ương (CPMU) được thành lập và tuyển nhân viên nhằm điều phối toàn bộ Dự án cũng
như thực hiện các hoạt động của Dự án. Ban điều hành Dự án (BĐHDA) với các đại diện đến
6


từ Bộ KHCN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT), Bộ Tài chính (Bộ TC), Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (SBV) và các Bộ, ngành liên quan khác sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám
sát. CPMU sẽ được dẫn dắt bởi một Giám đốc Dự án được chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ KHCN,
đồng thời BĐHDA cũng sẽ do người này làm chủ tịch. Dự kiến BĐHDA sẽ họp mặt sáu tháng

một lần để đưa ra những tư vấn về chính sách và rà soát lại tiến độ dự án. BĐHDA sẽ không
tham gia vào công việc thường ngày của dự án.
Bộ KHCN và CPMU trực thuộc sẽ chịu trách nhiệm tổng thể đối với việc thực hiện các biện
pháp an toàn, bao gồm việc cung cấp các hướng dẫn, đưa ra các yêu cầu và thực hiện giám sát
môi trường để đảm bảo rằng các chủ tiểu dự án thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn. Bên
cạnh đó, CPMU với sự hỗ trợ của chuyên gia về môi trường và chuyên gia giám sát xây dựng
sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo sự tuân thủ các biện pháp an toàn liên quan đến việc xây dựng
VINALAB-MAMET. Các tổ chức KHCN công lập và doanh nghiệp tham gia sẽ chịu trách
nhiệm thực hiện các yêu cầu về an toàn đối với các hoạt động được chỉ ra thuộc hợp phần 2.
Trách nhiệm của CPMU, các tổ chức KHCN công lập, các doanh nghiệp và các bên liên quan
khác trong việc thực hiện khung ESMF được mô tả ở trong Bảng 2.

Bảng 2: Tổ chức thể chế cho việc thực hiện khung ESMF

7


STT

Tổ chức

1

CPMU trực thuộc Bộ
KHCN

2

Tổ chức KHCN công
lập và doanh nghiệp


Trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện toàn dự án bao gồm
thực hiện biện pháp an toàn.
- Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết để nâng cao năng
lực của cán bộ môi trường, chuyên gia tư vấn và các đơn
vị trực thuộc Bộ KH&CN.
- Cập nhật Khung Quản lý Môi trường Xã hội (ESMF) khi
cần thiết, chú ý xem xét các bài học kinh nghiệm trong quá
trình thực hiện dự án.
- Phân bổ cán bộ/chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên môn
chịu trách nhiệm đảm bảo sự tuân thủ môi trường và xã
hội trong giai đoạn xây dựng và năm đầu hoạt động của
VINALAB–MAMET và các hoạt động/tiểu dự án khác
thuộc hợp phần 2.
Vai trò của cán bộ/chuyên gia tư vấn bao gồm (nhưng không
bị giới hạn bởi) những điều sau:
Đối với việc xây dựng VINALAB-MAMET thuộc hợp
phần 2c
 Chuẩn bị và xin phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường
cần thiết để thành lập VINALAB-MAMET theo pháp luật
Việt Nam và các điều kiện của NHTG.
 Giám sát để đảm bảo sự tuân thủ an toàn môi trường như
đã quy định trong các văn bản liên quan trong quá trình
thiết kế, xây dựng và năm đầu hoạt động của VINALABMAMET
 Báo cáo về việc thực hiện bao gồm sự tuân thủ môi trường
để NHTG xem xét.
Đối với các tiểu dự án/hoạt động thuộc hợp phần 2a và 2b
 Kiểm tra, xem xét và thẩm định các tài liệu môi trường và
theo dõi các báo cáo của các chủ tiểu dự án, tức là các tổ

chức KHCN công lập hoặc doanh nghiệp được tài trợ
 Giám sát việc tuân thủ các quy định về môi trường và an
toàn của nhà thầu/nhà cung cấp thiết bị trong quá trình
thực hiện và năm đầu hoạt động của các tổ chức KHCN
công lập/doanh nghiệp.
 Báo cáo về việc thực hiện bao gồm sự tuân thủ các biện
pháp về môi trường để NHTG xem xét.
Các tổ chức KHCN công lập và các doanh nghiệp chịu trách
nhiệm đảm bảo sự tuân thủ môi trường trong quá trình thực
hiện và hoạt động của các tiểu dự án thuộc tiểu hợp phần 2a/2b.
Điều này bao gồm:
 Chuẩn bị các tài liệu môi trường phù hợp do luật Việt Nam
và NHTG yêu cầu
 Thu thập và lưu tất cả các bản quyền/giấy phép cần thiết
 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu nhằm làm giảm các
tác động như được quy định trong các tài liệu an toàn môi
trường đã phê duyệt
8


STT

Tổ chức

Trách nhiệm


3

4


5

6
7

Nhà thầu và nhà cung
cấp thiết bị

Giám sát nội bộ việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu
của nhà thầu
 Báo cáo về sự tuân thủ môi trường của tiểu dự án cho
CPMU xem xét
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu và tự giám sát trong quá
trình xây dựng VINALAB-MAMET và các hoạt động/tiểu dự
án khác thuộc hợp phần 2.
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu và đảm bảo sự tuân thủ
môi trường trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của Phòng
thí nghiệm.
Kiểm soát thi hành và giám sát việc xây dựng và hoạt động
của VINALAB-MAMET

Chủ
VINALABMAMET thuộc tiểu
hợp phần 2c
Ban quản lý Khu công
nghệ cao Hòa Lạc
(HHTP)
Chính quyền địa Phê duyệt báo cáo môi trường (EIA/EPC) và giám sát môi
phương bao gồm Sở trường theo chỉ thị trong các quy định của Chính phủ Việt

tài nguyên môi trường Nam.
Giám sát an toàn dự án và hướng dẫn CPMU trong khi triển
Ngân hàng Thế giới
khai dự án bao gồm thực hiện các biện pháp an toàn.

3.2 Năng lực thể chế
Bộ KHCN chưa thực hiện một dự án nào do NHTG tài trợ, do đó Bộ chưa có kinh nghiệm về
các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới. Các cán bộ của Dự án FIRST tuy có kinh
nghiệm làm việc trong các dự án trước đây của NHTG nhưng họ không làm cụ thể về mảng
môi trường cũng như không có đủ kiến thức về môi trường trong việc thực hiện quy trình quản
lý môi trường. Do đó năng lực hiện tại của Bộ KHCN và CPMU trong việc thực hiện các biện
pháp an toàn được coi là khá giới hạn.
Dự án sẽ cần phải phân công một cán bộ/tư vấn về môi trường có năng lực thuộc CPMU để
giúp giám sát các vấn đề về an toàn môi trường và xã hội, đồng thời cũng phải tổ chức các buổi
đào tạo cần thiết để tăng cường năng lực của Bộ KHCN và CPMU trong việc thực hiện các yêu
cầu về biện pháp an toàn.
IV.

Các tác động tiềm ẩn của Dự án và các biện pháp giảm thiểu

4.1 Các tác động tiềm ẩn
Dự án sẽ có một số tác động tiêu cực tiềm ẩn có liên quan đến việc xây dựng VINALABMAMET trong tiểu hợp phần 2c tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Tác động tiêu cực tiềm ẩn
chính trong khi xây dựng phòng thí nghiệm được biết đến bao gồm việc sinh ra tiếng ồn, bụi,
chất thải rắn, nước thải và các vấn đề có liên quan đến giao thông và quản lý an toàn lao động
ở mức vừa phải và trong thời gian ngắn. Việc tạo ra chất thải rắn và nước thải công nghiệp/sinh
hoạt là những tác động chính và lâu dài trong quá trình vận hành phòng thí nghiệm.
Dự án sẽ cung cấp tài trợ cho các tổ chức KHCN công lập và các doanh nghiệp tư nhân đối với
chương trình NC&PT được lựa chọn thông qua cạnh tranh trong bốn lĩnh vực được ưu tiên, đó
là ngành chế tạo cơ khí, công nghệ sinh học và nông nghiệp, vật liệu tiên tiến và công nghệ
thông tin và truyền thông. Tài trợ này bao gồm việc mua thiết bị và khôi phục/nâng cấp cơ sở

của các tổ chức KHCN công lập thuộc hợp phần 2a và các tiểu dự án của doanh nghiệp thuộc
hợp phần 2b. Do bản chất và địa điểm chính xác của các hoạt động trong hợp phần 2 vẫn chưa
được xác định trong khi chuẩn bị dự án, các ảnh hưởng có liên quan trong hợp phần này hầu
hết vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có một số tác động tiềm ẩn liên quan đến việc khôi
9


phục các cơ sở và thiết bị của các tổ chức KHCN công lập đã mua sắm trong hợp phần 2a bao
gồm bụi, tiếng ồn, chất thải rắn, nước thải sinh ra và an toàn lao động trong phạm vi nhỏ trong
khi thực hiện và vận hành.
Dự án sẽ không tài trợ cho việc mua sắm thuốc trừ sâu hóa học có hại cũng như không khuyến
khích việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu đó. Tuy nhiên cần lưu ý rằng Dự án sẽ tài trợ cho các
đề xuất của các tổ chức KHCN công lập, các khoa nghiên cứu của trường đại học và các doanh
nghiệp mà cho đến hiện tại các đề xuất này chưa được xác định cụ thể. Ngoài ra cũng cần lưu
ý rằng công nghệ sinh học và nông nghiệp được xác định là một trong năm lĩnh vực ưu tiên
của Dự án, do đó các đề xuất của tổ chức hoặc doanh nghiệp được nhận tài trợ có thể liên quan
tới lĩnh vực nông nghiệp. Các đề xuất liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp này có thể bao gồm
việc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm mà các nhân viên kỹ thuật vì mục đích nghiên cứu có
thể phải sử dụng một lượng nhỏ thuốc trừ sâu để kiểm soát sâu bệnh. Việc sử dụng thuốc trừ
sâu có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường. Tuy nhiên, tác động tiêu
cực đó được đánh giá là không đáng kể và có thể giảm thiểu được.
Tác động tiềm ẩn của dự án dự kiến sẽ được địa phương hóa, có quy mô từ nhỏ đến trung bình
và có thể quản lý thông qua các hướng dẫn quản lý dịch hại tổng hợp quốc gia được thiết kế
phù hợp, việc thực hiện các hoạt động xây dựng được mô tả trong Bộ quy tắc thực hành về môi
trường (ECOP) và thông qua các biện pháp được nêu trong ESMF trong quá trình thực hiện dự
án. Dự án dự kiến sẽ không có các ảnh hưởng tiêu cực lớn về môi trường, do vậy đã được phân
loại là dự án loại B.
4.2 Các biện pháp giảm thiểu
Do các tiểu dự án không được xác định qua thẩm định, ảnh hưởng cụ thể tại hiện trường đối
với các tiểu dự án cũng chưa được biết đến cho đến giai đoạn thực hiện. Tuy nhiên, trong quá

trình thực hiện, các biện pháp giảm thiểu các tác động chung có liên quan đến việc tạo ra tiếng
ồn, bụi, nước thải, chất thải rắn và an toàn giao thông, lao động được mô tả trong Bộ quy tắc
thực hành về môi trường (ECOP). Những biện pháp giảm thiểu được áp dụng cho các hoạt
động xây dựng và/hoặc tái định cư và sẽ được nhà thầu thực hiện trong giai đoạn xây dựng/tái
định cư. ECOP sẽ được bao gồm trong tài liệu đấu thầu và các tài liệu hợp đồng có liên quan.
Tác động tiêu cực từ việc sử dụng một lượng nhỏ thuốc trừ sâu để kiểm soát dịch bệnh cho
mục đích nghiên cứu sẽ được giảm thiểu hoàn toàn thông qua việc áp dụng các hướng dẫn
Quản lý Dịch hại Tổng hợp quốc gia. Các đề xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp được Dự án hỗ
trợ sẽ phải tuân thủ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật số 41/2013/QH13 và Thông tư số
21/2013/TT-BNNPTNT, luật và thông tư này cung cấp các chỉ dẫn về việc sử dụng an toàn
thuốc trừ sâu cho mục đích kiểm soát sâu bệnh. Nhân viên, cán bộ kỹ thuật của các tổ chức
KHCN công lập và các doanh nghiệp sẽ được các tư vấn môi trường chuyên gia về kiểm dịch
và bảo vệ thực vật của CPMU tư vấn và cung cấp các khóa đào tạo cần thiết về việc sử dụng
an toàn thuốc trừ sâu. Các tổ chức KHCN công lập và các doanh nghiệp được yêu cầu phải
tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn theo quy định của luật pháp. CPMU sẽ thường xuyên giám
sát việc tuân thủ và báo cáo lên Ngân hàng.
Các thủ tục quản lý môi trường đối với các tiểu dự án thuộc tiểu hợp phần 2a/2b

V.

Phần này mô tả các hoạt động mà các bên liên quan phải tuân thủ để thực hiện các chính sách
an toàn của Ngân hàng Thế giới và các yêu cầu về môi trường của Chính phủ Việt Nam trong
mỗi giai đoạn chuẩn bị và thực hiện tiểu dự án.


Sàng lọc môi trường



Lập báo cáo đánh giá môi trường (EIA/EMP/EPC)

10




Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin



Giám sát



Báo cáo

Các thủ tục quản lý môi trường được mô tả chi tiết trong mục 5.1 - 5.7. Thêm vào đó, việc quản
lý môi trường đối với các tiểu dự án thuộc tiểu hợp phần 2a/2b được tóm tắt trong Bảng 3.
5.1

Sàng lọc môi trường và xã hội

Mục đích của việc sàng lọc là nhằm xác định tính hợp lệ của tiểu dự án để Ngân hàng Thế giới
tài trợ và xác định các tác động tiêu cực tiềm tàng của tiểu dự án, và theo đó là các công cụ an
toàn thích hợp và các biện pháp giảm thiểu để ứng phó với các tác động này. Việc sàng lọc môi
trường sẽ được thực hiện ở giai đoạn xác định và lựa chọn các tiểu dự án. Các chủ tiểu dự án
sẽ điền mẫu sàng lọc (được nêu trong Phụ lục 1) và đính kèm đơn đăng ký tiểu dự án gửi tới
CPMU đánh giá.
Thủ tục sàng lọc môi trường đối với các tiểu dự án thuộc hợp phần 2a/2b được mô tả trong
hình 1 dưới đây.


Đơn đăng ký
được
gửi
tớiCPMU

CPMU và cán bộ/chuyên gia tư
vấn môi trường của CPMU
sàng lọc đơn đăng ký từ danh
mục kiểm tra an toàn môi
trường (Phụ lục 1). Tiểu dự án
này có hợp lệ hay không?

KHÔNG

DỪNG LẠI
Các tiểu dự án
này không hợp
lệ để nhận tài
trợ



Loại C

KHÔNG cần thêm
tài liệu môi trường
hoặc quy trình bổ
sung nào.
Lưu giữ các tài liệu
sàng lọc tác động

môi trường và thỉnh
thoảng kiểm tra trực
quan các vấn đề.

CPMU sàng lọc tác động môi
trường (Phụ lục 2) của các tiểu
dự án

Các tổ chức
KHCN công
lập và doanh
nghiệp lập báo
cáo an toàn,
tức là các báo
cáo
EMP/EIA/EPC
.

Loại
EIA/EMP/EPC

Hình 1 Quy trình sàng lọc môi trường
11

Thông
báo
công khai và
tham vấn công
chúng.



5.1.1

Tiêu chí phân loại tiểu dự án

Theo thiết kế, Dự án FIRST chỉ kích hoạt và áp dụng chính sách an toàn của NHTG về đánh
giá môi trường (OP/BP 4.01). Bất kỳ tiểu dự án nào kích hoạt các chính sách an toàn khác sẽ
bị loại khỏi danh sách tài trợ của Ngân hàng. Dự án được xếp loại B. Do đó, những dự án gây
ra tác động tiêu cực lớn sẽ không đủ tư cách nhận tài trợ từ Ngân hàng.
Theo OP/BP 4.01, NHTG phân loại các dự án dựa trên phạm vi và mức độ tiềm tàng của các
tác động. Dự án nào gây ra ảnh hưởng bất lợi lớn đối với môi trường về nhiều mặt, không thể
đảo ngược và chưa có tiền lệ sẽ được xếp vào loại A và đối với dự án này cần phải thực hiện
một bản Đánh giá Môi trường (EA) đầy đủ. Các dự án loại B là các dự án có ít tác động tiêu
cực hơn, mang tính cụ thể tại thực địa, chỉ một số ít (nếu có) là không thể đảo ngược; và trong
hầu hết các trường hợp có thể dễ dàng thiết kế các biện pháp giảm thiểu hơn so với các dự án
loại A. Dự án loại B đòi hỏi phải chuẩn bị một bản Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) hoặc
một bản EIA với phạm vi hẹp hơn so với dự án loại A. Dự án không gây ra hoặc gây ra rất ít
tác động tiêu cực được xếp loại C và sau khi sàng lọc sẽ không phải tiến hành đánh giá môi
trường nữa.
Văn bản pháp lý của Chính phủ Việt Nam, Nghị định Số 29/2011/NĐ-CP, sử dụng một danh
mục các loại dự án để phân loại dự án:


Các dự án thuộc danh sách trong Phụ lục II của Nghị định 29 phải soạn thảo EIA. Ngoài
ra, đối với các dự án nằm trong Phụ lục III và có tác động tiêu cực tiềm ẩn lớn, cần phải
chuẩn bị một bản EIA phê duyệt bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường thay vì chính quyền
địa phương.




Các dự án/hoạt động phải chuẩn bị và đăng ký Cam kết Bảo vệ Môi trường (EPC) bao
gồm:
i) Các dự án đầu tư có bản chất, quy mô và năng lực không được liệt kê hoặc không
thuộc mức được quy định trong danh sách trong Phụ lục II của Nghị định này
ii) Các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ không cần thiết phải hình thành dự
án đầu tư nhưng sẽ tạo ra chất thải trong quá trình thực hiện

Sự khác biệt giữa cách phân loại của Chính phủ Việt Nam và NHTG có thể dẫn đến những yêu
cầu khác nhau đối với các tiểu dự án tiềm năng. Nhằm giải quyết bất cứ điểm không nhất quán
tiềm tàng nào và để đảm bảo việc lựa chọn tiểu dự án tuân thủ chặt chẽ các quy định của Chính
phủ, các chính sách an toàn và thiết kế dự án của Ngân hàng Thế giới, các tiểu dự án/hoạt
động của Dự án được phân loại như sau:
-

Loại IE (loại không hợp lệ): các tiểu dự án không hợp lệ để nhận tài trợ bao gồm:
a) Các tiểu dự án gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng, đa dạng, không thể thay
đổi, chưa từng xảy ra tương ứng với phân loại hạng mục A của NHTG
b) Các tiểu dự án thuộc Phụ lục III của Nghị định 29/2011/NĐ-CP

-

Loại EIA: các tiểu dự án thuộc danh sách Phụ lục II của Nghị định 29. Đây là các tiểu
dự án/hoạt động với những tác động trên một địa điểm chuyên biệt, không thể thay đổi,
và có thể được xác định dễ dàng và các biện pháp phòng tránh tiêu chuẩn và/hoặc các
biện pháp khắc phục có thể được thiết kế dễ dàng hơn.
Phải chuẩn bị một EIA cho mỗi tiểu dự án và được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
EMP đáp ứng các điều kiện của Ngân hàng Thế giới sẽ được tích hợp vào EIA. Nội
dung của EMP có thể xem trong Phụ lục 3.

-


Loại EPC: các tiểu dự án/hoạt động phải chuẩn bị và đăng ký EPC như quy định tại
Nghị định 29.
12


Phải chuẩn bị một EPC cho mỗi tiểu dự án và được ủy ban nhân dân cấp huyện/xã
có liên quan phê duyệt. EMP đáp ứng các điều kiện của Ngân hàng Thế giới sẽ được
tích hợp vào EIC.
-

Loại EMP: là các tiểu dự án không nằm trong loại EIA hoặc EPC nhưng có thể sản
sinh ra bụi, tiếng ồn, chất thải rắn và nước thải và các vấn đề an toàn lao động trong
suốt chu trình tiểu dự án.

-

Loại C: là các dự án gây ra các tác động môi trường tiêu cực nhỏ hoặc không có.
Không yêu cầu đánh giá môi trường thêm nữa

5.1.2

Sàng lọc các chính sách an toàn:

Đối với mỗi tiểu dự án, cán bộ/chuyên gia tư vấn môi trường của CPMU sẽ tham khảo đề xuất
dự án và điền “BẢN LIỆT KÊ DANH MỤC KIỂM TRA CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN MÔI
TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI” như được giới thiệu trong Phụ lục 1.
Ngoại trừ việc xây dựng VINALAB-MAMET, dự án không hỗ trợ bất kỳ việc xây dựng mới
các công trình dân dụng quy mô lớn dù việc cải tạo nhỏ và sửa chữa/nâng cấp thiết bị là hợp
lệ.

Thêm vào đó, nhằm phòng tránh các tác động do sử dụng sai thuốc trừ sâu đối với sức khỏe
con người và môi trường, theo thiết kế, Dự án sẽ không hỗ trợ việc mua sắm thuốc trừ sâu và
ứng dụng thiết bị thuốc trừ sâu. Dự án sẽ không tài trợ cho bất kỳ hoạt động nào có thể làm
tăng mạnh việc sử dụng thuốc trừ sâu và do đó gia tăng rủi ro về sức khỏe và môi trường. Dự
án cũng sẽ loại trừ bất kỳ hoạt động/tiểu dự án nào có thể duy trì hoặc mở rộng các kỹ thuật
kiểm soát côn trùng gây hại hiện nay mang tính không ổn định, không dựa trên quy trình quản
lý dịch hại tổng hợp (IPM) và/hoặc gây ra rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe và môi trường.
Tính hợp lệ:


Nếu các tiểu dự án chỉ có những tác động tích cực và/hoặc gây ra ít tác động tiêu cực
hoặc không gây ra tác động bất lợi, tiểu dự án được đánh giá là hợp lệ về mặt môi trường
và sau sàng lọc không cần đánh giá môi trường.



Nếu việc thực hiện tiểu dự án kích hoạt bất kỳ chính sách an toàn nào của Ngân hàng
ngoài chính sách đánh giá môi trường OP/BP 4.01, tiểu dự án được coi là không hợp lệ
để nhận tài trợ.



Nếu việc thực hiện tiểu dự án kích hoạt OP/BP 4.01, yêu cầu phải thực hiện sàng lọc
tác động.

5.1.3

Sàng lọc tác động

Đối với mỗi tiểu dự án hợp lệ, chủ tiểu dự án sẽ trả lời các câu hỏi được cung cấp trong Mẫu

Sàng lọc Tác động Môi trường (được cung cấp trong Phụ lục 2) để xác định các tác động có
thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng cũng như giai đoạn hoạt động của tiểu dự án. Các tiểu dự
án được phân loại thành 1 trong 4 loại, đó là loại EIA; loại EPC; loại EMP hoặc loại C như
được mô tả trong phần 5.1.1.
Cán bộ môi trường của CPMU phải gửi tới NHTG danh sách các tiểu dự án được đề xuất và
kết quả sàng lọc ở 2 cấp độ sàng lọc như được nêu trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2. NHTG có thể
sàng lọc ngẫu nhiên 5-10% tổng số các tiểu dự án được đề xuất để đánh giá quy trình sàng lọc.
Nếu NHTG không hài lòng với năng lực của CPMU trong quá trình sàng lọc, CPMU sẽ phải
đưa ra thêm các biện pháp tăng cường để nâng cao năng lực.

13


5.2 Chuẩn bị các báo cáo EIA/EMP/EPC
Các chủ tiểu dự án sẽ chuẩn bị EIA/EPC/EMP cho mỗi tiểu dự án ở giai đoạn chuẩn bị, tức là
song song với việc chuẩn bị báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc báo cáo khả thi (FS) và tham vấn
cộng đồng và công khai thông tin như được hướng dẫn trong mục 5.3. Nội dung và thể thức
của EIA và EPC sẽ tuân theo hướng dẫn trong Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ban hành
ngày 18 tháng 7 năm 2011.
Cụ thể, đối với tiểu dự án loại EIA, trước khi chuẩn bị EIA, chủ tiểu dự án sẽ chuẩn bị TOR
cho báo cáo EIA và gửi tới CPMU để xem xét và làm rõ trước.
Đối với tiểu dự án co EIA và EPC đã được cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ thông qua,
cán bộ/chuyên gia tư vấn môi trường của CPMU sẽ thẩm định để đánh giá tính đầy đủ của các
báo cáo. Nếu phát hiện bất kỳ thiếu sót nào, chủ tiểu dự án sẽ phải chuẩn bị EMP với các biện
pháp bổ sung, gửi CPMU xem xét trước và phê duyệt.
Lưu ý: Dự án không hỗ trợ bất kỳ việc xây dựng mới nào ngoại trừ xây dựng VINALABMAMET. VINALAB-MAMET tọa lạc tại 1 khu đất trống ở Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
(HHTP) và không có vùng đất nhạy cảm bao quanh. Chính sách an toàn về nguồn tài nguyên
văn hóa vật thể (OP 4.11) do đó không bị kích hoạt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tiểu
dự án, quy trình phát hiện ngẫu nhiên hiện vật khảo cổ sẽ được đưa vào trong các tài liệu đánh
giá môi trường và hợp đồng để hướng dẫn chủ tiểu dự án và nhà thầu các bước cần thiết cần

thực hiện trong trường hợp tìm thấy các hiện vật khảo cổ học. Quy trình phát hiện ngẫu nhiên
hiện vật khảo cổ được mô tả trong ECOPs ở Phụ lục 5.
5.3 Tham vấn cộng đồng và công bố thông tin về EIA/EMP/EPC
Trong quá trình chuẩn bị EIA/EMP/EPC, các tổ chức KHCN công lập/chủ tiểu dự án sẽ thực
hiện tham vấn cộng đồng để đảm bảo rằng những người có khả năng bị ảnh hưởng hiểu được
các tác động tiềm tàng của tiểu dự án, và các vấn đề mà họ quan tâm sẽ được giải quyết thỏa
đáng bằng các biện pháp giảm thiểu trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện và vận hành tiểu
dự án.
Cụ thể, trong quá trình chuẩn bị EIA, chủ tiểu dự án sẽ tham vấn UBND cấp xã và các đại diện
của khu dân cư và tổ chức bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tiểu dự án. Trong quá trình chuẩn bị
EMP/EPC, chủ các tiểu dự án sẽ tham vấn với những người có khả năng bị ảnh hưởng.
Tại buổi tham vấn, đại diện của các hộ gia đình bị ảnh hưởng sẽ được thông báo về các tác
động môi trường tiềm tàng của tiểu dự án và các biện pháp giảm thiểu được đề xuất để làm
giảm các tác động này. Đại diện của những người chịu ảnh hưởng sẽ được hỏi ý kiến về các
tác động/biện pháp giảm thiểu hoặc nêu ý kiến về các mối lo ngại môi trường – xã hội liên
quan đến các hoạt động của dự án. Các hoạt động tham vấn cộng đồng – bao gồm thời gian,
địa điểm và mẫu công bố, ý kiến từ những người được tham vấn và phản hồi của chủ tiểu dự
án – sẽ được lưu thành văn bản và xem xét để hoàn thiện báo cáo EIA/EMP/EPC.
Tham vấn cộng đồng là bắt buộc đối với doanh nghiệp nhưng không bắt buộc đối với viện
nghiên cứu vì các hoạt động nghiên cứu có các đặc tính đặc biệt và khả năng cao là hộ gia đình
bị ảnh hưởng bởi hoạt động đó đã được nhận diện.
Công bố các tài liệu EA
Trong quá trình chuẩn bị tiểu dự án, tất cả EIA/EMP/EPC cho các tiểu dự án phải được thông
báo công khai một cách kịp thời, ở nơi có thể truy cập được, theo mẫu và ngôn ngữ mà các bên
liên quan có thể hiểu được.
Thêm vào đó, một gói đầy đủ bao gồm các EIA, EPC, EMP, các chứng chỉ môi trường, tài liệu
ghi chép về các cuộc tham vấn cộng đồng sẽ được gửi đến CPMU để thông báo công khai trên
14



website của Bộ KHCN trước khi thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc báo cáo nghiên cứu
khả thi.
5.4 Giám sát
Trong quá trình thực hiện tiểu dự án/hoạt động, các biện pháp giảm thiểu được phác thảo trong
EIA/EMP/EPC cần được giám sát để đảm bảo rằng các biện pháp này được thực hiện kịp thời
và đầy đủ. Trong một vài trường hợp, cần thực hiện các biện pháp bổ sung để đảm bảo các tác
động phát sinh được giải quyết thỏa đáng.
Giám sát nội bộ
Trong quá trình thực hiện tiểu dự án, chủ tiểu dự án liên quan và/hoặc chuyên gia tư vấn giám
sát của tiểu dự án nếu có sẽ chịu trách nhiệm giám sát hàng ngày việc tuân thủ các hoạt động
giảm thiểu và các hoạt động giám sát được nêu trong EMP. Cộng đồng địa phương được khuyến
khích thực hiện giám sát. Nếu có sự khiếu nại từ các nhóm địa phương chịu ảnh hưởng bởi tiểu
dự án, chủ tiểu dự án sẽ gửi cán bộ đến để đánh giá kịp thời tính hợp lệ của sự khiếu nại và
thực hiện các biện pháp cần thiết để giải quyết tình thế. Báo cáo về việc thực hiện EMP được
gửi đến CPMU như một phần của các báo cáo tiến độ.
Giám sát từ phía CPMU
Bên cạnh giám sát nội bộ, cán bộ/chuyên gia tư vấn môi trường của CPMU sẽ giám sát định
kỳ sự tuân thủ các biện pháp an toàn môi trường và xã hội của các tiểu dự án như đã cam kết
trong các tài liệu EIA. Nói chung, việc giám sát được thực hiện 2 lần/năm đối với tiểu dự án
thuộc loại EIA và 1 lần/ năm đối với tiểu dự án thuộc loại EPC. Việc giám sát sẽ được thực
hiện trong suốt quá trình thực hiện và năm đầu của giai đoạn hoạt động của tiểu dự án.
CPMU sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật nếu cần thiết cho các tổ chức KHCN công lập
và doanh nghiệp để hỗ trợ họ hoàn thành trách nhiệm giám sát và các yêu cầu liên quan về báo
cáo và lưu giữ tài liệu.
5.5 Báo cáo và lưu giữ tài liệu
Li-xăng và giấy phép
Doanh nghiệp/tổ chức KHCN công lập có trách nhiệm xin và lưu các li–xăng, giấy phép cần
thiết được ban hành hoặc cần được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền về môi trường của
Việt Nam trong cả quá trình cải tạo tiểu dự án và các giai đoạn hoạt động cho toàn bộ thời gian
của dự án.

Báo cáo
Doanh nghiệp/tổ chức KHCN công lập sẽ chuẩn bị các báo cáo định kỳ về việc thực hiện các
biện pháp giảm thiểu và giám sát nội bộ như đã được lên lịch trình trong các báo cáo
EIA/EMP/EPC. Các báo cáo này sẽ được gửi đến CPMU trước ngày được lên lịch cho việc
giám sát độc lập thực hiện bởi CPMU.
CPMU sẽ cung cấp báo cáo 2 lần/năm về việc thực hiện dự án và tuân thủ an toàn và gửi báo
cáo cho NHTG xem xét.
Tài liệu
Đối với tất cả các tiểu dự án, CPMU sẽ xem xét trước các tài liệu môi trường phù hợp với các
quy định hiện hành về quản lý môi trường của Việt Nam cũng như các chính sách an toàn của
Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng sẽ xem xét ngẫu nhiên các kết quả sàng lọc và các tài liệu môi
trường được chuẩn bị cho các tiểu dự án, và các kết quả còn lại sẽ được xem xét sau trong các
chuyến giám sát định kỳ.

15


CPMU, các tổ chức KHCN công lập tham gia và các doanh nghiệp có trách nhiệm ghi chép và
lưu giữ mọi tài liệu về an toản (các mẫu sàng lọc môi trường, các báo cáo EIA/EPC/EMP, các
ghi chép tham vấn, xác nhận về công bố thông tin ra công chúng, ghi chép giám sát môi trường
và các hợp đồng thu gom rác thải, v.v.) liên quan đến các tiểu dự án. Báo cáo về việc thực hiện
biện pháp an toàn sẽ là một phần của báo cáo tiến độ thực hiện mà CPMU nộp cho NHTG
trước các chuyến công tác giám sát.
Bảng3.Tóm tắt các quy trình quản lý môi trường đối với các tiểu dự án thuộc hợp phần
2a/2b
Bước

Các hoạt động môi trường cần thiết

Thực hiện bởi


Giám
sát/kiểm tra
bởi

1.1. Chuẩn bị thông tin cơ bản và gửi tới Chủ tiểu dự án
CPMU
CPMU để sàng lọc
(SPO)
1.2. Sàng lọc tính hợp lệ về môi trường:
sàng lọc để loại trừ các tiểu dự án kích hoạt
CPMU
các chính sách an toàn của Ngân hàng
1.
Xác ngoài OP/BP 4.01 và gửi NHTG kiểm tra
định tiểu 1.3. Sàng lọc để phân loại các tiểu dự án
dự án
thành loại EIA; EPC; EMP hoặc C và gửi
NHTG kiểm tra
Đối với các tiểu dự án được phân loại C: CPMU
không yêu cầu hành động nào khác.

NHTG sẽ kiểm
tra ngẫu nhiên

NHTG sẽ kiểm
tra ngẫu nhiên

Đối với các tiểu dự án thuộc thể loại khác:
tiến hành các bước tiếp theo

2.1. Hướng dẫn cho các tổ chức KHCN
công lập/doanh nghiệp được lựa chọn
trong việc chuẩn bị các tài liệu môi trường
cần thiết, thu thập và ghi chép các li CPMU
xăng/giấy phép được yêu cầu phù hợp với
Khung quản lý Môi trường Xã hội đã được
thông qua
2.2. Đối với các tiểu dự án xuất trình được
EIA/EPC đã được phê duyệt và vẫn còn
hiệu lực, thẩm định môi trường và yêu cầu CPMU
2. Chuẩn
các chủ tiểu dự án chuẩn bị EMP nếu cần
bị tiểu dự
thiết
án
2.3. Đối với các tiểu dự án thuộc loại EIA, Các chủ tiểu dự
chuẩn bị báo cáo về năng lực thể chế để án của các tổ
thực hiện biện pháp an toàn môi trường và chức
KHCN
điều khoản tham chiếu cho việc chuẩn bị công
lập/các
EIA
doanh nghiệp
2.4. Chuẩn bị bản thảo EIA/EMP/EPC

NHTG sẽ kiểm
tra ngẫu nhiên

NHTG sẽ kiểm
tra ngẫu nhiên


CPMU giám
sát và NHTG
kiểm tra ngẫu
nhiên

CPMU giám
Các chủ tiểu dự
Tham vấn cộng đồng với những người có án của các tổ sát và NHTG
kiểm tra ngẫu
khả năng chịu ảnh hưởng và chính quyền chức
KHCN
nhiên
địa phương về nội dung của
16


EIA/EMP/EPC, chuẩn bị biên bản cuộc công
lập/các
họp và danh sách đại biểu tham dự
doanh nghiệp
Bao gồm các giải pháp cho các mối quan
tâm của cộng đồng trong các bản
EIA/EMP/EPC cuối cùng. Ghi chép tham
vấn được lưu trữ để trình khi được yêu cầu
Nộp bản dự thảo EIA/EMP/EPC cho
CPMU và NHTG (nếu được yêu cầu) để
xét duyệt
2.5. Xem xét EIA/EMP/EPC bản cuối
CPMU

trước khi trình xin phê duyệt

NHTG sẽ kiểm
tra ngẫu nhiên

EMP phê duyệt
bởi Bộ KH&CN,
CPMU
CPMU giám
EIA/EPC
phê sát và NHTG
duyệt bởi chính kiểm tra ngẫu
quyền
địa nhiên
phương
thích
hợp

2.6. Phê duyệt EIA/EMP/EPC

3.1. Đưa các biện pháp/yêu cầu giảm thiểu
trong EIA/EMP/EPC hoặc ECOPs vào
trong tài liệu đấu thầu
- Đưa các biện pháp/yêu cầu giảm thiểu
vào trong các tài liệu và hợp đồng cải tạo
3.
Đấu (nếu có)
Các tổ chức
thầu tiểu
KHCN

công
- Đưa các biện pháp/yêu cầu giảm thiểu lập/doanh nghiệp
dự án
vào trong hợp đồng cung cấp thiết bị (nếu
có)

CPMU giám
sát và NHTG
kiểm tra ngẫu
nhiên

- Đưa các biện pháp/yêu cầu giảm thiểu
vào trong tài liệu và hợp đồng đấu thầu
giám sát xây dựng (nếu có)

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu
4. Giai
đoạn thực
hiện

CPMU

chính
quyền
địa
phương
Các chủ tiểu dự giám sát
án của các tổ
Ban quản lý
chức

KHCN
của
các
công
lập/các
GRI/CRI giám
doanh nghiệp
sát nội bộ
NHTG kiểm tra
ngẫu nhiên

CPMU

Các tổ chức
Thực hiện giám sát và theo dõi môi trường
chính
quyền
KHCN
công
nội bộ hằng ngày
địa
phương
lập/doanh nghiệp
giám sát
17


trên cơ sở thường
xuyên
Thực hiện giám sát môi trường độc lập CPMU trên cơ sở NHTG kiểm tra

định kỳ
định kỳ
ngẫu nhiên
Các chủ tiểu dự
án của các tổ
Thu thấp và ghi chép các li-xăng, giấy
chức
KHCN
phép môi trường cần thiết
công
lập/các
doanh nghiệp

CPMU giám
sát và NHTG
kiểm tra ngẫu
nhiên

Các chủ tiểu dự
án của các tổ CPMU rà soát
Báo cáo về sự tuân thủ môi trường của tiểu
chức
KHCN và NHTG kiểm
dự án để CPMU/NHTG xem xét
công
lập/các tra ngẫu nhiên
doanh nghiệp
Báo cáo về sự tuân thủ môi trường của dự
CPMU
án để NHTG rà soát


VI.

NHTG rà soát

Đề cương kế hoạch quản lý môi trường cho việc xây dựng VINALAB-MAMET
thuộc tiểu hợp phần 2c

Theo yêu cầu của Chính sách an toàn Ngân hàng Thế giới về Đánh giá môi trường OP/BP 4.01,
cần soạn thảo EMP để ứng phó các tác động phát sinh từ việc thành lập VINALAB-MAMET,
sau đây sẽ được gọi tắt là LAB. Vào thời điểm này, do Báo cáo khả thi và thiết kế kỹ thuật của
phòng thí nghiệm hiện chưa được thực hiện, chưa thể chuẩn bị bản EMP đầy đủ. Trong phạm
vi của Khung ESMF, bản EMP phác thảo được xây dựng để đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu
cơ bản cho việc thành lập LAB. EMP được cập nhập trong quá trình nghiên cứu khả thi và giai
đoạn thiết kế.
Thêm vào đó, theo các yêu cầu pháp luật của Việt Nam, một bản EIA sẽ được chủ tiểu dự án
chuẩn bị trong quá trình chuẩn bị báo cáo kỹ thuật – kinh tế cho LAB. Nội dung và thể thức
của EIA sẽ tuân theo hướng dẫn trong Thông tư Số 26/2011/TT-BTNMT.
Nội dung của bản EMP và EIA cập nhật phải được gửi cho NHTG xem xét trước khi trình lên
các cơ quan có thẩm quyền thích hợp phê duyệt.
6.1 Các đặc điểm và mốc thời gian chính của Dự án
Vốn đầu tư ban đầu: Tổng giá trị ước tính đạt 13 triệu USD.
Các hoạt động cốt lõi: Khoản đầu tư sẽ được dành phần lớn để xúc tiến các hoạt động tăng
cường phát triển và sản xuất công nghệ.
Ngành trọng tâm: Giai đoạn đầu sẽ ưu tiên công nghệ từ 3 lĩnh vực là (i) cơ khí chế tạo, (ii) tự
động hóa và (iii) công nghệ nhúng.
Vị trí đề xuất: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với diện tích đất sử dụng được phê duyệt là 20.000
m2.
Mô hình tổ chức đề xuất: Nhà nước sở hữu, nhà thầu vận hành.
Các mốc thời gian của tiểu dự án: Giai đoạn chuẩn bị từ 2012 đến cuối 2013. Giai đoạn thực

hiện từ 2014 đến cuối 2016. Phòng thí nghiệm được dự kiến tự chủ từ 2017.
18


6.2 Mô tả môi trường xây dựng
Địa điểm xây dựng – trong khu NC&PT, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội (được chỉ ra
trong hình)
Đất sử dụng– khoảng 20.000 m2(được Bộ KH&CN phê duyệt), mật độ xây dựng 20%, chiều
cao trung bình ngang một tòa nhà 5 tầng

19


×