Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bao cao thuc hien chuong trinh GDMN moi 6 nam tu 20092015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.35 KB, 7 trang )

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG MN MỸ HƯNG

Số:

/BC- MNMH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mỹ Hưng, ngày 15 tháng 10 năm 2015

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TỪ NĂM HỌC 2009 - 2010 ĐẾN NĂM HỌC 2014 - 2015
TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯNG
Thực hiện công văn chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Thanh
Oai về việc báo cáo 6 năm thực hiện chương trình GDMN và đánh giá việc thực hiện
Chương trình Giáo dục Mầm non được ban hành theo Thông tư số 17/2009/TTBGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục. Trường mầm non Mỹ Hưng
đánh giá quá trình triển khai việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non từ năm
học 2009 - 2010 đến năm học 2014 - 2015, kết quả cụ thể như sau:
I. Thuận lợi, khó khăn:
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo phòng
GD&ĐT Thanh Oai, đặc biệt là tổ chuyên môn mầm non.
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, đặc biệt
là Hội cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt chương trình
Giáo dục Mầm non.
- Quy mô trường lớp dần dần được ổn định, các lớp 5 tuổi đều được chia tách
đúng độ tuổi.
- Cảnh quan của nhà trường đang được quy hoạch và xây dựng phù hợp theo


tiêu chí “Xanh- Sạch- Đẹp”. Cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư tương đối đầy đủ
tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trường có đội ngũ Cán bộ, giáo viên giàu kinh nghiệm, đoàn kết, trẻ khoẻ,
nhiệt tình trong công tác, có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao.
2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất của trường còn thiếu phòng học, do vậy vẫn còn 2 khu
Phượng Mỹ và Thạch Nham trẻ 3-4 tuổi vẫn phải học ghép, trang thiết bị dạy và học
theo hướng công nghệ chưa đảm bảo đầy đủ cho các lớp.
- Có nhiều giáo viên mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ
chức các hoạt động CSGD trẻ. Đặc biệt là việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy
học.

1


II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH GDMN
1. Công tác chỉ đạo thực hiện CT GDMN của địa phương:
- BGH nhà trường đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản của Sở, của
phòng GD&ĐT đến từng cán bộ giáo viên - nhân viên trong nhà trường về nội dung
thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non.
- Chỉ đạo, hướng dẫn sát sao việc lập kế hoạch và thực hiện chương trình
GDMN tại các nhóm lớp. Hướng dẫn giáo viên cách nghiên cứu tài liệu, cách lập kế
hoạch hoạt động, cách thiết kế mạng nội dung, mạng hoạt động.
- Chỉ đạo giáo viên 5 tuổi thực hiện tốt bộ chuẩn trẻ 5 tuổi.
- Thường xuyên chỉ đạo các tổ chuyên môn duy trì thực hiện sinh hoạt tổ
chuyên môn đúng quy định, đẩy mạnh công tác xây dựng tiết mẫu, chuyên đề cấp
trường, cấp cụm về đổi mới phương pháp dạy học .
2. Kết quả sau 6 năm thực hiện chương trình GDMN:
2.1. Số lớp thực hiện Chương trình GDMN, số trẻ học Chương trình GDMN

hằng năm:
Bảng tổng hợp số nhóm lớp và số trẻ thực hiện Chương trình GDMN hàng năm
Thời gian 2009 - 2010 - 2011 - 2012 - 2013 - 2014 Độ tuổi
2010
2011
2012
2013
2014
2015
NT

3 Tuổi

4 Tuổi

5 Tuổi

Số lớp thực hiện
/ TS lớp
Số trẻ được học
CTGDM/T.Số
Số lớp thực hiện
/ TS lớp
Số trẻ được học
CTGDM/T.Số
Số lớp thực hiện
/ TS lớp
Số trẻ được học
CTGDM/T.Số
Số lớp thực hiện

/ TS lớp
Số trẻ được học
CTGDM/T.Số

Số trẻ được học
CTGDM/T.Số

0

4/4

4/4

4/4

3/3

3/3

0

90/90

90/90

90/90

60/60

53


0

1/1

1/1

1/1

1/1

1/1

0

32/32

30

40/40

31/31

43/43

0

4/4

4/4


4/4

4/4

4/4

0
4/4
99/99

137/137 148/148 147/147 148/148 160/160
4/4

4/4

4/4

4/4

121/121 112/112 128/128 100/100

4/4
123

99/373 380/380 380/380 368/368 339/339 379/379

→ Số nhóm lớp và số trẻ được thực hiện chương trình GDMN hàng năm đều
được ổn định.
2.2. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, kỹ năng nghề nghiệp của CBQL và

2


giáo viên:
* Đối với trẻ:
+ 12/12 nhóm, lớp thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non đạt 100%
+ Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt
động. Trẻ có khả năng hợp tác theo nhóm nhỏ, cá nhân và được trải nghiệm khám
phá đối tượng dựa vào vốn kinh nghiệm, hiểu biết của trẻ.
* Đối với giáo viên và CBQL:
+ Đối với CBQL:
- Tạo điều kiện cho CB GV tham gia các lớp tập huấn do Sở, phòng tổ chức.
- Nhà trường đã tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động đổi mới phương pháp
dạy học trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo của ngành và đưa ra toàn thể hội đồng sư phạm
thảo luận, góp ý nhằm hoàn thiện kế hoạch một cách cụ thể phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương.
- Tổ chức chỉ đạo các tổ chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường xây
dựng kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với các giải pháp cụ thể, rõ
ràng.
- Thành lập mạng lưới chuyên môn của nhà trường để hỗ trợ cho giáo viên về
cách lập kế hoạch, phương pháp tổ chức hoạt động, cách đánh giá trẻ cho đội ngũ
giáo viên.
- Chỉ đạo các lớp trang trí tạo môi trường học tập cho trẻ phù hợp với chủ đề,
chủ điểm giáo dục.
- Chú trọng công tác xây dựng giáo viên nòng cốt, lớp điểm để chỉ đạo tốt
việc thực hiện GDMN. Phân công giáo viên có kinh nghiệm bồi kèm cặp các giáo
viên mới, giáo viên yếu.
- Khuyến khích, động viên CBGV tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng
các kỹ năng khai thác ứng dụng CNTT vào công tác CSGD trẻ.
+ Đối với giáo viên:

- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do phòng, trường tổ chức.
- 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, nắm bắt khá tốt việc
thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non.
- Xây dựng kế hoạch dự giờ đồng nghiệp trong nhà trường hàng kỳ, tháng để
rút kinh nghiệm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm.
- Chủ động, sáng tạo trong công tác lập kế hoạch, lựa chọn nội dung, đề tài
phù hợp tổ chức cho trẻ hoạt động.
- Giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học qua việc tìm tòi hình
ảnh, video phù hợp để thiết kế giáo án điện tử có hiệu quả. Mỗi chủ đề dạy ít nhất 45 tiết có giáo án điện tử để dạy trẻ.
3


2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi; xây dựng môi trường cho trẻ vui
chơi và học tập:
- Căn cứ vào tổ chức các hoạt động học, hoạt động góc, tổ chức hoạt động
chăm sóc của trẻ nhà trường tích cực tham mưu chính quyền địa phương, Ủy ban
Huyện đầu tư các phòng học theo hướng chuẩn đảm bảo diện tích, cho trẻ hoạt
động học và chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo an toàn, và phát huy tính tích cực cho
trẻ.
- Tích cực tham mưu, làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề, tạo môi trường
nhóm, lớp phù hợp với yêu cầu độ tuổi, tạo góc mở phát huy tính tích cực cho trẻ
học tập vào hoạt động tốt.
2.4. Công tác kiểm tra, hỗ trợ, bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL, GVMN:
- Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra
qui chế, để có kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên, giúp giáo viên nắm được
chuyên môn, và thực hiện tốt qui chế chuyên môn tốt. Tổ chức cho cán bộ đi tiếp thu
chuyên đề do Sở, phòng tổ chức tập huấn, đổi mới phương pháp và nội dung trong
giảng dạy. đổi mới công tác quản ly thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên, triển khai qui chế khai qui chế chuyên môn để giáo viên, nhân viên thực hiện tốt,
đồng thời kiểm tra uốn nắn kịp thời cho giáo viên , nhân viên hoàn thành xuất sắc, hoàn

thành tốt nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng của nhà trường.
2.5. Tuyên truyền và thu hút sự tham gia của các ban ngành và phụ huynh:
- Trong những năm qua nhà trường đã từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tổ chức tốt các ngày lễ ngày hội cho trẻ, tuyên truyền sâu
rộng đến các ban ngành đoàn thể trong xã, xây dựng phối hợp với các trưởng ban phụ
huynh các nhóm lớp về chất lượng của nhà trường. Tỷ lệ trẻ đến trường ngày càng tăng.
Phụ huynh luôn tin tưởng
- Tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương và các ban ngành đoàn thể, hội
phụ huynh để tăng cường CSVC và các trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện
chương trình GDMN
3. Một số khó khăn, hạn chế:
3.1. Về đội ngũ giáo viên:
- Một số GV trẻ, mới vào nghề nên chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện
chương trình, lúng túng trong lập kế hoạch, chưa linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt
động CSGD trẻ và xử lý tình huống.
- Đội ngũ giáo viên trẻ trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ nhiều làm ảnh
hưởng đến việc phân công, sắp xếp giáo viên ở các độ tuổi và ở các lớp chưa đảm
bảo theo định biên.
4


- Giáo viên cao tuổi gặp khó khăn, hạn chế trong việc cập nhật và đưa ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Đôi khi giáo viên vận dụng 1 số nội dung kiến thức còn máy móc rập khuôn.
3.2. Về điều kiện thực hiện chương trình:
- Nhà trường đã đầu tư khá đầy đủ trang thiết bị cho 12/12 nhóm lớp. Đặc biệt
chú trọng công tác cô cùng trẻ làm đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học. Tuy nhiên:
+ Một số trang thiết bị dạy học còn chưa đồng bộ phần nào đã ảnh hưởng đến
chất lượng giờ dạy.
+ Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho dạy và học vẫn chưa đáp ứng với

yêu cầu đổi mới.
3.3. Khó khăn, hạn chế khác:
- Đặc thù trường là trường nông thôn, công tác xã hội hóa giáo dục còn gặp
nhiều khó khăn, hạn chế.
- Kinh phí đầu tư cho đồ dùng đồ chơi còn hạn chế.
4. Công tác tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về chỉ đạo thực hiện Chương
trình GDMN tại địa phương:
- Tổ chuyên môn của nhà trường đã thường xuyên hỗ trợ giúp đỡ cho GV
trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- BGH, tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, dự giờ bồi dưỡng giáo viên về
phương pháp, kỷ năng sư phạm, cách xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung...
- Đánh giá trẻ theo từng chủ đề một cách nghiêm túc, qua đó xác định rõ
những kỷ năng nào trẻ đạt, chưa đạt để có hướng bồi dưỡng tiếp theo đạt hiệu quả
cao.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
1. Hỗ trợ chuyên môn:
- Tạo điều kiện tăng cường thêm các trang thiết bị dạy học theo hướng CNTT
cho nhà trường đáp ứng nhu cầu Giáo dục mầm non.
- Tổ chức tập huấn đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện chương trình
GDMN.
- Tăng cường công tác kiểm tra chỉ đạo và xây dựng tiết mẫu.
2. Đề xuất về nội dung Chương trình:
Cần có bài cụ thể cho từng độ tuổi để giáo viên đọc nghiên cứu hiểu kỹ để
xác định tổ chức hoạt động tốt .
3. Tài liệu, điều kiện hỗ trợ thực hiện Chương trình:
Trang bị thêm nhiều tài liệu liên quan đến ngành để giáo viên tham khảo giúp
cho giáo viên áp dụng vào chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
4. Quản lý thực hiện Chương trình:
5



Thường xuyên tổ chức chuyên đề, triển khai đánh giá để tiếp thu và rút kinh
nghiệm.
5. Thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình :
Cần giúp cho đồng nghiệp học hỏi lẫn nhau về phương pháp tốt
IV. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO:
1. Nhiệm vụ:
- Tăng cường công tác truyên truyền các cấp lãnh đạo, chính quyền địa
phương, hội phụ huynh và cộng đồng về Giáo dục mầm non trên cơ sở đó để các cấp
các ngành, hội phụ huynh tăng cường cở sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện
để thực hiện tốt chương trình Giáo dục mầm non.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động tích cực và chủ động đổi mới hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Trao đổi kinh nghiệm cùng với các cụm chuyên môn trong huyện
- Tăng cường công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ tay
nghề và kinh nghiệm trong giảng dạy, giúp giáo viên đổi mới phương pháp, nội
dung, để tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với độ tuổi.
- Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường tổ chức phát động thường xuyên, có hiệu quả các đợt thi đua do cấp trên phát
động.
- Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình, tổ
chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá để hình thành thói quen phù hợp với độ
tuổi.
- Huy động tối đa trẻ em đến độ tuổi đến trường, Ưu tiên trẻ em 5 tuổi 100%
2. Giải Pháp:
- Tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo xây dựng trường chuẩn. đảm bảo đủ
phòng học.
- Tăng cường học tập để nâng cao bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản ly,
giáo viên.
- Đẩy mạnh phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi theo đề án phát triển

GDMN giai đoạn 2016 - 2020.
- Thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.
- Làm tốt công tác tuyên truyển nâng cao nhận thức trong nhân dân trong việc
giáo dục trẻ.
Trên đây là báo cáo của trường mầm non Mỹ Hưng trong 6 năm thực hiện
chương trình giáo dục mầm non mới, và kế hoạch trong thời gian tiếp theo. Kính
mong sự quan tâm đóng góp của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, tổ mầm non Phòng giáo
dục và Đào tạo Thanh Oai để trường MN Mỹ Hưng thực hiện chương trình GDMN
được tốt hơn./.
6


Nơi nhận:
- PGD&ĐT Thanh Oai (để b/c);
- Lưu:VP./.

HIỆU TRƯỞNG

Nhữ Thị Thủy

7



×