Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đánh giá các hoạt động của Công ty TNHH Trường doanh nhân PTI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.74 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................4
CHƯƠNG I......................................................................................................5
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH.............................................5
TRƯỜNG DOANH NHÂN PTI.....................................................................5
1.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Trường Doanh Nhân PTI..............5
1.1.1. Một số thông tin cơ bản..........................................................................5
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của PTI............................................5
1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban.........................................7
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Trường Doanh Nhânn PTI..............7
1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban trong PTI...................................................7
1.3. Các đặc điểm kinh doanh chủ yếu...............................................................9
1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm............................................................................9
1.3.2. Đặc điểm về khách hàng.......................................................................10
1.3.3. Đặc điểm về thị trường.........................................................................11
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh trong giai đoạn 2012 - 2015. .11
1.4.1. Các kết quả chủ yếu..............................................................................11
1.4.2. Đánh giá các kết quả đạt được.............................................................14
1.5. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất - kinh doanh của PTI.................14
1.5.1. Định hướng phát triển của PTI trong giai đoạn 2016 - 2020...............14
1.5.2. Định hướng trong dài hạn....................................................................15

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA PTI. .16
2.1. Quản trị Nhân sự........................................................................................16
2.2. Quản trị quá trình sản xuất - kinh doanh.................................................17
2.3. Quản trị chất lượng và công nghệ.............................................................19
2.4. Quản trị Marketing....................................................................................21
2.5. Quản trị Tài Chính.....................................................................................22
2.6. Đánh giá chung về hoạt động quản trị trong doanh nghiệp....................23
2.6.1. Đánh giá chung các kết quả đạt được...................................................23
2.6.2. Những tồn tại và nguyên nhân..............................................................24


LỜI KẾT........................................................................................................25

DANH MỤC VIẾT TẮT


Viết tắt
TNHH

Tiếng việt
Trách nhiệm hữu hạn

HĐQT

Hội đồng quản trị

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta
cùng sự phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt
hơn. Điều này làm cho các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định đầu
tư, kinh doanh một loại hình nào đó, và họ mong muốn sẽ đem lại lợi nhuận cao
nhất với doanh thu tốt nhất. Có như vậy doanh nghiệp mới có khả năng bù đắp được
những chi phí bỏ ra và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, cải thiện đời sống cho
người lao động và thực hiện mở rộng kinh doanh. Để quản lý tốt nhất và có hiệu
quả, doanh nghiệp đồng thời sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau một
cách khéo léo, linh hoạt, luôn luôn phải tìm hiểu và đưa ra những giải pháp, chiến
lược, chính sách để đưa họ đến thành công. Và để biết được tình hình hoạt động của
doanh nghiệp thì việc tìm hiểu thực trạng tài chính của doanh nghiệp là việc cần
thiết, nhờ đó mà các nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra quyết định, biện pháp
hữu ích, chính xác để ổn định, tăng trưởng tài chính của doanh nghiệp.
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân cùng với sự
nỗ lực, cố gắng học hỏi và sự giảng dạy tận tình cùa các giảng viên khoa kinh tế
quản lý em đã tiếp thu và tích lũy được rất nhiều kiến thức. Để củng cố những kiến
thức đã học ở trường vào thực tế, em đã tham gia thực tập tại công ty TNHH
Trường doanh nhân PTI. Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ tạo điều kiện từ
ban giám đốc và các phòng ban em đã có thể ứng dụng được những kiến thức của
mình và trau dồi cho mình kinh nghiệm bổ ích.
Kết cấu của báo cáo gồm có hai chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Trường doanh nhân PTI.
Chương 2: Đánh giá các hoạt động của Công ty TNHH Trường doanh
nhân PTI.

Trong thời gian hoàn thành báo cáo tổng hợp này em đã có nhiều sự cố gắng
và nỗ lực nhưng không tránh khỏi sự sai sót. Em mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ ban Giám Đốc và các thầy cô để báo cáo tổng hợp của em được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH
TRƯỜNG DOANH NHÂN PTI
1.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Trường Doanh Nhân PTI
1.1.1. Một số thông tin cơ bản
• Tên công ty: CÔNG TY TNHH TRƯỜNG DOANH NHÂN PTI
•Tên quốc tế: PTI Manager Collugue PLC
•Trụ sở chính: Số 1, tổ 45C phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
•Điện thoại:043. 5578266
•Fax: 043. 5578266
•Mã số thuế: 0105434050 đăng ký lần đầu ngày 03/08/2011
•Chủ sở hữu: Giám đốc Triệu Văn Dương
•Email:
•Vốn điều lệ: 3.000.000.000 (Bằng chữ: Ba tỷ đồng chẵn)
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của PTI
Công ty TNHH Trường doanh nhân PTI được thành lập ngày 03/08/2011 theo
giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đồng thời cũng là mã số thuế do sở kế hoạch
đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Đến nay, công ty TNHH Trường doanh nhân PTI đã là một trong những công
ty có uy tín trên địa quận Thanh Xuân nói riêng và Hà Nội nói chung về chất lượng
dịch vụ. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đào tạo,
công ty đã mang lại cho quý khách hàng sự phục vụ tốt nhất.
Ngày 16/01/2013, Trường đào tạo doanh nhân PTI vinh dự được nhận danh hiệu
“Thương hiệu sản phẩm dịch vụ Việt Nam phát triển bền vững” trong trương trình do

Trung ương hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Ủy ban Trung ương mặt trận
tổ quốc Việt Nam, Ban tuyên giáo trung ương, Bộ Công thương tổ chức lần đầu tiên để
hướng đến cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam".
Giám đốc công ty TNHH Trường doanh nhân PTI - Ông Triệu Văn Dương đã
vinh dự được nhận bằng khen của chủ tịch nước Trương Tấn Sang dành cho các
doanh nhân đã có những đóng góp xuất sắc cho xã hội trong năm 2013.


Ngày 20/4/2014, lễ trao giải thưởng chương trình Tôn vinh “Thương hiệu uy
tín chất lượng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm” và giải thưởng “Nhà quản
lý xuất sắc thời đại Hồ Chí Minh” được sự chỉ đạo và bảo trợ của Ban Tuyên giáo
TW, Công ty CP truyền thông – Dịch vụ Truyền hình Việt Nam, Công ty cổ phần
Đầu tư và Truyền thông Hoàng Gia đã long trọng diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Giám đốc công ty TNHH Trường doanh nhân PTI, ông Triệu Văn Dương đã được
vinh danh là “Nhà quản lý xuất sắc thời đại Hồ Chí Minh”.
Nhìn lại hơn 5 năm phát triển, Trường đào tạo doanh nhân PTI được đánh giá
là trường đào tạo doanh nhân phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Trong 7 năm phát
triển, tổ chức PTI đã hơn 1 lần thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu. sự thay đổi
này đánh dấu bước tiến mới của PTI từ một trường doanh nhân chuyên tổ chức các
khóa đào tạo về quản trị kinh doanh sang một tầm cao mới - Tổ chức giáo dục hàng
đầu Việt Nam.
Với nỗ lực trở thành đối tác cung ứng dịch vụ đào tạo và tư vấn giải pháp
quản lý hàng đầu cho các Doanh nghiệp Việt Nam,những gói công cụ và dịch vụ
của PTI luôn được đặt trong tư duy quản trị chiến lược với tầm nhìn 10 năm. PTI
nhận ra sự quan trọng trong việc phát triển và quản trị nguồn nhân lực trong tư
duy quản trị. Với phương châm luôn nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp
trong dịch vụ, tại PTI, mục đích tối thượng là thúc đẩy và định hướng các cá
nhân và tổ chức nhận thức ra tiềm năng của chính họ thông qua môi trường học
tập hiện đại và các giải pháp, dịch vụ đào tạo mang tính đổi mới và phương pháp
đào tạo mang tính tương tác cao.



1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Trường Doanh Nhânn PTI
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức PTI
Giám đốc

Phó giám đốc
kinh doanh

Phòng
hành
chính
tổng
hợp

Phòng
kinh
doanh

Phòng
Tài
chính kế
toán

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp PTI)
1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban trong PTI
Giám đốc:
Giám đốc là người nắm quyền điều hành cao nhất trong công ty, người đại
diện cho Công ty trước pháp luật. Giám đốc là người quản lý công việc kinh doanh,

đảm bảo doanh số được đề ra từ ban giám đốc, có nhiệm vụ điều hành, quản lý mọi
hoạt chung của Công ty, chịu trách nhiệm và báo cáo trước ban giám đốc Công ty
về những chiến lược phát triển.
Phó giám đốc kinh doanh:
Phó giám đốc kinh doanh là người hỗ trợ cho giám đốc, là cầu nối cho giám
đốc trong quan hệ với các bộ phận, phòng ban, chịu trách nhiệm quản lí và điều


hành các phòng ban theo các quyền và nghĩa vụ được giám đốc phân công. Phó
giám đốc kinh doanh cùng là người chịu trách nhiệm chung về các vấn giám sát.
Hoạch định, tổ chức và lập kế hoạch trong công việc kinh doanh và tham mưu cố
vấn trực tiếp cho giám đốc trong các công việc của công ty.
Phòng hành chính tổng hợp:
- Tham mưu cho Lãnh đạo công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và
bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.
- Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn Công ty, giải quyết thủ tục, chế độ thôi
việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng...
- Quy hoạch cán bộ, tham mưu cho Giám đốc quyết định việc đề đạt, phân
công cán bộ lãnh đạo và quản lý cán bộ toàn Công ty.
- Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, dạy nghề cho công
nhân, quản lý công văn giấy tờ, con dấu của công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao.
- Tiếp khách, báo chí, cơ quan thông tin đại chúng, các đơn vị có quan hệ đến
giao dịch hoặc đến công ty làm việc.
Phòng kinh doanh:
- Thực hiện các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn. Lập kế
hoạch quản lý và điều động hiệu quả nhân viên kinh doanh.
- Thiết lập các mối quan hệ, giao dịch trực tiếp với khách hàng, thực hiện việc
cung cấp dịch vụ đến khách hàng với chất lượng tốt nhất.
- Điều tra, khảo sát thị trường, giá cả, quan hệ cung cầu, các đối thủ cạnh tranh

một cách kịp thời nhất.
- Lập kế hoạch chăm sóc khách hàng theo tháng, quý, năm để tạo mối quan hệ
bền vững, lâu dài.
- Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu.
- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu.
- Phát triển, hoàn thiện dịch vụ để phù hợp với mong muốn của khách hàng.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing 4P (sản phẩm, giá cả,


phân phối, xúc tiến), 4C (nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin).
- Quảng cáo, giới thiệu dịch vụ của công ty tới khách hàng và giải đáp các thắc
mắc, yêu cầu của khách hàng liên quan đến dịch vụ.
Phòng tài chính - kế toán:
Tham mưu và giúp Giám đốc Công ty tổ chức và hướng dẫn thực hiện công
tác tài chính kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công ty theo
cơ chế mới và giám sát tình hình tài chính tại công ty.
Nhiệm vụ chính của phòng tài chính kế toán đó là tổ chức ghi chép tính toán
và phản ánh chính xác trung thực, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời tính toán
trích nộp đúng đủ các khoản phải nộp ngân sách, nộp cấp trên (nếu có) và thanh
toán đúng các khoản tiền vay, các khoản nợ phải thu phải trả.
Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê và quyết toán của
công ty theo chế độ quy định.
Theo dõi toàn bộ dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp hàng năm để
thiết lập ra các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo thuế theo năm, theo
quý hoặc trong kỳ quyết toán của doanh nghiệp,... nhằm tóm tắt lại tình hình kinh
doanh trong một năm của công ty bằng các con số để biết doanh nghiệp làm ăn lãi
hay lỗ. Thực hiện quyết toán đúng tiến độ và phối hợp cùng với các phòng nghiệp
vụ liên quan trong Công ty để hạch toán lỗ, lãi, giúp Giám đốc công ty nắm chắc
nguồn vốn, biết rõ số lời, đồng thời là bộ phận thông báo cho Giám đốc biết các tình

hình kinh tế - chính trị bất ngờ để Giám đốc có kế hoạch điều chỉnh trong những
trường hợp khẩn cấp.
Chịu trách nhiệm về các khoản tiền trong doanh nghiệp như: Các khoản vay
ngân hàng, các khoản phát sinh tiêu dùng trong doanh nghiệp cũng như các khoản
lương thưởng cho cán bộ và người lao động trong công ty vào cuối các quý và cuối
năm kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong công ty.
1.3. Các đặc điểm kinh doanh chủ yếu
1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm


Công ty TNHH Trường doanh nhân PTI là công ty chuyên cung ứng dịch vụ
đào tạo và tư vấn giải pháp quản lý hàng đầu cho các Doanh nghiệp Việt Nam.
Công ty chuyên cung cấp các gói dịch vụ đào tạo thuộc các chuyên ngành quản trị,
kinh doanh, tài chính, nhân sự, quản lý, các kỹ năng mềm và dịch vụ tư vấn doanh
nghiệp. Các khóa học chủ yếu của PTI hiện nay như sau:
Quản trị:
• CEO - Giám đốc điều hành chuyên nghiệp ver 3.0
• CEO Toàn diện ver 3.0
• Chương trình đào tạo: Tinh hoa quản trị
• Nghề giám đốc.
Kinh doanh:
• CCO - Giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp;
• Kỹ năng bán hàng qua điện thoại, kỹ năng bán hàng hiệu quả;
• Quản lý cửa hàng chuyên nghiệp;
• Quản lý kênh phân phối, quản lý và giám sát bán hàng;
• Trưởng phòng kinh doanh chuyên nghiệp.
Tài chính:
• CFO - Giám đốc tài chính chuyên nghiệp;
• Quản lý chi phí doanh nghiệp;
• Tài chính dành cho Sếp.

Nhân sự:
• Tuyển, dùng, giữ và sa thải nhân sự;
• CHRO - Giám đốc nhân sự chuyên nghiệp;
• Giữ chân người tài;
• Đào tạo giảng viên nội bộ...
1.3.2. Đặc điểm về khách hàng
Khách hàng của PTI gồm chủ yếu là các Chủ tịch HĐQT, Các Tổng Giám
đốc, Giám đốc chi nhánh, Giám đốc điều hành, Các giám đốc chức năng, Các cấp
trưởng phòng, đội ngũ cấp trung, đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Tính đến thời điểm cuối năm 2015, PTI đã tổ chức và được đón tiếp học viên
trên các tỉnh thành trong nước với các lớp học được tổ chức tại Hà nội: trên 6.200
học viên CEO, 1.600 học viên CFO, 3.400 học viên CPO, 500 học viên CMO,


12.000 học viên tham dự lớp ngắn hạn khác.
Khách hàng chính là học viên là các anh chị giữ vai trò là giới chủ, lãnh đạo
doanh nghiệp, các vị trí quản lý cấp trung & cao cấp đã tới tham gia trong các lớp
học của PTI, song hành với đó là một đội ngũ nhân viên trong các doanh nghiệp.
Các doanh nhân ở các doanh nghiệp các khóa học tiếp theo và họ chính là người
quảng bá sản phẩm PTI với các đối tác của họ. Có doanh nghiệp đã đăng ký rất
nhiều khóa học CEO để làm món quà tặng cho đối tác của họ. Và những đối tác
được đi học đã ký những hợp đồng rất lớn theo năm với PTI trong việc đào tạo cho
chính các cán bộ tại doanh nghiệp của họ.
1.3.3. Đặc điểm về thị trường
Là trường đào tạo doanh nhân phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, PTI có
được sự cộng tác bền chặt với đội ngũ các chuyên gia giản huấn luyện cao cấp và
CEOs trong nước và quốc tế từ Úc, Châu Âu, Mỹ, Anh và Singapore. PTI luôn
cam kết chuyển giao kiến thức thực tiễn dựa trên nền tảng tư duy giáo dục định
hướng & phát huy tối đa khả năng sáng tạo của học viên với mục tiêu tối thượng là
thay đổi tư duy quản trị doanh nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thời đại toàn

cầu hóa.
Các cơ sở đào tạo của PTI trải rộng trên khắp các địa bàn trên cả nước và tập
trung phần lớn ở miền Bắc và miền Nam. Với 2 trụ sở chính:
Tại Hà Nội: Tòa nhà PTI, số 32 Thái Thịnh II - Đống Đa - Hà Nội;
Tại Hồ Chính Minh: Tòa nhà PTI, số 218 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - phường 6 Quận 3 - Hồ Chí Minh.
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh trong giai đoạn 2012 - 2015
1.4.1. Các kết quả chủ yếu
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh PTI 2012 - 2015
ĐVT: tỷ đồng
STT
1

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

6.0

6.5

10.7

15,0



2

Giá vốn hàng bán

4.2

4.8

8.0

11,9

3

Lợi nhuận gộp

1.8

1,8

2.8

3,1

4

Doanh thu hoạt động tài chính


0.005

0.005

0.01

0.001

5

Chi phí tài chính

0.008

0.06

0.01

0.9

6

Chi phí quản lý kinh doanh

1.5

1,5

2.1


2.4

7

Lợi nhuận thuần

0.3

0.02

0.6

0.7

8

Tổng lợi nhuận trước thuế

0.3

0.02

0.6

0.7

9

Thuế Thu nhập


0.07

0.04

0.1

0.1

10

Lợi nhuận sau thuế

0.2

0.01

0.5

0.6

(Nguồn: Báo cáo phòng tài chính – kế toán PTI năm 2012, 2013, 2013, 2014,
2015)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu năm 2012 là 6.0 tỷ đồng
năm 2013 lên 6.5 tỷ đồng chênh lệch 0.5 tỷ đồng tương đương với 109,33%, tỉ lệ
tăng trưởng chậm. Từ năm 2014 doanh thu là 10.7 tỷ đồng, năm 2015 là 15.0 tỷ
đồng, có thể nói doanh thu 2 năm này tăng rất nhanh, năm 2014 so với 2012 tăng
4.7 tỷ đồng tương đương tăng 180,15% so với năm 2012. Năm 2015 so với năm
2012 chênh lệch 9.0 tỷ đồng tương đương với 252,35%. Từ các kết quả này cho ta
thấy tình hình kinh doanh của công ty phát triển hơn so với năm trước. Doanh thu
tăng do trong năm 2014, 2015 công ty có sự phát triển mạnh mẽ, kí kết được nhiều

hơn hợp đồng kinh tế đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng (bán hàng, quản lý,...) và thu
hút được nhiều học viên hơn tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn. Thêm vào đó vì
uy tín của doanh nghiệp được khẳng định nên luôn duy trì được lượng khách hàng
thân thiết trong việc tổ chức các lớp đào tạo CEO, CFO...
Giá vốn hàng bán: Năm 2013 là 4.8 tỷ đồng so với năm 2012 là 4.2 tỷ đồng tương
đương 114,14%. Năm 2014 là 8.0 tỷ đồng so với năm 2012 thì tương ứng tăng
191%, năm 2015 là 11.9 tỷ đồng tương đương với 285,15% so với 2012. Giá vốn
hàng bán tăng một phần do trong năm 2014, 2015 công ty đã ký kết được nhiều hợp


đồng hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn, doanh thu cao hơn nên chi phí giá
vốn bỏ ra vì thế cũng tăng lên. Một phần là do giá cả nguyên vật liệu, dịch vụ đầu
vào của công ty trong năm cũng tăng lên do tác động của lạm phát. Chính vì vậy tốc
độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Công ty cần
có biện pháp giảm giá vốn hàng bán bằng cách tìm kiếm và hợp tác với những nhà
cung cấp có thể cho doanh nghiệp hưởng giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng,
hoặc những nhà cung cấp có chính sách cho hưởng chiết khấu, giảm giá...
Lợi nhuận gộp của công ty năm 2013 giảm 1,84% so với năm 2012 và tăng trong 2
năm tiếp theo. Năm 2014 tăng 154,93% và năm 2015 tăng 176,03% so với năm
2012, thấp hơn mức tăng của giá vốn hàng bán 285,15%%. Điều này cho thấy công
ty đang kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán chưa thật sự hiệu quả, công ty cần có
các biện pháp giảm giá vốn trong tương lai.
Chi phí tài chính năm 2013 so với năm 2012 tăng đột biến và các năm tiếp
theo tăng không đáng kể so với năm 2012. Chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi
vay, chiết khấu thanh toán cho khách hàng hưởng, các khoản lỗ về đầu tư, lỗ tỷ giá
hối đoái... Cụ thể chi phí tài chính trong 2 năm qua của công ty hoàn toàn là chi phí
lãi vay. Năm 2012 là 0.008 tỷ đồng thì năm 2013 tăng lên 0.06 tỷ đồng chênh lệch
0.052 tỷ đồng tương đương 601,47%. Trong 2 năm tiếp theo đã giảm đi đáng kể,
năm 2014 còn 0.01 tỷ đồng tương đương với 141,85% và năm 2015 là 0.009 tỷ
đồng tương đương với 113,06% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2014

công ty đã thanh toán một phần nợ gốc vay dài hạn là 450.000.000 đồng nên chi phí
tài chính cũng giảm đi. Điều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán khá tốt,
tạo uy tín của mình khi trả gốc vay đúng hạn.
Chi phí quản lý kinh doanh: Năm năm 2013 so với năm 2012 tăng nhẹ với 1,23%.
Năm 2014 là 2.124.517.427 đồng tương ứng 139,74% so với 2012, năm 2015 là
2.398.570.333 đồng tương đương tăng 157,76% so với năm 2012. Chi phí quản lý
kinh doanh của Công ty gồm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng theo
QĐ 48/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính, năm 2014, 2015 chi phí quản lý kinh doanh
tăng chủ yếu do chi phí bán hàng tăng. Bởi vì công ty đã chi nhiều hơn cho các hoạt


động truyền thông, quảng cáo, tuyển dụng nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm và
năng động, được đào tạo bài bản... Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng
cho thấy chi phí bán hàng được chi ra cho các hoạt động trên đã đem lại hiệu quả.
Lợi nhuận kế toán trước thuế: Được tính bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động
sản xuất kinh doanh cộng với lợi nhuận khác. Năm 2012 là 265.928.978 đồng, năm
2013 là 165.499.521 đồng giảm 38% so với năm 2012. Từ năm 2014 tăng lên
648.967.854 đồng, năm 2015 tăng 744.956.803 đồng tương đương với tỉ lệ tăng lần
lượt là 244% và 280% so với năm 2012.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Năm 2014 là 505.547.080 đồng,
tăng 376.357.453 đồng, tương ứng tăng 391,32 % so với năm 2013. Lợi nhuận sau
thuế tăng do tình hình kinh doanh của công ty phát triển, doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính tăng cao bên cạnh việc quản lý khá tốt các
khoản chi phí. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức vẫn còn rất nhiều phía trước,
công ty cần phải tiếp tục phát huy những chiến lược quàn lý phù hợp để khẳng dịnh
được thương hiệu vững chắc trong tương lai.
1.4.2. Đánh giá các kết quả đạt được
Sau hơn 5 năm tạo dựng và phát triển, những thành quả gặt hái của Công ty TNHH
Trường doanh nhân PTI luôn đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, trong đó tính chỉ số
tăng trưởng hàng năm theo tỷ lệ %:






Nguồn nhân lực: tăng trưởng 25% hàng năm
Mạng lưới tổ chức tăng trưởng 35% hàng năm
Tỷ lệ các lớp tăng trưởng 45% hàng năm
Quan hệ đối tác & khách hàng tăng trưởng 40% hàng năm

Thành tích cụ thể:







192 lớp CEO
189 lớp Giám đốc chức năng
968 Khóa học ngắn hạn đã kết thúc
469 Chương trình đạo tạo in house thành công
3.526 đối tác trực tiếp
56.329 lượt học viên tham dự các khóa học

1.5. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất - kinh doanh của PTI
1.5.1. Định hướng phát triển của PTI trong giai đoạn 2016 - 2020


Công ty TNHH Trường doanh nhân PTI đã đề ra định hướng chiến lược phát triển

tới năm 2020 với mục tiêu và những định hướng rõ ràng.
- Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm (sản xuất và kinh doanh) giai đoạn
2016 - 2020 đạt 20%-30%
- Duy trì và không ngừng nâng cấp chất lượng dịch vụ của công ty.
- Phát triển mạnh các gói dịch vụ đào tạo có lợi thế và doanh số cao, cắt bỏ những
sản phẩm có hiệu quả thấp.
1.5.2. Định hướng trong dài hạn
Củng cố và phát triển đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Chủ động và
tích cực mở rộng mạng lưới bán hàng toàn quốc để áp dụng hiệu quả chính sách
chung về Marketing và bán hàng.
Đầu tư nguồn lực và từng bước thực hiện chuyên nghiệp hóa công tác Marketing,
nhằm xây dựng và củng cố thương hiệu Công ty.


CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA PTI
2.1. Quản trị Nhân sự
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của PTI năm 2012 - 2015

STT

1

2

3

4

Phân loại


Năm 2012
Tỷ lệ
SL
%
100

SL

2013
Tỷ lệ
%

SL

2014
Tỷ lệ
%

SL

2015
Tỷ lệ
%
100

Tổng số lao động
95
83
50
Theo trình độ:

- Đại học trở lên: 48
48
48
51
47
57
26
52
- Dưới đại học:
34
34
32
34
22
27
16
32
- Phục vụ:
18
18
15
16
14
17
8
16
Theo độ tuổi:
- Từ 18-34:
56
56

52
55
39
47
21
42
- Từ 35-55:
44
44
43
45
44
53
29
58
Theo hợp đồng:
- Không thời hạn: 16
16
16
17
20
24
15
30
- Từ 1-3 năm:
64
64
61
64
51

61
25
50
- Dưới 1 năm:
20
20
18
19
12
14
10
20
Theo giới tính:
- Nam:
56
56
54
57
43
52
27
54
- Nữ:
44
44
41
43
40
48
23

46
(Nguồn Phòng tổ chức hành chính của PTI năm 2012, 2013, 2014, 2015)
Theo bảng cơ cấu số lượng lao động của PTI từ 2012 đến 2015 ta thấy tình

hình lao động của PTI có sự động tương đối mạnh. số lượng lao động giảm từ 100
người năm 2012 xuống còn 50 người năm 2015. Số lượng cán bộ nhân viên hiện
đang làm việc tại công ty tính đến ngày 31/12/2015 là 50 người, trong đó chiếm chủ
yếu là lao động có trình độ Đại học và trên Đại học, lao động phổ thông, tay nghề
thấp chỉ chiếm số lượng không nhiều, điều này cho thấy công ty khá tập trung đầu
tư tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng để đem lại hiệu quả lao động. Cơ cấu
lao động của công ty thể hiện qua bảng sau:
Thu nhập trung bình của cán bộ nhân viên tại công ty hiện nay ở mức 4,5 triệu
đồng/tháng. Ngoài những chế độ đãi ngộ đối với lao động do nhà nước quy định,
công ty còn có các chế độ khác ngoài lương và bảo hiểm dành cho nhân viên. Ngoài


lương tháng 13, người lao động được thưởng từ 2 - 4 tháng lương tùy theo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty và căn cứ theo kết quả thực
hiện công việc của từng cá nhân. Công nhân viên được thanh toán tiền tàu xe khi
nghỉ phép để di du lịch hàng năm, được trang bị đồng phục hàng năm. Công ty chi
trả các khoản bảo hiểm theo quy định cùa Luật lao động (BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN), được hưởng các khoản trợ cấp ốm đau, thai sản... theo quy định của tổ
chức Công đoàn.
2.2. Quản trị quá trình sản xuất - kinh doanh
Sơ đồ 2.2: Quy trình hoạt động kinh doanh chung của PTI

Nghiên cứu thị
trường

Tìm kiếm khách

hàng

Chuẩn bị

Tổ chức thực hiện
(Nguồn: phòng kinh doanh PTI)
Bước1: Nghiên cứu thị trường
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, đưa ra các khóa học phù
hợp với thị hiếu và nhu cầu hiện nay, xây dựng chiến lược marketing phù hợp để
tìm kiếm và thu hút khách hàng mới cho Công ty.





Lấy ý kiến tham khảo bằng các bảng hỏi, câu hỏi, phỏng vấn, gọi điện thoại...
Xây dựng chương trình đào tạo, bố cục, nội dung đào tạo phù hợp;
Liên hệ với các giảng viên;
Xác định các thị trường mục tiêu (chủ yếu là các cơ quan, tổ chức, doanh

nghiệp).
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng



Liên hệ với các giảng viên;
Liên hệ bằng điện thoại, gửi mail, fax quảng cáo về các gói dịch vụ đào tạo

của Công ty cho các khách hàng tiềm năng.


Gặp mặt trực tiếp những khách hàng tiềm năng.




Quảng cáo qua các phương tiện thông tin (báo, đài), internet, facebook,...

Sau khi thỏa thuận đi đến thống nhất và đạt được sự đồng thuận của các bên, phòng
kinh doanh thực hiện kí kết hợp đồng với khách hàng, trong hợp đồng ghi rõ quyền
hạn và trách nhiệm giữa các bên.
Bước 3: Chuẩn bị
Các nhân viên phòng kinh doanh đều là đội ngũ những nhân viên giàu kinh nghiệm
trong tổ chức sự kiện, giáo dục đào tạo, sẽ là những người lên ý tưởng, viết báo cáo
chi tiết, cụ thể những gì cần tổ chức, thực hiện, đồng thời lên kế hoạch thực hiện và
chuyển xuống phòng tài chính kế toán.
Các nhân viên phòng tài chính kế toán sẽ thực hiện bóc tách từng nội dung công
việc, lập kế hoạch ngân quỹ và dự đoán dòng tiền ra, vào; đồng thời ước tính lợi
nhuận thu được từ hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng.
Bước 4: Tổ chức thực hiện
Các nhân viên kinh doanh sẽ liên lạc với các nhà cung cấp (cũ và mới), tìm
kiếm những nhà cung cấp có uy tín, chất lượng nhưng đồng thời giá thành phải tiết
kiệm nhất có thể. Đồng thời liên lạc và mời các giảng viên có uy tín điều hành lớp
học, khóa học, tạo ấn tượng mạnh với các học viên.
Quy trình kinh doanh của Công ty đơn giản nhưng vẫn đàm bảo dễ dàng kiểm soát,
quy trình liên quan mật thiết đến nhau. Dịch vụ cung cấp của công ty luôn làm hài
lòng khách hàng, chất lượng dịch vụ được kiểm tra và đảm bảo theo yêu cầu hai
bên, thông tin từ hai phía có thể phản hồi cho nhau một cách dễ dàng chính xác
nhất.
Chương trình đào tạo của Trường Doanh nhân PTI là chương trình đào tạo theo
yêu cầu của doanh nghiệp. Các chương trình đào tạo sẽ được giảng viên của PTI

thiết kế và biên soạn riêng, gắn liền với thực tiễn hoạt động, phù hợp với mục tiêu,
văn hóa, cũng như chiến lược của từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.
Phòng đào tạo có nhiệm vụ đặc biệt kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp - đánh
giá nhu cầu, điều tra nghiên cứu trước chương trình, sắp xếp giảng viên phù hợp,
lên kế hoạch lớp học, xây dựng tài liệu, quản lý học viên, giám sát, đánh giá lớp học


thông qua các công cụ đánh giá để đảm bảo các nhân viên và các chuyên viên quản
lý đạt được mục tiêu sau khóa học.
2.3. Quản trị chất lượng và công nghệ
Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý chất lượng của PTI

(Nguồn: Phòng quản lý chất lượng PTI)
Mỗi chương trình tại PTI, Học viên hoàn toàn có thể đáp ứng được những kỹ năng
cần có của công việc đòi hỏi. Đồng thời họ còn nắm được những tư duy và kiến
thức cốt lõi, nâng cao được năng lực lãnh đạo và quản lý.
Các chương trình được thiết kế đặc biệt, thời gian đào tạo ngắn để thuận lợi cho học
viên tham dự. Nội dung bám sát theo từng chuyên đề để nhằm mục đích nâng cao
kỹ năng mềm và kỹ năng đáp ứng công việc thực tế của Học viên như:


Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp



Kỹ năng bán hàng hiệu quả





Tài chính dành cho sếp



Kế toán dành cho lãnh đạo



Chiến lược dẫn đầu trong kinh doanh



Quản lý kênh phân phối hiệu quả



Chế độ chính sách tiền lương



Đàm phán trong Kinh doanh



Hoạch định chiến lược marketing



Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định




Khuyến khích và tạo động lực làm việc cho nhân viên



Chiến lược tạo ra thị trường



Kiểm soát nội bộ



Kiến thức thuế dành cho lãnh đạo



Kỹ năng huấn luyện và hỗ trợ nhân viên



Nghệ thuật thương lượng và đàm phán



Luật cho lãnh đạo




Phân tích báo cáo tài chính



Phong thủy trong điều hành doanh nghiệp



Quản lý chi phí doanh nghiệp



Quản lý kênh phân phối và bán lẻ



Cửa hàng trưởng chuyên nghiệp



Quản lý và giám sát bán hàng



Quản lý quan hệ khách hàng



Quản trị và điều hành sản xuất




Văn hóa doanh nghiệp



Tuyển dụng và đãi ngộ nhân tài



Trưởng Phòng Kinh doanh Chuyên nghiệp



Tư duy đột phá



Nâng cao nhân thức Doanh nhân hội nhập

Với mong muốn đem đến cho học viên một môi trường học tập thoải mái, thân


thiện và hiệu quả nhất, PTI tự hào đã tạo ra một môi trường không chỉ phục vụ lý
tưởng cho việc học tập mà còn là một không gian để các Doanh nhân gặp gỡ cùng
chia sẻ, trao đổi, khám phá các giải pháp thực tế, tháo gỡ những khó khăn của
doanh nghiệp. Hệ thống phòng học đạt chuẩn quốc tế với đầy đủ trang thiết bị học
tập hiện đại, tiện nghi.
2.4. Quản trị Marketing
PTI với nhiều chương trình đào tạo đa dạng, đáp ứng các nhu cầu quản lý của

các doanh nghiệp PTI đã nghiên thị trường trong và ngoài nước.
PTI thực hiện quảng cáo qua các trang web giới thiệu về các chương trình đào
tạo của mình. Đẩy mạnh quảng cáo trên Website của PTI và nhiều Website khác,
thông qua hình thức truyền miệng. Khuyến mãi: Nhằm khuyến khích khách hàng
tiềm năng tham gia vào các khóa học, đồng thời hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình
học, PTI đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi như: Giảm học phí cho các sinh
viên mới từ 5 đến 10% tùy theo các chương trình đăng ký. Tặng các khóa học miễn
phí: PTI thường xuyên mở lớp học miễn phí dành cho tất cả học viên khi đăng ký
học tại các cơ sở của PTI nhằm bổ sung thêm nhiều kiến thức làm phong phú thêm
kinh nghiệm hỗ trợ thêm cho môn học chính. Một số hình thức được Athena áp
dụng nhằm nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, phát triển kinh doanh và xây dựng
uy tín cho doanh nghiệp bao gồm các chương trình: “Hoa khôi trí tuệ Việt Nam”,
2013 do ITIGO tổ chức; “Vẻ đẹp thăng hoa” 2012 do đoàn thanh niên cộng sản
trường đại học Thương Mại tổ chức; “Hoa khôi CTET” 2012 do trường Cao Đẳng
Kinh tế kỹ thuật Thương Mại tổ chức.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị phần hoạt động của PTI năm 2015


(Nguồn: Phòng kinh doanh PTI)
Ở biểu đồ trên cho ta thấy thị trường hoạt động chính của PTI chủ yến vẫn là ở
Hà Nội. Khi thị trường trong cung cấp dịch vụ đào tạo được PTI bao phủ chiếm lĩnh
63% thị phần khách hàng là các CEO của các doanh nghiệp đóng tại Hà Nội. Đối
thủ cạnh tranh cùng nghành sẽ dần đẩy lùi mở rộng ra các tỉnh lân cận để họ đi vào
thị trường địa phương, hay thị trường ngách. Nhưng khi thương hiệu PTI vẫn luôn
được ghi dấu ấn cho các học viên, các doanh nghiệp đóng ở địa bàn lân cận Hà nội
thì việc đối thủ cạnh tranh mở rộng thêm chi nhanh là điều rất khó. Dẫn đến tình
trạng cóp nhái thương hiệu, hoặc cạnh tranh không lành mạnh khi thổi những thông
tin sai lệch vào thị trường của nghành nói chung và PTI nói riêng.
2.5. Quản trị Tài Chính
Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của PTI năm 2012 – 2015


ĐVT: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
1
Tổng tài sản

Năm 2012
12.8

Năm 2013
12.7

Năm 2014
13.2

Năm 2015
13.2


2
3
4
5
6
7
8
9

Tài sản lưu động

4.9
4.7
4.2
2.8
Vốn bằng tiền
3.0
3.9
5.2
3.5
Tài sản cố định
4.9
4.1
3.8
6.9
Tổng nguồn vốn
12.8
12.7
13.2
13.2
Nợ dài hạn
2.0
2.2
2.4
1.9
Người mua ứng tiền trước
1.6
1.4
1.8
2.1
Nợ ngắn hạn

1.2
1.1
1.0
1.2
Vốn chủ sở hữu
8.0
8.0
8.0
8.0
(Nguồn: Báo Cáo Tài Chính của PTI năm 2012, 2013, 2014, 2015)

Vốn chủ sở hữu trong cả 04 năm đều không có sự biến động và nguồn vốn không có
sự gia tăng, nợ dài hạn có giảm nhẹ và khoản ứng tiền trước của khách hàng có tăng
lên. Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong cả 04 năm khá cân bằng và hợp lý, thấy
khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty là cao.
Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty TNHH Trường doanh nhân PTI khá hợp lý
với quy mô và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty hoạt động trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ giáo dục vàđào tạo nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm
chủ yếu trong cơ cấu sẽ giúp công ty có thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Nợ ở mức
phù hợp cho thấy công ty có khả năng độc lập tự chủ về tài chính mà vẫnđảm bảo
sử dụngđòn bẩy tài chính hiệu quả. Công ty cần tiếp tục phát huy trong những năm
tiếp theo.
2.6. Đánh giá chung về hoạt động quản trị trong doanh nghiệp
2.6.1. Đánh giá chung các kết quả đạt được
Trải qua 5 năm hoạt động Công ty TNHH Trường doanh nhân PTI đã có được
những thành tựu nhất định sau:


Công ty đã từng bước tạo uy tín trên thị trường bằng việc cung cấp các


sảnphẩm có chất lượng với giá cả hợp lý.


Cách bố trí công việc khoa học, hợp lý, bộ mảy quản lý công ty gọn nhẹ, có

hiệu quả.


Công ty đã thu hút dược nhiều nhân tài trong lĩnh vực hoạt động của mình,

bên cạnh đó, công ty còn có đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, được đào tạo chính quy
và có sức sáng tạo. Đồng thời luôn tìm kiếm những cơ hội thị trường mới cũng như


những nhu cầu tiềm ẩn cùa khách hàng điều đó như một đòn bẩy giúp công ty phát
triển nhanh và mạnh hơn nữa.


Về bộ máy kế toán: được tổ chức gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học, cán

bộ kế toán được bố trí hợp lý phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi người. Hầu
hết những nhân viên trong phòng kế toán đều là những người có trình độ nghiệp vụ
vững vàng và tận tâm với nghề, về tổ chức công tác kế toán, nhìn chung chứng từ
ban dầu được tổ chức hợp pháp, hợp lệ đầy đủ. Cách thức hạch toán của Công ty
nói chung đã khá hữu hiệu phù hợp với chế độ kế toán cải cách.
2.6.2. Những tồn tại và nguyên nhân


Giá vốn hàng bán còn cao ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng của lợi nhuận.




Tỷ trọng nợ ở mức thấp, khiến Công ty ít tận dụng được hiệu quả kinh doanh

từ việc tận dụng đòn bẩy tài chính.


Còn bị khách hàng chiếm dụng nhiều vốn, khoản mục phải thu khách hàng

vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn. Như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới giá trị
khoản phải thu.


Việc ứng dụng tin học trong kế toán còn hạn chế.



Chính sách phát triển của công ty chưa thật sự phát huy tối đa tiềm năng để

tạo ra sự bùng nổ thu hút được khách hàng đến với công ty.


LỜI KẾT
Kinh tế Việt Nam đang ngày một khởi sắc, nền kinh tế đã có những chuyển biến rõ
rệt theo hướng cơ chế thị trường và đang dần phát triển theo xu huớng hội nhập với
nền kinh tế quốc tế.
Qua phân tích báo cáo tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của Công
ty TNHH Trường doanh nhân PTI, em đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng
của việc lập và phân tích các báo cáo tài chính bởi đây là một trong những công cụ
hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế cũng như thời gian có hạn nên bài báo
cáo thực tập tổng hợp cùa em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, cũng như các cô chú, anh chị trong công ty để
bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


×