Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 147 trang )

Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

đoàn bùi ngọc ánh

phân tích báo cáo tài chính
công ty cổ phần dợc phẩm nam hà
Chuyên ngành: kế toán

Ngời hớng dẫn khoa học:
pgs.ts. nguyễn hữu ánh

Hà nội - 2016


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
BCTC
CP
TSNH
TSDH
VCSH
ROA
ROE
ROI

Tiếng Anh


Return On Assets
Return On Equity
Return On

Tiếng Việt
Báo cáo tài chính
Cổ phần
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời của tài sản
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời của vốn

ROS
GMP

Investment
Return On Sales
Good Manufacturing

Tỷ suất sinh lời của doanh thu
Tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt

GLP

Practice
Good Laboratory

Tiêu chuẩn kiểm nghiệm thuốc tốt


GSP

Practice
Good Storage

Tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt

GDP

Practice
Good Distribution

Tiêu chuẩn phân phối thuốc tốt

GPP

Practice
Good Pharmacy

Tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc

Practice


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Bảng tỷ trọng cấu trúc tài sản năm 2013 – 2015
Bảng so sánh cấu trúc tài sản năm 2013 – 2015
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Bảng so sánh cấu trúc nguồn vốn năm 2013 – 2015
Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn tại Công ty

Bảng 3.6
Bảng 3.7

năm 2013 – 2015
Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Bảng phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình đảm bảo nguồn

Bảng 3.8
Bảng 3.9

vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013 – 2015
Bảng tình hình luân chuyển khoản phải thu
Bảng phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ phải thu

của Công ty năm 2013 – 2015
Bảng 3.10 Bảng tình hình công nợ phải trả của Công ty năm 2013 – 2015
Bảng 3.11 Bảng so sánh cơ cấu các khoản mục thuốc Nợ phải trả năm 2013
– 2015

Bảng 3.12 Bảng tình hình luân chuyển khoản phải thu
Bảng 3.13 Bảng đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của Công ty năm
2013 – 2015
Bảng 3.14 Bảng đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm
2013 – 2015
Bảng 3.15 Bảng tính lợi nhuận và chi phí lãi vay của Công ty năm 2013 –
2015
Bảng 3.16 Bảng phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ dài
hạn của Công ty năm 2013 – 2015
Bảng 3.17 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2013 - 2015
Bảng 3.18 Bảng phân tích tình hình biến động kinh doanh của Công ty năm
2013 – 2015
Bảng 3.19 Bảng lợi nhuận của Công ty năm 2013 – 2015
Bảng 3.20 Bảng phân tích chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Công ty năm 2013 – 2015


Bảng 3.21
Bảng 3.22
Bảng 3.23
Bảng 3.24
Bảng 3.25
Bảng 3.26
Bảng 3.27
Bảng 3.28

Bảng phân tích hiểu quả sử dụng tài sản chung
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc thù của công ty cổ phần
Bảng phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ
Bảng so sánh tỷ trọng từng dòng tiền của Công ty
So sánh số liệu Công ty CP dược phẩm Nam Hà năm 2015 và Số
liệu trung bình ngành dược cùng kỳ


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.2
Sơ đồ 3.3
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4
Biểu đồ 3.5
Biểu đồ 3.6
Biểu đồ 3.7

Sơ đồ khái quát tổ chức toàn công ty
Sơ đồ tổ chức công ty CP Dược Nam Hà
Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty
Biểu đồ quy mô tổng tài sản của Công ty năm 2013 - 2015
Biểu đồ cơ cấu tài sản của Công ty năm 2013 - 2015
Biểu đồ quy mô các khoản mục TSNH 2013-2015
Biểu đồ quy mô các khoản mục TSDH 2013-2015
Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Công ty 2013-2015
Biểu đồ quy mô nguồn vốn của Công ty 2013-2015
Biểu đồ mối quan hệ tài sản và nguồn vốn của Công ty năm


Biểu đồ 3.8

2013-2015
Biểu đồ các chỉ tiêu phản ánh tình hình đảm bảo nguồn vốn

Biểu đồ 3.9

cho hoạt động kinh doanh của Công ty 2013-2015
Biểu đồ các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn của Công ty 2013-2015
Biểu đồ 3.10 Biểu đồ các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn
của Công ty 2013-2015
Biểu đồ 3.11 Biểu đồ các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công
ty 2013-2015


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3.
Hình 3.4
Hình 3.5

Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc
Chứng nhận sản phẩm Men tiêu hóa đạt chuẩn ISO 9001:2008
Kho GSP tại Thanh Trì - Hà Nội
Hệ thống kho GSP tại Nam Định
Chi nhánh Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản

lý kinh tế tài chính ở mỗi doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích báo cáo tài
chính, các nhà quản lý của doanh nghiệp và các cổ đông hay những chủ nợ,
những người quan tâm đến thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp sẽ có
cái nhìn tổng quát, toàn diện về khả năng tài chính của công ty. Đồng thời,
phân tích báo cáo tài chính còn giúp cho các nhà đầu tư, các nhà quản trị đánh
giá một cách đúng đắn và đầy đủ hơn về chiều hướng phát triển của doanh
nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định kịp thời, hợp lý và chính xác trong quá
trình quản lý.
Nền kinh tế quốc gia đang hồi phục chậm dần sau suy thoái toàn cầu,
giá cả thị trường trên thế giới có nhiều biến động, nhất là giá dầu giảm là yếu
tố thuận lợi cho cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất. Việt Nam
cũng là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), với Hiệp định ưu
đãi thuế quan ATIGA, lộ trình giảm thuế quan giữa các nước ASEAN sẽ tạo
nên áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước không chỉ riêng một
ngành hàng mà là tất cả các ngành hàng.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều khó
khăn và áp lực để có thể trụ vững và phát triển. Những doanh nghiệp có tổ
chức yếu kém, không nhạy cảm với thời cuộc, không bắt kịp với xu thế sẽ
đứng trước nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, đi kèm với khó khăn bao giờ cũng là
cơ hội. Chỉ cần các doanh nghiệp Việt Nam có thể vượt qua những khó khăn
ban đầu trong việc hội nhập, nắm bắt kịp thời các cơ hội, thì sẽ phát triển lên
một tầm cao mới. Nói, bao giờ cũng dễ hơn làm. Để có thể vượt qua khó khăn



và nắm bắt được cơ hội, các nhà quản lý phải có hiểu biết chính xác về tiềm
lực tài chính của công ty. Và những hiểu biết đó có thể có được thông qua
việc phân tích các báo cáo tài chính.
Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà (sau đây xin gọi tắt là Công ty),
tiền thân là Công ty hợp danh Ích Hoa Sinh, được thành lập năm 1960, kinh
doanh trong lĩnh vực dược phẩm. Trong những năm qua, công ty chịu ảnh
hưởng không nhỏ do bối cảnh kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới đem lại.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình ba năm 2013 - 2015 là 7,6%,
giảm so với từ năm 2010 – 2012 là 15,3%. Điều này thôi thúc các nhà quản lý
của công ty trong việc tìm thị trường và phát triển sản phẩm mới, đồng thời
tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, công tác phân
tích báo cáo tài chính tại Công ty chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều
bất cập cả về nhận thức, tổ chức thực hiện và nội dung, phương pháp phân
tích, chưa thật sự cung cấp được các thông tin cấn thiết cho việc ra quyết định
của ban lãnh đạp công ty.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “ Phân tích báo cáo tài
chính của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà” để nghiên cứu nhằm đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Công ty.
1.2.

Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng không thể thiếu

đối với các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư, các cơ quan hành chính sự
nghiệp, các nhà quản lý trong doanh nghiệp... Các thông tin từ kết quả phân
tích là cơ sở khoa học để đưa ra các quyết định tối ưu cho các đối tượng trong
từng tình huống cụ thể của doanh nghiệp. Trong thời gian qua đã có rất nhiều

công trình nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính các công ty cổ phần nói
chung và về công ty cổ phần dược phẩm nói riêng. Đề tài nghiên cứu "Phân


tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Việt Hưng "
của tác giả Đào Thị Thu Hiền (Lv. Ths ĐHKTQD-2014) đã tập trung hệ
thống hóa các vấn đề cơ bản của phân tích báo cáo tài chính, đề cập sâu đến
các phương pháp cũng như nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp. Tuy nhiên, luận văn chưa có các chỉ tiêu phân tích mức sinh lời áp
dụng cho các công ty cổ phần. Luận văn cũng chưa làm rõ đặc điểm tổ chức
hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý ảnh hưởng đến công tác phân tích báo
cáo tài chính.
Nghiên cứu về công ty trong lĩnh vực dược phẩm có luận văn "Phân
tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông" của tác
giả Nguyễn Thị Hà (Lv. Ths ĐHKTQD-2011). Luận văn này phân tích báo
cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông, công ty đã phá sản
tại thời điểm làm luận văn. Luận văn đã phân tích được các dấu hiệu yếu kém
trong việc quản lý tài chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông, qua
đó đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực tài chính của các công ty nói
chung và các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng. Tuy vậy
luận văn chỉ sử dụng các báo cáo tài chính trong năm 2010 để phân tích về
các dấu hiệu phá sản của công ty. Phạm vi về thời gian của luận văn khiến
cho luận văn chưa đủ bao quát và chưa toàn diện.
Nghiên cứu về Công ty cổ phần Dược phẩm, cụ thể là Công ty cổ phần
Dược phẩm Nam Hà, có luận văn “ Hoàn thiện báo cáo tài chính tại công ty
cổ phần dược phẩm Nam Hà” của tác giả Nguyễn Trường Sơn (Lv. Ths
ĐHKTQD- 2012). Luận văn đã cung cấp hệ thống các chỉ tiêu tài chính cơ
bản như: tỷ suất sinh lời tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
(ROE), ... Tuy nhiên, do thời gian đã lâu cùng với sự biến động liên tục của
nền kinh tế, những nghiên cứu trong luận văn trên đã không theo kịp xu thế



của kinh tế trong nước cũng như kinh tế thế giới. Vì vậy, tác giả chọn đề tài
nghiên cứu “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Dược phẩm
Nam Hà” dựa trên những báo cáo tài chính của Công ty theo những phương
pháp và nội dung phân tích phù hợp. Kế thừa và phát huy những giá trị của
các công trình nghiên cứu trước, Luận văn sẽ tiếp tục hoàn thiện và hệ
thống hóa các lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đề tài
luận văn với tư cách là đối tượng bên ngoài để nghiên cứu, phân tích báo
cáo tài chính, hoạt động kinh doanh của Công ty, từ đó, đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Công ty.
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu
•Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính

trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
•Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà
nhằm đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, đánh giá được khả
năng sinh lời cũng như rủi ro của Công ty để từ đó làm cơ sở cho Ban Giám
đốc ra quyết định kinh doanh, đồng thời cung cấp thông tin cho các đối tượng
quan tâm.
•Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính và hoạt động kinh
doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà.
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các báo


cáo tài chính của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu số liệu trong các báo cáo
tài chính của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà giai đoạn 2013-2015.


1.5.

Câu hỏi nghiên cứu
•Báo cáo tài chính doanh nghiệp và vai trò của phân tích BCTC doanh

nghiệp? Các phương pháp và nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp?
•Thông qua phân tích BCTC tại Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà
có thể đưa ra nhận xét, đánh giá gì về năng lực tài chính của công ty?
•Giải pháp nào cần áp dụng để nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả
kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà?
1.6.

Phương pháp nghiên cứu
•Nghiên cứu lý luận, kế thừa các nghiên cứu liên quan trước đó, Luận

văn tiến hành nghiên cứu các tài liệu về BCTC, phân tích BCTC như giáo
trình, các tạp chí, công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ…
•Thu thập dữ liệu thông tin trực tiếp: Luận văn thu thập các tài liệu giới
thiệu về Công ty, các BCTC đã được kiểm toán của Công ty, các báo cáo
thường niên của Công ty.
•Xử lý và kiểm tra thông tin: Luận văn sử dụng các phương pháp toán
học, hệ thống hóa, kết hợp lý luận cơ bản của khoa học chuyên ngành kế toán,
kiểm toán và phân tích. Đặc biệt các phương pháp kỹ thuật phục vụ cho phân
tích BCTC như: so sánh, loại trừ, liên hệ cân đối…
1.7.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận

cơ bản liên quan đến phân tích BCTC doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích BCTC của Công ty cổ phần
Dược phẩm Nam Hà, Luận văn giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về tình
hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, làm cơ sở cho Ban
giám đốc ra quyết định kinh doanh. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra các kiến
nghị, giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần Dược
phẩm Nam Hà.


1.8.

Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ

và các phụ lục, Luận văn có kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lí luận về phân tích báo cáo tài chính của công ty
cổ phần
Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Dược phẩm
Nam Hà
Chương 4: Thảo luận kết quản nghiên cứu, các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực tài chính và kết luận


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO

TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
2.1.

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1.1. Khái quát về phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần.
Theo quy định tại Điều 110 – Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13,
Công ty Cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03
và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13.
Từ đó, có thể nhận thấy CTCP có những đặc điểm: thứ nhất, về thành
viên (cổ đông), với căn cứ xác lập tư cách cổ đông là quyền sở hữu cổ phần,
trong khi cổ phần có thể được chào bán cho rộng rãi các đối tượng khác nhau,
cổ đông của công ty này thường lớn về số lượng và không quen biết nhau.
Luật Doanh nghiệp chỉ hạn định số lượng tối thiểu mà không giới hạn số
lượng tối đa các cổ đông của CTCP, theo đó công ty này phải có ít nhất 3 cổ
đông trong suốt quá trình hoạt động. Thứ hai, về cấu trúc vốn, CTCP có cấu
trúc vốn linh hoạt cả về cơ cấu lẫn quy mô. Vốn điều lệ của công ty được chia
thành những phần nhỏ nhất bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi
là mệnh giá (giá trị danh nghĩa) của cổ phần và có thể được phản ánh trong cổ


phiếu. Tư cách cổ đông của công ty được xác định dựa trên căn cứ quyền sở

hữu cổ phần. Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần trừ một số
trường hợp bị Pháp luật cấm chuyển nhượng hoặc hạn chế chuyển nhượng.
Mức độ tự do chuyển nhượng cổ phần phụ thuộc vào tính chất của từng loại
cổ phần. Với tính tự do chuyển nhượng cổ phần, cơ cấu cổ đông của công ty
có thể thay đổi linh hoạt mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng như bản
chất của công ty. Công ty cũng có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ
hoặc trái phiếu để tăng vốn vay theo quy định của pháp luật. Thứ ba, về chế
độ trách nhiệm tài sản, Công ty phải tự chịu trách nhiệm một cách độc lập về
các nghĩa vụ tài sản bằng toàn bộ tài sản của công ty. Cổ đông không phải
chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của công ty ngoài phạm vi giá trị cổ
phần mà cổ đông nắm giữ. Tuy nhiên, cũng có những ràng buộc nhất định
nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba. Theo Luật Doanh nghiệp, khi công
ty thanh toán cổ phần mua lại hoặc trả cổ tức trái quy định thì tất cả cổ đông
phải hoàn trả số tiền hoặc tài sản đã nhận cho công ty. Nếu cổ đông không
hoàn trả được thì cổ đông phải chịu trách nhiệm về nợ của công ty.
Báo cáo tài chính là những bảng số liệu phản ánh thông tin về tình hình
tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là bức tranh tổng hợp và tổng
thể về tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, các quan hệ tài chính
với các doanh nghiệp hay tổ chức khác. Các số liệu trình bày trên BCTC
phảiphản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Việc đọc BCTC yêu cầu người đọc phải có kiến thức cơ bản để có thể
hiểu và nắm được những thông tin ẩn sau những số liệu trên BCTC. Những
thông tin ẩn giấu đó cho biết về tiềm năng tài chính, hiệu quả kinh doanh, rủi
ro về mặt tài chính mà doanh nghiệp đang gặp phải. Để thu được những thông
tin đó, người đọc BCTC phải trải qua quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu


và so sánh các số liệu về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong hiện tài và quá khứ hay với các doanh nghiệp

trong cùng ngành. Quá trình đó được gọi là phân tích BCTC doanh nghiệp.
2.1.2. Hệ thống báo cáo tài chính
Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22-12-2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, hệ thống BCTC của doanh nghiệp gồm 4 báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B 01 - DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B 02 - DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 03 - DN

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Mẫu số B 09 - DN

BCTC được trình bày theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quy
định để đảm bảo tính thống nhất, chính xác, hợp lý.
Bảng cân đối kế toán: Là bảng tổng hợp - cân đối tổng thể phản ánh
tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản và nguồn vốn hiện
có của đơn vị ở một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày cuối
cùng của một kỳ báo cáo, có thể là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm (tương
ứng là Bảng cân đối kế toán tháng, quý hay năm). Ngay từ tên gọi cũng đã thể
hiện được đặc điểm của BCTC này. Bảng cân đối kế toán (Balance sheet)
được lập dựa trên cơ sở cân bằng (balance) về giá trị giữa tài sản và nguồn
hình thành tài sản (hay còn gọi là nguồn vốn) của doanh nghiệp. Tức là ta có

phương trình:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tài sản được chia thành Tài sản dài hạn và Tài sản ngắn hạn. Còn
nguồn vốn thì bao gồm Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu. Do đó, phương
trình trên còn được viết lại như sau:
Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu


Ngoài các chỉ tiêu phản ánh trong bảng cân đối kế toán còn có các chỉ
tiêu ngoài bảng như:
- Tài khoản 001 - Tài sản thuê ngoài;
- Tài khoản 002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công;
- Tài khoản 003 - Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược;
- Tài khoản 004 - Nợ khó đòi đã xử lý;
- Tài khoản 007 - Ngoại tệ các loại;
- Tài khoản 008 - Dự toán chi sự nghiệp, dự án.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo phản ánh doanh
thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh (lãi hay lỗ) của doanh nghiệp
trong kỳ báo cáo (thường là tháng, quý hay năm). Thông qua báo cáo này,
người sử dụng thông tin có thể đánh giá được kết quả và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những
thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao
động, ký thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài thông tin về kết quả kinh doanh, BCKQKD còn cho biết hoạt động
kinh doanh nào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà
quản trị có được thông tin chính xác để đưa ra những quyết định kinh doanh
đúng đắn. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng là một khoản mục trong
BCKQKD. Thuế phải nộp bằng chi phí thuế hiện hành trừ đi chi phí thuế
hoãn lại. Khoản mục chi phí thuế hoãn lại cũng phần nào cho biết tình hình
kinh doanh những năm trước của doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tổng
hợp phản ánh tình hình biến động, lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp. Báo
cáo trình bày các hoạt động tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã
tạo ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng lưu chuyển tiền giữa các
hoạt động, giữa đầu vào và đầu ra trong doanh nghiệp.


Các khoản tiền được phản ánh trong Báo cáo lưu chuyển tiền bao gồm
tiền tại quỹ, tiền đang chuyển, các khoản tiền gửi không kỳ hạn và các khoản
tương đương tiền. Theo điểm 1.2, khoản 1, điều 114, thông tư số
200/2014/TT-BTC, quy định: "Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương
đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản
đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả
năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro
trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo
cáo. Ví dụ kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi… có
thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.".
Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đó là phương pháp
trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Dù là phương pháp nào, để lập được Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ đòi hỏi việc ghi sổ kế toán chi tiết các tài khoản phải
thu, phải trả, tài khoản tiền mặt, tiền gửi và tiền đang chuyển phải được ghi
chi tiết theo ba hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt
động tài chính.
Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh BCTC được lập để giải
thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình
hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo
cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó,
nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh
nghiệp. Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.

- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
- Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng.
- Các chính sách kế toán áp dụng.
-Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán.


- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
- Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển
tiền tệ.
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp quan trọng, được sử dụng phổ biến trong
các hoạt động phân tích kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo tài chính
nói riêng. Phương pháp so sánh được sử dụng để biết được mức biến động
của đối tượng nghiên cứu thông qua việc đối chiếu với các chỉ tiêu khác. Để
sử dụng phương pháp này, các chỉ tiêu đối chiếu phải thống nhất về nội dung
kinh tế, đơn vị tính, cách tính, và các điều kiện môi trường của chỉ tiêu so
sánh. Khi cần biết mức độ phấn đấu của doanh nghiệp, ta so sánh số thực hiện
với số kế hoạch. Khi đánh giá tình hình chung của doanh nghiệp, so sánh giữa
số liệu của doanh nghiệp với số trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác.
So sánh có ba dạng so sánh:
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng
thể, là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ
tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán-tài chính, nó còn gọi là phân tích theo
chiều dọc (cùng cột của báo cáo)
- So sánh theo chiều ngang còn gọi là phân tích theo chiều ngang (cùng
hàng trên báo cáo) là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng
biến động của một chỉ tiêu qua các kỳ trên báo cáo kế toán tài chính.
- So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ

tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối
quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem
xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ xu hướng phát
triển của các hiện tượng nghiên cứu.


Các kỹ thuật so sánh cơ bản là:
- So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy
mô tăng giảm của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích
so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối
quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt
đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc
điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung, có cùng
một tính chất.
- So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô
được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định
quy mô chung.
2.2.2. Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ là một trong những phương pháp được sử dụng
thường xuyên, phổ biến trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Phương pháp loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng
lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi
xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ sự ảnh hưởng của
nhân tố khác.
Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai dạng là
phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn.
2.2.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa
đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt
chẽ được thể hiện bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số


trong đó có sự thay đổi của các nhân tố thì kéo theo sự biến đổi của chỉ tiêu
phân tích.
Trình tự áp dụng phương pháp liên hoàn:
Ví dụ : Khi phân tích doanh thu bán hàng ta thấy có hai nhân tố ảnh
hưởng cơ bản là số lượng hàng bán và đơn giá bán.
Bước 1: Xác lập công thức tính doanh thu với các nhân tố ảnh hưởng
có thể tính được sự ảnh hưởng tuỳ theo điều kiện cho phép
Hai nhân tố đó có sự liên hệ với doanh thu bằng công thức:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán x Đơn giá bán
Hay: M = q x p
Trong đó: M: Là doanh thu bán hàng
q:Số lượng hàng bán
p : Đơn giá bán.
Ký hiệu kỳ gốc là 0, còn kỳ phân tích là 1, ta có:
Doanh thu kỳ gốc: M0 = q0 x p0
Doanh thu kỳ phân tích: M1 = q1 x p1
Bước 2: Xắp xếp vị trí các nhân tố trong công thức
Phải tuân theo một trật tự nhất định đảm bảo theo nguyên tắc nhân tố
số lượng trước , nhân tố chất lượng sau hoặc nhân tố quan trọng trước , thứ
yếu sau.
Theo ví dụ trên thì ta có: M = q x p.
Bước 3: Tiến hành thay thế để xác định ảnh hưởng.
Việc thay thế dựa theo quy tắc sau:
Quy tắc : Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố nào đó đến đối tượng
cần phân tích bằng phương pháp liên hoàn ta cho nhân tố đó biến động từ kỳ

gốc sang kỳ báo cáo rồi cố định nhân tố đứng trước nó bằng số liệu kỳ báo
cáo và nhân tố đứng sau nó bằng số liệu kỳ gốc. Ảnh hưởng của hai nhân tố


đó đến đối tượng phân tích chính bằng hiệu số của lần thay thế sau với lần
thay thế trước (hoặc với số liệu kỳ gốc nếu là lần thay thế thứ nhất).Quy định
này kể từ trái sang phải của công thức.
Vận dụng quy tắc này vào ví dụ trên ta có:
M=qxp
+ M thay đổi do nhân tố q: ΔMq = q1 x p0 – q0 x p0
+ M thay đổi do nhân tố p: ΔMp = q1 x p1 – q1 x p0
Bước 4: Cộng ảnh hưởng của các nhân tố rồi đối chiếu với tăng giảm
chung của đối tượng phân tích để rút ra nhận xét
ΔM = ΔMq + ΔMp
2.2.2.2. Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là dạng rút gọn của phương pháp thay thế
liên hoàn, điều kiện, phạm vi áp dụng tương tự như phương pháp thay thế liên
hoàn nhưng phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp công thức
tính mức độ ảnh hưởng giữa đối tượng với nhân tố ảnh hưởng có dạng tích số,
số nhân tố ảnh hưởng có từ 2 đến 3 nhân tố, số liệu có ít chữ số và là số
nguyên. Cách tìm này đơn giản hơn phương pháp thay thế liên hoàn và cho
phép tính ngay kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố nào thì lấy ngay số chênh lệch giữa kỳ gốc và kỳ phân tích của
nhân tố đó rồi nhân với số liệu kỳ gốc và kỳ phân tích của nhân tố đứng trước.
2.2.3. Phương pháp liên hệ
Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ với nhau, giữa các mặt, các
bộ phận... Ðể lượng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu,
trong phân tích kinh doanh còn sử dụng phổ biến các phương pháp liên hệ
như: liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính và phi tuyến tính...
Liên hệ cân đối: Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình

thành nhiều mối quan hệ cân đối như cân đối giữa vốn và nguồn vốn, cân đối


giữa nhu cầu và khả năng thanh toán, cân đối giữa thu và chi, cân đối giữa
nhập kho, xuất kho và tồn kho. Phương pháp cân đối được sử dụng trong phân
tích nhằm đánh giá toàn diện các mối quan hệ cân đối để từ đó phát hiện số
mất cân đối cần giải quyết, những hiện tượng vi phạm và các hoạt động tiềm
năng cần khai thác. Như vậy, khác với phương pháp số chênh lệch hay
phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp này được vận dụng để xác định
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện
dưới dạng tổng số hoặc hiệu số.
Ví dụ: Vận dụng phương pháp cân đối vào chỉ tiêu lưu chuyển hàng
hoá qua công thức như sau:
Hàng tồn
đầu kỳ

+

Hàng nhập
trong kỳ

=

Hàng bán
trong kỳ

+

Hao hụt
trong kỳ


+

Hàng tồn
cuối kỳ

hay: D1 + N = B + H + D2
=> B= D1 + N - D2 - H
Trong đó: B : hàng bán ra trong kỳ
D1: hàng tồn cuối kỳ
D2: hàng tồn cuối kỳ
N : hàng nhập trong kỳ
H : hao hụt
Từ những mối quan hệ mang tính cân đối nếu có sự thay đổi một chỉ
tiêu sẽ dẫn đến sự thay đổi một chỉ tiêu khác.
Liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các
chỉ tiêu phân tích, chẳng hạn doanh thu có quan hệ cùng chiều với lượng hàng
bán ra, giá bán có quan hệ cùng chiều với giá thành... Trong mối liên hệ trực
tiếp này, theo mức phụ thuộc giữa các chỉ tiêu có thể phân thành hai loại quan
hệ chủ yếu:


- Liên hệ trực tiếp giữa các chỉ tiêu trực tiếp với nhau, không thông qua
một chỉ tiêu nào khác. Ví dụ giữa các chỉ tiêu như doanh thu với lượng hàng
bán ra: lượng bán tăng (hoặc giảm) sẽ làm doanh thu tăng (hoặc giảm), lợi
nhuận tăng (hoặc giảm) sẽ kéo theo thuế thu nhập doanh nghiệp tăng (hoặc
giảm) ...
- Liên hệ gián tiếp: Là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ
thuộc giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng.
Liên hệ phi tuyến: Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu mà trong đó mức

liên hệ không được xác định theo tỷ lệ, chiều hướng liên hệ luôn luôn biến
đổi, trong những trường hợp này, mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích (hàm số)
với các nhân tố (biến số) thường có dạng hàm luỹ thừa. Ðể quy về hàm tuyến
tính, người ta dùng các thuật toán khác nhau như phép loga, bảng tương quan
và phương trình chuẩn tắc... Cũng có thể dùng phương pháp của giải tích toán
học như hàm số vi phân để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức biến
động của chỉ tiêu phân tích. Tuy nhiên những mối liên hệ phức tạp này chỉ sử
dụng trong phân tích chuyên đề hoặc trong phân tích đồng bộ phục vụ.
2.2.4. Phương pháp Dupont
Phương pháp Dupont (phương pháp tháp tỉ số) được sử dụng khá phổ
biến để phân tích các tỉ số tài chính. Phương pháp này được lấy tên
(Dupont) theo tên của công ty đầu tiên đã sử dụng các phân tích này. Nội
dung của phương pháp này là chia nhỏ một tỉ số tài chính tổng hợp thành
các tỉ số tài chính nhỏ hơn. Những thay đổi của tỉ số nhỏ được xem như
nhân tố tác động làm thay đổi tỉ số tổng hợp. Thông thường, tỉ số tổng hợp
thường được chọn là tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA) hoặc tỉ suất sinh lời
của vốn chủ sở hữu (ROE).
Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng
nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một


phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào
hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô
hình Dupont như sau:
ROE = ROA x Hệ số tài sản/Vốn chủ sở hữu
Hay,
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản

=

x

Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu

Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành:
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận ròng
=

Doanh thu

Doanh thu
x

Tổng tài sản

x

Tổng tài sản
Vốn chủ sở
hữu

Hay, ROE = ROS x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số tài sản/Vốn chủ sở hữu

Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một
số biện pháp làm tăng ROE như sau:
- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều
chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt
động.
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản,
thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và
hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.
- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nhưng không giảm chất lượng của
sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.2.5. Phương pháp đồ thị
Đồ thị là phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích
bằng biểu đồ hoặc đồ thị. Phương pháp đồ thị giúp người phân tích thể hiện
được rõ ràng, mạch lạc và trực quan diễn biến của chỉ tiêu phân tích qua từng
giai đoạn, trên cơ sở đó, xác định rõ những nguyên nhân biến động của chỉ


×