ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÂ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THÂI LÀNG BÚN VÂN CÙ, XÃ HƯƠNG TOÀN,
THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
Hồ Thị Diễm Quỳnh
PGS.TS. Bùi Dũng Thể
Lớp: K45C KHĐT
Niên khóa: 2011 - 2015
Huế, tháng 5 năm 2015
Khóa luận tốt nghiệp
L?i C?m ? n
Em xin chân thành câm Ąn thæy giáo PGS.TS. Bùi Düng Thể. Nhą să giúp đĈ
và hþĆng dẫn nhiệt tình cûa thæy ngay tÿ nhĂng ngày đæu chọn đề tài, em nhận đþĉc să động
viên tÿ phía thæy cùng nhĂng kiến thĀc quý báu cho việc nghiên cĀu đề tài. Tÿ nhĂng nền tâng
đó em mĆi có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp cûa mình.
Đặc biệt, em xin gāi ląi cám Ąn chån thành đến quý thæy cô giáo cûa Khoa Kinh tế
phát triển–Đäi học Kinh tế Huế. Trong suốt thąi gian còn ngồi trên ghế nhà trþąng, quý thæy
cô đã tận tâm truyền đät nhĂng kiến thĀc chuyên ngành để em có đþĉc vốn kiến thĀc tốt nhằm
phýc vý cho học tập và nghiên cĀu.
Trâi qua gæn bốn tháng thăc tập täi Ban Đæu tþ và Xåy dăng thị xã HþĄng Trà,
em đã nhận đþĉc să giúp đĈ và täo mọi điều kiện cûa Ban cüng nhþ các anh chị ć các bộ phận.
Chính să giúp đĈ cûa mọi ngþąi đã giúp em không nhĂng nắm bắt đþĉc kiến thĀc thăc tế cüng
nhþ các nghiệp vý cæn thiết mà em còn hoàn thành tốt công tác nghiên cĀu đề tài cûa mình.
NhĂng kiến thĀc này sẽ là hành trang ban đæu cho công việc cûa em sau này. Vì vậy, em xin
bày tỏ lòng câm Ąn såu sắc tĆi ban lãnh đäo cùng toàn thể anh chị trong Ban Đæu tþ và Xåy
dăng về să giúp đĈ cûa mọi ngþąi trong thąi gian em đang thăc tập. Qua đåy, em xin kính chúc
Ban Đæu tþ và Xåy dăng thị xã HþĄng Trà ngày càng phát triển, kính chúc toàn thể mọi
ngþąi luôn dồi dào sĀc khỏe và thành công trong công việc cûa mình.
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thăc hiện
Hồ Thị Diễm QuĊnh
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
i
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ i
Mục lục ............................................................................................................................ii
Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu ............................................................................... iv
Danh mục hình, sơ đồ ...................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................... vi
Tóm tắt nghiên cứu ........................................................................................................vii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2
5. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................4
1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................4
1.1.1. Lý luận chung về dự án đầu tư .......................................................................4
1.1.2. Những vấn đề lý luận về hiệu quả dự án đầu tư môi trường ..........................7
1.1.3. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích ........................................................10
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................14
1.2.1. Thực trang xử lý nước thải ở Việt Nam.......................................................14
1.2.2. Thực trạng xử lý nước thải ở tỉnh Thừa Thiên Huế......................................16
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƢỚC THẢI LÀNG BÚN VÂN CÙ XÃ HƢƠNG TOÀN, THỊ XÃ HƢƠNG
TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ..............................................................................18
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu .......................................................................18
2.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Hương Toàn ..............................................................18
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Hương Toàn ...................................................20
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
ii
Khóa luận tốt nghiệp
2.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên - điều kiện kinh tế xã hội ............................25
2.2. Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng bún Vân Cù ..............................26
2.2.1. Hiện trạng môi trường làng Vân Cù trước khi có dự án ...............................26
2.2.2. Mô tả khái quát về dự án ..............................................................................28
2.2.3. Sự cần thiết của dự án ...................................................................................29
2.2.4. Sơ lược về hệ thống xử lý nước thải làng bún Vân Cù ................................30
2.3. Tình hình tham gia mô hình hệ thống xử lý nước thải của các hộ dân trên địa
bàn thôn Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà ...............................................32
2.4. Đặc điểm của các hộ điều tra ..............................................................................33
2.5. Đánh giá hiệu quả của dự án ...............................................................................36
2.5.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án.............................................................36
2.5.2. Hiệu quả xã hội của dự án ............................................................................49
2.5.3. Hiệu quả môi trường của dự án ....................................................................52
2.6. Phân tích độ nhạy của dự án ...............................................................................54
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG MÔ HÌNH
HỆ
THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI LÀNG BÚN VÂN CÙ ............................................56
3.1. Định hướng phát triển mô hình hệ thống XLNT ................................................56
3.2. Giải pháp phát triển mô hình hệ thống XLNT ....................................................56
3.2.1. Giải pháp chung ............................................................................................56
3.2.2. Giải pháp cụ thể ............................................................................................57
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................61
1. Kết luận ..................................................................................................................61
2. Kiến nghị ................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................64
PHỤ LỤC
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
iii
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BCR
Tỷ suất lợi ích - chi phí
BTCT
Bê tông cốt thép
BV
Bệnh viện
BOD
Nhu cầu oxy sinh học
CBA
Phương pháp phân tích chi phí-lợi ích
CC
Cơ cấu
DAĐT
Dự án đầu tư
ĐTXD
Đầu tư xây dựng
IRR
Hệ số hoàn vốn nội bộ
KHVN
Khoa học Việt Nam
KH&CN
Khoa học và công nghệ
KCN-KCX
Khu công nghiệp - Khu chế xuất
KCN
Khu công nghiệp
L
Chiều dài
NPV
Giá trị hiện tại ròng
NCKH
Nghiên cứu khoa học
QĐ
Quyết định
SL
Số lượng
SS
Chất rắn lơ lững
TP
Thành phố
TN&MT
Tài nguyên và môi trường
THCS
Trung học cơ sở
TTH
Thừa Thiên Huế
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
T
Thời gian hoàn vốn
UBND
Ủy ban nhân dân
XLNT
Xử lý nước thải
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
iv
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2013 ........................24
Hình 2.2. Biểu đồ tỷ lệ các kích cỡ hầm Biogas của các hộ điều tra ............................35
Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ hệ thống XLNT thôn Vân Cù .....................................30
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
v
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Hương Toàn năm 2013 ................................19
Bảng 2.2. Tình hình dân số của xã Hương Toàn giai đoạn 2011 - 2013.......................20
Bảng 2.3. Tổng lượng nước thải ở làng bún Vân Cù ....................................................27
Bảng 2.4. Tình hình tham gia dự án đầu tư xây dựng hệ thống XLNT ở Vân Cù ........32
Bảng 2.5. Sản lượng bún ở các hộ điều tra ....................................................................33
Bảng 2.6. Số lượng lợn ở các hộ gia đình điều tra ........................................................33
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp chi phí dự toán ......................................................................37
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp chi phí quyết toán giai đoạn 1 ..............................................38
Bảng 2.9. Chi phí xây dựng công trình giai đoạn 2.......................................................39
Bảng 2.10. Chi phí bảo dưỡng công trình hàng năm.....................................................40
Bảng 2.11. Lợi ích bình quân hàng năm của công trình................................................42
Bảng 2.12. Tình hình sử dụng phụ phẩm ở các hộ có lắp đặt hệ thống XLNT .............44
Bảng 2.13. Đánh giá của các hộ gia đình về hiệu quả sử dụng phụ phẩm của công
trình XLNT ................................................................................................45
Bảng 2.14. Hiện giá lợi ích và chi phí của hệ thống xử lý nước thải ............................46
Bảng 2.15. Hiệu quả kinh tế của dự án..........................................................................47
Bảng 2.16. Hiện giá lợi ích chi phí bình quân một hầm Biogas ở thôn Vân Cù ...........48
Bảng 2.17. Đánh giá hiệu quả kinh tế một hầm Biogas ở Vân Cù................................49
Bảng 2.18. Ý kiến đánh giá về tình trạng sức khỏe sau khi có hệ thống XLNT ...........50
Bảng 2.19. Giá trị sản xuất, thu nhập các ngành nghề giai đoạn 2011-2013 ................52
Bảng 2.20. Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu r ............................55
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
vi
Khóa luận tốt nghiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý nước thải làng bún Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế”.
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của hệ thống
xử lý nước thải làng bún Vân Cù. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về hiệu quả
của hệ thống. Đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng mô hình, nâng cao hiệu quả dự
án trong giai đoạn tới.
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích
Kết quả đạt được:
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy rằng: “Dự án đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý nước thải làng bún Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế” đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân tham gia, góp phần cải thiện
môi trường, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phù
hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của địa phương. Đồng thời, góp phần tăng
cường cơ sở vật chất hạ tầng, là dự án nền thu hút các dự án khác đầu tư vào địa
phương, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương.
Bên cạnh những thành công đạt được, dự án này trong thời gian qua vẫn còn một
số tồn tại nằm ở ý thức của một số người dân còn hạn chế, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản
thân, chưa có ý thức bảo vệ môi trường chung và sự chưa quan tâm hết mực của cấp
quản lý địa phương trong quá trình vận hành, hoạt đông của dự án. Vì vậy, cần có
những giải pháp thiết thực nhằm mở rộng mô hình và nâng cao chất lượng hệ thống xử
lý nước thải để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải làng bún
Vân Cù trong thời gian tới.
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
vii
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và định hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng và nhà nước ta đã
tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các làng nghề. Việc phát triển các làng
nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm
ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng
nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Do sản xuất mang tính tự phát, việc đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh
thái của người dân làng nghề còn kém,... nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các
làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Điển hình trong
số đó trước đây có thôn Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh TTH.
Thôn Vân Cù từ khi khai hoang lập nghiệp đến nay, người dân trong làng chủ
yếu sống bằng hai nghề: chăn nuôi và làm bún tươi. Nước thải phát sinh từ quá trình
làm bún và chăn nuôi của người dân xã thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý
trong thời gian qua đã gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và
sinh hoạt của người dân. Nhận thức được điều này, tỉnh và địa phương đã tập trung
nguồn vốn tiến hành thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng bún
Vân Cù”, nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, cải thiện sức khỏe người dân,
và là một trong những tiêu chí góp phần đưa làng bún Vân Cù trở thành làng nghề
truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Việc xây dựng hệ thống
xử lý nước thải ở làng Vân Cù là đòi hỏi cũng như một yêu cầu cấp thiết, nó sẽ đáp
ứng cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế của địa phương, của
tỉnh trong thời gian tới.
Nhằm mục đích thấy được những lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường của
việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở làng bún Vân Cù, tôi đã đã tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng
bún Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” với mong
muốn có thể mang đến một cái nhìn toàn diện hơn cho quan điểm vừa phát triển kinh
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
1
Khóa luận tốt nghiệp
tế đồng thời cũng tiến hành công tác bảo vệ môi trường, đánh giá những hiệu quả về
kinh tế, xã hội, môi trường mà dự án mang lại cho người dân và địa phương nơi đây.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình áp dụng công trình hệ thống xử lý nước thải vào sản xuất
và chăn nuôi ở thôn Vân Cù, xã Hương Toàn; đánh giá hiệu quả của dự án để từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ hệ thống xử lý nước thải
vào chăn nuôi và sản xuất ở địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả của dự án đầu tư môi trường.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án.
- Đề xuất các giải pháp mở rộng quy mô dự án cũng như bài học kinh nghiệm
cho những dự án tương tự.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào những nội dung cơ bản của hiệu quả dự
án xây dựng hệ thống xử lý nước thải, giải pháp nâng cao hiệu quả của dự án xây dựng
hệ thống xử lý nước thải ở làng Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Tập trung nghiên cứu hiện trạng xử lý nước thải ở làng bún Vân
Cù và những tác động của dự án đến đời sống kinh tế xã hội của người dân và môi
trường trên địa bàn, nghiên cứu về hiệu quả cả đời của dự án hệ thống xử lý nước thải
làng bún Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà.
Về không gian: Làng Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà.
Về thời gian: Phân tích toàn bộ chu kỳ dự án khi bắt đầu đến khi dự án dự tính
kết thúc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
-
Dữ liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là tài liệu được xử lý và công bố như tài liệu sách, báo,...
Tài liệu thu thập được là sẵn có từ Ban Đầu tư và Xây dựng, UBND xã Hương
Toàn, các tài liệu trên mạng internet, sách tham khảo,...
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
2
Khóa luận tốt nghiệp
- Dữ liệu sơ cấp
Trực tiếp tiếp xúc với người dân bằng phiếu điều tra đã được lập sẵn. Bên cạnh
đó, tiếp xúc với các lãnh đạo, các cán bộ liên quan để thu thập ý kiến, các thông tin
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
4.2.1. Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp: Tổng hợp và tính toán lại theo các chỉ tiêu như tốc độ
phát triển, sử dụng để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Đối với số liệu sơ cấp: Xử lý theo phương pháp hệ thống hóa tài liệu, phân tổ
thống kê các chỉ tiêu, tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel.
4.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả dùng để phân tích tình hình kinh tế xã hội trên
địa bàn xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và thực trạng áp dụng
hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất và chăn nuôi.
4.3. Phƣơng pháp so sánh
- Phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu cơ cấu giá trị sản xuất nghành chăn
nuôi, ngành làm bún của xã, tình hình phát triển mô hình xử lý nước thải qua các năm.
4.4. Phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích (Cost Benefit Analysis - CBA)
Phương pháp CBA được dùng để lượng hóa lợi ích và chi phí của hệ thống xử lý
nước thải trong suốt vòng đời của dự án, từ đó phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả dự
án thông qua các chỉ tiêu.
5. Cấu trúc của đề tài
Đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu
Chương II. Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải
làng bún Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà
Chương III. Một số giải pháp mở rộng mô hình hệ thống xử lý nước thải làng
bún Vân Cù
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
3
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý luận chung về dự án đầu tƣ
1.1.1.1. Khái niệm
Các khái niệm liên quan
Theo luật đầu tư năm 2005 giải thích: “Hoạt động đầu tư nói chung là sự hy sinh
các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu
tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được
các kết quả đó”. Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, đầu tư có thể chia thành đầu tư
trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
- Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia
quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kế hoach đầu tư.
- Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kế hoạch đầu tư.
Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này
nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt
đời sống xã hội.
Khái niệm về dự án đầu tư
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì “DAĐT là một tập hợp các
hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên cơ sở các nguồn
lực nhất định”.
Ở Việt Nam, khái niệm DAĐT được trình bày trong nghị định 52/1999 NĐ-CP
về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản: “DAĐT là tập hợp các đề xuất có liên
quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạo các cơ sở vật chất nhất định
nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng
của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định”.
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
4
Khóa luận tốt nghiệp
Theo luật đầu tư năm 2005: “DAĐT là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn
để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.
Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có
hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và
thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Xét trên góc độ kế hoạch hóa: DAĐT là một công cụ thể hiện kế hoạch hóa chi
tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền
đề cho quyết định đầu tư và tài trợ.
Xét trên góc độ quản lý: DAĐT là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư,
lao động tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong một thời gian dài.
Xét về mặt nội dung: DAĐT là tổng thể các hoạt động với các chi phí cần thiết,
được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch trình thời gian và địa điểm xác định để
tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những
mục tiêu nhất định trong tương lai.
Vậy, DAĐT phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được
đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể. Đầu vào là lao động, nguyên vật liệu, đất
đai, vốn,… Đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ hoặc sự giảm bớt đầu vào. Sử dụng đầu
vào được hiểu là sử dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị
và các luật lệ,…
Dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì DAĐT cũng gồm những thành phần chính sau:
+ Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án sẽ mang
lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nói riêng.
+ Các kết quả: Đó là các kết quả có thể định lượng được tạo ra từ những hoạt
động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu của dự án.
+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc những hành động được thực hiện
trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và trách nhiệm của
các bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
+ Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện nếu thiếu các nguồn
lực về vật chất, tàị chính, con người. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính
là vốn đầu tư cho các dự án.
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
5
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.1.2. Phân loại dự án đầu tư
- Theo cơ cấu tái sản xuất:
Dự án đầu tư theo chiều rộng: Dự án đòi hỏi khối lượng vốn lớn, thời gian thực
hiện và hoàn vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao.
Dự án đầu tư theo chiều sâu: Dự án đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực
hiện dự án và hoàn vốn không lâu, độ mạo hiểm thấp.
- Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội:
Dự án phát triển sản xuất kinh doanh
Dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
- Theo giai đoạn hoạt động của dự án đầu tư trong quá trình sản xuất:
Dự án đầu tư thương mại và dự án đầu tư sản xuất
- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn bỏ ra:
Dự án đầu tư ngắn hạn và dự án đầu tư dài hạn.
- Theo sự phân cấp quản lý dự án:
Tùy theo tầm quan trọng và quy mô của dự án, dự án đầu tư được chia thành 4
nhóm: Dự án quan trọng Quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C. Đối
với các dự án đầu tư nước ngoài được chia làm 3 nhóm: Dự án nhóm A, dự án nhóm B
và các dự án phân cấp cho các địa phương.
- Theo nguồn vốn:
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín
dụng do nhà nước bảo lãnh.
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp và các nguồn vốn khác.
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗn hợp.
1.1.1.3. Sự khác biệt giữa dự án đầu tư kinh tế và dự án đầu tư môi trường
Dự án đầu tư kinh tế: Là dự án được tiến hành nhằm duy trì và tạo năng lực mới
trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và đời sống của xã hội. Các dự án đầu tư về kinh tế
thường phải có các giá trị về phân tích tài chính lớn, nếu trong trường hợp lợi nhuận
ròng của dự án nhỏ thì sẽ không được thực hiện.
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
6
Khóa luận tốt nghiệp
Dự án đầu tư bảo vệ môi trường: Là dự án đầu tư phát triển, thể hiện kế hoạch
chi tiết công cuộc đầu tư bảo vệ môi trường làm tiền đề cho quyết định đầu tư và tài trợ.
Khác với dự án đầu tư phát triển kinh tế chủ yếu mang tính chất tư nhân, việc
tiến hành đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các công ty hay doanh nghiệp; Các dự
án đầu tư bảo vệ môi trường lại là những dự án mang tính chất phúc lợi và phục vụ
chung cho cộng đồng nên các giá trị về phân tích tài chính hoặc là lỗ, hoặc sẽ không
đạt được giá trị cao, tuy nhiên nó có những đóng góp lớn vào việc cải thiện và nâng
cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư, vì thế người ta vẫn tiến hành đầu tư
phát triển nhưng đồng thời cần phải đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án để có
thể xác định những ưu đãi đối với việc xây dựng và phát triển dự án đó trong những
giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế.
1.1.2. Những vấn đề lý luận về hiệu quả dự án đầu tƣ môi trƣờng
1.1.2.1. Khái niệm đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư môi trường
Đánh giá hiệu quả dự án của một dự án đầu tư môi trường là việc so sánh, đánh
giá một cách có hệ thống giữa những chi phí và các lợi ích của dự án đem lại cho nền
kinh tế, sự phát triển của xã hội và công cuộc bảo vệ môi trường trên quan điểm toàn
bộ nền kinh tế và toàn xã hội.
Đánh giá hiệu quả dự án hay phân tích kinh tế xã hội môi trường dự án đầu tư
nhằm xác định sự đóng góp của các dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của nền
kinh tế, bảo vệ môi trường và phúc lợi xã hội. Để nói lên hiệu quả của lợi ích kinh tế xã hội - môi trường mà dự án mang lại, cần phải tiến hành so sánh giữa lợi ích mà nền
kinh tế và toàn xã hội thu được với những chi phí mà xã hội đã bỏ ra hay sự đóng góp
của xã hội khi thực hiện dự án.
Những lợi ích mà xã hội thu được là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện
mục tiêu chung của nền kinh tế và toàn xã hội. Những sự đáp ứng này có thể mang lại
tính chất định tính như đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ thực hiện các chủ
trương, chính sách của nhà nước....
Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một dự án đầu tư được thực hiện bao gồm
toàn bộ tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu
tư thay vì đầu tư vào các công việc khác trong tương lai.
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
7
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả dự án môi trường
Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường của dự án đầu tư là một trong
những nội dung trong quá trình lập và thẩm định dự án đầu tư. Việc phân tích này có
tác dụng không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn có ý nghĩa đối với cơ quan có thẩm
quyền của nhà nước và các định chế tài chính.
Đối với các nhà đầu tư: Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường là căn
cứ chủ yếu để nhà đầu tư thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án và
thuyết phục tài trợ vốn từ các định chế tài chính.
Đối với nhà nước: Đây là căn cứ quan trọng để quyết định có cho phép đầu tư
hay không. Đối cới các nhà đầu tư, mục tiêu chủ yếu của họ là đạt được lợi nhuận cao
nhất, khả năng sinh lợi cho một dự án nào đó mang lại chính là thước đo chủ yếu và là
động lực thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn. Song, đối với nhà nước trên phương diện
quốc gia từ lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường mà dự án mang lại chính là căn cứ để
xem xét và cho phép đầu tư. Một dự án sẽ dễ dàng chấp nhận được hơn nếu nó thực sự
đóng góp cho nền kinh tế và xã hội cũng như đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự
phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Đối với các định chế tài chính: Đây là căn cứ quan trọng để họ quyết định có tài
trợ vốn hay không. Một dự án khi chứng minh được một cách chắc chắn rằng sẽ mang
lại các lợi ích cho nền kinh tế - xã hội - môi trường thì sẽ nhận được sự tài trợ của các
định chế tài chính quốc gia cũng như các định chế tài chính quốc tế.
1.1.2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án phải đảm bảo rằng khi một dự án đầu tư
chứng minh rằng sẽ đem lại cho xã hội một lợi ích lớn hơn cái giá mà xã hội phải trả,
đồng thời đáp ứng được mục tiêu cơ bản trong giai đoạn phát triển nhất định thì dự án
mới xứng đáng hưởng những ưu đãi mà nền kinh tế đã dành cho nó. Tiêu chuẩn đánh
giá hiệu quả của dự án đầu tư thể hiện qua các mặt:
Hiệu quả về mặt kinh tế
Được đánh giá thông quá các chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng, hệ số hoàn vốn nội bộ
và tỷ suất lợi ích-chi phí.
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
8
Khóa luận tốt nghiệp
Hiệu quả về mặt xã hội
Mức đóng góp cho ngân sách (các khoản nộp vào ngân sách khi dự án bắt đầu
hoạt động như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế đất...).
Tác động đến lao động việc làm: Các nước đang phát triển nói chung và Việt
Nam nói riêng đều trong tình trạng yếu kém về kỹ thuật sản xuất và công nghệ nhưng
lại dư thừa nhân công. Chính vì vậy, chỉ tiêu này là một chỉ tiêu quan trọng trong việc
đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.
Tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Đây là một chỉ tiêu quan
trọng, nó giúp đánh giá sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phân phối
và xác định những tác động của dự án đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân
cư và theo vùng lãnh thổ. Thực chất của chỉ tiêu này là xem xét phần giá trị tăng thêm
của dự án và các dự án liên quan sẽ được phân phối cho các nhóm đối tượng khác
nhau (bao gồm: người làm công ăn lương, người hưởng lợi nhuận, nhà nước) hoặc
giữa các vùng lãnh thổ như thế nào, có đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong
giai đoạn nhất định hay không.
Mức tăng năng suất lao động sau khi có dự án so với trước khi có dự án từng
năm và bình quân cả đời dự án.
Tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường của dự án.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Đáp ứng việc thực hiện mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, của địa phương, các nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong
từng thời kỳ.
Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng: Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu
hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ mới của kết cấu hạ tầng mới.
Tác động dây truyền: Do xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội, mối
liên hệ giữa các vùng, các ngành trong nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ. Vì vậy,
lợi ích kinh tế xã hội của dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư
mà còn có ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Tuy nhiên, ảnh
hưởng dây truyền này không chỉ có ý nghĩa tích cực mà trong một số trường hợp nó
cũng có tác động tiêu cực. Khi phân tích dự án cần phải tính đến cả hai yếu tố này.
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
9
Khóa luận tốt nghiệp
Những ảnh hưởng đến sự phát triển địa phương: Có những dự án mà ảnh hưởng
của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương là rất rõ rệt. Đặc biệt là đối với
các dự án tại các địa phương nghèo, miền núi, nông thôn với mức sống và trình độ dân
trí thấp. Nếu dự án được triển khai tại các địa phương trên tất yếu sẽ kéo theo việc xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo
từ những dự án nói trên không những chỉ có tác dụng đối với chính những dự án đó mà
còn có ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương.
Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động,
trình độ quản lý của các nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập
của người lao động.
Hiệu quả về mặt môi trƣờng
- Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa quan tâm hay chưa phát hiện.
- Các tác động đến môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Cải thiện và nâng cao điều kiện cũng như chất lượng cuộc sống, sức khỏe của
cộng đồng dân cư địa phương.
1.1.3. Phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích
1.1.3.1. Khái niệm
Theo Frances Perkins: “Phân tích kinh tế còn gọi là CBA, là phân tích mở rộng
của phân tích tài chính,.. được sử dụng chủ yếu bởi các Chính phủ và các cơ quan
Quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay
không” (Frances Perkins,1994).
Theo Boardman: “CBA là một phương pháp đánh giá chính sách mà phương pháp
này lượng hóa bằng tiền giá trị của tất cả các kết quả của chính sách đối với tất cả mọi
thành viên trong xã hội nói chung. Lợi ích xã hội ròng (NSB = B-S) là thước đo giá trị
chính sách” (Boardman, Greenbreg, D., Vining, A., Weimer (1996). Phân tích chi phílợi ích: Lý thuyết thực hành, xuất bản lần 2. Prentice Hall. New Yorl. Chương 1).
Khái niệm CBA: “CBA là công cụ xác định và so sánh chi phí và lợi ích của một
chương trình, chính sách, dự án để đánh giá chương trình, chính sách, dự án làm tăng
hay giảm phúc lợi xã hội”.
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
10
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.3.2. Mục đích CBA
Trong thực tế cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn phải đối mặt với thực tiễn vấn
đề cần lựa chọn và giải quyết, trong đó có những vấn đề thuận và vấn đề chống, buộc
chúng ta phải lựa chọn và giải quyết. Một phương án hiệu quả giúp chúng ta trong
trường hợp này là phương pháp CBA. Mục đích của CBA là phục vụ cho lựa chọn
chính sách để đi đến một quyết định trong các phương án đưa ra. Các nhà đầu tư và
chính phủ sẽ lựa chọn phương án nào là tối ưu xét trên quan điểm phúc lợi kinh tế.
Tóm lại, CBA là phương pháp đánh giá để thực hiện quyết định lựa chọn, xem
xét tất cả các lợi ích và chi phí. Quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế và xem xét vấn
đề trên quan điểm xã hội nói chung.
1.1.3.3. Lợi ích và chi phí trong việc ứng dụng hệ thống XLNT
Lợi ích: Là nguồn lợi được hưởng, sự gia tăng thỏa dụng khi sử dụng hệ thống
XLNT.
Lợi ích của mô hình:
- Bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng cuộc sống trong lành, sạch sẽ.
- Tiết kiệm thời gian lao động dọn dẹp nơi ở, chuồng trại.
- Tiết kiệm chi phí mua các nhiên liệu chất đốt.
- Và nhiều lợi ích khác.
Hiện giá lợi ích tính toán:
PVB = B0 +
Trong đó: B0 là lợi ích ban đầu
B1 là lợi ích năm 1
Bt là lợi ích năm t
r là lãi suất chiết khấu
t là thời gian
Chi phí: Là khoản tiền phải bỏ ra để thực hiện dự án xây dựng hệ thống
XLNT làng bún Vân Cù.
Chi phí của hệ thống XLNT bao gồm :
- Chi phí xây dựng ban đầu
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
11
Khóa luận tốt nghiệp
- Chi phí bảo dưỡng, bảo quản
Hiện giá chi phí tính toán
PVB = C0 +
Trong đó: C0 là chi phí ban đầu
C1 là chi phí năm 1
Ct là chi phí năm t
r là lãi suất chiết khấu
t là thời gian
1.1.3.4. Các chỉ số thường gặp trong CBA
- Giá trị hiện tại ròng (NPV - Net Present Value)
Giá trị hiện tại ròng cho biết quy mô lợi ích của dự án, được tính theo mặt bằng
thời gian ở hiện tại, được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị hiện tại các khoản thu
(khấu hao và lợi nhuận sau thuế) với giá trị hiện tại các khoản chi phí đầu tư của dự án.
Giá trị NPV càng lớn thì hiệu quả của việc sử dụng hệ thống xử lý nước thải
trong sản xuất và chăn nuôi càng cao.
Công thức tính:
NPV = ∑
∑
Trong đó: Bt là lợi ích thu được của dự án năm t
Ct là chi phí thực hiện tại năm t
r là lãi suất tính toán
n là số năm hoạt động của dự án
NPV > 0 : Dự án có lãi, nên đầu tư thực hiện
NPV = 0 : Dự án hòa vốn, tùy quan điểm của từng nhà đầu tư và tùy vào loại dự
án để đưa ra quyết định có nên thực hiện hay không.
NPV <0 : Dự án lỗ, không nên thực hiện
- Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal Rate of Return)
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất tính toán mà ứng với mức lãi suất này thu
nhập của dư án vừa hoàn đủ vốn. Hay nói cách khác, hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
12
Khóa luận tốt nghiệp
suất tính toán mà nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi
của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu bằng với tổng chi.
Công thức tính:
NPV = 0
∑
∑
Dự án được chấp nhận nếu IRR >= r
- Tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR - Benefit Cost Ratio)
Là tỷ lệ giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của một dự án tính theo hiện giá. Chỉ
tiêu này cho biết 1 đơn vị tiền tệ chi phí đầu tư sẽ đưa lại bao nhiêu đơn vị tiền tệ thu
nhập của dự án.
Công thức tính:
∑
∑
Trong đó: Bt là thu nhập của dự án vào năm t
Ct là chi phí đầu tư của dự án vào năm t
r là lãi suất tính toán
n là số năm hoạt động của dự án
BCR > 1: Dự án có lãi, nên đầu tư thực hiện
BCR = 1: Tùy quan điểm của nhà đầu tư có nên thực hiện hay không
BCR < 1: Dự án không khả thi, nên loại bỏ
Mối quan hệ giữa 3 đại lượng NPV, IRR, BCR với lựa chọn dự án
Để đánh giá một dự án khả thi hay không ta đánh giá dựa trên 3 trường hợp sau:
- Nếu NPV > 0, IRR > r, BCR > 1 thì dự án có lãi, nên đầu tư thực hiện
- Nếu NPV < 0, IRR < r, BCR < 1 thì dự án không khả thi, nên loại bỏ
- Nếu NPV = 0, IRR = r, BCR = 1 tùy theo quan điểm của từng nhà đầu tư
1.1.3.5. Các bước thực hiện CBA
- Nhận dạng vấn đề
- Xác định các phương án
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
13
Khóa luận tốt nghiệp
- Nhận dạng các lợi ích và chi phí
- Lượng hóa các lợi ích và chi phí trong suốt vòng đời của dự án
- Quy ra giá trị bằng tiền các lợi ích và chi phí
- Chiết khấu các lợi ích và chi phí, tính hiện giá ròng NPV
- Phân tích độ nhạy
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trang xử lý nƣớc thải ở Việt Nam
Hiện nay, tính chung trên địa bàn cả nước, lượng nước thải các loại chưa được xử
lý lên tới 1,5 tỷ m3. Trong đó nước thải ở các khu đô thị và các KCN khoảng 1tỷ m3.
Chỉ có khoảng 30% cơ sở sản xuất công nghiệp có XLNT, nhưng hầu hết các cơ sở
này vận hành chưa đủ tiêu chuẩn hoặc không được vận hành thường xuyên. Các thiết
bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường chưa đồng bộ nên chưa phát huy hiệu quả,
đồng thời chưa hình thành được ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam.
- Xử lý nước thải sinh hoạt đô thị
Đối với nước thải đô thị, khu dân cư, hầu hết sử dụng bể tự hoại xử lý tại chỗ
thuộc các hộ gia đình. Các bể tự hoại được xây dựng thời Pháp thuộc đều có ngăn lọc
hiếu khí. Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, người ta chỉ dùng bể tự hoại không
có ngăn lọc và được gọi là bể bán tự hoại. Tới nay có khoảng 10 nhà máy XLNT đô thị
đã được xây dựng và đưa vào hoạt động tại Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma thuột, Đà Lạt
và TP Hồ Chí Minh.
Đa số các đô thị Việt Nam chưa có nhà máy/trạm XLNT tập trung.
Hiện nay đã có một số thành phố khác đang thực hiện dự án thoát nước và vệ
sinh môi trường như TP Huế, Hạ Long, Việt trì, Thanh Hoá, Đồng Hới, Nha Trang,
Quy Nhơn. Công nghệ XLNT là công nghệ sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính hoặc
áp dụng công nghệ xử lý đơn giản là hồ sinh học. Các đô thị nhỏ hầu như chưa có dự
án thoát nước và XLNT.
- Xử lý nước thải bệnh viện, trường học hay cơ quan NCKH:
Tại các bệnh viện như BV Quân đội 108, BV Bạch Mai, BV Hai Bà Trưng, Hà
Nội (Xây dựng mới), BV Việt-Tiệp, BV Nhi TP Hải Phòng, BV Đa khoa TP Huế,
BV Nhi Thuỵ Điển Hà nội và BV Uông Bí, BV Nhi TP HCM,… có trạm XLNT với
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
14
Khóa luận tốt nghiệp
công nghệ xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính hoặc kết hợp xử lý bằng phương
pháp hóa học. Viện KHVN nay là Viện KH&CN Quốc Gia đã xây dựng và vận
hành trạm xử lý nước thải bằng hóa học và sinh học. Hiện có khoảng 100-150 trong số
1100 bệnh viện (hay khoảng 10-15% số bệnh viện) có trạm XLNT bệnh viện đưa vào
hoạt động.
- Xử lý nước thải công nghiệp
Hiện tại ở nước ta ước tính đã có khoảng 60-70 nhà máy XLNT tập trung tại các
KCN-KCX, trong số 171 KCN-KCX đưa vào hoạt động (tổng số có 223 KCN-KCX
có quyết định thành lập).
Cũng khoảng 60% số KCN và nhiều cụm công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất,
các làng nghề chưa có trạm XLNT, có nơi đã xây dựng trạm XLNT nhưng không hoạt
động. Công nghệ XLNT thường dùng là phương pháp bùn hoạt tính và lọc sinh học.
Công nghệ XLNT công nghiệp khá đa dạng và đặc biệt có xuất xứ từ nhiều nước.
Do đó các thiết bị cũng có xuất xứ từ nhiều nguồn cung cấp. Kết quả sẽ gây nhiều khó
khăn cho việc sửa chữa, thay thế khi cần thiết.
- Xử lý nước thải làng nghề
Trong vòng 10 năm lại đây vấn đề môi trường làng nghề đã được nhiều chương
trình NCKH quan tâm như “Làng nghề Việt Nam và Môitrường” và nhiều đề tài
nghiên cứu ứng dụng khác. Cho đến nay một số cơ sở ở làng nghề dệt nhuộm Dương
Nội, Hà Đông, giấy Yên Phong, Bắc Ninh, cơ sở mạ kim loại, dùng công nghệ hóa
học-keo tụ, kết tủa + lắng nước thải. Một số cơ sở chế biến giấy còn áp dụng keo tụ kết
hợp tuyển nổi,… Một số cơ sở chế biến bún-bánh đa đã áp dụng bãi lọc sinh học ngập
nước, một số khác dùng bãi lọc trồng cây,… Nhìn chung công nghệ XLNT các làng
nghề, tùy thuộc từng ngành sản xuất, tùy thuộc điều kiện từng làng xóm mà áp dụng
các công nghệ đa dạng khác nhau.
Đánh giá công nghệ và hoạt động vận hành xử lý nước thải
Do khả năng kinh tế của Việt Nam còn có hạn, nên việc đầu tư XLNT đô thị
chưa được nhiều. Việc hút bùn từ bể tự hoại cũng chưa thực hiện đúng thời hạn.
Trong khoảng 10-15 năm lại đây các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học
đã nghiên cứu theo hướng công nghệ xử lý chi phí thấp và đang áp dụng ở một số nơi
và thu được kết quả ban đầu.
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
15
Khóa luận tốt nghiệp
Việc quản lý vận hành và bảo dưỡng ở các nhà máy XLNT với mọi cấp độ và
quy mô đang là một vấn đề lớn không chỉ đối với nước ta mà cả các nước đang phát
triển. Đây không chỉ đơn thuần là quản lý kỹ thuật, mà còn liên quan đến chi phí kinh
tế. Do vậy nhiều nhà máy/trạm XLNT, khi xây dựng với kinh phí đầu tư lớn nhưng
không hoạt động. Hệ quả là hiệu suất xử lý rất thấp. Đây là một vấn đề cần được
nghiên cứu đánh giá một cách nghiêm túc.
Hiện nay công nghệ, thiết bị XLNT ở nước ta có xuất xứ từ nhiều nước như
Nhật, Pháp, Ý, Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Mỹ,… Trong khi nước ta còn chưa có công
nghiệp sản xuất, chế tạo thiết bị chuyên dụng. Đây sẽ là thách thức lớn đối với nước ta
trong những năm tới.
Đối với các làng nghề, đã đang áp dụng một số công nghệ khác nhau, tùy thuộc
lĩnh vực sản xuất và điều kiện cụ thể của địa phương. Vấn đề là với công nghệ hóa học
hay hóa lý các cơ sở có vận hành một cách thường xuyên hay không, hay vận hành có
hiệu quả hay không lại là chuyện khác.
1.2.2. Thực trạng xử lý nƣớc thải ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Về xử lý nước thải ở các làng nghề:
Hiện nay, việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở các làng
nghề đang được tỉnh Thừa thiên Huế chú trọng đầu tư và bước đầu mang lại nhiều
thành quả. Một vài dự án đã thực hiện và đang thực hiện có thể kể đến như:
Năm 2010, tỉnh đã đầu tư 8,2 tỷ đồng xây dựng hệ thống XLNT tại hai làng nghề
làm bún là Ô Sa và Vân Cù. Bên cạnh 2 dự án nói trên, năm 2012 UBND tỉnh cũng đã
thông báo vốn chuẩn bị đầu tư cho 3 hạng mục công trình với kế hoạch vốn chuẩn bị
đầu tư là 300 triệu đồng, gồm: Hệ thống nước thải làng nghề tinh lọc bột sắn xã Lộc
An, huyện Phú Lộc; Hệ thống XLNT làng nghề nước mắm xã Phú Hải, huyện Phú
Vang; Hệ thống XLNT làng nghề nước mắm xã Phong Hải, huyện Phong Điền, làm cơ
sở đề xuất đầu tư triển khai trong kế hoạch năm 2013. Giai đoạn 2013 - 2015, tỉnh đã
tập trung nguồn vốn 30,9 tỷ đồng để cải thiện môi trường của 6 cơ sở làng nghề, trong
đó có 3 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng theo quyết định 64 của Thủ tướng chính phủ,
chưa được xử lý gồm: Làng nghề Vôi hàu Lăng Cô (Phú Lộc), làng nghề đúc đồng tại
phường Đúc và phường Thủy Xuân (TP Huế), làng nghề gạch ngói Hương Vinh,
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
16
Khóa luận tốt nghiệp
Hương Toàn (thị xã Hương Trà); còn lại là làng nghề nước mắm ở xã Phú Thuận, Phú
Hải (Phú Vang) và xã Phong Hải (Phong Điền), và làng nghề tinh bột sắn Lộc An
(huyện Phú Lộc). Hiện nay tình trạng ô nhiễm ở các làng ở đã được cải thiện đáng kể.
Về xử lý nước thải ở các KCN:
Theo ông Nguyễn Đình Đẩu, giám đốc Sở TN&MT Thừa Thiên Huế cho biết:
Hiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng lượng nước thải phát sinh tại các KCN đã được thu
gom và xử lý đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định. Các hoạt động của KCN Phú Bài phát
sinh lượng nước thải khoảng 2.500m3/ngày/đêm; Toàn bộ khối lượng nước thải này đã
được thu gom và xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung, công suất 4.000m3/ngày/đêm
trước khi xả thải ra môi trường, đạt tỷ lệ 100%. Tại KCN Phong Điền, khối lượng
nước thải đạt khoảng 150m3/ngày/đêm, khối lượng nước thải này cũng đã được thu
gom, để xử lý. Tại KCN này, Nhà máy nước thải tập trung cũng đang được xây dựng
với công suất 4.000m3/ngày/đêm.
Ngoài ra, 11 dự án hoạt động tại các KCN có sử dụng công nghệ đốt lò hơi để
thu nhiệt phục vụ sản xuất, hầu hết các hoạt động phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi
trường. Đến nay, tỷ lệ xử lý lượng khí thải đạt 40%.
Về công tác thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, lượng chất thải
rắn phát sinh tại các KCN hiện nay đạt khoảng 3,5 tấn/ngày/đêm. Hầu hết đã được các
doanh nghiệp thu gom và hợp đồng với các đơn vị có chức năng để xử lý, tỷ lệ đạt
95%. Khối lượng phát sinh chất thải nguy hại khoảng 0,25 tấn/ngày/đêm, tỷ lệ xử lý
đạt 70%.
Vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành công trình cải tạo hồ xử lý
nước rỉ rác Thủy Phương, thị xã Hương Thủy. Công trình có tổng vốn đầu tư 520.000
euro, trong đó Nghiệp đoàn XLNT Paris-Pháp (SIAAP) tài trợ 350.000 euro. Sau khi
hoàn thành công trình đã góp phần vào công tác xử lý khống chế ô nhiễm bãi rác Thủy
Phương, cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư trong khu vực.
SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh
17