Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch tây sơn huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

́H

U

Ế

-----  -----



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI

K

IN

H

HỌC

DỰNG

O

̣C

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN XÂY



̣I H

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH THỊ TRẤN TÂY SƠN,

Đ
A

HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH

HỒ THỊ THANH TÂM

Khóa học: 2009 - 2013


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----  -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI

U

Ế


HỌC



DỰNG

́H

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN XÂY

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH THỊ TRẤN TÂY SƠN,

̣I H

O

̣C

K

IN

H

HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH

Giáo viên hướng dẫn :

Hồ Thò Thanh Tâm


Th.S Lê Nữ Minh Phương

Đ
A

Sinh viên thực hiện :

Lớp : K43B - KHĐT
Niên khóa: 2009 - 2013

Huế, tháng 05 năm 2013

SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

Đ
A

̣I H

O

̣C


K

IN

H



́H

U

Ế

Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài
“Đánh giá hiệu quả Kinh tế xã hội dự án hệ thống cấp nước
sạch thò trấn Tây Sơn huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tónh” tôi xin chân
thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại học Kinh tế - Đại
học Huế, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Phát
triển đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong
những năm họcvừa qua.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, đặc biệt là
anh Nguyễn Hoàng Anh Tuấn– phòng Quản lý Doanh nghiệp đã
tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu và những kinh nghiệm
thực tếđể tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
nhất đến ThS Lê Nữ Minh Phương đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo
tôi trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn

bè, những người thân đã luôn theo sát, giúp đỡ và ủng hộ tôi
về mặt tinh thần và vật chất.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian
cũng như kinh nghiệm thực tế nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót nhất đònh.
Kính mong quý thầy cô tiếp tục, bổ sung góp ý để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện:
Hồ Thò Thanh Tâm

SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.......................................................................................................vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.................................................................................................................viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................1

Ế


1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1

U

2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2

́H

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3
4. Các giả định ...............................................................................................................3



5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
5.1 Phương pháp luận ................................................................................................................ 4

H

5.2 Phương pháp thu thập và phân tích thông tin................................................................ 5

IN

6. Hạn chế của đề tài .....................................................................................................5

K

7. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................7


̣C

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

O

XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHÀ MÁY NƯỚC THỊ TRẤN TÂY SƠN...................................7

̣I H

1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................7
1.1.1 Một số khái niệm và tiêu chuẩn về nước....................................................................... 7

Đ
A

1.1.2 Phân loại nước .................................................................................................................... 8
1.1.3 Tầm quan trọng của nước sạch....................................................................................... 9
1.2 Khái niệm, mục đích, quy trình và phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế
- xã hội...........................................................................................................................10
1.2.1 Phân tích tài chính dự án đầu tư...................................................................................10
1.2.2 Khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội .............................................................................11
1.2.3 Sự cần thiết phải phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội ...............................................11
1.2.4 Phương pháp tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội ................................... 12
1.2.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án .............................12
SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

v



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

1.3 Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................13
1.3.1 Tình hình cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn Việt Nam ..............................13
1.3.2 Tình hình cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn Hà Tĩnh ................................14
CHƯƠNG II: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN
NƯỚC Ở KKT CKQT CẦU TREO VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................................17
2.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, tài nguyên và cảnh quan môi
trường thị trấn Tây Sơn..............................................................................................17

Ế

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................17

U

2.1.2 Các nguồn tài nguyên chính ...........................................................................................18

́H

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................................. 18
2.1.4 Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đối



với việc cung cấp nước sạch cho KKT CKQT Cầu Treo...................................................20
2.2 Khái quát chung về dự án xây dựng hệ thống cấp nước Thị trấn Tây Sơn ...........21


H

2.2.1 Sự cần thiết của dự án......................................................................................................21

IN

2.2.2 Sơ lược về hệ thống cấp nước Tây Sơn ........................................................................23

K

2.2.3 Tình trạng thất thoát nước của nhà máy.....................................................................23
2.3 Thực trạng sử dụng nước sạch của các hộ gia đình ở vùng nhà máy nước Thị

O

̣C

trấn Tây Sơn.................................................................................................................24

̣I H

2.3.1 Thực trạng sử dụng nước sạch của các hộ gia đình ở vùng nhà máy nước Thị
trấn Tây Sơn................................................................................................................................24

Đ
A

2.3.2 Một số nhận xét về thực trạng sử dụng nước sạch của các hộ gia đình.................26
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN HỆ THỐNG
CẤP NƯỚC THI TRẤN TÂY SƠN .................................................................................................28

3.1 Phân tích chi phí của dự án ..................................................................................28
3.1.1 Phân tích chi phí về tài chính .........................................................................................28
3.1.2 Chi phí kinh tế - xã hội.....................................................................................................36
3.2 Phân tích lợi ích dự án ..........................................................................................39
3.2.1 Lợi ích tài chính ................................................................................................................39
3.2.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội ................................................................................................. 46
3.3 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội thông qua đánh giá của người dân..................49
SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

3.3.1 Đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người dân theo các mức giá.............................49
3.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sử dụng nước máy của người dân .....................49
3.3.3 Đánh giá mức tác động của dự án đến đời sống KTXH của người dân .............53
3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thông qua các chỉ tiêu định
lượng được ...................................................................................................................56
3.4.1 Tổng hợp chi phí lợi ích của dự án................................................................................56
3.4.2 Các chỉ tiêu hiệu quả của dự án ...................................................................................58

Ế

3.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư...................................................................58

U


PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................................62

́H

3.1 Kết luận .................................................................................................................62
3.2 Kiến nghị ...............................................................................................................62

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................65

SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

vii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

ATGT

An toàn giao thông

BCR

Tỉ số chi phí - lợi ích

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BQL

Ban Quản lý

BTC


Bộ Tài chính

BXD

Bộ Xây dựng

BYT

Bộ Y tế

CKQT
DAĐT

Cửa khẩu quốc tế
Dự án đầu tư

ĐVT

Đơn vị tính

EBCR

Tỉ số chi phí - lợi ích theo quan điểm xã hội

EIRR

Tỉ suất thu hồi vốn nội bộ theo quan điểm xã hội

ENPV


Thu nhập xã hội ròng

U
́H



H

IN
̣C

̣I H

IRR

O

ICOR

Tổng sản phẩm quốc nội

K

GDP
GO
GPMB

Ế


CHỮ VIẾT TẮT

Giá trị sản xuất
Giải phóng mặt bằng
Hệ số gia tăng vốn đầu ra
Tỉ suất thu hồi vốn nội bộ
Khu Kinh tế

MTQG

Mục tiêu quốc gia

Đ
A

KKT
NPV

Thu nhập ròng

NS&VSMTNT

Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

QCVN
TSCĐ

Quy chuẩn Việt Nam
Tài sản cố định


TTLT

Thông tư liên tịch

UBND
USD
VAT

Ủy ban nhân dân
Đô la Mỹ
Thuế Giá trị gia tăng

WB

Ngân hàng Thế giới

SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của thị trấn Tây Sơn giai đoạn 2010 – 2013 ........19
Bảng 2: Thực trạng sử dụng nguồn nước các hộ điều tra của Thị trấn Tây Sơn đầu
năm 2013.............................................................................................................. 26
Bảng 3: Chi phí ban đầu theo giá trị dự toán ......................................................... 28

Bảng 4: Chi phí ban đầu theo giá trị quyết toán .................................................... 29
Bảng 5: Tình hình cấp vốn đầu tư cho dự án......................................................... 30

Ế

Bảng 6: Chi phí hoạt động, vận hành năm 2011 – 2012 ........................................ 32

U

Bảng 8: Trích khấu hao tài sản cố định công trình nhà máy nước Tây Sơn ........... 35

́H

Bảng 7: Chi phí hoạt động, vận hành trong vòng đời dự án................................... 33
Bảng 9: Giá trị khấu hao hàng năm....................................................................... 36



Bảng 10: Thu nhập qua các năm từ việc trồng cây lâm nghiệp.............................. 38
Bảng 11: Giá thành thực hiện dự kiến ................................................................... 40

H

Bảng 12: Xác định giá tiêu thụ theo từng đối tượng.............................................. 40

IN

Bảng 13: Giá trị thực hiện theo đơn giá đề xuất .................................................... 41

K


Bảng 14: Giá bán nước sạch theo đối tượng sử dụng ............................................ 42
Bảng 15: Xác định công suất tiêu thụ nước sạch ................................................... 43

O

̣C

Bảng 16: Dự báo giá bán, doanh thu và thuế VAT ................................................ 45

̣I H

Bảng 17: Lương trả cho người lao động năm 2011 và 2012 .................................. 46
Bảng 18: Giá trị đóng góp của dự án cho một số ngành ........................................ 47

Đ
A

Bảng 19: Khối lượng vốn đầu tư tiết kiêm được ................................................... 48
Bảng 20: Quy mô của hộ gia đình......................................................................... 49
Bảng 21: Thu nhập bình quân đầu người của các hộ điều tra ................................ 50
Bảng 22: Nhận thức của người dân về nguồn nước sạch ....................................... 51
Bảng 23: Đánh giá tác động tích cực của dự án .................................................... 53
Bảng 24: Đánh giá tác động tiêu cực của dự án .................................................... 55
Bảng 25: Tổng hợp chi phí – lợi ích xã hội của dự án ........................................... 56
Bảng 26: Các chỉ tiêu tài chính và KTXH ............................................................. 58
Biểu đồ 1: Lợi ích ròng hàng năm của dự án ................................................................57
Biểu đồ 2: Giá trị tích lũy của dự án theo thời gian .....................................................57
SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm


ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong thời gian thực tập tại BQL KKT CKQT Cầu Treo, tôi đã chọn đề tài
“Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch
Tây Sơn huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài tốt nghiệp của mình với mục
tiêu phân tích thực trạng sử dụng các nguồn nước và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội
nhà máy nước Thị trấn Tây Sơn, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư của nhà máy và nâng cao tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nước máy.

Ế

Dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu được thu thập từ hồ sơ dự án, các tài liệu,

U

báo cáo của BQL KKT, của địa phương; từ quá trình điều tra phỏng vấn hộ và từ sách

́H

báo, tạp chí, website và một số luận văn.

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tôi đã sử dung một số phương pháp như:




Phương pháp duy vật biện chứng và tư duy logic

Phương pháp chuyên gia

IN

Phương pháp phân tích thống kê

H

Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí

K

Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp và sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh tế - xã hội như ENPV, EBCR, EIRR…

O

̣C

Trên cơ sở phân tích số liệu thu thập được, khóa luận đã đánh giá được thực trạng

̣I H

sử dụng nước sạch của các hộ gia đình và phân tích được những hiệu quả kinh tế - xã hội
mà dự án mang lại. Từ đó khóa luận cũng đưa ra các giải pháp cụ thể có tính khả thi, phù

Đ

A

hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà máy và nâng cao tỉ lệ sử dụng
nước sạch của các hộ gia đình.

SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

x


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Nước sạch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, có ý nghĩa
rất lớn đối với cuộc sống hàng ngày của con người. Ngày nay, vấn đề nước sạch đang
là vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm của công đồng. Những nỗ lực toàn cầu nhằm cải
thiện quyền tiếp cận với nước sạch của con người lại đang gặp nhiều khó khăn do tình
trạng đô thị hóa phát triển quá nhanh. Tỷ lệ dân số sống tại các vùng đô thị không

Ế

được tiếp cận với nước sạch đang tăng lên từng ngày.

U

Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc công bố tại diễn đàn "Tuần lễ nước


́H

thế giới" đang diễn ra tại Stockholm (Thụy Điển), ngày nay, tại các thành phố trên thế
giới, số người nghèo không được tiếp cận với nguồn nước vệ sinh và an toàn thậm chí



còn cao hơn cả những con số thống kê hồi cuối thế kỷ 20. Từ năm 2000 đến năm 2008,
dân số thế giới đã tăng thêm 636 triệu người, trong đó có tới 80% (khoảng 511 triệu

H

người) sống ở đô thị. Trong số này lại có tới 114 triệu người không có nước sạch để

IN

dùng và khoảng 134 triệu người khác sống trong môi trường thiếu vệ sinh cơ bản. Số

khoảng 1/7 dân số thế giới.

K

người không được tiếp cận nguồn nước sạch đã lên tới hơn 900 triệu người, chiếm

O

̣C

Trong khi đó, vào tháng 7/2010, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công nhận việc


̣I H

tiếp cận với nước sạch và sống vệ sinh là "một quyền của con người". Thế nhưng, quá
trình đô thị hóa diễn ra chóng mặt trên toàn cầu vẫn đang cản trở những nỗ lực cải

Đ
A

thiện tình hình cung cấp nước sạch ở ngay cả những thành phố lớn. Trong những thập
kỷ gần đây, nỗ lực toàn cầu đã giúp hàng trăm triệu người được tiếp cận với điều kiện
vệ sinh cơ bản, song xu hướng này không thể theo kịp đà gia tăng dân số ồ ạt cùng với
tiến trình đô thị hóa quá nhanh hiện nay. Dự báo đến năm 2025, số người lâm vào tình
trạng căng thẳng hoặc khan hiếm về nước (dưới 1700 m3/người/năm) khoảng từ 2,8
đến 3,3 tỉ người.
Trên thực tế nguồn nước ngọt sạch của thế giới đang trong tình trạng bị ô nhiễm
ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trong khi đó, tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao
và do đó nhu cầu về nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt đang trở nên bức bách hơn

SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

bao giờ hết. Như vậy, tất yếu phải có sự xuất hiện ngày càng nhiều các trạm xử lý và
cung cấp nước sạch cho người dân nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của họ.
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng một cách nhanh

chóng. Tỷ lệ GDP của nền kinh tế quốc dân ngày càng cao. Tốc độ phát triển đô thị
ngày càng nhanh, song cơ sở hạ tầng các đô thị còn yếu kém nhất là giao thông, cấp
thoát nước và vệ sinh môi trường, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của các đô thị. Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước các đô thị Việt Nam đã

Ế

được Đảng, Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng, nhờ vậy tình hình

U

cấp nước đã được cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên tình hình cấp nước đô thị còn

́H

nhiều bất cập. Tỉ lệ cấp nước còn rất thấp, trung bình đạt 70% tổng dân số đô thị được
cấp nước. Ở những vùng sâu vùng xa, người dân hiện vẫn đang rất khó khăn trong việc



tiếp cận nguồn nước sạch cho sinh hoạt và ăn uống.

KKT CKQT Cầu Treo được thành lập năm 1998, có tổng diện tích 56.685 ha

H

với dân số hơn 2 vạn người. Từ khi có quyết định thành lập đến nay, đã có 158 doanh

IN


nghiệp, hơn 1000 hộ kinh doanh cá thể được cấp đăng kí kinh doanh đang hoạt động,

K

có 18 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn trên 2000 tỷ đồng, 9 dự
án đã giới thiệu địa điểm hiện đang lập dự án đầu tư. BQL KKT cũng đã thực hiện

O

̣C

công tác đầu tư trực tiếp tại KKT 82 dự án, công trình với tổng mức đầu tư trên 500 tỉ

̣I H

đồng để tạo cơ sở hạ tầng thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, nhiều dự án đang gặp trở ngại
vì thiếu nguồn cung cấp nước sạch. Đứng trước thực trạng đó, để giải quyết nhu cầu

Đ
A

nước sạch phục vụ sinh hoạt của người dân cũng như tạo điều kiện cho các dự án xây
dựng đi vào hoạt động, dự án nhà máy nước Thị trấn Tây Sơn được phê duyệt và xây
dựng. Mặc dù nhà máy đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả của dự án chưa được
nghiên cứu. Để hiểu rõ hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch
Thị trấn Tây Sơn và có một cách nhìn toàn diện về lợi ích dự án mang lại cho công
đồng và xã hội, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội dự án xây dựng
hệ thống cấp nước sạch Tây Sơn – huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài tốt
nghiệp cuối khóa của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Khái quát hóa vấn đề lý luận hàng hóa công, đặc biệt là dịch vụ cấp nước sạch.
SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước sạch của các hộ gia đình trên địa bàn Thị trấn
Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Phân tích và đánh giá, xác định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án xây dựng hệ
thống cung cấp nước sạch cho Thị trấn Tây Sơn.
Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả đầu tư của dự án hay mở rộng
quy mô dự án cũng như bài học kinh nghiệm cho những dự án tương tự.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

U

đình ở Thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Ế

 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ gia

́H

 Phạm vi không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng cung cấp và
sử dụng nước sạch ở Thị trấn Tây Sơn.




 Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng sử dụng nước sạch và
những tác động của dự án xây dựng nhà máy nước Thị trấn Tây Sơn đến đời sống KT-XH

H

của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên để làm rõ hiệu quả của dự án, đề tài phân tích toàn

IN

bộ chu kỳ của dự án từ khi bắt đầu triển khai đến khi dự án dự tính kết thúc.

Tỷ lệ chiết khấu:

K

4. Các giả định

O

̣C

Thuế vốn là thuật ngữ chỉ khoản tiền lãi sử dụng vốn mà doanh nghiệp hay cơ

̣I H

quan nhà nước, gọi chung là chủ đầu tư phải nộp cho Kho bạc Nhà nước khi sử dụng
vốn từ Ngân sách Nhà nước. Ở thời điểm lập dự án khả thi, mức thuế vốn được quy


Đ
A

định là 2,4%/năm. Nhưng đến năm 2000, để tạo điều kiện cho đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng từ vốn Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính đã ra Thông tư bãi bỏ thuế vốn.
Theo đó các dự án sử dụng vốn Ngân sách không phải chịu bất kỳ khoản thuế suất nào.
Tuy nhiên thông thường để tính chi phí cơ hội của dòng tiền, khi tính các chỉ tiêu kinh
tế của dự án 100% vốn Ngân sách Nhà nước, nhất là các dự án đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng, cơ quan lập dự án vẫn áp dụng tỉ lệ chiết khấu bằng tỉ lệ trượt giá bình quân lí
tưởng theo từng thời kỳ. Tỉ lệ trượt giá bình quân lí tưởng của Việt Nam trong giai
đoạn 2010 – 2015 là 6,3% (theo ADB).
Tỉ lệ chiết khấu xã hội được xác định trên chi phí xã hội của việc sử dụng vốn
đầu tư. Cơ sở để xác định tỉ suất chiết khấu xã hội là lãi vay dài hạn trên thị trường
SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

vốn. Việt Nam là nước đang phát triển nên tỉ lệ chiết khấu xã hội được xác định theo
công thức như sau:
rs = (1+pd)rn
Trong đó:

rs: tỉ suất chiết khấu xã hội


rn: lãi suất vay vốn trên thị trường vốn (lãi suất cho vay dự án đầu tư
năm 2011 = 10%)
pd: hệ số bảo hiểm cho các dự án trong nước, hệ số này được lấy bằng

Ế

0.175.

U

Từ đó tính được tỉ suất chiết khấu xã hội là rs = 11,75%. Tỉ lệ chiết khấu này

́H

phản ánh chi phí cơ hội của vốn tính cả lạm phát (tỉ suất chiết khấu danh nghĩa).



Thời gian của dự án: Thời gian hoạt động (tuổi thọ) của dự án là 36 năm, từ
năm 2000 đến năm 2035. Trong đó, thời gian hệ thống bắt đầu cung cấp nước sạch

H

thương phẩm là 25 năm, từ năm 2011 đến năm 2035. Lấy năm 2011 là năm làm mốc để
tính toán dòng tiền và khấu hao.

IN

Tốc độ tăng của các khoản mục chi phí: chỉ chịu tác động của lạm phát và bằng


K

tỉ lệ trượt giá bình quân lí tưởng là 6,3%/năm.

̣C

Tốc độ tăng giá bán nước sạch: Tốc độ tăng giá bán nước sạch được áp dụng

O

theo quy định chung và áp dụng giá dự báo của Trung tâm Dịch vụ Công ích – Ban

̣I H

quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tốc độ tăng trung bình 3%/năm.
5. Phương pháp nghiên cứu

Đ
A

Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, để hoàn thành đề tài này tôi đã
sử dụng các phương pháp sau:
5.1 Phương pháp luận
 Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Đặt vấn đề trong
tổng thể, trong sự vận động của không gian và thời gian để nghiên cứu, xem xét, đánh
giá phân tích vấn đề một cách khách quan và khoa học.

SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

4



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

5.2 Phương pháp thu thập và phân tích thông tin
 Phương pháp thu thập số liệu:
 Dữ liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn trực tiếp có chọn mẫu theo bảng hỏi được thiết kế sẵn nhằm
thu thập thông tin về tác động của dự án tới đời sống kinh tế xã hội của hộ gia đình
cũng như lợi ích mà họ cảm nhận được. Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên trong số
các hộ sử dụng nước từ nhà máy với số lượng 60 mẫu.

Ế

 Dữ liệu thứ cấp

U

Dựa trên hồ sơ dự án, các báo cáo của BQL DA, báo cáo của UBND Thị trấn
 Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí

́H

Tây Sơn và nhiều nguồn khác.



 Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng các công cụ Excel, các chỉ tiêu

thống kê, phân tổ thống kê…

IN

H

 Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên môn của thầy cô, cán bộ
BQL KKT và các ý kiến khác để hiểu rõ hơn vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.

K

6. Hạn chế của đề tài

̣C

Mặc dù bản thân đã nỗ lực cố gắng tìm hiểu, học hỏi, nhưng do hạn chế về kinh

O

nghiệm cũng như thời gian nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong

̣I H

nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài đực hoàn thiện hơn.
7. Cấu trúc của đề tài

Đ
A

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về phân tích kinh tế - xã hội của dự án xây dựng hệ

thống nhà máy nước Thị trấn Tây Sơn
Khái quát một số khái niệm cơ bản về nước sạch và phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, tfm hiểu điều kiện tự nhiên – xã hội của KKT CKQT Cầu Treo.
Chương 2: Một số đặc điểm cơ bản và thực trạng sử dụng nguồn nước ở KKT
CKQT Cầu Treo và địa bàn nghiên cứu
Chương này chủ yếu tập trung nghiên cứu đặc điểm và hiện trạng sử dụng nước
sạch ở KKT CKQT Cầu Treo và địa bàn thị trấn Tây Sơn.

SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án xây dựng hệ thống nhà
máy nước Thị trấn Tây Sơn
Đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án trên hai phương diện tài chính và kinh tế xã hội, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế của dự án nhằm

Đ
A

̣I H

O

̣C


K

IN

H



́H

U

Ế

nâng cao hiệu quả đầu tư của hệ thống.

SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHÀ MÁY NƯỚC THỊ TRẤN TÂY SƠN
1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm và tiêu chuẩn về nước
a. Nước sạch
Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không có tạp chất,

Ế

không chứa chất tan và vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên trên thực tế nước tự nhiên luôn có

U

một lượng chất hòa tan và có mức độ ô nhiễm nào đó. Do đó, nước được gọi là sạch khi

́H

nồng độ các chất trong nước và lượng vi khuẩn hiện diện thấp hơn giới hạn cho phép, là
loại nước mà con người có thể sử dụng cho việc ăn uống, tắm rửa và sinh hoạt.



b. Nước sinh hoạt

Nước sinh hoạt là nước được con người sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt

động khác.

K

c. Nước tương đối sạch

IN


H

hàng ngày như ăn, uống, tắm, rửa thức ăn, chén bát, các dụng cụ nấu ăn và các hoạt

Bao gồm nước giếng, nước mưa, nước ao hồ được bảo vệ không bị ô nhiễm (có

O

̣C

nắp đậy, có bờ che chắn). Nước này dùng để tắm rửa, phải có lắng lọc, sát trùng đun

̣I H

sôi mới dùng cho ăn uống.
d. Ô nhiễm nước

Đ
A

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt
động sống bình thường của sinh vật và con người bởi sự có mặt của một hay nhiều háo
chất lạ vượt ngưỡng chịu đựng của sinh vật cũng như con người. Ngoài ra, yêu cầu về
độ sạch của nước tuỳ theo mục đích sử dụng nước. Hiến chương Châu Âu về nước đã
định nghĩa về ô nhiễm nước: “Là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước làm ô nhiễm nước và gây ô nhiễm cho con người, cho công nghiệp, cho
nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, đối với động vật nuôi và các loại hoang dại”.
Có nhiều loại ô nhiễm nước như:
 Ô nhiễm chất hữu cơ


SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

 Ô nhiễm do độc chất: ô chiễm các ion cation và anion, một số kim loại nặng
như chì, thủy ngân, nhôm... ở nồng độ cao.
 Ô nhiễm thuốc trừ sâu.
 Ô nhiễm vi sinh vật.
e. Các chỉ tiêu về chất lượng nước
Để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, người ta thường dùng các thông số
chất lượng môi trường nước.

Ế

Các thông số vật lý: nhiệt độ, màu, mùi, vị, độ dẫn điện, độ phóng xạ. Tuy

U

nhiên với điều kiện của Việt Nam thì hiện nay các thông số vật lý chưa được quan tâm

́H

đúng mức do nhiều nguyên nhân như yếu tố tâm lý và trình độ nhận thức về mặt




chuyên môn.

Các thông số hóa học: độ pH, hàm lượng chất lơ lửng, các chỉ số BOD, COD,

H

oxi hòa tan, dầu mỡ, clorua, sunfat, amoni, nitrat, photphat, các nguyên tố vi lượng,
kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa và vi khuẩn kị khí, yếm khí.

IN

Mỗi một môi trường sinh thái khác nhau thì có mức độ ô nhiễm đặc trưng khác

K

nhau. Các giới hạn số lượng hay nồng độ cho phép của các chất được thải vào khí

̣C

quyển, đất, nước.. phải được xác định thông qua các tiêu chuẩn chất lượng môi trường

O

xung quanh, chủ yếu được dùng để bảo vệ chất lượng nước và môi trường xung quanh.

̣I H

Tiêu chuẩn chất lượng nước quy định những điều kiện tối thiểu mà một nguồn nước

cần phải đáp ứng đối với một số thông số cụ thể. Chúng được đặt ra trên cơ sở những

Đ
A

tiêu chẩn khoa học nhằm đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe của con người có thể gây
ra bởi một liều lượng tiếp xúc đối với chất ô nhiễm nhất định. Khả năng mắc các
chứng bệnh khi con người tiếp xúc với nguồn nước chứa các chất ô nhiễm là không kể
đến tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
1.1.2 Phân loại nước
 Theo tính chất:
 Nước ngọt: là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan. Tất cả
các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ
tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao hồ, sông trên mặt đất, tạo thành
nguồn nước mặt, nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng tuyết.
SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

 Nước mặn: là loại nước có chứa muối NaCl hòa tan với hàm lượng cao hơn
nước lợ và nước uống thông thường, thường quy ước trên 10g/l. Nước biển có vị mặn
không thể dùng cho ăn uống được.
 Nước lợ: là loại nước có độ khoáng hóa cao hơn nước ngọt nhưng thấp hơn
nước mặn.
 Theo tác dụng

 Nước dùng cho sinh hoạt: là loại nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của

Ế

con người như nước dùng để ăn uống, tắm giặt, chuẩn bị nấu ăn, cho các khu vệ sinh,

U

tưới đường, tưới cây. Loại nước này chiếm đa số trong các khu dân cư.

́H

 Nước dùng cho sản xuất: là loại nước phục vụ cho các mục đích sản xuất.



Có rất nhiều ngành công nghiệp dùng nước với yêu cầu về lưu lượng và chất lượng
nước rất khác nhau. Có ngành yêu cầu chất lượng nước không cao nhưng số lượng lớn

H

như luyện kim, hóa chất. Ngược lại có ngành yêu cầu số lượng nước không nhiều

IN

nhưng chất lượng nước cao như ngành dệt may, chế biến thực phẩm, nước cấp cho các
nồi hơi. Lượng nước cấp cho sản xuất của một nhà máy có thể tương đương với nhu

K


cầu dùng nước của một đô thị cỡ nhỏ.

̣C

 Nước dùng cho chữa cháy: nước dùng cho chữa cháy lu ôn được dự trữ

O

trong bể chứa nước sạch của từng khu vực. Khi tính toán mạng lưới đường ống phân

̣I H

phối có tính đến khả năng làm việc của mạng lưới khi có cháy xảy ra.
1.1.3 Tầm quan trọng của nước sạch

Đ
A

Nước là một tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống, quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia. Nước là loại tài nguyên có thể
tái tạo nhưng là tài nguyên hữu hạn, trong khi đó nhu cầu của con người ngày càng
tăng lên. Tài nguyên nước là nguyên nhân dẫn đến những cuộc xung đột ở Trung
Đông, Ả rập Xê út… Nguồn nước ngọt mặc dù chỉ chiếm 1% lượng nước trên toàn thế
giới nhưng có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn taị của con người và thế giới tự nhiên.
Nguồn nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hầu hết các hoạt động phát triển
kinh tế xã hội: sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, phát triển
thủy điện, giao thông vận tải thủy, du lịch sinh thái, sản xuất công nghiệp dịch vụ…

SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm


9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

Cũng như các loại tài nguyên khác, tài nguyên nước, một mặt có những giá trị
kinh tế nhất định của nó và mặt khác, cũng có thể gây ra những hậu quả làm tổn thất
lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường một khi chúng đã bị suy thoái.
Việt Nam đặc thù là một nước nông nghiệp, nguồn nước được sử dụng nhiều
cho nông nghiệp. Theo tính toán, chỉ riêng lượng nức phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, năm 1985 đã sử dụng 41 tỉ m3, chiếm 89,9% tổng lượng nước tiêu thụ toàn
quốc; năm 1990 sử dụng 46,9 tỉ m3, chiếm 90%, năm 2000 sử dụng khoảng 90,6 tỉ m3.

Ế

Trong những năm gần đây, cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

U

nước và tình trạng đô thị hóa mạnh mẽ, nhu cầu nước sạch càng trở nên bức thiết.

kinh tế - xã hội



1.2.1 Phân tích tài chính dự án đầu tư

́H


1.2 Khái niệm, mục đích, quy trình và phương pháp phân tích hiệu quả

Đối với bất cứ dự án nào, dù là tiền khả thi hay khả thi đều cần phải tiến hành

H

phân tích tài chính. Đây là một nội dung quan trọng của dự án.

IN

Thông qua phân tích tài chính ta xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại

K

vốn, nguồn tài trợ cho dự án, tính toán thu chi lỗ lãi, những lợi ích thiết thực mang lại
cho nhà đầu tư và cho cả công đồng.

O

̣C

Trên cơ sở đó, ta đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư nhằm

̣I H

quyết định có nên đầu tư hay không. Nhà nước cũng căn cứ vào đây để xem xét các lợi
ích tài chính có hợp lý hay không, dự án có đạt được các lợi ích tài chính hay không và

Đ

A

dự án có an toàn về mặt tài chính hay không.
Ngoài những tác dụng trên, phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân

tích kinh tế - xã hội – môi trường.
Phân tích tài chính liên qua trực tiếp đến ngân quỹ của nhà đầu tư, nên được
nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Việc tính toán phân tích, đánh giá tài chính được tiến hành theo nội dung và
trình tự sau đây:
 Xác định vốn đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ.
 Lập các bảng tính tài chính
 Xác định các chỉ tiêu hiệu quả và các vấn đề khác.
SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

1.2.2 Khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội
Hiệu quả kinh tế - xã hội là lợi ích trực tiếp và gián tiếp của dự án đầu tư được
xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế xã hội dựa trên các chỉ tiêu lợi ích và chi phí
trực tiếp, gián tiếp vì mục đích tối đa hóa phúc lợi xã hội.
1.2.3 Sự cần thiết phải phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư phải được xem xét trên cả góc độ nhà


Ế

đầu tư và nền kinh tế. Trên thực tế, không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi cao đều

U

tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế và xã hội. Lợi ích kinh tế - xã hội của

́H

DAĐT là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các
đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra khi thực hiện dự án.



Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc
thực hiện mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Có những cái không định lượng

H

được như sự phù hợp của dự án đối với những mục tiêu phát triển kinh tế, những lĩnh

IN

vực được ưu tiên, ảnh hưởng dây chuyền đối với sự phát triển của các ngành khác,..

K

nhưng cũng có những cái định lượng được như mức độ gia tăng sản phẩm, thu nhập
quốc dân, sử dụng lao động, tăng thu ngoại tệ, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước. Lợi


̣I H

biến động rủi ro.

O

̣C

ích kinh tế - xã hội cũng là dự tính trên cơ sở các số liệu dự báo nên cũng có tính chất

Chi phí xã hội bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức

Đ
A

lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong
tương lai.

Như vậy, phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư chính là việc so sánh giữa

cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách
tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế. Việc phân tích kinh tế - xã
hội đối với một dự án là cần thiết và phải được phân tích một cách rõ ràng, triệt để.
Đối với nước ta, khái niệm về lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư còn là điều khá
mới mẻ, không thể tránh khỏi một số khó khăn, lúng túng bước đầu như thiếu thông
tin, thiếu các chỉ tiêu tổng hợp, thiếu các định chuẩn để so sánh, phần lớn phải tham
khảo kinh nghiệm của các nước khác. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, Nhà
SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm


11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

nước ta cũng đã yêu cầu phải tính toán, xác định một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã
hội của các dự án đầu tư, bên cạnh những vấn đề về môi trường làm căn cứ để Nhà
nước phê chuẩn và cấp giấy chứng nhận đầu tư.
1.2.4 Phương pháp tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội
Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội được tiến hành sau phân tích hiệu quả tài
chính, sử dụng kết quả của phân tích hiêu quả tài chính làm cơ sở. Khi xem xét hiệu
quả kinh tế - xã hội của dự án cần phải tính đến mọi chi phí trực tiếp và gián tiếp có
liên quan đến việc thực hiện dự án (chi phí đầy đủ), mọi lợi ích trực tiếp và gián tiếp

U

Ế

(lợi ích đầy đủ) thu được do dự án đem lại.

Để xác định các lợi ích, chi phí đầy đủ của dự án đầu tư phải sử dụng các báo

́H

cáo tài chính, tính lại các đầu vào và đầu ra theo giá xã hội (shadow price - giá “mờ”).




Không sử dụng giá thị trường để tính chi phí và lợi ích kinh tế - xã hội
1.2.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

H

1.2.5.1 Hiệu quả về kinh tế

IN

Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả dự án là: Giá trị hiện tại
ròng (ENPV), hệ số hoàn vốn nội bộ (EIRR), tỷ suất chi phí lợi ích xã hội (EBCR),

K

thời gian hoàn vốn xã hội (EPP).

̣C

1.2.5.2 Hiệu quả về kinh tế xã hội
Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích hiệu quả kinh tế xã hội trong đề tài gồm:

O

 Số công ăn việc làm tạo thêm

̣I H

 Cải thiện điều kiện sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân, phát triển
giáo dục, y tế, văn hóa, sức khỏe cộng đồng.


Đ
A

 Mức độ đáp ứng các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương

 Mức chi phí đầu tư tiết kiệm được so với tổng dự toán
 Một số chỉ tiêu khác: chỉ tiêu góp phần phát triển các ngành nghề, chỉ tiêu

thỏa mãn tiêu dùng của dự án, chỉ tiêu phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo an ninh
quốc phòng..
1.2.5.3 Hiệu quả về khoa học – công nghệ
 Nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa do dự án đầu tư đem lại
 Tỉ trọng phần chi phí cho mua sắm thiết bị trong tổng vốn đầu tư
SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Tình hình cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn Việt Nam
Theo báo cáo của chương trình MTQG về NS&VSMTNT ngày 27/7/2012, đến
hết năm 2011, số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 78%,
trong đó số dân được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02/2009/BYT chỉ là 37%;
khoảng 87% số trường học mầm non, phổ thông và trạm y tế xã, 48% chợ nông thôn,

72% UBND xã có công trình nước sạch vệ sinh. Trong 6 tháng đầu năm 2012, các chỉ

Ế

số đã được nâng lên với tỉ lệ dân số nông thôn sở dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 80%,

U

tỉ lệ trường học có nước sạch hợp vệ sinh đạt 88%. Chương trình cũng huy động được

́H

nguồn lực từ xã hội vào các dự án nước sạch, tiêu biểu như Dự án Vệ sinh & Sức khỏe
cộng đồng của Unilever Việt Nam bắt đầu từ năm 2004 đến nay đã đóng góp cho cộng



đồng 93 dự án với tổng trị giá 18 tỷ, cung cấp nước sạch cho hơn 500 nghìn dân. Như
vậy vẫn còn 20% người dân nông thôn vẫn phải hàng ngày sống chung với những

H

nguồn nước không an toàn. Đây là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ mắc các bệnh

IN

đường ruột và bệnh ngoài da, chưa kể đến các bệnh nan y có diễn biến phức tạp khác

K


bắt nguồn từ chất thải công nghiệp độc hại xả trực tiếp ra nguồn nước chung.
Những năm qua chương trình MTQG đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc

O

̣C

sống của người dân nông thôn. Tuy nhiên các giải pháp chương trình chưa đủ lực và

̣I H

hiệu quả, kết quả đạt được trong những năm vừa qua chưa đáp ứng được yêu cầu so
với chỉ tiêu đặt ra, nhiều địa phương không đạt chỉ tiêu kế hoạch, thậm chí đạt thấp.

Đ
A

Nhiều công trình nước sạch được xây dựng nhưng bị bỏ hoang hoặc không cung cấp
đủ nước cho người dân như thiết kế ban đầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lãng phí
công trình cấp nước. Tuy nhiên nguyên nhân quan trong nhất là khâu khảo sát thiết kế
đã không được chủ đầu tư coi trọng, nên việc đánh giá trữ lượng nước và chất lượng
nguồn nước không chính xác.
Cùng với sự hỗ trợ từ WB, Việt Nam phấn đấu đạt chỉ tiêu đến hết năm 2015 có
85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử
dụng nước đạt quy chuẩn BYT với số lượng ít nhất 60l/người/ngày, 100% các trường
học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã đủ nước sạch hợp vệ sinh.

SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

13



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

1.3.2 Tình hình cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn Hà Tĩnh
Do nhiều yếu tố khách quan và lịch sử để lại nên hiện nay, nhiều vùng nông
thôn ở Hà Tĩnh đang bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời
sống cộng đồng.
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, dân số gần 1,3 triệu người, trong đó dân số nông
thôn chiếm đến 87,9%; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 32,16%, đời sống nhân dân nhìn chung
đang gặp nhiều khó khăn. Trước tình trạng này, dự án "Hỗ trợ kỹ thuật cấp nước và vệ

Ế

sinh nông thôn các tỉnh miền Trung" do ngân hàng phát triển châu Á (gọi tắt là ADB)

U

tài trợ đã đến với Hà Tĩnh, là tín hiệu vui với người dân nông thôn Hà Tĩnh.

́H

Từ năm 2000 đến nay, Hà Tĩnh có 53 công trình cấp nước tập trung, nhưng có
tới hơn 30 công trình hoạt động kém, chỉ có một vài công trình được sử dụng vào mùa



hè, thậm chí có những công trình không hề hoạt động. Ngay sau khi nhận bàn giao, tìm

hiểu các công trình, có rất nhiều vấn đề xảy ra trong thời gian thi công các công trình

H

được phát hiện mà nguyên nhân chính là do đầu tư không đồng bộ; quy hoạch, thiết

IN

kế, khảo sát sơ sài; trình độ BQL các xã kém về kỹ thuật cũng như khâu quản lý;

K

nguồn vốn ít.... Tất cả đã làm nên những công trình kém chất lượng để rồi hôm nay
hầu hết các công trình này không hoạt động được. Được biết, chương trình của mục

O

̣C

tiêu quốc gia mỗi năm đầu tư kinh phí vào mảng nước sạch cho Hà Tĩnh 1 tỷ đồng, có

̣I H

những năm cao nhất là 5 tỷ đồng (2007), nhưng khi đã có kinh phí rồi lại không thực
hiện được công trình nào cho ra trò.

Đ
A

Xác định được nguyên nhân các hạn chế, Trung tâm NS&VSMT nông thôn Hà

Tĩnh đã củng cố được phần nào những bất cập mà các công trình trước đây để lại. Sau
khi tiếp nhận nguồn vốn của 3 nhà tài trợ (Úc - Hà Lan - Đan Mạch) với tổng số tiền
19,35 tỷ đồng, 3 năm nay Trung tâm đã đầu tư, phân bổ 17,2 tỷ đồng cho việc đầu tư
xây dựng hệ thống cấp nước và vệ sinh công cộng tại 4 điểm, nơi nguồn nước bị ô
nhiễm nặng nề nhất: Đức Lạng (Đức Thọ) nguồn nước bị nhiễm xăng dầu: 3,5 tỷ
đồng; Đức Nhân (Đức Thọ): 2 tỷ đồng; Thạch Long - Thạch Sơn (Thạch Hà): 2 tỷ
đồng và Vĩnh Lộc (Can Lộc) nơi bị ảnh hưởng thuốc BVTV: 700 triệu đồng; nâng cấp
mở rộng một số công trình vệ sinh môi trường ở các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Kỳ
Anh, Lộc Hà, Hương Sơn...; chi 2,15 tỷ đồng cho việc truyền thông...Đồng thời, tuyên
SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương

truyền người dân ký vào bản cam kết: tất cả người dân trong vùng dự án đều sử dụng
nước sạch; bảo vệ nguồn nước, công trình; đóng góp đầy đủ vào việc xây dựng công
trình theo Quyết định của nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu trong quá
trình thi công dự án. Chính quyền xã phải vận động nhân dân đóng góp, phối hợp với
chủ đầu tư hỗ trợ GPMB. Tháng 7/2009 vừa qua, công trình nước sạch ở Đức Lạng
(Đức Thọ) đã được khởi công xây dựng, hiện nay đã hoàn thành, bàn giao và đi vào
hoạt động. Sau khi tổ chức các đợt tập huấn về những vấn đề liên quan đến nguồn

Ế

nước sạch và cuộc thi "tìm hiểu về ATGT và VSMTNT" cho hơn 200 đơn vị trên toàn


U

tỉnh, Trung tâm nước sạch và VSMTNT Hà Tĩnh đã nhận được sự đồng tình ủng hộ

́H

cao của các cấp và nhân dân. Năm 2010 nhà nước đã hỗ trợ 22 tỷ đồng cho tỉnh này
thực hiện các dự án về nước sạch; ưu tiên những vùng dân nghèo, khó khăn về nước.



Trong dự án này, nhân dân sẽ phải đóng góp 30%, theo đó, công trình ở Đức Lạng số
tiền mà dân phải đóng góp đối ứng là 1,6 tỷ đồng.

H

Đặc biệt, từ năm 2010 - 2015, 50 triệu USD do ADB tài trợ nhằm " hỗ trợ kỹ

IN

thuật cấp nước và vệ sinh nông thôn các tỉnh miền Trung" sẽ được đầu tư và Hà Tĩnh

K

là một trong 6 tỉnh nằm trong vùng dự án. Theo đó, Hà Tĩnh sẽ có 4 vùng nằm trong
dự án này. Vùng Lộc Hà gồm các xã ven biển: Thạch Kim, Thạch Bằng, Thịnh Lộc,

O

̣C


được đầu tư 49 tỷ đồng, với 3 hợp phần: cấp nước, vệ sinh môi trường (trong gia đình,

̣I H

nhà trường...); truyền thông, tập huấn và các hoạt động khác; đến năm 2020 công trình
sẽ lấy nước ở hồ Khe Hao cấp cho 33 ngàn dân sinh sống trong vùng. Vùng Bắc Thạch

Đ
A

Hà gồm các xã: Thạch Kênh, Thạch Liên, Thạch Việt, với số vốn hỗ trợ 35 tỷ đồng sẽ
cấp nước cho 15 ngàn dân. Vùng thứ 3 được thực hiện là các xã thuộc vùng đê La
Giang (Đức La, Đức Vĩnh, Đức Quang) trong nguồn vốn 20 tỷ đồng và sẽ cấp nước
cho 7 ngàn dân trong vùng. Xã Phú Phong (Hương Khê) nơi có nguồn nước bị ảnh
hưởng nặng do nhiễm xăng dầu là vùng cuối cùng của dự án, với 6,5 ngàn dân hưởng
lợi sau khi công trình được hoàn thành.
Theo bà Hạ Thanh Hằng – Phó Giám đốc Trung tâm quốc gia NS&VSMT nông
thôn kiêm Giám đốc dự án ADB về nước sạch: "Dự án được đầu tư, xây dựng với
nguồn vốn khá lớn, nhằm cấp nước sinh hoạt cho các khu dân cư, trường học, bệnh
viện, các khu vực công cộng..; xử lý rác thải sinh hoạt, hệ thống cống rãnh; công trình
SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương


vệ sinh...sạch và an toàn. Hiện tại, dự án đã được Chính phủ và Bộ NN-PTNT phê
duyệt, bắt đầu thực hiện. Sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động, sẽ mang lại hiệu quả
khả quan, hỗ trợ người dân các vùng nhiễm mặn, vùng có tỷ lệ cấp nước thấp, vùng nhiễm
chất độc...ở Hà Tĩnh cải thiện cuộc sống; phấn đấu cho 90% người dân nông thôn có

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

nguồn nước sạch sử dụng, 80% số hộ gia đình được sử dụng hố xí hợp vệ sinh".


SVTH: Hồ Thị Thanh Tâm

16


×