Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả trồng sắn của các hộ gia đình huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

in

h

tế
H

uế

---  ---

cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỒNG SẮN

họ

CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH HUYỆN A LƯỚI,

Tr

ườ

ng

Đ


ại

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Võ Thị Năm

TS. Trương Tấn Quân

Lớp: K44 TKKD
Niên khóa: 2010 – 2014

Huế, 05/2014


Lời Cảm Ơn!

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ


cK

in

h

tế
H

uế

Quãng thời gian gắn bó với mái trường Đại học kinh tế Huế là quãng
thời gian không thể nào quên trong cuộc đời tôi, đã cho tôi một chân trời mới
với nhiều điều mới mẻ, thầy cô giáo tận tâm, bạn hữu tâm giao và những kiến
thức, kỹ năng sống giúp tôi có thể tự tin hơn để bước đi trên con đường sắp
tới, và Khóa luận Tốt nghiệp là kết tinh của 4 năm học Đại học của tôi. Với
tất cả tấm lòng chân thành tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu
nhà trường, quý thầy, cô giáo trong trường và đặc biệt là Khoa Hệ thống
thông tin Kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể tiếp thu những kiến
thức trong suốt quá trình học tập và làm luận văn này.
Đặc biệt, với tâm tình tri ân sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy TS.
Trương Tấn Quân, người thầy đáng kính đã tận tâm hết mực hướng dẫn, giúp
đỡ, chỉ bảo cho tôi nhiều điều để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt
nhất.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chú Nguyễn Thanh Bình
trưởng phòng Chi cục Thống kê huyện A Lưới cùng toàn thể quý anh, chị
trong phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể vừa thực tập, vừa
nghiên cứu, thu thập tài liệu phục vụ cho bài luận văn, các anh chị đã chỉ bảo,
giúp đỡ cho tôi rất nhiều, một lần nữa xin cảm ơn mọi người.

Xin cảm ơn quý thầy,cô giáo trong hội đồng chấm luận văn đã đưa ra
những góp ý quý báu và chân thành để tôi có thể hoàn thiện bài luận văn tốt
nghiệp này tốt hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bố, mẹ đã sinh thành, dưỡng dục,
cảm ơn các anh, chị trong gia đình, những người thân, cảm ơn những người
bạn yêu quý luôn là hậu phương vững chắc, an ủi, động viên và giúp đỡ tôi
trong học tập cũng như cuộc sống để tôi được như ngày hôm nay.
Cầu chúc mọi điều tốt đẹp sẽ đến với những người đã giúp đỡ cho tôi!
Huế, ngày 21/ 05 / 2014
Sinh viên thực hiện

Võ Thị Năm


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2

uế

1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2

tế
H

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
1.4.1. Phương pháp luận .................................................................................................3

1.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ..................................................................3
1.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................................3

h

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................4

cK

in

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................4
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................4
1.1.1. Một số lý luận về phương pháp tính hiệu quả kinh tế ...........................................4
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế.................................................................................4

họ

1.1.1.2. Bản chất của HQKT ...........................................................................................5
1.1.1.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp .....................................................5
1.1.1.4. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế .............................................................6

Đ
ại

1.1.1.5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của hoạt động trồng sắn ..................7
1.1.1.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả..........................................................................7
1.1.1.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả......................................................................10
1.1.2. Đặc điểm và địa bàn phân bố của cây sắn ...........................................................13


ng

1.1.2.1. Nguồn gốc của cây sắn .....................................................................................13
1.1.2.2. Đặc điểm của cây sắn .......................................................................................14

ườ

1.1.2.3. Địa bàn phân bố của cây sắn ............................................................................15
1.1.3. Yêu cầu, kỹ thuật trồng sắn .................................................................................15
1.1.4.1. Chọn đất, làm đất..............................................................................................15

Tr

1.1.4.2. Thời vụ trồng ....................................................................................................16
1.1.4.3. Cách trồng.........................................................................................................16
1.1.4.4. Phân bón và chăm sóc ......................................................................................17
1.1.5 Quy trình bảo quản và chế biến............................................................................18
1.1.5.1. Thu hoạch .........................................................................................................18
1.1.5.2. Chế biến và bảo quản .......................................................................................19
i


1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................21
1.2.1. Tình hình sản xuất sắn ở thế giới.........................................................................21
1.2.2. Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam .....................................................................23
1.2.3. Tình hình sản xuất sắn ở Thừa Thiên Huế ..........................................................26

uế

CHƯƠNG 2:..................................................................................................................28

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT SẮN Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU................................28
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................................28

tế
H

2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................28
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................28
2.1.1.2. Địa hình và đất đai............................................................................................28
2.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết ...............................................................................28

in

h

2.1.1.4. Thủy văn ...........................................................................................................29
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................30
2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện A Lưới....................................................30

cK

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động ...........................................................................33
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật....................................................................36
2.1.2.3.1. Giao thông .....................................................................................................36

họ

2.1.2.3.2. Công tác thủy lợi, nước sinh hoạt..................................................................36
2.1.2.4. Tình hình văn hóa xã hội ..................................................................................36


Đ
ại

2.1.2.5. Tình hình phát triển kinh tế .............................................................................37
2.1.2.6. Tình hình phát triển nông- lâm – ngư...............................................................39
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đối với sản phẩm

ng

nông nghiệp nói chung ..................................................................................................41
2.1.3.1. Thuận lợi...........................................................................................................41
2.1.3.2. Khó khăn...........................................................................................................42

ườ

2.2. Thực trạng sản xuất sắn ở huyện A Lưới ...............................................................42
2.2.1. Giống sắn.............................................................................................................42
2.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ở huyện A Lưới.................................................43

Tr

2.2.3. Thị trường tiêu thụ sắn ở huyện A Lưới..............................................................45
2.2.4. Thực trạng sản xuất sắn ở 2 xã Hồng Vân và Hương Lâm .................................45
2.3. Thực trạng sản xuất sắn của các hộ điều tra...........................................................47
2.3.1. Nguồn lực của các hộ điều tra .............................................................................47
2.3.1.1. Thực trạng lao động của các hộ điều tra..........................................................47
2.3.1.2. Thực trạng sử dụng đất đai của các hộ điều tra ................................................49

ii



2.3.1.3. Thực trạng nguồn vốn của các hộ điều tra .......................................................50
2.3.1.4. Trang thiết bị sản xuất của các hộ điều tra .......................................................51
2.3.2. Kết quả và hiệu quả hoạt động trồng sắn của các hộ điều tra .............................52
2.3.3. Các nhân tố tác động đến kết quả và hiệu quả hoạt động trồng sắn của các hộ

uế

điều tra ...........................................................................................................................54
2.3.3.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả của hoạt động trồng
sắn ..................................................................................................................................54

tế
H

2.3.3.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả của hoạt động trồng

sắn ..................................................................................................................................57
2.3.3.3. Nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố với năng suất sắn thông qua phân tích
hồi quy ...........................................................................................................................60

in

h

2.3.3.3.1. Nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố với năng suất sắn thông qua dạng
hàm tuyến tính ...............................................................................................................60
2.3.3.3.2. Phân tích ANOVA để nghiên cứu mối quan hệ của năng suất sắn với các

cK


nhóm yếu tố ...................................................................................................................63
2.3.3.3.3. Kiểm định Samples T Test để so sánh năng suất sắn bình quân của các hộ
điều tra so với năng suất sắn bình quân toàn huyện ......................................................64

họ

2.3.4. Đánh giá chung về tình hình hoạt động trồng sắn trên địa bàn nghiên cứu.............65
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Đ
ại

HOẠT ĐỘNG TRỒNG SẮN Ở HUYỆN A LƯỚI ......................................................67
3.1. Giải pháp.................................................................................................................67
3.1.1. Định hướng ..........................................................................................................67

ng

3.1.2. Giải pháp.............................................................................................................67
3.1.2.1. Giải pháp về đất đai ..........................................................................................68
3.1.2.2. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng ...............................................................69

ườ

3.1.2.3. Giải pháp về kỹ thuật........................................................................................70
3.1.2.4. Thị trường .........................................................................................................72
3.1.2.5. Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật ......................73

Tr


3.1.2.6. Quy hoạch sản xuất .........................................................................................73
3.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................74
PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................77
PHỤ LỤC ......................................................................................................................78

iii


: Hiệu quả kinh tế

- TCHQ

: Tổng cục hải quan

- DT

: Diện tích

- NS

: Năng suất

- SL

: Sản lượng

- ĐVT


: Đơn vị tính

- BQC

: Bình quân chung

cK

in

h

tế
H

- HQKT

uế

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

- Thuốc BVTV : Thuốc bảo vệ thực vật
: Ủy ban nhân dân

Tr

ườ

ng


Đ
ại

họ

- UBND

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất sắn của các vùng trong cả nước .....................................24
giai đoạn 2010- 2012. ....................................................................................................24

uế

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất sắn của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2013......27

tế
H

Bảng 2.1: Diện tích các loại đất của huyện A Lưới giai đoạn 2011-2013 ....................31
Bảng 2.2: Tình hình dân số, lao động trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2011-2013 .......34
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế huyện A Lưới giai đoạn 2011-2013 ....................................37
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành nông- lâm- ngư của huyện giai đoạn 2011 – 2013 ...39

h

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của toàn huyện .....................................43


in

qua 3 năm 2011-2013 ....................................................................................................43
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của 2 xã hồng Vân và Hương Lâm ......46

cK

qua 3 năm 2011-2013. ...................................................................................................46
Bảng 2.7: Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2013 .................................48

họ

Bảng 2.8: Quy mô, cơ cấu đất đai của các hộ điều tra năm 2013 .................................49
Bảng 2.9: Trang thiết bị sản xuất của các hộ điều tra năm 2013...................................51
Bảng 2.10: Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2013 ................53

Đ
ại

(tính bình quân/ sào) ......................................................................................................53
Bảng 2.11: Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn theo quy mô diện tích của các hộ điều tra
.......................................................................................................................................55

ng

Bảng 2.12: Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn theo chi phí trung gian của các hộ điều
tra ...................................................................................................................................58

ườ


Bảng 2.13: Kết quả phân tích hồi quy ...........................................................................61
Bảng 2.14: Kết quả phân tích hồi quy (Model Summary) ............................................61

Tr

Bảng 2.15: Kết quả phân tích ANOVA nghiên cứu mối quan hệ của năng suất sắn với
các nhóm quy mô đất đai, quy mô đầu tư và quy mô lao động.....................................63
Bảng 2.16: Kết quả kiểm định One-Sample Test về năng suất sắn bình quân của các hộ
điều tra so với năng suất sắn bình quân toàn huyện ......................................................65

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

uế

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng, là ngành sản xuất vật chất, cung cấp
lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và cung cấp nguyên liệu cho ngành công

tế
H

nghiệp mà các ngành khác khó có thể thay thế được. Điều đó nói lên vai trò to lớn của sản


xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay về cơ bản nước ta vẫn là một nước
nông nghiệp, phần lớn lực lượng lao động tập trung ở nông thôn, trình độ sản xuất còn lạc

h

hậu. Do vậy, việc đẩy nhanh sự phát triển của nông nghiệp ở nước ta không chỉ là một tất

in

yếu khách quan mà còn là một thuộc tính bên trong lâu dài của chính sự phát triển kinh tế
- xã hội theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

cK

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) mở ra những triển vọng
phát triển mới đồng thời cũng mở ra nhiều thách thức cho nền nông nghiệp hàng hóa

họ

cả nước. Nước ta đang chú trọng đẩy mạnh phát triển các nông sản hàng hóa: gạo, cao
su, cà phê, chè…trong đó cây sắn có vai trò quan trọng, vị thế đặc biệt trong nền sản
xuất hàng hóa và được phân bố trên khắp các vùng sinh thái của đất nước.

Đ
ại

Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, sắn là cây lương thực đứng thứ ba sau
lúa và ngô, là cây dễ chăm sóc, chịu hạn tốt, năng suất ổn định và ít bị sâu bệnh. Trong
thời gian gần đây, sắn đã trở thành một trong bảy loại hàng hóa có thể xuất khẩu của


ng

Việt Nam đem lại nguồn thu nhập khá cho bà con nông dân, nhất là những nơi trồng
giống sắn mới và có các nhà máy chế biến tinh bột sắn đi vào hoạt động. Vì vậy sắn là

ườ

một trong những cây quan trọng góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc và tham gia đắc

Tr

lực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là ở vùng trung du và miền núi.
Sản phẩm từ sắn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh tế và đời sống. Ngoài là

lương thực trực tiếp cho con người, thức ăn cho gia súc, sắn còn là nguồn nguyên liệu
cho nhiều ngành công nghiệp khác như: sản xuất rượu, cồn, đường gluco, bột ngọt…
A Lưới là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành
phố Huế khoảng 70 km. Là một vùng miền núi có điều kiện về đất đai vô cùng đa dạng
thuận lợi cho việc phát triển của nhiều loại cây trồng. Cây sắn lại dễ trồng, ít kén đất
SVTH: Võ Thị Năm

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân

nên được trồng ở nhiều vùng trong huyện. Sắn là một trong những loại cây trồng mang

lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân ở huyện A Lưới. Song việc sản xuất sắn
hiện nay vẫn còn một số tồn tại như: trồng sắn quảng canh cho năng suất thấp, sản
phẩm chưa đa dạng, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, sản xuất còn phụ thuộc nhiều

uế

vào thời tiết, người dân bị động trong sản xuất. Vì vậy, để điều chỉnh và khắc phục
những tồn tại góp phần sản xuất và phát triển bền vững, khuyến khích nông dân thâm

tế
H

canh tăng năng suất, mở rộng diện tích, góp phần xóa đói giảm nghèo thì cần thiết phải
có những biện pháp và chính sách phù hợp. Với tầm quan trọng như vậy nên tôi đã
chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả trồng sắn của các hộ gia đình huyện A
Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

in

h

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

cK

- Nhằm đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trồng sắn tại địa phương,
từ đó nâng cao thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể


họ

-Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh
nói chung cũng như hiệu quả sản xuất sắn nói riêng.

nghiên cứu.

Đ
ại

- Đánh giá thực trạng, kết quả và hiệu quả của hoạt động trồng sắn tại địa bàn

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả trồng sắn của các hộ

ng

nông dân trên địa bàn huyên A Lưới.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trồng sắn ở địa phương.

ườ

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu

Tr

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả của hoạt động trồng sắn nói chung

và của huyện A Lưới nói riêng.
 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, mà cụ thể là các hộ trồng sắn
ở 2 xã Hồng Vân và Hương Lâm.
- Thời gian: tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ 2011 đến đầu năm 2014.
SVTH: Võ Thị Năm

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân

1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp luận
Phương pháp duy vật biện chứng: là cơ sở phương pháp luận của mọi khoa học.
Nghiên cứu các vấn đề cơ bản trong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại giữa

uế

chúng với các hiện tượng, quá trình kinh tế xã hội khác cũng như yếu tố tự nhiên.
1.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

tế
H

- Số liệu thứ cấp: dựa vào các báo cáo thống kê, các tài liệu đã điều tra, các tạp
chí và các công trình nghiên cứu.

- Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra chọn mẫu, 100 hộ gia đình ở hai xã Hồng
Vân và Hương Lâm với phiếu điều tra được thiết kế sẵn. Cùng với đó là việc phỏng


h

vấn các cán bộ quản lý xã và người thu mua sắn.

in

1.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp phân tổ thống kê: sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và

cK

phân tích các số liệu điều tra, từ đó nhận biết tính quy luật kinh tế của quá trình sản
xuất. Bằng phương pháp này có thể tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau của các yếu tố riêng
như giá trị gia tăng, chi phí trung gian…Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các

họ

nhân tố đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh
hưởng tác động của nhiều yếu tố cùng một lúc do đó sử dụng phương pháp phân tích

Đ
ại

thống kê để phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu quả kinh tế, phải nghiên cứu
các yếu tố trong mối liên hệ với nhau và trong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế.
- Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: dựa vào số liệu thu thập và số liệu
sơ cấp thu thập được trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu, hệ thống hóa các số liệu dưới


ng

dạng các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó phân tích, đánh giá các chỉ tiêu qua thời gian.
- Phương pháp chuyên gia tham khảo: tham khảo ý kiến của các chuyên gia địa

ườ

phương, các hộ sản xuất giỏi và các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng.

Tr

1.4.4. Phương pháp phân tích hồi quy
+ Sử dụng dạng hàm tuyến tính để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào

đến năng suất sắn của các hộ điều tra.
+ Phân tích ANOVA để nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố với năng suất sắn.
+ Kiểm định Samples T Test để so sánh năng suất sắn bình quân của các hộ điều
tra so với năng suất sắn bình quân toàn huyện.

SVTH: Võ Thị Năm

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế

tế
H

1.1.1. Một số lý luận về phương pháp tính hiệu quả kinh tế

uế

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

- Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế (HQKT), tuy nhiên
chúng ta có thể tóm tắt thành ba loại quan điểm như sau:

h

+ Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được

in

và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân, tài, vật lực, tiền vốn,…) để đạt được kết quả đó.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất

cK

đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó.
HQKT= Kết quả sản xuất – Chi phí


họ

+ Quan điểm thứ ba xem xét HQKT trong phần biến động giữa chi phí và kết quả
sản xuất.

Theo quan điểm thứ ba, thì HQKT biểu hiện ở quan điểm tỷ lệ giữa phần tăng

Đ
ại

thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung
và chi phí bổ sung.
HQKT =

ng

Trong đó:

là phần tăng thêm của kết quả sản xuất.

ườ

là phần tăng thêm của chi phí sản xuất.

- Khi xem xét HQKT chúng ta phải xem xét trên tất cả các gốc độ để có cái nhìn

Tr

toàn diện, chính xác, tùy theo mục đích và yêu cầu kinh tế.
Như vậy, khái niệm về HQKT có thể được hiểu như sau: HQKT là một phạm trù


thể hiện mối tương quan giữa kết quả và chi phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ,
pháp chia của các yếu tố đại diện cho kết quả và chi phí. HQKT phản ánh trình độ khai
thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý.

SVTH: Võ Thị Năm

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân

1.1.1.2. Bản chất của HQKT
- HQKT là phạm trù phản ánh mặt chất của các hiện tượng kinh tế. Nâng cao
chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn

uế

có trong hoạt động kinh tế. Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã

hội. Như vậy, do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm

tế
H

nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù HQKT.

- HQKT là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả

đạt được và chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là với một lực lượng

h

dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất. Điều đó cho

in

thấy quá trình sản xuất là sự liên kết mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu
ra, là sự biểu hiện kết quả của các mối liên hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.

cK

- HQKT là vấn đề trung tâm nhất có liên quan đến tất cả các phạm trù và quy luật
kinh tế khác.

họ

- HQKT đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức là
giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra.
- Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế -

trong xã hội.

Đ
ại

xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vật chất, tinh thần của mọi thành viên

1.1.1.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp


ng

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù khoa học, được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi

trong các chuyên ngành liên quan đến phát triển kinh tế. Về nội dung, hiệu quả kinh tế

ườ

bao hàm tổng hợp ba hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh
tế. Trong kinh tế nông nghiệp hiệu quả kinh tế cũng bao hàm những nội dung trên, và

Tr

được ứng dụng cho việc nghiên cứu phát triển nông nghiệp, cụ thể:
- Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm nông nghiệp có thể đạt được trên một

đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ
thể về kỹ thuật hay công nghệ. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ
về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản
xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu
SVTH: Võ Thị Năm

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân


đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng nguồn lực được thể hiện thông
qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản
phẩm khi nông dân ra các quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào
bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người

uế

sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.
- Hiệu quả phân phối: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố giá nông sản và vật tư

tế
H

nông nghiệp, được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí

chi thêm. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá
của đầu vào và giá của đầu ra. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các
điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của

in

h

sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào trong sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ

cK

thuật và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều
được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt

được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân phối mới là điều kiện

họ

cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng
nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt

Đ
ại

hiệu quả kinh tế.

1.1.1.4. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
- Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ

ng

ra. Do đó để tính được hiệu quả kinh tế, ta phải xác định được kết quả và chi phí.
- Trong hệ thống cân đối quốc dân (MPS), kết quả thu được có thể là toàn bộ giá trị

ườ

sản phẩm (c+v+m) hoặc có thể là thu nhập (v+m), hoặc có thể là thu nhập thuần túy (m)…
Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thì kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất

Tr

(GO), có thể là giá trị gia tăng (VA), có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), hoặc lãi (Pr)...
- Tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả thu được cho


phù hợp. Với mục tiêu là sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội là chính thì
kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản xuất. Nhưng với doanh nghiệp hay trang trại
phải thuê mướn nhân công thì kết quả thu được cần quan tâm lại là lợi nhuận, còn với
các nông hộ kết quả là thu nhập, thu nhập hỗn hợp.
SVTH: Võ Thị Năm

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân

- Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí cho các yếu
tố đầu vào như đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên nhiên vật liệu. Tùy theo mục đích
nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hay cho từng yếu tố chi phí. Thông
thường chi phí bỏ ra được tính là tổng chi phí, chi phí vật chất, lao động sống, tổng số

uế

vốn, tổng diện tích đất, tổng chi phí trung gian.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lựa chọn để nghiên cứu chủ yếu được trình bày

tế
H

dưới một số dạng cơ bản sau đây:

; H=Q-C


+ Dạng thuận (cận biên) Hb =

; Hb = ∆Q - ∆C

h

+ Dạng thuận (toàn bộ) H =

Trong đó:
H: là hiệu quả.

họ

Q: là lượng kết quả thu được.

cK

+ Dạng nghịch (cận biên) hb =

in

+ Dạng nghịch (toàn bộ) h =

C: là chi phí bỏ ra hoặc các yếu tố đầu vào

Đ
ại

∆Q: là lượng kết quả tăng thêm.


∆C: là lượng chi phí hoặc đầu vào tăng thêm.
1.1.1.5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của hoạt động trồng sắn

ng

1.1.1.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả
a. Giá trị sản xuất (GO)

ườ

 Khái niệm

Giá trị sản xuất của hộ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ

Tr

do lao động của hộ tạo ra trong một vụ nhất định.
Xét về mặt giá trị, giá trị sản xuất bao gồm 3 bộ phận cấu thành: C+V+M
Trong đó:
- C: là chi phí cho quá trình sản xuất, bao gồm:
+ C1: khấu hao tài sản cố định.
+ C2: chi phí trung gian.
SVTH: Võ Thị Năm

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân


- V: thu nhập người lao động gồm: tiền công, tiền thưởng.
- M: thu nhập của hộ gồm các khoản :
+ Thuế sản xuất.
+ Lãi trả tiền vay ngân hàng và phần thu trên vốn.

uế

+ Phần còn lại lãi ròng của hoạt động trồng sắn.
b. Giá trị gia tăng hoặc giá trị tăng thêm (VA)

tế
H

Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất, sau khi trừ đi chi phí trung

gian, chỉ tiêu này phản ánh phần giá trị tăng thêm của kết quả hoạt động trồng sắn do
chính bản thân hộ tạo ra trong một vụ nhất định. Do vậy để tính giá trị tăng thêm thống
kê phải xác định đúng chi phí trung gian.

in

h

Chi phí trung gian (IC) là một bộ phận của chi phí sản xuất nói chung nó được
cấu thành trong giá trị sản phẩm và được thể hiện dưới dạng vật chất như nguyên,

cK

nhiên liệu, năng lượng và dưới dạng dịch vụ sản xuất.


Chi phí trung gian của hoạt động trồng sắn bao gồm những khoản chi phí sau:
- Nguyên vật liệu chính.

họ

- Vật liệu phụ, bao bì.

- Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Đ
ại

- Công cụ lao động nhỏ.

- Trang phục bảo hộ lao động.
- Chi phí khác.

ng

 Phương pháp tính giá trị gia tăng
Công thức:

ườ

VA = GO – IC
Trong đó:

Tr


+ VA: giá trị gia tăng.
+ GO: giá trị sản xuất.
+ IC: chi phí trung gian.
c. Giá trị gia tăng thuần NVA
 Khái niệm: là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị mới do bản thân hộ tạo ra được

trong một thời kỳ nhất định.
SVTH: Võ Thị Năm

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân

 Phương pháp xác định
Công thức:
NVA = VA – C1
- Trong đó:

uế

+ NVA: giá trị gia tăng thuần.
+ VA: giá trị tăng thêm.

tế
H

+ C1: khấu hao tài sản cố định.

d. Tổng giá trị sắn của hộ

 Khái niệm: là tổng giá trị sắn mà hộ sản xuất được trong một thời kỳ nhất định
chuẩn bị đưa ra thị trường.

in

h

 Phương pháp xác định
Tổng giá trị sắn = ∑pq

cK

Trong đó:
+ p: đơn giá bán sắn.

e. Tổng doanh thu

họ

+ q: khối lượng sắn sản xuất được.

 Khái niệm: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản thu mà hộ có được từ

Đ
ại

hoạt động trồng sắn.


 Phương pháp xác định doanh thu
Công thức:

ng

Tổng doanh thu = ∑pq
Trong đó:

ườ

+ p: đơn giá bán sắn.
+ q: khối lượng sắn tiêu thụ.

Tr

f. Lợi nhuận của hộ
 Khái niệm: lợi nhuận của hộ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ thu nhập còn

lại, sau khi đã bù đắp những chi phí trồng sắn mà hộ phải bỏ ra, để có được thu nhập
đó trong một vụ.
 Phương pháp xác định
Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí
SVTH: Võ Thị Năm

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân


1.1.1.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
a. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp của hộ trong hoạt động trồng sắn
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả toàn bộ hoạt động trồng sắn của hộ, bao gồm:
- Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí của hộ
Doanh thu tiêu thụ sắn của hộ trong một vụ

uế

=

Tổng chi phí của hộ trong một vụ

tế
H

Chỉ tiêu doanh thu trên
1 đồng chi phí của hộ

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra trong một vụ thu được bao nhiêu đồng
doanh thu. Chỉ tiêu này cao khi tổng chi phí thấp, do vậy nó có ý nghĩa khuyến khích
các hộ tìm ra các biện pháp giảm chi phí để tăng hiệu quả của hoạt động trồng sắn.

in

h

- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất của hộ

cK


Sức sản xuất vốn của hộ =

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của hộ: một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu. Do đó, nó có ý nghĩa khuyến khích các hộ trong việc

họ

quản lý vốn chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đồng vốn của mình.
- Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí của hộ
=

Đ
ại

Chỉ tiêu doanh lợi theo chi
phí của hộ

Lợi nhuận trong một vụ của hộ

Tổng chi phí và tiêu thụ trong một vụ của hộ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí và tiêu thụ trong một vụ của hộ tạo ra

ng

được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ườ


- Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn của hộ

Tr

Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn của hộ

=

Lợi nhuận trong một vụ của hộ
Tổng vốn trong một vụ của hộ

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của hộ: một đồng vốn tạo ra được bao

nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ sử dụng yếu tố vốn của hộ.
- Chỉ tiêu doanh lợi theo doanh thu thuần của hộ
Chỉ tiêu doanh lợi theo doanh
thu thuần của hộ
SVTH: Võ Thị Năm

=

Lợi nhuận trong một vụ của hộ
Doanh thu thuần trong một vụ của hộ
10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân


Chỉ tiêu này cho biết hộ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh
thu thuần. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các hộ tăng doanh thu, giảm chi phí
hoặc tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.
 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Chỉ tiêu năng suất lao động của hộ

=

tế
H

- Chỉ tiêu năng suất lao động của hộ

uế

b. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản

Tổng giá trị sản xuất trong một vụ của hộ
Tổng số lao động bình quân trong một vụ của hộ

Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

Doanh thu tiêu thụ sắn trong một vụ của hộ
=

Tổng chi phí tiền công bỏ ra trong một vụ của hộ

cK


Chỉ tiêu kết quả sản xuất sắn
trên một đồng chi phí tiền công
bỏ ra của hộ

in

h

- Chỉ tiêu kết quả sản xuất sắn trên một đồng chi phí tiền công bỏ ra của hộ

nhiêu đồng doanh thu.

họ

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí tiền công bỏ ra trong một vụ tạo ra được bao

- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động của hộ

Đ
ại

Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân
tính cho một lao động của hộ

=

Lợi nhuận trong một vụ của hộ
Tổng số lao động bình quân trong một vụ của hộ

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong một vụ tạo ra được bao nhiêu

đồng lợi nhuận.

ng

- Hệ số sử dụng lao động của hộ
Tổng số lao động được sử dụng của hộ
Tổng số lao động hiện có của hộ
Chỉ tiêu này cho biết mức độ sử dụng lao động của hộ.
=

Tr

ườ

Hệ số sử dụng lao động của hộ

- Hệ số sử dụng thời gian lao động của hộ

Hệ số sử dụng thời gian lao
động của hộ

=

Tổng thời gian lao động thực tế của hộ
Tổng thời gian lao động định mức của hộ

Chỉ tiêu này phản ánh thời gian lao động thực tế so với thời gian lao động định
mức, nó cho biết tình hình sử dụng thời gian lao động của hộ.
SVTH: Võ Thị Năm


11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của hộ.
- Sức sản xuất vốn cố định của hộ
Sức sản xuất vốn cố định của hộ

=

Doanh thu tiêu thụ sắn trong một vụ của hộ
Vốn cố định bình quân trong một vụ của hộ

uế

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu.

Sức sinh lợi vốn cố định của hộ

tế
H

- Sức sinh lợi vốn cố định của hộ

Lợi nhuận trong một vụ của hộ


=

Vốn cố định bình quân trong một vụ của hộ

h

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu

in

đồng lợi nhuận.

cK

- Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị của hộ
Thời gian làm việc thực tế của hộ

Hiệu quả sử dụng thời gian làm =
việc của máy móc thiết bị của hộ

Thời gian làm việc theo kế hoạch của hộ

họ

- Hệ số sử dụng tài sản cố định của hộ
Hệ số sử dụng tài sản cố định
của hộ

Đ
ại


=

Tổng tài sản cố định được huy động của hộ
Tổng tài sản cố định hiện có của hộ

- Hệ số đổi mới tài sản cố định của hộ
=

Tổng tài sản cố định được đổi mới của hộ
Tổng tài sản cố định hiện có của hộ

ng

Hệ số đổi mới tài sản cố định
của hộ

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động của hộ trồng sắn

Tr

ườ

- Sức sản xuất vốn lưu động của hộ
Sức sản xuất vốn
lưu động của hộ

=

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong một vụ của hộ

Vốn lưu động bình quân trong một vụ của hộ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu

đồng lợi nhuận.

SVTH: Võ Thị Năm

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của hộ
Hệ số đảm nhiệm =
vốn lưu động của hộ

Vốn lưu động bình quân trong một vụ của hộ
Doanh thu thuần của hộ

uế

Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu đồng vốn lao động đảm nhiệm để tạo ra một
đồng doanh thu.

Số vòng quay vốn
lưu động của hộ


=

tế
H

- Số vòng quay vốn lưu động của hộ

Doanh thu thuần của hộ

Vốn lưu động bình quân trong một vụ của hộ

h

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại.

1.1.2.1. Nguồn gốc của cây sắn

in

1.1.2. Đặc điểm và địa bàn phân bố của cây sắn

cK

Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ Latinh (Crantz, 1976) và
được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn

họ

được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazil thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có
nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965). Bằng

chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700

Đ
ại

năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc
Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong
phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công

ng

nguyên (Rogers 1963, 1965).
Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến châu Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu nói tới

ườ

sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558. Ở châu Á, sắn được du nhập
vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18

Tr

(W.M.S.M Bandara và M. Sikurajapathy, 1992). Sau đó, sắn được trồng ở Trung
Quốc, Myanma và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19(Fang
Baiping 1992. U Thun Than 1992). Cây sắn du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ
18, (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, 1991).

SVTH: Võ Thị Năm

13



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân

1.1.2.2. Đặc điểm của cây sắn
- Đặc điểm sinh học
+ Sắn có giá trị dinh dưỡng cao như khoai tây, khoai môn, khoai lang; do hàm

uế

lượng protein thấp nhưng nó chứa nhiều cacbonhydrat là nguồn cung cấp nhiều năng
lượng cho cơ thể. Nó còn là một nguồn tốt cung cấp kali và chất xơ. Sắn giúp duy trì

tế
H

cân bằng hàm lượng nước trong máu .

+ Chất xơ giúp ngừa táo bón, có khuynh hướng làm giảm hàm lượng cholesterol
trong máu, ngăn ngừa những bệnh về tim mạch.

h

+ Vì củ sắn chứa protein và chất béo nên khi dùng sắn trong khẩu phần ăn nên bổ

in

sung thêm các loại thực phẩm giàu lipit để khẩu phần được cân đối. Trong củ sắn, hàm
lượng các acid amin không được cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa


cK

lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tùy vào giống, thời vụ trồng, số tháng thu
hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích. Lá sắn trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng

họ

đường và tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%,
xanhthophylles 350ppm (Yves Froehlich, Thái Văn Hùng 2001). Chất đạm của lá sắn có
khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.

Đ
ại

- Đặc điểm kinh tế:

+ Giá trị sử dụng: Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công
nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn được dùng để chế biến tinh

ng

bột, sắn lát khô, bột sắn nghiền hoặc dùng để ăn tươi. Từ sắn củ tươi hoặc từ các sản
phẩm cồn, mì ăn liền, gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính, bún, miến,

ườ

mì ống, mì sơi, bột khoai,… . Củ sắn cũng là nguồn nguyên liệu chính để làm thức ăn
gia súc. Thân sắn dùng để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô, làm nấm,


Tr

làm củi đun. Lá sắn non dùng làm rau xanh giàu đạm. Lá sắn dùng trực tiếp để nuôi
tằm, nuôi cá. Bột lá sắn hoặc lá sắn ủ chưa dùng để nuôi lợn, gà, trâu bò, dê, … Hiện
tại, sản phẩm sắn ngày càng thông dụng trong buôn bán, trao đổi thương mại quốc tế
(P.Silvestre, M. Araudeau, 1991).
+ Lợi ích của nghề sắn: Sắn dễ trồng, hợp nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp, hợp
khả năng kinh tế với nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao động; tận dụng đất
SVTH: Võ Thị Năm

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân

để lấy ngắn nuôi dài. Cây sắn cũng có khả năng cạnh tranh cao vì sử dụng hiệu quả
tiền vốn, đất đai, tận dụng tốt các loại đất nghèo dinh dưỡng. Sắn đạt năng suất cao và
lợi nhuận khá nếu biết dùng giống tốt và trồng đúng quy định canh tác sắn bền vững.
Sắn được nông dân ưa trồng vì: có khả năng sử dụng tốt các đất đã kiệt, cho năng suất

uế

cao và ổn định, chi phí đầu tư thấp và sử dụng ít nhân công, thời gian thu hoạch kéo
dài nên dễ rải vụ. Nghề trồng sắn thích hợp với những hộ nông dân nghèo, ít vốn.

tế
H


+ Giá trị xuất khẩu: Sắn là một trong ít các mặt hàng có khối lượng xuất khẩu
cũng như kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh.
1.1.2.3. Địa bàn phân bố của cây sắn

Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung

1.1.3. Yêu cầu, kỹ thuật trồng sắn

in

h

nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người.

cK

Sắn là cây dễ trồng, dễ sống, dễ chăm sóc và phù hợp với nhiều loại đất canh tác,
mỗi năm sau khi trồng, người nông dân chỉ vất vả làm cỏ 2-3 lần, trong quá trình sinh
trưởng và phát triển cây ít bị sâu bệnh phá hoại. Từ những đặc tính sinh học của cây

họ

sắn, chúng ta thấy rằng muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao thì trong sản xuất cần phải
lưu ý những yêu cầu kỹ thuật cơ bản sau đây:

Đ
ại

1.1.4.1. Chọn đất, làm đất


Để cây sắn phát triển tốt cần phải chuẩn bị kỹ các khâu. Trước hết là chuẩn bị
khâu làm đất, các công việc bao gồm:

ng

a. Đất đồi

- Dọn vệ sinh cho đất: trước khi cày, phát dọn thực bì, san ủi đồng ruộng, làm

ườ

đường công tác, phân lô, thửa, thiết kế đường đồng mức.
- Cày vỡ đất: cày lật với độ sâu 18-20cm, bừa vỡ đất sau khi cày. Trước khi trồng

Tr

cày không lật 2 lần, mỗi lần sâu 20- 25cm, hướng cày thứ 2 vuông góc hoặc chéo 450
so với hướng cày trước.
- Rạch hàng đối với đất có tầng canh tác dày, lên luống rạch hàng với đất có tầng

canh tác mỏng, đất dốc cần rạch hàng theo đường đồng mức để chống xói mòn.
- Đất đồi khai hoang sau khi cày bừa vỡ đất cần phải ải đất ít nhất là một tháng
nhằm tiêu hủy hết độc tố còn tồn tại lâu ngày trong đất.
SVTH: Võ Thị Năm

15


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Trương Tấn Quân

b. Đất đồng bằng
- Cách làm tương tự như đất đồi nhưng không thiết kế theo đường đồng mức.
- Đất có mực nước ngầm cao hơn 0,5m phải lên luống để tránh thối củ khi có
mưa lớn.

uế

c. Đất cát ven biển
- Lên luống cao to, rạch hàng đến đâu trồng đến đó.

tế
H

1.1.4.2. Thời vụ trồng

Sắn được canh tác phổ biến hầu hết trên các vùng sinh thái nông nghiệp, cũng
như các mùa vụ trong năm. Tùy vào điều kiện sinh thái của từng vùng mà các hộ nông

- Vụ Xuân: trồng từ 01/01 đến 30/02.

1.1.4.3. Cách trồng

cK

- Vụ Thu: trồng từ 15/08 đến 30/10

in


được chia thành hai vụ chính như sau:

h

dân chọn thời điểm trồng thích hợp. Ở khu vực miền trung, thời vụ trồng sắn tốt nhất

Giống sắn là các giống có năng suất trung bình từ 28-30 tấn, hàm lượng 28%-

họ

30%, dạng cây gọn. Giống sắn lấy từ ruộng sản xuất nhân giống riêng, cây sắn đạt 6
tháng tuổi. Cây sắn dùng làm giống phải là cây khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh,

Đ
ại

nhặt mắt, loại bỏ những cây giống bị khô và trầy xướt. Cách trồng sắn được trải qua
các giai đoạn như sau:

a. Chọn cây hom

ng

- Chọn những cây ở ruộng sinh trưởng phát triển tốt. Loại bỏ cây thân quá già
hoặc quá non, mắt quá thưa hoặc quá dày, thân có vết bệnh.

ườ

- Cây giống được chọn làm giống tốt nhất ở độ tuổi 8 -12 tháng. Chọn đoạn thân


bánh tẻ (đoạn giữa cây).

Tr

b. Cưa hom
- Độ dài của hom giống phụ thuộc vào đặc tính của giống. Thông thường mỗi hom

cần 5-6 mắt, dài khoảng 10-20 cm. Khi chặt hoặc cưa phải dùng dao. Cưa sắc để tránh dập
nát, phía trên chặt bằng, phía gốc chặt vát để tăng tiếp xúc và tránh trồng ngược.
c. Đặt hom

SVTH: Võ Thị Năm

16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân

- Đặt hom đứng: Rể ăn sâu, chống đổ, chống hạn tốt. Áp dụng cho vùng đất có
tầng canh tác dày, mức nước ngầm sâu, đất cát ven biển.
- Đặt hom nằm: Áp dụng cho các vùng đất đồng bằng có độ phì cao.
- Đặt hom xiên: Áp dụng rộng rãi, rất phù hợp với vùng đất có tầng canh tác

uế

mỏng, lên luống để trồng.
d. Mật độ khoảng cách


tế
H

- Đất tốt hoặc khả năng đầu tư phân bón nhiều nên chọn mật độ 10.000- 12.000
cây/ha. Hàng cách hàng: 1m; cây cách cây: 0,8- 1m.

- Đất có độ phì trung bình hoặc khả năng đầu tư trung bình: mật độ 13.00014.000 cây/ha. Hàng cách hàng: 0,8- 0,9m; cây cách cây: 0,8- 1m

cách hàng 0,8- 1m; cây cách cây 0,6- 0,8m.

cK

1.1.4.4. Phân bón và chăm sóc

in

h

- Đất xấu, khả năng đầu tư thấp nên chọn mật độ 15.000- 16.000 cây/ha. Hàng

Phân bón cho sắn có thể điều chỉnh theo mức từng mức thâm canh. Tuy nhiên tỷ lệ
phân bón nên áp dụng theo tỷ lệ phương pháp với cách chăm sóc theo quy định như sau:

họ

a. Liều lượng và cách bón

- Liều lượng tính cho 1 ha như sau:

Đ

ại

+ Phân chuồng: 6- 10 tấn

160- 200 kg.

+ Lân super:

200- 240 kg.

+ Kaliclorua:

200- 240 kg.

ng

+ Đạm ure:

+ Vôi bột:

500- 1.000 kg

ườ

- Phương pháp bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và vôi 20% Kaliclorua.

Tr

+ Bón thúc lần 1 (sau trồng 30- 40 ngày): 40% Kaliclorua+ 50% đạm.

+ Bón thúc lần 2 (sau trồng 80- 100 ngày): 40% Kaliclorua+ 50% đạm.
b. Chăm sóc
Sắn là cây trồng dễ trồng, dễ sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc đơn giản. Nhưng

để đạt hiệu quả cao hơn thì cần chú ý trong việc theo dõi để phát hiện những thay đổi bất
lợi của thời tiết ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng. Khi chăm sóc cần chú ý:
SVTH: Võ Thị Năm

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Tấn Quân

-Trồng dặm: Khi trồng ta nên úm 5- 10% lượng giống ở đầu ruộng để trồng dặm,
sau khi nảy mầm khoảng 10- 15 ngày, tiến hành trồng dặm những hom chết.
- Tỉa mầm: mỗi hom thường mọc nhiều mầm nên sau khi nảy mầm cần tỉa bớt,
chỉ để lại một mầm khỏe nhất.

uế

- Làm cỏ, xới xáo: Thời gian đầu khi sắn chưa khép tán, cỏ dại mọc nhiều, lấn át,
tranh chấp dinh dưỡng của sắn, cần tiến hành làm cỏ xới xáo vừa chống cỏ dại cạnh

tế
H

tranh chất dinh dưỡng vừa tăng độ xốp đất, cung cấp Oxy cho rể, củ phát triển tốt.


+ Đợt 1: Sau khi trồng 30- 40 ngày, làm cỏ xới xáo nhẹ xung quanh gốc sắn, kết
hợp với bón phân thúc lần 1.

in

phân thúc lần 2, sau đó vun luống lên cao.

h

+ Đợt 2: Sau khi trồng 80- 100 ngày, làm cỏ, cày úp 2 bên luống, kết hợp bón

chế chuột ẩn nấp phá hại củ.

cK

+ Đợt 3: Trước thu hoạch 2- 3 tháng làm sạch cỏ, lá rụng, ở giữa các luống hạn

1.1.5 Quy trình bảo quản và chế biến
1.1.5.1. Thu hoạch

họ

Do những nhân tố sinh lí và bệnh lý mà củ sắn sau khi thu hoạch thường bị hỏng
rất nhanh. Những đường màu nâu hoặc xanh dọc theo mạch dẫn nhựa xuất hiện hai

Đ
ại

đến ba ngày sau khi thu hoạch sau đó lan dần sang các mô theo và gây ra các vệt thối
lên men làm cho củ sắn thối mềm nhũn.

a. Dỡ sắn

ng

Dỡ đúng vụ, củ sắn có nhiều tinh bột khi vỏ lụa dính chặt với thịt củ, giữ củ sắn
nguyên vẹn để giảm mức độ tổn thất.

ườ

b. Chặt cuống và gọt vỏ
Không chặt cuống sát thịt củ, gọt hết hoặc cho phép để sót lại một phần vỏ tùy

Tr

theo yêu cầu mục đích sử dụng dùng dao hoặc bàn nạo tay để gọt vỏ.
c. Rửa sạch
Rửa sạch sắn để đảm bảo chất lượng sản phẩm chế biến.

SVTH: Võ Thị Năm

18


×