Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở phường hương xuân, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.72 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

uế

.......  ….....

tế
H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

h

Đề tài:

in

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC Ở PHƯỜNG

cK

HƯƠNG XUÂN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

Tr

ườ

ng


Đ
ại

họ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:
Doãn Thị Hồng
Lớp: K42A _ KTNN

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Bùi Đức Tính

Khóa học: 2008 - 2012


Lụứi Caỷm ễn

u

Qua bn nm hc tp ti trng i hc Kinh T Hu, tụi ó
nhn c s dy bo tn tỡnh ca cỏc thy cụ giỏo trong trng. ti

t
H

ny c hon thnh l kt qu ca mt quỏ trỡnh c gng rốn luyn
trong mụi trng i hc Kinh T Hu cựng vi thi gian thc tp quý
bỏu phng Hng Xuõn, th xó Hng Tr, tnh Tha Thiờn Hu.

Trong quỏ trỡnh hc tp tụi ó nhn c s giỳp ca nhiu phớa:

in

h

u tiờn, tụi xin gi li cm n sõu sc n tp th giỏo viờn ca
trng i hc Kinh T Hu ó truyn t cho tụi mt h thng cỏc kin

cK

thc quý bỏu trong sut bn nm hc. c bit tụi xin gi li cm n n
thy Bựi c Tớnh - ngi ó trc tip hng dn, ch bo tn tỡnh tụi

h

hon thnh khúa lun tt nghip ny.

Tụi cng xin by t lũng bit n sõu sc n ban lónh o phng


i

Hng Xuõn, cỏc cụ, chỳ, anh ch trong phng ó giỳp to iu kin
thun li, cung cp cỏc s liu cn thit tụi hon thnh ti ngiờn cu
v cỏc h gia ỡnh iu tra ó tn tỡnh giỳp .

ng

Cui cựng, tụi xin chõn thnh cỏm n gia ỡnh, bn bố ó nhit tỡnh


Tr



giỳp ng viờn tụi trong sut quỏ trỡnh hc tp v thc hin ti ny.
Xin chõn thnh cm n!
Hu, thỏng 05 nm 2012
Sinh viờn
Doón Th Hng


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài...........................................................................................................1

uế

II. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................2
III. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................2

tế
H

IV. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................4
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................4

h


1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................4

in

1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế........................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ........................................................4

cK

1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế.............................................................................6
1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ......................................................6

họ

1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất ......................................7
1.1.3. Nguồn gốc, xuất xứ, giá trị của cây lạc .................................................................9
1.1.3.1. Nguồn gốc, xuất xứ của cây lạc..........................................................................9

Đ
ại

1.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc..........................................................................10
1.1.3.3. Giá trị kinh tế của cây lạc .................................................................................10
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc .............................12

ng

1.1.4.1. Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên .................................................................12
1.1.4.2. Các nhân tố sinh học.........................................................................................13


ườ

1.1.4.3. Yếu tố kinh tế xã hội ........................................................................................14
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................16

Tr

1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới .....................................................................16
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam......................................................................17
1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế ...........................................................21
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC Ở PHƯỜNG HƯƠNG
XUÂN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .....................................22


2.1. Tình hình cơ bản của phường Hương Xuân ...........................................................22
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................22
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................22
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu...............................................................................22

uế

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của phường..................................................................23
2.1.2.1. Dân số, lao động và phân bố dân cư................................................................23

tế
H

2.1.2.2. Tình hình về đất đai của phường qua 3 năm 2009-2011 ..................................26
2.1.2.3. Lĩnh vực kinh tế:..............................................................................................29
2.1.2.4. Đời sống văn hoá xã hội. ..................................................................................31

2.1.2.5. Công tác xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng ..................................................33

in

h

2.1.3. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của phường ................................................33
2.1.3.1. Thuận lợi: .........................................................................................................33

cK

2.1.3.2. Khó khăn...........................................................................................................34
2.1.4. Phân tích SWOT về sản xuất lạc ở địa bàn nghiên cứu ......................................35
2.2. Tình hình sản xuất lạc của phường Hương Xuân...................................................37

họ

2.3. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra......................................................................38
2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động ........................................................................38

Đ
ại

2.3.2. Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của nông hộ....................40
2.3.3. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra...........................................................43
2.3.4. Tình hình sử dụng giống lạc của các hộ điều tra.................................................45

ng

2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra năm 2011 ............................46

2.4.1. Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất ........................................................46

ườ

2.4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của các hộ điều tra năm 2011......................52
2.4.3. Kết quả sản xuất lạc của các nông hộ điều tra năm 2011....................................52

Tr

2.4.4. Hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra............................................................54
2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra.....55
2.5.1 Ảnh hưởng của chi phí trung gian ........................................................................55
2.5.2. Ảnh hưởng của quy mô đất đai ...........................................................................57
2.5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lạc qua mô hình hàm sản xuất
Cobb-Douglas................................................................................................................60


2.6. Tình hình tiêu thụ lạc của các hộ điều tra...............................................................67
2.7. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ lạc tại địa phương ........................69
2.7.1. Thuận lợi..............................................................................................................69
2.7.2. Khó khăn..............................................................................................................70

uế

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO SẢN XUẤT LẠC Ở
PHƯỜNG HƯƠNG XUÂN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ....71

tế
H


3.1 Định hướng cho phát triển sản xuất lạc của phường. ..............................................71
3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lạc ở phường Hương Xuân ..............71
3.2.1 Giải pháp về giống................................................................................................71
3.2.2. Giải pháp về đầu tư, kỹ thuật trồng, chăm sóc ....................................................72

in

h

3.2.3. Giải pháp về phòng ngừa sâu bệnh......................................................................72
3.2.4. Giải pháp về sơ sở hạ tầng...................................................................................73

cK

3.2.5. Giải pháp về đất đai:............................................................................................73
3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ...........................................................................74
3.2.7. Một số giải pháp khác..........................................................................................74

họ

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................76
1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................76

Tr

ườ

ng

Đ

ại

2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................77


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Diện tích

NS

Năng suất

SL

Sản lượng

ĐVT

Đơn vị tính

BQ

Bình quân

GO

Tổng giá trị sản xuất

IC


Chi phí trung gian

VA

Gía trị gia tăng

LN

Lợi nhuận

TC

Tổng chi phí sản xuất

tế
H

h

in

Lao động
Sản xuất

BQC

Bình quân chung

TB


Trung bình

UBND

Uỷ ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã

NN

Nông nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

SDĐ

Sử dụng đất

THCN

Tiểu thủ công nghiệp

Tr.đ

Triệu đồng


TLSX

Tư liệu sản xuất

HQKT

Hiệu quả kinh tế

Đ
ại
ng
ườ
Tr

Bảo vệ thực vật

họ



cK

BVTV

SX

uế

DT



500 m2
20 sào
1000 kg
100 kg

tế
H

=
=
=
=

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h


1 sào
1ha
1 tấn
1 tạ

uế

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI


DANH MỤC BẢNG BIỂU
-----  ----Bảng 1: 10 Quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất lạc ................................................17
Bảng 2: Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta thời kỳ 2005-2010 ...18

uế

Bảng 3: Kết quả sản xuất lạc của Việt Nam qua một số năm .......................................18
Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc của các vùng trong cả nước .........................................20

tế
H

Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Thừa Thiên Huế qua các năm 2006-2010...21
Bảng 6: Tình hình nhân khẩu và lao động của phường Hương Xuân qua 3 năm 2009-2011 ....25
Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai của phường Hương Xuân qua 3 năm 2009-2011.....27

h

Bảng 8: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính năm 2011...........30


in

Bảng 9: Ma trận SWOT về sản xuất lạc trên địa bàn nghiên cứu ................................36
Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của phường giai đoạn 2009-2011 ..........37

cK

Bảng 11: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2011...................39
Bảng 12: Tình hình trang bị vật chất,công cụ của các nông hộ điều tra. ......................41

họ

Bảng 13: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra ...............................................44
Bảng 14: Tình hình sử dụng giống lạc của các hộ điều tra năm 2011 ..........................45
Bảng 15 Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất lạc của các nông hộ..................................48

Đ
ại

Bảng 16: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của các hộ điều tra 2011. ...................52
Bảng 17: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả trồng lạc của các hộ điều tra......................53
Bảng 18: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất lạc của các nông hộ điều tra ..........54

ng

Bảng 19: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả trồng lạc của
các hộ điều tra. .............................................................................................................56

ườ


Bảng 20: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả trồng lạc của các hộ điều tra. ....58
Bảng 21: Kết quả xử lý hàm sản xuất Cobb-Douglas của các hộ điều tra sản xuất lạc.......61

Tr

Bảng 22: Tác động cận biên của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả trồng lạc. ...............65
Bảng 23: Tình hình tiêu thụ và sử dụng lạc của các hộ điều tra (BQ hộ)..................... 68


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
* Lý do chọn đề tài
Cây lạc là cây trồng được trồng khá phổ biến ở nước ta nhất là ở khu vực miền

uế

Trung. Hương Xuân là một phường thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế có

nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lạc, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở

tế
H

đây. Bên cạnh đó, cây lạc còn là cây trồng đem lại nhiều giá trị và lợi ích đáp ứng nhu
cầu cho con người.

Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp, sự nóng dần lên của trái đất,

h


thời tiết ngày càng khắc nghiệt, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc xem xét đánh

in

giá hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở phường

cK

Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
* Mục đích nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả sản xuất lạc năm 2011 ở phường Hương Xuân, thị xã Hương

họ

-

Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
-

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả và thu nhập của các hộ

-

Đ
ại

sản xuất lạc.


Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn
nghiên cứu.

ng

* Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào các báo cáo phát triển kinh tế xã hội,

ườ

báo cáo quy hoặch sử dụng đất của UBND phường Hương Xuân, niên giám thống kê
của tỉnh Thừa Thiên Huế, niên giám thống kê của cả nước, và một số tạp chí sách báo

Tr

có liên quan, internet...
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập từ điều tra phỏng vấn 60 hộ sản
xuất lạc ở địa bàn nghiên cứu bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn cứ vào nội
dung nghiên cứu theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.
* Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp duy vật biện chứng.

-

Phương pháp thu thập số liệu:

+


Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn chọn mẫu 60 hộ

+

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

-

Phương pháp phân tích thống kê

-

Phương pháp toán học: Được vận dụng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến

tế
H

năng suất lạc bằng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas.

uế

-

* Kết quả đạt được

Sau một thời gian nghiên cứu, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc năm
2011 trên phường Hương Xuân, tìm hiểu những thuận lợi cũng như khó khăn của

-


in

h

người dân trong quá trình sản xuất lạc, tôi đã đạt được những kết quả sau:
Đánh giá về hiệu quả sản xuất lạc ở trên địa bàn phường Hương Xuân, thị xã

cK

Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phân tích được kết quả và hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn phường.

-

Tìm hiểu được những khó khăn cũng như nhu cầu của người dân trong việc đẩy
mạnh sản xuất lạc.

Đưa ra các giải pháp góp phần để phát triển sản xuất lạc trong thời gian tới.

Tr

ườ

ng

Đ
ại

-


họ

-


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài

uế

Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính ở nước ta hiện nay với trên 70%

dân số sống nhờ vào nghề nông. Trong sản xuất nông nghiệp thì sản xuất lương thực

tế
H

thực phẩm đóng vai trò quan trọng, nó là cơ sở đầu tiên để đáp ứng nhu cầu cơ bản của
con người, tạo điều kiện để con người sống và làm việc tạo ra của cải vật chất cho xã
hội. Trong sản xuất nông nghiệp thì sản xuất lúa đóng vai trò quan trọng nhất, bên

h

cạnh đó thì một số cây trồng cũng đóng vai trò quan trọng không kém như cây lạc, cây


in

mía, cây ngô,...

Như vậy, sản xuất lạc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an

cK

ninh lương thực cho quốc gia, góp phần vào sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Cây lạc cũng là loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao. Trong lạc có chứa nhiều chất

họ

dinh dưỡng cần thiết cho con người. Trong lạc chứa 35 - 47% protein, 20 - 27% gluxit,
các vitamin và nhiều nguyên tố khác.

Lạc còn có vai trò quan trọng đối với ngành công nghệ chế biến. Nó được

Đ
ại

sử dụng trong công nghệ ép dầu, làm bánh kẹo, làm bơ... Sản phẩm phụ của lạc còn
được sử dụng cho chăn nuôi. Ngoài ra nó còn là một vị thuốc quý. Cây lạc dễ sản xuất,
người dân có nhiều kinh nghiệm và phù hợp với điều kiện ở nhiều nơi nên được sản

ng

xuất rộng rãi. Lạc đã trở thành cây truyền thống ở Việt Nam và được người dân ưa

ườ


chuộng.

Hương Xuân là một phường thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên

Huế có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khá thuận lợi để phát triển nông

Tr

nghiệp theo nhiều hướng khác nhau. Thành phần cây trồng rất phong phú, trong đó có
nhiều loại có lợi thế canh tranh cao, diện tích đất nông nghiệp thuận lợi cho cây trồng
phát triển. Từ những điều kiện thuận lợi đó giúp cho người dân ở đây phát triển cây
lạc, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở đây.
Tuy nhiên sản xuất lạc hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết, sản
xuất lạc của người dân ở huyện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chính,
Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

chưa tiếp cận với các quy trình tiêu chuẩn kĩ thuật, điều kiện thời tiết ngày càng phức
tạp do sự nóng dần lên của trái đất làm cho hạn hán, mưa lũ xảy ra khiến người nông
dân không phản ứng kịp vì vậy hiệu quả đạt được chưa cao. Ngoài ra còn gặp những
khó khăn về vốn, lao động, điều kiện thủy lợi, diện tích đất nông nghiệp ngày càng hạn

uế


hẹp, các vấn đề về môi trường: đất, nước... và vấn đề cạnh tranh ngày càng cao thì việc
nâng cao hiệu quả kinh tế ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát từ thực tế đó tôi

tế
H

chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của phường Hương Xuân, thị xã Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
II. Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các

in

h

nông hộ ở địa phương.

- Đánh giá hiệu quả sản xuất lạc năm 2011 của hộ nông dân tại phường Hương

cK

Xuân, thị xã Hương Trà , tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng cũng như thuận lợi và thách
thức của việc sản xuất lạc tại địa phương.

Hương Xuân.


họ

- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lạc tại phường

Đ
ại

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc
cho các nông hộ điều tra nói riêng và cho toàn bộ nông hộ trồng lạc của phường
Hương Xuân nói chung.

ng

III. Phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất

ườ

lạc của các nông hộ trên địa bàn phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế.

Tr

- Phạm vi không gian: Điều tra tình hình sản xuất lạc của các nông hộ ở phường

Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu thứ cấp qua 3 năm (2009- 2011), và số liệu

sơ cấp năm 2011. Số liệu điều tra thực tế trong thời điểm từ tháng 2 - 4 năm 2012.

IV. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp duy vật biện chứng được dùng làm cơ sở phương pháp luận
Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

cho vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp phân tích thống kê: thống kê, thống kê so sánh, phương pháp
phân tích tình hình sản xuất lạc của các nông hộ trên địa bàn phường.
4.3. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu:

hình kinh tế xã hội của phường Hương Xuân qua các năm...

uế

- Số liệu thứ cấp: số liệu công bố trên báo, mạng internet và từ các báo cáo tình

tế
H

- Số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân trồng lạc của mẫu
nghiên cứu.

4.4. Phương pháp toán học: Sử dụng hàm sản xuất với mô hình hồi quy trên các
phần mềm để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lạc của các nông hộ trồng


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

lạc trên địa bàn nghiên cứu.

Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế

tế
H

1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế

uế

1.1. Cơ sở lý luận

Trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong sản xuất kinh doanh nói chung,
hiệu quả kinh tế được xem là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh
và cũng là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.

h

Đề cập tới vấn đề này có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hiệu quả kinh tế.

in

Theo quan điểm của kinh tế học vi mô: Hiệu quả kinh tế là tất cả những quyết

cK

định sản xuất cái gì nằm trên đường năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận dụng
hết nguồn lực. Số lượng hàng hóa đạt trên đường giới hạn của năng lực sản xuất càng
lớn càng có hiệu quả cao. Sự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng


họ

hóa theo nhu cầu của thị trường trong giới hạn của đường năng lực sản xuất cho ta
được hiệu quả kinh tế cao nhất. Và cuối cùng là kết quả trên một đơn vị chi phí càng

Đ
ại

lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Theo GS Paul A . Samuelson: “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí hoặc sử dụng
các nguồn lực một cách tiết kiệm để thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của con
người”.

ng

Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan phản

ườ

ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã được xác định”
Theo GS-TS Ngô Đình Giao: “Hiệu quả kinh tế là tổ chức cao nhất của sự lựa

Tr

chọn kinh tế của các doanh nghiệp, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước”.
Như vậy hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của

các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nâng cao

hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của mỗi

Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Bên cạnh đó hiệu quả kinh tế còn
phải quan tâm hiệu quả về mặt xã hội cũng như hiệu quả về mặt môi trường.
Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến như Farrell
(1957), Schultz (1964), Rizzo (1979), Ellis (1993)... Các học giả đều đi đến thống nhất

uế

là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân
phối và hiệu quả kinh tế.

tế
H

Hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency):là số lượng sản phẩm có thể đạt được
trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào trong sản xuất nông
nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình
hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ

in


h

về các hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại
thêm bao nhiêu đợn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực

cK

được thể hiện thông qua mối quan hệ đầu vào đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và
giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc
nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng

họ

của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác mà trong kỹ thuật được
áp dụng.

Đ
ại

Hiệu quả phân phối (allocative efficiency) là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố
giá sản phẩm và giá đầu vào được tình để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một
đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu

ng

quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra sản phẩm. Vì
thế hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác định

ườ


hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi
nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của

Tr

nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kinh tế

và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính
đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một
trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa

Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt
cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Sản xuất đạt hiệu quả kinh tế tức là cùng với sự hạn chế về nguồn lực (nhân lực,

uế

vật lực, tài lực) nhưng quá trình sản xuất vẫn đem lại năng suất cao nhưng bên cạnh đó

phải tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất có thể. Sau mỗi quá trình sản xuất chúng ta

tế
H

đem so sánh các kết quả đạt được với chi phí phải bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự

chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế đạt được càng lớn và ngược lại. Bản chất
của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã
hội.

in

h

1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

HQKT của các tiến bộ kỹ thuật, các phương án sản xuất hoặc các mô hình kinh

cK

tế (gọi tắt là các mô hình) … được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này chịu
tác động của những nhân tố khác nhau và với những cường lực không giống nhau.
Thậm chí cùng một loại nhân tố nhưng thời kỳ này tác động mạnh, thời kỳ khác lại có

họ

thể yếu hơn. Mặt khác, có loại chỉ tiêu trị số càng lớn càng tốt (được gọi là chỉ tiêu
thuận), lại có chỉ tiêu trị số càng nhỏ càng tốt (được gọi là chỉ tiêu nghịch). Trong đánh


Đ
ại

giá HQKT không thể sử dụng một chỉ tiêu mà phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu. Các
chỉ tiêu này lại không trực tiếp cộng lại được với nhau và mỗi chỉ tiêu biểu hiện
HQKT ở một khía cạnh riêng biệt, do đó cũng không thể sử dụng một chỉ tiêu làm đại

ng

diện để so sánh.

* Hiệụ quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ

ườ

ra trong quá trình sản xuất hoặc ngược lại.
Dạng thuận:

Tr

H =Q/C

Trong đó:

H : Hiệu quả
Q : Kết quả
C: Chi phí bỏ ra

Doãn Thị Hồng – K42AKTNN


6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

Ý nghĩa của công thức: Công thức này nói lên một đơn vị chi phí bỏ ra sẽ mang
lại bao nhiêu đơn vị kết quả, công thức này còn phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực.
Dạng nghịch:

h

: Hiệu quả

q

:Kết quả

c

:Chi phí

tế
H

Trong đó:

uế


h = c/q

Ý nghĩa của công thức: Để đạt được một đơn vị kết quả thì phải tiêu tốn bao
nhiêu đơn vị chi phí.

thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.

cK

Dạng thuận:
H = ∆Q / ∆C
Trong đó :

in

h

* Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả

H : Hiệu quả

họ

∆Q : Phần tăng (giảm) của kết quả
∆C : Phần tăng (giảm) của chi phí

Đ
ại


Dạng nghịch:

∆h = ∆c / ∆q
Trong đó:

∆h : Hiệu quả

ng

∆q : Kết quả

∆c : Chi phí

ườ

1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất
 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất lạc

Tr

Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất lạc là các chỉ tiêu biểu hiện mức độ đầu tư vào
sản xuất, ví dụ đất đai, chi phí… Đối với sản xuất lạc, các chỉ tiêu biểu hiện quy mô
sản xuất là: Diện tích gieo trồng, diện tích gieo trồng bình quân hộ, mức đầu tư nguồn
lực cho sản xuất và trên một đơn vị diện tích…
 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất:

Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

7



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

- Chỉ tiêu 1: Tổng giá trị sản xuất (GO): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản
xuất (giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ nền kinh tế trong
một thời kì nhất định (thường là một năm). Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng cộng
giá trị sản xuất của từng ngành kinh tế, thành phấn kinh tế. Tổng giá trị sản xuất gồm

GO = Q*P
Trong đó:

GO là tổng giá trị sản xuất
Q: Năng suất bình quân trên 1 sào
P: Giá bình quân 1 kg lạc vỏ

tế
H

Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO/sào)

uế

các yếu tố: Chi phí trung gian và giá trị mới tăng thêm.

in

h


- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị diện tích gieo trồng sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng giá trị sản xuất.

cK

- Chỉ tiêu 2: Chi phí trung gian trên 1 đơn vị diện tích (IC/sào)
Chi phí trung gian phản ánh toàn bộ các loại chi phí vật chất và dịch vụ được sử
dụng trong quá trình sản xuất ( ở đây được tính bình quân cho 1 sào lạc).

bao nhiêu chi phí.

họ

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết để tiến hành sản xuất một sào lạc thì cần tốn

Đ
ại

- Chỉ tiêu 3: Tổng giá trị gia tăng trên 1 đơn vị diện tích (VA/sào)
VA = GO-IC

-Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị diện tích gieo trồng tạo ra được bao

ng

nhiêu đồng giá trị gia tăng (ở đây có nghĩa là cứ 1 sào lạc sẽ tạo ra được bao nhiêu
đồng giá trị gia tăng).

ườ


- Chỉ tiêu 4: Lợi nhuận bình quân trên sào (LN/sào)
LN = GO-TC

Tr

Trong đó: TC là tổng chi phí sản xuất bình quân trên 1 sào.
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị diện tích gieo trồng sẽ thu được bao

nhiêu đồng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu 5: Tổng chi phí sản xuất trên 1 sào (TC/sào)
Chỉ tiêu này cho biết để sản xuất một sào lạc thì phải tốn bao nhiêu đồng chi phí.
 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

Để đánh giá hiệu quả của việc sản xuất lạc,các loại chỉ tiêu đưa ra cụ thể như
sau:
- Chỉ tiêu 1: ( GO/IC )
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu

uế

đồng giá trị sản xuất (trong trường hợp này tính bình quân cho 1 sào lạc).
- Chỉ tiêu 2: (VA/IC)


tế
H

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao
nhiêu đồng giá trị gia tăng .
- Chỉ tiêu 3: Năng suất (N)

Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một năm, đơn vị diện tích đất canh tác sản

in

h

xuất được bao nhiêu lượng lạc vỏ.
N=Q/S

cK

Trong đó: Q: Tổng sản lượng lạc vỏ thu được trong năm
S: Diện tích canh tác lạc trong năm
1.1.3. Nguồn gốc, xuất xứ, giá trị của cây lạc

họ

1.1.3.1. Nguồn gốc, xuất xứ của cây lạc

Cây lạc có tên Latinh là Arachishypogaea, là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực

Đ

ại

phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó không chỉ là cây trồng quen thuộc của nhân dân ta
mà còn được trồng rộng rãi trên thế giới, được xếp thứ 13 về diện tích các cây thực
phẩm của thế giới.

ng

Về nguồn gốc cây lạc có nhiều ý kiến khác nhau: Một số nhà khoa học cho rằng,
cây lạc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có người lại cho rằng cây lạc có xuất xứ từ Ai

ườ

Cập. Nhưng hiện nay, phần lớn các nhà khoa học cho rằng cây lạc có nguồn gốc từ
Braxin. Theo Gregory (1979-1980) tất cả các loài hoang dại thuộc chi Arachis tìm

Tr

thấy ở Nam Mỹ và phân bố từ Đông Bắc Braxin đến Tây Nam Achentina và từ bờ biển
Nam Uruguay đến Tây Bắc Manto Grosso. Tức là phía Nam sông Amazon và từ sườn
Đông Andes Hồ Đại Tây Dương.
Vào khoảng thế kỷ thứ XV cây lạc được đưa từ Braxin sang Châu Phi cùng với các
thuyền buôn. Từ Châu Phi, lạc được đưa sang Châu Á và Nam Châu Âu (Ý, Tây Ban
Nha). Từ Châu Âu lạc được đưa sang Bắc Mỹ. Từ Châu Á (Trung Quốc) lạc được đưa
Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

9


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Bùi Đức Tính

sang Nga và các nước Đông Âu. Ở Việt Nam, người ta cho rằng cây lạc được du nhập
từ Trung Quốc, Indonexia hoặc do những người buôn bán, truyền đạo đến từ Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan... đem đến.
1.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc

uế

Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Theo Nguyễn Mạnh Toản và
Lại Đức Lân (Kỹ thuật sơ chế bảo quản hạt có dầu - NXBNN), khi phân tích hạt lạc

tế
H

cho thấy lạc là nguồn thức ăn giàu lipit và prôtêin, thành phần sinh hóa của lạc có thể

thay đổi phụ thuộc vào giống, vào sự biến động các điều kiện khí hậu giữa các năm,
vào vị trí của hạt ở quả, các yếu tố không bình thường như: sâu bệnh hại, và phương
pháp phân tích khác nhau cũng ảnh hưởng đến thành phần sinh hóa của hạt lạc. Tuy

in

h

nhiên, các thành phần dinh dưỡng trong hạt lạc cho phép xếp lạc vào những hạt có
nhiều chất béo, với tỷ lệ trung bình là 50% và có nhiều chất đạm với tỷ lệ trung bình là

cK


20%.

Dầu lạc là một hỗn hợp glixêrít, bao gồm 80% axít béo không no và 20% axít béo
no. Thành phần axít béo trong dầu lạc thay đổi tùy theo giống và điều kiện trồng trọt.

họ

Trong một thời gian dài, người ta chỉ chú ý đến dầu trong hạt lạc mà chưa chú ý
đến lượng prôtêin khá cao trong hạt. Hạt lạc chứa 40-57% lipit, 20-37% prôtêin, ngoài

Đ
ại

ra còn có gluxit, vitamin và một số khoáng chất. (Nguyễn Mạnh Toản và Lại Đức Lân,
Kỹ thuật sơ chế bảo quản hạt có dầu, NXBNN)
Do có nhiều thành phần dinh dưỡng, cho nên lạc có thể thay thế một phần thịt, cá

ng

trong bữa ăn hàng ngày và là nguồn cung cấp chủ yếu chất béo, chất đạm trong các
bữa ăn của người theo đạo Phật.

ườ

Hiện nay khoảng 80% sản lượng lạc toàn thế giới được sử dụng trong công nghệ

ép dầu, 12% dùng để chế biến bánh kẹo, bơ...8% dùng cho tiêu dùng của nhân dân,

Tr


chăn nuôi và một số mục đích sử dụng khác. Đối với nước ta, xuất khẩu lạc chiếm
15% tổng kinh ngạch xuất khẩu nông sản hàng năm. (Nguyễn Mạnh Toản và Lại Đức
Lân, Kỹ thuật sơ chế bảo quản hạt có dầu, NXBNN)
1.1.3.3. Giá trị kinh tế của cây lạc
* Giá trị trong nông nghiệp
- Giá trị chăn nuôi
Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: Khô dầu lạc, thân
lá lạc làm thức ăn xanh và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc.
Hạt lạc sau khi ép lấy dầu, còn lại khô dầu. Khô dầu là loại thức ăn tinh cung
cấp chất đạm rất tốt cho gia súc. Khô dầu hạt lạc đã được đãi vỏ chứa 11-12% nước,

uế

47% chất đạm, 24-26% chất đường bột, 6-7% chất béo. Khô dầu lạc cho bò cái ăn làm
tăng lượng sữa, cho lợn con ăn bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày làm tăng trọng

tế
H

nhanh, 425kg khô dầu lạc có thể làm tăng trọng 100kg thịt lợn sống, trong khi đó khô

dầu dừa phải cần đến 450kg. (Nguyễn Mạnh Toản và Lại Đức Lân, Kỹ thuật sơ chế
bảo quản hạt có dầu, NXBNN)

Vỏ quả lạc nghiền nhỏ thành bột, có thể trộn với các loại rau cỏ làm thức ăn thô

in

h

cho gia súc. Vỏ quả còn được dùng làm chất độn chuồng rất tốt cho lợn.
- Giá trị trồng trọt

cK

Lạc là cây trồng có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước
nghèo vùng nhiệt đới. Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong công nghiệp
thực phẩm, trong chăn nuôi lạc còn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất.

họ

Lạc thuộc nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, lại có thể trồng được trên nhiều
loại đất khác nhau cho nên nông dân đã sử dụng lạc là cây tăng vụ ở tất cả các vùng từ

Đ
ại

đồng bằng đến trung du, miền núi.

Sau khi thu hoạch rễ cây lạc để lại cho đất một lượng đạm khá lớn. Lượng đạm
này làm tăng thêm độ phì nhiêu của đất. Vì vậy, trồng lạc có tác dụng cải tạo đất làm


ng

tăng chất dinh dưỡng trong đất. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các chân đất bạc
màu.

ườ

* Giá trị trong công nghiệp
Lạc phục vụ cho công nghiệp ép dầu, dầu lạc được dùng làm thực phẩm và chế

Tr

biến dùng cho các ngành công nghiệp khác như chất dẻo, xi mực in, dầu diezel, làm
dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật... ngoài ra khô dầu lạc còn được dùng làm thức ăn
cho người, cho chăn nuôi gia súc và gia cầm. Dầu lạc được sử dụng trong công nghiệp
chế biến xà phòng. Vỏ quả lạc có nhiều chất xơ có thể dùng làm chất đốt, làm nguyên
liệu để chế biến sợi nhân tạo và ủ lên men để chế biến thành rượu.
Hạt lạc được sử dụng nhiều trong công nghệ làm bánh, kẹo, bơ, mỳ ăn liền.
Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

* Giá trị xuất khẩu
Lạc là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế

giới. Ở Việt Nam 70% sản lượng lạc dành cho xuất khẩu, đứng 5 trong 10 nước xuất
khẩu lạc lớn của thế giới. Tuy nhiên do chất lượng lạc nước ta thấp trong khi thị

uế

trường thế giới bấp bênh nên tình hình xuất khẩu có xu hướng giảm so với giai đoạn

dụng hết lợi thế so sánh, phát huy thế mạnh xuất khẩu lạc.

tế
H

trước đây. Chúng ta cần phải nâng cao năng suất lạc, cải thiện chất lượng lạc để tận

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc
1.1.4.1. Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên
* Về đất đai:

in

h

Lạc là cây thích ứng trên nhiều loại đất, nó không yêu cầu chặt chẽ về độ phì, song
lại yêu cầu rất chặt về lý tính của đất đặc biệt là tầng đất mặt. Đất lý tưởng cho trồng

cK

lạc là đất có thành phần cơ giới nhẹ, sáng màu, lỏng, dễ vỡ và dễ thoát nước: đất cát
pha, đất phù sa cổ, đất dốc tụ…đầy đủ canxi và lượng hữu cơ vừa phải. Lạc có thể
trồng trên đất có độ pH từ 6-7 là thích hợp nhất. Do đó lạc được trồng ở chân đất phù


họ

sa ven sông, đất đỏ, đất cát pha…Hầu hết trên các chân đất, lân bị rửa trôi mạnh nên
khi sản xuất cần lưu ý bón phân lân để tạo năng suất và phẩm chất quả lạc.

Đ
ại

* Về nhiệt độ:

Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của
cây lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống của cây lạc là khoảng 25-30
o

ng

C và thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho

thời kỳ nảy mầm là 20-30 oC, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 20-30 oC, thời kỳ chín

ườ

25-28 oC. (Phạm Văn Thiều, Kỹ thuật trồng lạc năng suất và hiệu quả, 2002 )
* Về ẩm độ, lượng mưa:

Tr

Nước và độ ẩm là điều kiện chủ yếu đảm bảo cho sinh trưởng và phát triển của


cây lạc. Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc yêu cầu khoảng 7080% độ ẩm giới hạn của đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kỳ ra
hoa, kết quả và giảm ở thời kỳ chín của hạt.
Ở các vùng trồng lạc thích hợp, lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng
1000-1300mm là đủ. Nếu mưa ít hơn 1000mm thì lạc cần được tưới nước. Tổng nhu
Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ khi mọc đến khi thu hoạch
(không kể thời kỳ nảy mầm) là 450-700mm. (Phạm Văn Thiều, Kỹ thuật trồng lạc
năng suất và hiệu quả, 2002)
* Nhu cầu đối với ánh sáng:

trưởng khác nhau có phản ứng khác nhau đối với ánh sáng.

uế

Cây lạc có phản ứng nhất định đối với tác động của ánh sáng. Các thời kỳ sinh

tế
H

Số giờ nắng trong ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của cây lạc.

Sự phụ thuộc đó càng chặt chẽ vào thời kỳ nảy mầm và ra hoa. Qúa trình nở hoa thuận

lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng.
1.1.4.2. Các nhân tố sinh học

in

h

* Giống

Thực tế sản xuất nông nghiệp cho thấy là một giống tốt cần có đủ 3 đặc điểm: cho

cK

năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Vì vậy,
để đạt hiệu quả kinh tế cao trong trồng lạc cần lựa chọn giống thích hợp với điều kiện
cụ thể của từng nơi trồng lạc.

họ

Yêu cầu chọn lạc để giống: Lạc được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng và
phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất cao. Sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi,

Đ
ại

hạt mẩy, không nứt nẻ, phơi được nắng để làm giống.
* Dinh dưỡng khoáng

Để đạt được năng lạc suất cao, ngoài các yếu tố về giống thì kỹ thuật thâm canh


ng

trong đó có phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng.
- Đạm (N): Lạc cũng như nhiều cây họ đậu khác có nhu cầu cao về đạm xong nhờ hệ

ườ

thống nốt sần ở rễ cung cấp một lượng đạm đáng kể. Tuy nhiên, nốt sần của cây chỉ
hình thành sau khi cây mọc một tuần do đó giai đoạn đầu ở thời kỳ cây con cây lạc cần

Tr

một lượng đạm nhất định. Hơn nữa, hệ sinh vật trong nốt sần có nhu cầu sử dụng phân
đạm để phát triển nên cần bón đạm lót và thúc sớm để lạc phát triển ngay từ đầu và tạo
nhiều nốt sần hữu hiệu. Trên các chân đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng nếu không bón
phân đạm thì hệ vi sinh vật cộng sinh nốt sần phát triển kém vì vậy năng suất sẽ rất
kém. Thiếu đạm, thân lá có màu xanh vàng, lá nhỏ, khả năng vươn cao, đâm cành

Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

kém. Thiếu đạm trong giai đoạn đầu cây cằn cỗi, khó hình thành nốt sần và tỷ lệ nốt
sần hữu hiệu thấp.
- Lân (P): Lân có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển, thúc đẩy sự hình thành nốt sần,

tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa hình thành củ sớm, giảm tỷ lệ

uế

lép. Cây lạc có nhu cầu cao về lân từ thời kỳ ra hoa tới sau hình thành củ. Thời kỳ cây
con hàm lượng lân trong cây không cao nhưng rất cần thiết để vi sinh vật cộng sinh

trên lá, thiếu nhiều lá chuyển qua màu nâu, cây còi cọc.

tế
H

phát triển hình thành nốt sần. Do vậy lân cần được bón sớm, thiếu lân xuất hiện sắc đỏ

- Kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển quả
(củ) làm tăng số nhân, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dầu trong hạt.

in

h

Hàm lượng kali trong lá cao nhất ở thời kỳ ngay trước ra hoa sau đó giảm đi ở thời kỳ
hình thành củ. Vì vậy cần bón kali sớm và kết thúc trước khi cây ra hoa. Thiếu kali

cK

xuất hiện những đốm vàng ở mép lá sau lan ra thành từng mảng và dần chết khô,
thường ở lá non xuất hiện những vết đốm vàng nâu. Thiếu kali làm củ một nhân nhiều,
tỷ lệ dầu thấp.


họ

- Các nguyên tố vi lượng: Các nguyên tố vi lượng đóng vai trò là chất xúc tác, hoặc là
một phần của các Enzim hoặc chất hoạt hóa của hệ Enzim cho các quá trình sống của

Đ
ại

cây. Đối với lạc là cây họ đậu, có 2 nguyên tố vi lượng quan trọng nhất là Moliden và
Bo.

Ngoài ra, một số nguyên tố vi lượng khác như Fe, Cu, Zu cũng đóng vai trò rất

ng

quan trọng đối với năng suất lạc. Tuy nhiên, thường cây có thể hấp thu lượng dinh
dưỡng này từ đất đủ cho các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, do đó ít khi phải

ườ

bổ sung các loại phân vi lượng này, nhất là đối với sắt.
- Vôi: Lạc rất cần vôi. Khi thiếu vôi, cây lạc có nhiều quả không có hạt. Vôi giúp cho

Tr

lạc huy động được kali, làm cho quả chắc, hạt đầy. Trên các chân đất chua được bón
vôi thì quả chắc tăng lên, tỷ lệ quả lép ít đi.
1.1.4.3. Yếu tố kinh tế xã hội
* Thị trường và giá cả tiêu thụ
Giá cả và thị trường tiêu thụ là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lạc của

người nông dân. Hiện nay, người nông dân sản xuất và bán sản phẩm thường bị tư
Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Tính

thương ép giá, giá bán trên thị trường cao nhưng người dân lại bán với mức giá thấp,
vì vậy việc tiêu thụ còn gặp khó khăn. Mặt khác, các yếu tố đầu vào như giống, phân
bón… ngày càng tăng cao, thời tiết ngày càng khắc nghiệt làm cho lợi ích của người
sản xuất có phần suy giảm.

uế

Bên cạnh đó, người nông dân lại thiếu thông tin về thị trường, không hiểu được thị
trường , mua một số sản phẩm hàng giả hàng nhái kém chất lượng với mức giá lại cao

tế
H

do người bán tự thỏa thuận đặt giá với nhau làm cho chi phí cho người sản xuất của
người nông dân tăng lên, mức lợi nhuận thu về ít, người dân thường lấy công làm lãi.
* Vốn

Vốn có vai trò rất quan trọng trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào,

in


h

trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy. Đối với người nông dân thường thiếu vốn để sản
xuất nên việc chuẩn bị vật tư thường gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là có gì dùng nấy,

cK

trang bị kỹ thuật thô sơ lạc hậu nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật gặp khó khăn.
Việc đầu tư cho cây lạc so với nhiều cây trồng khác còn thấp, mà chủ yếu là đầu tư lao

* Tập quán canh tác

họ

động sống.

Cây lạc là cây truyền thống lâu đời từ xa xưa, ở đâu cũng trồng lạc. Qua nhiều

Đ
ại

năm sản xuất người dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trồng những loại cây trồng
nào là phù hợp, trồng trên loại đất nào và thời kỳ gieo trồng thích hợp.
Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ làm cho người dân đã

ng

nhận thức và học hỏi được nhiều kinh nghiệm kết hợp với tập quán canh tác làm tăng
năng suất cây trồng, giảm một phần chi phí đáng kể cho người dân sản xuất về giống,


ườ

khâu làm đất, các biện pháp chăm sóc… Tuy nhiên cần có sự quan tâm của các cấp
chính quyền từ trung ương đến địa phương hỗ trợ người nông dân hơn nữa cả về kỹ

Tr

thuật và kinh nghiệm, cần thay đổi một số tập quán canh tác cũ lạc hậu như giống để
lại lâu đời, sản xuất thủ công… đã gây ảnh hưởng không tốt cho sản xuất làm giảm
năng suất.
* Điều kiện về chủ trương chính sách
Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với người nông dân trong việc hỗ trợ về
vốn, đầu ra cho người nông dân. Thông qua rất nhiều chính sách về thuế, đất đai…và
Doãn Thị Hồng – K42AKTNN

15


×