Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP tại hợp tác xã quảng thọ II, xã quảng thọ, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế
H
uế

------

ại
họ
cK
in
h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU MÁ THEO TIÊU

Đ

CHUẨN VIETGAP TẠI HỢP TÁC XÃ QUẢNG THỌ II,
XÃ QUẢNG THỌ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ĐỖ THỊ THIÊN TRANG

Huế, tháng 5 năm 2016


ĐẠI HỌC HUẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế
H
uế

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU MÁ THEO TIÊU

ại
họ
cK
in
h

CHUẨN VIETGAP TẠI HỢP TÁC XÃ QUẢNG THỌ II,
XÃ QUẢNG THỌ HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,

Đ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Đỗ Thị Thiên Trang


PGS.TS Mai Văn Xuân

Lớp: K46 - KTTNMT
Niên khóa: 2012-2016

Huế, tháng 5 năm 2016


Lời Cảm Ơn

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt
nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và dạy bảo của
nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu
trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Huế, ban chủ nhiệm
khoa Kinh Tế và Phát Triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn

này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến thầy giáo PGS.TS Mai Văn Xuân, đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến HTX NN Quảng Thọ
II, UBND xã Quảng Thọ, cùng đoàn thể các hộ gia đình ở
xã Quảng Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp số
liệu cần thiết.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn
bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp này.
Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng của bản
thân nên khoá luận này không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của
thầy, cô và các bạn sinh viên để khoá luận này được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Thiên Trang


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Đ

ại
họ
cK

in
h

tế
H
uế

Khóa luận tốt nghiệp

ii


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Bảo vệ thực vật

CLĐ

Công lao động

CPLĐGĐ

Chi phí lao động gia đình

ĐVT

Đơn vị tính


HTX

Hợp tác xã

NK

Nhân khẩu

NN

Nông nghiệp



Lao động

TLSX

Tư liệu sản xuất

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

UBND

Uỷ ban nhân dân

GO


Giá trị sản xuất

ại
họ
cK
in
h

C

tế
H
uế

BVTV

Chi phí sản xuất trực tiếp bằng tiền

TC

Tổng chi phí

MI

Thu nhập hỗn hợp của hộ

NB

Lợi nhuận của hộ


GCN

Giấy chứng nhận

Đ

ĐƠN VỊ QUI ĐỔI: 1 sào = 500m2

SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

ii


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................II
MỤC LỤC ................................................................................................................... III
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... VI
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .....................................................................................VII
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... VIII

tế
H
uế


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1.1 Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
1.2 Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung: ...................................................................................................... 2

ại
họ
cK
in
h

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................. 3
1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................. 5

Đ

PHẦN I: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 6
1.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................................. 6
1.1.1. Lí luận về GAP, VietGAP ..................................................................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm về GAP, VietGAP ............................................................................. 6
1.1.1.2. Lợi ích của việc áp dụng GAP.......................................................................... 13
1.1.2. Qui trình sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP .......................................... 15
1.1.2.1. Một số thông tin về cây rau má ........................................................................ 15

1.1.2.2. Qui trình sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP ........................................ 16
1.1.3. Lí luận cơ bản về hiệu quả kinh tế....................................................................... 19

SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

iii


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế .......................................................................... 19
1.1.3.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế sản xuất rau ..................................................... 20
1.1.4. Các chi tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất rau ....................................... 20
1.1.4.1. Hệ thống các chỉ tiêu kết quả ........................................................................... 20
1.1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả ......................................................................... 21
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 21
1.2.1. Tình hình áp dụng qui trình VietGAP trong sản xuất rau trên thế giới ............... 21
1.2.2. Tình hình áp dụng và sản xuất theo qui trình VietGAP ở Việt Nam .................. 22
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT RAU MÁ THEO TIÊU

tế
H
uế

CHUẨN VIETGAP TẠI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP QUẢNG THỌ II ...... 27
2.1. Tình hình địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 27
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................ 27


ại
họ
cK
in
h

2.1.1.2. Điều kiện khí hậu.............................................................................................. 27
2.1.1.3. Điều kiện địa hình ............................................................................................ 28
2.1.1.4. Điều kiện đất đai ............................................................................................... 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 29
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ........................................................................... 29
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ...................................................................................... 30
2.1.3. Tình hình thực hiện sản xuất dịch vụ của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Quảng

Đ

Thọ II ............................................................................................................................. 31
2.1.3.1. Về trồng trọt ..................................................................................................... 31
2.1.3.2 Về chăn nuôi ..................................................................................................... 33
2.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ ....................................................................................... 33
2.2 Tình hình sản xuất rau má tại HTX Quảng Thọ II theo tiêu chuẩn VietGAP ......... 35
2.2.1 Thực trạng sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Nông Nghiệp
Quảng Thọ II giai đoạn 2013- 2015 .............................................................................. 35
2.2.2 Tình hình thu mua và tiêu thụ rau má tươi theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX ... 38
2.3. Hiệu quả sản xuất rau má của các hộ điều tra năm 2015 ....................................... 40
2.3.1. Nguồn lực sản xuất của hộ .................................................................................. 40

SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT


iv


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động ..................................................................... 40
2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ điều tra ....................................................... 41
2.3.1.3.Tình hình trang bị TLSX của các hộ điều tra .................................................... 42
2.3.2. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ
điều tra ........................................................................................................................... 43
2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ điều tra ....... 46
2.3.4 Tình hình tiêu rau má trên địa bàn hợp tác xã ...................................................... 48
2.3.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất rau má của hộ ................ 50
2.3.6 Đánh giá việc thực hiện sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX

tế
H
uế

Quảng Thọ II ................................................................................................................. 54
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
TẾ SẢN XUẤT RAU MÁ TẠI HỢP TÁC XÃ ......................................................... 57
3.1 Định hướng .............................................................................................................. 57

ại
họ
cK
in

h

3.2 Giải pháp.................................................................................................................. 58
3.2.1 Giải pháp về kĩ thuật............................................................................................. 58
3.2.2 Giải pháp về thị trường ......................................................................................... 59
3.2.3 Giải pháp về thu hái, đóng gói, bảo quản rau an toàn .......................................... 61
3.2.4 Giải pháp về vốn ................................................................................................... 62
3.2.5 Giải pháp về cơ chế, chính sách đối với việc phát triển rau má an toàn .............. 62
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 63

Đ

1. Kết luận...................................................................................................................... 63
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 65
PHỤ LỤC

SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

v


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Qui định bón phân trên 1 sào rau má lứa đầu theo qui trình VietGAP ......... 17
Bảng 1.2 Diện tích gieo trồng của một số cây trồng được chứng nhận GAP qua 2 năm
2013, 2014 ..................................................................................................................... 24

Bảng 1.3 Số lượng các cơ sở sản xuất áp dụng và có GCN VietGAP qua các năm
2014-2016 ...................................................................................................................... 24
Bảng 1.4: Những cơ sở sản xuất có giấy chứng nhận VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế... 25
Bảng 1.5: Các cơ sở được cấp giấy GCN sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Thừa
Thiên Huế ....................................................................................................................... 26

tế
H
uế

Bảng 2.1: Số hộ, nhân khẩu của các thôn trong xã Quảng Thọ năm 2015 ................... 29
Bảng 2.2: Tình hình lao động, và cơ cấu lao động của xã Quảng Thọ qua 3 năm 20132015 ............................................................................................................................... 29
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa của HTX qua 3 năm 2013-2015 ............................... 31

ại
họ
cK
in
h

Bảng 2.4: Tình hình canh tác cây rau màu và cây CNNN của HTX qua 3 năm 20132015 ............................................................................................................................... 32
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, giá trị cây trồng năm 2015 .......................................... 32
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất rau má trên địa bàn HTX giai đoạn 2013-2015 ............. 36
Bảng 2.7: Tổng hợp, diện tích, gieo trồng của rau má theo tiêu chuẩn VietGAP qua 3 năm
2013-2-15....................................................................................................................... 36
Bảng 2.8: Diện dích gieo trồng của cây rau má và các cây rau màu khác trong năm 2015 trên

Đ

địa bàn HTX .................................................................................................................... 37

Bảng 2.9: Sản lượng thu mua, bán rau má tươi theo tiêu chuẩn VietGAP (100%thị
trường ngoại tỉnh) và để làm trà rau má trong các tháng 5-12/2014 ............................. 38
Bảng 2.10: Giá mua rau má theo tiêu chuẩn VietGAP trong các tháng năm 2015 ....... 39
Bảng 2.11: Đặc điểm lao động và nhân khẩu của hộ điều tra ....................................... 40
Bảng 2.12: Diện tích trồng rau má và lúa của các hộ điều tra....................................... 41
Bảng 2.13: Tình hình tư trang tư liệu sản xuất của hộ điều tra ..................................... 42
Bảng 2.14: Tình hình đầu tư các khoản chi phí sản xuất rau má của 60 hộ điều tra
trồng theo tiêu chuẩn VietGAP ..................................................................................... 43
Bảng 2.15: Chi phí sản xuất của hộ trồng theo VietGAP và hộ trồng không theo
VietGAP ........................................................................................................................ 45
SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

vi


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Biểu đồ mức độ ảnh hưởng của thời tiết đến hoạt động sản xuất rau má ..... 52
Hình 2.2: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thiếu vốn đến hoạt động sản xuất rau má. 52
Hình 2.3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thiếu đất đến hoạt động sản xuất rau má .. 53
Hình 2.4: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của giá bán đến hoạt động sản xuất rau má ... 53

Đ

ại
họ
cK

in
h

tế
H
uế

Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản xuất ráu má tươi theo tiêu chuẩn VietGAP ........................... 49

SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

vii


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP tại
hợp tác xã Quảng Thọ II, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Để làm rõ đề tài, bài làm sử dụng phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp thu thập
số liệu, so sánh, thống kê, tổng hợp các tài liệu, dữ liệu tìm kiếm và điều tra được qua
bảng biểu.
Nội dung nghiên cứu chính là về hiệu quả sản xuất rau má theo tiêu chuẩn
VietGAP tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khi điều tra các

tế
H
uế


hộ xã viên tham gia trồng rau má theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX NN Quảng Thọ II,
tại địa bàn nghiên cứu có 2 cây trồng phổ biến là cây rau má và cây lúa, từ đó so sánh
hiệu quả sản xuất của hai cây trồng này và đưa ra kết quả mong muốn của đề tài. Qua
quá trình thực tế, biết được tình hình sản xuất rau má tại địa bàn khá thuận lợi về kỹ

ại
họ
cK
in
h

năng trồng rau, cơ sở vật chất.. ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng rau
má. Các hộ thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về qui trình thực hiện do HTX NN
Quảng Thọ II phối hợp với trường Đại Học Nông Lâm tổ chức. Từ khi, HTX NN Quảng
Thọ II tiến hành thu mua, chế biến trà rau má thì bà con rất phấn khởi vì cây rau má đã
gắn bó với người dân tại đây, bây giờ đã được người tiêu dùng biết đến với sản phẩm trà
rau má Quảng Thọ. Từ đó, tạo niềm tin cho bà con yên tâm sản xuất. Bên cạnh vẫn còn
tồn tại một số khó khăn như về thị trường tiêu thụ, giá bán không ổn định.

Đ

Từ những cái đạt được và hạn chế, đưa ra các giải pháp, chính sách, kiến nghị để
nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP tại đây.

SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

viii



GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lí do chọn đề tài
Dân gian có câu “Cơm không rau như đau không thuốc”, đúng như vậy rau là
loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người, rau là loại thực
phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người, rau cung cấp nhiều
Vitamin, chất khoảng, chất xơ và rau có tính dược lý cao mà các thực phẩm khác
không thể thay được. Rau được sử dụng hàng ngày với số lượng lớn, vấn đề kiểm soát
chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được mọi người quan tâm nhằm đảm

tế
H
uế

bảo dinh dưỡng, tránh các vụ ngộ độc do các sản phẩm rau mang lại.
Hơn nữa ngành sản xuất rau ở Việt Nam, tạo nhiều việc làm và thu nhập cao cho
người sản xuất so với một số cây trồng hàng năm khác. Cùng với nhu cầu tiêu dùng về
các sản phẩm rau ngày càng cao đã kéo theo sản xuất rau trong những năm qua tăng

ại
họ
cK
in
h

lên cả về số lượng và chất lượng.


Rau xanh cũng như cây trồng khác, để có giá trị kinh tế cao, ngoài yêu cầu về
giống tốt, chủng loại đa dạng, thì kĩ thuật canh tác góp phần không nhỏ vào việc nâng
cao năng suất, sản lượng rau. Người trồng rau không ngừng cải tiến kĩ thuật canh tác,
nâng cao đầu tư các yếu tố đầu vào nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên hiện nay xu
hướng sản xuất rau hàng hoá ngày càng tăng, chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng
rau bị ô nhiễm do vi sinh vật và các hoá chất độc hại, dư lượng kim loại nặng và thuốc

Đ

BVTV.. ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy, vấn đề an toàn thực
phầm đối với nông sản đang được xã hội quan tâm. Sản xuất rau an toàn, bảo vệ sức
khoẻ người tiêu dùng, không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện nay
mà còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hoá trong điều kiện Việt
Nam trờ thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới(WTO), mở ra thị trường
tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển sản xuất. Và từ ngày
05/10/2015, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào một trong những phiên chợ được
đánh giá là tiềm năng nhất hiện nay, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(Trans- Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, viết tắt TPP).

SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

1


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến thủ đô Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh vào năm 1996, 1998, sau đó chương trình rau an toàn được mở rộng

ra một số tỉnh khác như: Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Đồng Nai.. Hiện nay, đã có trên 30
qui trình trồng rau an toàn được ban hành dễ hiểu, dễ áp dụng. So với những năm đầu
1996-1997 thì hiện nay chủng loại rau cao cấp được sản xuất theo qui trình gia tăng
như: ớt ngọt, cải bắp trái vụ, dưa chuột bao tử, súp lơ xanh, măng tây cà chua.
Ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, rau cũng được trồng quanh năm.
Nằm ở hạ lưu sông Bồ, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế vốn
là vùng quê nổi tiếng trồng đậu lạc, song giá trị sản phẩm thấp. Từ năm 2002 đến nay,

tế
H
uế

người dân xã Quảng Thọ, mạnh dạn chuyển đổi những diện tích lúa, vùng sản xuất các
loại hoa có hiệu quả thấp sang trồng cây rau má. Cây rau má giờ đây trở thành cây
trồng chủ đạo của vùng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và hạn chế tình trạng tư
thương ép giá, vào năm 2012, xã Quảng Thọ triển khai sản xuất rau má bằng mô hình

ại
họ
cK
in
h

sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 100% diện tích nhằm hướng người dân
sản xuất rau theo hướng an toàn, đáp ứng qui trình sản xuất sạch. Ngoài ra, HTX
Quảng Thọ II còn tiến hành xây dựng cơ sở thu mua, chế biến rau má, đầu tư máy
móc. Hợp tác xã có vai trò trong sự đóng góp phát triển kinh tế- xã hội, trong tiến trình
xây dựng Nông thôn mới. Đó được coi là một chuyển biến nỗi bật của cả người dân và
HTX Quảng Thọ II trong những năm qua. Tuy nhiên, quá trình sản xuất rau má theo
qui trình và thiết lập kênh phân phối rau an toàn đến người tiêu thụ là một trong những


Đ

vấn đề còn nan giải.

Để hiểu hơn về thực trạng sản xuất và hiệu quả mà một HTX nông nghiệp mang
lại, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu
chuẩn VietGAP tại hợp tác xã Quảng Thọ II, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm góp phần nào đó để phát huy những tiềm năng, lợi thế và
đề xuất giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn cho HTX trong thời gian tới.

1.2 Mục đích nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP của các
hộ nông dân tại HTX nông nghiệp Quảng Thọ II, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

2


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Huế, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn tại
địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, hiệu quả
kinh tế sản xuất rau an toàn nói chung và rau theo qui trình VietGAP nói riêng.
- Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP

tại hợp tác xã nông nghiệp Quảng Thọ II, từ đó tìm ra các tồn tại và khó khăn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo
tiêu chuẩn VietGAP tại HTX NN Quảng Thọ II.
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

tế
H
uế

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: hiệu quả sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Đối tượng khảo sát: các hộ xã của HTX.

ại
họ
cK
in
h

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: HTX Quảng Thọ II, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Trong đó hai thôn được nghiên cứu là Phước Yên và La Vân Thượng.
- Phạm vi thời gian:

Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2013-2015.
Hiệu quả sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP của HTX năm 2015.

1.4. Phương pháp nghiên cứu


Đ

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp: nguồn số liệu thứ cấp là số liệu đã công bố bao gồm các thông
tin về tình hình sản xuất rau ở trên thế giới và tình hình sản xuất rau ở Việt Nam được
thu thập từ các báo cáo, tạp chí, niên giám thống kê, các trang webside của chính phủ
và các bộ ngành. Các số liệu phản ánh tình hình sản xuất rau theo qui trình VietGAP
bao gồm diện tích, năng suất, sản lượng do hợp tác xã Quảng Thọ II cung cấp. Các số
liệu về tình hình sử dụng đất đai, lao động, tình hình kinh tế xã hội xã Quảng Thọ
được thu thập từ tài liệu do ban thống kê Uỷ ban xã Quảng Thọ cung cấp.

SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

3


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

*Số liệu sơ cấp: các số liệu sơ cấp là số liệu liên quan đến tình hình sản xuất,
tiêu thụ rau má theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ nông dân. Phương pháp dùng để thu
thập số liệu này là:
- Thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ sản xuất rau má theo tiêu chuẩn
VietGAP, 10 hộ trồng rau má không theo VietGAP.
- Hình thức điều tra: phỏng vấn thông qua thống kê bảng hỏi.
* Chọn hộ điều tra: 60 hộ sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP, 10 hộ sản
xuất rau má không theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tiêu chí chọn mẫu điều tra:
+ Có diện tích trồng từ 500m2 trở lên.

tế
H
uế

+ Phải là những hộ trồng rau má theo VietGAP và không theo VietGAP.
+ Những người sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP vừa trồng thêm lúa.
Cách chọn mẫu điều tra: chọn hộ nông dân điều tra trên địa bàn 2 thôn Phước

ại
họ
cK
in
h

Yên và La Vân Thượng dựa vào phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
* Phương pháp điều tra: sử dụng bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân, với
bộ câu hỏi này làm số liệu thu thập có thể tổng hợp vào các bảng biểu từ đó đưa ra
những nhận định về mô hình sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP.
+ Đối tượng phỏng vấn:

Những hộ nông dân là xã viên của HTX tham gia vào sản xuất rau má theo tiêu
chuẩn VietGAP, một số hộ có trồng rau má nhưng không theo tiêu chuẩn VietGAP.
trưởng).

Đ

Cán bộ địa phương (cán bộ khuyến nông, Giám đốc HTX, Phó giám đốc HTX, tổ

* Chọn địa điểm điều tra: 2 thôn Phước Yên và La Vân Thượng.
* Phương pháp PRA
PRA là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Participatory Rural Appraisal- Đánh giá
nông thôn có sự tham gia của người dân. PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận giao lưu
và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân cùng tham gia điều tra, trao đổi,
chia sẻ, thảo luận, phân tích những khó khăn, thuận lợi của cộng đồng những kiến thức
kinh nghiệm trong đời sống và điều kiện trong nông thôn để họ xây dựng kế hoạch,
thực hiện trong hiện tại và tương lai.
SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

4


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Đề tài này sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn chính thức nông dân trên cơ
sở bộ câu hỏi được xây dựng sẵn để thu thập thông tin.
* Tham vấn chuyên gia: tham vấn, trao đổi thảo luận với các cán bộ chỉ đạo sản
xuất, Cán bộ kỹ thuật viên nghiên cứu rau quả.. giàu kinh nghiệm để từ đó góp phần
hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu thứ cấp thu thập được tổng hợp, phản ánh thông qua bảng, biểu, đồ thị,

từ đó phân tích, so sánh qua các năm để nắm quy luật biến động và rút kinh nghiệm.
- Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh (thời gian, loại cây trồng..) để xác

tế
H

uế

định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện
tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng
đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh
đúng những nội dung cần nghiên cứu.

ại
họ
cK
in
h

- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối,
mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất, kinh doanh rau má theo tiêu chuẩn VietGAP
cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ
thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về sự phát
triển sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP của HTX Quảng Thọ II trong những

Đ

năm qua.

SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

5


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Lí luận về GAP, VietGAP
1.1.1.1. Khái niệm về GAP, VietGAP
a. Nguồn gốc của GAP:
- Tiêu chuẩn EUREPGAP là sáng kiến của các nhà bán lẽ châu Âu (Euro- Retailer

tế
H
uế

Produce Working Group) với mục tiêu đưa ra các tiêu chuẩn và thủ tục nhằm phát triển
nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Vào tháng 9/2007, EurepGAP (Thực hành nông
nghiệp tốt của Châu Âu) đã đổi tên thành GLOBALGAP, điều đó phản ánh phạm vi ảnh
hưởng của nó trên toàn cầu. GLOBALGAP là một tổ chức tư nhân đã xây dựng các tiêu
chuẩn chứng nhận tự nguyện và các thủ tục cho việc thực hành nông nghiệp tốt. Cuộc

ại
họ
cK
in
h

họp của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc: FOOD AND
AGRICULTURE ORGANIZATION OF THE UNITED NATIONS) vào năm 2003 đã
định nghĩa GAP và cho ra đời một qui trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt.
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên

tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch, thực phẩm phải
đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus,

Đ

ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng
thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng ruộng đến khi sử dụng.
Mục đích của GLOBALGAP là nhằm:
1. An toàn cho thực phẩm
2. An toàn cho người sản xuất
3. Bảo vệ môi trường
4. Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm
 Những tiêu chuẩn trong qui trình sản xuất GAP được áp dụng toàn cầu trên
các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản gồm những điểm chính sau:
- Đánh giá lựa chọn vùng sản xuất

SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

6


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp
- Lựa chọn giống và gốc ghép
- Quản lý đất và giá thể
- Phân bón và chất phụ gia
- Nước tưới
- Hoá chất
- Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

- Quản lý và sử dụng các chất thải
- Người lao động

- Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
Đồng thời, để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường nhập khẩu chung ở

tế
H
uế

Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản.. Chính vì vậy, liên hiệp các nước Đông Nam Á
(ASENA) và Chính phủ Úc xây dựng bản thảo tiêu chuẩn ASEANGAP đại diện cho
10 nước trong khu vực Đông Nam Á vào tháng 11 năm 2005 và tiêu chuẩn
ASEANGAP được ban hành năm 2006.

ại
họ
cK
in
h

ASEANGAP (Asean Good Agricultural Practices) là tiêu chuẩn về thực hành
nông nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản
phẩm rau quả tươi khu vực Đông Nam Á. Mục đích ASEANGAP là tăng cường việc
hài hoà các chương trình GAP trong khu vực ASEAN. Điều này sẽ thúc đẩy thương
mại giữa các nước thành viên với thị trường toàn cầu. Bao gồm 4 phần:
1. An toàn thực phẩm

2. Quản lý môi trường


Đ

3. Điều kiện sức khoẻ
4. Chất lượng rau quả

Hiện tại Thái Lan là nước đi đầu về việc thực hiện GAP ở các sản phẩm trái cây
và rau xanh. Các sản phẩm của nước này được nhiều nước trên thế giới chấp nhận nói
chung và thị trường Châu Âu khó tính nói riêng. Dựa vào AseanGAP các nước đã xây
dựng cho nước mình một GAP riêng phù hợp tình hình sản xuất của nước họ như hệ
thống SALM của Malaysia, INDONGAP của Indonexia, VFGAP của Singapore,
THAIGAP của Thái Lan...
b. Tiêu chuẩn VietGAP
Cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngày 28/1/2008 Việt Nam đã
ban hành VietGAP (là cụm từ viết tắt Vietnamese Good Agricultural Practices) có
SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

7


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Đây là tập hợp các tiêu chí
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, trồng
trọt, chăn nuôi và thuỷ sản.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản
xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản
phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời
bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về VietGAP trong trồng trọt. Cụ thể tìm hiểu 12 yêu
cầu của VietGAP trong trồng trọt:

tế
H
uế

Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
- Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự
phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước đối với
các mối nguy gây ô nhiễm hoá hoc, sinh học và vật lý lên rau, quả. Trong trường hợp

ại
họ
cK
in
h

không đáp ứng các điều kiện thì phải có đầy đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục
được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn.

- Vùng sản xuất rau quả có mối nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh học, vật lý cao và
không thể khắc phục thì không được sản xuất theo Vietgap.
 Giống và gốc ghép

- Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp phép sản xuất.

Đ


- Giống và gốc ghép tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lí
hạt giống, xử lý cây con, hoá chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử
lý. Trong những trường hợp giống và gốc ghép không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ
tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương
pháp xử lý giống, gốc ghép (nếu có).
 Quản lý đất và giá thể
- Hằng năm, phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và
giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước.
- Cần có biện pháp chống xói mòn đất và thoái hoá đất. Các biện pháp này phải
được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

8


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

- Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể, tổ chức và cá
nhân sản xuất phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép, lưu trong hồ
sơ các biện pháp xử lý.
- Không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng sản
xuất. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất
thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau khi thu hoạch.
 Phân bón và chất phụ gia
- Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh học và vật lý do sử dụng
phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô
giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau, quả.


tế
H
uế

nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm
- Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm
lên rau, quả. Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép sản xuất,

ại
họ
cK
in
h

kinh doanh tại Việt Nam.

- Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Trong trường hợp
phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Trường
hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá
nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý.
- Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo
dưỡng thường xuyên.

Đ

- Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn và đóng gói
phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bão dưỡng để đảm bảo giảm nguy
cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.
- Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản
phẩm, thời gian và số lượng mua).

- Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón, tên
phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón).
 Nước tưới
- Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau, quả phải đảm bảo theo tiêu
chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng.
SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

9


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

- Việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng
cho: tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng cho bảo quản, chế biến, xử lý sản
phẩm, làm sạch và vệ sinh, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
- Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay thế bằng
nguồn nước khác an toàn hoặc sử dụng nước sau khi đã xử lý, kết quả kiểm tra và lưu
trong hồ sơ.
- Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư
tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi,
nước thải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch.

tế
H
uế

 Hoá chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)
- Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về phương

pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn.
- Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hoà sinh

ại
họ
cK
in
h

trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực vật.
- Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bện tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng
tổng hợp nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Chỉ được phép mua thuốc BVTV từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc BVTV.
- Chỉ được sử dụng thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng cho từng
loiạ rau,quả tại Việt Nam.

- Phải sử dụng hoá chất đúng theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hoá hoặc

Đ

hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản
xuất và sản phẩm.

- Thời gian cách ly phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV ghi
trên nhãn hàng hoá.
- Các hỗn hợp hoá chất và thuốc BVTV dùng không hết cần được xử lý đảm bảo
không làm ô nhiễm môi trường.
- Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo
dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh làm ô nhiễm môi trường.


SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

10


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

- Kho chứa hoá chất phải đảm bảo theo qui định, xây dựng ở nơi thoáng mát, an
toàn, có nội quy và được khoá cẩn thận. Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu.
Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho.
- Không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các thuốc dạng bột.
- Hoá chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác
rõ ràng. Nếu đổi hoá chất sang bao bì, thùng chứa hoá chất khác, phải ghi rõ đầy đủ
tên hoá chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hoá chất gốc.
- Các hoá chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổ sách
theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước.

tế
H
uế

- Ghi chép các hoá chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hoá chất, lý do, vùng sản
xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng).
- Lưu giữ hồ sơ các hoá chất khi mua và khi sử dụng (tên hoá chất, người bán,
thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng).

ại
họ

cK
in
h

- Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hoá chất. Những vỏ bao bì, thùng chứa
phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước.
- Nếu phát hiện dư lượng hoá chất trong rau quả vượt quá mức tối đa cho phép
phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân ô nhiễm và
nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm. Phải ghi chép cụ
thể trong hồ sơ lưu trữ.

- Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hoá chất khác cần được lưu trữ riêng nhằm

Đ

hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất và dư lượng hoá chất
có trong rau, quả theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia
hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc BVTV.
 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
- Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn
chế để qua đêm.
- Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với rau, quả phải được làm từ
các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm.
SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

11



GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

- Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với rau, quả phải được làm từ
các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm.
- Thùng chứa phế thải, hoá chất BVTV và các chất nguy hiểm khác phải được
đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô
nhiễm lên sản phẩm.
- Thiết bị, thùng chứa rau quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng
biệt, cách ly với kho chứa hoá chất, phân bón, chất phụ gia và có biện pháp hạn chế
nguy cơ gây ô nhiễm.
- Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ.
đóng gói và bảo quản.

tế
H
uế

- Phải có các biện pháp ngăn chặn các sinh vật lây nhiễm vào khu vực sơ chế,
- Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần thiết về
thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ.

ại
họ
cK
in
h


- Chỉ sử dụng các loại hoá chất, chế phẩm, màng sáp cho phép trong quá trình xử
lý sau thu hoạch.

 Quản lý và xử lý chất thải

- Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động
sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm.
 Người lao động

- Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hoá chất phải có kiến thức và kỹ

Đ

năng về hoá chất và kỹ năng ghi chép.

- Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ
liên quan đến sức khoẻ và điều kiện an toàn.
- Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực dưới đây:
+ Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ.
+ Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động.
+ Sử dụng an toàn các hoá chất, vệ sinh cá nhân.
 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ
nhật ký sản xuất, nhật ký về thuốc BVTV, phân bón, bán sản phẩm ...

SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

12



GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

- Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP
và được lưu giữ tại cơ sở vật chất.
 Kiểm tra nội bộ
- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi
năm một lần.
 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi
khách hàng có yêu cầu.
- Trong trường hợp có khiếu nại phải có trách nhiệm giải quyết theo qui định của

tế
H
uế

pháp luật, lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.
1.1.1.2. Lợi ích của việc áp dụng GAP

Việc áp dụng và chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt mang lại nhiều tác dụng
tích cực cho bản thân người sản xuất và người tiêu dùng cũng như mang lại lợi ích cho

ại
họ
cK
in
h


toàn xã hội.
a. Lợi ích cho nhà sản xuất:
Về đối ngoại:

- Tạo dựng niềm tin cho khách hàng: Với những sản phẩm áp dụng GAP có trên
trị trường luôn đem lại cho người tiêu dùng sự an tâm về tính an toàn của chúng, bởi
sự đảm bảo an toàn trong từng khâu nhỏ nhất trong suốt quá trình sản xuất nông
nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm đồng bộ và an toàn nhất.

Đ

- Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường: nhờ vào sự tín nhiệm
của khách hàng và uy tín của hệ thống GAP trên toàn cầu.
- Nâng tầm của nhà sản xuất trên thị trường: qua việc áp dụng và được chứng
nhận GAP, doanh nghiệp trở thành một thành viên của hệ thống GLOBALGAP có uy
tín trên toàn cầu. Qua đó mà vị thế của doanh nghiệp được nâng cao không chỉ trong
thị trường trong nước, mà còn có thể bước đầu tiếp cận thị trường quốc tế.
- Đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng ở những thị trường khó tính
như Châu Âu, Mỹ.. khi doanh nghiệp được chứng nhận GAP.
- Là điểm thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng- đấu thầu: do uy tín và vị thế của
doanh nghiệp được nâng cao sau khi thực hiện và được chứng nhận GAP.
SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

13


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp


- Là công bố chính thức về sự cam kết đảm bảo an toàn chất lượng và liên tục
cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Đáp ứng qui định của Nhà nước và các nước dự định bán hàng trong hiện tại
và tương lai về quản lý chất lượng.
Về đối nội:
- Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên tục
đến an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất từ khâu làm đất cho
đến khi thu hoạch: khi áp dụng GAP, thông qua hồ sơ lưu trữ ở các giai đoạn của mỗi
quá trình, nhà sản xuất có thể tìm ra được những nguyên nhân và đề ra các phương án

tế
H
uế

để giải quyết những sai phạm đó.
- Chi phí thấp, hiệu quả cao do giảm thiểu được chi phí đền bù khiếu nại, tái chế
sản phẩm: khi áp dụng GAP sẽ giúp cho sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng theo
yêu cầu. Nhờ đó, giảm thiểu được lượng sản phẩm bị loại thải, đồng thời tránh được sự

ại
họ
cK
in
h

khiếu kiện của khách hàng về chất lượng sản phẩm. “Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng
thấp hơn chi phí sữa chữa”.

b. Lợi ích đối với khách hàng và toàn xã hội:

- Đảm bảo vai trò và chất lượng của sản phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm:
việc áp dụng GAP sẽ tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt vì trong chuỗi sản
xuất các sản phẩm nông nghiệp tất cả các khâu đều được kiểm soát tốt, từ khâu vệ sinh
đất, chọn giống, bón phân, xử lý hoá chất... đến khâu cuối cùng trong thu hoạch nhằm

Đ

hạn chế tối đa lượng vi khuẩn, hoá chất.. nhiễm vào trong sản phẩm. Việc thực hiện tốt
GAP có vai trò quan trọng vì đây là khâu sản xuất khởi đầu sẽ có ảnh hưởng trong
chuỗi cung ứng thực phẩm sau này.
- Đối với người tiêu dùng: người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có
chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà
VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguyên tắc và qui định thực hiện, VietGAP sẽ
tạo nên những quyền cơ bản của người tiêu dùng sản phẩm, sản phẩm có chứng nhận
xuất xứ và truy nguyên nguồn gốc, tạo tâm lý an toàn cho người sử dụng. Từ đó góp
phần giúp họ dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
trên thị trường khi có chứng nhận sản phẩm VietGAP. Đây là động lực chính thúc đẩy
SVTH: Đỗ Thị Thiên Trang – K46 KTTNMT

14


×