Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Năng lực quản lý của Lãnh đạo các chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh Đắk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.42 KB, 124 trang )

TrƯờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

nguyễn thừa anh

năng lực quản lý của lãnh đạo các chi nhánh trực
thuộc công ty tnhh mtv khai thác cttl tỉnh đắk nông

Chuyên ngành: QUảN Lý KINH Tế Và CHíNH SáCH

Ngời hớng dẫn khoa học:

pgs.ts.mai văn bu


Hµ néi – 2015


TrƯờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

nguyễn thừa anh

năng lực quản lý của lãnh đạo các chi nhánh trực
thuộc công ty tnhh mtv khai thác cttl tỉnh đắk nông

Chuyên ngành: QUảN Lý KINH Tế Và CHíNH SáCH

Ngời hớng dẫn khoa học:

pgs.ts.mai văn bu




Hµ néi – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đ ã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thừa Anh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Khoa Quản lý
kinh tế và chính sách, Trường Đ ại học Kinh Tế Quốc Dân, đặc biệt là các
thầy cô đã truyền đ ạt cho tôi nhiều kiến thức và đ ã tạo điều kiện giúp tôi
thực hiện bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Mai Văn Bưu đã
dành nhiều thời gian tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đ ình, bạn bè và đ ồng nghiệp đ ã
đ ộng viên khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả

Nguyễn Thừa Anh



MỤC LỤC
------------.........................................................................................1
------------.........................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................5
KẾT LUẬN.....................................................................................................108


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT
CTTL

: Công trình thủy lợi

DN

: Doanh nghiệp

ĐĐ

: Đạo đức

LĐCN

: Lãnh đạo chi nhánh

MTV

: Một thành viên

NLQL


: Năng lực quản lý

PC

: Phẩm chất



: Quyết định

PTNT

: Phát triển nông thôn

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
------------.........................................................................................1

------------.........................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................5
KẾT LUẬN.....................................................................................................108
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ biểu diễn kết quả trung bình thực trạng năng lực kiến thức
và yêu cầu năng lực kiến thức của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc
Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Đắk Nông...Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.2
Yêu cầu kiến thức quản lý và thực trạng kiến thức quản lý của lãnh
đạo chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL
Đắk Nông.......................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.3
Yêu cầu kiến thức chuyên môn và thực trạng kiến thức chuyên môn
của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác
CTTL Đắk Nông............................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.4
Yêu cầu về kỹ năng và thực trạng về kỹ năng của lãnh đạo chi nhánh trực
thuộc Công ty TNHH MTV khai thác CTTL Đắk Nông. . .Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.5
Biểu diễn yêu cầu kỹ năng lập kế hoạch và thực trang kỹ năng lập
kế hoạch của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH MTV
Khai thác CTTL Đắk Nông...........Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.6
Biểu diễn yêu cầu kỹ năng tổ chức và thực trạng kỹ năng tổ chức
của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác
CTTL Đắk Nông............................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.7

Biểu diễn khoảng cách yêu cầu kỹ năng lãnh đạo và thực trạng kỹ năng
lãnh đạo của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc Công ty....Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.8
Biểu diễn khoảng cách yêu cầu kỹ năng kiểm soát và thực trạng kỹ
năng kiểm soát của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc Công ty...........Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.9
Biểu diễn kết quả yêu cầu trung bình và thực trạng trung bình phẩm
chất, đạo đức nghề nghiệp của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc Công
ty TNHH MTV Khai thác CTTL Đắk Nông. Error: Reference source
not found


Biểu đồ 2.10

Biểu diễn yêu cầu yêu thích công việc và thực tế yêu thích công việc
của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc Công ty....Error: Reference source
not found
Biểu đồ 2.11 Biểu diễn yêu cầu năng lực ứng xử với đồng nghiệp và thực tế năng
lực ứng xử với đồng nghiệp của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc Công
ty TNHH MTV Khai thác CTTL Đắk Nông. Error: Reference source
not found
Biểu đồ 2.12 Biểu diễn yêu cầu năng lực học hỏi, sáng tạo trung bình và thực
trạng năng lực về học hỏi, sáng tạo trung bình của lãnh đạo chi
nhánh trực thuộc Công ty..............Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.13 Biểu diễn yêu cầu khả năng học hỏi phát triển bản thân và thực trạng
khả năng học hỏi và phát triển bản thân của lãnh đạo chi nhánh trực
thuộc Công ty.................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.14 Biểu diễn yêu cầu khả năng sáng tạo trong công việc và thực trạng khả

năng sáng tạo trong công việc của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc
Công ty...........................................Error: Reference source not found
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2

Yếu tố cấu thành năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.......Error:
Reference source not found
Quy trình nghiên cứu đánh giá năng lực quản lý của lãnh đạo doanh
nghiệp.............................................Error: Reference source not found
Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty....Error: Reference source not found
Yêu câu về năng lựcquản lý của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc Công
ty TNHH MTV Khai thác CTTL Đắk Nông. Error: Reference source
not found


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy
lợi tỉnh Đắk Nông (sau đây gọi tắt là Công ty) do UBND tỉnh Đắk Nông là
Chủ sở hữu, được thành lập theo Quyết định số 1937/QĐ-UBND ngày
02/12/2010 của UBND tỉnh Đắk Nông. Hoạt động theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 6400204746, đăng ký lần đầu ngày 14/12/2010, đăng
ký thay đổi lần thứ 1 ngày 17/11/2011, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày
05/04/2012. Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sở hữu 100% vốn
Nhà nước, thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt

động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thời gian hoạt động của Công
ty là dài hạn kể từ ngày được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Công ty có thể ngừng hoạt động khi có quyết định
của Chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Mục tiêu: Quản lý, khai thác hiệu quả hệ thống các công trình thủy lợi đã và
sẽ xây dựng trên địa bàn tỉnh phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Đắk Nông, chống xuống cấp và tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo
dưỡng cho Nhà nước, bảo đảm an toàn cho công trình, tính mạng và tài sản
của nhân dân khu vực gần công trình.
Hiện tại Công ty được giao quản lý 187 công trình thủy lợi trên địa bàn
toàn tỉnh. Toàn bộ các công trình thủy lợi, Công ty giao cho các Chi nhánh tại
các huyện, thị xã trực tiếp quản lý, duy tu, bảo dưỡng và vận hành, gắn liền
với quá trình sản xuất cung ứng dịch vụ tại đơn vị. Các công trình được quản
lý bằng mã số tài sản theo quy định hiện hành, thường xuyên được theo dõi,
tổng hợp, cập nhật thông tin diễn biến thay đổi giá trị của từng công trình,


2
cũng như đánh giá năng lực phục vụ và hiện trạng của từng công trình sau
mỗi mùa vụ sản xuất nông nghiệp.
Trong điều kiện và yêu cầu như vậy để đáp ứng được nhiệm vụ của
Công ty thì vai trò của Lãnh đạo các chi nhánh trực thuộc Công ty là vô
cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện Công ty mới thành lập năng
lực quản lý của Lãnh đạo chi nhánh hiện nay còn nhiều bất cập, rất khó
khăn cho việc thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của công ty. Để khắc phục
được vấn đề nêu trên, Công ty cần quan tâm, có kế hoạch trong việc đào
tạo, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ Lãnh đạo các chi nhánh trực
thuộc. Bản thân tôi cũng là một lãnh đạo chi nhánh trực thuộc Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh
Đắk Nông tôi nhận thấy cần kiểm tra, đánh giá năng lực quản lý của đội

ngũ Lãnh đạo các chi nhánh trực thuộc để từ đó có sự quan tâm, đầu tư
nhiều hơn vào nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ này để từ đó đáp ứng
được các yêu cầu, nhiệm vụ của Công ty đặt ra. Vì vậy, tôi quyết định chọn
đề tài: “Năng lực quản lý của Lãnh đạo các chi nhánh trực thuộc Công
ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh Đắk
Nông” làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định khung lý luận về năng lực quản lý của Lãnh đạo doanh nghiệp;
- Phân tích thực trạng năng lực quản lý của Lãnh đạo các Chi nhánh
trực thuộc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh
Đắk Nông;
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý của
Lãnh đạo các Chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác
Công trình thủy lợi tỉnh Đắk Nông;


3
3 Câu hỏi nghiên cứu
1. Các yêu cầu về năng lực quản lý của Lãnh đạo chi nhánh trực thuộc
Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Đắk Nông?
2. Lãnh đạo Chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH Một thành viên Khai
thác Công trình thủy lợi tỉnh Đắk Nông đã đáp ứng được yêu cầu về năng lực
quản lý ra sao? Điểm mạnh; Điểm yếu và nguyên nhân?
3. Cần những giải pháp nào để nâng cao năng lực quản lý của Lãnh đạo
các Chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công
trình thủy lợi tỉnh Đắk Nông?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Năng lực quản lý của Lãnh đạo chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH
Một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh Đắk Nông

4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực quản lý của
Lãnh đạo doanh nghiệp: Kiến thức, năng lực chuyên môn; kỹ năng quản lý;
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; học hỏi, sáng tạo phát triển bản thân.
+ Về địa bàn nghiên cứu: Các chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH Một
thành viên Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh Đắk Nông nằm trên địa bàn 7
huyện, 01 thị xã thuộc tỉnh Đắk Nông.
+ Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2011 - 2015 và
các giải pháp đề xuất đến năm 2020.


4
5. Khung lý thuyết
Các yếu tố ảnh

Năng lực quản lý

Mục tiêu

hưởng:

- Về kiến thức, trình
độ
- Về kỹ năng quản lý
- Về phẩm chất đạo
đức, nghề nghiệp
- Về năng lực học
hỏi, sáng tạo và phát
triển bản thân


- Nâng cao kiến thức
- Nâng cao kỹ năng
quản lý
- Tạo điều kiện trao
dồi, tu dưỡng phẩm
chất đạo đức
- Thay đổi, tạo động
lực tự học hỏi, sáng
tạo và phát triển bản
thân

- Yếu tố thuộc về bản
thân người lãnh đạo
chi nhánh trực thuộc
doanh nghiệp
- Yếu tố thuộc về
doanh nghiệp
- Yếu tố bên ngoài
doanh nghiệp

- Về số liệu: luận văn sử dụng các dữ liệu, số liệu thứ cấp và sơ cấp.
- Về phương pháp: luận văn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, thu
thập số liệu, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.
Để việc nghiên cứu đánh giá được chính xác, tôi sử dụng hai phương
pháp nghiên cứu định tính và định lượng, và tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu các mô hình lý thuyết về năng lực quản lý của cán
bộ quản lý cấp cơ sở và xác định khung lý thuyết để nghiên cứu năng lực
quản lý của lãnh đạo các chi nhánh của công ty.
Bước 2: Làm rõ các yêu cầu về năng lực quản lý của lãnh đạo các chi
nhánh: Trên cơ sở khung nghiên cứu năng lực quản lý của lãnh đạo các chi

nhánh, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 5/5 người trong Ban giám đốc công ty,
các phòng ban liên quan của Công ty để làm rõ các yêu cầu về năng lực quản
lý đối với lãnh đạo các chi nhánh của công ty.
Bước 3: Thiết kế phiếu điều tra: Trên cơ sở các yêu cầu về năng lực quản
lý đối với lãnh đạo các chi nhánh của Công ty, tác giả đã tiến hành thiết kế
mẫu phiếu điều tra để đánh giá năng lực quản lý của lãnh đạo các chi nhánh


5
QĐPX. Mẫu phiếu được thiết kế chung cho 3 đối tuợng đánh giá là: Bản
thân các lãnh đạo chi nhánh, cán bộ nhân viên trong chi nhánh, cán bộ quản
lý của Công ty. Nội dung phiếu đánh giá được thiết kế tập trung vào trình
độ, kỹ năng quản lý, và hành vi thái độ cùng tố chất quản lý. Các câu hỏi
được sử dụng là những câu hỏi đóng được thiết kế trên thang điểm 5. Qui
trình thiết kế Bảng câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu đánh giá được thực
hiện như sau
Thiết kế Bảng
câu hỏi

Thử nghiệm

- Thiết kế câu hỏi dựa trên khung năng lực

- Phỏng vấn quản đốc phân xưởng
- Công nhân tự trả lời

Hoàn chỉnh
Bảng câu hỏi

Bước 4: Tiến hành khảo sát, phát phiếu và thu thập phiếu điều tra: phiếu

điều tra đã được phát cho 17 cán bộ lãnh đạo chi nhánh trực thuộc Công ty
TNHH Một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh Đắk Nông, 05 cán
bộ Ban Giám đốc và phòng chuyên môn Công ty, những người trực tiếp làm
việc và quản lý các giám đốc chi nhánh và 60 cán bộ, nhân viên, người lao
động trong toàn Công ty. Việc phát phiếu điều tra đã giúp ta thấy được các
góc nhìn khác nhau từ nhiều góc độ về năng lực quản lý của các lãnh đạo chi
nhánh qua đó có được những kết luận đúng mức về thực trạng năng lực quản
lý của các lãnh đạo chi nhánh trong công ty cũng như nhận diện các nguyên
nhân và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý. Những tiêu thức đưa ra trong
bản điều tra dựa trên khung năng lực cán bộ quản lý cấp cơ sở.


6
Mức độ đồng ý được đánh số từ 01 - 05. Mức độ 1: Tuyệt đối không
đồng ý; mức độ 2: Không đồng ý; mức độ 3: Bình thường; mức độ 4: Đồng ý;
mức độ 5: Tuyệt đối đồng ý.
Bảng 1. Tổng hợp phiếu điều tra
TT
1
2
3

Đối tượng đánh giá
Ban Giám đốc, trưởng các
phòng chuyên môn
Giám đốc, Phó giám đốc các chi
nhánh tự đánh giá
Công nhân
Tổng cộng


Số lượng
phiếu gửi đi

Số lượng
phiếu phản hồi

Tỷ lệ %
phản hồi

5

5

100

17

17

100

60
84

60
84

100
100


Bước 5: Phân tích số liệu:
Kết quả phỏng vấn, điều tra đã được tập hợp trên các bảng so sánh với
các tiêu thức khác nhau để làm căn cứ xây dựng yêu cầu năng lực quản lý đối
với lãnh đạo các chi nhánh
Kết quả điều tra khảo sát sẽ được phân tích trên Excel để thấy được các
góc nhìn khác nhau về thực trạng năng lực đội ngũ lãnh đạo các chi nhánh và
mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của lãnh đạo
các chi nhánh.
6 Kết cấu luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương với các phần chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực quản lý của lãnh đạo chi nhánh trực
thuộc doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực quản lý của lãnh đạo các chi nhánh
trực thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh Đăk Nông.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý của lãnh
đạo các chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy
lợi Đăk Nông.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA
LÃNH ĐẠO CHI NHÁNH TRỰC THUỘC DOANH NGHIỆP
1.1. Lãnh đạo chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm lãnh đạo chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp
Có rất nhiều quan niệm và cách định nghĩa khác nhau về lãnh đạo. Mỗi
quan niệm có cách tiếp cận khác nhau về lãnh đạo và vai trò của một người
lãnh đạo. Theo Ken Blanhchard (1961) “Lãnh đạo là quá trình tạo ảnh
hưởng đối với những người cùng làm việc thông qua họ đạt được mục tiêu

đã đặt ra trong một môi trường làm việc tốt. Còn theo Szilagyi và Wallace
(1983) cho rằng “Lãnh đạo là mối liên hệ giữa hai người trở lên trong đó
một người cố gắng ảnh hưởng đến người kia để đạt được một hay một số
mục đích nào đó”, Theo quản điểm của các học giả phương Đông thì “Lãnh
đạo là thu phục nhân tâm”
Có thể đưa ra nhiều hơn nữa những quan niệm khác nhau về lãnh đạo.
Tuy nhiên dù lãnh đạo được định nghĩa theo khái niệm nào đi nữa thì đều
khẳng định lãnh đạo có những đặc trưng cơ bản như sau:
Lãnh đạo thể hiện mối quan hệ giữa người với người chứ không phải là
mối quan hệ giữa người với công việc nào đó. Hay nói cách khác nếu một
người lãnh đạo làm việc độc lập và không có liên quan đến bất kỳ một người
nào khác thì sẽ không có hoạt động lãnh đạo. Nói đến lãnh đạo là nói đến mối
quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo.
Lãnh đạo thể hiện một sự tác động gây ảnh hưởng và lôi cuốn người
khác. Đây là một đặc trưng hết sức quan trọng của lãnh đạo. Cụ thể là khi có
ít nhất hai người trở lên cùng làm việc và có mối quan hệ với nhau nếu một


8
người có tác động đến người khác gây ảnh hưởng đến hành vi làm việc của
người khác như lôi cuốn, động viên người khác làm việc nhằm đạt được mục
tiêu đã đề ra thì có hoạt động lãnh đạo.
Sự tác động, ảnh hưởng và lôi cuốn của lãnh đạo mang tính tình nguyện
không ép buộc. Điều này có nghĩa người bị lãnh đạo sẽ bị lôi cuốn và sẵn
sàng làm việc vì lợi ích của bản thân mình. Người bị ảnh hưởng sẽ tự giác làm
việc chứ không phải bị bắt buộc vì họ thấy hài lòng vì được đáp ứng nhu cầu
của cá nhân khi thực hiện công việc như nhu cầu phát triển nghề nghiệp, nhu
cầu thăng tiến hoặc nhu cầu được tôn trọng.
Lãnh đạo là quá trình tác động và quan tâm đến con người sao cho họ
cố gắng một cách tự nguyện và nhiệt tính phấn đấu để đạt được các mục

tiêu của tổ chức. Người lãnh đạo không đứng đằng sau để thúc đẩy hay
thúc dục mà họ đặt mình lên phía trước động viên mọi người hoàn thành
nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Bất kể một người quản lý lập kế hoạch tổ
chức và kiểm tra có tốt đến đâu, người đó vẫn phải hỗ trợ những hoạt động
đó bằng cách đưa ra những chỉ dẫn cho mọi người thông tin đầy đủ và lãnh
đạo tốt. Việc lãnh đạo phải dựa trên sự hiểu biết động cơ của con người là
gì và điều gì làm cho họ thỏa mãn khi họ góp sức vào việc hoàn thành các
mục tiêu của tổ chức.
“Thuật lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khả năng lôi cuốn người khác vì
đôi khi đó là sự mị dân. Đó cũng không phải là khả năng gây cảm tình và
thuyết phục người khác vì đây chỉ là kỹ năng của người bán hàng. Lãnh đạo
là nâng tầm nhìn con người lên mức cao hơn đưa việc thưc hiện công việc đạt
tới tiêu chuẩn cao hơn và phát triển tính cách của con người vượt qua những
giới hạn thông thường. Để có được khả năng lãnh đạo như thế thì không gì tốt
hơn là một môi trường doanh nghiệp được xây dựng trên những quy định chặt
chẽ về quy định và trách nhiệm, những tiêu chuẩn trong việc thực hiện công


9
việc và sự tôn trọng của từng cá hân cũng như công việc của họ” (Peter.
F.Drucker, cách thức quản lý)
Vậy trong doanh nghiệp thì ai được gọi là nhà lãnh đạo? Hiện nay đang
có sự ngộ nhận và nhẫm lẫn giữa khái niệm nhà lãnh đạo và nhà quản lý
hay chủ doanh nghiệp. Chính sự ngộ nhận và không có cái hiểu sâu sắc về
bản thân nhà lãnh đạo đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của không ít tổ
chức hay nhóm làm việc. Có thể đưa ra nhiều khái nhiệm khác nhau về nhà
lãnh đạo. Nhưng dù được định nghĩa như thế nào thì một nhà lãnh đạo cũng
phải đảm bảo được 03 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm
hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một các đơn giản nhà lãnh đạo là
người có khả năng tạo tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử

dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực
hiện tầm nhịn đó.
Theo John Adair, người lãnh đạo là những người có trình độ, khả năng
tạo ra những điều kiện nhất định để tiến hành các hoạt động. Và quan trọng
hơn cả, Nguời lãnh đạo là người có khả năng tập hợp, lôi kéo được nhiều
người tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Còn Peter,F. Drucker
lại viết trong cuốn sách “Cách thức quản lý” năm 1955 là “Người lãnh đạo
không chỉ là người đơn thuần có khả năng lôi cuốn người khác vì đôi khi đó
chỉ là sự mị dân. Đó cũng không đơn giản là khả năng gây cảm tình và thuyết
phục người khác vì nó dễ nhầm lẫn với kỹ năng thuyết phục của một nguời
bán hàng. Người Lãnh đạo là người có tầm nhìn ở mức cao hơn, và thường
hướng việc thực hiện công việc tới một tiêu chuẩn cao hơn và phát triển tính
cách con người vượt qua những giới hạn thông thuờng”. Với những quan
điểm như vậy, người Lãnh đạo có thể một người rất kiệt xuất, có sức “thu hút
và khơi dậy” lòng nhiệt huyết và sự cống hiến hết mình của người khác.
Chúng ta có thể kể ra đây rất nhiều tên các Nhà Lãnh đạo kiệt xuất trong lịch


10
sử như Hồ Chí Minh - Người Anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hoá
lớn của Việt Nam; Mahatma Gandhi - Vị lãnh tụ của phong trào đấu tranh
giành quyền tự chủ của nhân dân Ấn Độ; Nelson Mandela - Vị tổng thống da
mầu đầu tiên của đất nước Nam Phi; Bà Emmeline Pankhurst – Nhà lãnh đạo
trong phong trào đấu tranh giành quyền tham gia bầu cử của phụ nữ
Anh....Mỗi nhà Lãnh đạo kể trên đều để lại những dấu ấn vẻ vang trong lịch
sử. Bên cạnh đó còn có nhiều nhà lãnh đạo nổ tiếng trong lĩnh vực công
nghiệp và kinh doanh thương mại. Đó là những nhà lãnh đạo trong doanh
nghiệp. Chúng ta cũng gặp rất nhiều doanh nhân có khả năng thu hút người
khác, lôi cuốn và khích lệ sự nhiệt tình làm việc của nhân viên vì mục đích
phát triển doanh nghiệp. Nếu chỉ lấy tiêu thức “khả năng lôi cuốn và động

viên người khác” để xác định ai là người lãnh đạo trong doanh nghiệp thì có
thể kể đến một Giám đốc công ty, cũng có thể là một cán bộ quản lý cấp trung
gian trong công ty và cũng có thể là một trưởng nhóm bán hàng hoặc có thể là
một người không có một chức danh quản lý nào trong công ty nhưng có khả
năng lôi cuốn người khác rất lớn. Ta có thể nói tất cả những người trong
doanh nghiệp có khả năng khiến người khác làm việc vì mục tiêu phát triển
doanh nghiệp một cách tự nguyện đều là người có khả năng lãnh đạo. Những
người có chức danh quản lý trong doanh 3 nghiệp ở các cấp độ từ giám đốc,
phó giám đốc, trưởng phó các đơn vị trong doanh nghiệp đều có những vai trò
lãnh đạo ở những mức độ khác nhau. Như vậy có thể thấy, trong doanh
nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ
đối với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu
tổ chức doanh nghiệp như lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp có: tổng giám đốc,
lãnh đạo phòng, trưởng phòng, lãnh đạo nhóm làm việc … càng ở vị trí cao
thì nhà lãnh đạo càng có quyền lực, chức vị và trách nhiệm công việc càng
lớn. Nhà lãnh đạo thường là người có vị trí dẫn đàu tại cấp độ lãnh đạo mà họ


11
đảm nhiệm trong doanh nghiệp. Trong luận văn này nhấn mạnh đề người lãnh
đạo cấp trung tại doanh nghiêp cụ thể là lãnh đạo các chi nhánh trực thuộc
doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc
doanh nghiệp
Người lãnh đạo chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp phải điều hành và
duy trì hoạt động của chi nhánh theo đúng chuẩn mực, quy trình, kế hoạch để
đạt mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh chi nhánh nói riêng và của doanh
nghiệp nói chung. Người lãnh đạo chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các sai phạm trong quá trình quản lý
điều hành của mình, đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp trên, chủ sở hữu

doanh nghiệp về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lãnh đạo chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp là một nghề, nghề của lao
động chất xám, lao động quản lý. Nghề này đòi hỏi người lao động phải có
trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu công việc được giao. Có thể
thấy nghề này là một nghề đầy vất vả, chông gai thử thách, song cũng thật
vinh quang khi doanh nghiệp gặt hái được thành công.
Ngoài những đặc điểm của người đặc điểm chung nói trên thì người lãnh
đạo chi nhánh còn có những đặc điểm riêng như:
- Người lãnh đạo chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp thường có tầm nhìn
ngắn hạn hơn là tầm nhìn xa. Với hạn chế về quy mô hoạt động, chi nhánh
thường có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ hơn so với một doanh
nghiệp, nên yêu cầu với người lãnh đạo chi nhánh trực thuộc chủ yếu là đáp
ứng được yêu cầu duy trì và phát triển chi nhánh trong một giới hạn nhất
định.
- Người lãnh đạo chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp thường gắn liền với
hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều hơn là công việc quản lý. Tại chi nhánh


12
trực thuộc một doanh nghiệp, người lãnh đạo luôn phải tham gia trực tiếp vào
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh mình, do đó người lãnh đạo
chi nhánh thường có trình độ chuyên môn sản xuất cao hơn là những người
quản lý doanh nghiêp.
- Lãnh đạo chi nhánh thích ứng với các chương trình đào tạo ngắn hạn
hơn. Với vai trò bao quát toàn bộ mọi hoạt động của một chi nhánh, lãnh đạo
các chi nhánh luôn phải bám sát với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của chi nhánh. Vì vậy họ không thể tham gia các khóa đào tạo dài hạn, các
khóa đào tạo ngắn hạn là lựa chọn phù hợp đối với người lãnh đạo chi nhánh
trực thuộc doanh nghiệp để có thể nâng cao kỹ năng, kiến thức mà vẫn điều
hành được chi nhánh hoạt động.

Khi lãnh đạo một chi nhánh, doanh nghiệp cụ thể, nhà lãnh đạo thường
thực hiện các hoạt động sau:
- Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho chi nhánh, doanh nghiệp và
lịch trình để đạt được mục tiêu đó;
- Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu. Người lãnh đạo
tập trung vào yếu tố con người họ lôi kéo, kêu gọi người dưới quyền đi
theo mình hướng tới mục tiêu chung của chi nhánh nói riêng và của doanh
nghiệp nói chung.
- Thực hiện công việc của nhà quản lý cấp cao: Xây dựng, thực thi chiến
lược, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, nhân lực của chi nhánh, doanh nghiệp,
kiểm tra đánh giá mực độ thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.3. Vị trí, vai trò, của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp
Lãnh đạo chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp có vai trò hết sức quan
trọng trong thành công của chi nhánh nói riêng và của cả doanh nghiệp nói
chung. Với vai trò là đầu tàu trong mỗi chi nhánh, lãnh đạo chi nhánh trực
thuộc doanh nghiệp tham gia vào toàn bộ quá trình quản lý điều hành mọi


13
hoạt động của chi nhánh đó. Trong nhiều trường hợp, lãnh đạo chi nhánh
chính là bộ mặt là linh hồn của chi nhánh đó, và cũng là bộ mặt linh hồn của
cả doanh nghiệp. LĐCN trực thuộc doanh nghiệp giỏi có thể hoàn thành mọi
chỉ tiêu hoạt động của chi nhánh đã được cấp trên giao phó thúc đẩy cả doanh
nghiệp phát triển nhưng ngược lại có thể thể làm phá sản chi nhánh một các
nhanh chóng và nó cũng có thể dễ dàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ một
doanh nghiệp.
Trong thực tiễn hoạt động, người LĐCN trực thuộc doanh nghiệp phải
thực hiện nhiều công việc khác nhau thậm chí phải ứng xử theo những cách
khác nhau: trong doanh nghiệp với cấp trên, cấp dưới, các cổ đông …. Ngoài
doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, chính quyền. Vai trò của người LĐCN

trực thuộc doanh nghiệp được biểu hiện qua 03 vai trò chính đó là:
Vai trò thông tin
Vai trò người theo dõi thông tin: vai trò này đòi hỏi người LĐCN trực
thuôc doanh nghiệp phải thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về những
biến động, cơ hội và những vấn đề khác có thể tác động đến chi nhánh và
cả doanh nghiệp. Những mối quan hệ giao tiếp chính thức và không chính
thức được xây dựng trong vai trò liên lạc thường có ích cho vai trò theo dõi
thông tin
Vai trò người phổ biến thông tin: LĐCN trực thuộc doanh nghiệp là
người trực tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên vì vậy họ cần cung cấp thông tin
đầy đủ, cần thiết cho người dưới quyền để họ có cơ sở thực hiện các nhiệm vụ
được giao.
Vai trò người phát ngôn: LĐCN trực thuộc doanh nghiệp chính là người
đại diện cho chi nhánh, đơn vị mình quản lý cung cấp thông tin cho cấp trên,
các tổ chức bên ngoài chi nhánh. Mục tiêu của sự cung cấp thông tin này có
thể là giải thích, bảo vệ hay tranh thủ thêm sự ủng hộ cho chi nhánh và toàn


14
bộ doanh nghiệp.
Vai trò chỉ huy, liên kết giữa các cá nhân
Vai trò thủ trưởng danh dự: là vai trò nghi lễ, chẳng hạn khi tiếp các đối
tác, khách hàng, chính quyền, cấp trên người LĐCN trực thuộc doanh nghiệp
sẽ là người đại diện cho chi nhánh và có thể là người đại diện cho cả doanh
nghiệp. Vai trò này cho thấy hình ảnh chi nhánh mà họ đang điều hành.
Vai trò chỉ huy, điều hành hoạt động: Vai trò này đòi hỏi người LĐCN
trực thuộc doanh nghiệp chỉ đạo điều phối những hoạt động của những người
dưới quyền hay cấp dưới mà mình quản lý, bố trí nhân sự, đôn đốc người
khác làm nhiệm vụ đồng thời phải kiểm tra, đảm bảo chắc chắn rằng mọi hoạt
động đều diễn ra theo đúng kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Vai trò liên lạc: vai trò này buộc LĐCN trực thuộc doanh nghiệp phải
can dự vào những mối quan hệ giữa các cá nhân ở trong hay ngoài chi nhánh,
đơn vị, doanh nghiệp nhằm góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh của chi
nhánh nói riêng và của cả doanh nghiệp nói chung. Vai trò liên lạc thường
chiếm khác nhiều thời gian của LĐCN.
Vai trò quyết định
Vai trò chủ trì: LĐCN trực thuộc doanh nghiệp phải tạo ra những quyết
định chuyển biến tốt trong chi nhánh, đóng góp những quyết định hữu ích
cho doanh nghiệp, chẳng hạn như LĐCN đề ra các kế hoạch sản xuất kinh
doanh nhằm gia tăng doanh số, thị phần, lợi nhuận … của chi nhánh, đề xuất
ra các biện pháp để thực hiện thành công kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Vai trò người xử lý xáo trộn: LĐCN trực thuộc doanh nghiệp đưa ra các
quyết định hay thi hành biện pháp chấn chỉnh nhằm đối phó với những biến
cố bất ngờ khách quan và chủ quan trong hay ngoài chi nhánh. Ví dụ họ phải
đối phó với khách hàng vi phạm hợp đồng, xung đột nội bộ, thay đổi cơ cấu


15
tổ chức…
Vai trò người phân bổ nguồn tài nguyên: LĐCN trực thuộc doanh nghiệp
phải quyết định việc phân phối các tài nguyên cho ai với số lượng bao nhiêu
trong thời gian nào… các tài nguyên có thể là tiền bạc, nhân lực, trang thiết
bị… Vì chi nhánh, doanh nghiệp không bao giờ có tài nguyên cho tất cả mọi
người, người LĐCN cần sử dụng tối ưu, phân phối hợp lý, tiết kiệm các tài
nguyên ấy. Việc phân phối tài nguyên là vai trò rất quan trong của LĐCN.
Vai trò người thương lượng: LĐCN phải thực hiện vai trò thương lượng
khi tiến hành đàm phán ký kết hợp động với các đối tác trong các hoạt động
SXKD, thương lượng với tổ chức công đoàn, cấp trên về quyền lợi, nghĩa vụ
của người lao động trong chi nhánh mình quản lý …

Người lãnh đạo chi nhánh có thể cùng lúc thức hiện nhiều vai trò và sự
phối hợp cũng như tầm quan trọng của các vai trò này để hoàn thành nhiệm
vụ quản lý và điều hành chi nhánh của mình.
1.2. Năng lực quản lý của lãnh đạo chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm năng lực và năng lực quản lý của lãnh đạo chi
nhánh trực thuộc doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm năng lực
Năng lực không phải là một khái niệm mới nhưng việc hiểu chính xác và
đầy đủ khái niệm này đến nay còn chưa thống nhất. Trước đây, năng lực được
hiểu như một khái niệm trừu tượng không thể lượng hóa được. Một cách đơn
giản năng lực được hiểu là khả năng thực hiện được một công việc với một kết
quả nhất định. Năng lực là yếu tố tiềm ẩn trong mỗi con người nó có thể do
bẩm sinh và cũng có thể do quá trình học tập, tích luỹ, rèn luyện mà có được.
Hiện nay, có khá nhiều khái niệm về năng lực và các yếu tố cầu thành
năng lực. Những khái niệm này được hiểu và trình bày trong những tác phẩm
khác nhau ở các thời kỳ khác nhau. Sau đây là một số cách tiếp cận khác nhau


×