Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH & KINH DOANH QUỐC TẾ TRÊN PHẦN MỀM MÔ PHỎNG BUSINESS STRATEGY GAME CỦA GLO-BUS VÀ MC GRAW HILL (HOA KỲ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.18 MB, 140 trang )

CHỦ BIÊN: TS. NGUYỄN VĂN THOAN

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH & KINH DOANH QUỐC TẾ
TRÊN PHẦN MỀM MÔ PHỎNG BUSINESS STRATEGY GAME
CỦA GLO-BUS VÀ MC GRAW HILL (HOA KỲ)

(SÁCH CHUYÊN KHẢO)

Hà Nội, 2014

1


MỤC LỤC
Lời nói đầu ..................................................................................................................................... 5
Chương 1. Tổng quan về ứng dụng phần mềm mô phỏng trong giảng dạy thực hành quản
lý và kinh doanh tại Việt Nam ..................................................................................................... 8
1. Tổng quan về phần mềm mô phỏng quản lý và kinh doanh. ................................................ 8
1.1. Tổng quan về phần mềm mô phỏng quản lý và kinh doanh. ............................................... 9
1.2. Sự phát triển của các phần mềm mô phỏng quản lý và kinh doanh ................................... 11
1.3. Phân loại các phần mềm mô phỏng quản lý và kinh doanh ............................................... 15
2. Lợi ích sử dụng phần mềm BSG- Business Strategy Games trong giảng dạy................... 17
3. Một số phần mềm mô phỏng kinh doanh điển hình ............................................................ 19
3.1. Những phần mềm mô phỏng kinh doanh điển hình ........................................................... 20
3.2. Các tổ chức nghiên cứu và đánh giá ứng dụng phần mềm mô phỏng ............................... 32
4. Tình hình sử dụng các phần mềm mô phỏng trong các chương trình đào tọa ................. 34
4.1. Trên thế giới ....................................................................................................................... 34
4.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................................... 36
Chương 2. Giới thiệu phần mềm mô phỏng thực hành Chiến lược Kinh doanh của Glo-Bus
....................................................................................................................................................... 43


1. Giới thiệu chung về Business Strategy Game ....................................................................... 43
2. Các trường đã ứng dụng BSG trong giảng dạy và học tập ................................................. 45
3. Các nội dung chính trong thực hành BSG............................................................................ 45
3.1. Tổ chức quản lý công ty ..................................................................................................... 46
3.2. Quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh quốc tế............................................................ 49
3.3. Điều hành công ty như thực tế: .......................................................................................... 49
3.4. Đối mặt với cạnh tranh đồng thời từ nhiều đối thủ và biến động thị trường...................... 50
3.5. Điều chỉnh kế hoạch sau mỗi vòng đấu để đạt mục tiêu chiến lược. ................................. 51
3.6. Điểm tổng kết và chiến thắng chung cuộc & chứng chỉ do GloBus cấp............................ 51
Chương 3. Quy trình ứng dụng BSG trong giảng dạy Quản trị Kinh doanh và Chiến lược
Kinh doanh quốc tế (dành cho giảng viên) ............................................................................... 53
1. Các nội dung trên hệ thống BSG dành cho giảng viên ........................................................ 53
3.1. Thời gian chuẩn bị để sử dụng hệ thống ............................................................................ 53
3.2. Tổng quan về Game BSG .................................................................................................. 54
3.3. Quản lý công ty .................................................................................................................. 55

2


3.4. Các quyết đinh chiến lược cần thực hiện trong BSG ......................................................... 56
3.5. Chiến lược cạnh tranh thành công ...................................................................................... 56
3.6. Kết quả và ví trí của các công ty được xử lý như thế nào trong phần mềm mô phỏng...... 58
3.8. Thời gian yêu cầu đối với học viên .................................................................................... 60
3.9. Lợi ích đối với giảng viên khi sử dụng BSG cho lớp của mình ........................................ 60
3.10. Bài thuyết trình kết thúc thực hành .................................................................................. 62
3.11. Giải thích cách tính điểm cho từng công ty ..................................................................... 63
2. Để cương môn học sử dụng BSG và hướng dẫn sử dụng .................................................... 65
2.1. Đề cương mẫu .................................................................................................................... 65
2.2. Hướng dẫn tổ chức giảng dạy và quản lý lớp trên BSG-Online (giảng viên) .................... 72
Chương 4. Hướng dẫn thực hành Chiến lược Kinh doanh trên BSG (dành cho sinh viên) 73

1. Những nội dung chính của BSG (dành cho học viên) .......................................................... 73
1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................................. 73
1.2. Cơ chế hoạt động của phần mềm mô phỏng ...................................................................... 73
1.3. Tổng quan về công ty bạn được giao quản lý .................................................................... 75
1.4. Sản xuất và kinh doanh trên thị trường quốc tế ................................................................. 76
1.5. Hệ thống phân phối ............................................................................................................ 77
1.6. Quản lý nguyên liệu sản xuất ............................................................................................. 78
1.8. Quản lý sản xuất ................................................................................................................. 79
1.9. Các yếu tố cạnh tranh giữa các nhóm ................................................................................ 80
1.10. Thị phần của các công ty được xác định, tính toán thế nào ............................................. 82
2. Mười nhóm quyết định chính về Chiến lược kinh doanh trên BSG Online ...................... 83
2.1. Thực hành các quyết định về Trách nhiệm doanh nghiệp .................................................. 83
2.2. Thực hành các quyết định về Thị trường, nhu cầu ............................................................. 84
2.3. Thực hành các quyết định về Nhà máy, sản lượng, đầu tư xây mới, nâng cấp .................. 85
2.4. Thực hành các quyết định về Sản xuất ............................................................................... 87
2.5. Phân phối hàng thương hiệu ............................................................................................... 90
2.6. Bán hàng trực tuyến ........................................................................................................... 92
2.7. Các quyết định về Marketing ............................................................................................. 93
2.8. Các quyết định về thuê người nổi tiếng chứng thực cho sản phẩm ................................... 94
2.9. Các quyết định về gia công ................................................................................................ 95
2.10. Các quyết định tài chính và luồng tiền ............................................................................. 96

3


2.11. Các báo cáo ...................................................................................................................... 97
2.12. Hội đồng quản trị mong đợi điều gì ................................................................................. 97
2.13. Cách tính điểm cho các công ty ....................................................................................... 98
2.14. Lợi ích dành cho học viên ................................................................................................ 98
3. Phân tích các báo cáo thị trường trên BSG ........................................................................ 101

3.1. Tìm hiểu bẩy (7) báo cáo ngành theo các năm ................................................................. 101
3.2. Tìm hiểu năm (5) báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. ........................... 108
3.3. Tìm hiểu 2 báo cáo tình báo kinh doanh theo các năm .................................................... 113
4. Hướng dẫn những kỹ thuật thực hành trên BSG .............................................................. 115
4.1. Một số thực hành cơ bản .................................................................................................. 115
4.2. Một số kinh nghiệm khi ra các quyết định ....................................................................... 126
Chương 5. Một số câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành...................................................... 129
5.1. Một số câu hỏi về lý thuyết .............................................................................................. 129
5.2. Một số bài tập thực hành căn bản ..................................................................................... 132
5.3 Một số chiến lược mẫu ...................................................................................................... 134
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................................... 138

4


Lời nói đầu
Sự phát triển của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và khu vực cùng với sự thay đổi nhanh
chóng của các mô hình kinh doanh, quản lý trên toàn cầu trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu
thế kỷ 21 đòi hỏi các chương trình đào tạo về quản lý và kinh doanh phải cung cấp nhiều nội
dung mang tính trải nghiệm thực tế để theo kịp những thay đổi trong các doanh nghiệp. Phần
mềm mô phỏng kinh doanh cung cấp một quá trình học tập và thực hành theo đó người học có cơ
hội để thử nghiệm nhiều tình huống, học hỏi thông qua trải nghiệm những thành công cũng như
thất bại trong môi trường mô phỏng và được thử nghiệm các quyết định quản lý, kinh doanh và
cạnh tranh trên các mô hình mô phỏng, trong đó kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ phụ
thuộc những tình huống sẵn có và quyết định của người học mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi
của môi trường kinh doanh thực và hành động của các nhóm người học khác cùng tham gia.
Một trò phần mềm mô phỏng kinh doanh (a business simulation software) là một phần
mềm chuyên dụng cho hoạt động đào tạo, được xây dựng nhằm thể hiện các tình huống quản lý
và kinh doanh trong môi trường mô phỏng trên máy tính và mạng.
Mô phỏng quản lý và kinh doanh là một bước phát triển và mở rộng của phương pháp dạy

và học dựa trên phân tích tình huống (case study). Trong phân tích tình huống, người học đặt
mình vào vị trí của các nhân vật chính trong doanh nghiệp như giám đốc điều hành, giám đốc
nhân sự, giám đốc tài chính, giám đốc sản xuất, giám đốc marketing, giám đốc hệ thống thông
tin… và phân tích các tình huống có sẵn. Từ đó, người học sẽ phân tích tình huống và đưa ra
đánh giá và các quyết định để giải quyết những vấn đề quản lý và kinh doanh mà nhân vật chính
phải đối mặt. Những tình huống và vấn đề kinh doanh này thường gắn liền với nội dung của môn
học.
Trong mô phỏng quản lý và kinh doanh, người học tham gia cũng đóng vai trò các nhà
quản lý và kinh doanh trong doanh nghiệp và ra các quyết định để giải quyết các tình huống
trong kinh doanh và quản lý. Tuy nhiên, các phần mềm mô phỏng đã làm cho môi trường kinh
doanh sống động và “thực tế” hơn nhờ có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông làm cho
các yếu tố môi trường kinh doanh, các quyết định và kết quả gần với thực tế hơn, chứ không chỉ
là thảo luận các quyết định và kết quả như trong phân tích tình huống trước đây. Nhờ ứng dụng
công nghệ thông tin và các phần mềm mô phỏng, khả năng tính toán của các mô hình kinh doanh
cho phép xây dựng các tình huống sát với thực tế quản lý và kinh doanh hơn. Hơn nữa, các học
viên có thể cùng phối kết hợp học và thực hành trên môi trường mô phỏng giống như trong môi
trường quản lý và kinh doanh thực.

5


Bằng cách trải nghiệm các tình huống chứ không chỉ phân tích và thảo luận, người học sẽ
tích lũy được các kiến thức, tăng năng lực và khả năng ra quyết định tốt hơn nhờ đánh giá các
phản hồi cũng như kết quả của các quyết định trên phần mềm mô phỏng. Nhờ việc thực hành và
trải nghiệm này, kết quả thu được sẽ tốt hơn, giống như Khổng Tử đã nói “Tôi nghe tôi có thể
quên, tôi thấy tôi nhớ, tôi làm và tôi hiểu".
Mô phỏng quản lý và kinh doanh đang nổi lên như một phương pháp dạy và học mới, giúp
học tập hiệu quả hơn trong các khóa học quản lý và kinh doanh, không chỉ trong các trường đại
học mà còn trong cả đào tạo nội bộ doanh nghiệp.
Việc ứng dụng “phần mềm mô phỏng kinh doanh” trong đảo tạo được hiểu là dùng phần

mềm mô phỏng để đào tạo hoặc phân tích kinh doanh dựa trên các tình huống hoặc dựa trên phân
tích số liệu. Hầu hết các mô phỏng kinh doanh được sử dụng cho đào tạo và phát triển sự nhạy
bén, khả năng phân tích và tư duy quản lý trong kinh doanh. Các nội dung học tập bao gồm: tư
duy chiến lược, phân tích tài chính, phân tích thị trường, phân tích hoạt động, làm việc theo
nhóm và lãnh đạo.
Phần mềm mô phỏng thể hiện các hoạt động của các doanh nghiệp trên môi trường máy
tính và mạng, cho phép các nhà quản lý đưa ra quyết định trong một môi trường không rủi ro,
trải nghiệm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyết định, lựa chọn các quyết định tối ưu nhất, và
kiểm tra và cải tiến các quyết định thông qua kết quả từ phần mềm mô phỏng.
Các chương trình đào tạo đại học và sau đại học trong thời gian gần đây đã áp dụng kết
hợp trò chơi trong mô phỏng kinh doanh để tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn của các mô hình mô
phỏng.
Trong các phần mềm mô phỏng ứng dụng trong giảng dạy kinh tế, quản lý và kinh doanh
hiện nay, Business Strategy Simulation Game là một phần mềm phổ biến nhất được trên 500
trường đại học tại Hoa Kỳ, UK, và trên 50 nước sử dụng với khoảng 500.000 học viên mỗi năm.
Business Strategy Simulation Game (BSG) là chương trình mô phỏng tương tác các hoạt động
của doanh nghiệp (đầu tư sản xuất, định giá, marketing, quản lý tài chính) trên thị trường kinh
doanh quốc tế nhằm giúp học viên rèn luyện và thực hành các kỹ năng phân tích các số liệu, từ
đó đưa ra các quyết định và chiến lược phù hợp nhất. Chương trình Business Strategy Game
(BSG) phù hợp với các khóa học ở trình độ MBA với mục tiêu nhấn mạnh đến nội dung quản trị
chiến lược quốc tế.
BSG mô phỏng thị trường thế giới với mặt hàng kinh doanh là giày thể thao, trong đó các công
ty (do các nhóm quản lý) sẽ cạnh tranh nhau. Mỗi nhóm gồm từ 3 đến 4 sinh viên đóng vai trò

6


các nhà quản lý của công ty, hoạch định chiến lược và đưa ra các quyết định phù hợp cho công
ty. Học viên và nhóm sẽ quản lý mỗi công ty trong 6 vòng - mỗi vòng chơi là một năm, tương
ứng với khoảng thời gian là một năm.

Không chỉ nhìn vào thông tin của công ty mình, học viên cần đánh giá tình hình thị trường nói
chung và chiến lược của các công ty cạnh tranh khác trên thị trường qua 6 vòng chơi. Mô hình
mô phỏng sẽ tự động chạy các quyết định và đưa ra kết quả hoạt động của các công ty. Mô hình
này vừa đòi hỏi học viên phải đưa ra những quyết định mang tính đổi mới nhưng đồng thời cũng
đưa ra thông tin phản hồi đối với mỗi quyết định của học viên.
BSG mô phỏng một thị trường toàn cầu cạnh tranh với 4 khu vực: thị trường Châu Âu- Châu Phi,
Bắc Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Mỹ Latinh. Trên mỗi thị trường này đều có 3 phân
khúc thị trường (sản phẩm nhãn hiệu nổi tiếng bán trên Internet, sản phẩm nhãn hiệu nổi tiếng
bán cho các nhà phân phối và sản phẩm nhãn hiệu đại trà). Như vậy, các công ty sẽ cạnh tranh
trên 12 phân khúc thị trường này.
Chương trình BSG cũng đưa các yếu tố khác của thị trường vào để mô phỏng xác thực thị trường
kinh doanh quốc tế như thuế nhập khẩu, tỷ giá hối đoái và các yếu tố này được thay đổi qua mỗi
vòng chơi, thể hiện các rủi ro trong kinh doanh và ảnh hưởng của dao động tỷ giá hối đoái.
Phương pháp thực hành kiến thức chiến lược quản trị kinh doanh thông qua chương trình mô
phỏng là một cách tiếp cận mới, đem lại trải nghiệm chân thực và sâu sắc cho học viên, giúp học
viên rèn luyện tư duy chiến lược ngày một nhạy bén hơn.
Theo thống kê, BSG được sử dụng trong 485 trường đại học, cao đẳng trên 35 nước trên thế giới
với số lượng người sử dụng là 42 989 sinh viên, học viên. Có thể kể đến một số trường đại học
nổi tiếng như các trường ĐH New York, ĐH Minnesota (Mỹ), ĐH Kingston, ĐH Kent (Anh),
ĐH Fraser Valley (Canada), ĐH Sydney (Australia),ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc).
Cuốn sách này sẽ tổng hợp và phân tích việc ứng dụng phần mềm mô phỏng trong đào tạo
quản lý và kinh doanh, tình hình ứng dụng những phần mềm mô phỏng điển hình trong đào tạo
tại một số trường đại học trên thế giới và tại Việt Nam, phân tích những lợi ích, ưu nhược điểm
của phương pháp này và đề xuất quy trình áp dụng các phần mềm mô phỏng quản lý và kinh
doanh trong giảng dạy các môn học kinh tế, quản lý và kinh doanh.

7


Chương 1. Tổng quan về ứng dụng phần mềm mô phỏng trong giảng dạy thực

hành quản lý và kinh doanh tại Việt Nam
1. Tổng quan về phần mềm mô phỏng quản lý và kinh doanh.
Sự phát triển của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và khu vực cùng với sự thay đổi nhanh
chóng của các mô hình quản lý và kinh doanh trên toàn cầu trong những năm cuối thế kỷ 20 và
đầu thế kỷ 21 đòi hỏi các chương trình đào tạo về quản lý và kinh doanh phải cung cấp nhiều nội
dung mang tính trải nghiệm thực tế để theo kịp những thay đổi trong các doanh nghiệp. Phần
mềm mô phỏng kinh doanh cung cấp một môi trường học tập và thực hành các quyết định quản
lý và kinh doanh giống như trong thực tế kinh doanh. Trong môi trường mô phỏng này, người
học có cơ hội để thử nghiệm nhiều tình huống, học hỏi thông qua trải nghiệm những thành công
cũng như thất bại từ những quyết định này, trên môi trường mô phỏng. Quá đó, người học được
thử nghiệm các quyết định quản lý, kinh doanh và trải nghiệm sự cạnh tranh từ các đối thủ trên
các mô hình mô phỏng. Kết quả hoạt động kinh doanh trong mô phỏng không chỉ phụ thuộc
những tình huống sẵn có và quyết định của người học mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi của môi
trường kinh doanh và hành động của các nhóm người học khác cùng tham gia.
Một phần mềm mô phỏng kinh doanh (a business simulation software) là một phần mềm
chuyên dụng, được xây dựng phục vụ hoạt động đào tạo, nhằm thể hiện các tình huống quản lý
và kinh doanh trong môi trường mô phỏng trên máy tính và mạng.
Mô phỏng quản lý và kinh doanh là một bước phát triển và mở rộng của phương pháp dạy
và học dựa trên phân tích tình huống (case study). Trong phân tích tình huống, người học đặt
mình vào vị trí của các nhân vật chính trong doanh nghiệp như giám đốc điều hành, giám đốc
nhân sự, giám đốc tài chính, giám đốc sản xuất, giám đốc marketing, giám đốc hệ thống thông
tin… và phân tích các tình huống có sẵn. Người học sẽ phân tích tình huống, đưa ra các đánh giá
và các quyết định để giải quyết những vấn đề quản lý và kinh doanh. Những tình huống và vấn
đề kinh doanh này thường gắn liền với nội dung của môn học. Tuy nhiên, các quyết định thường
một chiều và không có tính cạnh tranh hay không có tác động từ môi trường kinh doanh thực.
Trong mô phỏng quản lý và kinh doanh, người học tham gia cũng đóng vai trò các nhà
quản lý và kinh doanh trong doanh nghiệp và ra các quyết định để giải quyết các tình huống
trong kinh doanh và quản lý. Tuy nhiên, các phần mềm mô phỏng đã làm cho môi trường kinh
doanh sống động và gắn với “thực tế kinh doanh” hơn nhờ có ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông làm cho các yếu tố môi trường kinh doanh, các quyết định và kết quả gần với thực


8


tế hơn, chứ không chỉ là thảo luận các quyết định và kết quả như trong phân tích tình huống
trước đây. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm mô phỏng, khả năng tính toán
của các mô hình kinh doanh cho phép xây dựng các tình huống sát với thực tế quản lý và kinh
doanh hơn. Hơn nữa, các học viên có thể kết hợp học và thực hành trên môi trường mô phỏng
giống như trong môi trường quản lý và kinh doanh thực.
Bằng cách trải nghiệm, tham gia vào điều khiển các tình huống chứ không chỉ phân tích và
thảo luận, người học sẽ tích lũy được các kiến thức, kỹ năng và khả năng ra quyết định tốt hơn
nhờ biết được các phản hồi cũng như kết quả của các quyết định của mình trên phần mềm mô
phỏng. Nhờ việc thực hành và trải nghiệm này, kết quả của việc học tập sẽ tốt hơn, giống như
Khổng Tử đã nói “Tôi nghe tôi có thể quên, tôi thấy tôi nhớ, tôi thực hành và tôi hiểu".
Cùng với sự phổ cập của máy tính và mạng Internet, trong hai thập kỷ qua, mô phỏng quản
lý và kinh doanh đang nổi lên như một phương pháp dạy và học mới, giúp học tập hiệu quả hơn
trong các khóa học quản lý và kinh doanh, không chỉ trong các trường đại học mà còn trong cả
đào tạo nội bộ doanh nghiệp.
Chương này sẽ tổng hợp và phân tích việc ứng dụng phần mềm mô phỏng trong đào tạo
quản lý và kinh doanh, đặc biệt là các môn học về quản trị kinh doanh và kinh doanh quốc tế tại
một số trường đại học điển hình trên thế giới và tại Việt Nam, phân tích những lợi ích, ưu nhược
điểm của phương pháp này và đề xuất quy trình áp dụng các phần mềm mô phỏng trong giảng
dạy các môn học quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế và chiến lược kinh doanh.

1.1. Tổng quan về phần mềm mô phỏng quản lý và kinh doanh.
Việc ứng dụng “phần mềm mô phỏng kinh doanh” trong đảo tạo được hiểu là dùng phần
mềm mô phỏng để đào tạo hoặc phân tích kinh doanh dựa trên các tình huống hoặc dựa trên phân
tích số liệu. Hầu hết các mô phỏng kinh doanh được sử dụng cho đào tạo và phát triển sự nhạy
bén, khả năng phân tích và tư duy quản lý trong kinh doanh. Các nội dung học tập bao gồm: tư
duy chiến lược, phân tích tài chính, phân tích thị trường, phân tích hoạt động, làm việc theo

nhóm và lãnh đạo.
Phần mềm mô phỏng thể hiện các hoạt động của các doanh nghiệp trên môi trường máy
tính và mạng, cho phép các nhà quản lý đưa ra quyết định trong một môi trường không rủi ro,
trải nghiệm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyết định, lựa chọn các quyết định tối ưu nhất, và
kiểm tra và cải tiến các quyết định thông qua kết quả từ phần mềm mô phỏng. Các phần mềm mô

9


phỏng trong thời gian gần đây đã áp dụng kết hợp trò chơi và mô phỏng kinh doanh để tăng tính
cạnh tranh và hấp dẫn của các mô hình mô phỏng.
Phần mềm mô phỏng thường được đề cập đến việc tìm kiếm khả năng tối ưu cho các vấn
đề, trang bị khả năng phân tích và tư duy quản lý trong kinh doanh. Khi thêm vào yếu tố “cạnh
tranh” giữa các nhóm học viên, phần mềm mô phỏng kinh doanh đã kết hợp và cân bằng giữa mô
phỏng và cạnh tranh trong học tập. Chính vì vậy, “phần mềm mô phỏng kinh doanh” và “game
mô phỏng kinh doanh” đang trở thành một thuật ngữ mà các trường đại học chấp nhận. Điển
hình là phần mềm (game) mô phỏng chiến lược kinh doanh của McGraw-Hill (Hoa Kỳ), đã có
trên 45.000 sinh viên, tại trên 2.500 lớp học ở gần 500 trường đại học, cao đẳng trên 50 nước
tham gia(1). Các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford… cũng đã cung cấp
những khóa học ứng dụng phương pháp mô phỏng kinh doanh cho các chủ đề: khởi nghiệp, tài
chính, marketing, đàm phán, quản trị tác nghiệp, chiến lược và quản trị kinh doanh(2).
Thuật ngữ “phần mềm” hay “trò chơi” mô phỏng kinh doanh (business simulation games)
đã tích hợp được ba khía cạnh quan trọng trong giáo dục là trang bị kiến thức, kỹ năng, khả năng
tư duy phân tích và đồng thời đem lại sự thú vị, hấp dẫn đối với người học. Thuật ngữ này phát
triển từng bước qua nhiều năm và trở nên đặc biệt phổ biến với sự phổ cập của máy tính và mạng
Internet.
Klabbers (1999)(3) cho rằng chơi game thường gắn với những sự giải trí, vui thích và thư
giãn. Nếu chỉ có game sẽ thiếu đi tính khoa học và sự nghiêm túc của đào tạo và nghiên cứu.
Thuật ngữ game được sử dụng để mô tả các hoạt động với các đặc điểm:
- Có nhiều người tham gia và hoạt động của các đối thủ sẽ ảnh hưởng đến tất cả người

chơi.
- Nhấn mạnh đến sự cạnh tranh và chiến thắng.
- Nhấn mạnh vào niềm vui, hài hước và vui vẻ.
- Các quyết định lặp đi lặp lại theo chu kỳ và đưa ra các kết quả, cho phép hy vọng cải
thiện và làm tốt hơn trong các lần chơi tiếp theo.
Trò chơi được tổ chức khi một hoặc nhiều người chơi cạnh tranh hay hợp tác và có thưởng
phạt, theo quy tắc được thỏa thuận trước. Trò chơi được mô phỏng như hoạt động có thật trong

1

/> />3
Klabbers, Jan H. G. (1999). Three Easy Pieces: A Taxonomy of Gaming. In Saunders, Danny and Severn, Jackie
(eds.) The International Simulation & Gaming Research Yearbook: Simulations and Games for Strategy and Policy
Planning. Kogan Page, London, pp. 16-33
2

10


xã hội, trong đó sẽ có các người chơi, các quy tắc và các nguồn lực, đóng vai trò các khối cơ bản
của hệ thống được mô phỏng, ví dụ như một công ty, một ngành sản xuất hay dịch vụ. Trong mỗi
trận đấu, các thành viên (học viên) sẽ tương tác với nhau, áp dụng các quy tắc theo các cách khác
nhau, và sử dụng các nguồn tài nguyên cũng khác nhau để đạt kết quả tốt hơn đối thủ.
Phần mềm mô phỏng đã có lịch sử phát triển trên 30 năm, cùng với sự phổ cập của máy
tính và sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, trong những năm gần đây ngày
càng phổ biến trong đào tạo ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là các chương trình đào tạo về quản lý và
kinh doanh.
Phần mềm mô phỏng minh doanh (business simulation software) còn được biết đến với
nhiều tên gọi khác nhau như: trò chơi mô phỏng kinh doanh (business simulation game) và trò
chơi mô phỏng quản lý (management simulation game). Một phần mềm mô phỏng kinh doanh

(hoặc trò chơi mô phỏng kinh doanh) được tổ chức như một bài tập thực hành, người học đưa ra
các quyết định cho một mô hình kinh doanh nhất định (marketing, sản xuất, phân phối, kinh
doanh quốc tế, tài chính…) với vị trí là các nhà quản lý các hoạt động được mô phỏng (ví dụ như
tổng giám đốc (Chief Executive Officer - CEO), giám đốc tài chính (Chief Finance Officer CFO), giám đốc nhân sự (Chief Human Resource Officer - CHRO), giám đốc marketing (Chief
Marketing Officer - CMO), giám đốc sản xuất (Chief Production Officer - CPO), giám đốc hệ
thống thông tin (Chief Information Officer - CIO) và các giám đốc khác trong doanh nghiệp).
Lợi ích cơ bản từ các bài thực hành trên game mô phỏng không chỉ là tạo động lực học tập,
nghiên cứu, trải nghiệm cho người học mà còn đem lại cho người học những kinh nghiệm gần
với thực tế nhất, thông qua những mô phỏng phản ánh được thực tế quản lý và kinh doanh mà ít
khi người học được trải nghiệm và thử nghiệm trong thực tế. Vì trên các mô hình mô phỏng
những quyết định sai không đem lại hậu quả thực như thực tập, thực nghiệm trong các doanh
nghiệp thực.
1.2. Sự phát triển của các phần mềm mô phỏng quản lý và kinh doanh
Việc sử dụng các trò chơi trong giáo dục để phát triển khả năng tư duy và thực hành đã bắt
đầu từ rất lâu, hàng nghìn năm trước. Điển hình tại Trung Quốc với cờ vua và cờ tưóng. Ở một
số nước phương Tây, các sĩ quan quân đội được đào tạo với các trò chơi chiến tranh vào những
năm 1930s. Từ những năm 1940, các nhà quản lý bắt đầu sử dụng các nguyên tắc huấn luyện
quân sự trong quản lý các doanh nghiệp dân sự, điển hình là mô hình quản lý hàng tồn kho của
không quân Mỹ và hệ thống cung cấp của nó. Các bài tập mô phỏng kinh doanh có thể được coi

11


là một kết quả tự nhiên của phát triển trước đó trong ba lĩnh vực: chơi game chiến tranh quân sự,
hoạt động nghiên cứu, giáo dục và thực nghiệm quản lý.
Hiệp hội Quản lý Hoa kỳ được coi là đã đưa ra mô phỏng đào tạo quản lý kinh doanh đầu
tiên năm 1965, với tên gọi Các quyết định quản lý hàng đầu (The Top Management Decision
Game) 4. Từ đó, thị trường này đã nhanh chóng phát triển và mở rộng với hàng nghìn mô phỏng
dựa trên hàng trăm doanh nghiệp thành công trong các ngành công nghiệp và dịch vụ khác nhau.
Ban đầ chỉ với một số quyết định và tham số đơn giản để người học lựa chọn, dần dần các mô

phỏng ngày càng tinh tế và phức tạp, với rất nhiều quyết định liên quan tác động lẫn nhau. Ban
đầu, các mô phỏng dựa trên biểu mẫu, giấy tờ, nhưng nhanh chóng được thay thế bởi phần mềm
máy tính và các thuật toán liên quan đến nhiều giai đoạn tính toán để đưa ra kết quả cuối cùng.

Nguồn: />Hầu hết các mô phỏng dựa trên một ngành công nghiệp thực sự, và vì thể chúng sử dụng
dữ liệu thực tế để cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học.
Theo Naylor, việc sử dụng các trò chơi trong kinh doanh và kinh tế bắt đầu chính thức từ
năm 1965, khi Hiệp hội Quản lý Hoa Kỳ phát triển trò chơi quản lý ra quyết định đầu tiên với tên
gọi “Game Quyết định chiến lược”. Trong game mô phỏng này, năm đội chơi, đóng vai các nhà
quản lý phụ trách năm công ty cạnh tranh trong một ngành hàng. Các quyết định bao gồm giá cả,
khối lượng sản xuất, ngân sách, nghiên cứu và phát triển, quảng cáo và lực lượng bán hàng, và
những lựa chọn tiếp thị. Đến năm 1971, đã có hàng trăm trò chơi quản lý được phát triển bởi các
trường đại học, các công ty và các tổ chức nghiên cứu. Các trò chơi quản lý và kinh doanh này

4

Naylor, Thomas H. (1971). Computer Simulation Experiments with Models of Economic Systems.

12


được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu, đào tạo các nhà quản lý trong các lĩnh vực, các
ngành khác nhau như quản lý, kinh doanh, kinh tế, lý thuyết tổ chức, tâm lý học, quản lý sản
xuất, tài chính, kế toán và tiếp thị…
Năm 1980, Faria đã thống kê trên 200 phần mềm mô phỏng đã được sử dụng ở trên 1.700
trường đại học. Đến cuối những năm 1980, tại Hoa Kỳ có khoảng 228 trò chơi mô phỏng và
khoảng 8.500 giáo viên hướng dẫn sử dụng trò chơi kinh doanh. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng
12,5% các công ty tại Hoa Kỳ có ít nhất một nhà quản lý được đào tạo qua một chương trình có
sử dụng mô phỏng kinh doanh trên máy tính.
Đến nay, sự phổ biến của trò chơi kinh doanh tại các trường đại học và cao đẳng được thúc

đẩy bởi các yếu tố sau: sự gia tăng số lượng sinh viên, sự gia tăng các khóa học mới, các phương
pháp hỗ trợ học tập, và sự phổ biến của mạng Internet và máy tính. Hiện nay, tại Hoa Kỳ có hơn
200 trò chơi kinh doanh đang được sử dụng bởi gần 9.000 giáo viên tại hơn 1.700 trường đại học
cung cấp các chương trình kinh doanh.
Theo, Larsen và Lomi, mục tiêu của việc sử dụng các trò chơi mô phỏng trong giảng dạy
quản lý và kinh doanh cũng đang thay đổi. Đầu những năm 1980, các mô phỏng được sử dụng để
dự báo các hành vi khác nhau, dự báo dòng tiền và tình hình tài chính của một công ty, lạm phát
và thất nghiệp của một nền kinh tế. Sau 15 năm, đến cuối những năm 1990, thay vì tập trung vào
dự đoán, các mô hình mô phỏng trở thành một công cụ để giúp đội ngũ quản lý doanh nghiệp
hiểu rõ hơn công ty của hộ và các vấn đề trong ngành mà họ đang hoạt động. Các trường đại học
và các công ty tư vấn bắt đầu thiết kế các phần mềm mô phỏng kinh doanh cho các công ty để
làm tăng thêm tính thực tiễn, thực hành cho các chương trình phát triển lãnh đạo doanh nghiệp.
Các phần mềm mô phỏng kinh doanh cho phép người học rèn luyện, thử nghiệm và kiểm tra kỹ
năng ra quyết định của họ, thông qua các kết quả mô phỏng để rút kinh nghiệm từ các sai lầm và
thành công đã được phần mềm chỉ ra. Các mô hình này được cho là rất thành công khi trang bị
các kiến thức thông qua “học tập từ thực nghiệm” hay “học tập từ kinh nghiệm” (experiential
learning). Các mô hình ngày càng hấp dẫn người học hơn với sự pha trộn các kỹ năng, sự nhạy
bén về tài chính trong kinh doanh, với các kỹ năng cần thiết cho sự quản lý và lãnh đạo doanh
nghiệp.
Trong những năm cuối thế kỷ 20, việc thực hành mô phỏng cần tập trung tại các phòng
máy tính hoặc tương tác chỉ giới hạn giữa người chơi và phần mềm, điều này giảm đáng kể tính
cạnh tranh và hấp dẫn đối với người học. Từ đầu thế kỷ 21, với sự phổ cập của Internet, người
học có thể tương tác, cạnh tranh khi thực hành từ mọi nơi, mọi lúc thông máy máy tính, mạng

13


Internet và hệ thống phần mềm mô phỏng theo thời gian thực, chính yếu tố này đã nâng cao tính
hấp dẫn của các game thực hành mô phỏng.
Cụ thể hơn, trong trò chơi mô phỏng quản lý, chiến lược hoặc kinh doanh, người học

thường được giao quản lý một doanh nghiệp (trên máy tính). Học viên sẽ phải nghiên cứu và đưa
ra các quyết định về giá cả, quảng cáo, sản xuất, phân phối, đầu tư… để vận hành công ty này.
Mô phỏng quản lý và kinh doanh trên máy tính trở nên hấp dẫn hơn với người học vì có tính
cạnh tranh, ganh đua giữa các nhóm học viên và các quyết định của các nhóm học viên chính là
những thông tin đầu vào quan trọng của phần mềm hay game mô phỏng, chính các quyết định
học viên sẽ góp phần trực tiếp vào kết quả mỗi vòng chơi. Do đó, người thực hành không chỉ
hiểu biết phần mềm, có kiến thức về lĩnh vực quản lý, kinh doanh, chiến lược kinh doanh để ra
quyết định phù hợp. Bên cạnh đó, học viên phải nghiên cứu và hiểu biết chính các đối thủ đang
tham gia thực hành trên phần mềm mô phỏng để từ đó đưa ra các chiến lược, quyết định đúng
đắn cho các “vòng” sau để có thể tiến tới chiến thắng chung cuộc.
Theo Senge và Lannon(5), trong quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, các phần mềm mô
phỏng được rất sát thực tế quản lý và kinh doanh, tuy nhiên nếu người chơi ra quyết định sai thì
không có các hậu quả như trong thực tế. Chính vì ưu điểm này, người thực hành có thể tự do,
thoải mái sáng tạo và thử ngiệm các ý tưởng, chính sách và chiến lược mà không sợ “phá sản”.
Quá trình còn có thể được lặp đi lặp lại để thử nghiệm và lựa chọn các quyết định tối ưu cho mỗi
tình huống phát sinh, từ đó người học có thể rút ra các bài học kinh nghiệm nhất định. Từ đó, các
nhà quản lý có thể tìm hiểu được những chiến lược mang tính dài hạn. Mô hình mô phỏng đặc
biệt có lợi thế trong việc học nhóm để thử nghiệm nhiều ý tưởng, nhiều sáng kiến và các chiến
lược mang tính dài hạn. Phần mềm mô phỏng với sự hỗ trợ của máy tính có thể tính toán được
các tác động, sự tương tác của nhiều yếu tố trong dài hạn.
Từ năm 1971, Naylor đã mô tả khá chi tiết về những nội dung, cấu trúc và hoạt động của
một phần mềm mô phỏng về quản lý(6). Đến nay, những mô tả ngày vẫn còn giá trị và được áp
dụng trong hầu hết các game mô phỏng quản lý, chiến lược và kinh doanh. Theo đó, một phần
mềm hay game mô phỏng thường được xây dựng quanh một ngành công nghiệp, trong đó gồm
từ 3 doanh nghiệp trở lên, thường tối đa là 10-12 doanh nghiệp. Mỗi nhóm tham gia sẽ được giao
quản lý một doanh nghiệp, với các thành viên như các giám đốc phụ trách các bộ phận trong
doanh nghiệp. Mỗi nhóm sẽ ra các quyết định về các vấn đề như tài chính, vốn, chứng khoán,
5

Senge, P. M. and Lannon, C. (1997). Managerial Microworlds. Technology Review, Vol. 93, Issue 5, pp. 62-68

Naylor, Thomas H. (1971). Computer Simulation Experiments with Models of Economic Systems. John Wiley &
Sons, Inc, New York
6

14


quản lý sản xuất, xây dựng nhà máy, quản lý hàng tồn kho, tính toán lượng cầu thị trường, quy
mô sản xuất, nguyên liệu, chất lượng sản phẩm, các vấn đề về marketing, bán hàng, tiêu thụ sản
phẩm… Trước mỗi vòng, hay kỳ hoạt động, các nhóm phải thống nhất để ra các quyết định ví dụ
như giá cả, sản lượng, quảng cáo, tiếp thị, mua nguyên vật liệu, thay đổi công suất nhà máy, và
tỷ lệ tiền lương.
Những thông tin này được nạp vào vào một máy tính (máy chủ) đã được lập trình trên cơ
sở của một tập hợp các mô hình toán học để cung cấp liên kết giữa các kết quả hoạt động và
quyết định hoạt động của các công ty, cũng như môi trường bên ngoài (thị trường). Trên cơ sở
(a) một tập hợp các phương trình hành vi, chẳng hạn như yêu cầu và chi phí chức năng, và một
tập hợp các công thức kế toán đã được lập trình vào máy tính, và (b) các quyết định cá nhân của
mỗi công ty, kết quả hoạt động được tạo ra bởi máy tính dưới dạng tập hợp các báo cáo. Các báo
cáo bao gồm: báo cáo tài chính, lãi và lỗ, bảng cân đối, báo cáo sản xuất, báo cáo bán hàng, và
tổng số các báo cáo công nghiệp của toàn ngành, có cả báo báo về hoạt động của các doanh
nghiệp tham gia - ở cuối mỗi giai đoạn hoạt động.
1.3. Phân loại các phần mềm mô phỏng quản lý và kinh doanh
Gredler chia mô phỏng thực nghiệm thành bốn loại, bao gồm: (1) mô phỏng quản lý dữ
liệu, (2) mô phỏng dự đoán, (3) mô phỏng quản lý khủng hoảng, và (4) mô phỏng hoạt động xã
hội(7). Trong đó, phần mềm hay trò chơi mô phỏng kinh doanh thường thuộc nhóm đầu tiên. Một
người tham gia trong một “mô phỏng quản lý dữ liệu” thường hoạt động như một thành viên của
một nhóm các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách. Mỗi đội được giao quản lý một công
ty và phải ra các quyết định phân bổ nguồn lực kinh tế thông qua thiết lập các biến số để đạt
được một mục tiêu cụ thể.
Phần mềm mô phỏng chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao kỹ năng ra quyết định của

người học, đặc biệt là trong điều kiện thời gian và thông tin nhất định. Thông thường, người chơi
nhập những thông tin vào một chương trình máy tính và nhận lại một loạt các dữ liệu tùy chọn
hoặc bổ sung có điều kiện theo lựa chọn ban đầu của người chơi.
Thông thường, các yếu tố của môi trường kinh doanh có thể được thay đổi bởi người quản
trị của trò chơi (giảng viên, quản trị hệ thống) bằng cách thay đổi các thông số của các đặc điểm
hoạt động của trò chơi. Trong mỗi trường hợp, các công ty có thể thấy sự cần thiết để phản ứng
7

Gredler, Margaret E. (1996). Educational Games and Simulations: A Technology in Search of a (Research)
Paradigm. In Jonassen, David H. (ed.) Handbook of Research for Educational Communications and Technology.
Simon & Schuster Macmillan, New York.

15


theo mức độ và tính chất của sự thay đổi áp đặt bởi môi trường bên ngoài. Naylor từ những năm
1970s đã chỉ ra rằng một số các trò chơi có thể được xây dựng rất tinh tế và “sát” với thực tế.
Các mô phỏng đã cho phép nhiều sản phẩm, các nhà máy và các khu vực tiếp thị, thời gian sản
xuất ngẫu nhiên, nhu cầu ngẫu nhiên, các cuộc đàm phán lao động, việc bán cổ phiếu phổ thông
hoặc gắn với các thông tin thực về giá cả nguyên liệu, tỷ giá hối đoái trên các sàn giao dịch thực
thông qua mạng.
Các phần mềm mô phỏng ngày nay đã có thể “bắt chước” toàn bộ một công ty ở mức độ
cao, chi tiết đến từng hoạt động và quy trình cụ thể. Người học đưa ra các quyết định bằng cách
nhập các số liệu với rất nhiều lựa chọn khác nhau. Các quyết định được xử lý, so sánh với nhiều
dữ liệu đầu vào từ nhiều nhóm khác nhau, và thể hiện kết quả thông qua các số liệu, báo cáo, và
biểu đồ, ví dụ như giá cả, số lượng sản phẩm tiêu thụ, thu nhập, bảng cân đối kế toán. Thời gian
được sử dụng trong game mô phỏng thường là các năm, trong thời gian thực do người hướng dẫn
cài đặt, có thể là một khoảng thời gian nhất định tùy ý. Các mô phỏng có thể được thực hiện giữa
người học với máy tính, hoặc giữa các nhóm người học với nhau.


Phân loại phần mềm mô phỏng kinh doanh:
Phân loại
Mô phỏng một số chức năng
hay toàn bộ doanh nghiệp
(Functional or Total enterprise)
Cạnh tranh hoặc không cạnh
tranh (Competitive or Noncompetitive)
Tương tác hoặc không tương
tác (Interactive or
Noninteractive)
Tập trung vào một ngành cụ
thể hoặc nhiều ngành (Industry
specific or Generic)

Mô tả
Được thiết kế tập trung vào một số vấn đề cụ thể về ra quyết định của các
phòng chức năng trong doanh nghiệp (tài chính, marketing, sản xuất, phân
phối…) hoặc thiết kế để ra các quyết định quản lý ở cấp cao, cho phép các
phòng ban chức năng tương tác lẫn nhau.
Được thiết kế để các quyết định của người học tác động đến kết quả của
người khác hoặc không tác động lẫn nhau.
Các quyết định của người học nhận được những kết quả phản hồi từ hệ
thống ngay lập tức và sau đó người học tiếp tục ra các quyết định tiếp theo.
Các quyết định cũng có thể được tổng hợp và xử lý vào một thời điểm nhất
định, hoặc giảng viên có thể quyết định thời điểm xử lý dữ liệu.
Được xây dựng để mô phỏng lại một ngành hàng cụ thể, hoặc chỉ mô phỏng
các quyết định quản lý và kinh doanh chung.

16



Cho phép người học tham gia
độc lập hay tham gia theo
nhóm (Played by Individuals or
by Teams)

Được xây dựng để người học có thể tham gia độc lập, các quyết định được
lưu trữ và xử lý độc lập hoặc tham gia theo nhóm, các quyết định được tổng
hợp từ nhiều người học trong nhóm và sau đó cùng xử lý.

Mức độ phức tạp (Degree of

Hai nhóm yếu tố về độ phức tạp của game: (a) các tham số nhập vào và (b)

complexity)

sự phức tạp của mô hình máy tính và tính toán.

Thời gian trong game (The
time period simulated)

Trong game mỗi vòng được mô phỏng là một năm, hoặc có thể ngắn hơn
(ngày, tuần, tháng) và thời gian thực do người quản lý game, giảng viên cài
đặt khi tổ chức giảng dạy.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp trong quá trình nghiên cứu, FTU, 2014

Những phần mềm mô phỏng kinh doanh phổ biến hiện nay như Business Strategy Game –
BSG của McGraw Hill, các phần mềm mô phỏng kinh doanh của trường đại học Harvard,
Virtonomics… đều thuộc loại tổng hợp, cho phép mô phỏng doanh nghiệp, môi trường kinh

doanh của một ngành và đồng thời cho phép tương tác giữa các nhóm người học với vai trò các
nhà quản lý của các công ty cạnh tranh trong ngành. Thời gian trên phần mềm mô phỏng cũng có
thể là thời gian thực hoặc được điều chỉnh bởi giảng viên hay người quản trị hệ thống.

2. Lợi ích sử dụng phần mềm BSG- Business Strategy Games trong giảng
dạy
Một phần mềm mô phỏng trong giảng dạy kinh tế và quản trị kinh doanh hay một chò trơi
mô phòng là một phần mềm mô phỏng tổng hợp các kỹ năng, cơ hội và chiến lược để mô phỏng
các khía cạnh chức năng hay tổng thể của doanh nghiệp trong một hoặc một số ngành.
Tác giả Ruohomaki cho rằng “ một trò chơi mô phỏng trong giảng dạy kết hợp các đặc tính
của một trò chơi (cạnh tranh, hợp tác, người chơi, nguyên tắc, vài trò) với những đặc điểm của
mô hình mô phỏng trên máy tính (các tính năng được lập trình để mô phỏng thực tế) sử dụng các
nguyên tắc của thực tế quản lý và kinh doanh(8).
Hình 1. Các phương pháp học tập khác nhau và hiệu quả ghi nhớ

8

Ruohomaki, V. (1995). Viewpoints on Learning and Education with Simulation Games in Simulation Games and
Learning in Production Management edited by Jens O. Riis. Springer. pp. 14–28. ISBN O-412-72100-7.

17


Nguồn: Motorola University, 1996, Corporate University Xchange, tháng 5/1996

Việc học và ghi nhớ chịu tác động lớn của môi trường học tập. Các nhà tâm lý học đã chỉ
ra mối quan hệ chặt chẽ giữa quá trình học, môi trường, độ sâu của suy nghĩ và hình thức thể
hiện thông tin. Không giống các bài giảng thuần túy chủ yếu sử dụng phương pháp nghe, nhìn và
suy nghĩ; việc sử dụng và thực hành trên các phần mềm mô phỏng diễn ra trong một thời gian
dài, liên tục, như trong thực tế quản lý và kinh doanh. Đồng thời người học chủ động và thực sự

tham gia vào các sự kiện, giải quyết các vấn đề mà trước đây chủ yếu họ chỉ đọc, suy nghĩ và
thảo luận. Người học phải thực sự giải quyết các vấn đề được mô phỏng vì đó là cuộc cạnh tranh
giữa các nhóm với vai trò các nhà quản lý, kết quả của quyết định của họ phụ thuộc vào tất cả
các hành động của những nhóm khác và ngược lại. Vì vậy, để ra quyết đinh, người học phải chủ
động nghiên cứu để có thể ra các quyết định và đồng thời có thể trải nghiệm kết quả của những
quyết định này cũng như mức độ thành công của những quyết định đó trong tương quan với hành
động của những nhóm cạnh tranh khác.
Nhóm nghiên cứu của Motorola University đã chỉ ra, với mô hình “kim tự tháp” về học và
ghi nhớ, phương pháp học với mô hình mô phỏng có thể giúp người học hiểu và ghi nhớ được
đến 75% các kiến thức và kỹ năng (Xem Hình 1).
Mặc dù các mô phỏng quản lý và kinh doanh có phạm vi rất rộng, trong nhiều ngành khác
nhau, nhiều doanh nghiệp và các chức năng quản lý và kinh doanh khác nhau. Các bài học và kỹ
năng thu được từ các mô phỏng thường bao gồm:
- Các kiến thức chung về kinh doanh và quản lý: trước khi tham gia thực hành, nhiều hộc
viên sẽ có rất ít ý tưởng về việc làm thế nào để vận hành một doanh nghiệp hoặc những công
việc liên quan đến quản lý và kinh doanh. Mô phỏng cho phép người học tạm thời có quyền kiểm
soát, vận hành và quản lý một công ty (dù là ảo), để từ đó nghiên cứu các quyết định của họ sẽ
dẫn đến thành công hay thất bại như thế nào.

18


- Quản lý thời gian và tổ chức thực hiện: Hầu hết các mô phỏng được xử lý dữ liệu trong
một thời gian nhất định. Các học viên phải tổ chức nghiên cứu và ra các quyết định trong một
thời hạn nhất định. Vì vậy, người học phải quản lý thời gian phù hợp để vận hành công ty, đây là
một kỹ năng quan trọng đối với học viên, đặc biệt là sinh viên đại học và MBA.
- Phối hợp đồng đội: Phần lớn các mô phỏng trong đào tạo quản lý và kinh doanh liên
quan đến làm việc theo nhóm. Do đó, game giúp cải thiện khả năng giao tiếp hiệu quả, thương
lượng, giải quyết các tình huống và đảm bảo sự thống nhất khi ra quyết định.
- Giải quyết vấn đề: Mô phỏng sẽ sinh ra các tình huống với mức độ khó khăn khác nhau

cho người học, đòi hỏi sự phân tích, sáng tạo và vận dụng đúng lý thuyết để giải quyết các vấn
đề, trong ngắn và dài hạn. Điều này là quan trong đối với việc đào tạo quản lý và kinh doanh.
Nếu học viên được cải thiện cả bốn kỹ năng quan trọng trên, chương trình đào tạo sẽ cơ
bản thành công. Bên cạnh đó, phần mềm mô phỏng đem lại được động lực chủ động, tự học và
cảm hứng học tập, nghiên cứu và trải nghiệm cạnh tranh trong quá trình học tập(9) .

3. Một số phần mềm mô phỏng kinh doanh điển hình
Phần mềm mô phỏng kinh doanh, còn được gọi là trò chơi mô phỏng kinh doanh, mô
phỏng chiến lược kinh doanh, là những phần mềm mô phỏng tập trung vào việc quản lý các hoạt
động kinh tế, sản xuất, kinh doanh. Thông thường, phần mềm mô phỏng được giới hạn trong quy
mô một doanh nghiệp hoặc một ngành. Các phần mềm hay game mô phỏng kinh doanh thường
nhấn mạnh đến các nguyên tắc, mô hình quản trị doanh nghiệp ở cấp vi mô.
Những quyết định được thể hiện dưới dạng dữ liệu bằng số được nhập vào phần mềm. Các
phần mềm đã tăng sự hấp dẫn đối với người học bằng việc bổ sung thêm các đồ họa, minh họa
và sự xếp hạng các nhóm sau mỗi vòng chơi thông qua các kết quả tính toán của hệ thống mô
phỏng. Những kết quả tính toán này là trọng tâm của các phần mềm mô phỏng. Đây chính là cốt
lõi của các phần mềm mô phỏng. Người xây dựng phần mềm mô phỏng đã sử dụng những dữ
liệu đầu vào từ thế giới thực như tỷ giá, thuế nhập khẩu, chi phí vận tải, giá thuê người mẫu làm
PR hình ảnh sản phẩm… và kết hợp với các thuật toán, mô hình toán cao cấp, cùng với những
ràng buộc chặt chẽ đối với các hành động của người học để cho ra các kết quả kinh doanh “rất
sát với thực tế”.

9

/>
19


3.1. Những phần mềm mô phỏng kinh doanh điển hình
(i). Phần mềm mô phỏng Chiến lược kinh doanh quốc tế (Business Strategy Game –

BSG của Globus và Mc Graw Hills)
Globus là phần mềm mô phỏng chiến lược kinh doanh quốc tế do Mc GrawHill cung cấp
trực tuyến. Hàng năm, phần mềm được sử dụng bởi trên 500.000 sinh viên, từ trên 600 trường
đại học, cao đẳng trên thế giới trong khoảng 2.500 khóa học. Việc sử dụng thực hành trên BSG
trong các khóa học chiến lược và quản trị kinh doanh đã cho phép học viên tìm hiểu và ứng dụng
các khái niệm cơ bản về kinh doanh và chiến lược kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh,
gần với thực tế, hấp dẫn và sinh động. Được sử dụng trong giảng dạy trên mười năm, thực hành
trên phần mềm mô phỏng này đã chứng tỏ là một phương pháp hiệu quả để học viên trải nghiệm
và ứng dụng những kiến thức và kỹ năng học được từ các giáo trình lý thuyết về chiến lược kinh
doanh và quản trị kinh doanh.
Hình 2. Minh họa phần mềm Business Strategy Game của Glo-Bus và McGraw Hills

Nguồn: 2014

Tại Việt Nam hiện nay có một số trường đại học đã bắt đầu ứng dụng phần mềm mô phỏng
BSG trong giảng dạy các môn học về quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, thương mại điện
tử như trường đại học Thăng Long, đại học Ngoại thương, đại học Duy Tân và đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh.

20


Bên cạnh BSG, McGrawHill cũng cung cấp hai phần mềm mô phỏng gồm: Stock-Trak về
mô phỏng thị trường chứng khoán cho sinh viên đại học trên toàn thế giới thông qua website
www.stocktrak.com, sinh viên được cấp 500.000 USD (ảo) trong tài khoản và được giao nhiệm
vụ quản lý một danh mục đầu tư cổ phiếu, quyền chọn, trái phiếu, quỹ tương hỗ, tiền tệ và chứng
khoán từ 20 sàn giao dịch toàn cầu. Sinh viên cần có các kiến thức cơ bản về thị trường chứng
khoán, quy trình đặt lệnh, giao dịch và cạnh tranh với các học viên trong lớp để chiến thắng. Mỗi
năm có trên 1.100 giảng viên và 66.000 sinh viên sử dụng StockTrak.com trong các khóa học về
tài chính, kinh doanh, kinh tế và kế toán. Tại Hoa Kỳ, trên 80% các trường kinh doanh sử dụng

StockTrak, ngoài ra có 25 nước khác cũng sử dụng phần mềm mô phỏng trực tuyến này. Theo
điều tra, khoảng 87% sinh viên sử dụng StockTrak.com cho biết học đã hiểu rõ hơn về chứng
khoản, quỹ ETF, quỹ tương hỗ, các quyền chọn… và khóa học được coi là một trong các dự án
đáng nhớ trong quá trình học đại học.
(ii) Hệ thống các phần mềm mô phỏng kinh doanh của trường đại học Harvard (Hoa
Kỳ)
Do Harvard Business Publishing cung cấp các hệ thống mô phỏng, sử dụng bối cảnh thực
tế để tăng cường kinh nghiệm cho sinh viên. Các phần mềm mô phỏng đều được xây dựng với
nhiều công cụ tinh tế và dễ sử dụng đối với cả giảng viên và sinh viên. Các thiết kế lựa chọn trên
phần mềm linh hoạt để giảng viên có thể đặt mức độ khó phù hợp với nhiều cấp độ của học viên,
cả đại học và cao học.

21


Nguồn: 2014

Chương trình được cung cấp với hướng dẫn dạy và học chi của một đội ngũ các giảng viên
từ đại học Harvard. Các phần mềm mô phỏng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, nhiều khóa
học, bao gồm:
- Khởi nghiệp (Entrepreneurship Simulation: The Startup Game, Working Capital
Simulation: Managing Growth V2);
- Tài chính (Finance: Blackstone/Celanese, Finance: Capital Budgeting, Finance: M&A in
Wine Country V2);
- Marketing (Marketing: Managing Segments and Customers V2, Pricing Simulation:
Universal Rental Car V2);
- Đàm phán (Negotiation Simulation: OPEQ);
- Quản trị sản xuất và dịch vụ (Global Supply Chain Management, Operations
Management: Process Analytics, Operations Management: Quality Analytics, Operations
Management Simulation: Benihana V2, Project Management: Scope, Resources, Schedule V2,

Supply Chain Management: Root Beer Game V2);
- Hành vi các tổ chức (Change Management: Power and Influence V2, Leadership and
Team: Everest V2);
- Chiến lược kinh doanh (Strategy: The Balanced Scorecard, Strategy: Competitive
Dynamics and Wintel, Strategic Innovation: Back Bay Battery V2)(10).
(viii). Phần mềm mô phỏng Virtonomics
Được Trevor Chan phát triển từ năm 1995, đây là một nhà phát triển hàng đầu về trò chơi
mô phỏng kinh doanh, nổi tiếng với game mô phỏng chủ nghĩa tư bản (Capitalism). Phần mềm
hay trò chơi mô phỏng này đã được mô tả như là "trò chơi tốt nhất trong mô phỏng kinh doanh".
Năm 2009, trò chơi Virtonomics được phát hành với mô phỏng kinh doanh (trực tuyến) sử dụng
nhiều mô hình trong trò chơi chủ nghĩa tư bản trước đây. Hiện nay, nhiều trường đại học và các
trường kinh doanh châu Âu và Mỹ sử dụng mô phỏng kinh doanh này trong các chương trình
đào tạo của họ.
Hình 3. Minh họa giao diện trang chủ Virtonomics

10

/>
22


Nguồn: />
Virtonomics được ra mắt vào cuối năm 2009, đến năm 2013 đã có trên một triệu lượt đăng
ký tham gia. Khoảng 40% là các “game thủ” tham gia tự do, còn lại 60% là người dùng là học
viên sử dụng để tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong quản lý và kinh doanh. Các trường đại học
sử dụng Virtonomics như một công cụ đào tạo, mô phỏng các nguyên tắc và quy trình của các
doanh nghiệp cơ bản trong một môi trường cạnh tranh. Không có các điều kiện định sẵn để thắng
hay thua khi tham gia trò chơi và trò chơi không kết thúc. Người gia xác định mục tiêu của mình
và cố gắng đạt được các mục tiêu này thông qua việc sử dụng các chiến lược và chiến thuật kinh
doanh. Mục tiêu phổ biến là xây dựng được một doanh nghiệp và vận hành doanh nghiệp thành

công trong bối cảnh cạnh tranh.
Như các trò chơi mô phỏng khác, Virtonimics là một phần mềm với nhiều người cùng
tham gia. Người học với vai trò là các nhà quản lý doanh nghiệp, tương tác với người chơi khác
chứ không có một đối thủ vô hình do máy tính sinh ra (như ở các trò chơi trước đây). Vì vậy,
phần mềm mô phỏng chỉ đóng hai vai trò cơ bản là: (1) tạo ra môi trường kinh doanh và (2) xử lý
dữ liệu do các người chơi nạp vào trong quá trình chơi. Bí quyết để chiến thắng chính là khả
năng phân tích và dự đoán hành vi của đám đông, hoạch định và đưa ra các chiến lược, chiến
thuật đúng đắn với tình hình thị trường.
Trò chơi gồm nhiều vòng, mỗi vòng trong một thời gian nhất định, thường là một ngày,
tuần, tháng hoặc năm. Người chơi phải dành ra 15-60 phút mỗi ngày để tham gia. Người sử dụng
chính trò chơi này là các trường đại học, cao đẳng có đào tạo quản trị kinh doanh và các công ty,
tổ chức đào tạo và tư vấn.

23


Khi tham gia, người chơi có thể tham gia vào các lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, khai
thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, thương mại, thị trường ngoại hối, tài chính, quản lý nhân
sự, marketing, logistics, nghiên cứu khoa học và các hoạt động kinh doanh khác. Hệ thống có sẵn
các công cụ chính cho người chơi. Khởi đầu, người chơi có cơ hội để bắt đầu công ty ảo của
riêng mình và phát triển nó, cạnh tranh với các người chơi khác. Người chơi nhận được một số
tiền từ hệ thống (tiền ảo) và sử dụng để chi trả cho các chi phí trong trò chơi và để đầu tư kinh
doanh. Nguồn tiền có thể tiếp tục được gia tăng bằng cách bán các sản phẩm, dịch vụ cho người
dân và cho các người chơi khác trong game.
Nền kinh tế trong mô hình mô phỏng Virtonomics có 25 ngành hàng và khoảng 130 loại
hàng hóa. Game được các nhà phát triển cập nhật và mở rộng danh sách hàng hóa bằng cách
thêm các nước mới, các ngành công nghiệp và các sản phẩm mới. Cuối năm 2013, đã có trên một
triệu lượt sử dụng Virtonomics. Trong số đó, 40% nói tiếng Nga, 30% nói tiếng Anh, 15% nói
tiếng Tây Ban Nha, còn lại 15% nói tiếng Trung, Pháp, Đức(11).


(ix). Phần mềm chiến lược Marketing – StratxSimulation của Insead.
Hơn 30 năm trước, sáng lập viên Jean-Claude Larréché, Alfred H. Heineken, một giáo sư
về marketing tại INSEAD, đã tìm cách để cho phép sinh viên của mình áp dụng các khái niệm
kinh doanh mà ông đã dạy họ trong một môi trường gần với thực tế. Theo quan điểm của ông,
nếu giảng viên giúp sinh viên học được từ những sai lầm của họ ngay trong trường học thì họ rất
ít khả năng học lặp lại sai lầm đó (khi các chi phí là có thật) trong thực tế sau này.
Theo tầm nhìn này, Jean-Claude đã tạo ra các mô phỏng chiến lược marketing (Markstrat),
đến nay đã được sử dụng bởi hơn 500 trường đại học, trong đó có 8 trong top 10 trường kinh
doanh quốc tế, và 25 trong top 30 ở Hoa Kỳ. Ông đã thành công trong việc tạo ra một môi
trường và phương pháp học tập mới, thông qua thực hành với niềm tin rằng cả sinh viên và các
chuyên gia, giảng viên sẽ được hưởng lợi từ kinh nghiệm tương tác và trực quan trong việc đào
tạo kiến thức và phát triển kỹ năng cho học viên.
Hình 4. Minh họa giao diện website phần mềm mô phỏng chiến lược marketing

11

"VIRTONOMICA - Best browser game! (RU) BusinessPress". Businesspress.ru. Retrieved 2010-03-07.

24


Nguồn: />
StratX Simulation là phần mềm mô phỏng cung cấp cho học viên môi trường kinh doanh
để thử nghiệm và thực hiện những ý tưởng kinh doanh và marketing mà học viên muốn. Tất cả
những người tham gia được trải nghiệm, suy nghĩ và phân tích nhiều hơn; do đó sẽ được chuẩn
bị tốt hơn cho những thách thức sau này từ thế giới kinh doanh thực. Tốc độ nhanh chóng và
kinh nghiệm thực hành tạo ra một năng lượng mạnh mẽ mà làm cho người tham gia mong muốn
áp dụng những kỹ năng mới của họ. Việc thực hành, cạnh tranh sẽ tạo niềm vui và động lực cho
học viên kết hợp lý thuyết và thực hành.
Markstrat là phần mềm mô phỏng được thiết kế chuyên cho giảng dạy và học tập các chiến

lược marketing ở cấp độ cao. Markstrat được trên 500 trường và viện sử dụng, trong đó có 8
trong số 10 trường kinh doanh và 25 trong số 30 trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ sử dụng.
Markstrat được sử dụng trong chương trình MBA và đại học cũng như trong các chương trình
đào tạo nội bộ doanh nghiệp.
Markstrat đem lại cho học viên một môi trường “không rủi ro” để thử nghiệm các ý tưởng,
lý thuyết và quyết định marketing. Phần mềm xử lý các quyết định về bán hàng, phân phối,
nghiên cứu và phát triển, quảng cáo với mọi khía cạnh gần với môi trường kinh doanh thực. Các
nhóm sẽ có phản hồi từ phần mềm ngay lập tức và từ đó có thể điều chỉnh các quyết định
marketing của mình. Mỗi nhóm học viên thường gồm sáu người, cạnh tranh trực tiếp với các
nhóm khác cùng lớp để thành công trong khoảng thời gian nhiều năm (trong game). Mục tiêu của
game là chiến thắng không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong chiến lược dài hạn.

25


×