Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở vùng đầm phá huyện quảng điền – tỉnh thừa thiên huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 129 trang )

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Các báo cáo của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) [13] đã cho
thấy rằng biến đổi khí hậu (BĐKH) là một vấn đề toàn cầu, làm gia tăng khủng hoảng
về kinh tế, sức khoẻ, sản xuất, an ninh lương thực và nhiều lĩnh vực khác. Sự thay đổi

Ế

về các kiểu thời tiết đe doạ đến sản xuất nông nghiệp, nước biển dâng làm nhiễm mặn

U

nguồn nước ngọt ở vùng duyên hải và tăng nguy cơ lụt lớn, bầu khí quyển ấm lên tạo

́H

môi trường thuận lợi cho các loài sâu bọ gây hại mùa màng và bệnh tật phát triển.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm



nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng
đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước

H

biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với

IN


GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng

K

trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25% [1].
Nằm trong vùng duyên hải miền Trung, tỉnh TT-Huế sẽ phải đối mặt với các

̣C

tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, các loại thiên tai và khí

O

hậu khắc nghiệt. Các lĩnh vực, đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do

̣I H

BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khỏe,

Đ
A

nơi cư trú. Khu vực dễ bị tổn thương là những vùng ven biển, ven sông và vùng núi.
Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm nông dân và ngư dân, các dân tộc thiểu
số, người già, trẻ em, phụ nữ và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị là những đối
tượng ít có cơ hội lựa chọn.
Quảng Điền là một huyện vùng trũng, nghèo của tỉnh TT-Huế, diện tích
163,29 km2 [36]. Đời sống của cư dân chủ yếu dựa vào các hoạt động nông nghiệp
với diện tích trồng lúa 8.684 ha. Vùng cát nội địa của huyện có diện tích 4.718 ha, đại
bộ phận đất chua phèn, úng ngập về mùa mưa và khô hạn về mùa nắng. Vùng cát ven

biển, đầm phá của huyện có diện tích 2.292 ha, chủ yếu là đất cát trắng, nghèo dinh

1


dưỡng. Người dân ở đây chủ yếu sinh sống bằng ngư nghiệp. Ngoài ra, vùng này còn
đang trỗi dậy việc triển khai kinh tế nuôi trồng hải sản (nuôi tôm, cua xuất khẩu...).
Quảng Điền có lưu vực sông Bồ và phá Tam Giang. Hệ thống sông ngòi và
đầm phá này vừa là thế mạnh về giao thông đường thuỷ và thuỷ sản nhưng đồng
thời cũng làm cho Quảng Điền trở thành vùng bị ảnh hưởng bởi BĐKH và dễ bị tổn
thương với thiên tai.
Với dân số 91.799 người, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15%, tỷ trọng lao động ngành

Ế

nông lâm thuỷ sản 53%, lao động thất nghiệp 1.569 người, hằng năm huyện Quảng

U

Điền cố gắng giải quyết việc làm cho từ 600-700 lao động qua các chương trình

́H

xuất khẩu lao động [9].

Các xã vùng đầm phá huyện Quảng Điền bao gồm Quảng An, Quảng Phước,



Quảng Thành, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Công, Quảng Ngạn và Thị trấn Sịa

có diện tích 12.274 ha chiếm 75,28% tổng diện tích toàn huyện với dân số 64.779

H

người chiếm 70,38% dân số toàn huyện. Biến đối khí hậu sẽ làm thay đổi môi sinh

IN

và hệ sinh thái biển ảnh hưởng tới việc nuôi và đánh bắt thủy hải sản của vùng đầm

K

phá-ven biển này, diện tích nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) bị thu hẹp, làm thay đổi
thời vụ đánh bắt, bão lũ gây thiệt hại lớn cho ngư dân, các dịch bệnh ảnh hưởng tới

O

̣C

việc nuôi và đánh bắt hải sản; diện tích đất canh tác bị thu hẹp nên an ninh lương

̣I H

thực bị đe dọa, cây lúa, cây ngắn ngày và dài ngày, cây công nghiệp đều bị tác động
bởi BĐKH, phương thức canh tác, mùa vụ, năng suất đều bị thay đổi, sức khoẻ của

Đ
A

con người và vật nuôi bị đe doạ .

Với những nhận định và cảnh báo về tác động BĐKH nói trên, Quảng Điền

có nguy cơ tái nghèo do thiên tai gây nên, tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng. Trong
khi đó việc làm của lao động nông thôn đang là vấn đề tồn tại trong nhiều năm nay,
đặc biệt dưới tác động của BĐKH giải quyết việc làm cho đối tượng này càng trở
nên khó khăn. Để nghiên cứu vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “Những giải pháp
việc làm bền vững cho lao động ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền – tỉnh
Thừa Thiên Huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu”.

2


2. KHÁI QUÁT NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1 Công trình nghiên cứu trong nước
2.1.1 Dự án "Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương
và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, TT-Huế" do Viện Khoa học Khí
tượng-Thuỷ văn và Môi trường thực hiện năm 2006-2008
Dự án tập trung nghiên cứu vào một trong những huyện dể bị tổn thương
nhất - huyện Phú Vang - là khu vực hạ lưu, cửa sông-ven biển của lưu vực sông
Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế và một số đối tượng khác.

Ế

Dự án đã cung cấp thông tin cho các ban ngành, các cơ quan tổ chức và người dân

U

về BĐKH; nghiên cứu tác động của BĐKH đến tài nguyên nước, môi trường tự

́H


nhiên lưu vực sông Hương, tác động đến kinh tế - xã hội và các cộng đồng dân cư



dễ bị tổn thương. Nghiên cứu đề xuất các chính sách và biện pháp thích nghi.
2.1.2 Nghiên cứu của Tổ chức phi chính phủ Oxfam Anh “Biến đổi khí hậu và

H

thích nghi của người nghèo với biến đổi này” năm 2008

IN

Nghiên cứu của tổ chức Oxfam Anh tại tỉnh Bến Tre và Quảng Trị cho thấy
người dân ở hai địa phương này đã bắt đầu chịu thiệt hại nặng từ BĐKH, và tác

K

động của BĐKH sẽ còn rộng hơn trên bình diện quốc gia. Các nghiên cứu vừa công

̣C

bố này nhận xét: thời tiết đang thay đổi so với 20 – 30 năm trở lại đây, làm cho cuộc

O

sống và sản xuất của người dân khó khăn.

̣I H


2.2 Công trình nghiên cứu ngoài nước
2.2.1 Nghiên cứu của Ngân hàng châu Á về “ Kinh tế Biến đổi khí hậu ở Đông

Đ
A

Nam Á” năm 2008

Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 5 nước Indonesia, Philippines,

Singapore,Thailand, và Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu hơn
kinh tế và chính sách liên quan đến BĐKH trong vùng. Nghiên cứu đã đánh giá các
tác động, phân tích tính thích nghi và phân tích tính giảm nhẹ.
2.2.2 Nghiên cứu của Đại học Yale, USA về “ Tác động của biến đổi khí hậu đối
với Nông nghiệp của Đông Nam Á” 2005
Nghiên cứu đã đo lường tác động của BĐKH đến nông nghiệp trong vùng.
Nghiên cứu cũng đã kiểm tra sự bất đồng của dự báo BĐKH và chức năng ứng phó
với khí hậu.

3


Các nghiên cứu trên đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến BĐKH, tuy
nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc làm bền vững và
biến đổi khí hậu, do đó đề tài luận văn thạc sĩ tôi nghiên cứu không trùng lắp với
công trình nghiên cứu khoa học nào đã công bố.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu:
Nghiên cứu vấn đề việc làm lao động vùng đầm phá huyện Quảng Điền dưới


Nghiên cứu lý luận về việc làm bền vững của lao động nông thôn trên một



-

́H

Nhiệm vụ:

địa bàn cụ thể

Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH ở Việt Nam nói chung và huyện Quảng

H

-

U

lao động vùng đầm phá huyện Quảng Điền tỉnh TT-Huế.

Ế

tác động của BĐKH và trên cơ sở đó mà đề ra giải pháp về việc làm bền vững cho

Đánh giá việc làm của lao động vùng đầm phá thay đổi như thế nào nhằm

K


-

IN

Điền nói riêng và xu hướng phát triển của nó.

Những giải pháp khả thi bền vững của việc làm cho lao động vùng đầm phá ở

O

-

̣C

thích ứng với BĐKH.

̣I H

huyện Quảng Điền tỉnh TT-Huế

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Nghiên cứu việc làm của lao động vùng đầm phá huyện Quảng

Đ
A

-

Điền, tỉnh TT-Huế nhưng không ở dạng tĩnh mà là ở dạng động nhằm thích

ứng với BĐKH.

-

Không gian: vùng đầm phá và ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế. Tuy nhiên, do một số xã có vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế -xã hội tương
tự nhau nên chúng tôi chọn 5 xã đại diện là Quảng An, Quảng Phước, Quảng
Lợi, Quảng Công và Quảng Ngạn để nghiên cứu.

-

Thời gian: Từ đầu năm 2000 đến nay.

4


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
-

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin

-

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác-Lê nin được sử dụng
xuyên suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu


Ế

Phương pháp này được sử dụng để thu thập các nghiên cứu, báo cáo, số liệu

U

thống kê và các thông tin có liên quan đến các vấn đề được nêu lên trong đề tài. Các

́H

số liệu thứ cấp này được thu thập qua công cụ tìm kiếm từ internet, từ phòng ban
liên quan của huyện Quảng Điền và tỉnh TT-Huế. Thông tin thu thập được đã giúp



cho tôi có kiến thức tổng quát và cơ sở lý luận để nghiên cứu các vấn đề về việc
làm, việc làm bền vững và biến đổi khí hậu ở khu vực đầm phá huyện Quảng Điền.
Phương pháp chọn mẫu kết hợp

H

-

IN

Để tính chất đại biểu của mẫu cao, tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu kết

K


hợp. 125 hộ thuộc các xã Quảng An, Quảng Phước, Quảng Lợi, Quảng Công và
Quảng Ngạn đã được chọn để phỏng vấn bằng công cụ bảng hỏi. Qua phỏng vấn,

O

̣C

tôi đã nắm được thông tin cơ bản của các hộ phỏng vấn, ảnh hưởng của thiên tai ở

̣I H

địa phương đến đời sống và việc làm của người dân, và hiểu rõ hơn các hoạt động
thích nghi của người dân đối với biến đổi khí hậu.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Đ
A

-

Tôi đã sử dụng phương pháp này để phỏng vấn một số cán bộ chủ chốt của

huyện, xã và thôn nhằm có được những thông tin liên quan đến các chính sách, vấn
đề cần nghiên cứu trên địa bàn.
-

Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê kinh tế

Để phân tích mức độ hiện tượng, tăng trưởng, xu thế biến động của hiện
tượng tôi đã sử dụng các phương pháp phân tích thống kê kinh tế.

-

Phương pháp xử lý số liệu bằng SPSS

5


6. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
-

Trình bày được hệ thống lí luận và thực tiễn về việc làm bền vững đặc biệt là
ở vùng đầm phá

-

Phân tích đánh giá được việc làm ở vùng đầm phá huyện Quảng điền tỉnh
TT-Huế

-

Nêu ra được hệ thống các giải pháp có tính khả thi về việc làm bền vững ở
vùng đầm phá huyện Quảng Điền tỉnh TT-Huế

Ế

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

U

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương, 87 trang, 21 bảng, 2


Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

biểu đồ và 2 hình minh hoạ.

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VIỆC LÀM BỀN VỮNG DƯỚI ẢNH
HƯỞNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1 VIỆC LÀM BỀN VỮNG CỦA LAO ĐỘNG VÙNG ĐẦM PHÁ
1.1.1 Các khái niệm


Ế

1.1.1.1 Việc làm

U

Việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người vì nhờ nó con

́H

người có điều kiện tạo thu nhập để đảm bảo các nhu cầu vật chất, tinh thần của
mình và các thành viên trong gia đình, đồng thời là điều kiện để con người tham gia



vào các hoạt động xã hội, quan hệ xã hội, qua đó khẳng định vai trò, giá trị xã hội
của mình.

H

Điều 13, chương II, Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

IN

Việt Nam định nghĩa việc làm như sau “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu

K

nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.


điều kiện [10]:

̣C

Theo khái niệm này thì một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai

O

Thứ nhất, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và

̣I H

cho các thành viên trong gia đình.
Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp

Đ
A

lý của việc làm. Hoạt động có ích không bị giới hạn về phạm vi ngành nghề và hoàn
toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Người lao động hợp pháp ngày nay được đặt
vào vị trí chủ thể, có quyền tự do tìm kiếm việc làm, hoặc tạo ra việc làm cho người
khác trong khuôn khổ pháp luật, không còn bị phân biệt đối xử cho dù làm việc trong
hay ngoài khu vực nhà nước.
Tuy nhiên khái niệm này có những mặt hạn chế: Tính hợp pháp của một hoạt
động được thừa nhận là việc làm tuỳ thuộc vào pháp luật và thể chế của mỗi quốc

7



gia và có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Có những hoạt động được coi là việc làm
của nước này nhưng không được công nhận là việc làm ở nước khác. Bên cạnh đó,
không phải hoạt động có ích và cần thiết cho gia đình, cho xã hội đều tạo ra thu
nhập mặc dù nó góp phần giảm chi tiêu trong gia đình, cụ thể: công việc nội trợ của
người phụ nữ.
1.1.1.2 Người có việc làm
Là những người làm một việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được

Ế

thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính

U

chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được thừa nhận tiền

́H

công hoặc hiện vật.

Còn trong điều kiện cụ thể của Việt Nam thì người có việc làm là người làm



việc trong những lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật
ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp

H


một phần cho xã hội.

IN

Các số liệu thu thập được trong báo cáo về xu hướng việc làm của Tổ chức

K

lao động quốc tế (ILO) chia vị thế công việc làm bốn loại [21]:
Lao động làm công ăn lương

-

Tự làm có thuê lao động (chủ sơ sở sản xuất kinh doanh)

-

Lao động tự làm

-

Lao động gia đình không được trả lương.

̣I H

O

̣C

-


Đ
A

Nhóm lao động “không được trả lương” được xác định gồm những người
làm việc cho nông trại hoặc công việc sản xuất kinh doanh của gia đình nhưng
không nhận tiền công. Những người này thường là vợ, chồng hoặc con cái của
người chủ, người điều hành công việc kinh doanh, nhưng cũng có thể là thành viên
của một gia đình lớn như ông, bà, cháu, cô, dì, chú, bác. Nhóm này rất phổ biến ở
vùng nông thôn Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát của ILO, đang có sự khác biệt giữa hai giới ở nhóm
lao động gia đình không được trả lương; hơn một nửa (trên 53%) tổng số phụ nữ có
việc làm là những người làm việc cho gia đình không được trả lương, so với tỷ lệ

8


32% ở nam giới. Kết quả này là một con số thống kê đáng chú ý, bởi vì nó thể hiện
một cách rõ ràng rằng hơn nửa số phụ nữ có việc làm ở nước ta không nhận tiền
lương cho công việc mà họ làm. Thông tin này cũng không cho biết được là sức lao
động của những người phụ nữ này đã tạo ra bao nhiêu thu nhập cho gia đình.
1.1.1.3 Việc làm bền vững
Tổ chức ILO định nghĩa [22] “Việc làm bền vững là tổng hợp các nguyện
vọng của con người trong đời sống việc làm của họ. Bao gồm, các cơ hội đối với việc

Ế

làm hữu ích và thu nhập công bằng; an toàn nơi làm việc và chế độ xã hội đối với gia

U


đình; triển vọng phát triển cá nhân và hoà nhập xã hội; tự do bày tỏ các mối quan

́H

tâm; tổ chức và tham gia vào việc ra những quyết định mà có ảnh hưởng đến cuộc
sống của người lao động; và sự bình đẳng trong cơ hội và đối xử cho nam và nữ”.



Tổ chức ILO cho rằng việc làm bền vững là một khái niệm không còn mới,
nó mở rộng và có một nội dung đạo đức sâu sắc. Khái niệm này được cấu thành bởi

H

các đặc điểm sau:

Đó là công việc hữu ích và an toàn;

-

Đảm bảo tôn trọng quyền lao động;

-

Tạo thu nhập thoả đáng;

-

Tạo ra phúc lợi xã hội;


-

Bao gồm đối thoại xã hội, hiệp hội tự do, thương lượng và tham gia tập thể.

O

̣C

K

IN

-

̣I H

Cũng theo ILO, việc làm bền vững được chú trọng trong 4 mục tiêu chiến
lược: (1) các nguyên tắc cơ bản và các quyền tại nơi làm việc và tiêu chuẩn lao

Đ
A

động quốc tế; (2) cơ hội làm việc và thu nhập; (3) bảo trợ xã hội và an ninh xã hội;
(4) đối thoại xã hội và ba bên (Chính phủ, các tổ chức của người lao động và người
sử dụng lao động). Các mục tiêu này dành cho tất cả các người lao động, nam và
nữ, cả hệ thống kinh tế chính thức và không chính thức; tiền công lao động hoặc
làm việc cho chính họ; ở đồng ruộng, nhà máy hay công sở; ở nhà hay cộng đồng.
Việc làm bền vững là biện pháp chủ yếu cho các nỗ lực giảm đói nghèo, và là một
cách thức để đạt tới sự phát triển bền vững, công bằng và toàn bộ.

Theo ông John Hendra - Điều phối viên thường trú của Liên Hợp quốc tại
Việt Nam “Việc làm bền vững là việc làm hiệu quả cho cả nam và nữ trong điều

9


kiện tự do, công bằng, an toàn và tôn trọng nhân phẩm. Nói một cách đơn giản, việc
làm bền vững là việc làm tạo thu nhập đầy đủ, được an toàn tại nơi làm việc, được
bảo đảm xã hội. Tạo việc làm và việc làm bền vững là chìa khóa để phát triển nguồn
nhân lực, xoá đói giảm nghèo và hội nhập xã hội.” [23]
1.1.1.4 Đầm phá
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở [24], phá là một bộ phận tương đối
nông của nước biển hoặc nước lợ, chia cách với biển sâu hơn bởi một bãi cát, bờ đá

Ế

san hô nông hoặc nhô ra biển hay hình thức tương tự. Như vậy, một bộ phận nước

U

bị bao bọc bởi một dãy đá hoặc một dãy đảo hay bị vây quanh bởi một đảo san hô

́H

vòng thì được gọi là phá.

Phá được dùng để chỉ cả phá duyên hải, hình thành do sự bồi đấp các bãi cát




hoặc các dãy đá dọc theo vùng nước nông duyên hải, và phá nằm trong các đảo san
hô hình vòng, hình thành từ sự phát triển các bờ vách san hô trên những đảo ở giữa

H

đang chìm dần. Phá có nước ngọt từ suối nước đổ xuống được gọi là cửa sông

IN

(estuaries).

K

Tại nhiều quốc gia nói tiếng Anh, phá duyên hải (coastal lagoon) đôi khi
được gọi là eo biển, vịnh, sông hay hồ. Thí dụ eo biển Albemarle tại Bắc Carolina,

̣C

vịnh Great South giữa Long Island và các bãi biển Fire Island tại New York, sông

O

Banana tại Florida và hồ Illawarra tại New South Wales đều là các phá nước lợ.

̣I H

Theo IMOLA [25], đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nằm ở trung tâm của tỉnh

Đ
A


miền trung Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Đây là hệ thống đầm phá lớn nhất ở Đông
Nam Á với khoảng gần 70 km chiều dài dọc theo bờ biển và diện tích mặt nước
khoảng 22.000 ha. Hệ thống đầm phá bao gồm nhiều đầm phá nhỏ, có tên là Tam
Giang, Thanh Lam, Đầm Sam, Hà Trung, Thủy Tú và Cầu Hai từ bắc đến nam đầm
phá dọc theo bờ biển. Đầm phá có hai cửa chính (Thuận An và Tư Hiền) thông với
biển. Hệ thống đầm phá cũng liên kết với hai lưu vực của 4 con sông chính (Sông Ô
Lâu, Sông Bồ, Sông Hương, và Sông Truồi). Ước tính có khoảng 300.000-350.000
người sống hoàn toàn hoặc một phần phụ thuộc sinh kế vào nguồn lợi đầm phá. Số
dân này chiếm đến gần một phần ba dân số toàn tỉnh.

10


1.1.1.5 Việc làm bền vững ở vùng đầm phá
Cộng đồng cư dân sinh sống ở vùng đầm phá chủ yếu dựa vào 3 hoạt động
tạo thu nhập chính: đánh bắt thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản và nông nghiệp bao gồm
cả lâm nghiệp và chăn nuôi. Ngoài ra còn có các nghề bổ trợ khác bao gồm thương
mại, công việc theo mùa vụ, xây dựng và dịch vụ. Người dân nuôi trồng thuỷ sản
như là một hoạt động chính cũng làm nông nghiệp, chăn nuôi, và đánh bắt thuỷ sản
trong lúc nông dân làm ruộng như là một hoạt động chính cũng tiến hành chăn nuôi

Ế

nhưng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản rất hạn chế. Ngư dân cũng tham gia nuôi tôm

U

và chăn nuôi nhưng không làm nông nghiệp [6].


́H

Việc làm bền vững của mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực đều có những nguyên
tắc cơ bản khác nhau, những đặc thù riêng biệt. Do đó, dựa trên nguyên tắc chung về



việc làm bền vững, việc làm bền vững vùng đầm phá cần phải thoả mãn các yêu cầu:
1) Đó là công việc lâu dài, có thu nhập thoả đáng, đảm bảo chi tiêu sinh hoạt tối

H

thiểu cho bản thân và thành viên phụ thuộc trong gia đình.

IN

2) Có điều kiện lao động sản xuất an toàn

K

3) Thích nghi với biến đổi khí hậu (thiên tai khắc nghiệt)
4) Tạo ra phúc lợi xã hội

O

̣C

5) Người lao động được phép tham gia các loại hình bảo hiểm.

̣I H


Đặc thù công việc của cư dân đầm phá là phụ thuộc vào các yếu tố thiên
nhiên như diện tích canh tác, chất lượng đất và nước, khí hậu, thời tiết,... Và do đặc

Đ
A

điểm địa lý, vùng đầm phá là khu vực rất dễ bị tổn thương với thiên tai như lụt bão,
tố lốc,...Hằng năm người dân phải chịu đựng rủi ro thiên tai, những thiệt hại và mất
mát nặng nề do các loại thiên tai này mang lại. Trong khi đó loại hình bảo hiểm
nông nghiệp (BHNN) rất cần thiết cho người dân thì việc phát triển BHNN vẫn
chưa tìm được lối ra vì nhiều nguyên nhân mà trong đó nhận thức của người dân về
vấn đề bảo hiểm nông nghiệp còn rất xa vời.
Sự gia tăng dân số khiến cư dân đầm phá chịu sức ép về kinh tế, sinh ra hiện
tượng khai thác quá mức tài nguyên thuỷ sản, xung đột về nhu cầu sử dụng tài
nguyên nước (người nông dân thải hoá chất vào nguồn nước trong khi người khác

11


sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản), diện tích canh tác ngày càng thu hẹp do nhu cầu
đất ở và phát triển cơ sở hạ tầng,...
Ô nhiễm nguồn nước cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của các loài
thuỷ sinh vùng đầm phá khiến một số loài có nguy cơ biến mất và ảnh hưởng đến
sức khoẻ của người dân địa phương [6].
Một yếu tố cần chú ý nữa, đó là hầu hết lao động vùng đầm phá thuộc nhóm
lao động “ không được trả lương” họ dễ bị tổn thương và không có điều kiện để

Ế


tham gia an sinh xã hội.

U

Các yếu tố trên chứng tỏ rằng việc làm của cư dân vùng đầm phá chưa thể

́H

bền vững được khi mà cư dân vùng đầm phá phải thường xuyên đối mặt với các khó



khăn và rủi ro do thiên nhiên và con người mang lại.
1.1.2 Phân loại việc làm lao động vùng đầm phá

Báo cáo Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá TT-Huế - Dự án

H

IMOLA 2006 cho thấy, khoảng 300.000 người tương đương 861 hộ dân thuỷ diện

IN

có một phần hoặc toàn phần sinh kế trực tiếp dựa vào các hoạt động ở vùng phá

K

Tam Giang – Cầu Hai bao gồm nuôi trồng và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở

̣C


đầm phá.

O

Cũng theo báo cáo này, năng suất khai thác thuỷ sản đầm phá tối đa ước tính

̣I H

vào khoảng 4.500 tấn/năm. Tuy nhiên do đánh bắt quá mức, khai thác và nuôi trồng
thiếu kiểm soát, nên tổng sản lượng đánh bắt đã giảm xuống còn 2.500-3.000

Đ
A

tấn/năm. Xu hướng suy giảm này đã có từ thập niên 70. Sản lượng từ đánh bắt biển
cũng theo xu hướng tương tự. Mặt khác NTTS ở TT-Huế lại trở thành nguồn cung
cấp thuỷ sản quan trọng của tỉnh.
Sau đây là một số việc làm chính của lao động vùng đầm phá Tam Giang –
Cầu Hai:
1.1.2.1 Lao động nuôi trồng thuỷ sản
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản khởi đầu ở vùng đầm phá Huế khoảng 20 năm
trước và trong mấy năm gần đây đã phát triển đáng kể. Hàng ngàn hecta đất nông
nghiệp chuyển đổi sang làm hồ nuôi thuỷ sản và khắp trên đầm phá đều rộ lên làm

12


lồng nuôi. Theo Sở Thuỷ sản tỉnh TT-Huế, nuôi trồng thuỷ sản đã có nhiều thành
tựu, đóng góp vào việc tăng thu nhập cho người dân.

Theo quy hoạch của tỉnh, hoạt động nuôi nước ngọt có thể được mở rộng, làm
giảm thêm diện tích trồng lúa và lấn sang diện tích đất cát. Tuy nhiên, nuôi tôm có
thể coi là hoạt động NTTS quan trọng nhất về diện tích, số người tham gia cũng như
lượng tiền đầu tư. Tỉnh đặc biệt chú trọng nền công nghiệp này, coi đó là phương tiện
xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong vùng.

Ế

Mặc dầu những vụ NTTS đầu thành công, mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho

U

người nông dân, nhưng NTTS vẫn là một nghề nhiều rủi ro, ảnh hưởng lớn đến sinh

́H

kế của người dân cũng như môi trường đầm phá. Đặc trưng của môi trường sống, ô
nhiễm nguồn nước, dịch bệnh và xung đột giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài,



bài học thất bại nuôi tôm trong những năm qua ở nhiều xã và một số huyện quanh
vùng đầm phá vẫn còn đó, các hộ nuôi tôm vẫn chưa trả được nợ. Tất cả đều gây

IN

1.1.2.2 Lao động khai thác thuỷ sản

H


khó khăn cho sự phát triển bền vững của ngành.

K

Khai thác đánh bắt là nghề truyền thống của cư dân đầm phá TT-Huế và có
thể định nghĩa là nghề cá qui mô nhỏ và sinh kế thuỷ sản phổ thông [6]. Đây còn là

O

̣C

nghề cá sử dụng nhiều ngư cụ và đánh bắt tạp, rất phổ biến ở những nước nhiệt đới.

̣I H

Ngư dân dùng một hoặc nhiều loại ngư cụ tuỳ theo địa điểm và mùa đánh bắt. Đánh
bắt chủ yếu diễn ra trên đầm phá và đối với những lao động không đủ vốn đầu tư

Đ
A

vào NTTS thì đây là một nghề có thể giúp họ kiếm sống.
Dự án IMOLA cho rằng hiện nay lao động khai thác đánh bắt thuỷ sản cùng

với số lượng ngư cụ trong đó có một số ngư cụ đánh bắt huỷ diệt gia tăng, chiếm
hầu hết mặt nước đầm phá đã gây những tác động xấu không thể tránh khỏi đối với
hệ sinh thái đầm phá và trữ lượng sinh học. Quá nhiều ngư cụ cắm dày đặc gây cản
trở lưu thông dòng nước, vốn từ lâu đã là cơ chế chủ đạo làm sạch đầm phá và phục
hồi ô-xy cho nước. Khi số lượng ao NTTS tăng vọt thì những ngư cụ này biến thành
những bãi thu giữ chất thải từ ao thải ra, làm cho toàn bộ hệ sinh thái đầm phá bị

suy thoái. Hơn nữa, mắt lưới ngư cụ quá nhỏ, cả cá con đều bị bắt, mà đây là thành

13


phần nếu để sinh sống trong nước tự nhiên có thể duy trì trữ lượng cá. Bảo vệ vùng
bãi giống, bãi đẻ không cho đánh bắt là những vấn đề khác liên quan đến việc duy
trì số lượng cá ở đầm phá ổn định và phong phú. Đây cũng chính là nguyên nhân
khiến sản lượng đánh bắt sút giảm và việc kiếm sống của lao động khai thác đánh
bắt thuỷ sản ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Một số xã còn có đánh bắt trên sông và đánh bắt gần bờ như Quảng Công và
Lộc Bình. Xã Hải Dương có thuyền lớn đánh bắt xa bờ trong khuôn khổ một dự án

Ế

của tỉnh năm 2001, tuy nhiên dự án không thành công và nay đã ngưng. Kế hoạch

U

phát triển Kinh tế-Xã hội 2006-2010 tỉnh TT-Huế tập trung khôi phục hoạt động

́H

đánh bắt xa bờ, chủ yếu là xây dựng thêm cơ sở hạ tầng các thôn đánh cá Thuận An,
Tư Hiền và Cầu Hai.



1.1.2.3 Lao động nông nghiệp


Lúa vẫn là cây nông nghiệp chính và là nguồn lương thực chủ yếu ở vùng đầm

H

phá. Lúa được trồng 2 vụ mỗi năm. Vụ Đông Xuân bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc và

IN

tháng 5. Vụ Hè Thu từ tháng 5 đến tháng 9. Theo kết quả điều tra của dự án IMOLA

K

(2006), diện tích trồng lúa bình quân của mỗi hộ ở vùng đầm phá là 2.600 m2.
Ngoài lúa thì người ta còn trồng một số loại cây khác, bao gồm sắn công

̣C

nghiệp, khoai, đậu lạc, rau, dưa. Các loại cây này cung cấp thực phẩm cho người và

O

cho động vật. Khoai và sắn là các loại cây trồng cho năng suất thấp trong khi đó rau

̣I H

màu mang đến nguồn thu nhập cao hơn cho các hộ nông dân.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp có đặc điểm là thực hiện công việc phân tán

Đ
A


trên một diện tích rộng, môi trường lao động tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm mà bình
thường chúng ta thường ít để ý đến (trên đồng ruộng, sông hồ). Đặc biệt, với thời tiết
khắc nghiệt như giông tố, bão lụt thì các yếu tố nguy hiểm, có hại ngày càng có điều
kiện phát triển [26]. Các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất nông nghiệp có thể
kể đến như: Gây chấn thương cơ học do các bộ phận của máy móc nông nghiệp, cơ
cấu truyền động (đai truyền, bánh răng…), các mảnh dụng cụ; trơn, trượt ngã; nguy
hiểm về điện (điện giật, bỏng điện, chập cháy nổ do điện), chết do lũ lụt, bão; sét
đánh; do nhiệt (bỏng, cháy do ngọn lửa, hơi khí nóng); do cháy nổ (cháy xăng dầu,
rơm rạ, nổ bình khí nén); do hoá chất (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón).

14


Lao động nông nghiệp do thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm và
có hại nêu trên nên việc xảy ra tai nạn lao động hoặc mắc một số bệnh hiểm nghèo
như ung thư chẳng hạn là khó tránh khỏi. Đặc biệt nhiều lao động nông nghiệp nữ
thường bị bệnh phụ khoa do thường xuyên sử dụng nguồn nước nhiễm bẫn.
1.1.2.4 Lao động lâm nghiệp
Lâm nghiệp vùng đầm phá được tiến hành xuất phát từ hai lý do cơ bản: thứ
nhất, bảo vệ môi trường; thứ hai, tái tạo môi trường và đem lại thu nhập. So với các

Ế

vùng nội địa ở tỉnh TT-Huế, hoạt động lâm nghiệp quanh vùng đầm phá không

U

được xem là hướng sinh kế chủ yếu. Vào năm 2005 có 55% tổng dân số có đất rừng


́H

(trung bình khoảng 7.000m2/hộ) và giữ giấy chứng nhận sử dụng đất trong 20 năm.
Các loại cây như phi lao, bạch đàn và keo được trồng trên các vùng đất khô cằn để



bảo vệ môi trường và làm nhiên liệu. Thu nhập trung bình hằng năm từ lâm nghiệp
thấp hơn so với các lĩnh vực khác.

H

Cách đây nhiều năm phần lớn diện tích nông nghiệp trồng các cây trồng phụ

IN

được chuyển thành đất lâm nghiệp. Ngoài việc sử dụng nhiên liệu phục vụ nhu cầu

K

cuộc sống, người dân địa phương còn khai thác nhiều gỗ nhiên liệu để bán và có
được thu nhập khá cao từ lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây giá gỗ

̣C

nhiên liệu đã giảm nhanh chóng khiến cho thu nhập của người dân bị giảm đi. Lợi

O

nhuận trung bình (2006) thu được từ một hecta cây phi lao và bạch đàn sau 15 năm


̣I H

chỉ là 2 triệu đồng. Người dân địa phương đang đối đầu với nhiều khó khăn và tìm
hướng thay đổi cây trồng, loại cây có thể đem lại thu nhập cao hơn và sử dụng để

Đ
A

trồng rừng trên vùng đất cát của các thôn.
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.2.1 Những vấn đề chung
1.2.1.1 Các khái niệm
Biến đổi khí hậu [1] là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong
hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành
phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.

15


Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con
người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng
bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng
các cơ hội do nó mang lại.
1.2.1.2 Đặc điểm của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu có nhiều đặc điểm, tuy nhiên 4 đặc điểm được cho là cơ bản
nhất bao gồm: [11]


Ế

Thứ nhất, biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu: tác động đến tất cả

U

các châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống (động vật thực vật, đa

́H

dạng sinh học, cảnh quan, môi trường sống,...). Sự tích tụ của các loại khí nhà kính
trong khí quyển ảnh hưởng đến các hệ thống vật lý và hoá học mà chúng thực sự tạo



nên khí hậu khắp nơi trên trái đất. Tác động của sự nóng lên toàn cầu sẽ làm thay
đổi mỗi nơi mỗi khác. Không có nước nào tránh khỏi.

H

Thứ hai, biến đổi khí hậu là thách thức có tính lâu dài: Ở kết quả đo đạc thời

IN

gian địa chất, độ dốc của sự tích tụ của các loại khí nhà kính trong khí quyển qua

K

nhiều thế kỷ và các tác động có thể xảy ra dường như đột ngột và dốc đứng. Nhưng
kết quả đo đạc ở mức độ đời người, BĐKH di chuyển rất chậm. Sự tăng thêm


̣C

carbon dioxide mà hiện nay đang đè nặng bầu khí quyển đã tích luỹ qua quá trình

O

diễn biến của nhiều thế hệ. Các nhà khoa học tin rằng chiều hướng ấm lên nay đã

̣I H

bắt đầu. Những năm 90 là thập kỷ nóng nhất của thiên niên kỷ qua. Năm 1997,
1998 và 1999 là 3 năm nóng nhất chưa từng có và năm cuối cùng đã được xem là

Đ
A

nóng nhất thứ hai. Các nhà khoa học cũng tin rằng họ bắt đầu thấy những tác động
đầu tiên. Đỉnh của băng Artic đang trở nên mỏng hơn. Mùa xuân đến sớm hơn ở Mỹ
và Châu Âu. Và khắp nơi trên thế giới, các dòng sông băng đang lẹm dần. Lại thêm
các loại tác động mà sẽ gây ra tổn hại nghiêm trọng như thiên tai khắc nghiệt, nước
biển dâng kịch tính, sự lan truyền các loại bệnh nhiệt đới, và sự phá vỡ của các
nguồn cung cấp nông nghiệp và nước. Và tác động toàn diện của phát thải ngày
hôm nay sẽ không được thấy cho tới thế kỷ tiếp theo.
Thứ ba, Biến đổi khí hậu mang tính dự báo, không chắc chắn: Có rất nhiều
thứ mà chúng ta không biết về BĐKH. Chúng ta chỉ biết nó đang diễn ra nhưng

16



chúng ta không thể dự đoán chính xác nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên hoặc tăng nhanh
như thế nào. Hoặc nó sẽ chỉ tăng lên cao 10oC? Chúng ta cũng không thể dự báo
một cách chính xác các tác động nào sẽ được cảm thấy ở đâu. Có an toàn khi cho
rằng có một sự tăng lên từ từ của nhiệt độ và các tác động? Hoặc như vài nhà khoa
học tin rằng có một nguy cơ đáng kể của việc khởi sự các biến đổi đột ngột trong hệ
thống khí hậu mà sẽ có hậu quả nhanh chóng và tàn khốc? Cũng có những điều
không chắc chắn lớn về kinh tế. Làm thế nào mà các kỹ sư có thể tạo nên công nghệ

Ế

thân thiện với thời tiết một cách nhanh chóng? Làm thế nào mà các công ty và

U

khách hàng chấp nhận chúng một cách nhanh chóng? Liệu lợi ích kinh tế hướng đến

́H

BĐKH có thể tốt hơn chúng ta nghĩ không bởi vì chúng ta sẽ xử lý các vấn đề khác
cùng một thời điểm, như ô nhiễm không khí và sự dựa dẫm tai hại vào nguồn dầu



nhập khẩu.

Thứ tư, Biến đổi khí hậu không tác động công bằng với tất cả mọi người:

H

Đặc điểm thứ nhất đã đề cập đến việc BĐKH ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Nó


IN

đại diện cho một mối đe doạ chung, một thách thức chung. Nhưng BĐKH khiến

K

chúng ta phải đương đầu với sự không công bằng khác thường. Trước tiên, ai là
người chịu trách nhiệm? Nếu nhìn lại quá khứ, câu trả lời dường như rõ ràng: các

̣C

nước công nghiệp. Gần 2/3 các khí nhà kính đã tăng thêm vào khí quyển hơn thế kỷ

O

qua như là một kết quả của hoạt động của con người từ các nước đã phát triển. Gần

̣I H

1/3 được đóng góp bởi một mình nước Mỹ. Đó không những bởi vì dân số Mỹ lớn
hơn mà còn bởi vì Mỹ giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Phát thải trên đầu người

Đ
A

ở Mỹ cao hơn ở Ấn Độ gần 20 lần. Tuy nhiên nếu nhìn về tương lai phép tính sẽ
thay đổi. Vì các nước đang phát triển ưu tiên phát triển kinh tế thì phát thải của họ
cũng tăng lên và trong vòng một vài thập kỷ, chúng sẽ vượt trội hơn các nước đã
công nghiệp hoá.

Thậm chí có một sự không công bằng nhiều hơn, đó là sự phân bổ tác động
của BĐKH. Một cách đơn giản, bởi vì vị trí trên hành tinh và tài sản tự nhiên mà
các nước khác nhau sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Và tác động tồi tệ nhất sẽ rơi một
cách không tương xứng vào các nước nghèo hơn. Các nước như Bangladesh nơi mà

17


tình trạng ngập lụt làm hàng triệu người mất nơi ở, hoặc người dân của quốc đảo
nhỏ như Tuvalu ở nam Thái Bình Dương đã quyết định từ bỏ quê hương trước khi
nó bị nuốt chửng bởi nước biển dâng. Hoặc hạn hán và sa mạc hoá gia tăng ở các
nước châu Phi sẽ khiến nạn đói lan rộng. Nói cách khác, hậu quả của biến đổi khí
hậu sẽ rơi một cách nặng nề nhất vào các nước ít chịu trách nhiệm và ít có khả năng
đối phó với chúng.
1.2.1.3 Nguyên nhân Biến đổi khí hậu

U

Ế

Các nhà khoa học quốc tế đã chia nguyên nhân BĐKH thành hai loại: do
thiên nhiên và do con người [27][28][29][30]&[31].

́H

+ Nguyên nhân do thiên nhiên:



Nhiệt độ trái đất bị ảnh hưởng và thay đổi bởi các nguyên nhân thiên nhiên

như phun trào núi lửa, dòng chảy đại dương, thay đổi quỹ đạo trái đất và dao động

H

mặt trời.

IN

- Núi lửa phun trào

Khi một núi lửa phun trào, nó đẩy ra một khối lượng lớn bao gồm sulphur

K

dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển. Lượng khí và tro có thể ảnh

̣C

hưởng đến các kiểu thời tiết trong nhiều năm bởi việc gia tăng hệ số phản xạ của

O

hành tinh làm không khí trở nên lạnh hơn. Các phần tử nhỏ bé cũng được tạo ra bởi

̣I H

các núi lửa và bởi vì các phần tử này bức xạ năng lượng mặt trời ngược vào không
gian nên chúng cũng có tác động làm lạnh thế giới. Khí nhà kính carbon dioxide

Đ

A

cũng được tạo ra tuy nhiên việc tạo ra khí này bởi thiên nhiên là không đáng kể nếu
so với phát thải tạo ra bởi con người.
- Dòng chảy đại dương
Các đại dương là một hợp phần chính của hệ thống khí hậu. Các dòng chảy đại
dương chuyển các khối lượng khổng lồ hơi nóng vào hành tinh. Các cơn gió thổi theo
chiều ngang ngược lại với mặt biển và lái các kiểu dòng chảy đại dương. Sự tương tác
giữa đại dương và khí quyển cũng có thể tạo ra các hiện tượng như là El Nino xảy ra
định kỳ 2 hoặc 6 năm một lần. Nếu không có sự lưu thông dưới đáy đại dương của
dòng nước lạnh từ hai Cực hướng đến Xích đạo và sự di chuyển của dòng nước nóng

18


từ Xích đạo ngược về hai Cực thì các Cực sẽ lạnh hơn và Xích đạo sẽ nóng hơn. Các
đại dương đóng vai trò quan trọng trong việc định đoạt sự tập trung khí CO2 trong khí
quyển. Như vậy các thay đổi ở sự lưu thông của đại dương có thể tác động đến khí
hậu qua sự di chuyển của khí CO2 vào hoặc ra bầu khí quyển.
- Sự thay đổi quỹ đạo trái đất
Trái đất quay xung quanh mặt trời hằng năm theo một quỹ đạo. Nó nghiêng
một góc 23.5o đối với mặt phẳng thẳng đứng của đường quỹ đạo. Sự thay đổi về độ

Ế

nghiêng của trái đất có thể dẫn tới sự thay đổi nhỏ nhưng quan trọng về phương

U

diện khí hậu ở các mùa trong năm, nếu độ nghiêng tăng thì mùa hè nóng hơn và


́H

mùa đông lạnh hơn, nếu độ nghiêng giảm thì mùa hè sẽ mát mẻ hơn và mùa đông sẽ
ôn hoà hơn. Sự thay đổi chậm trong quỹ đạo trái đất dẫn tới sự thay đổi nhỏ nhưng



quan trọng về sự ổn định của các mùa hơn mười ngàn năm qua. Các phản hồi của
khí hậu khuếch đại những thay đổi nhỏ này do đó tạo ra thời kì băng hà.

H

- Sự dao động mặt trời

IN

Mặt trời là nguồn năng lượng cho hệ thống khí hậu của trái đất. Mặc dù năng

K

lượng mặt trời xuất hiện không thay đổi hằng ngày, nhưng các thay đổi nhỏ vượt
qua ngưỡng một thời kỳ nào đó có thể dẫn tới biến đổi khí hậu. Một số nhà khoa

O

̣C

học nghi ngờ rằng một phần của sự ấm lên nữa đầu thế kỷ 20 là bởi vì một sự gia


̣I H

tăng năng lượng mặt trời. Vì mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản, là phương tiện
của hệ thống khí hậu nên thật hợp lý để cho rằng các thay đổi trong năng lượng mặt

Đ
A

trời sẽ gây ra thay đổi khí hậu. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng sự biến thiên
mặt trời đã thực hiện một vai trò trong sự biến đổi khí hậu ở quá khứ. Chẳng hạn,
việc giảm hoạt động mặt trời đã vì thế tạo ra thời kì băng hà nhỏ khoảng giữa những
năm 1650 and 1850 khi Greenland bị chia cắt bởi băng từ năm 1410 đến thập kỷ
1720 và sông băng phát triển ở Alps.
Sự nóng lên của trái đất hiện nay tuy nhiên không thể được giải thích là do
bởi biến thiên mặt trời. Một vài ví dụ đã chứng minh điều đó kể từ năm 1750, lượng
năng lượng bình quân đến từ mặt trời hoặc tồn tại không đổi hoặc tăng ở mức độ
không đáng kể. Nếu sự nóng lên của trái đất được gây ra bởi một mặt trời linh hoạt

19


hơn, thì các nhà khoa học mong đợi để thấy nhiệt độ ấm hơn ở tất cả các tầng của
bầu khí quyển. Họ chỉ quan sát độ lạnh ở phía trên bầu khí quyển, độ ấm tại bề mặt
và các phần thấp hơn của bầu khí quyển. Điều này bởi vì các khí nhà kính thu hút
hơi nóng ở bầu khí quyển thấp hơn. Các mẫu thời tiết cũng kết luận rằng sự thay đổi
bức xạ mặt trời không thể tái sản xuất xu hướng nhiệt độ đã quan sát được thế kỷ
qua mà không bao gồm một sự tăng lên ở khí nhà kính.
+ Nguyên nhân do con người

Ế


Trung tâm Hadley - Anh Quốc giữ một vị trí độc tôn trên thế giới về khoa

U

học khí hậu, không có cơ quan đơn lẻ nào khác có một bề rộng có thể so sánh được

́H

về khoa học biến đổi khí hậu và mô hình hoặc đã đóng góp tương tự cho khoa học
khí hậu toàn cầu và kiến thức hiện có như Trung tâm. Theo Met Office, Trung tâm



Hadley: người ta chứng minh vượt ra ngoài sự nghi ngờ hợp lý rằng khí hậu đang
thay đổi bởi vì khí nhà kính do con người tạo ra.

H

Theo Giáo sư Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đức Ngữ [31], nguyên nhân của sự

IN

biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng

K

định là chủ yếu do hoạt động của con người.
Theo IPCC, ba nguyên nhân chính của việc gia tăng khí nhà kính đã quan sát


O

̣C

được hơn 250 năm qua đó là việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch, hoạt động nông

̣I H

nghiệp và sử dụng đất.

- Sử dụng nhiên liệu hoá thạch

Đ
A

Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng
ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than,
dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu
ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
Những số liệu về hàm lượng khí carbon dioxide (CO2) trong khí quyển được
xác định từ các lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt
chu kỳ băng hà và tan băng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO2 trong
khí quyển chỉ khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so
với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1800, hàm lượng khí CO2

20


bắt đầu tăng lên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng
khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong

khoảng 650 nghìn năm qua.
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí methane (CH4), nitrous oxide
(N2O) cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công
nghiệp lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí
chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn

Ế

cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới có

U

trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ

́H

phẩm phát triển.

Đánh giá khoa học của IPCC cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên



liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận
tải, xây dựng… đóng góp khoảng gần một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá

H

rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành

IN


sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.

K

- Hoạt động nông nghiệp

Các hoạt động nông nghiệp đã tạo ra tác động đáng kể đối với BĐKH chính

̣C

là qua quá trình sản xuất đã giải thoát khí nhà kính như là CO2, CH4 và N2O. Mặc

O

khác khi nông nghiệp thay đổi bề mặt trái đất, thì có thể làm thay đổi khả năng hấp

̣I H

thu hoặc phản xạ với hơi nóng và ánh sáng. Methane là khí nhà kính đáng kể đứng
thứ 2 và là nguyên nhân gây BĐKH, và gây hại nhiều hơn khí CO2 21 lần (hơn 100

Đ
A

năm vòng đời).

Một nguồn chính của methane có từ chăn nuôi và đặc biệt là gia súc đã sinh

ra khí qua việc tiêu hóa cỏ và toả ra qua hơi thở của chúng. Methane cũng là sản

phẩm phụ của trồng lúa. Gạo là lương thực chính cho một phần lớn dân số thế giới,
đã có 366.921.000 tấn gạo đã được tiêu thụ trong năm 2007. Methane thoát ra như
một sản phẩm phụ của việc sử dụng phân bón khi trồng loại cây này.
- Sử dụng đất và nạn phá rừng
Những thay đổi lớn chủ yếu đối với đất bao phủ hành tinh kể từ năm 1750 là
kết quả của nạn phá rừng ở các vùng ôn đới nơi các cánh rừng bị xoá để nhường

21


chỗ cho đồng ruộng và đồng cỏ. Gần đây, nạn phá rừng đã diễn ra nhanh chóng ở
vùng nhiệt đới nơi phát triển kinh tế đã đạt tới sự phí tổn của bảo tồn, và phần lớn
các khu rừng nhiệt đới tự nhiên của thế giới đã sinh ra các đồn điền dầu cọ, cánh
đồng cỏ gia súc hoặc công nghiệp khai thác gỗ.
Nạn phá rừng giải thích nguyên nhân 20-25% phát thải khí nhà kính toàn
cầu, và nó là nguồn đáng kể nhất của lượng phát thải ở các nước đang phát triển.
Nạn phá rừng cũng có tác động tiêu cực đến chất lượng đất, đa dạng sinh học, sinh

Ế

kế địa phương và các cộng đồng bản xứ. Mặc dù các tác động tiêu cực của nạn phá

U

rừng đang tạo động cơ để giảm nguồn phát thải từ các nước đang phát triển, nó vẫn

́H

chưa được ghi nhận một cách thoả đáng trong Công ước Liên hiệp quốc về BĐKH
(UNFCCC) hoặc Nghị định thư Kyoto.




Một nguồn phát thải chính từ việc thay đổi sử dụng đất đó là qua sự thoái
hoá và khai thác những bãi than bùn. Than bùn là sự tích tụ của thực vật bị phân

H

huỷ một phần nào đó. Có khoảng 4 tỷ tỷ m3 than bùn trên toàn thế giới, bao phủ

IN

khoảng 2% đất toàn cầu. Đến nay, khoảng 7% trong tổng số đất than bùn đã bị khai

K

thác cho nhiên liệu, nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong 106g CO2/MJ, phát thải khí
carbon dioxide bay ra qua việc đốt cháy than bùn cao hơn than đá (tại 94,6g

̣C

CO2/MJ) và khí ga tự nhiên (tại 56,1g).

O

1.2.2 Tác động của biến đổi khí hậu ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam

̣I H

Báo cáo đánh giá của IPCC lần thứ 4 [15] chỉ ra rằng Đông Nam Á là khu

vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động xấu của biến đổi khí hậu vì kinh tế của

Đ
A

các nước nằm trong khu vực này phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
Đông Nam Á hằng năm chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là

lụt, hạn hán và bão nhiệt đới vì đại bộ phận khu vực đều nằm trong vùng bị lũ lụt và
chịu ảnh hưởng gió mùa. Những tác động của thời tiết khắc nghiệt sẽ đe doạ nghiêm
trọng đến sinh kế của người nghèo sống trong vùng nông thôn vì khả năng thích
nghi của họ hạn chế.
Một số tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, vùng chủ yếu ở
Đông Nam Á và Việt Nam được xem xét như sau [19]:

22


1.2.2.1 Tác động đến nông-lâm-thuỷ sản
+Tác động đến nông nghiệp
Biến đổi khí hậu tác động đến nông nghiệp ở Đông Nam Á nói chung và Việt
Nam nói riêng bằng nhiều cách:
- Hệ thống tưới tiêu sẽ bị ảnh hưởng bởi lượng mưa, tiếp đó là chất lượng
nước và nguồn cung cấp. Sự tăng giảm thất thường của lượng mưa vào mùa khô
hạn và mùa mưa làm cho hệ thống tưới tiêu không thể hoạt động tốt và thực hiện

Ế

đúng chức năng của nó là điều tiết nước cho hoạt động nông nghiệp.


U

- Các nghiên cứu về khí hậu chỉ rõ rằng lượng mưa gia tăng rất nhiều khắp

́H

nơi của khu vực. Nhưng thậm chí với sự gia tăng về lượng mưa, sự tăng nhiệt độ có
thể đe doạ đến sản lượng nông nghiệp, quá trình tăng trưởng và năng suất các vụ



mùa. Đặc biệt, nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học đã chứng minh độ nhạy cảm cao
của ngũ cốc và cây trồng đối với những thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, và nồng độ

H

carbon dioxide của tầm ảnh hưởng dự kiến trong khu vực. Ví dụ, tác động dự kiến

IN

vào sản lượng gạo và lúa mì cho thấy rằng bất kỳ sự gia tăng hàm lượng CO2 trong

K

sản xuất sẽ làm giảm năng suất do nhiệt độ và/hoặc độ ẩm thay đổi. Những tác động
như thế đối với nông nghiệp đặc biệt ảnh hưởng đến người nghèo có thu nhập thấp

O


̣C

ở vùng nông thôn phụ thuộc vào các hệ thống nông nghiệp truyền thống hoặc trên

̣I H

các vùng đất bạc màu khó canh tác.
- Ngoài việc tác động đến đến quá trình sinh trưởng, năng suất cây trồng,

Đ
A

thời vụ gieo trồng, BĐKH cũng ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc,
gia cầm và làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, tăng khả năng sinh
bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.
- BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do hậu quả của lũ
lụt, hạn hán, triều cường, xâm nhập mặn và sạt lỡ đất, đặc biệt diện tích đất nông
nghiệp những vùng đất thấp đồng bằng ven biển. Ở Việt Nam, đồng bằng sông
Hồng và sông Cửu Long sẽ bị ngập mặn diện rộng do nước biển dâng.
- Với sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây
trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại. Ở Việt Nam ranh

23


giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phí vùng núi cao hơn và các vĩ độ phía
Bắc.Vào những năm 2070, cây á nhiệt đới ở vùng núi chỉ có thể sinh trưởng ở độ
cao trên 100-500m và lùi xa hơn về phí Bắc 100-200 km so với hiện nay.
+ Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp
Do BĐKH, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng theo các chiều hướng khác nhau:

- Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có
- Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển.

Ế

- Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp

́H

sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm.

U

dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Tuy vậy, chỉ số tăng trưởng
- Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài động,



thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt.

- Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát

H

triển sâu bệnh, dịch bệnh...

IN

+ Tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy sản


K

Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả sau đây:
- Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số

̣C

loài thủy sản nước ngọt.

̣I H

loài thủy sản.

O

- Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số
- Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến

Đ
A

giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do
vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi.
Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến một số hậu quả:
- Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực nước đứng, ảnh
hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật.
- Một số loài di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu
phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu.
- Quá trình quang hóa và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng
đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá


24


trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng
thủy sản.
- Suy thoái và phá huỷ các rặng san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh
hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo.
- Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời
gian dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao,
sò,...) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.

Ế

Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, BĐKH gây ra các tác động:

U

- Nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết

́H

quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút.



- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá cận
nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rặng san hô đa

H


phần bị tiêu diệt.

IN

- Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi
bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu

K

của các động vật tầng giữa và tầng trên.

̣C

1.2.2.2 Tác động đến nguồn nước

O

Duy trì an ninh tài nguyên nước là một ưu tiên then chốt cho người dân ở

̣I H

vùng nông thôn nghèo Đông Nam Á và Việt Nam. Khu vực này phải đối mặt với áp
lực thiếu nước, và nhiều vùng thường phụ thuộc vào nguồn nước ngầm hạn chế và

Đ
A

lượng mưa tiết kiệm được. Biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục làm nặng nề thêm tình trạng
thiếu nước bởi các sự kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán đã huỷ hoại an ninh

lương thực, hoặc các sự kiện mưa cực lớn ngoài dự đoán làm tăng nguy cơ lũ lụt.
Những khó khăn trong việc quản lý tài nguyên nước do đó sẽ trầm trọng hơn bởi
nước biển dâng đã làm cho nước mặn xâm nhập vào các nguồn nước ngọt sẵn có.
Các đánh giá khoa học dự kiến có sự thay đổi loại hình lượng mưa dư thừa
và dòng chảy của sông trong khu vực trong nhiều thập kỷ tới, cũng như sự gia tăng
chi phí quản lý nguồn nước và sự gia tăng số người nghèo ở nông thôn bị ảnh
hưởng bởi thiếu nước.

25


×