Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng lúa của thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 96 trang )

f

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------------

KHÓA LUẬN

tế
H
uế

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ại
họ
cK
in
h

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRỒNG LÚA Ở

Đ

THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TRƯƠNG MINH HIẾU

KHÓA HỌC: 2012 - 2016



ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------------

KHÓA LUẬN

tế
H
uế

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRỒNG LÚA Ở

Đ

ại
họ
cK
in
h

THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Trương Minh Hiếu

Giáo viên hướng dẫn:

Lớp: K46B KTNN


TH.S Trần Hạnh Lợi

Niên khóa:2012 - 2016

Huế, tháng 5 năm 2016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết
quả nghiên cứu được trình bày trong bài khóa luận là trung thực, khách quan và chưa
từng được bảo vệ trong bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc.
Huế, ngày tháng năm 2016

tế
H
uế

Tác giả khóa luận

Đ

ại
họ

cK
in
h

Trương Minh Hiếu

SVTH: Trương Minh Hiếu

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

Lời cảm ơn
Kết quả tôi đạt được ngày hôm nay là nhờ sự tận tình của các thầy cô trường Đại
học kinh tế - Đại học Huế, đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình tôi
học tập tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa đã tận tình giúp đỡ
tôi, đặc biệt là cô Th.s Trần Hạnh Lợi - là giáo viên trực tiếp phụ trách hướng dẫn, chỉ
khóa luận này.

tế
H
uế

bảo tận tình trong suốt quá trình thực tập cuối khóa để tôi có thể hoàn thành tốt bài
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các hộ nông dân, cán bộ tại Trung tâm
khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho tôi được thực tập ở đây, trạm

khuyến nông - lâm - ngư thị xã Hương Trà, đặc biệt là anh Phó giám đốc Châu Ngọc Phi

ại
họ
cK
in
h

ở trung tâm khuyến nông khuyến ngư và anh Trương Quang Trợ ở trạm khuyến nông lâm
ngư thị xã Hương Trà là những người trực tiếp tư vấn và giúp đỡ trong quá trình tôi thực
tập, các chi cục thống kê thị xã Hương Trà, chi cục thủy lợi và phòng chống lụt bão tỉnh
Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình cung cấp các số liệu cần thiết, tạo điều kiện cho tôi thực
hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này.

Tuy nhiên, do kiến thức và sự tích lũy kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên nội
dung của đề tài sẽ không tránh khỏi được sai sót, kính mong nhận được sự góp ý tận

Đ

tình của quý thầy cô đề bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin gửi đến quý thầy cô, các anh, các chị ... những lời cảm ơn chân
thành nhất.
Xin trân trọng !
Huế, ngày .....tháng......năm 2016
Sinh viên
Trương Minh Hiếu

SVTH: Trương Minh Hiếu

ii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vi
DANH MỤC ẢNH VÀ ĐỒ THỊ ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. viii
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... ix
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1

tế
H
uế

2.Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................2
2.1.Mục tiêu tổng quát: ....................................................................................................2
2.2.Mục tiêu cụ thể: .........................................................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................3

ại
họ
cK
in

h

3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
5. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................................6
6. Một số hạn chế của đề tài ............................................................................................6
7. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................7
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................8

Đ

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ..............................................................8
1.1.Cơ sở lý luận ..............................................................................................................8
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả ............................................................................................8
1.1.1.1 Hiệu quả kỹ thuật.................................................................................................8
1.1.1.2.Hiệu quả phân phối ............................................................................................11
1.1.1.3. Hiệu quả kinh tế................................................................................................12
1.1.2.Các phương pháp đo lường hiệu quả kỹ thuật ....................................................122
1.1.3 Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa......................................144
1.2.Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................166
1.2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất lúa thế giới ....................................................166
SVTH: Trương Minh Hiếu

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi


1.2.2. Tổng quan về tình hình sản xuất lúa ở Việt nam ...............................................177
1.2.3. Tổng quan về tình hình sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế .....................................18
1.2.4. Tổng quan về một số nghiên cứu, báo cáo trong và ngoài nước về hiệu quả kỹ
thuật trồng lúa ................................................................................................................19
Chương 2: Hiệu quả kỹ thuật trồng lúa tại thị xã Hương Trà,tỉnh Thừa Thiên Huế .25
2.1.Điều kiện tự nhiên của thị xã Hương Trà ................................................................25
2.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................25
2.1.2. Địa hình ...............................................................................................................27
2.1.3. Khí hậu ................................................................................................................27
2.1.4 Thỗ nhưỡng ..........................................................................................................28

tế
H
uế

2.1.5. Thủy văn ..............................................................................................................29
2.2.Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................................29
2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai ....................................................................................29
2.2.2. Tình hình dân số và lao động ..............................................................................31

ại
họ
cK
in
h

2.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng .......................................................................................34
2.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ........................................35
2.3.Tình hình sản xuất lúa ở thị xã Hương Trà .............................................................36

2.3.1. Tình hình phát triển sản xuất lúa ở địa phương ...................................................36
2.3.2. Các ứng dụng về giống ........................................................................................37
2.3.3. Các ứng dụng về kỹ thuật ....................................................................................38
2.3.4. Các dịch vụ hỗ trợ ...............................................................................................38

Đ

2.4. Phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng lúa của các hộ điều tra ......................................39
2.4.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ...................................................................39
2.4.1.1. Thông tin chung về các hộ điều tra ..................................................................39
2.4.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ điều tra ........................................................42
2.4.1.3. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra ............................................................43
2.4.2. Kết quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa ...........................44
2.4.2.1. Kết quả sản xuất lúa .........................................................................................44
2.4.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa ........................................................46
2.4.3. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ............................................................................49
2.4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ...................52
Chương 3: Định hướng và giải pháp .........................................................................55
SVTH: Trương Minh Hiếu

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

3.1. Định hướng và mục tiêu .........................................................................................55
3.1.1. Định hướng mục tiêu chung ................................................................................55
3.1.2. Đối với mục tiêu sản xuất lúa ..............................................................................55

3.1.2.1 Mục tiêu kinh tế .................................................................................................55
3.1.2.2. Mục tiêu kỹ thuật và môi trường ......................................................................56
3.2. Giải pháp.................................................................................................................56
3.2.1. Giải pháp về sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất ....................................56
3.2.1.1. Đối với giống ....................................................................................................57
3.2.1.2. Về phân bón ......................................................................................................57
3.2.1.3. Thuốc bảo vệ thực vật ......................................................................................57

tế
H
uế

3.2.1.4. Chăm sóc làm cỏ ..............................................................................................59
3.2.1.5. Giải pháp về nước tưới .....................................................................................59
3.2.2. Giải pháp về đất đai .............................................................................................60
3.2.3. Giải pháp về công tác tập huấn khuyến nông ......................................................60

ại
họ
cK
in
h

3.2.4 Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn ....................................................61
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................622
1.Kết luận.....................................................................................................................622
2. Kiến nghị .................................................................................................................633
2.1.Về thể chế chính sách ............................................................................................644
2.2. Đối với các nông hộ..............................................................................................644
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................655


Đ

PHỤ LỤC ...................................................................................................................666

SVTH: Trương Minh Hiếu

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Hiệu quả phi kỹ thuật

SFPF

Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

PPF

Đường sản xuất biên của trang trại

DEA

Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu


EE

Hiệu quả kinh tế

AE

Hiệu quả phân phối

TE

Hiệu quả kỹ thuật

DFPF

Hàm sản xuất biên xác định

OSL

Phương pháp bình phương bé nhất

ĐX

Vụ đông xuân

HT

Vụ hè thu

ại
họ

cK
in
h

tế
H
uế

TIE

MLE

Phương pháp khả năng cao nhất

KD

Giống lúa khang dân

BVTV

Thuốc bảo vệ thực vật

BQC

Bình quân chung

Đ

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa


SVTH: Trương Minh Hiếu

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

DANH MỤC ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra ...............................................................9
Hình 1.2 Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra...............................................................10

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ......................266

SVTH: Trương Minh Hiếu

vii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam tính đến năm 2015 ................................17
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất lúa ở thế giới giai đoạn 2013- 2015 ...............................18
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ............................19
giai đoạn 2013- 2015 .....................................................................................................19
Bảng 2.1: Cơ cấu diện tích đất của thị xã Hương Trà năm 2015 ..................................31
Bảng 2.2: Tình hình dân số thị xã Hương Trà giai đoạn năm 2011 - 2015...................33
Bảng 2.3: Tình hình lao động của thị xã Hương Trà phân theo ngành nghề ................34

tế
H
uế

giai đoạn 2013 -2015 .....................................................................................................34
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lúa thị xã Hương Trà giai đoạn 2013 - 2015 ..................37
Bảng 2.5: Thông tin chung về các hộ điều tra ...............................................................40
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng đất hộ điều tra tính bình quân trên hộ .............................42

ại
họ
cK
in
h


Bảng 2.7: Tình hình thu nhập của hộ điều tra ...............................................................43
Bảng 2.8: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của hộ điều tra ......................................45
Bảng 2.9: Kết quả ước lượng hàm sản xuất của 90 hộ ..................................................47
Bảng 2.10: Hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ vụ đông xuân năm 2015 .....................50
Bảng 2.11: Hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ vụ hè thu năm 2015 ............................51

Đ

Bảng 2.12: Kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật của 90 hộ ...........................53

SVTH: Trương Minh Hiếu

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị xã Hương Trà là một trong những vựa lúa lớn quan trọng của tỉnh Thừa
Thiên Huế, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, đời sống người dân phần lớn phụ
thuộc vào cây lúa. Tuy nhiên, năng suất lúa trên địa bàn thị xã là không đồng đều, một
phần là do kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào khiến cho năng suất lúa cũng bị ảnh
hưởng theo. Xuất phát thực tiễn đó, phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng lúa của các nông
hộ trong thời gian hiện nay nhằm tìm ra các giải pháp góp phần người dân giảm chi
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:


tế
H
uế

phí đầu vào nhưng tăng được sản lượng nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Nghiên cứu, phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng lúa đồng thời đưa ra các biện

ại
họ
cK
in
h

pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và chất lượng cho các hộ nông dân trên
địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể:

• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kỹ thuật.
• Xác định mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng lúa và mức hiệu quả trung
bình của các hộ nghiên cứu.

Đ

• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.
• Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho các nông hộ trên địa
bàn nghiên cứu, đồng thời làm căn cứ cho các chính quyền địa phương có chính sách
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Do thời gian thực hiện có hạn, nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu chính
hiệu quả kỹ thuật trồng lúa và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của một số
nông hộ thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

SVTH: Trương Minh Hiếu

ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nông hộ trên địa bàn thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn thị
xã Hương Trà ở hai vụ đông xuân và hè thu năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử sẽ được chọn làm cho
xuyên suốt cả đề tài.
• Phương pháp phân tích hồi quy tương quan.

tế
H
uế

• Phương pháp điều tra, thu thập số liệu


• Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
• Phương pháp hàm sản xuất biên SFPF
5. Kết quả nghiên cứu

ại
họ
cK
in
h

Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật trồng lúa, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất và hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của các nông hộ thuộc 3 phường Hương
Hồ, Hương An và Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phân
tích hiệu quả kỹ thuật, từ đó đưa ra các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
lúa cho các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.

Kết quả ước lượng bằng phần mềm "Frontier 4.1" cho thấy hiệu quả kỹ thuật
của toàn thể mẫu điều tra tương đương với 90 hộ nông dân trồng lúa cả 2 vụ đông

Đ

xuân và hè thu là 76,80%. Đây là mức hiệu quả tương đối, đa phần các hộ đạt hiệu quả
trên 70%. Kết quả ước lượng hàm sản xuất cho thấy một số biến yếu tố đầu vào vẫn
mang hệ số âm gây nên tác động ngược chiều đến năng suất lúa, phản ánh người dân
chưa sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào. Bên cạnh đó, kết quả ước lượng hàm phi
hiệu quả kỹ thuật cũng chỉ ra, không chỉ các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ
thuật mà còn có các yếu tố về kinh tế - xã hội.
Như vậy, nếu hiệu quả kỹ thuật được cải thiện thì người nông dân có thể tăng
năng suất mà không cần phải đầu tư thêm chi phí.


SVTH: Trương Minh Hiếu

x


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lúa được xem là cây trồng chủ yếu của các nước Châu Á và sản phẩm lúa gắn
liền với đời sống con người gần 10.000 năm nay, riêng khu vực Châu Á với hơn 3 tỷ
dân đang sản xuất và tiêu dùng hơn 90% sản lượng gạo thế giới. Cuộc các mạng “
anh” đã giúp các nước Châu Á tránh được tình trạng thiếu lương thực và cải thiện đời
sống vùng nông thôn, xuất phát từ việc giảm được 30% chi phí sản xuất nhờ áp dụng
kỹ thuật cải tiến. Năm 2002, hơn 50% dân số thế giới phụ thuộc vào sản phẩm gạo và
O.I và Sakagami, J-I, 2004).

tế
H
uế

gạo trở thành nguồn cung cấp calories và protein hàng ngày cho con người (Oladele,
Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp chiếm 22,2% diện tích đất tự nhiên, lao
động nông nghiệp chiếm khoảng 75%, bên cạnh các loại hình sản xuất nông nghiệp
khác thì trồng lúa nước là một ngành chiếm vị trí quan trọng và đang được chú trọng

ại
họ

cK
in
h

phát triển. Ngành sản xuất này đã đem lại nhiều lợi ích cho việc tiêu dùng, xuất khẩu
gạo của đất nước nói chung và hiệu quả kinh tế cho các thành phần lao động nói riêng.
Trong những năm qua, dưới sự nỗ lực của Đảng, nhà nước, và các chính quyền địa
phương bằng cách chuyển giao khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ chế biến, thiết
bị, nghiên cứu ứng dụng,... Đã góp phần đưa ngành sản xuất lúa gạo nước ta phát triển
vượt bậc, rõ rệt chính là trở thành một nước xuất khẩu gạo thuộc hàng top trên thế
giới. Trong thời kì CNH – HĐH đất nước ngày nay, diện tích sản xuất lúa đang bị thu

Đ

hẹp, phải nhường chỗ cho các công trình xây dựng, cho phát triển công nghiệp, cho
quá trình đô thị hóa đang diễn ra ồ ạt, thì vấn đề về đảm bảo lương thực là một trọng
trách vô cùng to lớn đang đặt lên vai người nông dân.
Thừa Thiên Huế - một tỉnh thuộc vùng đất thuộc dải Trung bộ, với địa hình hẹp
và kéo dài, có khí hậu thời tiết khắc nghiệt, hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng của các
thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán những sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn đạt được
những thành quả đáng kế, thị xã Hương Trà cũng nằm trong những xu thế đó.
Thị xã Hương Trà là một trong những khu vực từ lâu đã gắn liền và luôn đi đầu
trong hoạt động sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là một vựa lúa lớn đáp ứng
nhu cầu lương thực thực phẩm, góp phần không nhỏ cho sản lượng lúa toàn tỉnh đồng
SVTH: Trương Minh Hiếu

1


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

thời đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân, nâng cao đời sống và thu
nhập của họ. Phần lớn đời sống của nhân dân vẫn phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Tuy
nhiên, năng suất lúa trên địa bàn thị xã có khuynh hướng tăng giảm không đồng đều.
Sản xuất lúa nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn còn gặp một số khó khăn
nhất định do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, thiên tai, giá cả lúa gạo không ổn
định, thiếu trình độ kỹ thuật...
Thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của lúa như: Thời tiết, phân
bón, giống, công lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa... Từ đó
làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa và giá cả của lúa trên thị trường. Nhưng

tế
H
uế

trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ở thị xã Hương Trà nói riêng và Việt Nam nói
chung, có thể thấy rằng trang thiết bị sản xuất được đầu tư chưa đồng bộ, ứng dụng
khoa học công nghệ còn hạn chế, học vấn còn thấp, thiếu tiếp cận thông tin... dẫn đến
sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả.

ại
họ
cK
in
h

Từ đó, có thể thấy được, tính hiệu quả trong sản xuất là một vấn đề rất quan
trọng và đang được quan tâm, vì nó phản ánh kinh nghiệm và phương thức sản xuất và

cách thức mà các hộ nông dân có thể giảm chi phí đầu vào, tăng sản lượng đầu ra để
đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Xuất phát từ các thực tiễn trên, tôi đã
chọn: "Phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng lúa của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2.Mục tiêu nghiên cứu

Đ

2.1.Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu, phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng lúa đồng thời đưa ra các biện
pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và chất lượng cho các hộ nông dân trên
địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2.Mục tiêu cụ thể:
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kỹ thuật.
• Xác định mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng lúa và mức hiệu quả trung
bình của các hộ nghiên cứu.
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.

SVTH: Trương Minh Hiếu

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

• Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho các nông hộ trên địa

bàn nghiên cứu, đồng thời làm căn cứ cho các chính quyền địa phương có chính sách
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Do thời gian thực hiện có hạn, nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu chính
hiệu quả kỹ thuật trồng lúa và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của một số
nông hộ thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

tế
H
uế

• Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nông hộ trên địa bàn thị
• Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn thị
xã Hương Trà ở hai vụ đông xuân và hè thu năm 2015.

ại
họ
cK
in
h

Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 18/01/2016 - 15/05/2016.
4. Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử sẽ được chọn làm cho
xuyên suốt cả đề tài.


• Phương pháp phân tích hồi quy tương quan.
• Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:

Đ

o Chọn địa điểm điều tra: do thị xã Hương Trà rộng lớn nên tôi sẽ chọn 90 mẫu
dựa vào vị trí mảnh ruộng của họ so với hệ thống kênh thuỷ lợi. 30 mẫu của những hộ
ở đầu kênh, 30 mẫu ở giữa kênh và 30 mẫu ở cuối kênh. Thị xã Hương Trà có hệ
thống thủy lợi dẫn nước từ hồ chứa nước Khe Ngang là lớn nhất chạy qua 3 phường
Hương Hồ, Hương An, Hương Chữ nên tôi sẽ chọn 3 phường đó điều tra.
o Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 90 tương ứng với 90 hộ được phân
thành 3 nhóm hộ:
 Hộ sản xuất lúa ở đầu kênh thủy lợi: phường Hương Hồ.
 Hộ sản xuất lúa ở giữa kênh thủy lợi: phường Hương An.
 Hộ sản xuất lúa ở cuối kênh thủy lợi: phường Hương Chữ.
Tất cả các hộ trên sẽ được điều tra ngẫu nhiên không lặp.
SVTH: Trương Minh Hiếu

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

o Thu thập số liệu
 Sơ cấp: tiến hành thu thập các thông tin về chi phí sử dụng để sản xuất lúa, các
thông tin liên quan đến quy mô đất đai hay nguồn lao động như tuổi tác, trình độ học
vấn, và các yếu tố kỹ thuật khác như tập huấn khuyến nông....Việc điều tra được tiến
hành thông qua thiết kế các phiếu điều tra hay bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp 90 hộ

nông dân được lựa chọn ngẫu nhiên. Số liêu được làm cho năm 2015.
 Thứ cấp: số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: trung tâm khuyến
nông - khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế, trạm khuyến nông - lâm - ngư thị xã Hương
Trà, sách báo, mạng Internet... Số liệu thực hiện từ năm 2013 - 2015.

tế
H
uế

• Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: thông qua trao đổi với các cán bộ,
người hướng dẫn tại trung tâm thực tập, những người có kinh nghiệm sản xuất giỏi,
lâu năm...

• Phương pháp hàm sản xuất biên SFPF (stochastic frontier production function)

ại
họ
cK
in
h

là phương pháp chính được áp dụng cho đề tài này.

Trong bài khóa luận này, hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp
tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (stochastic frontier production function), hàm
này được đề xuất bởi Aigner, Lovell và Schmidt (1977), Meeusen va Broceck (1977),
và được phát triển bởi Battese (1992). Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng như sau:
Yi = f ( Xi ; β) exp (Vi - Ui )

(1)


Trong đó:

Đ

 Yi : là năng suất hoặc sản lượng trên hộ
 Xi : là yếu tố sản xuất đầu vào thứ i
 β: là hệ số cần ước lượng

 Vi : là sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên và được giả định
có phân phối chuẩn và độc lập với Ui
 Exp: lũy thừa cơ số e (cơ số tự nhiên)
 Ui : phần phi hiệu quả kỹ thuật được giả định lớn hơn hoặc bằng 0
o Nếu U = 0, hoạt động sản xuất của hộ nằm trên đường sản xuất biên (frontier),
tức đạt mức năng suất hoặc sản lượng tối đa dựa trên các yếu tố, sản xuất và kỹ thuật
hiện có.
SVTH: Trương Minh Hiếu

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

o Nếu U > 0, hoạt động sản xuất của hộ nằm dưới đường sản xuất biên
(frontier), tức năng suất, sản lượng thực tế (Yi) thấp hơn năng suất, sản lượng tối đa
(Y*) và hiệu số giữa Y* và Yi là phần phi hiệu quả kỹ thuật và hiệu số này càng lớn,
hiệu quả kỹ thuật càng thấp (Coelli và các cộng sự, 2005).
Hiệu quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lượng thực tế và năng

suất hoặc sản lượng tối đa. TE được tính như sau:
TEi = Yi/Y* = f(xi, β) exp (Vi - Ui) / f(xi, β) exp (Vi)

(2)

= exp (-Ui )
Trong đó

tế
H
uế

 Yi là mức năng suất hoặc sản lượng thực tế của hộ i
F(xi;β) trong phương trình (1) là hàm sản xuất biên (Frontier production
function), có thể sử dụng dạng mô hình Cobb-Douglas hoặc Translog. Dựa vào đặc
điểm của số liệu trong nghiên cứu này và kết quả LR test, mô hình Cobb – Douglas
sau:

ại
họ
cK
in
h

phù hợp hơn mô hình Translog, mô hình Cobb – Douglas với biến thời gian có dạng
LnYit = β0 + θt + ∑7𝑗 = 1 𝛽𝑗 𝐿𝑛𝑋𝑗𝑖𝑡 + ∑1𝑘=1 𝛽𝑘 + Vit - Uit (3)
Trong đó

o Yit là sản lượng lúa sản xuất được của hộ i ở mùa vụt năm 2015, t là biến thời
vụ (t= 1 là vụ Đông xuân, t = 2 là vụ Hè thu).


o Xjit (j=1, 2, ...,7) là các yếu tố đầu vào trong sản xuất bao gồm: X1it lượng

Đ

giống trên 1 sào (kg/sào); X2it, X3it, X4it lần lượt là lượng phân đạm, lân, kali bón trên 1
sào (kg/sào); X5it là lượng thuốc bảo vệ thực vật (1000đ/sào); X6it là số lần nước tưới;
X7it là công lao động.
o Uit trong công thức (3) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (Technical inefficiency
function), hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả
kỹ thuật hay ngược lại là hiệu kỹ thuật. Hàm phi hiệu quả kỹ thuật có dạng sau:
TIEit = Uit = δ0 + ∑10
𝑗=1 𝛿𝑗𝑡 ∗ 𝑍𝑗𝑖𝑡 + ζit

(4)

Trong đó

- TIEit là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i ở thời vụ t năm 2015.

SVTH: Trương Minh Hiếu

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

- Zjit (j=1,2,...,10) là các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiêu quả kỹ thuật hoặc ngược

lại là hiệu quả kỹ thuật; bao gồm Z1 là tuổi chủ hộ, Z2 là trình độ học vấn (số năm đi
học), Z3 là số lao động chính (người); Z4 là số lao động nông nghiệp (người), Z5 là loại
giống (biến giả; 0 = KD, 1 = HT1), Z6 là tập huấn kỹ thuật (biến giả; 1= có, 0 =
không), Z7 là vị trí mảnh ruộng 1 (biến giả, 1 = đầu kênh; 0 = khác), Z8 là vị trí mảnh
ruộng 2 (biến giả, 1 = cuối kênh; 0 = khác), Z9 là khoảng cách từ ruộng về nhà (km),
Z10 là ảnh hưởng của dịch bệnh (biến giả; 1 = có, 0 = không).
Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng theo phương pháp
một bước (one-stage estimation) bằng frontier 4.1 của Tim Coelli (2007).

5. Kết quả nghiên cứu

tế
H
uế

• Tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, frontier 4.1.
Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật trồng lúa, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất và hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của các nông hộ thuộc 3 phường Hương

ại
họ
cK
in
h

Hồ, Hương An và Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phân
tích hiệu quả kỹ thuật, từ đó đưa ra các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
lúa cho các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.

Kết quả ước lượng bằng phần mềm "Frontier 4.1" cho thấy hiệu quả kỹ thuật

của toàn thể mẫu điều tra tương đương với 90 hộ nông dân trồng lúa cả 2 vụ đông
xuân và hè thu là 76,80%. Đây là mức hiệu quả tương đối, đa phần các hộ đạt hiệu quả
trên 70%. Kết quả ước lượng hàm sản xuất cho thấy một số biến yếu tố đầu vào vẫn

Đ

mang hệ số âm gây nên tác động ngược chiều đến năng suất lúa, phản ánh người dân
chưa sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào. Bên cạnh đó, kết quả ước lượng hàm phi
hiệu quả kỹ thuật cũng chỉ ra, không chỉ các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ
thuật mà còn có các yếu tố về kinh tế - xã hội.
6. Một số hạn chế của đề tài
- Do thị xã Hương Trà khá rộng lớn, tôi chỉ lựa chọn ngẫu nhiên 90 hộ sản xuất
lúa điều tra, vì thế chúng là khá nhỏ so với tổng thể nên tính đại diện của mẫu điều tra
là chưa cao, trong quá trình làm có thể làm giảm ý nghĩa của mô hình hoặc có thể kết
quả có chút sai lệch.

SVTH: Trương Minh Hiếu

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

- Việc điều tra gặp khó khăn vì số liệu của các hộ gia đình thường không ghi
chép lại mà chỉ mang tính gợi nhớ, có thể dẫn đến thiếu sót hoặc nhầm lẫn.
7. Kết cấu của đề tài
• Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
• Chương 2: Hiệu quả kỹ thuật trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu.


Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

• Chương 3: Định hướng và giải pháp.

SVTH: Trương Minh Hiếu

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả
1.1.1.1 Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật (TE) là khả năng của người sản xuất có thể sản xuất mức đầu

ra tối đa với một tập hợp các yếu tố đầu vào và các công nghệ cho trước.
Farrel (1957) là người đầu tiên đề cập đến khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kỹ
thuật. Ông giải thích hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt đến mức sản lượng tối đa từ
một tập hợp nhất định các yếu tố đầu vào cho trước. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật thuộc

tế
H
uế

về những người thực hành giỏi nhất. Ông sử dụng khái niệm đường đồng lượng đơn vị
để giải thích. Một vị trí có hiệu quả kỹ thuật là đạt được khi đạt được đầu ra tối đa có
thể khi cho trước một tập đầu vào X.

Định nghĩa chính thức của Koopman đưa ra vào năm 1951: "Một nhà sản xuất

ại
họ
cK
in
h

được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu sự gia tăng trong bất kỳ đầu ra đòi hỏi một sự
giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu
vào". Hay hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng đầu vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật được xác định bởi phương pháp và
mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc lựa chọn các cách thức sử dụng các yếu tố
đầu vào khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mức sản lượng đầu ra. Như vậy, một đơn vị

Đ


nguồn lực dùng vào sản xuất có khả năng đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Ở hình 1.1, giả sử có 1 hộ sản xuất sử dụng 2 yếu tố đầu vào biến đổi là X1 và
X2 để sản xuất yếu tố đầu ra Y. Mức sử dụng 2 yếu tố đầu vào tối ưu về mặt kỹ thuật
nằm trên đường cong đồng lượng đơn vị SS' tương ứng với điểm M. Tức tại điểm này,
việc kết hợp 2 yếu tố đầu vào sẽ cho ra đầu ra tối đa, hay khi đó hộ sản xuất đạt hiệu
quả kỹ thuật hoàn toàn. Tuy nhiên, thực tế hộ hay lãng phí các yếu tố đầu vào, tức
điểm sản xuất của hộ đó nằm ngoài đường đồng lượng SS', chẳng hạn hộ sản xuất với
mức kết hợp đầu vào tại điểm N. Khi đó hiệu quả kỹ thuật là mức sản lượng tối đa mà
hộ đạt được khi kết hợp mức yếu tố đầu vào nhất định, được xác định theo định nghĩa
của Farrel là:
SVTH: Trương Minh Hiếu

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi
TE =

OM
ON

S

X2/Y

M


N

A
R

tế
H
uế

M'
S'

O

ại
họ
cK
in
h

A'

X1/Y

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra

Và hiệu quả phi kỹ thuật TIE (Technical Inefficiency) cho biết phần trăm khối
lượng đầu vào bị thâm dụng trong sản xuất hay nói cách khác là phần trăm chi phí đầu
vào có thể tiết kiệm được để sản xuất mức sản lượng hiện tại:
TIE = 1 - TE =


MN
ON

Đ

Như vậy, hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ sử dụng yếu tố vật chất của đầu
vào trong quá trình sản xuất. Theo cách định nghĩa này, hiệu quả kỹ thuật cho biết 1
trang trại có thể tiết kiệm bao nhiêu phần trăm chi phí vật chất cho một mức sản lượng
nhất định. Chúng ta có thể sử dụng đồ thị diễn tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra
(hình 1.2) của quá trình sản xuất để minh họa cho khái niệm hiệu quả kỹ thuật, ở đây
là đường sản xuất biên của trang trại.
Đường sản xuất biên của trang trại PPF (Production Possibility Frontier) diễn tả
mối quan hệ giữa khối lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất được từ một tập hợp nhất
định các yếu tố đầu vào ra trước. Như vậy, nó liên quan đến hoạt động của một hàm
sản xuất tối ưu.
SVTH: Trương Minh Hiếu

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

PX/PY

Y

PPF


Y3
OLS

Y2

N

Y1

O

tế
H
uế

M

X1

X2

X

ại
họ
cK
in
h


Hình 1.2 Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra

Giả sử người sản xuất sử dụng một khối lượng đầu vào tại X1 và sản xuất ra
khối lượng sản phẩm tại M, tức Y1. Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm tối đa mà người
sản xuất có thể đạt được tại mức đầu vào đó với trình độ công nghệ hiện tại là Y2. Như
vậy, hiệu quả kỹ thuật được xác định là:

TE =

𝑂𝑌1
𝑂𝑌2

Đ

Và khi đó hiệu quả phi kỹ thuật được xác định như sau:
TIE = 1 - TE =

𝑌1𝑌2
𝑂𝑌2

Từ 2 mô hình minh hoạ về hiệu quả kỹ thuật, chúng ta thấy rằng hiệu quả kỹ
thuật là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng yếu tố vật chất của các đầu vào, cho biết
phần trăm khối lượng đầu vào mà người nông dân có thể tiết kiệm được mà không cần
phải giảm sản lượng hoặc phần trăm khối lượng sản phẩm có thể có thêm được mà
không cần đầu tư thêm chi phí.
Dựa trên những kinh nghiệm của Debreu và Koopman, Farrel cũng là người đầu
tiên đưa ra định nghĩa về đo hiệu quả kinh tế của một đơn vị sản xuất có tính đến nhiều
SVTH: Trương Minh Hiếu

10



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

yếu tố đầu vào. Ông cho rằng hiệu quả của một đơn vị sản xuất gồm 2 thành phần hiệu
quả kỹ thuật (TE) - khả năng đạt đến mức sản lượng tối đa từ một tập hợp nhất định
các yếu tố đầu vào cho trước và hiệu quả phân phối (AE) - phản ánh khả năng của
một đơn vị sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ tối ưu, khi giá cả tương ứng
của chúng đã biết. Khi kết hợp 2 giá trị này cho ta đo lường hiệu quả kinh tế (EE).
1.1.1.2.Hiệu quả phân phối
Là một bộ phận khác của hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật không thể so sánh
trực tiếp các đầu ra được sản xuất bởi các tập đầu vào khác nhau, khi một tập đầu vào
có thể sản xuất một mức đầu ra giống nhau (hoặc tốt hơn) với ít hơn (hoặc nhiều hơn)

tế
H
uế

một đầu vào này nhiều hơn đầu vào khác. Do đó, hiệu quả phân phối đề cập đến khả
năng đạt được lợi nhuận tối đa ở một mức giá cho trước với những đầu ra và đầu vào
cho trước.

Hay hiểu một cách khác, hiệu quả phân phối là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong

ại
họ
cK
in

h

mối quan hệ với giá của sản phẩm đầu ra và giá đầu vào được sử dụng. Nó phản ánh
giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất
của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của các yếu
tố đầu vào và giá của đầu ra. Hay nói cách khác, khi nắm được giá của các yếu tố đầu
vào, người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận
tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định điều kiện lý thuyết biên để tối
đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên

Đ

của nguồn lực sử dụng và sản xuất. Chúng ta phải sử dụng hình 1.1 để minh họa cho
khái niệm này.

Theo hình 1.1, để sản xuất một đơn vị sản lượng với mức chi phí tối thiểu thì
điểm kết hợp các yếu tố đầu vào của hộ phải nằm trên đường đồng phí. Chẳng hạn một
hộ nông dân sản xuất được 1 đơn vị sản lượng với điểm kết hợp các yếu tố đầu vào tại
M. Tại điểm này, việc kết hợp các yếu tố đầu vào cho sản lượng đầu ra đạt tối đa, như
vậy hộ này đã đạt được hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, tại điểm M, chí phí đầu vào cho
sự kết hợp đó chưa phải là thấp nhất nên hộ này chưa đạt hiệu quả về giá. Muốn đạt
hiệu quả về giá thì hộ phải sản xuất tại điểm R, vì chi phí để tạo ra 1 đơn vị sản lượng
tại điểm này là thấp nhất. Như vậy, hiệu quả phân phối được định nghĩa là:
SVTH: Trương Minh Hiếu

11


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi
AE =

1.1.1.3.Hiệu quả kinh tế

𝑂𝑅

𝑂𝑀

Khái niệm này không chỉ quan tâm đến hiệu quả khi sử dụng đầu vào để sản
xuất đầu ra, mà còn hiệu quả kỹ thuật của quá trình sản xuất. Để đạt được hiệu quả
kinh tế cần đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
Như vậy, hiệu quả kinh tế được đo lường theo định nghĩa của Farrel là tích số
giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả về giá. Nó là mối quan hệ so sánh giữa cái thực tế
đạt được với cái tối đa có thể đạt được. Theo hình 1.1, để đạt được hiệu quả kinh tế
hay đạt được đồng thời hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối thì hộ nông dân phải

tế
H
uế

sản xuất với mức kết hợp các yếu tố đầu vào ở điểm M'. Tại điểm này, mức sản lượng
đầu ra là tối đa và chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất. Vậy hiệu quả kinh tế
được xác định như sau:

OM
ON

ại
họ

cK
in
h

EE = TE x AE =

𝑂𝑅

𝑂𝑅

x 𝑂𝑀 = 𝑂𝑁

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố là hiện vật và giá trị đều tính
đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt một trong hai
yếu tố trên mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt được hiệu quả
kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt được cả 2 chỉ tiêu là hiệu quả kỹ thuật

Đ

và hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế.
1.1.2.Các phương pháp đo lường hiệu quả kỹ thuật
Hiện nay có hai cách để tiếp cận đo lường hiệu quả kỹ thuật: phương pháp tham
số và phương pháp phi tham số.
- Đối với phương pháp tham số thì có 2 mô hình thường được sử dụng là hàm
sản xuất biên xác định (DFPF) và hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFPF). Yêu cầu của
phương pháp này là chúng ta phải xác định được dạng hàm sản xuất. Điều này có thể
gây ra một số khiếm khuyết trong kết quả phân tích khi định dạng sai mô hình. Tuy
nhiên, phương pháp này cho ta các kết quả ước lượng với các tham số thống kê có thể
kiểm định được.

SVTH: Trương Minh Hiếu

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Hạnh Lợi

Trong trường hợp hàm sản xuất biên xác định, hệ số sai số được gần bằng 0 và
đầu ra được chặn từ bên trên bằng một hàm sản xuất biên xác định. Phương pháp bình
phương bé nhất (OSL) có hiệu chỉnh được sử dụng cho kiểu hàm này. Trong mô hình
sản xuất biên xác định, bất kì sự sai lệch khỏi giới hạn sản xuất được xem là không
hiệu quả.
Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho phép sai số ngẫu nhiên xung quanh hàm sản
xuất được ước lượng. Trong mô hình này, đầu ra bị chặn từ bên trên bằng hàm sản
xuất biên ngẫu nhiên và phi hiệu quả kỹ thuật chỉ giải thích một phần sự sai lệch khỏi hàm
sản xuất biên. Phương pháp tham số trở nên thích hợp đối với phân tích hiệu quả kỹ thuật

tế
H
uế

của các nông trại khi việc ghi chép và lưu trữ thông tin về sản lượng còn hạn chế.
- Phương pháp phi tham số chủ yếu tập trung vào sự phát triển phương pháp
phân tích màng bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis - DEA) với kỹ thuật sản
xuất đa đầu vào và đầu ra. Bản chất của các mô hình DEA là các yếu tố đưa vào phải
xác định và gần đây các mô hình được mở rộng để bao hàm các yếu tố ngẫu nhiên.

ại

họ
cK
in
h

Mặc dù phương pháp tham số được sử dụng ngày càng nhiều khi chúng ta không xác
định được dạng công nghệ hoặc dạng hàm sản xuất cụ thể, do đó ít mắc các sai lầm
trong kết quả phân tích do định dạng sai mô hình gây nên. Điểm nổi bật của phương
pháp DEA là nó có thể giải quyết các ràng buộc trong việc xác định dạng sản xuất và
vô số các phương thức phân phối của phần dư. Hơn nữa, ước lượng biên sản xuất dựa
trên kết quả hiện có sẽ cho ta một đường biên gần với thực tế hơn. Phương pháp này

Đ

có thể áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp với nhiều đầu ra. Tuy nhiên, phương pháp DEA
cũng có những hạn chế của nó.
+ Thứ nhất, kết quả ước lượng (cho phần phi hiệu quả) hoàn toàn phụ thuộc vào
đặc điểm thống kê của các quan sát, hay nói cách khác số liệu được đưa vào mô hình
không được phép chứa các sai số ngẫu nhiên do phép đo lường. Điều đó có nghĩa là
các thông tin về sản lượng đầu ra được ghi chép và sử dụng hoàn toàn chính xác. Vì
vậy, kiểm định thống kê không thể áp dụng được trong phương pháp này.
+ Thứ hai, DEA chỉ xem xét phía cung mà không xem xét phía cầu và những
đặc trưng của thị trường. Cuối cùng là độ nhạy, Timmer (1971) lập luận rằng DEA rất
nhạy cảm với các quan sát cực trị. Tức là khi một doanh nghiệp (hoặc một ngành) hoạt
SVTH: Trương Minh Hiếu

13



×