Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nước khoang bang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.09 KB, 57 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Phần 1: Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hòa nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang từng bước hòa nhập phát
triển kinh tế gắn liền với nền kinh tế khu vực và thế giới. Nhất là hiện nay khi Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới ( WTO
).Cũng như các nước trong khu vực nói riêng và các nước khác trên thế giới nói
chung, hội nhập kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội và cũng đầy thử thách cho nền kinh tế
Việt Nam. Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam – những trụ cột của nền
kinh tế đã, đang và sẽ làm gì để đón lấy cơ hội và vượt qua những thử thách đó để có
thể phát triển một cách bền vững.
Ngày nay phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm không thể thiếu đối với
các nhà quản trị doanh nghiệp. Phải thường xuyên kiểm tra hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tìm ra mặt mạnh để phát huy và mặt yếu để khắc phục. Phải
tìm hiểu, phân tích thông tin thị trường để có định hướng phát triển trong tương lai.
Qua phân tích hoạt động kinh doanh giúp các nhà quản tr ị hiểu rõ về chính doanh
nghiệp mình và có sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đó, nhà quản trị
đưa ra quyết định nên sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất cho ai? Và khi nào sản xuất?.
Đấy là sự lựa chọn mang tính chất quyết định sự tồn vong của doan h nghiệp.
Với kiến thức tích lũy được sau bốn năm Đại học cũng như được tìm hiểu và
tiếp xúc với thực tế hoạt độn g kinh doanh tại Công ty cổ phần nước khoáng Bang
trong thời gian ba tháng thực tập đã giúp em biết được một công ty trên thực tế hoạt
động là như thế nào, đặc biệt là những thành quả mà Công ty đạt được nên em quyết
định chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần nước
khoang Bang” để làm luận văn tốt nghiệp. Do kiến thức thực tế cũng như kinh
nghiệm bản thân còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót rất mong
được sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy cô để đề tài được hoàn thành tốt.

SVTH: Nguyễn Đức Minh


1


Khóa luận tốt nghiệp

2. Mục tiêu nghiên cứu
-Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông tại công ty qua tìm hiểu,
nghiên cứu bản chất của từng khoản mục như doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Đồng
thời so sánh năm nay với các năm trước để chỉ ra những nguyên nhân tăng giảm để có
hướng khắc phục
-Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các tỷ số tài chính
như tỷ số thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ số sinh lời
-Xác định nguyên nhân tăng giảm kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp chỉ số
- Và một số phương pháp khác
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công ty cổ phần nước khoáng Bang
- Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2009 đến 2011

SVTH: Nguyễn Đức Minh

2


Khóa luận tốt nghiệp


Phần II: Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh
1.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1 Khái niệm
Hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù rất rộng, có liên quan đến mọi
lĩnh vực trong đời sống xã hội loài người. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm thõa mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm được hoặc
không đủ điều kiện để tự làm ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ, những hoạt
động này tạo ra những sản phẩm vật chất, dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm
thu được lợi nhuận kinh doanh.
Mục đích và động cơ của hoạt động sản xuất kinh doanh là làm ra sản phẩm,
dịch vụ để phục vụ nhu cầu xã hội và thu lợi nhuận. Vì vậy, trong quá trình sản xuất
kinh doanh phải xác định được chi phí sản xuất, giá trị kết quả sản xuất và hạch t oán
được lãi lỗ trong hoạt động sản xuât kinh doanh.
1.1.2 Nhiệm vụ và vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ hàng đầu không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh là tạo ra giá
trị gia tăng cho sản xuất và dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại nếu bản thân
doanh nghiệp không thể tạo ra giá trị gia tăng từ hoạt động kinh doanh của mình .
Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tạo ra của cải vật chất cho xã hội và
tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh. Bản chất là nó tạo ra giá
trị cho các sản phẩm dịch vụ. Giá trị của sản phẩm, dịch vụ được tạo ra là nhờ vào các
giá trị sử dụng cho phép thõa mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Những nhu
cầu này có thể mang tính hữu hình hoặc vô hình. Dù là hữu hình hay vô hình thì những
hoạt động này phải tạo ra giá trị gia tăng cho hoạt động sản phẩm dịch vụ. Bởi vì giá trị
gia tăng là nguồn gốc của mọi của cải vật chất trong xã hội.

SVTH: Nguyễn Đức Minh


3


Khóa luận tốt nghiệp

Giá trị gia tăng giúp doanh nghiệp bù đắp những hao mòn của máy móc thiết bị,
tài sản cố định, qua đó bảo toàn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Giá trị gia tăng
cho phép doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ khác đối với nhà nước như thuế và
các khoản phải nộp khác và là cơ sở để trả công cho người lao động. Giá trị gia tăng
còn mang lại lợi nhuận cho người chủ doanh nghiệp, là động lực để họ tiếp tục trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Vai trò
Doanh nghiệp là một tổ chức sử dụng các nguồn lực khác nhau để thõa mãn các
nhu cầu khác nhau của nền kinh tế thông qua việc tổ chức sản xuất sản phẩm và cung
cấp dịch vụ. Để quản lý nguồn lực này, doanh nghiệp được tổ chức thành các chức
năng khác nhau như: thương mại, sản xuất, tài chính, nhân sự, hành chính,
marketing… trong đó chức năng sản xuất được coi là chức năng quan tr ọng nhất của
doanh nghiệp, là chức năng bắt đầu của hoạt động sản xuất, là khởi điểm của hoạt
động kinh doanh. Trong thời buổi kinh tế hiện nay, giá trị hàng hóa lớn nhất là ở khâu
lưu thông. Vì vậy, thương mại là chức năng trung gian giúp cho quá trình sả n xuất
được diễn ra liên tục .
Thông qua các chương trình khác nhau có sử dụng công nghệ và phương pháp
khác nhau mà các sản phẩm dịch vụ được hình thành với các giá trị sử dụng khác
nhau, cho phép thõa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng . Sản xuất là ngu ồn gốc của
giá trị, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp và cho
người lao động.
1.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1 Khái niệm
Phân tích theo khái niệm chung nhất là chia nhỏ sự vật hiện tượng để xem xét , đánh
giá từng bộ phận nhỏ và được kết nối trong mối quan hệ sự vật và hiện tượng đó.

Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh
giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; các nguồn lực cần
khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Đức Minh

4


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở
để cho việc ra quyết định. Phân tích hoạ t động kinh doanh là một ngành khoa học, nó
nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó đề
xuất những giải pháp hiệu quả cho mỗi doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động
của các mặt của hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động
kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
doanh nghiệp và phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2 Ý nghĩa và vai trò của hoat động sản xuất kinh doanh
Bất kỳ một hoạt động nào cũng bao hàm những tiềm ẩn, khả năng có thể phát
hiện và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế. Mặt khác, mọi hoạt động kinh
doanh đều không thể tránh khỏi các tác động của các nhân tố khách quan và chủ
quan, tích cực và tiêu cực, bên ngoài và bên trong… và nó đã, đang và sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, phân tích hoạt đông
kinh doanh không chỉ là công cụ quan trọng để phát hiện ra khả năng tiềm tàng trong
hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về

khả năng sức mạnh của mình cũng như những hạn chế trong doa nh nghiệp. Qua phân
tích kết quả kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thấy được những gì mình làm, đã làm, chưa
làm và không làm được, nguyên nhân không làm được đó là gì hay những gì làm
được dựa trên cơ sở nào. Cứ như vậy, ta thấy được nguyên nhân sâu xa của vấn đề
tồn tại trong doanh nghiệp cũng như sức mạnh doanh nghiệp đang có.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị,
là cơ sở để đề ra các chức năng đúng đắn. Phân tích kết quả kinh doanh giúp nhìn
nhận, kiểm tra quá trình kinh doanh bằng việc phân tích điểm mạnh, điểm hạn chế,
các cơ hội cũng như các thách thức mà doanh nghiệp gặp phải để có những điều chỉnh
kịp thời nhằm đưa ra các quyết định sáng suốt nhất.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn
chặn những rủi ro có thể xảy ra. Qua việc phân tích rủi ro, doanh nghiệp sẽ thấy được
SVTH: Nguyễn Đức Minh

5


Khóa luận tốt nghiệp

những rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm tàng cũng như cách phòng ngừa rủi ro nhằm ngăn
chặn , phòng tránh kịp thời những rủi ro đó.
Phân tích hoạt động kinh doa nh còn có tác dụng với các đối tượng bên ngoài khi
họ có mối quan tâm đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư, chủ
nợ. Qua phân tích hoạt động kinh doanh các nhà đầu tư sẽ thấy rõ hiệu quả của dự án
như thế nào để đưa ra quyết định bỏ vố n đầu tư hay không, chủ nợ có cảm thấy an
toàn với vốn của mình hay không. Điều này không những có ý nghĩa quan trọng đối
với các nhà đầu tư, các chủ nợ mà còn ảnh hưởng nhất định đến uy tín doanh nghiệp,
một cơ sở quan trọng trong kinh doanh.
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

1.3.1.1 Khái niệm
Kết quả sản xuất kinh doanh là những gì đạt được được đo bằng các chỉ tiêu. Nó
có thể là kết quả của từng giai đoạn riêng biệt như kết quả m ua hàng, kết quả sản
xuất, kết quả bán hàng hay có thể là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh.
1.3.1.2 Ý nghĩa
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện quy mô của kết quả đạt được
trong một thời gian nhất định. Nó phản ánh tổng doanh thu, chi p hí của kỳ kinh
doanh. Vì vậy, nhìn vào các chỉ tiêu kết quả ta có thể đánh giá được quy mô kinh
doanh của doanh nghiệp đó.
1.3.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.3.2.1 Khái niệm
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung
phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi
phí các nguồn lực đó là quá trình tái cơ cấu sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh
doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả được coi là thước đo năng lực,
trình độ và khả năng phát triển, uy tín của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh là con đương quan trọng để doanh nghiệp để tồn tại và phát
triển. Vì vậy, khi đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc
đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo ra kết quả đó
SVTH: Nguyễn Đức Minh

6


Khóa luận tốt nghiệp

1.3.2.2 Ý nghĩa
Trái lại với chỉ tiêu kết quả, các chỉ tiêu hiệu quả không phản ánh quy mô đạt
được trong kỳ kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh cho biết một đơn vị đầu
vào cho bao nhiêu đơn vị đầu ra. Dựa vào chỉ tiêu này ta có thể so sánh hiệu quả giữa

các đơn vị, cơ sở hay các doanh nghiệp với nhau.
1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
1.4.1 Nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mô
1.4.1.1 Môi trường kinh tế
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua có một số chuyển biến tích cực và giành
được một số kết quả tốt. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011 đạt khoảng 5,9% . Kinh
tế tăng trưởng giúp nhu cầu tiêu dùng tăng theo, làm cho lượng hàng hóa của công ty
bán ra thị trường được nhiều hơn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
1.4.1.2 Môi trường chính trị pháp luật
Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng là điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam ch ủ
trương hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, ký kết nhiều hiệp định song phương và đa
phương với phương châm:” Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”.
Ở nước ta sự có mặt của hệ thống luật như luật thương mại, luật doanh nghiệp,
luật lao đ ộng, đặc biệt luật đàu tư nước ngoài đã tạo dựng hành lang pháp lý an toàn
cho công ty cổ phần nước khoang Bang nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung.
1.4.1.3 Môi trường tự nhiên
Công ty cổ phần nước khoáng Bang đóng tại trung tâm thị trấn Kiến Giang,
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, là khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu rất khắc
nghiệt, hàng năm thường bị lũ lụt đe dọa điều này làm cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên Quảng Bình được sở hữu một tài
nguyên thiên nhiên quý hiếm đó là nguồn nước khoáng Bang. Nguồn nước lấy từ
giếng khoan sâu vào lồng đất 55m, nhiệt độ sôi tự nhiên là 105 0C, là mỏ nước khoáng
vào loại bậc nhất Đông Nam Á. Lưu tốc phun khoảng 15 lít/ giây và được ổn định
bốn mùa. Nguồn nước chứa nhiều vi lượng quý hiếm, rất tốt cho sức khỏe con người.
SVTH: Nguyễn Đức Minh

7



Khóa luận tốt nghiệp

1.4.1.4 Môi trường công nghệ
Ngày nay khoa học kỹ thuật đã phát triển mạnh mẽ. Hàng nghin phát minh về
máy móc ra đời đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lao động sống, cải tiến
chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên máy móc kỹ thuật không tránh khỏi sự
lạc hậu theo thời gian, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thích ứng nhanh với sự
biến đổi công nghệ. Công ty cổ phần nước khoáng Bang được đàu tư bởi dây chuyền
công nghệ hiện đại từ Italia. Bước đầu hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận
lợi, nhưng công ty cũng cần lưu tâm đến sự ra đời của máy móc hiện đại hơn, tránh
để trang thiết bị rơi vào sự lạc hậu.
1.4.1.5 Môi trường văn hóa xã hội
V iệt Nam là đất nước đông dân với dâ n số trên 86 triệu người. Đây là lực lượng
lao động dồi dào, cộng với truyền thống cần cù chịu khó, giá nhân công lại rẻ là thuận
lợi không chỉ cho công ty cổ phần nước khoáng Bang nói riêng mà toàn bộ doanh
nghiệp nói chung. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với chính sách hội
nhập vào nền kinh tế toàn cầu của nhà nước ta đã làm cho đời sông vật chất và tinh
thần của người dân được nâng cao. Nhu cầu về tiêu dùng ngày càng cao cả về số
lượng lẫn chất lượng. Nước khoáng là mặt hàng thiết yếu , đóng vai trò quan trọng
trong đời sống của người dân. Quyết định mua của khách hàng không chỉ phục vụ
cho nhu cầu cần được giải khát mà còn có lợi cho sức khỏe hay không.
1.4.2 Các nhân tố môi trường vi mô
1.4.2.1 Khách hàng
Là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khách hàng củ
công ty cổ phần bước khoáng Bang được chia làm 2 loại:
+ Khách hàng mua đi bán lại: Là các cá nhân, tổ chức mua sản phẩm của nhà máy
không nhằm mục đích sử dụng mà bán lại cho người khác nhằm mục đích kiếm lời.
+ Khách hàng tiêu dùng: Đây là các cá nhân hay tổ chức mua sản phẩm để sử
dụng, thông thường mua khi có buổi liên hoan tổng kết.


SVTH: Nguyễn Đức Minh

8


Khóa luận tốt nghiệp

1.4.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường đang tràn ngập nhiều nhãn hiệu nước khoáng thiên
nhiên. Tuy nhiên có thể kể đến các nhãn hiệu nổi tiếng như Vĩnh Hảo, Thạch Bích,
Aquafina… Do đó, tìm được chỗ đứng trên thị trường nước giải khát hiện nay là một
việc làm khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công
nhân viên của công ty
1.4.2.3 Đối thủ cạnh tranh của những sản phẩm thay thế
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các hãng nước lọc tinh khiết cũng là sự đe dọa
lớn đối với công ty cổ phần nước khoáng Bang. Phần lớn thu nhập của người dân
miền trung đang ở mức trung bình. Trong khi đó giá cả củ a các hãng nước lọc này lại
rất rẻ, phù hợp với túi tiền của người dân. Vì vậy đây cũng là thách thức lớn đối với
công ty.
1.5 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
1.5.1 Doanh thu
* Tổng doanh thu (TR)
Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh quy mô sản xuất tiêu thụ của doanh
nghiệp, là kết quả của công việc bán hàng và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chỉ tiêu
này được tính như sau:
n

TR =




pixQi

i 1

Trong đó:
Pi là giá bán sản phẩm i
Qi là số lượng sản phẩm i
Thực hiện doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là mục tiêu hết sức quan
trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, vì nhờ có doanh thu doanh nghiệp mới có thể
bù đắp được chi phí bỏ ra và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước; đồng thời chia
lợi tức cho các cổ đông, các bên tham gia góp v ốn liên doanh và tăng vốn đầu tư, tiếp
tục tái sản xuất mở rộng.
1.5.2 Chi Phí
* Tổng chi phí (TC)
SVTH: Nguyễn Đức Minh

9


Khóa luận tốt nghiệp

Đây là chỉ tiêu tuyệt đối nói lên quy mô của chi phí, chỉ tiêu này phản ánh toàn
bộ chi phí phát sinh có quan đến sự tồn tại và phát triên của doanh nghiệp.
TC = FC + VC
Hoặc TC = Ttt +Tgt
Trong đó
FC là chi phí cố định
VC là chi phí biến đổi

Ttt là chi phí trực tiếp
Tgt là chi phí gián tiếp
1.5.3 Lợi nhuận
Đây là chỉ tiêu tuyệt đối, phản ánh kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, nói lên
một phần hiệu quả hoạt đ ộng của doanh nghiệp. Lợi nhuận là mục tiêu bao trùm, là
các đích mà hầu hết các doanh nghiệp hướng đến. Vì vậy, tôi xin trình bày kỹ hơn về
lợi nhuận.
- Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa các khoản doanh thu về so
với các khoản chi phí bỏ ra. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng
sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý doanh nghiệp.
LN = TR – TC
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thường
đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau n ên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều
nguồn khác nhau như: lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt
động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác.
- Ý nghĩa của lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng
của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả ấy là điều kiện tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc
dân và doanh nghiệp bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách
Nhà nước thông qua chính sách thuế; đồng thời một bộ phận lợi nhuận được để lại
SVTH: Nguyễn Đức Minh

10


Khóa luận tốt nghiệp


thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao mức sống của người lao
động và nâng cao phúc lợi xã hội.
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao
động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ của phân tích lợi nhuận
Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh ngh iệp;
Phân tích nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình
hình biến động lợi nhuận;
Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không
ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp;
- Mục đích phân tích lợi nhuận
Phân tích lợi nhuận nhằm đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được
so với mục tiêu kế hoạch đề ra, để xem trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã có
cố gắng trong việc hoàn thành kế hoạch mục tiêu đề ra hay không, từ đó tìm ra
nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
Phân tích lợi nhuận cũng giúp ta nhìn ra các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh
hưởng đến lợi nhuận và tìm ra các nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó, từ đó
giúp đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiền tàng và khắc phục những yếu kém,
tồn tại cảu quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nội dung phân tích lợi nhuận:
Là việc so sánh tổng mức lợi nhuận thực tế giữa các kỳ kinh doanh trước nhằm
đánh giá tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.5.4 Các tỷ số về khả năng thanh toán
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản vay có được đảm bảo hay
không, tỷ số này càng lớn thì khả năng thanh toán cho các khoản vay của doanh
nghiệp càng cao. Nó bao gồm tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành và tỷ số khả
năng thanh toán nhanh.
- Khả năng thanh toán hiện hành =
SVTH: Nguyễn Đức Minh


Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
11


Khóa luận tốt nghiệp

Tài sản lưu động gồm tiền, các khoản chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng
(tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường
bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác,
các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả phải nộp khác…Tỷ số khả năng
thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ
số nà y cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng
cách tài sản có thể chuyển chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với
thời hạn của các khoản nợ đó.
- Khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản lưu động - Dự trữ
Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ số giữa tài sản quay vòng nhanh với nợ
ngắn hạn… Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản nhanh chóng chuyển thành
tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản quay vòng
nhanh không bao gồm dự trữ.
1.5.5 Các tỷ số về khả năng hoạt động
Tỷ số khả năng hoạt động dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu thuần được sử dụng chủ yếu trong tính toán các chỉ số này
để xem xét khả năng hoạt động của các d oanh nghiệp.
- Kỳ thu tiền bình quân =


Khoản phải thu*360
Doanh thu thuần

Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh
toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu thuần trong năm. Tài sản cố định được xác định theo giá trị còn lại tại thời điểm
lập báo cáo.
- Số vòng quay vốn lưu động (L) =

Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quay vòng vốn lưu động trong kỳ kinh doanh.
Nó được tính bằng tỷ số giữa doanh thu thuần và vốn bình quân lưu động sử dụng
SVTH: Nguyễn Đức Minh

12


Khóa luận tốt nghiệp

trong năm. Tỷ số này càng cao th ể hiện tốc độ quay vòng vốn lưu động càng nhanh,
nó phản ánh khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.

- Số ngày một vòng quay =

Số ngày làm việc trong năm
Số vòng quay

Là số bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng quay t rong
kỳ. Số ngày một vòng quay càng lớn thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng giảm
- Hiệu quả sử dụng tổng tài sản =

Doanh thu thuần
Tổng tài sản

Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay tổng tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa
doanh thu thuần và tổng tài sản. Nó cho biết một đồng tài sản cố định đem lại bao
nhiêu đồng doanh thu thuần.
1.5.6 Các tỷ số về khả năng sinh lời
Là các chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Lợi nhuận
x 100
Doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu.
- Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận
x 100
Vốn chủ sở hữu


Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và được các nhà
đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Các nhà
đầu tư và chủ doanh nghiệp luôn kỳ vọng tỷ số này tăng cao.
- Tỷ suất sinh lợi cố định =

Lợi nhuận
Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đem lại lợi nhuận của tài sản dài hạn. Hiệu suất
sử dụng vốn cố định cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (hoặc sau) thuế trên
một đồng vốn cố định bình quân. Tỷ số càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
- Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động =

SVTH: Nguyễn Đức Minh

Lợi nhuận
Vốn lưu động bình quân

13


Khóa luận tốt nghiệp

Nó cho biết một đồng vốn lưu động bình quân bỏ vào kinh doanh có thể mang
lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động
càng cao.
- Doanh lợi tài sản (ROA) =


Lợi nhuận
x 100
Tài sản

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một
trăm đồng vốn đầu tư bỏ ra. Nó được tính bằng tỷ số giữa thu nhập sau thuế (hoặc thu
nhập trướ c thuế) và tổng tài sản của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh.

SVTH: Nguyễn Đức Minh

14


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
tại công ty cổ phần nước khoáng Bang
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần nước khoáng Bang
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà máy Nước khoáng Cosevco Bang đóng tại Trung tâm thị trấn Kiến Giang Lệ Thủy. Tiền thân của Nhà máy là Xí nghiệp gạch hoa Lệ Thuỷ đ ược thành lập vào
tháng 8 năm 1988 với nhiệm vụ là sản xuất gạch hoa lát nền. Vào các năm tiếp theo
do nhu cầu thị trường cũng như nhu cầu bức thiết để tồn tại và phát triển. Xí nghiệp
chuyển sang sản xuất các mặt hàng mới đó là bia hơi, n ước ngọt. Nhưng do dây
chuyền cũ kỹ, lạc hậu, quy trình công nghệ không hoàn chỉnh cùng với trình độ công
nhân không đồng đều, vốn cho sản x uất thiêu hụt nên tình hình sản xuất kinh doanh
của Xí nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó lãnh đạo Huyện đã tìm mọi
biện pháp để khắc phục đưa Xí nghiệp từng bước đi lên. Với tiềm năng sẳn có của
huyện nhà là nguồn nư ớc khoáng Bang với mạch phun và nhiệt độ sôi lên tới 105 0C.
Lãnh đạo Huyện ủy cũng như UBND huyện đã cùng Ban giám đốc Xí nghiệp tích
cực chuẩn bị mọi mặt để khai thác tiềm năng sẳn có của quê hư ơng nhằm phục vụ

nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Tháng 11 năm 1990 nhờ sự giúp đỡ của Khoa
nước khoáng Trường Đại học Dư ợc Hà Nội trực tiếp là Giáo sư chủ nhiệm khoa Hà
Như Phú, sau khi phân tích mẫu và đưa ra kết luận: Nước khoáng Bang là một loại
nước khoáng rất tốt, có tác dụng chữa bệnh. Sau một thời gian làm thử và đã thành
công. Ngày 15/07/1990 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định số
546/QĐ-UB về việc thành lập Xí nghiệp Nước khoáng Bang trực thuộc UBND
Huyện Lệ Thuỷ. Năm 1992 thực hiện quy chế của Hội đồng Bộ trưởng nay là chính
phủ về việc thành lập và giải thể DNNN. UBND tỉnh Quảng Bình ra Quyết định số
65/QĐ-UB ngày 10/03/1993 về việc thành lập DNNN là Xí nghiệp Nước khoáng
Bang Quảng Bình trực thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Bình. Cho đến ngày
25/01/1999 theo Quyết định số 96/QĐ -UB của UBND tỉnh Quảng Bình đổi tên Xí
nghiệp Nước khoáng Bang Quảng Bình thành Công ty Nước khoáng Bang Quảng
SVTH: Nguyễn Đức Minh

15


Khóa luận tốt nghiệp

Bình, thực hiện việc sát nhập, giải thể, sắp xếp lại các Doanh nghiệp nhà nư ớc theo
Nghị định của Quốc hội, ngày 11/03/2002 theo Quyết định số 286/QĐ -BXD “Công ty
nước khoáng Bang Quảng Bình” đổi tên thành “Công ty du lịch và n ước uống dinh d ưỡng Cosevcothuộc Tổng công ty xây dựng Miền trung quản lý. Ngày 03/03/2003 Bộ
xây dựng ra Quyết định số 183/QĐ -BXD về việc hợp nhất Công ty du lịch và nước
uống dinh dư ỡng Cosevco với Khách sạn Nhật Lệ Cosevco thành Công ty du lịch &
nước khoáng Cosevco thuộc Tổng công ty xây dựng Miền Trung. Ngày 10/03/2003
Tổng công ty xây dựng Miền Trung ra Quyết định số 275/TCT -TCLĐ về việc thành
lập Nhà máy nước khoáng Cosevco Bang trực thuộc Công ty du lịch & nước khoáng
Cosevco thuộc Tổng công ty xây dựng Miền Trung trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại
Công ty du lịch & nước khoáng Cosveco.
Theo quyết định số 13/QĐ -HĐQT ngày 08/4/2005 của Hội đồng Quản trị Công ty

cổ phần Du lịch và Nước khoáng Cosevco, đổi tên thành Nhà máy Nước khoáng
Cosevco Bang thuộc Công ty cổ phần Du lịch và Nước khoáng Cosevco. Có con dấu
riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của Pháp luật, được tổ chức và
hoạt động theo luật doanh nghiệp, Điều lệ Công ty cổ phần, các quy chế, quy định do
Công ty ban hành, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định, chế độ, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, ngành địa phương và đăng ký kinh doanh bao bì đóng gói. Các ngành
nghề kinh doanh khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty.
-Trụ sở của Công ty đóng tại Thị trấn Kiến Giang - Lệ Thuỷ - Quảng Bình.
+Nhà máy có Tài khoản số: 3802201000156 tại Ngân hàng Nông nghiệp và
PTNT Lệ Thuỷ, QB.
+Mã số thuế: 3100295264-001
+Điện thoại: 0523.882.578
+FAX: 0523.882.345
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Chức năng: Công ty cổ phần nước khoáng Bang chuyên sản xuất và kinh doanh
các loại nước khoáng phục vụ giải khát và chữa bệnh
Nhiệm vụ :

SVTH: Nguyễn Đức Minh

16


Khóa luận tốt nghiệp

Quản lý, xây dựng cơ cấu bộ máy hợp lý và hoạt động có hiệu quả, đảm bảo mối
liên hệ chặt chẽ giữa cấp trên và cấp dưới.
Thực hiện tốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý và sử dụng tốt
nguồn lực như lao động, tiền vốn, công nghệ kỹ thuật, bảo vệ môi trường trong sạch,
bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Chú trọng đến công tác đào tạo để không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ
công nhân viên của công ty, nhằm ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Quản lý chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo cơ chế
chính sách của nhà nước, đạt hiệu quả c ao và đạt mức kế hoạch đề ra, đóng góp ngân
sách đầy đủ.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất của công ty
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
Giám đốc

Phó giám đốc kỹ
thuật

Phó giám đốc thị
trường

P.Kế hoạch
thị trường

P.Tổ chức
hành chính

P .Kế toán
- Tài chính

P .KCSKỹ thuật

Phân
xưởng
sản xuất


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty CP nước khoáng Bang
Ghi chú:

Quan hệ quản lý chỉ đạo
Quan hệ phối hợp

SVTH: Nguyễn Đức Minh

17


Khóa luận tốt nghiệp

*Giám đốc: Là người chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Trong quan hệ pháp lý khi giám đốc vắng mặt có thể ủy quyền cho các
phó giám đôc điều hành công ty.
*Các phó giám đốc: là những người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm
trước giám đốc về lĩnh vực mà mình phụ trách. Gồm phó giám đốc kỹ thuật và phó
giám đốc thị trường.
*Phòng kế hoạch thị trường: Lập kế hoạch, tổ chức công tác tiêu thụ và quản lý
mạng lưới phân phối, tổng hợp kết quả tiêu thụ đạt được. Nghiên cứu thị trường, báo
cáo thông tin về thị trường cho ban lãnh đạo, tham mưu cho ban giám đốc về phương
hướng hoạt động nhằm đẩy mạnh số lượng tiêu thụ và mở rông phạm vi tiêu thụ
*Phòng kế toán tài chính: Quản lý tình hình tài chính như nguồn vốn, tài sản,
xác định kết quả kinh doanh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế
toán, quản lý và lưu trữ số liệu vào sổ sách kế toán một cách đây đủ, rõ ràng. Đảm
bảo thực hiện đúng theo chế độ kế toán hiện hành của nhà nước.
*Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp lao động trong công
ty. Thực hiện những công tác liên quan đến lực lượng lao động như quản lý tiền

lương, tiền thưởng, tham mưu cho giám đốc về vấn đề tuyển chọn, bổ sung lực lượng
lao động, đào tạo bồi dưỡng lực lượng lao động, ký kết hợp đồng lao động.
*Phòng kỹ thuật cơ điện: Tổ chức, quản lý toàn bộ hoạt động của máy móc, theo
dõi dây chuyền sản xuất, cung cấp đầy đủ nguyên liệu hóa liệu kịp thời cho hoạt động
sản xuất. Báo cáo đầy đủ tình hình máy móc của nhà máy cho ban lãnh đạo, tham
mưu cho ban lãnh đạo về việc bổ sung các linh kiện máy móc mới nếu cần thiết.
*Phân xưởng sản xuất: Công ty có một phân xưởng sản xuất chia làm 6 tổ, trong
đó 4 tổ sản xuất kinh doanh chính và 2 tổ sản xuất kinh doanh phụ thực hiện theo
chức năng và quy trình sản xuất từng loại sản phẩm.
Công việc cụ thể của mỗi tổ như sau:
Tổ vận hành: Trực tiếp phụ trách vận hành máy móc thiết bị.
Tổ xử lý nước khoáng: Phụ trá ch xử lý nước khoáng trước khi đóng chai.
SVTH: Nguyễn Đức Minh

18


Khóa luận tốt nghiệp

Tổ sản xuất nước khoáng chai thủy tinh: Đóng nước khoáng vào chai thủy tinh.
Tổ sản xuất nước khoáng chai Pet: Phụ trách đóng nước khoáng vào chai Pet.
Tổ xử lý vỏ, két: phụ trách tẩy rửa vỏ két đã qua sử dụng.
Tổ sản xuất vỏ: Phụ trách sản xuất vỏ chai Pet thuộc các kích cỡ.
2.1.3.2 Đặc điểm sản phẩm của nhà máy
- Nước khoáng đóng trong bình và chai Pet: Nước khoáng được khai thác qua
quá trình xử lý sẽ được đóng chai trực tiếp, không bổ sung thêm CO 2. Khi uống có vị
ngọt dịu.
- Nước khoáng mặn có ga đóng trong chai thủy tinh: Trong quá trình sản xuất có
bổ sung thêm CO2, hàm lượng 3,8-4,8g/lít, tạo cảm giác hơi the mặn khi uống.
- Nước khoáng ngọt có ga đóng chai: Có bổ sung thêm CO 2 trong quá trình

sản xuất, có vị chua và thơm mùi chanh. Công nghệ sản xuất trên cơ sở phương
pháp siro nguội
Bảng 2.1: Đặc điểm sản phẩm của công ty cổ phần nước khoáng Bang

TT

Sản phẩm

Đơn vị tính

Quy cách

1

Nước khoáng thủy tinh 0,46l

Két

20 chai/ 1 két

2

Nước khoáng thủy tinh 0,37l

Két

20 chai/ 1 két

3


Nước khoáng thủy tinh ngọt 0,46l

Két

20 chai/ 1 két

4

Nước khoáng thủy tinh ngọt 0,33l

Két

20 chai/ 1két

5

Nước khoáng chai Pet 1,5l

Kiện

12 chai/ 1 kiện

6

Nước khoáng chai Pet 0,5l

Kiện

24 chai/ 1 kiện


7

Nước khoáng chai Pet 0,33l

Kiện

36 chai/ 1 kiện

8

Nước khoáng bình 20l

Bình

20 lít/ 1 bình

( Nguồn phòng kế toán tài chính công ty)
2.1.3.3 Giới thiệu mỏ nước khoáng Bang

SVTH: Nguyễn Đức Minh

19


Khóa luận tốt nghiệp

Mỏ nước khoáng Bang nằm cách thành phố Đồng Hới 60 km, cách Lệ Thủy 21
km về phía Tây. Nước khoáng Bang c ó thành phần vi lượng khoáng tổng hợp thuộc
nhóm Nari Bicacbonat, tương đương với thành phần một số nguồn nước khoáng nổi
tiếng trên thế giới như BOEZOI (Grudia), VICHT (Pháp). Được phát hiện trong thời

kỳ xẽ dọc Trường Sơn đi cứu nước, nơi đây từng là quâ n y viện của bộ đội Tường
Sơn. Suối nước nóng này từng góp phần chữa lành bao vết thương và phục hồi sức
khỏe cho hàng ngàn chiến sĩ. Chiến tranh qua đi suối Bang bị quên lãng. Mãi đến
năm 1990, tỉnh Quảng Bình mới đi vào khai thác và sản xuất nước uống đó ng chai.
Ngày nay, loại sản phẩm này mang thương hiệu Cosevco Bang, với công suất khai
thác khoảng 15 triệu lít mỗi năm. Nguồn nước nóng bao gồm khoảng 200 lỗ phun trải
rộng trên diện tích khoảng 25000 m2, lưu lượng trung bình của mỗi lỗ phun khoảng
15-20 lít. Nhiệt độ sôi ở bề mặt khoảng 105 0C , càng về phía dưới nhiệt độ càng cao.
Ở bể thu hồi nhiệt độ đo được là 92 0C. Tại giếng khoan NK, lượng nước khoáng thu
được khoảng 2,6 lít ở độ sâu 55m.
2.1.4 Nguồn lực của công ty
2.1.4.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2009-2011
Lao động là yếu tố đầu vào rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Sử dụng nguồn lao động hợp lý là vấn đề rất được lãnh đạo của các
doanh nghiệp lưu tâm vì nó trực tiếp liên quan đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Cơ cấu lao động của công ty qua ba năm 2009 - 2011 thể hiện qua bảng 2.

SVTH: Nguyễn Đức Minh

20


Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 2.2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2009- 2011
Đơn vị tính: người
2009

2010


2011

2010/2009

2011/2010

Chỉ tiêu
Tổng lao động

SL

%

SL

%

SL

%

+/-

%

+/-

%

173


100

163

100

146

100

-10

-5,78

-17 -10,43

-12,24

-12 -12,24

I. Theo giới tính
1.Nam

108 62,43

98

60,12


86

58,90 -10

2.Nữ

65

37,57

65

39,88

60

41,10

0

0

-5

-7,69

30

17,34


30

18,40

25

17,12

0

0

-5

-16,67

50

28,90

50

30,67

50

34,25

0


0

0

0

93

53,76

83

50,92

71

48,63 -10

II. Theo trình độ văn hóa
1.Đại học – Cao
đẳng
2.Trung cấp
3.Lao động phổ
-10,75

-12 -14,46

thông
III. Cơ cấu theo đầu mối quản lý
1. Ban giám đốc


3

1,73

3

1,84

2

1,37

0

0

-1

33,33

8

4,62

8

4,91

8


5,48

0

0

0

0

3. Phòng kỹ thuật

8

4.62

8

4,91

8

5,48

0

0

0


0

4. Phòng kế toán

7

4,05

7

4,29

5

3,42

0

0

-2

-28,57

54

31,21

54


33,13

52

35,62

0

0

-2

-3,7

93

53,76

83

50,92

71

48,63 -10

2. Phòng tổ chứcHành chính

5. Phòng thị

trường
6. Phân xưởng sản
-10,75

-12 -14,46

xuất
(Nguồn phòng tổ chức hành chính công ty)

SVTH: Nguyễn Đức Minh

21


Khóa luận tốt nghiệp

Nhận xét:
Lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong các doanh nghiệp sản xuất vì
họ là lực lượng tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu xã hội, là nguồn
lực quan trọng quyết định đến quy mô và k ết quả sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp. Nâng cao trình độ năng lực lao động cũng như việc sử dụng hợp lý nguồn lao
động là một trong những vấn đề mà công ty cổ phần nước khoáng Bang luôn chú
trọng và hướng tới. Công ty đảm bảo nhận biết và xác địn h các nhu cầu để hoạch định
việc đào tạo hay tuyển dụng cán bộ, nhân viên cho công ty nhằm cung cấp nguồn lực
có đủ trình độ, kĩ năng và kinh nghiệm thích hợp cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
Công ty cổ phần nước khoáng Bang có đội ngũ cá n bộ lao động hăng say nhiệt
tình và nhận thức ngày càng cao. Nhiều cán bộ có trình độ kỹ thuật cao. Trình độ
quản lý tốt, đảm bảo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đi đúng
hướng, đúng mục tiêu. Bên cạnh đó các cán bộ không ngừng nổ lực r èn luyện học tập

để nâng cao trình độ chuyên môn, thích ứng nhanh với những biến động của cơ chế
thị trường.
Qua bảng cơ cấu lao động của công ty, ta thấy số lượng lao động có sự biến
động giảm. Năm 2010 giảm 10 người tương đương giảm 5,78% so với năm 2009 .
Năm 2011 giảm 17 người, tương đương giảm 10,43% so với năm 2010.
Ta thấy số lượng lao động nam trong công ty luôn lớn hơn số lượng lao động nữ,
bởi lao động phân xương chiếm tỷ lệ lớn trong công ty, công việc đòi hỏi nhiều sức
khỏe nên lao động nam thườn g chiếm lớn hơn.
Cơ cấu lao động theo trình độ ta thấy lao động có trình độ đại học năm 2010
không thay đổi so với năm 2009, đến năm 2011 thì giảm 5 người, tương đương mức
giảm 3,07%. Điều này là do số lao động này được thuyên chuyển đi nơi khác. Lao
động có trình độ trung cấp giữ nguyên. lao động phổ thông có xu hướng giảm, cụ thể
năm 2010 giảm 10 người tương 5,78% so với năm 2009. Năm 2011 giảm 12 người
tương dương 7,36%. Điều này là do công việc trong mùa mưa bão của công ty không
ổn định làm cho nhiều l ao động thôi việc.

SVTH: Nguyễn Đức Minh

22


Khóa luận tốt nghiệp

Cơ cấu lao động theo đầu mối quản lý cũng có tỷ lệ chênh lệch, nguồn nhân lực
chủ yếu tập trung ở phòng thị trường và phân xưởng sản xuất. Điều này là do nhu cầu
mở rộng thi trường tiêu thụ nên nhân viên thị trường chiếm tỷ lệ lớn. Là đơ n vị sản
xuất kinh doanh nên lao động chủ yếu tập trung ở phân xưởng sản xuất.
Tóm lại, lao động của công ty có xu hướng giảm, điều đó đặt ra cho công ty cần
phải nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều việc làm hơn nữa để thu hút thêm lao
động, cần có các chính sách đãi ngộ để thu hút lao động có trình độ cao, phát huy khả

năng sáng tạo, y tưởng để mở rộng hoạt động của công ty cũng như nâng cao khả
năng tiêu thụ.
2.1.4.2 Nguồn lực tài chính của công ty qua 3 năm 2009 -2011
a. Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2009-2011
Nhìn vào bảng 3, ta thấy tổng giá trị tài sản của công ty qua 3 năm luôn có sự
biến động tăng giảm. Năm 2009, tổng giá trị tài sản là 22.960 triệu đồng, năm 2010
tổng giá trị tài sản là 23.777 triệu đồng, tăng 817 triệu đồng so với nă m 2009, tức là
tăng 3,56%. Năm 2011 tổng giá trị tài sản là 22.634 triệu đồng, giảm so với năm 2010
là 1.143 triệu đồng, tức là giảm 4,8%. Để hiểu rõ hơn ta tiến hành xem xét các nhân
tố ảnh hưởng:

SVTH: Nguyễn Đức Minh

23


Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 2.3: Tình hình tài sản của công ty cổ phần nước khoá ng Bang qua 3 năm 2009-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
2009

2010

2011

2010/2009

2011/2010


Chỉ tiêu
Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

+/-

%

+/-

31,87 -1.242

%

A. TSLĐ & ĐTNH

3.034

13,21

4.001


16,83

2.759

12,19

967

I. Tiền mặt

1.163

38,33

1.184

29,59

1.326

48,06

21

1,81

II. Các khoản phải thu ngắn hạn

879


28,97

2.072

51,79

757

27,44

1193

135,72

III. Hàng tồn kho

825

27,19

668

16,7

635

23,02

-157


-19,03

-33

IV. TSLĐ khác

167

5,5

77

1,92

41

1,48

-90

-53,89

-36 -46,75

B. TSCĐ & ĐTDH

19.926

86,79


19.776

83,17

19.875

87,81

-150

-0,75

99

0,5

I. TSCĐ

11.103

55,72

11.310

57,19

11.358

57,15


207

1,86

48

0,42

8.823

44,28

8.466

42,81

8.517

42,85

-357

-4,04

51

0,6

22.960


100

23.777

100

22.634

100

817

3,56 -1.143

-4,8

II. Chi phí trả trước dài hạn
Tổng tài sản

142

31,04
11,99

-1315 -63,47
-4,94

(Nguồn: phòng kế toán tài chính công ty)


SVTH: Nguyễn Đức Minh

24


Khóa luận tốt nghiệp

Trong cơ cấu tài sản, ta nhận thấy TSCĐ& ĐTDH chiếm tỷ trọng rất lớn. Đây
cũng là điều dễ hiểu bởi đối với các doanh nghiệp sản xuất thường thì TSCĐ chiếm
một tỷ lệ rất lớn trong cơ c ấu tài sản. Cụ thể như sau: năm 2009 TSCĐ chiếm
86,79%; năm 2010 TSCĐ chiếm 83,17%; năm 2011 TSCĐ chiếm 87,81%. TSCĐ&
ĐTDH của công ty có xu hướng tăng do công ty có đầu tư thêm một số máy móc
thiết bị để phục vụ công tác sản xuất kinh được tốt hơn.
-Trong phần TSCĐ& ĐTDH , ta thấy chi phí trả trước dài hạn không có sự thay
đổi qua các năm. Như năm 2009, chi phí trả trước dài hạn là 8.823 triệu đồng. Năm
2010, chi phí trả trước dài hạn là 8.466 triệu đồng. Năm 2011, chi phí trả trước dài
hạn là 8.517 triệu đồng.
Tài sản lưu động chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng giá trị tài sản. Năm 2009 giá trị
TSLĐ chiếm 13,21%; năm 2010 giá trị TSLĐ chiếm 16,83%; năm 2011 giá trị TSLĐ
chiếm 12,19%. Năm 2009 giá trị TSLĐ là 3.034 triệu đồng. Năm 2010, giá trị TSLĐ
là 4.001triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 967 triệu đồng, tức tăng 31,87%. Năm
2011, giá trị TSLĐ là 2.759 triệu đồng, giảm so với năm 2010 1.242 triệu đồng, tức
giảm 31,04%.
- Lượng tiền mặt của công ty qua 3 năm cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong
TSLĐ& ĐTNH. Như năm 2009 chiếm 38,33%; năm 2010 chiếm 29,59%; năm 2011
chiếm 48,06%. Cụ thể, năm 2009 lượng tiền mặt là 1.163 triệu đồng; năm 2010
lượng tiền mặt là 1.184 triệu đồng, tăng 21 triệu đồng tức tăng 1,81% so với năm
2009; năm 2011 tiền mặt là 1.326 triệu đồng, tăng 142 triệu đồng tức tăng 11,99%.
Lượng tiền mặt ngày càng tăng lên và chiếm tỷ lệ lớn trong TSLĐ& ĐTNH là một
dấu hiệu đáng mừng cho công ty cổ phần nước khoáng Bang.

- Khoản phải thu của công ty có sự tăng đột biến trong năm 2010. Năm 2009,
khoản phải thu của công ty là 879 triệu đồng, chiếm 28,97% của TSNH . Thì đến
năm 2010, khoản phải thu của công ty là 2.072 triệu đồng, chiếm 51,79% trong
TSNH, tăng 1.193 triệu đồng tức tăng 135,72% so với năm 2009. Năm 2011, khoản
phải thu của công ty có sự giảm xuống đáng kể chỉ còn 757 triệu đồng, chiếm
SVTH: Nguyễn Đức Minh

25


×