Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TỔNG QUAN VẬT LIỆU XÚC TÁC ZSM5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.31 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA HÓA
  

Đề tài

TỔNG QUAN VẬT LIỆU ZEOLIT Fe-ZSM-5

ĐINH VĂN SAO
BỘ MÔN: HÓA HỮU CƠ
KHÓA 2012 – 2016

Huế 11/2015

1


2


MỞ ĐẦU
Sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong các ngành công nghiệp
hóa học , hóa dầu, thực phẩm có liên quan và gắn bó chặt chẽ với việc sử dụng
các loại xúc tác. Đặc biệt trong hóa dầu chất xúc tác đóng vai trò quan trọng và
là nền tảng cho sự phát triển của ngành. Đối với ngành công nghiệp hóa học nói
chung và lĩnh vực lọc hóa dầu nói riêng, công nghệ xúc tác và hấp phụ có vai
trò cực kỳ quan trọng, tham gia vào gần như toàn bộ quá trình sản xuất, quyết
định chất lượng đầu ra của nhiên liệu và nguyên liệu cho sản xuất các sản
phẩm. Vì xúc tác không chỉ: Tạo được nhiều sản phẩm và kinh tế hơn (giúp
tăng tốc độ phản ứng, đơn giản hóa các bước phản ứng, giảm chi phí đầu tư,


phản ứng tiến hành ở điều kiện trung bình (T, P thấp) giảm năng lượng tiêu
thụ), mà còn giúp giảm đáng kể lượng chất thải trong quá trình chế biến thành
phẩm, làm sạch khí thải độc hại và bảo vệ môi trường (Nâng cao độ chọn lọc
sản phẩm mong muốn, làm giảm lượng nguyên liệu chất thải không mong
muốn, thay thế các nguyên liệu nguy hiểm và độc hại).
Nhung thực tiễn sản xuất cho thấy, vấn đề môi trường và an toàn là hai yếu tố
quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành công nghiệp này. Trên
thế giới có nhiều hoá chất được sử dụng không đúng nguyên tắc đã gây ra
những nguy cơ đối với môi trường và sức khoẻ con người. Các hoá chất này
được thải ra môi trường bằng nhiều con đường khác nhau: khí thải, nước thải...
Phenol và dẫn xuất của chúng là một trong số những chất độc nguy hiểm,
tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng gây ra ung thư. Cho đến nay một số
công nghệ xử lý nước uống thường dùng clo để sát trùng. Nếu trong nước có
một hàm lượng phenol nhất định thì các hợp chất phenol chứa clo sẽ hình thành
làm cho nước có mùi vị lạ. Do đó, nhu cầu phân huỷ hoàn toàn phenol và các
dẫn xuất của chúng thành CO2, và H2O hoặc chuyển hoá chúng về dạng có thể
oxy hoá bằng phương pháp sinh học là hết sức cần thiết.
Ngày nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các hệ xúc tác khác
nhau để xử lý phenol và các dẫn xuất của chúng trong nước thải thành CO2 và
H2O. Các kỹ thuật xử lý phenol hầu hết đều sử dụng phương pháp đồng thể
chứa các ion kim loại làm xúc tác (Fe2+, Cu2+,...). Hệ xúc tác Fenton với tác
nhân oxy hoá là H2O2 là hệ xúc tác hữu hiệu để xử lý oxy hoá phenol trong
nước thải. Nhưng việc sử dụng Fe cũng như các muối kim loại khác làm xúc
tác đồng thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi và chính chúng cũng
là tác nhân gây ô nhiễm thứ cấp.
Xuất phát từ các nguyên nhân đó, em đã tìm hiểu “ TỔNG QUAN VẬT LIỆU
3


Fe-ZSM-5” .Vật liệu được ứng dụng làm xúc tác dị thể kiểu Fenton có khả

năng xử lý các hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường.
1. Tổng quan Zeolit Fe-ZSM-5
1.1. Giới thiệu chung
Zeolit Fe-ZSM-5 có cấu trúc MFI, trong đó Si4+ được thay thế đồng hình
bởi Fe3+ trong mạng tinh thể. Một trong các phương pháp thay đổi tính chất axit
bề mặt của zeolit là thay thế đồng hình các ion khác như Fe, Ga, B, Ti, Co...cho
Si4+. Mặt khác, sự thay thế đó đã mở ra những khả năng ứng dụng mới của họ
MFI. Fe-ZSM-5 ngoài tính chất xúc tác axit còn có tính chất oxy hoá khử. Vì
vậy, nó không những được dùng trong các phản ứng chuyể hoá hydrocacbon
theo cơ chế cacbocation mà còn được sử dụng trong các phản ứng oxy hoá khử
để xử lý các chất ô nhiễm trong môi trường nước và khí.
1.2. Khái niệm
Fe-ZSM-5 có chung thành phần, cấu trúc và tính chất hóa lý bề mặt zeolit họ MFI.

Zeolit ZSM-5 là metalosilicat tinh thể có thành phần hóa học ở mạng cơ sở :

Nan.[Mn.Si96_n0l92].16H20

(n < 27).

Zeolit Fe-ZSM-5 là hợp chất vô cơ dạng tinh thể có cấu trúc không gian ba chiều, lỗ
xốp đặc biệt và trật tự cho phép chúng phân chia (Rây) phân tử theo hình dạng và kích
thước.
- Thành phần chủ yếu của Zeolít là Si, Fe, Oxi và một số kim loại kiềm, kiềm thổ khác.
- Đặc điểm cấu trúc của Zeolít Fe-ZSM-5
Zeolít Fe-ZSM-5 có cấu trúc tinh thể, bộ khung được tạo thành bởi mạng lưới không
gian 3 chiều của các tứ diện TO4 ( T là Si hoặc Fe ).
Mỗi tứ diện TO4 có 4 ion O2- bao quanh một cation T (Si, Fe). Mỗi tứ diên liên kết với 4 tứ
diện bên cạnh bằng cách góp chung các nguyên tử oxy ở đỉnh. Trong tứ diện FeO 4 có hoá trị
3 nhưng số phối trí là 4 nên tứ diện FeO4 mang một điện tích âm.

Điện tích âm này
được bù trừ bằng
cation kim loại, còn
gọi là cation bù trừ
điện tích khung và
4


-

thường là cation kim loại kiềm. Vì vậy, số cation kim loại hoá trị 1 trong thành phần hoá học
của Zeolit chính bằng số nguyên tử nhôm ( Fe ).

Hình 1. Cấu trúc Fe1.3. Tâm

ZSM-5.

xúc tác của tinh thể zeolit Fe-ZSM-5

Sự phân bố sắt và các kim loại khác trong zeolit đã nghiên cứu một cách
có hệ thống. Nói chung, sắt có thể tồn tại ở ba vị trí trong zeolit như sau[1]:
- Ở tâm tứ diện trong mạng lưới tinh thể.
- Ở các mao quản trong tinh thể.
- Ở bề mặt ngoài tinh thể.

Hình 4. Các dạng tồn tại của sắt trong
tinh thể zeolit Fe-ZSM-5.
Ba vị trí tồn tại khác nhau của Fe trong
khuôn khổ tứ diện của zeolite monolith ZSM5, thay thế các nguyên tử silicon.
-Loại I: ion Fe3+ thay thế đồng hình Si4+ trong mạng lưới tinh thể. Cation

bù trừ điện tích âm của mạng lưới.
- Loại II: ion Fe3+ nằm ở ranh giới giữa tứ diện (trong mạng) và bát diện
(ngoài mạng).
- Loại III: tâm sắt Fe(OH),+ ở vị trí cation bù từ điện tích âm của mạng
lưới.
5


Ngoài ba loại trên sắt còn tồn tại dưới dạng oxyt Fe xOy nằm trong hệ thống
mao quản hoặc nằm trên bề mặt tinh thể.
Để nghiên cứu các trạng thái liên kết của nguyên tử sắt trong tinh thể,
người ta đã sử dụng phương pháp phổ cộng hưởng từ điện tử EPR. Phương
pháp này cho phép phát hiện một lượng rất nhỏ của sắt.
Từ phổ EPR có thể xác định hệ số tách phổ Lande 2, đây là một thông số
quan trọng để xác định trạng thái liên kết của sắt. Tại giá trị g ~4,3 là peak đặc
trưng cho ion Fe3+ ở vị trí tâm tứ diện TO 4, g ~2 là peak đặc trưng cho ion Fe3+
ở vị trí tâm bát diện phối trí với các nguyên tử oxy hay ở vị trí cation bừ trừ
điện tích âm của mạng lưới và nằm trong hệ thống mao quản của zeolit [2].
1.4. Tổng hợp zeolit Fe-ZSM-5

Hình 5. Quá trình tổng hợp Fe-ZSM-5.
1.4.1. Nguyên liệu
- Thủy tinh lỏng Na2SiO3 ( d= 1,37 )
- Sắt (III) nitrat Fe(NO3)3.9H2O
- Axit oxalic C2H2O4.2H2O
- Axit sunfuric H2SO4 98%
- Tetra propyl amoni bromua ( TPA- Br )
1.4.2. Các bước tiến hành
- Về nguyên tắc, zeolit được tổng hợp bằng phương pháp thuỷ nhiệt.
Phương pháp tổng hợp thuỷ nhiệt bao gồm những giai đoạn chính như

chuẩn bị hydrogel aluminosilicat, già hoá, kết tinh, lọc, rửa và sấy. Tiếp theo là
6


những biến tính zeolit để đáp ứng mục đích sử dụng.
+ Dung dịch A gồm: Thủy tinh lỏng và nước cất được khuấy đều, pH = 12.
+ Dung dịch B gồm: sắt (III) nitrat, axit oxalic, axit sunfuric 98% và nước
cất được khuấy cho đến khi sắt (III) nitrat và axit oxalic hòa tan hoàn toàn,
dung dịch tạo thành có màu vàng nhạt và pH= l.
+ Dung dịch C: TPA-Br và nước cất
Dung dịch A
Dung dịch B

Khuấy

Già hóa

Kết tinh thủy nhiệt

Dung dịch C
Lọc, rửa

Nung

Fe-ZSM-5

Sấy

Hình 6. Sơ đồ tổng hợp Fe-ZSM-5
- Quá trình hình thành gel

Ba dung dịch A, B, C được phối trộn và khuấy đều trong 1 giờ tạo gel
đồng thể. Chuyển hỗn hợp gel đồng thể này vào bình teflon giữ ở nhiệt độ
phòng trong 24 giờ.
- Quá trình kết tinh thủy nhiệt
Quá trình kết tinh bao gồm hai giai đoạn: tạo nhân tinh thể và phát triển
tinh thể. Tốc độ tạo nhân và tốc độ phát triển tinh thể là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu suất kết tinh và kích thước tinh thể của zeolit trong quá trình
kết tinh. Đặt bình teflon vào autoclave và đưa vào tủ sấy. Duy trì nhiệt độ tủ
sấy ở 170°C trong 72h. Mục đích của quá trình này là nhằm kết tinh thành dạng
cấu trúc tinh thể thích hợp.
- Rửa, lọc, sấy và nung
Trong autoclave, sản phẩm tinh thể lắng dưới lớp chất lỏng trong suốt.
7


Lọc và rửa tinh thể nhiều lần bằng nước cất tới pH=7. Sấy khô trong không khí
ở 120°c trong 3 giờ, nung tiếp ở 550°c trong 3 giờ. Mục đích của quá trình sấy
và nung này nhằm để loại bỏ nước, chất tạo cấu trúc. Để có thể loại bỏ hoàn
toàn chất tạo cấu trúc còn nằm trong mao quản đòi hỏi nhiệt độ được nâng lên
một cách từ từ tránh việc tạo thành cốc bám dính trên bề mặt mao quản, ngăn
cản quá trình thoát ra tiếp theo của chất tạo cấu trúc và làm giảm chất lượng
của xúc tác thu được.
 Sự tổng hợp Fe-ZSM-5 khó hơn A1-ZSM-5 vì trong điều kiện kết tinh
(nhiệt độ, độ pH cao), ion Fe3+ rất dễ bị kết tủa. Do đó việc tìm ra các
tham số thích hợp cho quá trình kết tinh (thời gian, pH, nồng độ...) là
rất quan trọng.
1.5. Nghiên cứu đặc trưng tính chất lý hóa, cấu trúc của xúc tác
Trong lĩnh vực khoa học thực nghiệm có rất nhiều phương pháp khác nhau
được sử dụng để nghiên cứu đặc trưng tính chất hoá lý và cấu trúc tinh thể của
vật liệu. Việc lựa chọn các phương pháp này phụ thuộc vào từng loại cấu trúc

và mục đích nghiên cứu.
Kỹ thuật
Phổ hấp thụ hồng ngoại (IR)

Mục đích
Nghiên cứu đặc trưng của các liên kết
trong và ngoài mạng tinh thể.

Phổ nhiễu xạ Rơnghen ( XRD )

Nghiên cứu cấu trúc tinh thể và
thành phần hóa học của vật liệu.

Hiển vi điện tử quét ( SEM )

Xác định hình dạng và kích thướt của
tinh thể.

1.5.1. Phổ hấp thụ hồng ngoại ( IR )
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc: khi chiếu một chùm tia đơn sắc có
bước sóng nằm trong vùng hồng ngoại (50-10.000 cm-1) qua chất phân tích,
một phần năng lượng bị chất hấp thụ làm giảm cường độ tia tới. Sự hấp thụ này
tuân theo định luật Lambert-Beer:
8


D = lg
Trong đó:
D : Mật độ quang.
I0, I: Cường độ ánh sáng trước và sau khi ra khỏi chất phân tích.

C: Nồng độ chất phân tích, k hệ số hấp thụ, d chiều dày cuvet
Phân tử hấp thụ năng lượng thực hiện dao động (xê dịch các hạt nhân
nguyên tử xung quanh vị trí cân bằng) làm giảm độ dài liên kết giữa các
nguyên tử và các góc hoá trị tăng giảm tuần hoàn, chỉ có những dao động làm
biến đổi moment lưỡng cực điện của liên kết mới xuất hiện tín hiệu hồng ngoại.
Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của độ truyền quang vào bước sóng là phổ
hấp thụ hồng ngoại. Mỗi nhóm chức hoặc liên kết có một tần số (bước sóng)
đặc trưng bằng các peak trên phổ hồng ngoại. Như vậy, căn cứ vào các tần số
đặc trưng này có thể xác định được các liên kết giữa các nguyên tử hay nhóm
nguyên tử, từ đó xác định được cấu trúc của các chất phân tích.

Bảng 1. FT-IR quang phổ của các mẫu xúc tác: (a) Fe-ZSM-5 mới (b) sử
dụng Fe-ZSM-5 zeolite màng xúc tác (8 giờ) và (c) sử dụng Fe-ZSM-5 zeolite
chất xúc tác màng (40 giờ).
Nhận dạng sản phẩm bằng phổ hấp thụ hồng ngoại ( IR )
Theo tài liệu [7] trong vùng 400cm-1-1300 cm-1, các aluminosilicat vô định
9


hình và tinh thể (zeolit) có thể có các đám phổ đặc trưng sau đây:
- Đám phổ trong vùng 420cm-1-500 cm-1 đặc trưng cho các dao động biến
dạng của các liên kết T- О bên trong tứ diện T04 (T= Si, Fe, Al). Đám phổ này
không đặc trưng cho cấu trúc tinh thể. Pha tinh thể hay vô định hình chứa các
tứ diện T04 đều cho đám phổ đó.
- Đám phổ 500 cm-1- 650 cm-1 đặc trưng cho các dao động của các vòng
kép (4, 5, 6 cạnh). Nó rất đặc trưng cho trạng thái tinh thể của zeolit. Đối với
zeolit ZSM-5 (vòng kép 5 cạnh) đám phổ 550 cm-1 được dùng làm chuẩn để
xác định hàm lượng pha tinh thể. Đám phổ 650 cm-1- 950 em-1 đặc trưng cho
các dao động hoá trị đối xứng của T-O-T bên trong và bên ngoài TO 4. Do đó,
trong vùng này có thể có một đám phổ đặc trưng cho trạng thái tinh thể.

- Đám phổ 950 cm-1-1200 cm-1 đặc trưng cho các dao động hoá trị bất đối
xứng trong các TO4.
- Đám phổ xung quanh 1220 cm-1 đặc trưng cho các dao động hoá trị bất
đối xứng của các liên kết ngoài TO4 nên rất nhạy với các biến đổi cấu trúc.
Nhưng vì cường độ của đám phổ 1220 cm-1 luôn luôn bé hơn nhiều so với
cường độ đám phổ 550 cm-1 nên người ta không sử dụng chúng làm tiêu chuẩn
xác định độ tinh thể.
Đối với ZSM-5, các tác giả [8] đã đề nghị rằng, đám phổ

550 cm-1 đặc

trưng cho tổ hợp vòng kép 5 cạnh kiểu 5-5, còn đám phổ 1200 cm-1 đặc trưng
cho các dao dộng của chuỗi vòng 5 cạnh có trục đối xứng xoắn bậc hai.
Tần số ( cm-1)
451
543
796
1099
1230

Đặc trưng
Dao động biến dạng liên kết T- O trong tứ diện TO4
Dao động vòng kép 5 cạnh
Dao động hóa trị đối xứng liên kết T-O-T trong và ngoài
Dao động hóa trị bất đối xứng trong TO4
Dao động hóa trị bất đối xứng trong T04

Dựa trên phổ hồng ngoại ta thấy rằng: mẫu tổng hợp được xuất hiện đám
phổ trong vùng 550 cm-1 đặc trưng cho dao động vòng kép 5 cạnh.
10



5.1.2. Nhiễu xạ Rơnghen ( XRD )
Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen là một trong những phương pháp được sử
dụng khá phổ biến để nghiên cứu vật liệu, đặc biệt là trong nghiên cứu cấu trúc
tinh thể vật chất. Theo thuyết cấu tạo tinh thể, mạng lưới tinh thể được cấu tạo
từ những nguyên tử hay ion phân bố đều đặn trong không gian tuân theo một
quy luật nhất định. Khoảng cách giữa các nguyên tử (hay ion) khoảng vài
Angstron (A°). Khi chùm tia tới đập vào tinh thể và đi vào bên trong nó, thì
mạng tinh thể có thể đóng vai trò của một cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Trong
mạng tinh thể, các nguyên tử hay ion có thể phân bố trên các mặt phẳng (mặt
phẳng tinh thể) song song với nhau. Các nguyên tử bị kích hoạt bởi chùm tia X
này sẽ trở thành những tâm phát ra tia tán xạ. Hiệu quang trình của hai tia phản
xạ bất kỳ trên hai mặt phẳng cạnh nhau được tính như sau:
∆ = 2.d.sin
Trong đó:
d - khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song.
- góc giữa chùm tia X và mặt phẳng phản xạ.
Theo điều kiện giao thoa để các sóng nhiễu xạ trên hai mặt phẳng cùng
pha thì hiệu quang trình phải bằng nguyên lần độ dài sóng ( ). Do đó:
d.sin = n
Đây là hệ thức Vulf-Bragg, là phương trình cơ bản trong nghiên cứu cấu
tạo mạng tinh thể. Căn cứ vào các cực đại nhiễu xạ trên giản đồ nhiễu xạ
Rơnghen xác định được 2. Từ đó tính ra d theo hệ thức Vulf-bragg. So sánh giá
trị d tìm được với d chuẩn thì sẽ xác định được thành phần cấu trúc mạng tinh
thể của chất phân tích. Vì vậy, phương pháp này thường được sử dụng để
nghiên cứu cấu trúc tinh thể của vật liệu.

11



Bảng 2. Phổ nhiễu xạ của vật liệu tổng hợp được

Bảng 3: mẫu XRD (a) Fe-ZSM-5 mới (b) sử dụng Fe-ZSM-5 zeolite màng
xúc tác (8 giờ) và (c) sử dụng Fe-ZSM-5 zeolite chất xúc tác màng (40 giờ).
Theo tác giả [9], các peak có góc 2 =22- 25 đặc trưng cho tinh thể ZSM-5
còn các peak có góc 2
Mẫu
Fe7

26,6 đặc trưng cho tinh thể dạng a-quart.
Các peak nhiễu xạ Rơghen
1
2
23
23,9

3
24,5

Góc 2
d
3,843
3,719
3,654
Từ kết quả phân tích phổ nhiễu xạ Rơnghen (XRD), ta thấy rằng mẫu tổng

hợp được xuất hiện các đám phổ có góc 2 =22-25 đặc trưng cho cấu trúc của
họ zeolit MFI với cấu trúc tinh thể cơ bản dạng orthorhombic.
5.1.3. Hiện vi điện tử quét( SEM )

12


Nguyên tắc cơ bản của kính hiển vi điện tử quét là dùng chùm điện tử để
tạo ảnh cho mẫu nghiên cứu. Ảnh đó khi đến màn huỳnh quang có thế đạt độ
phóng đại yêu cầu. Chùm điện tử được quét đều lên mẫu. Khi chùm điện tử đập
vào mẫu, trên bề mặt mẫu sẽ phát ra những điện tử phát xạ thứ cấp. Mỗi điện tử
phát xạ này qua điện thế gia tốc vào phần thu và được biến đổi sẽ trở thành một
tín hiệu ánh sáng, chúng được khuếch đại và đưa vào mạng lưới điều khiển tạo
độ sáng trên màn ảnh. Mỗi điểm trên mẫu nghiên cứu cho một điểm trên màn
ảnh. Độ sáng tối trên màn ảnh phụ thuộc vào lượng điện tử thứ cấp phát ra tới
bộ thu và phụ thuộc vào tình trạng bề mặt mẫu nghiên cứu. Đặc biệt do có khả
năng hội tụ chùm tia nên chùm điện tử có thể đi sâu vào trong mẫu, cho phép
nghiên cứu cả phần bên trong của vật chất.
Nhờ khả năng phóng đại và tạo ảnh mẫu rõ nét, hiển vi điện tử quét
thường được sử dụng để nghiên cứu kích thước và hình dạng tinh thể vật chất.
Nhìn vào ảnh chụp SEM mẩu có kích thước hạt tinh thể 2-2,5
tổng hợp được có kích thước hạt tinh thể đồng đều.

Hình 7. Hình SEM của vật liệu

13

. Mẩu


KẾT LUẬN
- Vật liệu được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt có cấu trúc mao
quản trung bình ( ~ 5 - 6Ao).
- Việc thay thế đồng hình Fe3+ cho Si4+ khó hơn so với Al3+ cho Si4+ trong

kiểu cấu trúc MFI. Tính chất bề mặt ( axit ) và tính chất xúc tác của FeZSM-5 khác nhiều so với AlZSM-5. Điều đó chứng tỏ vai trò rất quan
trọng của nguyên tố ( kim loại ) trong hệ metalosilicat. Đặc điểm này mở
ra một triển vọng to lớn trong việc chế tao các vật liệu mới trên cơ sơ
aluminosilicat và silicat.
- Sự tồn tại sắt ngoài mạng là điều không thể tránh khỏi trong quá trình
tổng hợp Fe-ZSM-5, sắt ở ngoài mạng sẽ làm hẹp kích thước mao quản
của zeolit. Tuy nhiên, lượng sắt nằm ngoài mạng ở một mức độ nào đó
cũng góp phần tích cực vào phản ứng xúc tác đặc biệt vai trò cải thiện độ
chọn lọc hình dạng của zeolit.
- Việc đưa sắt vào mạng cấu trúc MFI phần nào đã hạn chế kim loại tách
ra trong quá trình phản ứng.
- Sử dụng phương pháp hóa học, hóa lý hiện đại IR, XRD, SEM để đồng
thời khảo sát một vấn đề, một đối tượng.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ratnasamy P. and Kumar R. (1991), “A Serial publiccation dealing
with topical thmes in catalysis and elated subjects”, Ferrisilicate analogs
of zeolits, 9.
[2]. Brunet R., Luck R., Wieker W., Fahlk B. (1992), “EPR study on the
incorporation of Fe(II) ion in ZSM-5 zeolites independence on the preparation
conditions”, J. zeolites, 12, p. 380 + 385 .
[3]. Trần Thị Kim Hoa, Trần Thị Văn Thi, Đặng Đình Bảy, Nguyễn Duy
Thuận, Ngô Phương Hồng, Trần Văn Hùng, Nguyễn Hữu Phú. Tính chất
xúc tác của zeolit Fe-ZSM-5 trong phản ứng oxi hóa phenol bằng
H2O2.Tạp chí hấp phụ và xúc tác.
[4]. Keju Sun, Fengtao Fan, Haian Xia, Zhaochi Feng, Wei-Xue Li and
Can Li, ( 2008 ) “Framework Fe Ions in Fe-ZSM-5 Zeolite Studied by UV

Resonance Raman Spectroscopy and Density Functional Theory
Calculations”
[5]. Thana Maihom, Pipat Khongpracha, Jakkapan Sirijaraensre and
Jumras Limtrakul ( 2013 ), “Mechanistic Studies on the Transformation of
Ethanol into Ethene over Fe-ZSM-5 Zeolite”
[6]. ( 25/10/2015)
[7]. Jule A. Rabo (1980). Zeolit chemistry and catalysis. Mir. Moscow, p.
115
[8]. J. C. Jansen (1984),...Identification of ZSM-type and other 5-ring
containing zeolit by i.r. spectros-copy, zeolit, vol 4, p.313 + 318.
[9]. V. C. Famar (1974). Infrared spectra of minerals, Mineralogical
Society, p 366 + 369
[10]. Trần Trung Ninh, Zeolit ZSM - 5 tổng hợp đặc trưng và tính chất xúc
tác, Luận án Tiến sĩ Hóa học, Hà Nội, (1998).
15


[11]. Trần Thị Kim Hoa, Nghiên cứu tổng hợp Fe-ZSM-5 có tỉ lệ Si/Fe khác
nhau và tính chất xúc tác trong phản ứng ôxy hoá phenol, Luận án Tiến sĩ
Hóa học, Hà Nội, (2001).

16



×