Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Thực trạng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tài sản tại công ty TNHH ngọc anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.33 MB, 78 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Rủi ro xất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống, luôn đe dọa cuộc sống của con
người. Do vậy, con người luôn quan tâm và tìm cách đối phó với rủi ro. Lịch sử phát
triển của xã hội gắn liên với quá trình đấu tranh, ngăn chặn rủi ro. Con người đã tìm ra
rất nhiều cách để ngăn ngừa, xử lý rủi ro. Nhưng trong quá trình phát triển của xã hội
luôn xuất hiện nhiều rủi ro mới ngày càng đa dạng và phức tạp h ơn.
Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro luôn đồng hành với lợi nhuận. Mọi quyết
định trong kinh doanh đều được đưa ra trong điều kiện có rủi ro. Thành công có được
một phần không nhỏ là nhờ biết ngăn ngừa, hạn chế rủi ro. Rủi ro trong hoạt động của
DN xảy ra một cách thườ ng xuyên, khó kiểm soát và nó trở thành mối quan tâm hàng
đầu của nhiều DN. Nhà quản trị đòi hỏi phải nhận biết các loại rủi ro mà DN có thể
phải đối mặt trong tương lai (như rủi ro về tài sản, nhân lực, thiệt hại kinh doanh, trách
nhiệm phá p lý…) để có thể đưa ra những đối sách thích hợp.
Mỗi một doanh nhiệp muốn hoạt động phải có địa điểm cụ thể có tài sản, có thể
là văn phòng, toà nhà, khách sạn, trung tâm thương mại, hoặc nhà máy sản xuất... Dù
với quy mô lớn hay nhỏ, tài sản có thể gặp rủi ro từ những sự kiện bất ngờ như: bão,
lụt, hoả hoạn, mất cắp, hư hỏng và các rủi ro khác...Trong quá trình sản xuất kinh
doanh, những tài sản có chức năng sinh lời (đưa vào sản xuất kinh doanh) bị tổn t hất
sẽ làm ngừng trệ, gián đoạn kinh doanh gây thiệt hại về doanh thu hay lợi nhuận cho
người sở hữu tài sản đó.
Bất chấp quy mô và độ phức tạp, việc xử lý những rủi ro có thể xảy ra đối với
tài sản là cần thiết cho mọi công việc kinh doanh. Mỗi một doanh nghiệp thương mại
hay nhà máy sản xuất cần phải thu xếp một giải pháp bảo vệ phù hợp đối với những
tổn thất, thiệt hại bất ngờ đối với tài sản và tổn thất gián đoạn kinh doanh gây ra bởi
những thiệt hại tài sản.
Với mục tiêu phát triển vững mạnh Công ty TNHH Ngọc Anh luôn đề cao công


tác quản trị rủi ro, trong đó đặc biệt là rủi ro tài sản. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài :
“Thực trạng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tài sản tại công ty TNHH Ngọc Anh.”
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

2. Mục tiêu của đề tài.
2.1 Mục tiêu chung.
Đề tài muốn hướng đến các mục tiêu :
- Khái quát được những vấn đề lý luận vể rủi ro – rủi ro tài sản và biện pháp
phòng ngừa hạn chế rủi ro tài sản trong hoạt động của DN sản xuất kinh doanh.
- Phân tích thực trạ ng, tình hình rủi ro tài sản công ty TNHH Ngọc A nh – Huế.
- Khái quát những vấn đề lý luận về rủi ro tài sản và biện pháp phòng ngừa hạn
chế rủi ro tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Ngọc Anh.
- Có cái nhìn tổng quát rõ hơn về rủi ro tài sản.
2.2 Mục tiêu cụ thể.
- Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Ngọc Anh.
- Nhận dạng và đánh giá rủi ro tài sản mà công ty gặp phải. Từ đó phát hiện
những nguyên nhân chủ quan, khách quan gây ra rủi ro tài sản đối với công ty.
- Đánh giá những giải pháp mà công ty đã thực hiện. Từ kết quả nghiên cứu đưa
ra những giải pháp, kiến nghị để công ty hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động quản
trị rủi ro tài sản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Nhận dạng, phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tài sản và đề ra các biện

pháp nhằm phòng ngừa, khắc phục, hạn chế rủi ro.
Rủi ro tài sản trong đề tài tập trung đến tài sản cố định hữu hình được phân loại
theo tiêu chí nội dung vật chất :
- Nhà cửa, vật kiến trúc.
- Nhà xưởng.
- Thiết bị máy móc.
- Kho, cửa hàng, trạm, trại.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

- Phương tiện vận chuyển.
- TSCĐ trong quản lý.
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
- TSCĐ khác.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi không gian : Đề tài được thực h iện nghiên cứu tại Công ty TNHH
Ngọc Anh – Huế.
- Phạm vi thời gian :
+ Số liệu thứ cấp :
Thu thập các số liệu hoạt động kinh doanh , tài liệu trong giai đoạn từ năm 2009
– 2011 từ các phòng ban liên quan, đặc biệt là phòng kinh doanh, hành chính.
Thu thập các số liệu lưu trữ về chi phí sửa chữa, khắc phục rủi ro trong thời
gian 10 năm.
+ Số liệu sơ cấp :

Điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi 31 người (nhân viên, cấp quản lý am hiểu về
các hoạt động của công ty) . Thời gian thực hiện điều tra là tháng 3/2012.
Phỏng vấn trực tiếp nhân viên, cấp quản lý có liên quan của công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương Pháp nghiên cứu định tín h:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Đây là phương pháp thu thập thông
tin qua sách báo, tài liệu, internet nhằm lựa chọn những khái niệm và ý tưởng cơ bản
làm cơ sở lý luận cho đề tài. Những thông tin được quan tâm trong phương pháp này là
cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề tài sản và rủi ro tài sản được đăng tải qua tài liệu
nghiên cứu và các khóa luận đã được bảo vệ trướ c đây.
Sử dụng phương pháp thanh tra hiện trường : Bằng những quan sát và nhận xét
thực tế về tổng thể bố trí mặt bằng, các hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn tới rủi ro
hiện hữu.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

Phương pháp nghiên cứu định lượng :
Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu: Là phương pháp tổng hợp lại thông tin,
số liệu đã thu thập được nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.
Phương pháp so sánh: Là phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để tiến
hành so sánh, đối chiếu (số tương đối, tuyệt đối).
Số liệu sơ cấp được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS với các phương
pháp cụ thể sau :
-


Thống kê tần số, tính toán giá trị trung bình.

-

Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của tổng thể (One Sample T -Test).

Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN VÀ RỦI RO TÀI SẢN

1.1 Tổng quan về tài sản.
1.1.1. Tài sản.
Tài sản của DN là toàn bộ phương tiện vật chất và phi vật chất phục vụ trực tiếp
hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời.
1.1.2. Phân loại tài sản.
Theo QĐ 167/2000/QĐ BTC 25/10/2000 về việc ban hành “ Báo cáo tài chính
DN” và Thông tư 89/2002/TT BTC ngày 09/12/2002 của Bộ tài chính thì tài sản của
DN bao gồm:
- TSLĐ và đầu tư ngắn hạn.
- TSCĐ và đầu tư dài hạn.
1.2.1.1 TSCĐ và đầu tư dài hạn

Theo quy định số 206/2003 QĐ BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài
Chính thì TSCĐ của DN bao gồm:
a. TSCĐ hữu hình:
Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất có giá trị lớn và thời
gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị….
Đây là những tư liệu lao động được coi là bộ phận quan trọng nhất trong TSCĐ
của DN.
Tài sản nếu thỏa mãn được đồng thời bốn tiêu chuẩn dưới đây thì mới được coi
là tài sản cố định.
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

Có giá trị từ 10.000.000 đồng trờ lên.
TSCĐ hữu hình có thể được xác định dướ i hình thức trao đổi, tài sản c ố định tự
xây dựng hoặc tự sản xuất, TSCĐ được cấp, được chuyển đến, được cho, được biếu,
được tặng, nhận vốn góp liên doanh nhận lại vốn do phát hiện thừa… (Nguyên giá các
TSCĐ này được xác định theo Q Đ số 206/2003/QĐ BTC.
b. TSCĐ vô hình:
Là những tài sản không có hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị đã được
đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất

kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới quyền phát hành, bằng phát
minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Mọi khoản chi phí thực tế mà DN đã chi ra thỏa mãn đồng thời cả bốn điều kiện
quy định mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Những
khoản chi ph í không đồng thời thỏa mãn cả bốn tiêu chu ẩn nêu trên thì được hoạch
toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của DN.
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ
vô hình được tạo ra từ nội bộ DN nếu thỏa mãn được bảy điề u kiện sau:
+ Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô
hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
+ DN dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán ;
+ DN có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
+ Có đầy đủ nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất
các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
+ Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn
triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
+ Ướ c tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho
tài sản có định vô hình.
TSCĐ vô hình được xác định có thể dưới hình thức TSCĐ được mua sắm,
TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi, TSCĐ được tạo ra từ nội bộ DN, tài sản c ố định
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

được cấp được biếu được tặng, quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền sáng

chế nhãn hiệu, phần mềm vi tính… Nguyên giá TSCĐ này được xác định theo QĐ số
206/2003/QĐ BTC.
c. TSCĐ thuê tài chính :
Là những TSCĐ mà DN thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời
hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo
các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổn g số tiền thuê một loại
tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài
sản đó tại thời điểm kí hợp đồng.
Mọi hợp đồng thuê TSCĐ nếu không thỏa mãn các quy định trên được coi là
TSCĐ thuê hoạt động.
d. Đầu tư tài chính dài hạn :
Bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn, vốn góp liên doanh, đầu tư dài
hạn khác, dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
Ngoài ra trong TSCĐ còn có chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản ký
quỹ, ký cược dài hạn.
e. Đặc điểm của tài sản cố định.
- Thời gian sử dụng dài, tham gia nhiều lần vào nhiều kỳ hoạt động kinh doanh
mà vẫn giữ nguyên được hình thái hiện vật ban đầu.
- Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dưới 2 dạng: hao mòn hữu hình và
hao mòn vô hình.
- Chi phí sử dụng TSCĐ hạch toán vào chi phí kinh doanh sản phẩm dưới dạng
khấu hao tài sản cố định. Giá trị TSCĐ được chuyển nhiều lần vào giá trị sản phẩm
hàng hóa.
- Thời gian luân chuyển của TSCĐ được đo bằng thời gian sử dụng tài sản cố
định.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 7



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

f. Phân loại.
* Phân theo nội dung vật chất :
- Nhà cửa, vật kiến trúc.
- Nhà xưởng.
- Thiết bị máy móc.
- Kho, cửa hàng, trạm, trại.
- Phương tiện vận chuyển.
- TSCĐ trong quản lý.
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
- TSCĐ khác.
* Căn cứ vào công dụng kinh tế.
- TSCĐ dùng trực tiếp trong quá trình kinh doanh: trụ sở giao dịch, kho tàng,
bến bãi, phương ti ện vận tải, máy móc…
- TSCĐ phục vụ ngoài quá trình kinh doanh đó là trị giá những tài sản phục vụ
cho phúc lợi của đơn vị như nhà ở, nhà ăn, trạm xá, câu lạc bộ…
* Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ :
- TSCĐ đang dùng đang sử dụng trong kinh doanh và ngoài kinh doanh.
- TSCĐ chứa đựng: Dự trữ trong kho, đang được lắp đặt, sữa chữa lớn.
- TSCĐ chờ xử lý: Đó là trị giá những tài sản bị hao mòn hữu hình hoặc vô
hình đang chờ thanh lý hoặc TSCĐ đang chờ xử lý.
1.2.1.2 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn :
TSLĐ là đối tượng lao động; 1 phần tư liệu lao động (có giá trị dưới 10 triệu
VNĐ) và tiền phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của DN.
a. Đặc điểm cơ bản của tài sản lưu động:
- TSLĐ được sử dụng một lần trong quá trình sản xuất kinh doanh, muốn tổ
chức kỳ KD mới thì phải mua sắm lại toàn bộ TSLĐ trừ 1 phần tư liệu lao động.

- Sau mỗi lần sử dụng, TSLĐ bị thay đổi hình dạng ban đầu.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

- Trị giá TSLĐ hoạch toán hết một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, vào chi
phí hàng hóa, sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh.
- Quá trình luân chuyển TSLĐ nhanh hơn nhiều so với TSCĐ.
b. Phân loại.
* Phân loại theo hình thức biểu hiện của tài sản lưu động:
- Tài sản phục vụ cho thanh toán gồm có :
+ Tiền : Tiền mặt tại quỹ, tiền tại tài khoản nội tệ, ngoại tệ…
+ Vàng, bạc, đá quý…
+ Dạng đặc biệt: Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng khoán, hối phiếu..
+ Tài sản nằm trong khâu thanh toán.
- Tài sản dưới dạng tồn kho: Bao gồm hàng hóa tồn kho (Nguyên vật liệu, phụ
liệu, sản phẩm dở dang), gửi đi bán, đang trên đường đi…
* Phân loại theo vai trò của tài sản lưu động:
- TSLĐ nằm trong quá trình dự trữ sản xuất: Vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu,
phụ tùng, công cụ lao động có giá trị nhỏ…
- TSLĐ nằm trong khâu sản xuất: Bao gồm sản phẩm dở dang còn đang trong
dây chuyển sản xuất và vốn về chi phí trả trước.
1.1.2 Ảnh hưởng của tài sản cố định đến hoạt động của DN.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối
tượng lao động, các DN còn cần phải có tư liệu lao động. Trong đó , bộ phận tư liệu lao

động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài trong quá trình sản xuất kinh doanh
được gọi là TSCĐ.
Việc trang bị TSCĐ cho người lao động, nâng cao năng suất lao động, giải
phóng con người khỏi những lao động chân tay nặng nhọc vấ t vả. Đồng thời TSCĐ
cũng là cơ sở vật chất kỹ thuật, là nguồn lực sản xuất của DN hay của toàn bộ nền
kinh tế. Điều này còn được thể hiện rõ rệt trong mỗi chế độ xã hội chính là sự khác
nhau về trình độ sử dụng TSCĐ.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

Để đánh giá ảnh hưởng của tài sản c ố định đến hoạt động của DN người ta
thường sử dụng nhiều chỉ tiêu phân tích chung về tài sản cố định như :
- Đánh giá sự biến động của tài sản cố định : So sánh số cuối kỳ so với đầu k ỳ
hay số của năm sau so với số của năm trước. Chỉ số này cho thấy sự phát triển của tài
sản trong kỳ hoạt động kinh doanh (không có biến động, mở rộng hay thu hẹp).
- Kết cấu tài sản cố định : Cho thấy giá trị tài sản cố định của mục nào chiếm tỷ
trọng cao, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình. Thông qua chỉ tiêu này người ta có thể
đánh giá được sự hợp lý trong kết cấu tài sản cố định của DN.
1.2 Rủi Ro tài sản trong hoạt động kinh doanh của DN.
1.2.1 Vấn đề về rủi ro tài sản.
1.2.1.1 Khái niệm rủi ro.
“Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight), hay “ Rủi ro là
tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” (Irving Preffer).
Nói tóm lại rủi ro là tình trạng không chắc chắn hay bất ổn nhưng có thể ước đoán

được xác suất xảy ra. Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có
thể mang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm…. cho con người. Nhưng cũng có
thể mang đến những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi
ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực,
đón nhận những cơ hội mang lại những kết quả tốt đẹp cho tương lại. (Quản trị rủi ro
và khủng hoảng – TS Đoàn Thị Hồng Vân).
1.2.1.2 Rủi ro trong kinh doanh và chi phí phát sinh khi rủi ro xảy ra.
a. Rủi ro trong kinh doanh.
Rủi ro trong kinh doanh là dạng rủi ro mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản như
bất kỳ một loại rủi ro nào. Rủi ro trong kinh doanh thường dễ nhận thấy và được c on
người quan tâm nhiều nhất. Kinh doanh là hoạt động mang lại lợi nhuận cho DN, nó
gắng liền với lợi ích của mỗi cá nhân trong tổ chức, là động lực thúc đẩy DN phát
triển . Nhưng hoạt động kinh doanh luôn có nhiều yếu tố tác dộng, ảnh hưởng. Khi rủi
ro xảy ra trong môi trường kinh doanh nó có thể dẫn đến sự sai lệch so với kết quả kỳ
vọng ban đầu của DN.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

b. Chi phí phát sinh khi rủi ro xảy ra.
* Các chi phí phát sinh trực tiếp từ hậu quả bất lợi do rủi ro đem lại.
- Những thiệt hại về giá trị tài sản bị mất mát hoặc hư hỏng hay những giảm sút
về lợi luận, thua lỗ.
- Nguồn thu nhập không có cơ hội nhận được (Không có thu nhập từ nhà kho
cho thuê gặp hỏa hoạn).

- Các chi phí phải bồi thường: Là các chi phí phải trả do cam kết của DN hay
thuộc trách nhiệm pháp lý của DN với bên thứ ba khi rủi ro xảy ra. Ví dụ: Bồi thường
hợp đồng khi rủi ro xảy ra gây gián đoạn kinh doanh dẫn đến không thực hiện được
cam kết hợp đồng với đối tác .
- Chi phí vô hình : Chi phí khách hàng, chi phí cơ hội, uy tín, thương hiệu,…
* Chi phí khắc phục tổn thất do rủi ro mang lại.
- Chi phí khoanh lại tổn thất: nhằm làm cho tổn thất không trầm trọng hơn,
không trở thành nguyên nhân cho các tổn thất khác hay làm tăng nguy cơ cho các rủi
ro liên quan.
- Chi phí khắc phục rủi ro : Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục hồi lại
giá trị chịu rủi ro (sức khỏe lao động, giá trị sử dụng của tài sản, hoạt động sản xuất
kinh doanh, thị phần, uy tín…).
* Chi phí phòng ngừa rủi ro.
Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc tập huấn, tuyên truyền, trang thiết bị kỹ
thuật, bảo hiểm… liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro nhằm ngăn chặn, phòng
ngừa, giảm thiểu rủi ro.
* Chi phí xã hội và tinh thần.
- Về mặt xã hội: Môi trường kinh doanh nhiều rủi ro sẽ làm giảm hiệu quả của
việc sử dụng vốn, gây thiệt hại cho nền kinh tế, tăng chi phí về vốn. Người tiêu dùng
cuối cùng sẽ gánh chịu sự gia tăng về chi phí này.
- Về mặt tinh thần: Đứng trước các rủi ro, đặc biệt là rủi ro thuần túy sẽ tạo tâm
lý bất an, lo lắng cho những người bị đe dọa bởi rủi ro.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh


1.2.1.3 Phân loại rủi ro.
Có nhiều tiêu chí để phân loại rủi ro, và có một số cách phân loại chủ yếu:
a. Theo tính chất của rủi ro.
Có 2 loại rủi ro : rủi ro suy đoán và rủi ro thuần túy.
- Rủi ro suy đoán: Hay còn gọi là rủi ro suy tính, rủi ro đầu cơ, tồn tại trạng thái
kiếm lời cũng như nguy cơ tổn thất. Loại rủi ro này là động lựa thúc đẩy hoạt động
kinh doanh và có tính hấp dẫn của nó.
- Rủi ro thuần túy : Là rủi ro chỉ mang lại những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm.
Ví dụ: lụt bão, hỏa hoạn, mất cắp, tai nạn giao thông, động đất, khủng hoảng…..
b. Phân theo nguyên nhân của rủi ro.
* Rủi ro do các yếu tố khách quan: Yếu tố khách quan xảy ra ngoài ý muốn của
con người và không thể lường trước hay kiểm soát được. Đây thường là những nguyên
nhân xảy ra từ môi trường tự nhiên như: động dất, cháy nổ, gió, mưa, bão lụt, hạn
hán…
* Rủi ro do các yếu tổ chủ quan: là loại rủi ro do hành vi trực tiếp từ con người
hoặc từ các tỏ chức kinh doanh. Ví dụ: Thể chế chính trị của một quốc gia không ổn
định, hệ thống pháp luật thường xuyên thay đổi….
c. Phân loại theo đối tượng rủi ro .
* Rủi ro tài sản: là nguy cơ các loại tài sản của DN bị hư hỏng, bị hủy hoại một
phần hay hoàn toàn dẫn đến loại bỏ đi tài sản đó.
* Rủi ro nhân lực : Là rủi ro xảy ra đối với nguồn nhân lực của DN.
Các giá trị chịu rủi ro :
Liên quan đến một cán bộ (nhân viên).
Liên quan đến một nhóm làm việc.
* Rủi ro th iệt hại kinh doanh : Hay còn gọi là rủi ro gián đoạn hoạt động kinh
doanh. Nó là rủi ro thuần túy gây ra tổn thất (giảm doanh thu, lợi nhuận hoặc tăng chi
phí) do việc ngừng sản xuất kinh doanh của DN trong một khoảng thời gian nhất định.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp


Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

* Rủi ro trách nhiệm pháp lý : Là rủi ro xảy ra cho DN về trách nhiệm pháp lý
đối với các bên liên quan (Cơ quan quản lý nhà nước, nhà cung cấp, phân phối, khách
hàng…).
* Các rủi ro đặc trưng ngành: Là những rủi ro đặc trưng chỉ xảy ra trong ngành
cụ thể hoặc liên quan. Ví dụ: Rủi ro dịch bệnh là rủi ro đặc trưng của ngành chăn nuôi.
Rủi ro lỗi thời, lạc hậu thiết bị máy móc, kiến thức IT , phần mềm xảy ra rất nhanh
chóng trong ngành Công nghệ thông tin.
1.2.2 Rủi Ro tài sản.
1.2.2.1 Bản chất rủi ro tài sản.
Trong hoạt động của các DN, đặc biệt là các DN sản xuất, việc đối diện với rủi
ro tài sản là điều không thể tránh khỏi. Rủi ro tài sản là rủi ro thuần túy chỉ mang lại
những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm cho DN. Nó ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh
doanh làm giảm sút lợi nhuận kỳ vọng .
1.2.2.2 Giá trị chịu rủi ro.
a. Tài sản hữu hình : Bất động sản và động sản.
Bất động sản : Nhà xưởng vật kiến trúc, Thực vật, động vật, sông, suối…
Động sản :
+ Phương tiện vận chuyển .
+ Thiết bị máy móc :
Chuyên dùng : Phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Không chuyên dùng : Máy văn phòng như máy vi tính, điều hòa, máy in,
photo copy…
+ Tiền.

+ Hàng hóa (Thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu).
b. Tài sản vô tình :
+ Quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản
quyền tác giả…
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

1.2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tài sản.
a. Do tác động của môi trường tự nhiên :
Môi trường tự nhiên hiện nay là nơi chưa đựng nhiều hiểm họa, rủi ro, không
chỉ riêng ở mỗi nước mà nó đang là vấn đề toàn cầu. Đó là các thảm họa tự nhiên: bão,
động đất, lũ lụt, hạn hán,cháy rừng…gây ra những tổn thất to lớn về người và tài sản.
Mặc dù x ã hội hiện nay có những bước phát triển vượt bậc về khoa học công
nghệ để thực hiện việc dự báo, giảm bớt đe dọa từ môi trường tự nhiên nhưng thực tế
thì các hiện tượng thiên tai vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người.
b. Do hành vi của con người : do lỗi của một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ.
Sự sơ suất, bất cẩn, chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí thiếu trung
thực của các thành viên trong DN là nhân tố có thể gây ra rủi ro, tổn thất đáng kể cho
DN.
c. Do tác động của chính phủ (nguyên nhân kinh tế - chính trị).
Chính sách phát triển kinh tế được cụ thể hóa bằng một hệ thống các văn bản
pháp lý và cơ chế điều hành. Việt Nam là nước đang phát triển, vừa hội nhập vào thế
giới nên cơ chế pháp luật còn nhiều điểm bất cập ngay cả trong nước và ngoài th ế giới.
Nên chính phủ thường xuyên đưa ra các văn bản pháp lý và cơ chế điều hành mới.

Việc không ổn định của cơ chế pháp lý thường làm tăng nguy cơ rủi ro cho các DN
dẫn đến việc thiếu công bằng, giảm sức cạnh tranh trên thị trường, thu nhập giảm sút,
thậm chí thua lỗ trong kinh doanh.
1.2.2.4 Đánh giá rủi ro tài sản.
Đánh giá rủi ro là một hoạt động khá cần thiết và quan trọng. Nếu không đánh
giá hoặc đánh giá sai thì việc bỏ ra chi phí cho giải pháp cao hoặc giải pháp không
đúng, không phù hợp.
Mục tiêu: Nhằm xác định hai thành phần cơ bản của rủi ro gồm tần suất và mức
độ nghiêm trọng.
Để đánh giá được đúng thực chất rủi ro của một DN thì dữ liệu đầu vào là một
yếu tố vô cùng quan trọng. Số lượng và chất lượng của các dữ liệu đầu vào quyết định
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

đến chất lượng của yếu tố đầu ra trong các quyết định về quản trị rủi ro. Có 2 nguồn
dữ liệu được sử dụng để tiến hành đo lường rủi ro :
Nguồn dữ liệu thống kê : Nguồn dữ liệu dùng để đo lường xác suất của tổn thất là các
tổn thất trong quá khứ của DN hoặc của các DN khác cùng ngành hoạt động tương tự.
Các số liệu lịch sử này có thể được biểu thị như tần suất của phân phối và giả định
rằng các nhân tố tạo nên tổn thất không thay đổi theo thời gian. Tần xuất của phân
phối có thể được sử dụng để đo lường phân phối của xác suất tổn thất tương lai.
Số liệu về tổn thất của một DN cá thể phụ thuộc vào từng tình huốn xảy ra cụ
thể. Chẳng hạn, người ta có thể tính xác suất tổn thất do hỏa hoạn của một DN từ các
số liệu thống kê về tổn thất của DN đó trong 10 năm gần nhất. Hay chi phí sửa chữa

máy móc hàng năm của DN được thống kê trong vòng 10 năm. Chất lượng dữ liệu
thường bị ảnh hưởng bởi mức rủi ro của 1 DN. Chẳng hạn số liệu lịch sử về những tổn
thất lớn thường rất ít hoặc không có. Điều này không có nghĩa là không có khả năng
xuất hiện các tổn thất lớn trong DN, nó vẫn có thể xảy ra nhưng rất hiếm khi thấy (>20
năm), vì vậy xác suất của những tổn thất lớn thường bị tính sai.
Cơ sở tính xác suất phụ thuộc vào chất lượng của mẫu chọn nghiên cứu. Khi ta
muốn đo lường phân phối của 1 xác suất. Giả xử rằng trong quá khứ gần không xảy ra
rủi ro. Nếu chỉ quan tâm đến tổn thất quá khứ năm trước của nó thì chúng ta không thể
tìm được xác suất tương lai. Do đó, chúng ta cần thống kê về rủi ro trong nhiều năm
hoặc là rủi ro tại nhiều đơn vị khác nhau trong vòng 1 năm.
Chất lượng của các số liệu phụ thuộc vào số lượng đơn vị và độ dài thời gian
nghiên cứu. Cả hai yếu tố này sẽ xác định độ lớn của mẫu thống kê nghiên cứu.
Nguồn dữ liệu chủ quan : Nó bao gồm các số liệu kỹ thuật, tổ chức, và kinh tế được
DN thu thập. Chúng được dùng để tính xác suất cho các biến cố đặc trưng sẽ xảy ra và
hậu quả kinh tế của các biến cố này đối với DN. Các kỹ sư sẽ kếp hợp với công nhân
sử dụng máy để nhận biết được những nhược điểm tiềm năng có thể có và dự đoán về
xác suất hư hỏng của máy móc trong tương lai. Hay các kỹ sư xây dựng và kiến trúc
sư cần phải thông hiểu về các vấn đề như gió bão, động đất, núi lửa và thời tiết liên
quan đến việc làm hư hỏng tài sản hay gây hỏa hoạn cho ngôi nhà.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

a, Phương pháp đo lường định tính :
DN có thể sử dụng thang đo định tính như thang đo ảnh hưởng và thang đo khả năng

xảy ra để đánh giá rủi ro. Quy trình thường được sử dụng :
- Sử dụng thang đo ảnh hưởng, thang đo khả năng xảy ra và sắp xếp ưu tiên các rủi r o.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong DN.
- Xác định các rủi ro cần được ưu tiên kiểm soát và tài trợ khi cần thiết.
Thang đo ảnh hưởng :
Thang đo ảnh hưởng được trình bày ở bảng 1.1 bao gồm nhiều bậc kh ác nhau được
chia theo mức độ ảnh hưởng tiềm năng của rủi ro.
Bảng 1.1 Thang đo ảnh hưởng .
Đánh giá

Ảnh hưởng tiềm năng

Nghiêm trọng

Tất cả mục tiêu đều không đạt

Nhiều

Hầu hết các mục tiêu đều bị ảnh hưởng

Trung Bình

Một số chỉ tiêu bị ảnh hưởng, cần có sự nổ lực để
điều chỉnh

Ít

Cần ít nổ lực để điều chỉnh các chỉ tiêu

Không đáng kể


Ảnh hưởng rất nhỏ

Dựa vào thang đo ảnh hưởng, DN phải nhận dạng được tất cả các sự cố rủi ro có thể
xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá sự cố nào là nghiêm trọng, bình
thường hoặc có ảnh hưởng không đáng kể, để có quyết định xử lý rủi ro hiệu quả nhất.
Thang đo khả năng xảy ra:
Bảng 1.2 Thang đo khả năng xảy ra .
Đánh giá

Ảnh hưởng tiềm nă ng

Hầu như chắc chắn xảy ra

Có thể xảy ra nhiều lần trong 1 năm

Dễ xảy ra

Có thể xảy ra 1 lần/năm

Có thể xảy ra

Có thể xảy ra trong thời gian 5 năm.

Khó xảy ra

Có thể xảy ra trong thời gian 5-10 năm

Hiếm khi xảy ra


Có thể xảy ra sau 10 năm

Thang đo khả năng xảy ra được trình bày ở bảng 1.2 cũng được chia thành
nhiều bậc khác nhau theo xác suất có thể xảy ra sự cố.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

Từ thang đo khả năng xảy ra trên, DN có thể xác định các sự cố rủi ro có thể
xảy ra trong hoạt động của DN sẽ ở bậc nào. Ví dụ, sự cố hư hỏng máy móc thiết bị tại
các DN sản xuất là hầu như chắc chắn xảy ra (bậc 1). DN tại Huế đối với rủi ro động
đất là hiếm khi xảy ra (bậc 5).
Sắp xếp thứ tự ưu tiên:
Đó là sự kết hợp thang đo ảnh hưởng (bảng 1.1) và thang đo khả năng xảy ra
(bảng 1.2) trên cùng 1 bảng rồi xắp xếp thứ tự ư tiên của các rủi ro như tại bảng 1.3.
Bảng 1.3 Xắp xếp thứ tự ưu tiên.
Ảnh hưởng

Không

Xác suất

đáng kể

Hầu như chắc chắn xảy ra


Trung

Nhiều

bình

Ít

Nghiêm
trọng

TB

TB

Cao

Cao

RC

Dễ xảy ra

Thấp

TB

TB


Cao

RC

Có thể xảy ra

Thấp

TB

TB

Cao

Khó xảy ra

KĐK

Thấp

TB

TB

Cao

Hiếm khi xảy ra

KĐK


Thấp

Thấp

TB

Cao

Hậu quả rủi ro được chia thành 5 bậc : Không đáng kể (KĐK), Thấp, Trung
Bình (TB), Cao, Rất Cao (RC). Đối với các rủi ro có tiềm năng tổn thất cao (nghiêm
trọng), ảnh hưởng nhiều hay ở mức trung bình, xác suất được xếp ở ba nấc thang đầu
phải được ưu tiên quan tâm hành đầu.
b. Phương pháp đo lường định lượng:
- Sử dụng công cụ toán xác suất thống kê :
Xác suất sự cố A xảy ra :
P(A) = m/n
m : Số trường hợp thuận lợi
n : Các trường hợp có thể xảy ra.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

- Sử dụng các đại lượng thống kê :
Giá trị trung bình :


=

Độ lệch chuẩn :

=∑
∑(

)

Với x là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc.
- Phân tích dự báo xu hướng
Theo xu hướng biến động trên, mô hình sẽ có dạng : Yc = a + bt
Trong đó :
Yc : Chi phí sữa chữa máy móc tính theo giai đoạn t (nghìn đồng)
T : biến số của mô hình (năm).
a,b : là các hệ số của mô hình được xác định theo công thức sau.

b=





̅

̅

=

- Phân tích dòng tiền: PV, FV :




̅

PV = FV(1 + r) = FV. f(r, n)

Với : PV : Giá trị hiện tại ròng.

FV : Giá trị tương lai ròng.
r : Lãi suất. n : số năm.
- Kiểm định One Sample T -test độ tin cậy là 95%.
Với cặp giả thiết thống kê kiểm định tham số trung bình mẫu là :
Ho : Giá trị trung bình = giá trị kiểm định tương ứng (Test Value).
H1: Giá trị trung bình khác với giá trị kiểm định tương ứng (Test Value).
-

Nếu Sig. < 0,05 thì bác bỏ giả thiết Ho.

-

Nếu Sig. > 0,05 Chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết Ho .

Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 18


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI SẢN TẠI CÔNG TY
TNHH NGỌC ANH
2.1. Tổng quan về Cty TNHH Ngọc Anh.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH NGỌC ANH.
Tên giao dịch quốc tế: NGOC ANH IMPORT AND EXPORT CO., LTD.
Điạ chỉ: Đường số 1, KCN Phú Bài, Hương Thuỷ, TT Huế.
Điện thoại:

054. 3951295

Fax: 054.3852392

Công ty TNHH Ngọc Anh là một đơn vị được phát triển trên cơ sở tiền thân là
xí nghiệp mộc mỹ nghệ Nguyên Sa tại 144/8 Điện Biên Phủ - TP Huế. Đơn vị đã được
cấp giấy CNĐKKD số: 47298 do Trọng tài Kinh tế TT Huế cấp ngày 28/09 /1992.
Công ty TNHH Ngọc Anh đã được UBND tỉnh TT Huế phê duyệt giấy chứng
nhận ư u đãi số: 2781/ƯĐSĐT -UB ngày 21/10/2002.
Hiện nay Công ty chủ yếu sản xuất các loại mặt hàng như: bàn, ghế, tủ, giường,
khung gương... với chất liệu làm bằng gỗ Cao Su, Mít, T ràm...Công ty đã sản xuất ra
các mặt hàng có chất lượng tốt. Công ty tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống bán
hàng của Công ty trong khắp cả nước với nhiều hình thức khác nhau: Ký hợp đồng đặt
hàng của các tổ chức, vận chuyển cung cấp sản phẩm đến tay khác h hàng. Những
khách hàng chủ yếu của Công ty là khách hàng quốc tế, ngoài những thị trường quen
thuộc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ. Công ty mới tham gia xuất khẩu hàng vào thị
trường rất tiềm năng đó là thị trường Cu ba và Tây Ban Nha.
Bên cạnh những thành qu ả mà Công ty đạt được, Công ty cũng có những định
hướng tương lai như sau:

- Tinh giảm và nâng cao năng lực bộ máy quản lý và đội ngũ lao động, đồng
thời ứng dụng ngày càng nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất kinh
doanh.
- Duy trì và phát triển những thị trường đã có, đồng thời từng bước mở rộng thị
trường trong khu vực và trên toàn Quốc tế.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

2.1.2. Đặc điểm, Sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Ngọc Anh.
2.1.2.1 Đặc điểm Công ty
Sản phẩm mà Công ty sản xuất chủ yếu là bàn, g hế, tủ, giường, khung
gương...với chất liệu được làm từ gỗ rừng trồng như: caosu, tràm, mít... được gia công,
chạm khảm khéo léo của các nghệ nhân, chủ yếu được dùng trong các khách sạn và
sinh hoạt gia đình.
Nhà cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty gồm nhiều Công ty, DN, Xí nghiệp
như Công ty TNHH Tong Jou VN (địa chỉ: KCN Sông Mây, huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai), Cty TNHH Der Hao Textile Việt Nam ( địa chỉ: Số 21 Đại Lộ Hữu Nghị,
KCN Việt Nam Singapore, H. Thuận An, T. Bình Dương), Cty TNHH MTV SAN
PETER (địa chỉ: 1717B Tỉnh Lộ 10, P Tân Tạo A, Q. Bình Tân, TPHCM) Công ty
TNHH Lâm Sơn ( địa chỉ: Hương Văn, Hương Trà, TT Huế) ... và các xưởng cưa xẽ
gỗ tư nhân.
Khách hàng chủ yếu của Công ty là khách hàng quố c tế . Ngoài những khách
hàng quen thuộc như Hàn Quốc, Nhậ t Bản, Mỹ. Công ty mới tham gia xuất khẩu hàng
vào hai thị trường rất tiềm năng đó là thị trường CuBa và Tây Ban Nha.

Công ty tiêu thụ sản phẩm bằng cách ký kết hợp đồng với khách hàng, sau đó
mở L/C qua Ngân hàng và xuất khẩu trực tiếp đến tay khách hàng.
Với tình hình cạnh tranh gây gắt trên thị trường như hiện nay, Công ty đang đối
đầu với nhiều DN lớn trong và ngoài nước, ở nước ngoài có Trung Quốc, ở Việt Nam
có Công ty CP Ngọc Thạch (Nghệ An), Công ty đồ gỗ Việt Đức Phát, Công ty TNHH
MTV SX Thành Nguyễn (TPHCM)...
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty
Mỗi phân xưởng phụ trách sản xuất một hay nhiề u loại hàng khác nhau. Ví dụ:
phân xưởng 1 chuyên sản xuất bàn, ghế, thì phân xưởng 2 sẽ chuyên sản xuất tủ,
giường và phân xưởng 3 sẽ sản xuất khung gương...v.v
Hoạt động của phân xưởng sản xuất: Nhận kế hoạch sản xuất hàng tuần của
phòng kế hoạch, căn cứ vào bảng định mức nguyên vật liệu, các phâ n xưởng tiến hành
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

đi nhận nguyên vật liệu để sản xuất. Trong quá trình sản xuất nếu thiếu nguyên liệu th ì
nhập thêm, thừa thì nhập lại kho, không giữ lại nguyên vật liệu thừa tại kho.
Công ty TNHH Ngọc Anh áp dụng thiết bị máy móc sản xuất hiện đại, sản xuất
theo dây chuyền công nghệ nên sản phẩm sản xuất ra rất nhanh. Không chỉ sản xuất
theo từng container mà Công ty sản xuất dây chuyền hàng loạt các container. Vì vậy ,
mỗi công đoạn sản xuất xong thì chuyển sang công đoạn tiếp theo và sản xuất tiếp lô
hàng mới. Vì vậy có thể trong một ngày phân xưởng sản xuất hơn 1 container
(NVLTT xuất hơn một lần).
Như ở phân xưởng số 1, hàng ngày nhận gỗ thô từ kho công ty chuyển vào

phân xưởng và đưa qua bộ phận cưa xẻ rồi tạo phôi các chi tiết sản phẩm, công đoạn
này được làm bằng máy móc, các công nhân lành nghề bắt đầu gia công chạm khảm
từng chi tiết sản phẩm, sau khi hoàn thành các chi tiết sản phẩm thì được chuyển sang
xử lý bề mặt bằng tay và thiết bị. Sau quá trình hình thành và xử lý sản phẩm thì được
chuyển qua bộ phận sơn sản phẩm, tiếp theo đó là lắp ráp, bọc nệm, kiểm tra chất
lượng sản phẩm, đóng gói và được tiến hành nhập kho và chờ xuất bán cho khách
hàng.
2.1.3 Tổ chức quản lý.
2.1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Với kiểu tổ chức trực tuyến chức năng thì giám đốc là người quyết định công
việc, các phòng ban chức năng giúp giám đốc về chuyên môn, nghiệp vụ, có nhiệm vụ
chuẩn bị những mệnh lệnh theo trách nhiệm phân công để giúp đỡ giám đốc chỉ huy
hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị. Quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ
phối hợp để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ các giám đốc chỉ đạo đề ra, các p hòng
ban chuyên môn chỉ tham mưu và làm nhiệm vụ nghiệp vụ và đối với cấp dưới là quan
hệ hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ, phục vụ nhằm cụ thể hóa để thực thi những mệnh lệnh
chỉ huy của giám đốc, các phòng chức năng không có quyền ra quyết định mệnh lệnh.
Công ty TNHH Ngọc Anh lựa chọn mô hình quản lý này thực hiện chế độ một
thủ trưởng có hiệu quả, tránh trùng lặp chồng chéo công việc nhưng vẫn phát huy được
năng lực và trí tuệ tập thể của đội ngũ chuyên viên và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 21


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh
Ban Giám
Đốc


Bộ phận tổ
chức hành
chính

Bộ phận
kế toán tài
vụ

Phân
xưởng 1

Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến :
Quan hệ chức năng :

Phân
xưởng 2

Bộ phận
hạch toán
kinh doanh

Phân
xưởng 3

Bộ phận kỹ
thuật

Phân

xưởng 4

Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy quản lý

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
Ban giám đốc: bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về toàn bộ tình hình kinh doanh tại đơn vị. Nhiệm vụ của giám đốc là lãnh
đạo, quản lý chung toàn diện công ty và là người trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực quan
trọng của công ty như các chiến lược đầu tư, tài chính, tổ chức cán bộ nhân sự, thi đua
khen thưởng, kỷ luật trong toàn công ty. Bên cạnh đó, giám đốc công ty luôn tiếp nhận
thông tin của các phòng ban, của cấp dưới cung cấp và tham mưu để đưa ra các quyết
định cho công ty.
Phó giám đốc : là người hỗ trợ cho giám đốc trong công tác quản lý công ty,
chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được phân công phụ trách và thay mặt
giám đốc điều hành công việc khi giám đốc đi vắng. Khi được ủy quyền thì ký các văn
bản hợp đồng ki nh tế tài chính.
Bộ phận tổ chức hành chính: Tổ chức công tác phục vụ hành chính, hội nghị,
hội thảo của công ty, tổ chức quản lý, sắp xếp nhân sự phù hợp với tính chất tổ chức
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 22


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty. Bên cạnh đó, bộ phận này còn tham mưu ch o
giám đốc trong việc quản lý lao động của công ty như thực hiện các chính sách với

người lao động, lập và thực hiện kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào
tạo tuyển dụng.
Bộ phận kế toán tài vụ: Tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác tài chính
như: tình hình thu chi, vay nợ, ... đảm bảo các nguồn thu chi của công ty, đồng thời
theo dõi các chi phí sản xuất, hạch toán và phân tích hoạt động kinh tế, hạch toán kết
quả hoạt động kinh doanh của côn g ty. Và cung cấp thông tin kế toán cho các cấp quản
lý, các bộ phận có liên quan và các nhà cung cấp nguồn tài chính của công tin.
Bộ phận hạch toán kinh doanh: Bộ phận này có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất
cho công ty, lập các kế hoạch và thực hiện sửa c hữa nâng cấp các công trình nhà
xưởng, cơ sở phục vụ cho sản xuất sản phẩm công ty
Bộ phận kỹ thuật: Lập phương án, dự toán thi công kiểm tra giám sát về mặt kỹ
thuật, công trình công nghệ, quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, xác định mức
kỹ thuật, công tác chất lượng sản phẩm. Quản lý và điều tiết các máy móc thiết bị của
các phân xưởng ở công ty.
Các phân xưởng: Mỗi phân xưởng sản xuất một hay nhiều loại sản phẩm, tùy
theo mức độ và quy mô của phân xưởng lớn hay nhỏ.
2.1.4 Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Ngọc Anh trong 3 năm.
2.1.4.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2009 -2011).
Lao động là một yếu tố không thể thiếu đối với mỗi DN, để hoạt động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả thì việc quản lý và sử dụng lao động là một vấn đề rất quan
trọng. Nhận thức được điều này công ty luôn chú ý đến việc bố trí lực lượng lao động
ngày càng hợp lý hơn trên cơ sở xác định rõ nhu cầu thực tế để sắp xếp nguồn nhân
lực của mình phù hợp với chuyên môn năng lực của từng người nhằm nâng cao năng
suất lao động, tránh lãng phí và mang lại hiệu quả công việc cao.
Và là một DN hoạt động trong linh vực chế biến đồ mộc mỹ nghệ, công việc
đòi hỏi người lao động cần có sức khỏe và sự khéo léo, tỉ mỉ nên nhìn vào bảng phân
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 23



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

tích tình hình lao động (bảng 2.1), ta có thể thấy được cơ cấu lao động của công ty có
những đặc trưng riêng.
Thông qua bảng 2.1 tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2009-2011) ta
thấy. Năm 2010 so với 2009 giảm 2 lao động tương ứng với 0,32%, năm 2011 so với
2010 giảm 14 lao động tương ứng với 2,26%. Số lượng lao động của công ty giảm là
do công ty ngày càng hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, và hằng năm công ty đã bỏ ra
hàng tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, máy móc, đăc biệt năm 2011 có thể coi là một
năm cải cách của công ty trong việc th ay đổi thiết bị nên số lượng lao động trong năm
giảm đáng kể.
Điều đặc biệt của công ty là do tính chất sản xuất gia công sản phẩm vì vậy lao
động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn, hầu hết là những công nhân trực tiếp làm tại các phân
xưởng như: tổ bào, tổ keo, t ổ cửa lọng… lực lượng lao động này thường chiếm trên
76% qua các năm. Trong đó tỷ lệ nam giới luôn chiếm trên 80% và không có biến
động mạnh lực lượng lao động này thường khoảng 520 lao động, chiếm tỷ lệ lớn vậy
những công việc này cần sự khéo léo. Do yêu cầu công việc không cần trình độ cao,
nhưng công ty rất chú trọng trong việc đào tạo đội ngũ nhân sự vì đây là đội ngũ sẽ
tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến. Vì vậy hằng năm công ty bỏ ra một khoản chi phí nhất
định trong việc đào tạo nâng cao tay nghề: mở lớ p đào tạo tay nghề, tham gia các hội
chợ giới thiệu sản phẩm, tham gia các khóa học kỹ thuật… tỷ lệ lao động có trình độ
đại học tăng qua các năm. Đến năm 2011 tăng 5 lao động so với năm 2010 và 6 lao
động so với 2009. Điều đáng chú ý là năm 2011 mặc dù tỷ lệ lao động phổ thông vẫn
chiếm 75,68% nhưng so với năm 2010 đã giảm 28 lao động, đây chính là hệ quả của
công cuộc đổi mới khoa học của công ty.
Tuy nhiên công ty nên quan tâm hơn nữa vào công tác đào tạo công nhân, giúp
họ tiếp cận được với những tiến b ộ của công nghệ mới trong chế biến và xử lý gỗ hiện

nay, không những nâng cao tay nghề cho công nhân mà còn nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm, khẳng định uy tín và thương hiệu của công ty trong xu thế cạnh
tranh ngày nay.
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 24


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh

Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2009 -2011)
ĐVT: Người
CHỈ TIÊU

NĂM 2009

NĂM 2010

NĂM 2011

SO SÁNH
2010/2009

2011/2010

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Tổng số lao động

621

100

619

100

605

100


-2

-0,32

-14

-2,66

Lao động trực tiếp

485

78,1

486

78,51

452

76,89

1

0,21

-34

-7,0


Lao động gián tiếp

136

21,9

133

21,49

153

23,11

-3

-2,21

20

15,04

Nam

525

84,54

517


83,52

517

83,69

-8

-1,52

0

0

Nữ

96

15,46

102

16,48

88

16,31

6


6,25

-14

-13,73

16,26

107

17,28

112

17,52

6

5,94

5

4,67

Cao đẳng, trung 45
cấp

7,25


36

5,82

45

6,80

-9

-20

9

25,0

Lao độn phổ thông

76,49

476

76,90

448

75,68

1


0,21

-28

-5,88

Phân lọai theo giới

Chuyên môn trình độ
Đại học

101

475

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Ngọc Anh )
Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp

Trang 25


×