Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Ứng dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) để phân tích mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 78 trang )

i
Đạ
ng
ườ
Tr

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
------o0o------

cK
họ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

inh

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VECTOR TỰ HỒI QUY (VAR) ĐỂ PHÂN TÍCH
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ LỆ LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

tế
ih

Đạ
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Hoàng Văn Liêm

ế


Hu

Huế,05/2016

ọc

Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Tín
Lớp: K46B Tài Chính
Niên khóa: 2012-2016

i


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Được sự phân công của Khoa Tài chính – Ngân hàng Trường Đại Học Kinh

Tế - Đại Học Huế và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn TS. Hoàng Văn Liêm tôi
đã thực hiện đề tài “Ứng dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) để phân tích mối
quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam”
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo

cK
họ

đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn

luyện ở Trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Huế.
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn TS. Hoàng Văn Liêm đã tận
tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.

inh

Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn
chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định
mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và

Tôi xin chân thành cảm ơn!

tế

các bạn đồng nghiệp để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

ih

Đạ
ọc
ế

Hu
ii


i
Đạ
ng

ườ
Tr

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Từ năm 1986, Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế

thị truờng theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh
tế thế giới, đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong quá trình cải tổ nền
kinh tế, Việt Nam cũng phải tiến hành đồng thời cải tổ hệ thống tài chính, chính
sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) cho phù hợp với từng giai đoạn
hội nhập với nền kinh tế thế giới. Duy trì sự ổn định các chỉ số vĩ mô trong nền
kinh tế là điều kiện thiết yếu giúp tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.

cK
họ

Do Nhà nước giữ vai trò điều tiết nền kinh tế thông qua các quyết định về định
hướng phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn
giữ vai trò điều tiết tỷ giá hối đoái, giá xăng dầu vẫn được Chính phủ kiểm soát
nhằm mục đích giữ ổn định nền kinh tế. Đây là đặc điểm khác với các quốc gia
khác trong khu vực và trên thế giới. Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm

inh

2015, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến động tích cực và tiêu cực, hướng đến
hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Sự biến động của lạm phát và của tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong thời gian


tế

qua ảnh hưởng mạnh đến xuất nhập khẩu và các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Hai
biến số này trong tương lai sẽ còn có thể tiếp tục tác động tích cực hoặc tiêu cực

Đạ

đến xuất nhập khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Do đó, các nghiên
cứu về hai biến số vĩ mô này là luôn luôn cần thiết trong mọi thời điểm tại Việt
Nam.

ih

Luận văn sẽ hệ thống hóa các quan điểm về lạm phát, tỷ giá hối đoái, tác động
của hai biến số này đến nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng trên phương diện lý

ọc

thuyết. Sau đó, luận án sẽ sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy VAR để kiểm định
mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối. Chuỗi số liệu được đưa vào mô hình tỷ lệ

Hu

lạm phát và tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa VND/USD theo tháng trong khoảng
thời gian từ năm 2009 đến năm 2015.

Từ kết quả nhận được thông qua mô hình VAR, có thể thấy được mối quan

ế


iii


i
Đạ
ng
ườ
Tr

hệ một chiều từ tỷ giá hối đoái đến lạm phát. Do đó, đối với những quốc gia như
Việt Nam lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng kinh tế, nhưng hơn 70% số
nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh
tế phải nhập khẩu thì sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt và hợp lý
giúp ổn định lạm phát “ổn định giá cả” từ đó tạo được lòng tin trong công chúng.
Từ thực tế tại Việt Nam và những kết quả kiểm định của mô hình, đề tài đưa

ra một số khuyến nghị trong điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm hạn chế những tác
động tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến lạm phát, giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định

inh

cK
họ

và bền vững và góp phần ổn định xã hội.

tế
ih

Đạ

ọc
ế

Hu
iv


i
Đạ
ng
ườ
Tr

DANH MỤC VIẾT TẮT

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

CSTT

Chính sách tiền tệ

DNNN Doanh nghiệp nhà nước
GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF


Quỹ tiền tệ quốc tế

cK
họ

NHTM Ngân hàng thương mại
NHTƯ

Ngân hàng trung ương

NHNN Ngân hàng nhà nước
NQ-CP Nghị quyết - Chính phủ

inh

Tổng cục thống kê

TGHĐ

Tỷ giá hối đoái

USD

Đô la Mỹ

VAR

Mô hình véc tơ tự hồi quy

VND


Việt Nam đồng

WTO

Tổ chức thương thế giới

tế

TCTK

ih

Đạ
ọc
ế

Hu
v


i
Đạ
ng
ườ
Tr

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Kết cấu đề tài...........................................................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ

cK
họ

GIÁ HỐI ĐOÁI...........................................................................................................6
1.1 Cơ sở lý luận .........................................................................................................6
1.1.1 Lý luận chung về lạm phát .................................................................................6
1.1.1.1 Các quan điểm khác nhau về lạm phát............................................................6
1.1.1.2 Một số nguyên nhân gây ra lạm phát ...........................................................13

inh

1.1.2 Lý luận chung về tỷ giá hối đoái......................................................................15
1.1.2.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái .........................................................................16
1.1.2.2 Chính sách tỷ giá hối đoái............................................................................17

tế

1.1.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái..................................................21
1.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................23
1.2.1 Thực tiển nghiên cứu mối quan hệ lạm phát và tỷ giá hối đoái ở nước ngoài.23

Đạ


1.2.2 Thực tiển nghiên cứu mối quan hệ lạm phát và tỷ giá hối đoái ở trong nước .26
1.3 Mô hình sử dụng nghiên cứu ..............................................................................27

ih

1.3.1 Khái quát mô hình tự hồi quy véc tơ VAR ......................................................27
1.3.1.1 Khái niệm ......................................................................................................27
1.3.1.2 Một số vấn đề trong xây dựng mô hình VAR...............................................28

ọc

1.3.1.3 Quy trình thực hiện VAR .............................................................................29
Chương 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI

Hu

ĐOÁI TẠI VIỆT NAM.............................................................................................32
2.1 Tình hình biến động lạm phát .............................................................................32
2.1 .1 Các nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam .............................................34

ế

2.1.1.1 Các nguyên nhân gây ra lạm phát từ bên trong.............................................34
vi


i
Đạ
ng

ườ
Tr

2.1.1.2 Những nguyên nhân từ bên ngoài ................................................................36
2.2 Biến động của tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2015 ................37
Chương 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN ...................................43
3.1 Các biến số và dữ liệu cho mô hình VAR...........................................................43
3.1.1 Các biến số trong mô hình ...............................................................................43
3.1.2 Dữ liệu cho mô hình VAR ...............................................................................43
3.2 Đánh giá mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái bằng mô hình VAR .....45
3.2.1 Xây dựng mô hình VAR ..................................................................................45
3.2.1.1 Kiểm định tính dừng .....................................................................................46

cK
họ

3.2.1.2 Xác định độ trễ của mô hình ........................................................................47
3.2.1.3 Kiểm định Granger........................................................................................49
3.2.1.4 Ước lượng mô hình VAR.............................................................................50
3.2.2 Hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai.......................................................51
3.2.2.1 Hàm phản ứng đẩy ........................................................................................52

inh

3.2.2.2 Hàm phân rã phương sai ...............................................................................53
3.2.3 Kiểm định phần dư mô hình VAR ...................................................................55
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

tế


1. Kết quả đạt được và một số khuyến nghị chính sách............................................57
1.1 Kết quả đạt được .................................................................................................57
1.2 Một số khuyến nghị chính sách..........................................................................57

Đạ

1.2.1 Điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô:....................................57
1.2.2 Chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam nên điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ giá

ih

trị đồng Việt Nam..................................................................................................... 58
1.2.3 Hoàn thiện chính sách tiền tệ ...........................................................................60
2 . Ưu điểm và hạn chế của đề tài ............................................................................ 61

ọc

2.1 Ưu điểm của đề tài ............................................................................................. 61
2.2 Hạn chế của đề tài .............................................................................................. 61

Hu

3. Hướng phát triển của đề tài .................................................................................. 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................62
PHỤ LỤC..................................................................................................................64

ế

vii



i
Đạ
ng
ườ
Tr

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Tương tác giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát .............................................22
Hình 1.2 : Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái..........................................24
Hình 2.1 Tình hình tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 2009 đến 2015 ....................33
Hình 2.2 Diễn biến tỷ giá VND/USD giai đoạn 2009-2015 .....................................38
Hình 3.1: Biểu đồ hàm phản ứng đẩy của mô hình VAR .........................................52

inh

cK
họ
tế
ih

Đạ
ọc
ế

Hu
viii



i
Đạ
ng
ườ
Tr

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến...........................................................................44
Bảng 3.2: Ma trận tương quan giữa các biến ............................................................45
Bảng 3.3 Kết quả ADF tại sai phân 0 .......................................................................47
Bảng 3.4 Kết quả kiểm định ADF tại sai phân 1 ......................................................47
Bảng 3.5 Xác định độ trễ của mô hình......................................................................48
Bảng 3.6 Kết quả kiểm định Granger .......................................................................49
Bảng 3.7 Kết quả mô hình VAR ...............................................................................50

cK
họ

Bảng 3.8 Phân rã phương sai của mô hình VAR ......................................................54
Bảng 3.9 Kiểm định tự tương quan phần dư.............................................................56

inh
tế
ih

Đạ
ọc
ế


Hu
ix


i
Đạ
ng
ườ
Tr

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Lạm phát và tỷ giá hối đoái có vai trò rất lơn đối với nền kinh tế xã hội của

một nước. Tỷ giá là công cụ của ngân hàng nhà nước nhằm duy trì ổn định kinh tế
vĩ mô. Trong khi đó, lạm phát ảnh hưởng trực tiếp tới sức mua của người dân hay
nói một cách khác, lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân.
Lạm phát và tỷ giá hối đoái là hai biến số quan trọng trong nền kinh tế mở,

cK
họ

chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự biến động của lạm phát và của tỷ giá hối
đoái tại Việt Nam trong thời gian qua ảnh hưởng mạnh đến xuất nhập khẩu và các
mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Hai biến số này trong tương lai sẽ còn có thể tiếp tục
tác động tích cực hoặc tiêu cực đến xuất nhập khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế
Việt Nam. Do đó, các nghiên cứu về hai biến vĩ mô này là luôn luôn cần thiết trong
mọi thời điểm tại Việt Nam


inh

Lạm phát trong những năm 2010 và 2011 vẫn còn ở mức hai con số lần lược
là 11.8% và 18.13%, lạm phát cao thường đưa đến các tổn thất cho sự phát triển của
nền kinh tế và ổn định xã hội, Một trong các nhân tố ảnh hưởng mạnh đến lạm phát

tế

được các nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra là tỷ giá hối đoái. Do đó việc điều hành các
chính sách tỷ giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và để giữ ổn định tỷ lệ lạm

Đạ

phát nói riêng luôn giữ một vị trí quan trọng.

Có thể lấy bài toán cho việc cân bằng lạm phát, tỷ giá hối đoái của Việt Nam

ih

đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có được giải pháp tối ưu. Trong ngắn hạn và trung
hạn, Việt Nam rất khó có thể hội tụ đủ điều kiện để chuyển sang chế độ tỷ giá thả
nổi. Vì thế, luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa hai biến vĩ mô lạm phát

ọc

và tỷ giá hối đoái, Mục tiêu của nghiên cứu hướng đến là “ổn định giá cả” thông
qua điều chỉnh chính sách tỷ giá phù hợp với từng giai đoạn.

Hu


Sự phức tạp cũng như thú vị của lạm phát và tỷ giá hối đoái đã tạo động lực
để tôi chọn đề tài “Ứng dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) để phân tích mối

ế

1


i
Đạ
ng
ườ
Tr

quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam” để
tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ lý luận chung về lạm phát và tỷ giá hối đoái, cùng với

phân tích tác động của hai biến số này với nhau, tác động của chúng đến các biến vĩ
mô khác như lãi suất, tăng trưởng kinh tế. Luận văn phân tích thực trạng tình hình
lạm phát và biến động của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm
2015. Luận văn đề xuất các định hướng và khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách

cK
họ

tiền tệ và chính sách tỷ giá qua đó giúp ổn định giá cả nhằm góp phần ổn định kinh
tế vĩ mô tại Việt Nam. Câu hỏi thường trực đối với các nhà điều hành và hoạch định

chính sách Việt Nam hiện nay là lạm phát và tỷ giá hối đoái thế nào là tối ưu cho
nền kinh tế.

Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau đây:

inh

 Làm rõ các vấn đề lý luận về lạm phát, các nhân tố ảnh hưởng đến lạm
phát

 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, tác động hai chiều của tỷ giá

tế

hối đoái với lạm phát

 Nghiên cứu thực trạng lạm phát và diễn biến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam

Đạ

từ năm 2009 trở lại đây. Luận văn làm sáng tỏ ảnh hưởng của lạm phát và tỷ giá hối
đoái tới sự ổn định kinh tế vĩ mô

 Sử dụng mô hình VAR để lượng hóa mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá

ih

hối đoái trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2015. Trên cơ sở đó, rút ra
bài học kinh nghiệm và đồng thời đưa ra các khuyến nghị cần áp dụng nhằm ổn


ọc

định lạm phát và tỷ giá hối đoái góp phần đạt được các mục tiêu vĩ mô khác.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá VND/USD
 Phạm vi nghiên cứu

ế

Hu

 Đối tượng nghiên cứu

2


i
Đạ
ng
ườ
Tr

 Về không gian: Mối quan hệ giữa Lạm phát và tỷ giá VND/USD trong nền

kinh tế Việt Nam

 Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2009 đến tháng

12 năm 2015


4. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung nghiên cứu và để có kết quả đáng tin cậy và có ý

nghĩa khoa học, luận văn sử dụng một số Phương pháp nghiên cứu khoa học, bao
gồm:

cK
họ

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Lý thuyết chung về tỷ giá hối đoái và tỷ
lệ lạm phát mối quan hệ giữa chúng được dựa trên nền tảng lý luận nghiên cứu
trước đó như: giáo trình tài chính quốc tế, giáo trình tài chính tiền tệ, bài nghiên cứu
về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tỷ giá hối đoái của các tác giả ở trong nước
theo nguyên tắc kế thừa và chứng minh để làm sáng tỏ thêm các luận điểm của luận

inh

văn.

 Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu trong luận văn được công bố từ
Tổng cục thống kê Việt Nam, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Các số liệu sử dụng cho

lạm phát tại Việt Nam.

tế

việc phân tích định lượng của luận văn bao gồm tỷ giá hối đoái VND/USD, tỷ lệ

Đạ


 Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Luận văn sử dụng mô hình vector tự
hồi quy VAR (vector AutoRegressive model) cho việc phân tích định lượng mối
quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn năm 2009 đến năm

ih

2015.

Mô hình VAR được sử dụng để kiểm định động thái và sự phụ thuộc lẫn

ọc

nhau giữa các biến số kinh tế theo thời gian. Nó sẽ xem xét cùng lúc tất cả các biến
nội sinh và mỗi biến nội sinh sẽ được giải thích bằng một phương trình có chứa các

Hu

giá trị trong các thời kỳ trước (giá trị trễ) của tất cả các biến nội sinh khác và giá trị
trễ của chính nó. Vì các biến số vĩ mô trong nền kinh tế thường tác động qua lại lẫn
nhau, thậm chí giá trị trong quá khứ của một biến số có thể ảnh hưởng đến biến số

ế

khác trong tương lai. Trong khi mô hình vector hồi quy thông thường chỉ kiểm định
3


i
Đạ

ng
ườ
Tr

được tác động của các biến số đến một biến số khác và không có chiều ngược lại,
thì mô hình VAR cho phép kiểm định tác động và phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến
số kinh tế được đưa vào mô hình theo thời gian. Điều này thuận lợi cho các nghiên
cứu xem xét sự biến động của các biến số kinh tế theo thời gian. Ngoài ra, trong mô
hình VAR không cần quan tâm biến nào là biến nguyên nhân và biến nào là biến kết
quả, vì tất cả các biến số có vai trò như nhau không có sự khác biệt giữa biến nội
sinh và biến ngoại sinh. Do đó, mô hình VAR phù hợp với việc nghiên cứu các tác
động có tính nhân quả hai chiều, đặc biệt trong trường hợp chưa xác định được biến

cK
họ

số nào là nguyên nhân biến và biến số khác là kết quả.
Mô hình VAR được biểu diễn dưới dạng một hệ phương trình đồng thời,
trong mỗi phương trình, biến độc lập là các biến nội sinh ở thời điểm trước đó và
phương trình bình phương tối thiểu (Ordinary Least Square) được áp dụng để tính
toán. Tuy nhiên, VAR cũng tồn tại một số nhược điểm như các biến đều phải dừng,

inh

vì phải sử dụng các biến trể nên chuỗi số liệu càng dài càng tốt.
Nguồn số liệu sử dụng trong mô hình sẽ được lấy từ:
 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Tỷ giá hối đoái giữa VND/USD

tế


 Tổng cục thống kê Việt Nam: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
 Phần mềm Eviews 7 được sử dụng để chạy mô hình VAR kiểm định ảnh

Đạ

hưởng của các biến số. Do đơn vị tính của các biến số khác nhau, các biến số sẽ
được chuyển về cùng một đơn vị tính bằng phương pháp logarit.
 Luận văn cũng sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các công trình

ih

nghiên cứu khoa học có liên quan theo nguyên tác kế thừa để chứng minh và làm
sáng tỏ thêm các luận điểm của luận văn.

ọc

5. Kết cấu đề tài

Ngoài lời cảm ơn, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội

Phần 1: Đặt vấn đề

4

ế

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.

Hu


dung chính của luận văn được chia thành 3 phần lớn:


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Phần này sẽ chia thành 3 chương chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái và

mô hình nghiên cứu mối quan hệ
Chương 2: Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền

kinh tế Việt Nam

Chương 3: Thảo luận kết quả thực nghiệm và thảo luận
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị

inh

cK
họ
tế
ih

Đạ
ọc

ế

Hu
5


i
Đạ
ng
ườ
Tr

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT
VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Lý luận chung về lạm phát
Hiện nay, lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến tại các quốc gia trên

khắp thế giới. Lạm phát diễn ra theo tần khác nhau và mức độ cao thấp khác nhau

cK
họ

tại các quốc gia đang phát triển và tại các quốc gia chậm phát triển, trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế và cả trong thời kỳ kinh tế phát triển. Lạm phát ở mức độ nhất
định có thể là một biện pháp giúp phát triển nền kinh tế, làm tăng nhu cầu, thúc đẩy
các hướng đầu tư có lợi. Song khi lạm phát vượt qua một giới hạn nhất định, thì nó

sẽ đe dọa những thành quả mà nền kinh tế đạt được. Vì lý do đó mà các nghiên cứu
về lạm phát đã xuất hiện từ rất sớm trên tất cả các quốc gia trên thế giới, tại những

inh

nơi mà đồng tiền giấy lưu hành trong nền kinh tế ở dạng tín tệ.
Trong các chức năng của tiền phải kể đến hai chức năng nổi bật là chức năng
thước đo giá trị hàng hóa và chức năng lưu giữ giá trị. Hai chức năng này của tiền

tế

đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lạm phát, khi lạm phát xảy ra sẽ làm giảm sức mua
của tiền và không còn tạo niềm tin cho công chúng cất trữ tiền làm tài sản lưu giữ

Đạ

giá trị.

1.1.1.1 Các quan điểm khác nhau về lạm phát

ih

Trong phần này, các khái niệm về lạm phát qua các thời kỳ sẽ được tổng hợp
theo logic về mặt thời gian và các quan điểm của các trường phái khác nhau. Lạm

ọc

phát không chỉ bó hẹp trong những nước có thu nhập cao, mà nó còn gây trở ngại
cho nhiều nước đang phát triển phụ thuộc quá lớn vào việc in tiền để trang trải cho
chi tiêu của chính phủ. Cuối thế kỷ XX, khi các nước đã từng thực hiện mô hình


Hu

kinh tế kế hoạch hóa tập trung tại Đông Âu có những biện pháp nhằm tự do hóa gía
cả và chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường thì họ phải chứng kiến mức giá tại
các quốc gia này tăng vọt.

ế

6


i
Đạ
ng
ườ
Tr

a) Khái niệm và những quan điểm về lạm phát
Lạm phát đã được các nhà kinh tế học nghiên cứu từ rất sớm, hầu hết các nhà

nghiên cứu về lạm phát đều đồng ý rằng “lạm phát là hiện tượng tăng giá liên tục
của mức giá chung trong một khoảng thời gian”. Tuy nhiên, không phải mọi sự tăng
lên của mức giá chung đều đã là lạm phát. Nếu giá cả chỉ tăng tạm thời, trong ngắn
hạn, ví dụ trong những dịp tết Nguyên đán tại Việt Nam, sau đó lại giảm xuống thì
đó là kết quả của những biến động cung cầu tạm thời.
Hai nhà kinh tế học Laidler và Parkin đã khẳng định rằng “lạm phát được

cK
họ


định nghĩa là sự tăng lên liên tục của mức giá chung, hoặc có biểu hiện tương tự là
sự giảm liên tục của giá trị đồng tiền”, người ta có thể hiểu ở đây là sức mua của
đồng tiền tại quốc gia đó bị giảm liên tục. Samualson cũng khẳng định “lạm phát
biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung”. Mức giá chung được định nghĩa là
mức giá trung bình của “giỏ hàng hóa và dịch vụ” tại quốc gia đó. Tại mỗi quốc gia

inh

đều có mỗi loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau phụ thuộc vào mức sống và thu
nhập ở quốc gia đó. Khi mức giá chung tăng lên, thì các thành phần trong nền kinh
tế sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho chính loại hàng hóa và dịch vụ trong giỏ đó, điều

tế

này chứng tỏ giá trị hay sức mua của đồng tiền tại quốc gia đó đã bị giảm.
Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại, đại diện là

Đạ

Friedman cho rằng “lạm phát là một hiện tượng tiền tệ tạo nên sự dư cầu về hàng
hóa, tức là do lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều để theo đuổi một khối lượng
hàng hóa có hạn”. Lý thuyết này được giải thích bởi tiền đề tiền tệ trung lập, tiền

ih

đề này khẳng định cung tiền tăng lên hoàn toàn không tác động gì đến lượng hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ra cũng như số việc làm.

ọc


Nhà kinh tế học nổi tiếng Keynes cho rằng lạm phát là tình trạng mức giá
bằng tiền của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ mà người dân trong nước mua sắm

ế

Hu

tăng lên theo thời gian.

7


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Đến thời điểm hiện tại các nhà kinh tế học trên thế giới đều thống nhất định

nghĩa lạm phát theo hai quan điểm cơ bản của Samuelson hoặc Friedman. Do đó,
nghiên cứu này sẽ bám sát quan điểm của Friedman về lạm phát.
Cũng giống như những căn bệnh, bệnh lạm phát cũng thể hiện ở những mức

độ nghiêm trọng khác nhau.
 Lạm phát vừa phải: được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự

đoán trước được, tỷ lệ lạm phát hàng năm dưới hai con số có thể coi là lạm phát vừa
phải. Khi đó, các thành phần trong nền kinh tế tin tưởng vào việc giữ tiền mặt và ký


cK
họ

các hợp đồng tính theo giá của đồng nội tệ, vì họ tin rằng giá của loại hàng hóa
được mua không chênh lệch đi quá xa.
 Lạm phát phi mã: là tỷ lệ lạm phát trong phạm vi hai chữ số hoặc ba chữ
số, như 20%, 100% hay 200%. Một khi lạm phát phi mã diễn ra thường xuyên thì sẽ
đưa đến rất nhiều biến dạng kinh tế nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh

inh

tế. Thứ nhất, các hợp đồng mua bán có thể sẽ được neo vào một chỉ số giá nào đấy
hoặc theo ngoại tệ có thể là đôla Mỹ hoặc Euro. Khi xảy ra lạm phát phi mã, đồng
tiền tại quốc gia đó bị mất giá trị rất nhanh, đưa đến các thành phần trong nền kinh

tế

tế chỉ giữ một lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các thanh toán hàng ngày, họ sẽ
chuyển tiền sang loại hình đầu tư không bị ảnh hưởng bởi lạm phát và không gửi
tiền tiết kiệm với mức lãi suất danh nghĩa.

Đạ

 Siêu lạm phát: diễn ra khi giá cả trong một nền kinh tế thị trường tăng
hàng triệu hay thậm chí hàng tỷ phần trăm một năm.

ih

b) Lạm phát theo quan điểm trường phái tiền tệ


Cung tiền của mỗi quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng, việc làm và

ọc

giá cả tại quốc gia đó. Ngân hàng trung ương (NHTƯ) có thể dùng quyền kiểm soát
của mình đối với cung tiền để kích thích khi nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn
mong muốn, hay kìm hãm nền kinh tế khi giá cả tăng nhanh hơn dự kiến. Khi chính

Hu

sách tiền tệ được quản lý tốt thì có thể làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng đều
với mức giá cả ổn định. Nếu như có trục trặc trong hệ thống tiền tệ, lượng tiền có

8

ế

thể tăng rất nhanh hoặc giảm mạnh, dẫn đến lạm phát hay suy thoái.


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Trong thực tế, trường phái tiền tệ đã bắt đầu từ Davis Hume trong thế kỷ 18

với tác phẩm hàm số lượng tiền tệ. Các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển sử

dụng thuyết số lượng tiền (quantity theory of money) để giải thích cho lạm phát.
Fischer đã đưa ra phương trình cùng tên cho thuyết số lượng tiền:
M*V = P*T (1)

Trong đó M là khối lượng tiền, V là vòng quay của tiền, P là mức giá chung

trong nền kinh tế, T là khối lượng hàng hóa giao dịch thực tế (the real volume of
transactions) với giả thiết T đúng bằng sản lượng Y trong nền kinh tế. Với giả định

cK
họ

nền kinh tế ở mức độ toàn dụng thì sẽ có:
Tổng cung AS = Y (2)

Trong khi đó tổng cầu AD được xác định là AD = (M*V)/P (3)
Cân bằng thị trường hàng hóa và dịch vụ đạt được khi AS = AD, do đó

inh

phương trình Fischer có thể được viết như sau: M*V = P*Y
Khi có sự thay đổi tính bằng %, thì phương trình trên có thể viết lại như sau
lnM + lnV = lnP + lnY

tế

ΔM + ΔV = ΔP + ΔY tương đương với ΔP = ΔM + ΔV — ΔY
Với giải thiết V là hằng số, giá trị này phụ thuộc vào sự phát triển của hệ

Đạ


thống tài chính mà điều này không phải thay đổi ngay được. Fischer đưa thêm vào
giả thiết V là hằng số dài hạn. Do đó, khí tốc độ lưu thông tiền tệ là không đổi, thì

ih

bất cứ sự thay đổi nào của cung tiền cũng sẽ đưa đến sự thay đổi của GDP danh
nghĩa. Do các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất quyết định mức GDP thực tế nên

ọc

mọi sự thay đổi của GDP danh nghĩa đều được thể hiện ở sự thay đổi của mức giá
chung. Từ lập luận trên, có thể thấy thay đổi của mức giá chung đồng biến với thay
đổi của cung tiền.

Hu

Theo M.Friedman, muốn kìm chế lạm phát cần kìm chế sự tăng trưởng số
lượng tiền, và muốn không có lạm phát thì tốc độ phát hành tiền vào lưu thông phải

9

ế

cùng với tốc độ tăng trưởng sản xuất đích thực.


i
Đạ
ng

ườ
Tr

Nhà kinh tế học Tobin đã xây dựng từ tư tưởng của Friedman một cách tiếp

cận lạm phát do sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng cũng
là một nguyên nhân gây nên lạm phát.
Tổng kết lại, cho dù tiếp cận từ các góc độ khác nhau, các nguyên nhân khác

nhau để phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát, thì các nhà kinh tế học đều chấp
nhận rằng lạm phát xảy ra khi tổng cầu hàng hóa và dịch vụ vượt quá tổng cung
hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế.
Có thể thấy, hiện tượng cầu kéo làm giá tăng nên khi các nhân tố làm dịch

cK
họ

chuyển đường tổng cầu sang phải hay còn gọi là tăng cầu trong nền kinh tế thường
bao gồm tăng cung tiền. Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế chính phủ thường tăng chi
tiêu công, hoặc khu vực kinh tế tư nhân tăng đầu tư để mở rộng sản xuất. Khi thu
nhập khả dụng của các hộ gia đình được tăng lên đưa đến tăng tiêu dùng hộ gia
đình. Tiếp theo, nếu nhu cầu xuất khẩu tăng lên, thì đây sẽ là các nguyên nhân làm

inh

tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Chỉ cần một nhân tố trong phương trình dưới tăng
lên cũng sẽ làm tổng cầu của nền kinh tế tăng lên, với giả định các nhân tố khác là
không đổi.

tế


Y = C + I + G + (Xuất khẩu - Nhập khẩu)
Khi lượng cầu tăng nhanh trong khi lượng cung không đáp ứng đủ sẽ làm

Đạ

tăng mức giá chung trong nền kinh tế.

Tiếp theo, cung tiền và xuất khẩu hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến mức dự trữ

ih

ngoại hối của mỗi quốc giá. Vì xuất khẩu là một nguồn thu ngoại tệ qua đó làm tăng
lượng dự trự ngoại hối. Trong một số trường hợp, các quốc gia có thể tăng cung tiền
để mua thêm ngoại tệ để tăng lượng dự trữ ngoại tệ (VD, nguồn ngoại tệ từ các dự

ọc

án FDI được chuyển thành đồng nội tệ).

Đối với hiện tượng chi phí đẩy, nguyên nhân thường là do các nhân tố làm

Hu

tăng chi phí sản xuất hoặc làm đường tổng cung dịch chuyển về bên trái, thứ nhất
phải kể đến các nhân tố sản xuất thường là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
như giá nguyên vật liệu, nhiên liệu (điện, xăng dầu) giữ vai trò quan trọng đổi với

ế


10


i
Đạ
ng
ườ
Tr

tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, giá nhân công và chi phí vốn vay được thể hiện
qua mức lãi suất. Khi lãi suất tăng cao sẽ làm cho các dự án đầu tư trở lên đắt hơn
và dẫn đến việc mở rộng sản xuất sẽ bị ngừng lại. Khi giá cả của các nhân tố này
thay đổi sẽ tác động đến lượng cung của nền kinh tế. Trong trường hợp, tăng nhập
khẩu để bù đắp phần cung thiếu hụt do sản xuất trong nước sẽ bị hạn chế thì sẽ làm
tăng mức giá chung tại thị trường nội địa. Thứ hai, mất ổn định trong sản xuất cũng
gây ra hiện tượng thiếu cung, đối với nông nghiệp thì thiên tai và dịch bệnh có thể
là nguyên nhân gây ra sự bất ổn trong năng suất. Trong lĩnh vực sản xuất sự bất ổn

cK
họ

định của nguồn cung cấp đầu vào như sự lên giá của các nguyên liệu thô, bất ổn
chính trị tại các quốc gia sản xuất dầu, thay đổi của công nghệ cũng có thể gây ra
sốc cung, ví dụ như khi một công nghệ đang sử dụng cho sản xuất hàng hóa bị cấm
sử dụng trong khi công nghệ thay thế quá đắt đối với nhà sản xuất. Đốc quyền cũng
là một nguyên nhân làm giảm cung, trong kinh tế học có đề cập đến khái niệm lợi
nhuận biên, các công ty độc quyền sẽ chỉ sản xuất lượng hàng hóa mang lại cho họ

inh


lợi nhuận cao nhất chứ không phải doanh thu cao nhất, điều này sẽ gây ra khan
hiếm hàng hóa giả tạo, trong khi nền kinh tế chưa đạt được mức sản lượng tiềm
năng.

tế

Đối với hiện tượng thay đổi cơ cấu nền kinh tế sẽ mang lại kết quả là sự
chênh lệch thu nhập giữa các lĩnh vức trong nền kinh tế. Điều đó sẽ tạo ra sự dịch

Đạ

chuyển lao động từ lĩnh vực thu nhập thấp sang lĩnh vực thu nhập cao, chính xác
hơn là từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ có thu

ih

nhập cao hơn. Điều này tạo ra thiếu hụt lương thực cần thiết và mức lương cao
trong các lĩnh vực khác sẽ làm cho mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên. Điều
này thể hiện rõ trong nền kinh tế Việt Nam.

ọc

Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát có thể thấy tỷ giá hối đoái giữ
vai trò quan trọng, sự biến động của tỷ giá sẽ tác động đến các nhân tố đầu vào của

Hu

sản xuất. Đối với những lĩnh vực phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào thì tỷ giá
hối đoái sẽ thông qua kênh yếu tố đầu vào của sản xuất để tác động đến giá sản


xuất. Đặc biết, đối với các quốc gia phải nhập khẩu xăng dầu, thì tỷ giá hối đoái

ế

11


i
Đạ
ng
ườ
Tr

thay đổi sẽ làm cho giá của mặt hàng này thay đổi ngay lập tức đối với các nền kinh
tế thị trường.

Sự chênh lêch giữa lãi suất trong nước và lãi suất trên thị trường tài chính

quốc tế sẽ làm thay đổi dòng vốn đầu tư ngắn hạn và trung hạn tại quốc gia đó. Nếu
dòng ngoại tệ vào hay ra đột ngột trên thị trường tài chính thì đều gây ra những biến
động bất thường về tỷ giá hối đoái cho quốc gia đó. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi
cũng sẽ khiến cho cung và cấu về hàng hóa xuất nhập khẩu tại thị trường trong nước
thay đổi, do mức giá của hàng hóa xuất nhập khẩu phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái.

cK
họ

Trên thực tế, mỗi quốc gia đều cần có một lượng dự trữ ngoại hối nhất định,
lượng dự trữ ngoại hối này giúp NHTƯ can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần
thiết và đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của nền kinh tế. Khi tăng hay giảm lượng

dự trự ngoại hối sẽ tác động đến cung tiền và tác động đến tỷ giá hối đoái, ở chiều
ngược lại khi tỷ giá hối đoái thay đổi thì cũng sẽ tác động đến lượng dự trữ ngoại

inh

hối và cung tiền, qua đó tác động đến lạm phát. Để kiềm chế lạm phát, nhiều khi
NHTƯ bán ngoại tệ ra để thu đồng nội tệ về nhằm giảm lượng tiền mặt đang lưu
hành trong nền kinh tế.

tế

c) Chỉ số đo lường lạm phát

Trong nền kinh tế thị trường, giá cả được dùng như một tiêu chuẩn so sánh

Đạ

để đo lường các giá trị kinh tế và định hướng hoạt động kinh doanh. Các nhà kinh tế
học khi nghiên cứu về lạm phát thường sử dụng các chỉ số đo lường mức giá chung.
Trên thực tế, mức giá chung được tính bằng cách xây dựng các chỉ số giá, là những

ih

giá trị trung bình của giá tiêu dùng hay giá sản xuất. Chỉ số giá là thước đo mức giá
chung, nó chính là số bình quân gia quyền của giá nhiều loại hàng hóa và dịch vụ.

ọc

Khi xây dựng chỉ số giá, các nhà hoạch định cân nhắc từng loại giá riêng lẻ theo
tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế của mỗi loại hàng hóa mà gắn cho mỗi hàng hóa


dùng, hệ số giảm phát GDP và chỉ số giá sản xuất.

Hu

trong rổ hàng hóa một hệ số tỷ trọng. Ba chỉ số giá quan trọng nhất là chỉ số giá tiêu

Đo lạm phát qua chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index, CPI), chỉ số

ế

12


i
Đạ
ng
ườ
Tr

này được coi là thước đo lạm phát và được sử dụng rộng rãi nhất. CPI đo lường chi
phí mua một rổ hàng hóa chuẩn tại những thời điểm khác nhau. Rổ hàng hóa này
bao gồm giá thực phẩm, quần áo, nhà cửa, xăng dầu, đi lại, dịch vụ y tế, học phí,
các loại hàng hóa và dịch vụ khác được mua sắm cho cuộc sống hàng ngày. Tất
nhiên, giá của mỗi loại hàng hóa sẽ được gắn thêm một trong số theo tầm quan
trọng của hàng hóa đó trong nền kinh tế. CPI được tính dựa trên công thức sau:



cK

họ

=

Trong đó:

× 100%

k là số mặt hàng trong rổ hàng hóa
là giá sản phẩm i trong năm t
,

là sản lượng và giá của sản phẩm i trong năm cơ sở

sự thay đổi của CPI.

=



inh

Tốc độ tăng

× 100% đây chính là tỷ lệ lạm phát tính theo

Bắt đầu từ năm 1994, Việt Nam đã áp dụng cách tính CPI theo tiêu chuẩn

tế


quốc tế và khi luật hoá việc công bố và tính chỉ số CPI theo tháng đã giúp cho các
thành phần trong nền kinh tế tiếp cận dễ hơn với chỉ số này.

Đạ

1.1.1.2 Một số nguyên nhân gây ra lạm phát
a) Lạm phát do cầu kéo

ih

Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu. Nguyên nhân chính là
do tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp.

ọc

Các nhà kinh tế học của trường phái trọng tiền cho rằng, tiền là nguyên nhân
cơ bản của lạm phát cầu kéo. Với giả thiết đường tổng cung cố định, nền kinh tế

Hu

luôn ở mức sản lượng tiềm năng, khi cung tiền tăng đưa đến tổng cầu tăng đối với
hàng hóa và dịch vụ, trong khi cung hàng hóa và dịch vụ không thể tăng được, vì
nền kinh tế đã ở mức tiềm năng và các nguồn lực đã sử dụng ở mức toàn dụng. Do

ế

13


i

Đạ
ng
ườ
Tr

đó, nghiễn nhiên giá cả sẽ tăng đồng hành với tốc độ tăng của cung tiền và khi đó
lạm phát sẽ xảy ra.

Keynes không cho rằng nền kinh tế luôn ở mức toàn dụng nhân công, tức là

nền kinh tế chưa đạt được mức tiềm năng. Do đó, trước khi có toàn dụng nhân công
thì các chính sách làm tăng cầu của các thành phần trong nền kinh tế là cần thiết,
nhằm thúc đẩy tăng sản lượng tiềm năng và tạo ra thêm việc làm, trong trường hợp
này sẽ không gây ra lạm phát. Khi cung tiền vượt quá mức toàn dụng nhân công, thì
sản lượng không tăng, và chỉ còn giá cả tăng theo mức tăng của cung tiền, Keynes

cK
họ

cho rằng đây là lạm phát thực sự. Tuy nhiên, Keynes luôn cho rằng lạm phát cầu
kéo là cần thiết cho nền kinh tế, khi nó chưa ở mức toàn dụng nguồn lực, thì đây là
động lực để phát triển kinh tế.

b) Lạm phát do chi phí đẩy

Hình thức của lạm phát do chi phí đẩy phát sinh từ phía cung, do chi phí sản

inh

xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng. Điều này chỉ có thể đạt được

trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn. Ví
dụ: Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ và

tế

nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng
lên. Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì

Đạ

giá bán sẽ tăng lên, công nhân và các cộng đồng sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn
trước để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên điều đó tạo vòng xoáy lương và giá
cả.

ih

Một yếu tố chi phí khác là giá cả nguyên vật liệu tăng do tỷ giá tăng hoặc
khai thác hạn chế. Bên cạnh đó giá cả nhập khẩu cao hơn được chuyển cho người

c) Lạm phát quán tính

ọc

tiêu dùng nội địa cũng là một yếu tố gây nên lạm phát.

Hu

Lạm phát do quán tính là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến nó sẽ
tiếp tục trong tương lai. Tỷ lệ này thường được đưa vào các hợp đồng kinh tế, các


kế hoạch hay các thoả thuận khác. Và chính vì mọi người đều đưa tỷ lệ lạm phát

ế

14


i
Đạ
ng
ườ
Tr

vào các hoạt động của mình nên cuối cùng nó trở thành hiện thực. Một ví dụ cụ thể
của hiện tượng lạm phát do quán tính là khi nền kinh tế có lạm phát cao, mọi người
có xu hướng chỉ giữ lại một lượng tiền mặt tối thiểu để chi tiêu hàng ngày, họ đem
tiền đổi lấy các loại tiền mạnh khác, vàng hay các loại hàng hóa để tích trữ giá trị,
làm tăng lượng tiền lưu thông trên thị trường, càng làm đồng tiền mất giá và tăng
lạm phát.

Các tác giả khác như Hicks, Lange và Keynes cho rằng yếu tố kỳ vọng cũng

ảnh hưởng tới lạm phát. Hàng năm, mỗi quốc gia trên thế giới đều có một mức lạm

cK
họ

phát nhất định. Nếu không có những sự thay đổi trong nền kinh tế thì tỷ lệ này có
thể được giữ nguyên. Trong cơ chế hoạt động của lạm phát quán tính, dự tính đóng
một vai trò rất quan trọng. Vì dự tính luôn là cơ sở cho hành vi của các thành phần

trong nền kinh tế. Dự tính được hình thành từ kinh nghiệm và kết quả phân tích, xử
lý các thông tin có được. Mức lạm phát dự tính được hình thành từ mức lạm phát

inh

trong quá khứ, từ các chính sách kinh tế của chính phủ. Từ đó các thành phần kinh
tế sẽ lập kế hoạch kinh doanh với mức lạm phát dự tính có được, thực chất là họ sẽ
đẩy mức giá lên đúng bằng mức lạm phát dự tình

tế

1.1.2 Lý luận chung về tỷ giá hối đoái

Thương mại quốc tế ra đời rất sớm, các giao dịch mua bán hàng hóa đều

Đạ

được thực hiện bằng kim loại quý (vàng, bạc). Tuy nhiên, khi tiền giấy (tín tệ) được
đưa vào hệ thống thanh toán, thì người ta cần một tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền của
các quốc gia trên thế giới với nhau.

ih

Trong xu thế mở cửa nền kinh tế từ giữa thế kỷ XX và xu hướng toàn cầu
hóa trong thế kỷ XXI thì thương mại quốc tế càng trở nên phổ biến. Để thực hiện

ọc

việc chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia, người ta cần phải có hệ thống tỷ giá. Để
có một cách nhìn tổng quát về tỷ giá cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay, khi thị


xem xét các khái niệm về tỷ giá hối đoái là hết sức cần thiết.

ế

Hu

trường tài chính của các quốc gia liên kết với nhau ngày càng chặt chẽ hơn thì việc

15


i
Đạ
ng
ườ
Tr

1.1.2.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là khái niệm kinh tế có nguồn gốc từ nhu cầu trao

đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ và quan hệ tiền tệ giữa các quốc
gia/khu vực. Vì vậy, TGHĐ giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động thương mại
quốc tế, thông qua TGHĐ người ta có thể so sánh giá cả hàng hóa, dịch vụ của các
quốc gia trên thế giới với nhau.
Theo F.Mishkin “the price of one currency in term of another is called the

exchange rate” có nghĩa là “giá của một đồng tiến tính theo một đồng tiền khác

cK

họ

được gọi là tỷ giá hối đoái”.

Trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được thông qua ngày
16/06/2010, Điều 6, khoản 5 ghi rõ “tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của
một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”.
Từ các khái niệm trên có thể hiểu một cách tổng quát TGHĐ là tỷ lệ chuyển

inh

đổi, tỷ lệ so sánh của đơn vị tiền tệ này với đơn vị tiền tệ khác giữa các quốc
gia/khu vực trên thế giới. Hay có thể hiểu đơn giản hơn, TGHĐ là giá cả của đồng
tiền trong nước này được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của quốc gia khác.

tế

Hiện nay, TGHĐ trên thế giớ được niêm yết theo hai phương pháp chính sau:

Đạ

- Phương pháp yết giá gián tiếp: trong phương pháp này, đồng nội tệ sẽ

đóng vai trò là đồng yết giá và có đơn vị cố định là một đơn vị, còn một đồng ngoại
tệ đóng vai trò là đồng định giá có số đơn vị thay đổi dựa theo thay đổi trên thị

ih

trường ngoại hối. Ví dụ tại nước Anh sẽ yết giá như sau, 1GBP = 1,8366USD.
- Phương pháp yết giá trực tiếp: đây là cách yết giá tại các quốc gia sở hữu


ọc

đồng tiền yếu. Khi đó đồng ngoại tệ sẽ đóng vai trò đồng yết giá, còn đồng nội tệ
của quốc giá đó sẽ là đồng định giá. Ví dụ Việt Nam sẽ yết giá là 1USD = 21.220
VND, 1Euro = 25.050VND.

Hu

Trong phạm vi của luận văn này, để có thể thống nhất trong việc phân tích tại
thị trường Việt Nam, TGHĐ sẽ được hiểu theo cánh viết trên thị trường ngoại hối

ế

Việt Nam, tỷ giá VND/USD = 21.220 nghĩa là 1USD = 21.220VND. Nếu TGHĐ
16


×