Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý đăng kí tín chỉ tại trường đại học kinh tế đại học huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.48 KB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả

uế

các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là các

tế
H

thầy cô ở Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, bạn bè đã theo
sát, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này một cách
thuận lợi nhất.

h

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới thạc sĩ Nguyễn Thanh Tuấn,

in

người thầy đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh

cK

nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn
tốt nghiệp. Thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều từ việc hình thành

những ý tưởng ban đầu cũng như hướng dẫn quá trình thực

họ


hiện ý tưởng và sau đó là góp ý, chỉnh sửa để đề tài được
hoàn thành tốt nhất có thể.

Đ
ại

Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến bố mẹ và những

người thân đã đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong

ng

suốt thời gian qua để bài luận văn của tôi được hoàn thành

Tr

ườ

tốt đẹp.

Mặc dù tôi đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ

không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, bổ sung của quý thầy cô để tôi có
thể sữa chữa, bổ sung và nghiên cứu kỹ hơn về đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Huế, ngày 18 tháng 5 năm 2014

i



Khóa luận tốt nghiệp đại học

Sinh viên:

uế

Trần Hoàng Linh
MỤC LỤC

tế
H

DANH MỤC CÁC KÍ KIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................................v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ...................................................... vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ix

h

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................8

in

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 8
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................... 9

cK


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 9
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 10

họ

5. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 10
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................11
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐĂNG KÍ

Đ
ại

TÍN CHỈ.........................................................................................................................11
1.1. Khái niệm về hệ thống, hệ thống thông tin quản lý................................................... 11
1.1.1. Khái niệm hệ thống................................................................................................ 11

ng

1.1.2. Hệ thống quản lý.................................................................................................... 11
1.1.3. Hệ thống thông tin (Information System) ............................................................. 11

ườ

1.2. Giới thiệu các công cụ để xây dựng hệ thống quản lý............................................... 12

Tr

1.2.1. Giới thiệu về .NET Framework, C# ...................................................................... 12
1.2.2. Giới thiệu hệ quản lý CSDL SQL Server .............................................................. 12
1.2.3. Giới thiệu về ASP.NET MVC 4 ............................................................................ 12

1.2.4. So sánh ASP.NET MVC và ASP.NET Web Form ............................................... 16
1.2.5. Xây dựng ứng dụng theo mô hình 3 lớp................................................................ 17
1.2.6. Entity framework và Code first migration............................................................. 18

SVTH: Trần Hoàng Linh

ii


Khóa luận tốt nghiệp đại học
1.2.7. Giới thiệu về Visual Studio ................................................................................... 20
CHƯƠNG II: BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐĂNG KÍ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ – ĐẠI HỌC HUẾ .........................................................................................21
2.1. Đặc điểm của học chế tín chỉ và quy trình đăng kí tín chỉ ........................................ 21

uế

2.1.1. Đặc điểm chung ...................................................................................................... 21

tế
H

2.1.2. Ưu điểm của học chế tín chỉ ................................................................................... 21
2.1.3. Nhược điểm của học chế tín chỉ ............................................................................. 23
2.2. Hiện trạng mô hình học chế tín chỉ của trường Đại học Kinh Tế Huế...................... 24
2.2.1. Hiện trạng công tác quản lý đăng kí tín chỉ của trường Đại Học Kinh Tế Huế ..... 24

h

2.2.2. Hiện trạng hệ thống phần mềm hỗ trợ học chế tín chỉ trường Đại học Kinh Tế -


in

Đại Học Huế ..................................................................................................................... 26

cK

2.2.3. Đề xuất giải pháp khắc phục .................................................................................. 27
2.3. Mô tả hệ thống quản lý đăng kí tín chỉ...................................................................... 28
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐĂNG KÍ TÍN CHỈ TẠI

họ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.......................................................32
3.1. Phân tích hệ thống quản lý đăng kí tín chỉ cho sinh viên chính quy trường Đại Học

Đ
ại

Kinh Tế Huế ..................................................................................................................... 32
3.1.1. Sơ đồ phân rã chức năng hệ thống (BFD – Business Funtion Diagram) ............... 32
3.1.2. Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram)........................................................................ 34

ng

3.1.3. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD – Data Flow Diagram) ................................................. 35
3.2. Thiết kế hệ thống ....................................................................................................... 37

ườ


3.2.1. Xác định các thực thể và các thuộc tính tương ứng của thực thể........................... 37

Tr

3.2.2. Xác định mối quan hệ giữa các thực thể ................................................................ 39
3.2.3. Mô hình thực thể mối quan hệ................................................................................ 41
3.2.4. Chuẩn hóa ............................................................................................................... 41
3.2.5. Lược đồ quan hệ của CSDL ................................................................................... 49
3.3. Một số giải thuật chính .............................................................................................. 50
3.3.1. Cập nhật thông tin .................................................................................................. 50

SVTH: Trần Hoàng Linh

iii


Khóa luận tốt nghiệp đại học
3.3.2. Sửa thông tin........................................................................................................... 50
3.3.3. Xóa thông tin .......................................................................................................... 51
3.3.4. Đăng nhập hệ thống................................................................................................ 51
3.3.5. Tra cứu thông tin .................................................................................................... 52

uế

3.3.6. Thống kê báo cáo.................................................................................................... 52
3.3.7. Đăng kí tín chỉ ........................................................................................................ 53

tế
H


3.4. Giao diện hệ thống..................................................................................................... 54
3.5. Triển khai hệ thống.................................................................................................... 55
3.5.1. Thiết kế sơ đồ mạng ............................................................................................... 55

h

3.5.2. Thông số kỹ thuật hệ thống mạng .......................................................................... 55

in

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................64

cK

1. Những kết quả đạt được............................................................................................. 64
2. Hạn chế của đề tài ...................................................................................................... 64
3. Định hướng nghiên cứu trong tương lai..................................................................... 65

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................66


SVTH: Trần Hoàng Linh

iv


Khóa luận tốt nghiệp đại học

DANH MỤC CÁC KÍ KIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

CSDL

Cơ sở dữ liệu

MIS

Management

Ý nghĩa

Information Hệ thống thông tin quản lý

uế

Tên viết tắt

System
Common Language Runtime


MVC

Models-Views-Controller

HTTP

HyperText Transfer Protocol

Bộ thực thi ngôn ngữ chung

tế
H

CLR

Giao thức truyền tải siêu văn
bản

microsoft developer network

EF

Entity Framework

XML

Extensible Markup Language

POCO


Plain Old CLR Object

Đối tượng thuần CLR/.NET cũ

UML

Unified Modeling Language

Ngôn ngữ mô hình hóa thống

in

Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng

cK

SV

Sinh viên

họ

Tín chỉ

Đ
ại

TC

TKB


h

MSDN

nhất

Thời khóa biểu

BFD

Mô hình phân rã chức năng

Data Flow Diagram

Sơ đồ luồng dữ liệu

ng

DFD

Business Funtion Diagram

domain controller

DHCP

Dynamic

ườ


DC

Host

Configuration Giao thức cấu hình host động

Protocol
Internet Protocol

Giao thức internet

WAN

wide area network

Mạng diện rộng

LAN

Local area network

Mạng máy tính cục bộ

ADSL

Asymmetric digital subscriber line Đường dây thuê bao số bất đối

Tr


IP

xứng

SVTH: Trần Hoàng Linh

v


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Domain Name System

hệ thống phân giải tên miền

URL

Uniform Resource Locator

Định vị tài nguyên thống nhất

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ


cK

in

h

tế
H

uế

DNS

SVTH: Trần Hoàng Linh

vi


Khóa luận tốt nghiệp đại học

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 : Mô hình MVC .....................................................................................13
Hình 1.2: Kiến trúc mô hình 3 lớp........................................................................17

uế

Hình 1.3: Tùy chọn xây dựng Entity Data Model ................................................20

tế

H

Hình 2.1 : Sơ đồ quy trình đăng kí tín chỉ ............................................................31
Hình 3.1: Chức năng quản lý đăng kí tín chỉ ........................................................33
Hình 3.2: Chức năng quản lý đăng kí tín chỉ (tt) ..................................................33

h

Hình 3.3: Sơ đồ ngữ cảnh .....................................................................................35

in

Hình 3.4: Sơ đồ phân rã mức 0 .............................................................................37

cK

Hình 3.5: Sơ đồ thực thể mối quan hệ ..................................................................41
Hình 3.6: Lược đồ quan hệ của CSDL .................................................................49

họ

Hình 3.7: Sơ đồ cập nhật thông tin .......................................................................50
Hình 3.8: Sơ đồ sửa thông tin ...............................................................................50

Đ
ại

Hình 3.9: Sơ đồ xóa thông tin...............................................................................51
Hình 3.10: Sơ đồ đăng nhập hệ thống ..................................................................51


ng

Hình 3.11 : Sơ đồ tra cứu thông tin ......................................................................52
Hình 3.12: Sơ đồ thống kê báo cáo.......................................................................52

ườ

Hình 3.13: Sơ đồ đăng kí tín chỉ ...........................................................................53

Tr

Hình 3.14: Giao diện trang chủ web .....................................................................54
Hình 3.15: Giao diện trang chủ winform..............................................................54
Hình 3.16: Sơ đồ mạng hệ thống ..........................................................................55
Hình 3.17: Mô phỏng nhiệm vụ của tưởng lửa.....................................................62

SVTH: Trần Hoàng Linh

vii


Tr

ườ

ng

Đ
ại


họ

cK

in

h

tế
H

uế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

SVTH: Trần Hoàng Linh

viii


Khóa luận tốt nghiệp đại học

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đề tài trình bày các nội dung chính của quản lý đăng kí tín chỉ ở trường đại
học, giới thiệu các quy trình, các công cụ trong quá trình xây dụng hệ thống quản lý

uế

đăng kí tín chỉ. Đề tài cũng trình bày quá trình phân tích, thiết kế hệ thống, phân tích
tính khả thi và dự trù kinh phí triển khai hệ thống cho doanh nghiệp. Đề tài cũng trình


tế
H

bày quá trình phân tích, thiết kế hệ thống, cách triển khai cho trường học.

Phần mô tả bài toán quản lý đăng kí tín chỉ sẽ mô tả các nghiệp vụ quản lý
đăng kí tín chỉ một cách đầy đủ và chính xác, những mô tả này chính là yêu cầu đối
với hệ thống cần xây dựng. Phần phân tích và thiết kế trình bày cụ thể các bước từ xác

h

định chức năng của hệ thống, mô tả quá trình lưu chuyển thông tin và dữ liệu trong hệ

in

thống, thiết kế quy trình, thiết kế giao diện cho đến mô tả cách thức triển khai hệ thống

cK

cho trường học.

Kết quả chính mà khóa luận cần đạt được là xây dựng một hệ thống quản lý
đăng kí tín chỉ dễ sử dụng, hỗ trợ tối đa cho người quản lý và sinh viên, cung cấp

Tr

ườ

ng


Đ
ại

tin về đăng kí tín chỉ.

họ

những công cụ hữu ích cho người quản lý, giúp họ kiểm soát và phân tích các thông

SVTH: Trần Hoàng Linh

ix


Khóa luận tốt nghiệp đại học

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Các trường đại học Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 21 vừa qua đã
tiến tới việc tham khảo kinh nghiệm và áp dụng hệ thống tín chỉ vào chương trình đào

uế

tạo của mình. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã chuyển từ mô hình đào tạo

tế
H

niên chế sang mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2008. Đây là một bước

ngoặt quan trọng mang lại những hiệu quả to lớn trong quá trình đổi mới phương thức

đào tạo của nhà trường. Học chế tín chỉ được truyền bá nhanh chóng và áp dụng rộng
rãi nhờ có nhiều ưu điểm: có tính mềm dẻo, khả năng thích ứng linh hoạt, đạt hiệu quả

h

cao về mặt đào tạo và quản lý, giảm chi phí đào tạo. Với cách học này, độ mềm dẻo và

cK

được tính chủ động, sáng tạo của người học.

in

linh hoạt của chương trình giúp người học tự học, tự nghiên cứu, và do đó, phát huy

Tuy nhiên mô hình này tạo ra không ít khó khăn cho sinh viên trong quá trình
học tập. Sinh viên không còn học theo hình thức niên chế nên vấn đề chọn môn học và

họ

đăng ký môn học rất khó khăn. Cùng với số lượng sinh viên chính quy lên tới hơn
5000 sinh viên, hệ thống quản lý còn gặp nhiều vướng mắc. Chương trình học ở các

Đ
ại

khoa đưa ra khá phức tạp và chưa hoàn thiện nên đa phần các sinh viên không thể nắm
rõ những gì mình cần lựa chọn. Hệ thống đăng ký học vẫn còn nhiều thiếu sót với việc

chưa đưa ra cụ thể những môn ràng buộc, môn bắt buộc, môn tự chọn. Chính vì sự

ng

phức tạp và không rõ ràng này khiến sinh viên khó tránh khỏi sai lầm trong quá trình
chọn lựa môn học, dẫn đến việc đăng ký sai môn học, đăng ký thiếu.

ườ

Qua đó có thể nhận thấy việc cấp thiết hiện nay là cần cung cấp và định hướng

tốt hơn cho sinh viên trong quá trình đăng ký học. Sinh viên cần được hỗ trợ nhiều hơn

Tr

về chương trình học. Cụ thể là hệ thống chương trình học với các môn học ràng buộc
cần phải rõ ràng hơn, kỳ học của các môn học phải được sắp xếp cụ thể. Tổng quát là
phải có hướng dẫn học phần đăng ký rõ ràng cho sinh viên. Ngoài ra còn phải hỗ trợ
tính điểm và định hướng môn học rõ ràng cho sinh viên để sinh viên có mục tiêu phấn
đấu cụ thể trong từng học kỳ.

SVTH: Trần Hoàng Linh

8


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Do vậy, đề tài: “Xây dựng hệ thống Quản lý Đăng kí tín chỉ tại trường Đại
học Kinh tế - Đại học Huế” được thực hiện nhằm đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra
hiện nay, khắc phục được những khó khăn hiện tại trong công tác quản lý và hỗ trợ

sinh viên, đồng thời phục vụ cho mục tiêu tin học hóa, hiện đại hóa trong công tác

uế

quản lý và đào tạo của nhà trường.

tế
H

2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:

Nắm được quy trình quản lý đăng kí tín chỉ, các kĩ thuật xây dựng hệ thống
quản lý đăng ký tín chỉ, xây dựng thành công hệ thống quản lý đăng kí tín chỉ.

h

Mục tiêu cụ thể:

in

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin quản lý.

cK

- Khảo sát thực tế tình hình đăng kí tín chỉ, quy trình quản lý đăng kí tín chỉ tại
trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.

- Nghiên cứu quy trình xây dựng hệ thống quản lý đăng kí tín chỉ.


Đại học Huế bao gồm:

họ

Xây dựng hệ thống quản lý đăng kí tín chỉ áp dụng cho trường Đại học Kinh tế-

Đ
ại

- Quản lý chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo.
- Phân hệ đăng ký học,tra cứu thông tin về kết quả học tập.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

ng

Đối tượng nghiên cứu:
- Lý thuyết xây dựng hệ thống quản lý.

ườ

- Các công cụ hỗ trợ, phương pháp xây dựng hệ thống quản lý.
- Cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động và quy trình đăng kí tín chỉ của sinh viên

Tr

chính quy của trường Đại học Kinh Tế Huế.
- Thông tin chung của sinh viên.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Đề tài được thực hiện tại trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế.

- Thời gian: Từ ngày 10/02/2014 đến ngày 18/05/2014.

SVTH: Trần Hoàng Linh

9


Khóa luận tốt nghiệp đại học

4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và xây dựng hệ thống quản lý đăng kí tín chỉ phù hợp với yêu

pháp trong quá trình phân tích thiết kế hệ thống:

tế
H

- Phương pháp lập trình hướng đối tượng sử dụng ASP.NET, C#.

uế

cầu thực tế hiện nay ở trường Đại Học Kinh Tế Huế, đề tài đã sử dụng các phương

- Phương pháp thiết lập hệ thống tường lửa bảo mật trên hệ điều hành Windows
Server.

- Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các lý thuyết cần thiết để xây dựng hệ thống

h


quản lý qua các tài liệu như sách, bài viết, video, slide,...

in

- Phỏng vấn: Hỏi đáp cán bộ quản lý, thầy cô sử dụng phần mềm hiện tại của

cK

trường, nhu cầu của sinh viên.

- Quan sát: Quan sát quy trình vận hành, quản lý của việc đăng kí tín chỉ.
- Thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu từ trường học để nắm quy trình quản lý.

họ

- Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, định tính, định lượng: Khai thác tài
liệu và thông tin đã có được để trích rút ra các thông tin cần thiết cho quá trình phát

Đ
ại

triển, xây dựng hệ thống.

5. Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận bao gồm ba chương:

ng

Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống quản lý đăng kí tín chỉ.

Phần này sẽ giới thiệu tổng quan hệ thống quản lý đăng kí tín chỉ, lợi ích của

ườ

việc ứng dụng hệ thống và giới thiệu các công cụ sẽ sử dụng để xây dựng hệ thống.
Chương II: Bài toán quản lý đăng kí tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế – Đại

Tr

học Huế.

Chương III: Xây dựng hệ thống quản lý đăng kí tín chỉ.
Phần này tập trung phân tích và thiết kế hệ thống, bao gồm các nội dung như

phân tích sơ đồ chức năng, sơ đồ ngữ cảnh, sơ đồ luồng dữ liệu, thiết kế sơ đồ thực thể
- mối quan hệ, thiết kế CSDL, các quy trình chính, giao diện.

SVTH: Trần Hoàng Linh

10


Khóa luận tốt nghiệp đại học

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
ĐĂNG KÍ TÍN CHỈ

uế


1.1. Khái niệm về hệ thống, hệ thống thông tin quản lý
1.1.1. Khái niệm hệ thống

tế
H

Hệ thống là tập hợp các phần tử tương tác được tổ chức nhằm thực hiện một
mục đích xác định. Các phần tử ở đây là tập hợp các phương tiện vật chất và nhân lực.
Tổ chức tạo thành một hệ thống mở, nghĩa là liên hệ với một môi trường.

mại, v.v…).

in

Đặc điểm cơ bản của hệ thống là tính động.

h

Một số phần tử của hệ thống có sự tương tác với bên ngoài (cung ứng, thương

cK

1.1.2. Hệ thống quản lý

Hệ thống quản lý là một hệ thống có một mục đích mang lại lợi nhuận hoặc lợi

trao đổi thông tin.

họ


ích nhất định nào đó. Đặc điểm của hệ thống là có sự tham gia của con người và có

Đ
ại

1.1.3. Hệ thống thông tin (Information System)
Là một hệ thống sử dụng công nghệ thông tin để thu thập, truyền, lưu trữ, xử lý
và biểu diễn thông tin trong một hay nhiều quá trình kinh doanh. Hệ thống thông tin
phát triển qua bốn loại hình:

ng

- Hệ xử lý dữ liệu: lưu trữ và cập nhật dữ liệu hàng ngày, ra các báo cáo theo

định kỳ (Ví dụ: Các hệ thống tính lương).

ườ

- Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System - MIS): gồm

cơ sở dữ liệu hợp nhất và các dòng thông tin giúp con người trong sản xuất, quản lý và

Tr

ra quyết định.
- Hệ trợ giúp quyết định: Hỗ trợ cho việc ra quyết định (cho phép nhà phân

tích ra quyết định chọn các phương án mà không phải thu thập và phân tích dữ liệu).
- Hệ chuyên gia: Hỗ trợ nhà quản lý giải quyết các vấn đề và làm quyết định
một cách thông minh.


SVTH: Trần Hoàng Linh

11


Khóa luận tốt nghiệp đại học

1.2.Giới thiệu các công cụ để xây dựng hệ thống quản lý
1.2.1. Giới thiệu về .NET Framework, C#
- Giới thiệu về .Net Framework:

uế

.NET Framework là một nền tảng lập trình và cũng là một nền tảng thực thi ứng
dụng chủ yếu trên hệ điều hành Microsoft Windows được phát triển bởi Microsoft. Các

tế
H

chương trình được viết trên nền .NET Framework sẽ được triển khai trong môi

trường phần mềm (ngược lại với môi trường phần cứng) được biết đến với tên gọi
Common Language Runtime (CLR). Môi trường phần mềm này là một máy ảo trong

h

đó cung cấp các dịch vụ như an ninh phần mềm (security), quản lý bộ nhớ (memory

in


managerment), và các xử lý lỗi ngoại lệ (exception handling).
- Giới thiệu về C#:

cK

C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft, là
phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng và

họ

được đọc là C sharp. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# là ngôn ngữ
có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java.

Đ
ại

1.2.2. Giới thiệu hệ quản lý CSDL SQL Server
SQL Server là một hệ thống quản trị CSDL quan hệ nhiều người dùng hoạt
động theo mô hình Client/Server. Hệ quản trị CSDL này được sử dụng ở hầu hết các
ứng dụng lớn hiện nay.

ng

Trong mô hình Client/Server, phần Server chứa CSDL, cung cấp các chức năng

ườ

phục vụ cho việc tổ chức và quản lý CSDL, cho phép nhiều người sử dụng cùng lúc
truy cập dữ liệu. Điều này không chỉ tiết kiệm mà còn thể hiện tính nhất quán về mặt

dữ liệu. Tất cả dữ liệu đều được truy xuất thông qua Server, không được truy xuất trực

Tr

tiếp. Do đó, có độ bảo mật cao, chịu lỗi tốt hơn, dễ dàng sao lưu dữ liệu.
Phần Client là các phần mềm chạy trên máy trạm hay máy chủ web không chứa

CSDL, cho phép người sử dụng giao tiếp với CSDL trên Server.
1.2.3. Giới thiệu về ASP.NET MVC 4

SVTH: Trần Hoàng Linh

12


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Mẫu kiến trúc Model – View – Controller được sử dụng nhằm chi ứng dụng
thành ba thành phần chính: model, view và controller. Nền tảng ASP.NET MVC giúp
cho chúng ta có thể tạo được các ứng dụng web áp dụng mô hình MVC thay vì tạo ứng
dụng theo mẫu ASP.NET Web Forsm. Nền tảng ASP.NET MVC có đặc điểm nổi bật

uế

là nhẹ (lighweigt), dễ kiểm thử phần giao diện (so với ứng dụng Web Forms), tích hợp
các tính năng có sẵn của ASP.NET. Nền tảng ASP.NET MVC được định nghĩa trong

tế
H

namespace System.Web.Mvc và là một phần của name space System.Web.


MVC là một mẫu thiết kế (design pattern) chuẩn mà nhiều lập trình viên đã
quen thuộc. Một số loại ứng dụng web sẽ thích hợp với kiến trúc MVC. Một số khác
vẫn thích hợp với ASP.NET Web Forms và cơ chế postbacks. Đôi khi có những ứng

in

h

dụng kết hợp cả hai kiến trúc trên.

cK

Nền tảng MVC bao gồm các thành phần dưới đây:

ng

Đ
ại

họ

Controller

Model

View

Hình 1.1 : Mô hình MVC


ườ

- Models(Mô hình): Các đối tượng Models là một phần của ứng dụng, các đối

tượng này thiết lập logic của phần dữ liệu của ứng dụng. Thông thường, các đối tượng

Tr

model lấy và lưu trạng thái của model trong CSDL. Ví dụ như, một đối tượng Product
(sản phẩm) sẽ lấy dữ liệu từ CSDL, thao tác trên dữ liệu và sẽ cập nhật dữ liệu trở lại
vào bảng Products ở SQL Server. Các models có chứa tất cả thông tin mà bạn cần phải
trình bày cho người sử dụng, nhằm đáp ứng yêu cầu cho người gửi đến.

SVTH: Trần Hoàng Linh

13


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Trong các ứng dụng nhỏ, model thường là chỉ là một khái niệm nhằm phân biệt
hơn là được cài đặt thực thụ, ví dụ, nếu ứng dụng chỉ đọc dữ liệu từ CSDL và gởi
chúng đến view, ứng dụng không cần phải có tầng model và các lớp lien quan. Trong
trường hợp này, dữ liệu được lấy như là một đối tượng model (hơn là tầng model).

uế

- Views: Views là các thành phần dùng để hiển thị giao diện người dùng (UI).
Thông thường, view được tạo dựa vào thông tin dữ liệu model. Ví dụ như, view dùng

tế

H

để cập nhật bảng Products sẽ hiển thị các hộp văn bản, drop-down list, và các
checkbox dựa trên trạng thái hiện tại của một đối tượng Product.
Công cụ view engine razor (.cshtml) :

+ Nhỏ gọn , ý nghĩa , và dễ dàng : Razor giảm thiểu số lượng ký tự và tổ

in

h

hợp phím cần thiết trong một tập tin, và cho phép một cách nhanh chóng, dễ dàng
trong công việc mã hóa. Không giống như hầu hết các cú pháp mẫu, chúng ta không

cK

cần phải gián đoạn mã hóa của bạn để biểu thị một cách rõ ràng các khối máy chủ
trong HTML . Phân tích cú pháp là đủ thông minh để suy ra điều này từ mật mã của
bạn. Điều này cho phép bạn gõ một cú pháp nhanh gấp nhiều lần.

họ

+ Dễ dàng để tìm hiểu : Razor rất dễ dàng để tìm hiểu và cho phép bạn làm
việc nhanh chóng với mức tối thiểu ở các khái niệm. Chúng ta có thể sử dụng tất cả

Đ
ại

các ngôn ngữ và các kỹ năng HTML hiện tại của bạn .

+ Đây không phải là một ngôn ngữ mới : Microsoft sáng suốt khi quyết
định không tạo ra một ngôn ngữ bắt buộc với Razor . Thay vào đó Microsoft muốn để

ng

cho các nhà phát triển sử dụng ngôn ngữ hiện tại của họ C # / VB (hoặc ngôn ngữ
khác) với Razor, và cung cấp một cú pháp đánh dấu mẫu cho phép xây dựng một công

ườ

việc HTML tuyệt vời với ngôn ngữ mà bạn lựa chọn .
+ Làm việc với bất kỳ các trình soạn thảo văn bản : Razor không đòi hỏi

Tr

một công cụ cụ thể và cho phép bạn làm việc hiệu quả trong bất kỳ trình soạn thảo văn
bản nào ( Một sự lựa chọn tuyệt vời cho notepad) .
+ Có một cấu trúc nhắc lệnh tuyệt vời : Trong khi Razor đã được thiết kế

để không cần một công cụ biên tập hoặc mã cụ thể, nó sẽ rất tuyệt vời với hỗ trợ hoàn
thành câu lệnh trong Visual Studio. Microsoft sẽ cập nhật Visual Studio 2010 và
Visual Web Developer 2010 , có đầy đủ biên tập nhắc lệnh cho nó.

SVTH: Trần Hoàng Linh

14


Khóa luận tốt nghiệp đại học
+ Đơn vị kiểm chứng : Việc hoàn tất xem phương pháp mới sẽ hỗ trợ khả

năng kiểm tra từng đơn vị ( mà không đòi hỏi một bộ điều khiển hoặc máy chủ web ,
và có thể được lưu trữ trong bất kỳ dự án thử nghiệm đơn vị nào - không cần thiết có
ứng dụng tên miền đặc biệt ) .

uế

- Controllers(Bộ điều khiển): Controller là các thành phần dùng để quản lý
tương tác người dùng, làm việc với model và chọn view để hiển thị giao diện người

tế
H

dùng. Trong một ứng dụng MVC, view chỉ được dùng để hiển thị thông tin, controller
chịu trách nhiệm quản lý và đáp trả nội dung người dùng nhập và tương tác với người

dùng. Ví dụ, controller sẽ quản lý các dữ liệu người dùng gởi lên (query-string values)
và gởi các giá trị đó đến model, model sẽ lấy dữ liệu từ CSDL nhờ vào các giá trị này.

in

h

Mẫu MVC giúp bạn tạo được các ứng dụng mà chúng phân tách rạch ròi các
khía cạnh của ứng dụng (logic về nhập liệu, logic xử lý tác vụ và logic về giao diện).

cK

Mẫu MVC chỉ ra mỗi loại logic kể trên nên được thiếp lập ở đâu trên ứng dụng. Logic
giao diện (UI logic) thuộc về views. Logic nhập liệu (input logic) thuộc về controller.
Và logic tác vụ (Business logic – là logic xử lý thông tin, mục đích chính của ứng


họ

dụng) thuộc về model. Sự phân chia này giúp bạn giảm bớt được sự phức tạp của ứng
dụng và chỉ tập trung vào mỗi khía cạnh cần được cài đặt ở mỗi thời điểm. Ví dụ như

Đ
ại

bạn chỉ cần tập trung vào giao diện (views) mà không phải quan tâm đến logic xử lý
thông tin của ứng dụng.

Để quản lý sự phức tạp của ứng dụng, mẫu MVC giúp cho chúng ta có thể kiểm

ng

thử ứng dụng dễ dàng hơn hẳn so với khi áp dụng mẫu Web Forms. Ví dụ, trong một
ứng dụng ASP.NET Web Forms, một lớp thường được sử dụng để hiển thị thông tin

ườ

xuất ra cho người dùng và đồng thời xử lý thông tin người dùng nhập. Việc xây dựng
các bộ test tự động cho ứng dụng Web Forms là rất phức tạp, bởi để kiểm thử mỗi

Tr

trang web, bạn phải khởi tạo đối tượng trang, khởi tạo tất cả các control được sử dụng
trong trang và các lớp phụ thuộc trong ứng dụng. Và bởi vì có quá nhiều lớp cần được
khởi tạo để chạy được trang, thật khó để có thể viết các test chỉ tập trung vào một khía
cạnh nào đó của ứng dụng. Và vì thế, kiểm thử đối với các ứng dụng dứa trên nền tảng

Web Forms sẽ khó khăn hơn nhiều so với khi áp dụng trên ứng dụng MVC. Hơn thế
nữa, việc kiểm thử trên nền tảng Web Forms yêu cầu phải sử dụng đến web server.

SVTH: Trần Hoàng Linh

15


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nền tảng MVC phân tách các thành phần và sử dụng các interface (khái niệm giao
diện trong lập trình hướng đối tượng), và nhờ đó có thể kiểm thử các thành phần riêng
biệt trong tình trạng phân lập với các yếu tố còn lại của ứng dụng.
Sự phân tách rạch ròi ba thành phần của ứng dụng MVC còn giúp cho việc lập

uế

trình diễn ra song song. Ví dụ như một lập trình viên làm việc với view, lập trình viên
thứ hai lo cài đặt logic của controller và lập trình viên thứ ba có thể tập trung vào logic

tế
H

tác vụ của model tại cùng một thời điểm.

1.2.4. So sánh ASP.NET MVC và ASP.NET Web Form

Nền tảng ASP.NET MVC mang lại những lợi ích sau:

in


thành phần model, view, controller

h

- Dễ dàng quản lý sự phức tạp của ứng dụng bằng cách chia ứng dụng thành ba

- Nó không sử dụng view state hoặc server-based form. Điều này tốt cho những

cK

lập trình viên muốn quản lý hết các khía cạnh của một ứng dụng.
- Nó sử dụng mẫu Front Controller, mẫu này giúp quản lý các requests (yêu

họ

cầu) chỉ thông qua một Controller. Nhờ đó bạn có thể thiết kế một hạ tầng quản lý định
tuyến. Để có nhiều thông tin hơn, bạn nên xem phần Front Controller trên web site
MSDN.

Đ
ại

- Hỗ trợ tốt hơn cho mô hình phát triển ứng dụng hướng kiểm thử (TDD).
- Nó hỗ trợ tốt cho các ứng dụng được xây dựng bởi những đội có nhiều lập
trình viên và thiết kế mà vẫn quản lý được tính năng của ứng dụng.

ng

Nền tảng ASP.NET webform mang lại những lợi ích sau:
- Nó hỗ trợ cách lập trình hướng sự kiện, quản lý trạng thái trên giao thức


ườ

HTTP, tiện dụng cho việc phát triển các ứng dụng web phục vụ kinh doanh. Các ứng
dụng trên nền tảng Web Forms cung cấp hàng tá các sự kiện được hỗ trợ bởi hàng trăm

Tr

các server controls.
- Sử dụng mẫu Page Controller. Xem thêm ở mục Page Controller trên MSDN.
- Mô hình này sử dụng view state hoặc server-based form, nhờ đó sẽ giúp cho
việc quản lý trạng thái các trang web dễ dàng.

SVTH: Trần Hoàng Linh

16


Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Nó rất phù hợp với các nhóm lập trình viên quy mô nhỏ và các thiết kế, những
người muốn tận dụng các thành phần giúp xây dựng ứng dụng một cách nhanh chóng.
- Nói tóm lại, áp dụng Web Forms giúp giảm bớt sự phức tạp trong xây dựng
ứng dụng, bởi vì các thành phần (lớp Page, controls,…) được tích hợp chặc chẽ và

uế

thường thì giúp bạn viết ít code hơn là áp dụng theo mô hình MVC.
1.2.5. Xây dựng ứng dụng theo mô hình 3 lớp

tế

H

Mô hình 3 lớp được cấu thành từ: Presentation Layers, Business Layers, và
Data Layers. Các lớp này sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ (services) mà

mỗi lớp cung cấp để tạo nên ứng dụng, lớp này cũng không cần biết bên trong lớp kia
làm gì mà chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì cho mình và sử dụng nó mà thôi.

Hình 1.2: Kiến trúc mô hình 3 lớp

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

Kiến trúc mô hình 3 lớp :

Tr

- Presentation Layers

Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển

thị kết quả/dữ liệu thông qua các thành phần trong giao diện người sử dụng. Lớp này
sẽ sử dụng các dịch vụ do lớp Business Logic cung cấp. Ở đây tác giả sử dụng MVC
làm lớp Presentation Layers.
- Business Logic Layer

SVTH: Trần Hoàng Linh

17


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính của hệ thống, sử dụng các dịch vụ do
lớp Data Access cung cấp, và cung cấp các dịch vụ cho lớp Presentation. Lớp này
cũng có thể sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp thứ 3 để thực hiện công việc của
mình. Lớp này thường được dùng để mô tả đối tượng và xử lý các lỗi về cú pháp ngoại

uế

lệ (regular exception).
- Data Layers

tế
H

Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu của
ứng dụng.
1.2.6. Entity framework và Code first migration


h

ADO.NET Entity Framework (EF) được Microsoft đưa ra từ phiên bản .NET

in

3.5 tích hợp với Visual Studio 2008. Trọng tâm của EF là Entity Data Model, một mô
hình mẫu cho miền ứng dụng (application domain) của bạn ánh xạ ngược trở lại vào

cK

đồ hình (schema) của CSDL của bạn. Mô hình mẫu này mô tả các lớp chính (core
class) trong ứng dụng của bạn. EF sử dụng mô hình mẫu này trong khi truy vấn từ

họ

CSDL, tạo các đối tượng từ dữ liệu và sau đó đưa các thay đổi ngược trở lại vào
CSDL.

Việc mô hình hóa (modeling) với Entity Framework trước khi có Code First.

Đ
ại

Phiên bản đầu tiên của EF cho phép lập trình viên tạo mô hình mẫu bằng cách
dùng kĩ thuật đảo ngược (reverse engineering) một CSDL đang có vào một tập tin
XML. Tập tin XML này sử dụng phần mở rộng EDMX và bạn có thể sử dụng designer

ng


để xem và tinh chỉnh mô hình sao cho thích hợp nhất với domain của bạn. Visual
Studio 2010 và .NET 4 mang đến phiên bản thứ 2 của EF, được đặt tên là Entity

ườ

Framewoork 4 (EF4), để phù hợp với phiên bản .NET. Về mặt mô hình hóa, một tính
năng mới gọi là Model First được đưa vào. Tại đây, chúng ta có thể thiết kế mô hình

Tr

mẫu của bạn trong visual designer và sau đó tạo CSDL dựa trên mô hình này.
Model First cho phép lập trình viên làm việc trên các dự án (project) mới mà

không phải phụ thuộc vào dữ liệu để tận dụng khả năng của EF. Lập trình viên có thể
bắt đầu với việc tập trung vào miền ứng dụng (application domain) bằng việc thiết kế
mô hình mẫu và để CSDL tự động tạo theo như quy trình.

SVTH: Trần Hoàng Linh

18


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Dù cho việc thiết kế EDMX theo hướng database-first hay model-first, bước kế
tiếp để tạo domain là để cho việc tạo code tự động tạo các lớp dựa trên các thực thể và
các mối liên hệ của chúng mà nó tìm thấy trong model. Từ đây, lập trình viên có các
strongly typed class đại diện cho các domain object và có thể tiếp tục việc phát triển

uế


ứng dụng xoay quanh các class này.
Một thay đổi lớn khác trong phiên bản EF4 đó là trong .NET 3.5, cách duy nhất

tế
H

EF có thể quản lý các đối tượng trong vùng nhớ (in-memory object) là yêu cầu các lớp
phải kế thừa từ EntityObject của EF. EntityObject theo dõi các thay đổi và có khả năng

đẩy ngược chúng lại CSDL. Theo tính năng này, .NET 4 đã giới thiệu POCO (Plain

in

cần EntityObject phải được thực thi.

h

Old CLR Object) hỗ trợ EF theo dõi các thay đổi cho các lớp đơn giản hơn mà không

Được xây dựng dựa trên các thành phần được giới thiệu trong EF4, Code First

cK

cho phép lập trình viên định nghĩa domain model với code thay vì phải sử dụng một
tập tin EDMX. Mặc dù Model First và Database First sử dụng code generation để cung
cấp các lớp ( class) cho bạn làm việc, nhiều lập trình viên không muốn làm việc với

họ

designer hoặc các class được tạo từ chúng.


Trong Code First,chúng ta bắt đầu bằng việc định nghĩa domain model của bạn

Đ
ại

bằng việc sử dụng các POCO class không phụ thuộc vào EF. Code First có thể bao
hàm nhiều thông tin về model từ các class của bạn. Chúng ta có thể cung cấp cấu hình
bổ sung để mô tả model hoặc override những gì mà Code First cung cấp. Phần cấu

ng

hình này cũng được thực hiện trong code chứ không phải trong tập tin XML hay
designer.

ườ

EF4 cũng hỗ trợ các POCO class khi làm việc với designer. EF cung cấp một

POCO template cho phép tạo ra các POCO class. Những class này sẽ được cập nhật tự

Tr

động khi bạn thay đổi trên designer. Ta cũng có thể sử dụng các POCO class của
mình, nhưng một khi bạn đã chọn cách này thì bạn phải chấp nhận việc đồng bộ hóa
giữa các class của bạn và tập tin EDMX. Điều này có nghĩa là bất kì việc thay đổi nào
phải được thực hiện ở 2 nơi: một là trên designer, một ở trong các class của bạn. Một
trong những thuận lợi lớn của Code First đó là các class của bạn trở thành model, điều

SVTH: Trần Hoàng Linh


19


Khóa luận tốt nghiệp đại học
này có nghĩa rằng bất kì thay đổi nào cho model chỉ cần được thực hiện ở một nơi duy
nhất – POCO class của mình.
Code First, Model First và Database First cũng chỉ là các cách để xây dựng một

cK

in

h

tế
H

uế

Entity Data Model để có thể được sử dụng với EF để thực hiện việc truy cập dữ liệu.

họ

Hình 1.3: Tùy chọn xây dựng Entity Data Model
Microsoft đưa ra các tùy chọn Database First, Model First và Code First như là

Đ
ại


các workflow là vì thực sự mỗi tùy chọn đều bao gồm một tập các bước dù cho bạn tự
thực hiện hay do tự động.

1.2.7. Giới thiệu về Visual Studio

ng

Visual Studio là môi trường tích hợp phát triển phần mềm (Integrated

Development Environment) của Microsoft, là công cụ cho phép viết mã, gỡ rối và biên

ườ

dịch chương trình bằng nhiều ngôn ngữ lập trình .NET khác nhau.
Hiện nay, phiên bản mới nhất của phần mềm này là Visual Studio 2012, phiên

Tr

bản này điều chỉnh giao diện giúp người sử dụng thao tác dễ dàng hơn, cải tiến nhiều
chức năng như hỗ trợ Java Script tốt hơn, tạo biểu đồ lớp UML từ mã hiện có.

SVTH: Trần Hoàng Linh

20


Khóa luận tốt nghiệp đại học

CHƯƠNG II: BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐĂNG KÍ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ – ĐẠI HỌC HUẾ

2.1. Đặc điểm của học chế tín chỉ và quy trình đăng kí tín chỉ

uế

2.1.1. Đặc điểm chung
- Hệ thống TC cho phép SV đạt được văn bằng đại học qua việc tích luỹ các

tế
H

loại tri thức giáo dục khác nhau được đo lường bằng một đơn vị xác định, căn cứ trên

khối lượng lao động học tập trung bình của một sinh viên, gọi là tín chỉ (credit). Định
nghĩa chính thức về tín chỉ phổ biến ở Mỹ và một số nước như sau: Khối lượng học tập
gồm một tiết học lý thuyết (50 phút) trong một tuần lễ và kéo dài một học kỳ (15 - 18

h

tuần) thì được tính 1 tín chỉ. Các tiết học loại khác như: thực tập thí nghiệm, đi thực

in

địa, vẽ, nhạc, thực hành nghệ thuật, thể dục thì thường cứ ba tiết trong một tuần kéo

cK

dài một học kỳ được tính một tín chỉ. Ngoài định nghĩa nói trên, người ta còn quy
định: để chuẩn bị cho một tiết lên lớp, SV phải bỏ ra ít nhất hai giờ làm việc ở ngoài
lớp.


họ

- Khi tổ chức giảng dạy theo tín chỉ, đầu mỗi học kỳ, SV được đăng ký các môn
học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của họ và phù hợp với quy định chung nhằm

Đ
ại

đạt được kiến thức theo một chuyên môn chính (major) nào đó. Sự lựa chọn các môn
học rất rộng rãi, SV có thể ghi tên học các môn liên ngành nếu họ thích. SV không chỉ
giới hạn học các môn chuyên môn của mình mà còn cần học các môn học khác lĩnh

ng

vực, chẳng hạn SV các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật vẫn cần phải học một ít
môn khoa học xã hội, nhân văn và ngược lại.

ườ

- Về việc đánh giá kết quả học tập, hệ thống tín chỉ dùng cách đánh giá thường

xuyên, và dựa vào sự đánh giá đó đối với các môn học tích luỹ được để cấp bằng cử

Tr

nhân. Đối với các chương trình đào tạo sau đại học (cao học và đào tạo tiến sỹ) ngoài
các kết quả đánh giá thường xuyên còn có các kỳ thi tổng hợp và các luận văn.
2.1.2. Ưu điểm của học chế tín chỉ
Học chế tín chỉ được truyền bá nhanh chóng và áp dụng rộng rãi nhờ có nhiều
ưu điểm. Có thể tóm tắt các ưu điểm chính của nó như sau:


SVTH: Trần Hoàng Linh

21


Khóa luận tốt nghiệp đại học

- Có hiệu quả đào tạo cao:
+ Học chế tín chỉ cho phép ghi nhận kịp thời tiến trình tích luỹ kiến thức và
kỹ năng của SV để dẫn đến văn bằng. Với học chế này, SV được chủ động thiết kế kế

uế

hoạch học tập cho mình, được quyền lựa chọn cho mình tiến độ học tập thích hợp với

khả năng, sở trường và hoàn cảnh riêng của mình. Điều đó đảm bảo cho quá trình đào

tế
H

tạo trong các trường đại học trở nên mềm dẻo hơn, đồng thời cũng tạo khả năng cho

việc thiết kế chương trình liên thông giữa các cấp đào tạo đại học và giữa các ngành
đào tạo khác nhau.

h

+ Học chế tín chỉ cho phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích


in

luỹ được ngoài trường lớp để dẫn tới văn bằng, khuyến khích SV từ nhiều nguồn gốc
khác nhau có thể tham gia học đại học một cách thuận lợi. Về phương diện này có thể

cK

nói học chế tín chỉ là một trong những công cụ quan trọng để chuyển từ nền đại học
mang tính tinh hoa (elitist) thành nền đại học mang tính đại chúng (mass).

họ

- Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao:
+ Với học chế tín chỉ, SV có thể chủ động ghi tên học các học phần khác

Đ
ại

nhau dựa theo những quy định chung về cơ cấu và khối lượng của từng lĩnh vực kiến
thức. Nó cho phép SV dễ dàng thay đổi ngành chuyên môn trong tiến trình học tập khi
thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu.
+ Với học chế tín chỉ, các trường đại học có thể mở thêm ngành học mới

ng

một cách dễ dàng khi nhận được tín hiệu về nhu cầu của thị trường lao động và tình

ườ

hình lựa chọn ngành nghề của sinh viên.

+ Học chế tín chỉ cung cấp cho các trường đại học một ngôn ngữ chung, tạo

Tr

thuận lợi cho SV khi cần chuyển trường cả trong nước cũng như ngoài nước.
- Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo:
+ Với học chế tín chỉ, kết quả học tập của SV được tính theo từng học phần

chứ không phải theo năm học, do đó việc hỏng một học phần nào đó không cản trở quá
trình học tiếp tục, SV không bị buộc phải quay lại học từ đầu. Chính vì vậy giá thành
đào tạo theo học chế tín chỉ thấp hơn so với đào tạo theo niên chế.

SVTH: Trần Hoàng Linh

22


Khóa luận tốt nghiệp đại học
+ Nếu triển khai học chế tín chỉ các trường đại học lớn đa lĩnh vực có thể tổ
chức những môn học chung cho SV nhiều trường, nhiều khoa, tránh các môn học
trùng lặp ở nhiều nơi; ngoài ra SV có thể học những môn học lựa chọn ở các khoa
khác nhau. Cách tổ chức nói trên cho phép sử dụng được đội ngũ giảng viên giỏi nhất

uế

và phương tiện tốt nhất cho từng môn học. Kết hợp với học chế tín chỉ, nếu trường đại

học tổ chức thêm những kỳ thi đánh giá kiến thức và kỹ năng của người học tích luỹ

tế

H

được bên ngoài nhà trường hoặc bằng con đường tự học để cấp cho họ một tín chỉ

tương đương, thì sẽ tạo thêm cơ hội cho họ đạt văn bằng đại học. ở Mỹ trên một nghìn
trường đại học chấp nhận cung cấp tín chỉ cho những kiến thức và kỹ năng mà người

in

2.1.3. Nhược điểm của học chế tín chỉ

h

học đã tích luỹ được ngoài nhà trường.

cK

Người ta thường nhắc đến hai nhược điểm quan trọng sau đây của học chế TC:
- Cắt vụn kiến thức: Phần lớn các môđun trong học chế TC được quy định
tương đối nhỏ, cỡ ba hoặc bốn tín chỉ, do đó không đủ thời gian để trình bày kiến thức

họ

thật sự có đầu, có đuôi, theo một trình tự diễn biến liên tục, từ đó gây ấn tượng kiến
thức bị cắt vụn. Đây thật sự là một nhược điểm, và người ta thường khắc phục nhược

Đ
ại

điểm này bằng cách không thiết kế các môđun quá nhỏ dưới ba tín chỉ, và trong những

năm cuối người ta thường thiết kế các môn học hoặc tổ chức các kỳ thi có tính tổng
hợp để SV có cơ hội liên kết, tổng hợp các kiến thức đã học.

ng

- Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên: Vì các lớp học theo môđun không ổn
định, khó xây dựng các tập thể gắn kết chặt chẽ như các lớp theo khóa học nên việc tổ

ườ

chức sinh hoạt đoàn thể của SV có thể gặp khó khăn. Chính vì nhược điểm này mà có
người nói học chế tín chỉ "khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, không coi trọng tính cộng

Tr

đồng". Khó khăn này là một nhược điểm thực sự của học chế tín chỉ, tuy nhiên người
ta thường khắc phục bằng cách xây dựng các tập thể tương đối ổn định qua các lớp
khóa học trong năm thứ nhất, khi SV phải học chung phần lớn các môđun kiến thức,
và đảm bảo sắp xếp một số buổi xác định không bố trí thời khóa biểu để SV có thể
cùng tham gia các sinh hoạt đoàn thể chung.

SVTH: Trần Hoàng Linh

23


×