Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Xây dựng website bán hàng cho công ty cổ phần dệt may huế dựa trên mã nguồn mở wordpress

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

tế

H

uế

----------

cK

in

h

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG CHO CÔNG TY

họ

CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ DỰA TRÊN MÃ NGUỒN

Đ
ại

MỞ WORDPRESS


SVTH: Hồ Thanh Toàn
Lớp : K46 THKT

Giáo viên hướng dẫn
Th.S Nguyễn Hữu Hoàng Thọ

Niên khoá: 2012-2016

Huế, tháng 5 năm 2016
I


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trường
Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là các thầy cô ở Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, bạn bè
đã theo sát, tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện đề tài này một cách thuận lợi nhất.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thạc sĩ Nguyễn Hữu Hoàng Thọ,

uế

người thầy đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em

H

trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Thầy đã giúp đỡ em rất nhiều
từ việc hình thành những ý tưởng ban đầu cũng như theo sát động viên, góp ý, chỉnh

tế

sửa, cung cấp các tài liệu hay để em có thể hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất.

Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, các anh, các chị trong Công ty Cổ phần

h

Dệt may Huế, đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo cũng như cung cấp những tài liệu cần

in

thiết và hướng dẫn nhiệt tình trong thời gian thực tập tại công ty.

cK

Cuối cùng, xin cảm ơn chân thành đến gia đình, những người thân và bạn bè đã
quan tâm giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian qua để đề tài của em được hoàn

Đ
ại

họ

thành tốt đẹp.

Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Hồ Thanh Toàn

I


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. I
MỤC LỤC ...................................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................VI
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. VII
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................ VIII

uế

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..................................................................................IX

H

Phần I –MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1

tế

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2

h

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2

in

4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2

cK

5. Kết cấu của khóa luận ............................................................................................... 3

Phần II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 4
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG

họ

CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ DỰA TRÊN MÃ NGUỒN MỞ
WORDPRESS ................................................................................................................. 4

Đ
ại

1.1 Tổng quát về thương mại điện tử ............................................................................. 4
1.1.1. Thương mại điện tử................................................................................................ 4
1.1.1.1 Khái niệm Thương mại điện tử.......................................................................... 4
1.1.1.2 Website thương mại điện tử............................................................................... 4
1.1.2. Các loại hình ứng dụng thương mại điện tử .......................................................... 4
1.1.3. Lợi ích của thương mại điện tử .............................................................................. 6
1.1.4. Hạn chế của thương mại điện tử ............................................................................ 9
1.1.5. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam .................. 10
II


1.1.5.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới ................................... 10
1.1.5.2 Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam .................................... 10
1.2 Thực trạng phát triển TMĐT ngành dệt may trên thế giới và Việt Nam ............... 11
1.2.1 Thực trạng phát triển TMĐT ngành dệt may trên thế giới .................................. 11
1.2.2 Thực trạng phát triển TMĐT ngành dệt may ở Việt Nam ................................... 11
1.2.3 Thực trạng phát triển TMĐT ngành dệt may ở tỉnh Thừa Thiên Huế ................. 12

uế


1.3 Tổng quan về mã nguồn mở Wordpress ................................................................. 12

H

1.3.1. Khái niệm về wordpress ...................................................................................... 12
1.3.2. Lịch sử hình thành và những thành tựu của wordpress ....................................... 14

tế

1.3.3. Những đặc điểm nổi bật của wordpress ............................................................... 15

h

1.3.4. So sánh Wordpress và các mã nguồn mở ............................................................ 17

in

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG

cK

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ ................... 19
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần dệt may Huế ......................................................... 19
2.1.1 Giới thiệu ............................................................................................................. 19

họ

2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty ........................................................................................ 20
2.1.3 Mô tả quy trình bán hàng ..................................................................................... 22


Đ
ại

2.1.4 Phương hướng phát triển của công ty .................................................................. 23
2.2 Phân tích môi trường kinh doanh ........................................................................... 24
2.2.1 Môi trường vĩ mô ................................................................................................. 24
2.2.1.1 Các yếu tố về kinh tế ....................................................................................... 24
2.2.1.2 Các yếu tố về chính trị, chính phủ và luật pháp .............................................. 25
2.2.1.3 Các yếu tố về văn hóa xã hội, nhân khẩu và tự nhiên ..................................... 25
2.2.1.4 Các yếu tố công nghệ....................................................................................... 26
2.2.2 Môi trường vi mô ................................................................................................. 26
III


2.2.2.1 Khách hàng ...................................................................................................... 26
2.2.2.2 Nhà cung cấp ................................................................................................... 28
2.2.2.3 Các đối thủ cạnh tranh ..................................................................................... 28
2.3 Phân tích mô hình SWOT trong kinh doanh .......................................................... 31
2.4 Phân tích về sản phẩm ............................................................................................ 32
2.4.1 Sản phẩm của công ty .......................................................................................... 32

uế

2.4.2 Phân tích mức độ cạnh tranh của các sản phẩm bằng Adwords .......................... 33

H

2.5 Tình hình ứng dụng thương mại điện tử của công ty ............................................. 34
CHƯƠNG 3 – ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH


tế

DOANH VÀ XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY HUẾ ............................................................................................................ 37

in

h

3.1 Đề xuất các mục tiêu về TMĐT ............................................................................. 37
3.2 Đề xuất các giải pháp thúc dẩy TMĐT phát triển .................................................. 37

cK

3.2.1 Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ................................................. 38
3.2.2 Giải pháp chiến lược dựa vào ma trận TOWS ..................................................... 38

họ

3.2.3 Đề xuất chiến lược cạnh tranh ............................................................................. 39
3.2.4 Đề xuất Website cho công ty ............................................................................... 40

Đ
ại

3.2.4.1 Giao diện Website............................................................................................ 40
3.2.4.3 Đề xuất các chức năng trong website .............................................................. 42
3.2.4.4 Đề xuất quy trình đặt hàng .............................................................................. 43
3.3 Đề xuất quy trình bán hàng áp dụng TMĐT .......................................................... 49

3.4 Những giải pháp đẩy mạnh marketing trực tuyến .................................................. 50
3.4.1 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google và quảng cáo qua Google Adwords ......... 50
3.4.2 Quảng cáo qua Google Adwords ......................................................................... 52
3.4.3 Quảng cáo qua mạng xã hội Facebook ................................................................ 53
IV


Phần III – KẾT LUẬN ................................................................................................ 54
1. Kết quả đề tài đạt được ........................................................................................... 54
2. Tính khả thi khi triển khai hệ thống TMĐT ........................................................... 54
3. Một số kết quả đo lường website ............................................................................ 55
4. Hạn chế của đề tài ................................................................................................... 57
5. Hướng nghiên cứu phát triển .................................................................................. 58

uế

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 59

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế


H

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 60

V


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt
Tiếng Việt

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐVT

Đơn vị tính

KH

Khách hàng

TMĐT

Thương mại điện tử

Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh


H

uế

Chữ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh
Business to Business

Doanh nghiệp với doanh nghiệp

B2C

Business To Consumer

Doanh nghiệp với khách hàng

B2G

Business to Goverment

Doanh nghiệp với Chính phủ

C2C

Consumer To Consumer

CMS


Content Management System

Hệ quản trị nội dung

h

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Government To Consumer

Chính phủ với khách hàng

Search Engine Optimization

Tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm

Đ
ại

họ

SEO

in

G2C


Khách hàng với khách hàng

cK

FDI

tế

Chữ viết tắt
B2B

VI


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Biểu đồ cơ cấu dân số Việt Nam phân theo nhóm tuổi (ĐVT: %) .................. 25
Hình 2: Bảng phân tích khả năng sinh lời của khách hàng ........................................... 27
Hình 3: Chọn từ khóa .................................................................................................... 33
Hình 4: Trang chủ website www.huegatex.com.vn ...................................................... 34
Hình 5: Trang sản phẩm website www.huegatex.com.vn ............................................. 35
Hình 6: Kiểm tra mức độ thân thiện của website .......................................................... 35

uế

Hình 7: Giao diện trang chủ .......................................................................................... 40

H

Hình 8: Giao diện trang sản phẩm ................................................................................. 40
Hình 9: Giao diện chi tiết sản phẩm .............................................................................. 41


tế

Hình 10: Tối ưu hóa trên điện thoại di động ................................................................. 41
Hình 11: Tối ưu hóa trên máy tính bảng ....................................................................... 42

h

Hình 12: Chức năng thanh toán ..................................................................................... 42

in

Hình 13: Chức năng tìm kiếm sản phẩm ....................................................................... 43
Hình 14: Chức năng hỗ trợ khách hàng ......................................................................... 43

cK

Hình 15: Chọn hàng cần mua ........................................................................................ 45
Hình 16: Giao diện trang giỏ hàng ................................................................................ 45

họ

Hình 17: Các bước đăng nhập, đăng ký ........................................................................ 46
Hình 18: Các phương thức vận chuyển ......................................................................... 46
Hình 19: Lựa chọn hình thức thanh toán ....................................................................... 47

Đ
ại

Hình 20: Đặt hàng.......................................................................................................... 47

Hình 21: Quy trình đặt hàng thông qua Bảo Kim ......................................................... 48
Hình 22: Vị trí nổi bật khi sử dụng công cụ tìm kiếm SEO .......................................... 51
Hình 23: Các hoạt động trực tuyến của người sử dụng Internet Việt Nam ................... 52
Hình 24: Các chiến dịch quảng cáo trên Facebook ....................................................... 53
Hình 25: Khách hàng tương tác với website ................................................................. 55
Hình 26: Chấm điểm website ........................................................................................ 56
Hình 27: Tốc độ tải trang............................................................................................... 56
Hình 28: Mức độ thân thiện của website ....................................................................... 57
VII


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty ............................................................................. 20
Sơ đồ 2: Quy trình bán hàng hiện tại ............................................................................. 22
Sơ đồ 3: Quy trình đặt hàng sau khi áp dụng TMĐT .................................................... 44

uế

Sơ đồ 4: Quy trình bán hàng đề xuất áp dụng TMĐT ................................................... 49
Biểu đồ

H

Biểu đồ 1: Biểu đồ thị phần website toàn cầu ............................................................... 13

Đ
ại

họ


cK

in

h

tế

Biểu đồ 2: Thị phần website sử dụng mã nguồn CMS .................................................. 15

VIII


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Những hạn chế của thương mại điện tử ............................................................. 9
Bảng 2: Thị phần website toàn cầu (ĐVT: %) .............................................................. 14
Bảng 3: Ưu điêm và nhược điểm của wordpress, joomla, drupal ................................. 17
Bảng 4: Mức độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2011 .......................................... 24
Bảng 5: Điểm mạnh điểm yếu của công ty cạnh tranh .................................................. 29

uế

Bảng 6: Phân tích 7C ..................................................................................................... 30
Bảng 7: Mô hình SWOT trong kinh doanh ................................................................... 31

H

Bảng 8: Phân tích mức độ cạnh tranh sản phẩm ........................................................... 33
Bảng 9: Bảng ma trận TOWS ........................................................................................ 38


Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

Bảng 10: So sánh thời gian thực hiện quy trình ............................................................ 50

IX


Phần I –MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong thời đại số, với sự phát triển của công nghê, đặc biệt là công
nghệ thông tin đã tạo ra rất nhiều những cơ hội được tiếp cận với những dịch vụ tiện
tích cho con người, cùng với đó là một nền tảng công nghiệp tri thức, thương mại điện
tử.

uế

Sự bùng bổ của Internet đã tạo ra một bước ngoặt về phát triển thương mại điện
tử không chỉ ở các nước trên thế giới mà là ở cả Việt Nam. Chúng tạo ra vô vàn cơ hội


H

cũng như thách thức mang lại cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh. Nói cách khác

tế

thương mại điện tử giúp thu hẹp khoảng cách giữa các doanh nghiệp.
Nhắc tới thương mại điện tử là người ta nghĩ ngay tới website, nghĩ tới thanh toán

h

trực tuyến. Điều này có phần đúng và chứng tỏ website có vị trí vô cùng quan trọng

in

trong việc phát triển thương mại điện tử.

cK

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay thì website càng trở nên quan trọng
hơn, nhờ những tiện ích nó mang lại, nhưng bên cạch đó cũng đặt ra cho những người

họ

chủ doanh nghiệp vô vàn những thách thức cần phải vượt qua để đến với sự thành công
với thương mại điện tử.

Đ
ại


Sau khi nghiên cứu tình hình phát triển của công ty, tôi thấy việc công ty cần có
một website bán hàng là sự cần thiết. Điều này không chỉ làm cho doanh thu công ty có
thể tăng lên mà còn là cơ hội quảng bá hình ảnh của công ty rộng rãi hơn, tạo được ấn
tượng tốt của công ty đối với khách hàng. Hơn nữa, qua thời gian khảo sát và tham gia
thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế được biết công ty đang có dự án xây dựng
website bán hàng. Chính lẽ đó, tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng Website bán hàng
cho Công ty Cổ phần Dệt may Huế dựa trên mã nguồn mở Wordpress” làm đề tài
nghiên cứu khoá luận của tôi.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xây dựng website tương đối hoàn chỉnh cho công
ty, nhằm mục đích giới thiệu các sản phẩm may mặc, quảng bá hình ảnh công ty với các
khách hàng, đối tác trên thị trường, phục vụ một cách có hiệu quả các hoạt động kinh
doanh cho công ty.
 Mục tiêu cụ thể

uế

Khảo sát, phân tích hiện trạng bán hàng của công ty để có cái nhìn tổng quan về
công ty.

-

Tập trung đi sâu vào nghiên cứu quy trình triển khai một Website thương mại
điện tử, ứng dụng mã nguồn mở WordPress.


Cải tiế n quy triǹ h bán hàng theo phương pháp truyề n thố ng bằ ng phương pháp

tế

-

h

bán hàng giao dich
̣ qua ma ̣ng.

Xây dựng Website bán hàng cho công ty.

in

-

H

-

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

cK

 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động bán hàng tại Công ty cổ phần Dệt may Huế và quy trình xây dựng


họ

website bán hàng dựa trên mã nguồn mở WordPress.
 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài thực hiện tại Công ty cổ phần Dệt may Huế.

Đ
ại

-

Về thời gian : Đề tài dự kiến thực hiện từ 18/01 đến ngày 15/5.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp quan sát: Trực tiếp quan sát hệ thống bán hàng hiện tạị.
 Phỏng vấn: Hỏi nhân viên trong công ty về các nghiệp vụ quản lý bán hàng.
 Thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu, báo cáo từ công ty.
 Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các lý thuyết cần thiết để triển khai website,

quảng bá sản phẩm.

2


5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận có 3 chương, được tổ chức như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận cho việc xây dựng Website bán hàng cho Công ty Cổ
phần Dệt may Huế dựa trên mã nguồn mở WordPress.
Giới thiệu tổng quan về thương mại điện tử, lợi ích, hạn chế của việc ứng dụng

thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh, tổng quan về mã nguồn mở wordpress
Chương 2: Tổng quan về công ty và tình hình ứng dụng thương mại điện tử

uế

tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế .
Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Dệt may Huế, tình hình hoạt động kinh

H

doanh của công ty, phân tích những đối thủ cạnh tranh, sản phẩm, khách hàng, những
điểm mạnh điểm yếu của công ty.

tế

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh và xây
dựng website bán hàng cho Công ty cổ phần dệt may Huế.

h

Chương này sẽ trình bày các kết quả quan trọng nhất của việc nghiên cứu đề tài

in

“Xây dựng Website bán hàng cho Công ty Cổ phần Dệt may Huế dựa trên mã nguồn

cK

mở Wordpress”. Kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu là đã xây dựng thành công
một website bán hàng thời trang may mặc trực tuyến cho công ty, tích hợp được các


Đ
ại

họ

hình thức thanh toán online, quảng cáo website.

3


Phần II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC XÂY DỰNG WEBSITE BÁN
HÀNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ DỰA TRÊN MÃ NGUỒN
MỞ WORDPRESS
1.1 Tổng quát về thương mại điện tử
1.1.1. Thương mại điện tử
1.1.1.1 Khái niệm Thương mại điện tử

uế

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “thương mại điện tử”. Tại Việt Nam,

H

thương mại điện tử thường được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

Hiểu theo nghĩa hẹp: TMĐT là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các

tế


phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và Internet.
Hiểu theo nghĩa rộng: TMĐT là các giao dịch tài chính và thương mại bằng

h

phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động

in

như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế và sản xuất, mua

cK

sắm trực tuyến, marketing trực tuyến, dịch vụ khách hàng trực tuyến…
1.1.1.2 Website thương mại điện tử

Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ

họ

một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch
vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ,

Đ
ại

thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
1.1.2. Các loại hình ứng dụng thương mại điện tử
Dựa vào chủ thể của TMĐT, có thể phân chia TMĐT ra các loại hình phổ biến

như sau:
B2B (Business to Business): là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử
giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Theo tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và phát
triển kinh tế, TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%). Các giao dịch
B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia
tăng, dây chuyền cung ứng hàng hóa, dịch vụ, các sàn giao dịch TMĐT,.. các doanh
nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, kí kết hợp đồng, thanh toán qua

4


các hệ thống này. TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt
giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm
phán,...
B2C (Business to Consumer): là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với người
tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử
để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương
tiện điện tử để lựa chọn, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ

uế

trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia
hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành

H

cơ sơ dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối
trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người

tế


tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng

h

bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phi quản lý cũng giảm. Người tiêu dùng

mặt hàng cùng một lúc.

in

cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng chọn và so sánh nhiều

cK

B2G (Business to Goverment): là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ
quan nhà nước, trong đó, cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi

họ

thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành thông qua các phương
tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website, tại đó đăng tải những
thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành đấu thầu hàng hóa,

Đ
ại

dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm chi phí
tìm nhà cung cấp, đồng thời tăng tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công.
C2C (Consumer to Consumer): là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau.


Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt
động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể
tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một
website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên tính đa dạng
cho thị trường.

5


G2C (Goverment to Consumer): là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với
cá nhân. Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những
yếu tố TMĐT.[1]
1.1.3. Lợi ích của thương mại điện tử
Lợi ích của thương mại điện tử được thể hiện ở các điểm sau:
 Đối với doanh nghiệp
Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền

uế

thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nhà cung cấp, khách

H

hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng
cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm

tế

hơn.


Cải thiện hệ thống phân phối:giảm lượng hàng lưu kho và độ chậm trễ trong phân

in

showroom trên mạng.

h

phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các

cK

Vượt giới hạn về thời gian:việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và
Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều
chi phí biến đổi.

họ

Sản xuất hàng theo yêu cầu:còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi
kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách

Đ
ại

hàng, ví dụ như hãng Dell Computer Corp.
Mô hình kinh doanh mới: các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá

trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá
nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.

Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: với lợi thế về thông tin và khả năng
phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản
phẩm ra thị trường.
Giảm chi phí sản xuất:giảm chi phí giấy tờ, chi phí thông tin, chi phí in ấn, gửi
văn bản truyền thống.

6


Giảm chi phí giao dịch: Nhờ có thương mại điện tử thời gian giao dịch giảm đáng
kể và chi phí giao dịch cũng giảm theo. Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 70%
so với giao dịch qua fax và bằng 5% so với giao dịch qua bưu điện . Chi phí giao dịch
qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch thông qua bưu điện. Chi phí thanh toán điện
tử cũng giảm ngoài sức tưởng tượng.
Giảm chi phí mua sắm: thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%);
giảm giá mua hàng (5-15%).

uế

Củng cố quan hệ khách hàng: thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan
hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa

H

sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng
trung thành.

tế

Thông tin cập nhật: mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều


h

có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.

in

Chi phí đăng ký kinh doanh: một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách
giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng và trên thực tế, do đặc thù riêng

cK

biệt nên việc thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Các lợi ích khác: nâng cao uy tín, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất

họ

lượng dịch vụ khách hàng; tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn
hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, tăng khả năng tiếp cận thông tin; tăng sự

Đ
ại

linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
 Đối với người tiêu dùng
Vượt giới hạn về không gian và thời gian: thương mại điện tử cho phép khách

hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc trên khắp thế giới.
Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ:thương mại điện tử cho phép người mua
có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.

Đáp ứng mọi nhu cầu: khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng
khác nhau từ mọi khách hàng.

7


Giá thấp hơn: do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng
có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá
phù hợp nhất.
Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: đối với các sản phẩm số
hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm…. việc giao hàng được thực hiện dễ dàng
thông qua Internet.
Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: khách hàng có thể dễ

uế

dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search
engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).

H

Đấu giá: mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham

mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.

tế

gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng

cK


 Đối với xã hội

in

thuế đối với các giao dịch trên mạng.

h

Thuế: trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn

Hoạt động trực tuyến: thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua
sắm, giao dịch… từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.

họ

Nâng cao mức sống: nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do
đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người.

Đ
ại

TMĐT làm tăng thêm lòng tin của người dân, tạo điều kiện cho các dịch vụ khác phát
triển.

Lợi ích cho các nước nghèo: những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm,

dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể
học tập được kinh nghiệm, kỹ năng… được đào tạo qua mạng.
Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: các dịch vụ công cộng như y tế,

giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ… được thực hiện qua mạng với chi phí thấp
hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế…. là các ví dụ thành
công điển hình.

8


1.1.4. Hạn chế của thương mại điện tử
Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử, một nhóm mang tính kỹ thuật, một
nhóm mang tính thương mại.
Bảng 1: Những hạn chế của thương mại điện tử
Hạn chế về thương mại

Hạn chế về kỹ thuật

uế

Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm
an toàn và độ tin cậy.
lý đối với người tham gia TMĐT.

H

Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán
đáp ứng được yêu cầu của người dùng, hàng trong TMĐT do không được gặp
nhất là trong TMĐT.
trực tiếp.

tế


Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế
trong giai đoạn đang phát triển.
chưa được làm rõ

in

h

Khó khăn khi kết hợp các phần mềm
Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo
TMĐT với các phần mềm ứng dụng và
điều kiện để TMĐT phát triển.
các cơ sở dữ liệu truyền thống.

cK

Cần có các máy chủ thương mại điện tử
Các phương pháp đánh giá hiệu quả của
đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm
TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện.
chi phí đầu tư.

họ

Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.

Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực
đến ảo cần thời gian.

Đ

ại

Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh
mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp,
hàng tự động lớn.
giao dịch điện tử cần thời gian.
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để
đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi).
Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc
thù của TMĐT.
Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn
hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công
ty dot.com.

9


1.1.5. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam
1.1.5.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới
Mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời của
TMĐT. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đóng góp vào sự phát triển của TMĐT.
Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của TMĐT ở Trung Quốc tiếp tục được
mở rộng. Với 384 triệu người sử dụng Internet, doanh số bán lẻ của cửa hàng trực tuyến
ở Trung Quốc đã tăng 36,6 tỷ USD tăng năm 2009 và một trong những lý do đằng sau

uế

sự tăng trưởng kinh ngạc là cải thiện độ tin cậy của khách hàng. Các công ty bán lẻ
Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng trực tuyến.


H

TMĐT cũng được mở rộng trên khắp Trung Đông. Với sự ghi nhận là khu vực
có tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong việc sử dụng Internet từ năm 2000 đến năm

tế

2009, hiện thời khu vực có hơn 60 triệu người sử dụng Internet. Bán lẻ, du lịch và chơi
game là các phần trong TMĐT hàng đầu ở khu vực, mặc dù có các khó khăn như thiếu

h

khuôn khổ pháp lý toàn khu vực và các vấn đề hậu cần trong giao thông vận tải qua biên

in

giới. TMĐT đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tế không chỉ bán

cK

sản phẩm mà còn quan hệ với khách hàng.

1.1.5.2 Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

họ

Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone
cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, TMĐT Việt Nam đang đứng trước
thời cơ lớn, nhiều khả năng năm 2016 sẽ là năm bùng nổ của TMĐT Việt Nam. Những


Đ
ại

nỗ lực đẩy mạnh TMĐT của Việt Nam đã mang lại hiệu quả nhất định.
Theo Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, (Bộ Công Thương), TMĐT đang có

bước phát triển rất nhanh nhờ hệ thống viễn thông phát triển vượt bậc với khoảng 1/3
dân số Việt
Nam truy cập Internet. Tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 58%, trong đó
tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến là 15%.
Cũng theo kết quả điều tra khảo sát năm 2015 của Cục TMĐT và Công nghệ
thông tin, thương mại điện tử đã được triển khai ở các mức độ khác nhau tại hầu hết
doanh nghiệp.

10


Báo cáo mới nhất của eMarketer, một hãng nghiên cứu đến từ Mỹ cũng cho thấy,
Việt Nam là thị trường bùng nổ của smartphone (điện thoại thông minh) với 30% dân
chúng sử dụng. Thời gian online trên thiết bị di động cũng chiếm tới 1/3 ngày của người
tiêu dùng Việt Nam.
Trong nước, mặc dù chưa có tên tuổi nào nổi bật hẳn lên nhưng số lượng các
công ty tham gia lĩnh vực này đã “trăm hoa đua nở” với một số tên tuổi có thể kể đến
như Vật Giá, VCCorp, Chợ Điện Tử (Peacesoft), Mekongcom....[2]

uế

1.2 Thực trạng phát triển TMĐT ngành dệt may trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Thực trạng phát triển TMĐT ngành dệt may trên thế giới


H

Trong năm 2015, bản đồ ngành dệt may thế giới có sự thay đổi nhanh và mạnh
mẽ. Nhiều nhân tố như sự tăng giá của đồng USD so với Euro, giá dầu mỏ thế giới giảm

tế

mạnh, nhiều thỏa thuận thương mại mới được ký kết, biến động của lương nhân công…

h

đã làm thay đổi một cách sâu sắc hình thái phân bố của lĩnh vực công nghiệp này.

in

Trên thế giới, ngành dệt may luôn là ngành có độ tăng trưởng cao nhất trong số
các lĩnh vực của TMĐT. Tại Mỹ, độ tăng trưởng trung bình từ năm 2012-2017 của ngành

cK

thời trang và phụ kiện online được ước tính là 17.2%, dẫn đầu trong bảng xếp hạng tăng
trưởng. Tại Trung Quốc, hơn ¾ người dùng nữ đã mua hàng thời trang online và hơn ½
Nga…[3]

họ

người dùng đã mua sắm thời trang trực tuyến tại nhiều nước Châu Âu như Anh, Đức,

1.2.2 Thực trạng phát triển TMĐT ngành dệt may ở Việt Nam


Đ
ại

Trong những năm qua, xuất khẩu hàng dệt may luôn duy trì đà tăng trưởng vững

chắc và ổn định, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 27,5 tỷ USD trong năm 2015, tăng
11,37% so với năm 2014. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam,
đạt 9,82 tỷ USD. Tiếp đến, thị trường EU đạt 3,316 tỷ USD; Hàn Quốc đạt 3 tỷ USD;
Nhật Bản đạt 2,8 tỷ USD,…
Tại Việt Nam, phần lớn giao dịch hàng may mặc online trong những năm vừa
qua vẫn diễn ra theo hình thức xem hàng trực tuyến và đặt hàng thông qua điện thoại
hoặc đến trực tiếp cửa hàng sau khi nghiên cứu trên internet. Năm 2014 đánh dấu một
sự dịch chuyển lớn trong tâm lí tiêu dùng của khách hàng khi hàng loạt website chuyên

11


dụng về may mặc ra đời và phát triển mạnh. Hình thức giao dịch trực tuyến, hoặc giao
hàng và thu tiền tận nhà đã trở thành một trong những phương thức quen thuộc đối với
phần đông khách mua thời trang online.[4]
1.2.3 Thực trạng phát triển TMĐT ngành dệt may ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 5000 doanh nghiệp, trong đó,
tỷ lệ doanh nghiệp kết nối internet đạt gần 100%, số doanh nghiệp có website TMĐT
chiếm tỷ lệ khoảng 15%-17%, số doanh nghiệp tham gia giao dịch TMĐT chiếm khoảng

uế

60-70%. Năm 2015, hàng dệt may nằm trong các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn

H


trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Hàng dệt may ước đạt 428,46 triệu USD, chiếm 64,2%,
tăng 8,11% so với năm 2014; xơ, sợi dệt 100,56 triệu USD, chiếm 15,1%, tăng 3,48%.

tế

Tính chung năm 2015 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 392,95 triệu USD, giảm
2,17% so với năm trước, do nguyên phụ liệu dệt may giảm 43,1% so cùng kỳ. Các mặt

h

hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu: Vải các loại ước

in

đạt 226,85 triệu USD, chiếm 57,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 13,1% so

cK

với năm 2014; bông, xơ, sợi dệt 85,6 triệu USD, chiếm 21,8%, giảm 12,4%; nguyên phụ
liệu hàng dệt may 24,65 triệu USD, chiếm 6,3%, giảm 43,1%. [5]

họ

1.3 Tổng quan về mã nguồn mở Wordpress
1.3.1. Khái niệm về wordpress
WordPress là một phần mềm nguồn mở (Open Source Software) được viết bằng

Đ
ại


ngôn ngữ lập trình website PHP (Hypertext Preprocessor) và sử dụng hệ quản trị cơ sở
dữ liệu MySQL. WordPress được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 27/5/2003 bởi tác
giả Matt Mullenweg và Mike Little. Hiện nay WordPress được sở hữu và phát triển bởi
công ty Automattic có trụ sở tại San Francisco, California thuộc hợp chủng quốc Hoa
Kỳ.
WordPress là một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP để hỗ trợ tạo blog cá nhân,
và nó được rất nhiều người sử dụng ủng hộ về tính dễ sử dụng, nhiều tính năng hữu ích.
Qua thời gian, số lượng người sử dụng tăng lên, các cộng tác viên là những lập trình
viên cũng tham gia đông đảo để phát triển mã nguồn WordPress có thêm những tính

12


năng tuyệt vời. Và cho đến thời điểm viết bài này là 2015, WordPress đã được xem như
là một hệ quản trị nội dung (CMS – Content Management System) vượt trội để hỗ trợ
người dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog, website tin tức/tạp chí,
giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng – thương mại điện tử, thậm chí với các loại website
có độ phức tạp cao như đặt phòng khách sạn, thuê xe, đăng dự án bất động sản,…v.v.
Hầu như mọi hình thức website với quy mô nhỏ và vừa đều có thể triển khai trên nền

Đ
ại

họ

cK

in


h

tế

H

uế

tảng WordPress.

Biểu đồ 1: Biểu đồ thị phần website toàn cầu

(Nguồn: />Nhưng như thế không có nghĩa là WordPress chỉ thích hợp với các dự án nhỏ,
mà hiện nay có tới khoảng 25% website trong danh sách 100 website lớn nhất thế giới
sử dụng mã nguồn WordPress. Ví dụ như trang tạp chí TechCrunch, Mashable, CNN,
BBC America, Variety, Sony Music, MTV News, Bata, Quartz,…rất nhiều không thể
kể hết được.

13


Bảng 2: Thị phần website toàn cầu (ĐVT: %)
2011

2012

2013

2014


2015

None

76.4

71.0

68.2

64.8

57.4

Wordpress

13.1

15.8

17.4

21.0

25.0

Joomla

2.6


2.8

2.8

3.2

2.8

Drupal

1.4

1.9

2.3

1.9

2.1

0.9

1.2

1.2

1.2

Blogger


0.6

0.9

1.1

uế

Magento

H

(Nguồn: />
1.3.2. Lịch sử hình thành và những thành tựu của wordpress

tế

 Lịch sử hình thành

in

Mullenweg và Mike Little.

h

WordPress được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 27/5/2003 bởi tác giả Matt

Vào năm 2004, thời hạn cấp phép của gói sản phẩm cạnh tranh Movable Type bị

cK


thay đổi bởi Six Apart, và rất nhiều người dùng của nó chuyển sang sử dụng WordPress,
tạo nên một bước ngoặt lớn trong sự phát triển và phổ biến của WordPress.

họ

Năm 2007, WordPress giành giải thưởng Packt Open Source CMS.
Năm 2009, WordPress dẫn đầu về mã nguồn CMS tốt nhất.

Đ
ại

Phiên bản mới nhất là phiên bản 4.5
 Những thành tựu
Trên thế giới, có khoảng 25 bài viết được đăng lên các website sử dụng

WordPress mỗi giây.

Số lượng website làm bằng WordPress chiếm 25% tổng số lượng website trên
thế giới.
Trong số 100% các website sử dụng mã nguồn CMS, WordPress chiếm hơn 58%.

14


uế
H
tế

Biểu đồ 2: Thị phần website sử dụng mã nguồn CMS


h

(Nguồn: />
in

Phiên bản WordPress 4.0 đạt hơn 16 triệu lượt tải chỉ sau khoảng hai tháng.

cK

WordPress đã được dịch sang 52 ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên lại chưa có
phiên bản tiếng Việt chính thức, nhưng bạn có thể Việt hóa dễ dàng bằng cách tìm bài
trên blog với từ khóa “Việt hóa WordPress“.

họ

Có hơn 80 chương trình họp mặt về WordPress được tổ chức vào năm 2014.
Mã nguồn WordPress hiện đang có khoảng 785 lập trình viên cùng hợp tác phát

Đ
ại

triển.

Chỉ tính các giao diện (hay còn gọi là theme) miễn phí trên thư viện

WordPress.org thì đã có hơn 2.700 themes khác nhau.[6]
1.3.3. Những đặc điểm nổi bật của wordpress
Dễ sử dụng: WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ
thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao. Các thao tác trong

WordPress rất đơn giản, giao diện quản trị trực quan giúp người dùng có thể nắm rõ cơ
cấu quản lý một website WordPress trong thời gian ngắn. Về cách cài đặt lại càng dễ

15


×