Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cói ở xã trường giang nông cống thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.99 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ

tế
H

uế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
.…..  ……

in

h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:

Tr
ư

ờn
g

Đ

ại

họ

cK



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÓI
Ở XÃ TRƯỜNG GIANG, HUYỆN NÔNG CỐNG,
TỈNH THANH HÓA

Sinh viên thực hiện:
Đồng Thị Linh
Lớp: K42B-KTNN
Niên khóa: 2008-2012

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Văn Lạc

Huế, 5/ 2012


uế
tế
H
h

in

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc nhất
suốt quá trình thực hiện đề tài.

cK

tới Thầy giáo, ThS. Nguyễn Văn Lạc – người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô giáo trong Kkhoa Kinh tế & phát triển –


họ

Đại học Kinh Tế Huế đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi được trang bò những kiến
thức và kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập tại khoa để tôi vững bước khi tiếp xúc với

ại

thực tế thực tập.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ nhân viên phòng nông nghiệp và phát triển

Đ

nông thôn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo trao đổi kinh

ờn
g

nghiệm giúp tôi hoàn thành tốt công việc trong quá trình thực tập.

Tr
ư

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 10 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Đồng Thò Linh



GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

MỤC LỤC

uế

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................... 1

tế
H

2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................3

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................4

h

Chương 1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu....................................................................4

in

1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................................4

cK

1.1.1.Lí luận chung về hiệu quả kinh tế............................................................................4

1.1.1.1.Khái niệm hiệu quả kinh tế............................................................................... 4
1.1.1.2.Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ........................................................... 5

họ

1.1.1.3.Ý nghĩa việc xác định hiệu quả kinh tế ............................................................ 6
1.1.2.Đặc điểm và giá trị của cây cói ............................................................................. 6

ại

1.1.2.1.Đặc điểm thực vật học ...................................................................................... 6
1.1.2.2.Sự sinh trưởng và phát triển của cây cói .......................................................... 7

Đ

1.1.2.3.Đặc điểm sinh lí................................................................................................ 8
1.1.2.4.Giá trị kinh tế và sử dụng ................................................................................. 9

ờn
g

1.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................... 9
1.2.1.Chỉ tiêu đánh giá đặc điểm chung của hộ............................................................... 9

Tr
ư

1.2.2.Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất ............................................. 9
1. 2.3.Chỉ tiêu đánh giá nguồn lực của nông hộ .............................................................10
1.2.4.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất cói ..................................................... 10

1.2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất cói ..................................................10

1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................10
1.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cói trên thế giới và Việt Nam ....................................10

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

1


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

1.3.2.Tình hình sản xuất, tiêu thụ cói tại huyện Nông Cống...........................................14
Chương 2. Đánh giá hiệu quả sản xuất cói tại xã Trường Giang ..................................17
2.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu .................................................................17

uế

2.1.1.Điều kiện tự nhiên xã Trường Giang........................................................................17
2.1.1.1.Vị trí địa lý...........................................................................................................17

tế
H

2.1.1.2.Đặc điểm địa hình................................................................................................17
2.1.1.3.Đặc điểm khí hậu.................................................................................................17
2.1.1.4. Thuỷ văn .............................................................................................................19
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................................19

h


2.1.2.1.Tình hình dân số và lao động ..............................................................................19

in

2.1.2.2.Tình hình sử dụng đất đai ....................................................................................21

cK

2.1.2.3.Tình hình sơ sở hạ tầng .......................................................................................25
2.2.Thực trạng và hiệu quả sản xuất cói ở các hộ điều tra ............................................26
2.2.1.Tình hình sản xuất cói ở xã Trường Giang ............................................................26

họ

2.2.2.Năng lực của các hộ điều tra ..................................................................................28
2.2.2.1.Đặc điểm chung của các hộ điều tra...................................................................28

ại

2.2.2.2.Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra..........................................................29

Đ

2.2.2.3. Tình hình đầu tư một số yếu tố đầu vào sản xuất cói của các hộ ......................31
2.2.3.Kết quả và hiệu quả trồng cói ở các hộ điều tra .....................................................35

ờn
g


2.2.3.1. Chi phí đầu tư sản xuất cói ................................................................................35
2.2.3.2. Kết quả sản xuất cói của các hộ nông dân.........................................................37
2.2.2.3. Hiệu quả sản xuất cói của các hộ nông dân.......................................................38

Tr
ư

2.2.2.4. Hiệu quả kinh tế của cây cói so với cây lúa ......................................................39

2.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cói .......................................41
2.2.4.1. Sự ảnh hưởng của diện tích gieo trồng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cói ........41
2.2.4.2. Vận dụng hàm Cobb-Douglas nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào

với năng suất cói

..............................................................................................................42

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

2


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

2.2.4.3. Hiệu quả cận biên một số yếu tố đầu vào trong sản xuất cói .........................44
2.2.5.Tình hình tiêu thụ cói ............................................................................................45
2.2.6. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm sản xuất cói trong 10 năm gần đây......47

uế


2.2.6.1.Những lợi thế và hạn chế với sự phát triển sản xuất cói của xã .......................47
2.2.6.2.Bài học kinh nghiệm .........................................................................................49

tế
H

Chương 3.Định hướng và giải pháp ................................................................................51
3.1.Định hướng ................................................................................................................51
3.2.Giải pháp ....................................................................................................................52
3.2.1.Giải pháp về giống .................................................................................................52

h

3.2.2.Giải pháp sử dụng đất ............................................................................................52

in

3.2.3.Giải pháp về kĩ thuật ..............................................................................................53

cK

3.2.4.Giải pháp về cơ sở hạ tầng.....................................................................................56
3.2.5.Giải pháp sau thu hoạch .........................................................................................56
3.2.6.Giải pháp về cơ chế chính sách..............................................................................56

họ

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................54
1.Kết luận...........................................................................................................................58


Tr
ư

ờn
g

Đ

ại

2.Kiến nghị ........................................................................................................................58

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

3


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

tế
H

Bảng 1. Sản lượng và diện tích cói cả nước giai đoạn 2005-2011

uế

Trang
13


Bảng 2. Tình hình sản xuất cói của huyện Nông Cống giai đoạn 2009-2011

15

Bảng 3. Tình hình dân số và lao động của xã từ 2009 đến 2011

19

Bảng 4. Cơ cấu lao động xã Trường Giang 2009-2011

20

h

Bảng 5. Tình hình sử dụng đất đai ở xã Trường Giang 2009-2011

in

Bảng 6. Tình hình cơ sỏ hạ tầng của xã năm 2009-2011

22
25
27

Bảng 8. Đặc điểm chung của các hộ điều tra

28

Bảng 9. Tình hình sử dụng đất đai các hộ điều tra năm 2011


30

Bảng 10. Tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào

31

họ

cK

Bảng 7. Tình hình sản xuất cói ở xã Trường Giang giai đoạn 2009-2011

36

Bảng 12. Kết quả trồng cói các hộ điều tra

38

Bảng 13. Hiệu quả trồng cói của các hộ điều tra

38

ại

Bảng 11. Chi phí đầu tư phục vụ sản xuất của các hộ

Đ

Bảng 14. Bảng so sánh một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả giữa hai hình thức trồng

cói và trồng lúa ở Trường Giang

40
41

Bảng 16. Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas của các hộ điều tra

43

Bảng 17. Bảng đơn giá một số yếu tố đầu vào

45

Bảng 18. Hiệu quả cận biên của một số yếu tố đầu vào

45

Tr
ư

ờn
g

Bảng 15. Phân tổ các hộ sản xuất cói theo diện tích gieo trồng vụ Chiêm 2011

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

4



GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

Tóm tắt đề tài
Cây cói có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống canh tác xã Trường Giang, do xã có

uế

một phần lớn đất canh tác nhiễm mặn 100% chỉ có thể trồng được cói. Vì vậy nên, đối với
các hộ nông dân vùng cói của xã, cây cói là cây trồng cho thu nhập chính để đáp ứng nhu

tế
H

cầu đời sống hàng ngày của họ. Tuy nhiên các hộ trồng cói vẫn gặp nhiều khó khăn trong
sản xuất do điều kiện thời tiết, do thị trường, giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất cói
ngày càng cao. Hơn nữa, mặc dù nghề trồng cói đã phát triển ở Trường Giang từ rất lâu

h

nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về hiệu quả sản xuất cây cói, bà con

in

nông dân chủ yếu sản xuất dựa nhiều vào kinh nghiệm tích lũy được. Do đó, hiệu quả sản
xuất còn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Xuất phát từ thực tế đó,xem xét tình

cK

hình sản xuất cói của địa phương, đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của cây trồng là một
trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất


họ

cói để giúp các nông hộ sản xuất cói có hiệu quả hơn. Đó là lí do vì sai tôi chọn đề tài
“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cói ở xã Trường Giang-Nông Cống-Thanh Hóa”
 Bố cục khóa luận

ại

PHẦN I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Đ

PHẦN II.NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

ờn
g

Khóa luận nêu lên những vấn đề lí luận cơ bản về hiệu quả kinh tế, giới thiệu về cây

cói và khái quát tình hình phát triển của cây cói trên thế giới cũng như trong nước.
Chương 2.Hiệu quả sản xuất cói ở xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh

Tr
ư

Hóa

Trên cơ sở những vấn đề lí luận của Chương 1, Chương 2 đi vào nghiên cứu thực


trạng tình hình sản xuất cói, năng lực sản xuất của các hộ điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế
sản xuất cói nói chung và so sánh hiệu quả kinh tế đó với hiệu quả kinh tế sản xuất lúa – cây

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

5


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

trồng trọng yếu trong nông nghiệp, đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất cói và mức độ ảnh hưởng là như thế nào.
Chương 3.Định hướng và giải pháp

uế

Chương 3 sẽ đề cập đến hướng phát triển kinh tế chung và hướng phát triển nghề
trồng cói như thế nào trong thời gian tới của xã. Bên cạnh đó, sẽ có những giải pháp cụ thể

tế
H

để phát triển kinh tế xã theo hướng đã định ra.

Tr
ư

ờn
g


Đ

ại

họ

cK

in

h

PHẦN III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

6


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

uế

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước
chuyển biến mạnh mẽ. Trong bối cảnh phát triển chung của nền kinh tế, khu vực nông


tế
H

nghiệp, bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp với gần 65% dân số, có vai trò hết sức quan

trọng đối với kinh tế - xã hội của cả nước và những bước phát triển khá cao và ổn định.
Từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp, thiếu lương thực đến nay về cơ bản đã phát
triển thành một nền nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, có tỷ

h

suất hàng hoá ngày càng cao; một số mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ

in

lớn như: gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, thuỷ sản, đồ mộc… Trong sản xuất nông

cK

nghiệp, cây lúa nước vẫn là cây trồng chủ đạo với vai trò là cây lương thực quan trọng
hàng đầu.

Ngoài cây lúa là cây trồng rất phổ biến, các hộ nông dân còn tổ chức sản xuất

họ

nhiều loại cây trồng khác, trong đó ở huyện Nông Cống – Thanh Hóa, cói được đánh giá
là cây có giá trị cao và mang lại nhiều hiệu quả về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Cây


ại

cói được trồng chủ yếu để làm chiếu, làm nguyên liệu cho sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ cói có ưu điểm là tiện lợi, đẹp, bền, rẻ tiền,

Đ

dễ bị phân hủy trong một thời gian ngắn khi không sử dụng và không gây ô nhiễm môi

ờn
g

trường nên phù hợp với xu thế chung hiện nay của thế giới là hướng tới các sản phẩm và
công nghệ thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ cây
cói ngày càng gia tăng. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trong nước, các sản

Tr
ư

phẩm từ cói của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường châu Á, châu Âu đặc biệt là
một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Chính điều đó đã tạo cho cây cói có
một thế mạnh trong phát triển kinh tế. Cây cói hiện nay được trồng ở rất nhiều xã trong
huyện nhưng tập trung nhiều ở Trường Giang, Trường Trung, Minh Khôi. Trong đó
Trường Giang là xã có diện tích trồng cói lớn nhất. Đồng thời, cây cói cũng là cây công
nghiệp quan trọng nhất trong hệ thống canh tác của Trường Giang. Đối với huyện Nông

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

1



GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

Cống nói chung và xã Trường Giang nói riêng, phát triển tiểu thủ công nghiệp đặc biệt là
nghề cói được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh
tế – xã hội.
Cây cói cho thu nhập gấp nhiều lần cây trồng khác, đồng thời có thể phát triển

uế

nghề phụ giải quyết việc làm cho gần 1500 lao động trong xã. Mặt khác, cây cói có ưu
điểm là có thể sinh trưởng và phát triển trên diện tích đất vùng triều, thường xuyên ngập

tế
H

mặn mà các cây trồng khác không sống được hoặc cho hiệu quả thấp. Đặc điểm này rất
phù hợp với Trường Giang, bởi vì thực tế ở Trường Giang có một số vùng chỉ sản xuất

cói mà không sản xuất được lúa do toàn bộ diện tích là đất ngập măn. Tuy nhiên, trong

h

những năm gần đây, giá cói đã có xu hướng tăng lên nhưng cũng thường xuyên biến

in

động. Đồng thời năng suất cói và chất lượng cói cũng bị ảnh hưởng bởi khí hậu và nhiều
yếu tố như sâu bệnh, nước mặn xâm thực, mặn hóa… khiến cho chi phí và đầu tư khắc


cK

phục tăng lên gây tâm lí không tốt và khó khăn cho người trồng cói do đặc thù về hình
thái địa lí chỉ trồng được một loại cây duy nhất là cây cói.

họ

Thấy được vai trò và vị trí của cây cói, tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế
của cây cói ở xã Trường Giang - huyện Nông Cống – Thanh Hóa” nhằm xác định kết
quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất cói, đồng thời tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến

ại

năng suất và phẩm cấp cói đề đưa ra các biện pháp khắc phục hợp lí và hiệu quả nhất

Đ

nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất cói, nhất là trong điều kiện hiện nay huyện Nông
Cống đang được đưa vào một trong các địa điểm quy hoạch phát triển vùng cói của tỉnh

ờn
g

Thanh Hóa cùng với Nga Sơn và Quảng Xương.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề có tính lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung

Tr
ư


và hiệu quả sản xuất cói nói riêng.
- Đánh giá tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế của sản xuất cói ở các nông hộ

trên địa bàn xã Trường Giang.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trồng cói cũng như các thế mạnh

của vùng để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng cói của các nông hộ,
khai thác thế mạnh của vùng, thúc đẩy phát triển ngành hàng cói.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

2


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp điều tra chọn mẫu, điều tra trực tiếp bằng bảng câu hỏi: Tổng số
mẫu điều tra là 60 hộ. Tất cả các hộ được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

uế

không lặp theo khoảng cách cho trước.
- Phương pháp thu thập số liệu

tế
H

+ Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc thiết kế phiếu
điều tra phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp 6 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên.


+ Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Ủy ban nhân dân huyện

h

Nông Cống, sách, báo, internet....

in

- Phương phân tích kinh tế: từ các số liệu thu thập được, vận dụng các chỉ tiêu số

cK

tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, để phân tích, so sánh.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Để có thể thực hiện và hoàn thành đề
tài này tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các cán bộ UBND huyện, xã.

họ

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp ước lượng hồi quy dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas bằng

ại

phần mềm Eview.

4. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu


Đ

Vấn đề nghiên cứu có thể được xem xét dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau.
Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong những khía cạnh sau:

ờn
g

- Đối tượng nghiên cứu: các hộ nông dân sản xuất cói ở xã Trường Giang.
- Nội dung nghiên cứu: hiệu quả kinh tế sản xuất cói của các hộ nông dân

Tr
ư

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: địa bàn xã Trường Giang.
+ Thời gian: nghiên cứu tình hình sản xuất cói năm 2011

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

3


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

uế


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lí luận

tế
H

1.1.1.Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế - một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực

h

tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá chất lượng hoạt động kinh tế - xã hội. Mọi lĩnh vực sản

in

xuất đều lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động sản xuất của mình bởi
với họ, hiệu quả kinh tế là thước đo chính xác và khách quan nhất.

cK

Bàn về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, có rất nhiều tác giả đã đưa ra quan
điểm thống nhất với nhau, đó là các tác giả Farrell (1957), Schultz (1964), Rizzo (1979)

họ

và Ellis (1993). Các tác giả cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn...) để
đạt được kết quả đó”. Các tác giả cho rằng, cần phân biệt rõ 3 khái niệm về hiệu quả:


ại

Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả phân bổ các nguồn lực và Hiệu quả kinh tế.

Đ

Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp

ờn
g

dụng. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua các mối quan
hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào

Tr
ư

được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào
hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố về
giá đầu vào và giá của đầu ra, vì thế, nó còn được gọi là hiệu quả giá. Xác định hiệu quả
này giống như việc xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, điều
này có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử
dụng vào sản xuất.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

4



GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ. Tức là cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các
nguồn lực sản xuất đạt được.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu

(nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.

tế
H

1.1.1.2.Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

uế

rằng hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực

Dựa trên kết quả thu được và chi phí bỏ ra, hiệu quả kinh tế được xác định bằng
các phương pháp sau:

h

- Dạng thuận : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được

cK

in


và chi phí bỏ ra.

H: Hiệu quả kinh tế

họ

Trong đó:

Q: Tổng kết quả thu được

ại

C: Tổng chi phí bỏ ra

Đ

Công thức này cho biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn
vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực

ờn
g

- Dạng nghịch:

Tr
ư

Trong đó:

h: Hiệu quả kinh tế

C: Tổng cho phí bỏ ra
Q: Tổng kết quả thu được

Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn
vị chi phí

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

5


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

1.1.1.3.Ý nghĩa việc xác định hiệu quả kinh tế
- Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng
đầu của các nhà sản xuất, mỗi danh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với yêu

uế

cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung. Nâng
cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là cơ sở vật chất để không ngừng nâng cao mức

tế
H

sống dân cư. Như vậy tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yêu cầu khách quan trong

tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội càng có
ý nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định: khi khả năng phát triển nền sản xuất


h

theo chiều rộng (tăng vốn, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên….) bị hạn chế khi

in

chuyển sang kinh tế thị trường. Tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yếu tố làm tăng
sức mạnh cạnh tranh, cho phép giành lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế.

cK

1.1.2.Đặc điểm và giá trị của cây cói
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật học

họ

Cói, tên phổ biến tiếng Anh là Shichito matgrass, thực vật một lá mầm gồm cả cây
trồng và cây mọc hoang dại thuộc chi cói (Cyperus), họ cói (Cyperaceae ), bộ cói
(Cyperales). Họ cói có khoảng 95 chi với 3800 loài, phân bố rộng rãi khắp nơi, đặc biệt là

ại

ở vùng ôn đới và hàn đới. Trong đó chi Cyperus có 61 loài.

Đ

Cấu tạo của cây cói gồm 2 phần chính: Phần dưới mặt đất và phần trên mặt đất.
Phần dưới mặt đất có rễ và thân ngầm. Phần trên mặt đất gồm thân khí sinh, lá, hoa, quả


ờn
g

và hạt.

 Rễ: Rễ cói mọc từ các đốt của thân ngầm. Rễ bao gồm rễ ăn sâu, rễ ăn ngang và

rễ ăn nổi. Rễ ăn sâu có tác dụng hút chất khoáng ở dưới sâu, rễ ăn ngang hút chất màu ở

Tr
ư

tầng mặt đất, rễ ăn nổi
hút chất dinh dưỡng hoà tan trong nước. Rễ cói có khả năng ăn sâu đến 1m, nhưng tập
trung đại bộ phận ở tầng đất 10-20cm. Rễ lúc non màu trắng, khi già chuyển sang màu
nâu hồng, khi chết màu đen.
 Thân : Thân cói được chia làm 2 phần: phần nằm dưới đất (thân ngầm) và phần
trên mặt đất (thân khí sinh) là đối tượng thu hoạch.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

6


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

* Nhánh hút, thân ngầm: Những mầm ăn sâu dưới đất gọi là nhánh hút, nhánh hút
già đi thành thân ngầm. Nhánh hút và thân ngầm đều có đốt, mỗi đốt có vẩy (vẩy là hình
thức thoái hoá của lá). Thân ngầm vừa giữ chức năng của thân vì có mắt có khả năng nảy
mầm, vừa giữ chức năng tích luỹ và dự trữ. Nhánh hút và thân ngầm dùng để nhân giống


uế

vô tính.

* Thân khí sinh: Thân khí sinh là loại thân cỏ mọc thành cụm. Tiết diện cắt

tế
H

ngang thân thường 3 cạnh, lõm hoặc phẳng, phía gốc tròn hơn phía ngọn, màu xanh và
xốp. Thân khí sinh lúc non màu xanh đậm bóng, lúc già màu vàng nhạt.

 Lá: Lá có bẹ ôm lấy thân mọc ra từ gốc, hai mép của bẹ thường dính nhau

h

thành ống: lá xếp thành ba dãy theo thân. Lá gồm lá vẩy (vẩy) lá bẹ và lá mác. Lá vẩy

in

hình thành sớm nhất có tác dụng bảo vệ thân ngầm. Lá bẹ có từ 2-4 cái, làm nhiệm vụ
quang hợp và bảo vệ phần non ở gốc thân. Lá mác vừa làm nhiệm vụ quang hợp vừa bảo

cK

vệ hoa.

 Hoa : Hoa cói là loại hoa lưỡng tính, cấu tạo hoa rất đơn giản và kích thước

họ


nhỏ, theo hướng thích nghi với thụ phấn nhờ gió. Hoa chỉ có 3 nhị, bao phấn đính gốc và
nhụy có đầu xẻ 3. Bộ nhụy gồm ba lá noãn hợp thành bầu trên, một ô chỉ chứa một noãn,
một vòi và ba đầu nhụy dài.

ại

 Quả và hạt: Quả cói thuộc dạng quả hạch khô có 1 hạt, thường hình bầu dục

Đ

hiếm khi hình trứng ngược hay thuôn. Hạt cói rất bé, có nội nhũ bột bao quanh phôi, gieo
có thể mọc thành cây.

ờn
g

1.1.2.2.Sự sinh trưởng và phát triển của cây cói
Thời gian sinh trưởng của cây cói (từ thân khí sinh phát triển đến khi ra hoa,

xuống bộ, lụi chết) vòng đời chỉ trong phạm vi 3-4 tháng, song tuổi thọ phần thân ngầm

Tr
ư

của cả bụi cói lại kéo dài tới hàng chục năm hoặc hơn tuỳ theo điều kiện đất đai và kỹ
thuật chăm sóc. Một chu kỳ sinh trưởng của cây cói từ nẩy mầm của thân ngầm đến thu
hoạch được chia thành 4 giai đoạn chính: nẩy mầm của thân ngầm, đâm tiêm và đẻ nhánh,
vươn cao, ra hoa và chín. Các thời kỳ sinh trưởng phát triển này chịu ảnh hưởng trực tiếp
của các yếu tố ngoại cảnh và có mối liên quan chặt chẽ với các yếu tố cấu thành năng

suất.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

7


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

- Thời kì nảy mầm: Thời kỳ nẩy mầm bắt đầu sau khi cấy mống cói xuống
ruộng. Trong điều kiện thuận lợi, các mầm nằm ở các đốt phía trên thân ngầm sẽ nẩy
mầm phát triển thành nhánh mới. Mỗi thân ngầm thường có 4 mầm trong đó mầm 1 và 2
luôn luôn ở trạng thái hoạt động, mầm 3 và 4 ở trạng thái ngủ được lá bẹ và lá vảy bảo

uế

vệ. Khi gặp hoàn cảnh bất lợi như ngập nước, nồng độ muối cao thì mầm 1 và 2 bị ngập
và có thể chết còn mầm 3 và 4 thì an toàn, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tiếp tục phát

tế
H

triển.

- Thời kì đâm tiêm và đẻ nhánh: Đâm tiêm là giai đoạn đầu của đẻ nhánh. Từ
mầm 1 ở thân ngầm sẽ mọc ra 2 nhánh, hai nhánh mọc ra từ một thân mầm sẽ tạo thành

h

hai ngọn, khi các nhánh đó nhô lên khỏi mặt đất từ 5-20 cm các lá mác vẫn chưa xoè ra


in

được gọi là cói đâm tiêm. Sau khi tiêm mọc 5-7 ngày lá mác xòe ra gọi là đẻ nhánh. Thời
kỳ đâm tiêm của cói chiếm một thời gian dài trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Số

cK

lượng và chất lượng tiêm cói quyết định năng suất và phẩm chất cói.
- Thời kì vươn cao: Sau khi nhánh đã có lá mác vượt quá 10cm khỏi lá bẹ, thân

họ

cói bắt đầu vươn cao. Thời gian vươn cao kể từ khi nhánh xuất hiện đến khi thân ngừng
sinh trưởng kéo dài khoảng 30-45 ngày. Nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đến thời kỳ vươn
cao, ở nhiệt độ 25-270 C cói sinh trưởng mạnh. Nhiệt độ thấp hạn chế vươn cao, làm cho

ại

cây cói nhỏ, thấp, chóng lụi. Nhiệt độ cao kèm theo mưa có tác dụng thúc đẩy cói vươn

Đ

cao.

- Thời kì ra hoa và chín: Cói chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn. Mầm hoa

ờn
g

hình thành ở kẽ lá mác phía đầu thân khí sinh. Đối với vụ cói chiêm ở miền Bắc, cói ra

hoa rộ từ tháng 5, đến trung tuần tháng 6 thì lụi dần. Còn vụ cói mùa thì ra hoa rộ vào
tháng 8, đến trung tuần tháng 9 thì bắt đầu lụi. Hoa phơi màu và chín từ dưới lên trên.

Tr
ư

Hoa đầu tiên và hoa cuối cùng trên bông thường ra cách nhau 9-10 ngày.
1.1.2.3.Đặc điểm sinh lý
Cói là cây chịu mặn và cần có độ mặn thích hợp để đảm bảo chất lượng sản

phẩm. Để đạt năng suất cao phẩm chất cói tốt, ngoài yếu tố đất thịt nhiều màu, đất cần có
độ mặn từ 0,1-0,2% là tốt nhất. Các kiểu gen khác nhau có tính chịu mặn khác nhau.
Giống cói Nhật là giống cói được trồng ở vùng nước ngọt, có phản ứng khá rõ rệt với độ
Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

8


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

mặn. Ở mức độ mặn thấp dưới 1‰ cói Nhật sinh trưởng tốt, tuy nhiên khi độ mặn tăng
cao thì sự sinh trưởng bị hạn chế đáng kể, đặc biệt là khi độ mặn vượt cao hơn 2‰. Giống
cói Udu có khả năng chịu mặn khá tốt, ở mức độ mặn cao 4-8‰ cói Udu vấn sinh trưởng
phát triển bình thường.

uế

1.1.2.4.Giá trị kinh tế và sử dụng

- Sản phẩm cói không những tiêu thụ nội địa mà còn có giá trị xuất khẩu cao


tế
H

nếu như có thiết kế tốt
- Trồng cói có tác dụng bảo vệ đê điều
- Trồng cói có tác dụng cải tạo đất mặn

h

- Ở Việt Nam cói còn được dùng làm thuốc, bộ phận được dùng là hay củ cói để

in

chữa bí tiểu tiện, thủy thũng, tích bụng báng, đau bụng, tiêu hóa kém. Củ chứa 3,1%
tanin; 0,7% flavonoid; 0,5 % tinh dầu và 0,5% alkaloid

cK

- Thân lá của một số loài cói được dùng làm thức ăn gia súc. Ở một số loài cói
khác có chứa tinh dầu và dầu béo với tỷ lệ thấp có khả năng cải tạo môi trường nước ở đất

họ

chua- mặn trở nên nhạt hơn

- Bổi cói và các phế phụ phẩm từ cói được dụng làm phân bón hữu cơ, để lợp
nhà, làm chất đốt, làm bột giấy.

ại


1.2.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
 Tuổi

Đ

1.2.1.Chỉ tiêu đánh giá đặc điểm chung của nông hộ

ờn
g

 Giới tính

 Trình độ văn hóa
 Tổng số nhân khẩu

Tr
ư

 Tổng số lao động

1.2.2.Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất
 Chi phí đầu tư ban đầu/sào
 Chi phí đầu tư phân bón/sào
 Chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật/sào
 Chi phí lao động/sào

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

9



GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

 Chi phí đầu tư thủy lợi/sào
 Chi phí thuê máy móc/sào
 Chi phí khác/sào
1.2.3.Chỉ tiêu đánh giá nguồn lực của nông hộ

uế

 Quy mô đất đai

1.2.4.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất cói

tế
H

 Quy mô trang bị tư liệu sản xuất

 GO: là tổng thu nhập của mô hình nghiên cứu. Công thức tính là:

GO = ΣQi*Pi

in

Pi là giá của sản phẩm thứ i

h


Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

trong quá trình sản xuất.

cK

 IC: chi phí trung gian bao gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ thuê ngoài
 VA: là giá trị còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian và được tính bằng công

họ

thức: VA = GO – IC

1.2.5.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất cói
 GO/IC

Đ

 VA/IC

ại

 Năng suất

VA/GO

ờn
g

1.3.Cơ sở thực tiễn


1.3.1.Tình hình sản xuất, tiêu thụ cói trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới, cói có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, nhưng nay vùng phân bố

Tr
ư

đã được mở rộng: phía Tây tới Irắc, Ấn Độ, phía Bắc tới Nam Trung Quốc, phía Nam tới
Châu Úc và Indonesia. Cói cũng được nhập vào trồng ở Braxin để làm nguyên liệu đan
lát. Hiện nay, được biết, cây họ cói phân bố rộng khắp thế giới, nhiều nhất ở Bắc bán cầu
với trung tâm đa dạng là miền nhiệt đới châu Á và Nam Mỹ
Hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói và nguyên liệu tự nhiên hiện nay chủ yếu do các
nước đang phát triển cung cấp. Đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Nam là những sản
Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

10


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

phẩm tương tự của Trung Quốc và Indonesia. Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc so với
Việt Nam là mẫu mã đa dạng và đẹp hơn. Trung Quốc sử dụng nguồn nguyên liệu thay
thế rẻ và nhiều gồm cây liễu và xidan. Xidan là nguyên liệu thay thế cói rất tốt trong
nhóm hàng thảm đệm. Liễu dùng làm rổ, khay, hộp đựng, làn, túi có màu sắc phong phú,

uế

dễ giữ hình dạng chính xác, giá rẻ và liên tục cải tiến kỹ thuật. Ở Indonesia nguyên liệu
thay thế cho cói chủ yếu là mây và lá cọ. So với các nước khác, mây Indonesia nhiều loại


tế
H

hơn, chất lượng cao, tính năng tốt và giá rẻ, Indonesia cũng có nhiều loại gỗ tốt. Do vậy,

Indonesia có ưu thế về bàn ghế và đồ nội thất là nhóm sản phẩm có nhu cầu ngày càng
tăng trên trị trường thế giới.

h

Những thị trường tiêu thụ lớn nhất hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói và nguyên liệu

in

tự nhiên là Hoa Kỳ, liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản. Điều thú vị là thị trường EU

có 4%, của Mỹ là 8%.

cK

tăng trưởng rất nhanh, hằng năm tăng 14% trong khi tốc độ tăng trưởng toàn thế giới chỉ

Mặc dù thị trường hàng thủ công mỹ nghệ sôi động trên thế giới và ngày nay các

họ

nước phát triển chuộng các mặt hàng làm bằng nguyên liệu từ thiên nhiên trong đó có cói,
nhưng những nghiên cứu về cói và các biện pháp kĩ thuật sản xuất, thâm canh cói còn khá

số vùng trồng cói.


ại

ít ỏi ngoài các công trình nghiên cứu về phân loại thực vật và đặc điểm sinh thái của một

Đ

Tại Việt Nam cách đây 5 thế kỷ nhân dân ta đã biết trồng cói và dệt chiếu. Hiện nay,
cây cói đã được trồng và canh tác tại 26 tỉnh, thành phố ven biển với diện tích 12.859 ha,

ờn
g

tập trung ở 3 vùng lớn:

(1) Vùng đồng bằng Sông Hồng: cói vùng này được trồng chủ yếu ở các xã và

huyện ven biển của 3 tỉnh: huyện Hưng Trà, Tiền Hải (Thái Bình) có 300 ha; Nghĩa

Tr
ư

Hưng, Xuân Thủy, Giao Thủy, Hải Hậu (Nam Định) có 200 ha; huyện Kim Sơn (Ninh
Bình) có khoảng 500 ha.
(2) Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ: đây là vùng có diện tíc cói lớn nhất, tập trung

chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa có khoảng 3.600 ha. Trong đó huyện Nga Sơn có diện tích lớn
nhất tỉnh là 1.900 ha.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang


11


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

(3)Vùng đồng bằng sông Cửu Long: cây cói được trồng chủ yếu ở Trà Vinh (1.335
ha), Vĩnh Long (1.380 ha) và Bến Tre (585 ha).
Cói có thể sống ở nơi khô cạn, ẩm ướt và ngập nước; nước lợ hay chua phèn… Nói
chung điều kiện sinh thái của các loài cói trong chi cói là rộng rãi vì vậy đại diện của

uế

chúng có thể gặp ở nhiều nơi.

tế
H

Cây cói là một cây công nghiệp quan trọng, phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân

dân ta và cho xuất khẩu. Từ năm 1928 thực dân Pháp đã khai thác cói ở nước ta và xuất
khẩu sang Hồng Kông mỗi năm trên 1.500 tấn. Năm 1955 chúng ta bắt đầu xuất cảng các

h

mặt hàng làm bằng cói sang các nước xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1959 sản phẩm làm bằng

in

cói của ta còn có mặt trên các thị trường Pháp, Anh, Chinê, Irắc, Nhật, Italia, Singapore.

Điều kiện khí hậu và đất đai nước ta rất thuận lợi cho việc trồng cói, cói phát triển được

cK

trong nhiều loại đất có thành phần cơ giới khác nhau (thịt nặng, thịt pha, cát pha hoặc hơi
lầy). Nhưng tốt nhất là ở đất thịt, tầng đất sâu, nhiều màu. Độ pH thích hợp 6-7,5; độ mặn
thích hợp 0,15- 0,2% cây mọc khoẻ, đanh cây, dai sợi phẩm chất tốt, do đó có thể trồng

họ

cói trên những vạt đất quai đê lấn biển. Từ Bắc đến Nam, ở những vùng ven biển, cửa
sông đã hình thành những vùng chuyên canh cói (Hải Phòng, Thanh Hoá, Ninh Bình,

ại

Thái Bình, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang). Nhờ những tiến bộ kỹ thuật của ngành

Đ

trồng trọt, mỗi năm thu hoạch 2 vụ. Vụ chiêm thu hoạch vào tháng 5, 6, vụ hè thu hoạch
vào tháng 10, 11, có những nơi chăm sóc tốt có thể thu hoạch tới 3 vụ/1 năm. Trong

ờn
g

những năm qua Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc phát triển diện tích, sản lượng
cói. Chính phủ và nhiều địa phương đã tổ chức hội nghị bàn về sản xuất cói. Từ đó đến
nay nhiều địa phương đã thực hiện khẩu hiệu “cói lấn biển”. Ở nhiều địa phương giá trị

Tr

ư

ngành thủ công nghiệp và xuất khẩu bằng cói chiếm tỷ trọng khá lớn. Trong vụ chiêm cói
tốt nên thu được khoảng 10 tấn cói khô/ha; vụ hè cói phát triển kém hơn nên chỉ thu
khoảng 8 tấn cói khô/ha. Năm đầu sau khi trồng cây cói còn thưa, chưa ổn định nên năng
suất chỉ đạt 7-8 tấn/ha/vụ. Sang năm thứ 2 và thứ 3 ruộng cói mới thành thục và cho thu
hoạch ổn định, khoảng 10-12 tấn/ha/vụ.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

12


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

Bảng 1. Sản lượng và diện tích cói cả nước giai đoạn 2005-2011
Chỉ tiêu
2007

2009

2011

2007/2005

SL

%

2009/2007


2011/2009

SL

SL

Diện tích
12,5

13,3

10,3

11,8

0.8

6,4

80,5

98,8

75,5

79,4

18,3


0,22

Sản lượng

22,7

%

-22,5

1,5

14.5

-0,23

3,9

5.2

h

(nghìn tấn)

-3

tế
H

(nghìn ha)


%

uế

2005

in

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

cK

Qua số liệu Bảng 1 ta thấy năng suất và diện tích sản xuất cói nước ta hay đổi liên
tục qua các năm, khi tăng khi giảm và tăng giảm không đồng đều. Cụ thể năm 2005 tổng
diện tích trồng cói cả nước là 12,5 nghìn ha, đến năm 2007 tăng lên 13,3 nghìn ha nhưng

họ

lại giảm xuống còn 10,3 ha vào năm 2009 sau đó lại tăng trở lại vào năm 2011 với diện
tích là 11,8 nghìn ha. Tương tự như vậy, sản lượng cói cả nước năm 2005 là 80,5 nghìn

ại

tấn, tăng lên 98,8 nghìn tấn năm 2007 và là năm đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay,

Đ

tuy nhiên sau đó giảm mạnh còn 75,5 nghìn tấn và lại tăng lên 79,4 nghìn tấn vào năm
2011. Nhìn chung thì diện tích và sản lượng cói đang dẫn có xu hướng giảm xuống. Ở


ờn
g

một số vùng cói lớn như Nga Sơn (Thanh Hóa), nơi có diện tích và sản lượng cói lớn nhất
cả nước, diện tích trồng cói cũng đang giảm dần. Năm 2009 diện tích trồng cói toàn
huyện là 2000 ha, giảm 500 ha so với năm trước đó. Ở Kim Sơn (Ninh Bình), trồng và

Tr
ư

chế biến các mặt hàng cói xuất khẩu đã trở thành nghề chính của nông dân. Huyện có đến
90% số làng đều có nghề sản xuất, chế biến các mặt hàng từ cây cói. Tuy nhiên đến năm
2009 diện tích đã giảm xuống còn 598 ha. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do
nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân khá phổ biến là do yếu tố thị trường mà trước
hết là thị trường cói nguyên liệu, người trồng cói do thiếu thông tin nên thường bị ép giá,
việc tiêu thụ các sản phẩm từ cói chủ yếu là do tư thương quyết định cả đầu vào và đầu ra,
Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

13


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

điều này sẽ ảnh hưởng đến các hộ sản xuất cói quy mô lớn. Mặt khác, hiện nay, chất
lượng nguyên liệu cói ở các địa phương không đồng đều, kỹ thuật chế biến còn thủ công,
mẫu mã sản phẩm cói ít cải tiến, sản phẩm còn nghèo nàn. Trong khi đó, hàng chiếu cói,
thảm từ Trung Quốc bắt mắt đang bàn tràn lan trên thị trường. Rất nhiều hộ dân đã

uế


chuyến sang canh tác lúa thay cho cói.

tế
H

Cói được dùng chủ yếu để dệt chiếu cói và sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ. Từ

chỗ sản xuất các mặt hàng thô sơ, đơn giản như chiếu, bao bì, thảm, đệm theo sự phát
triển của kĩ thuật và nhu cầu thị trường, các sản phẩm cói luôn được cải tiến thành nhiều
mặt hàng thủ công mỹ nghệ đa dạng, tinh xảo như túi, làn, dép, mũ cói và nhiều các mặt

h

hàng khác được ưa chuộng. Khi dùng dệt chiếu thì sợi cói được đem chẻ mỏng, phơi khô

in

rồi đem dệt. Sợi cói cũng có thể đem xe lại làm sợi lớn hơn thay vì dùng ở dạng sợi

cK

nguyên. Thị trường quốc nội tiêu thụ 30% sản lượng cói. Phần còn lại được xuất khẩu.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường chủ yếu xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam, đứng thứ 2 là
Nhật Bản và một số nước khác như Trung Quốc, các nước ở châu Âu như Đức, Ba Lan,

họ

Ý, Hà Lan.


Các địa phương có truyền thống làm nghề thủ công truyền thống từ cây cói là Tiền

Đ

ại

Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình), Nga Sơn (Thanh Hóa)
1.3.2.Tình hình sản xuất, tiêu thụ cói tại huyện Nông Cống

ờn
g

Nông Cống cùng với Nga Sơn và Quảng Xương được xem là có thế mạnh về nghề
trồng cói. Huyện Nông Cống nằm ở vùng đồng bằng, là vùng được bồi tụ bởi hệ thống
sông Mã, sông Yên. Các xã vùng cói của huyện là là những dải đất ven sông có địa hình

Tr
ư

tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung và trồng cói nói
riêng. Vùng cói huyện Nông Cống có diện tích gieo trồng cói ở 10 xã: Tế Tân (24 ha), Tế
Nông (44 ha), Minh Khôi (51,4 ha), Trường Trung (50,2 ha), Trường Giang (80 ha),
Trường Minh (6,6 ha), Tượng Sơn (26 ha), Tượng Lĩnh (6 ha), Tượng Văn (8,5 ha),
Hoàng Giang (3,3 ha). Trong những năm qua sản xuất và chế biến cói của huyện có bước

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

14



GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

phát triển khá, tổng diện tích hàng năm liên tục ổn định từ 540 đến 565 ha, năng suất
trung bình từ 65 đến 75 tạ/ha/vụ.
Bảng 2. Tình hình sản xuất cói của huyện Nông Cống giai đoạn 2009-2011
Năm

2009

2010

2011

Tốc độ phát

uế

triển bình quân
537

528

520

0,98

Năng suất trung bình (tạ/ha)

74


71,3

71,5

0,98

Sản lượng (tấn)

3.973

3.764

3.718

0,96

tế
H

Diện tích (ha)

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Nông Cống)

h

Theo số liệu Bảng 2, năm 2009 là năm có diện tích và sản lượng cói lớn nhất với 537

in

ha và 3.973 tấn cói. Các năm sau đó, diện tích và năng suất bắt đầu giảm dần. Đây cũng

được xem là năm “bức tranh kinh tế” của vùng cói Nông Cống khởi sắc lại sau nhiều năm

ở mười xã vùng cói của huyện.

cK

khi mà liên tiếp 2 vụ cói được mùa đã đem lại niềm vui và hi vọng cho hàng nghìn hộ dân

họ

Năng suất cói đang có xu hướng giảm dần. Năm 2009, mức năng suất cói trung bình
là 74 tạ/ha nhưng sang năm 2010 chỉ còn là 71,3 tạ/sào. Năm 2011 mức năng suất có tăng
lên nhưng tăng không đáng kể. Nguyên nhân khiến năng suất cói ngày càng giảm là dịch

ại

bệnh phát triển ngày càng nhiều, trên cây cói phát hiện thêm nhiều loại sâu bệnh mới nên

Đ

bà con chưa biết được phương pháp phòng trừ; mặt khác, nhiều vùng cói trong huyện hiện
nay đang trong tình trạng nhiễm mặn ngày càng nặng, vượt quá mức giới hạn chịu mặn

ờn
g

của cây cói, làm cho cói sinh trưởng và phát triển kém hơn.
Diện tích và năng suất cói giảm dẫn đến mức sản lượng cói cũng giảm theo. Tổng

sản lượng của cả huyện từ 3.793 tấn trong năm 2009 đã giảm mạnh còn 3.764 vào năm


Tr
ư

2010 và lại tiếp tục giảm đi 46 tấn, còn 3.718 tấn vào năm 2011.
Như vậy, cũng như tình hình chung, cả diện tích, năng suất và sản lượng cói đều biến

động không đồng đều và nhìn chung có xu hướng giảm dần. Điều đó được thể hiện qua
chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân. Tốc độ phát triển bình quân của diện tích, năng suất,
sản lượng đều giảm dần. Qua 3 năm 2009, 2010, 2011 tốc độ phát triển bình quân diện

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

15


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

tích và năng suất trung bình đã giảm đi 2% /năm, tốc độ phát triển bình quân sản lượng
giảm 4%/năm.
Gắn liền với hoạt động trồng cói là nghề dệt chiếu cói. Hầu hết ở các gia đình có
hoạt động trồng cói đều có cơ sở dệt chiếu cói, có đầu tư máy dệt chiếu có hiệu quả gấp 4

uế

lần dệt tay như trước. Cói sau khi được phơi khô sẽ được các thương nhân đến mua về để
phục vụ cho dệt chiếu. Hiện nay toàn tỉnh có 27 doanh nghiệp, 40 tổ hợp, 9.500 hộ sản

tế
H


xuất, kinh doanh hàng cói. Tuy nhiên ở Nông Cống chỉ có 1 doanh nghiệp kinh doanh cói

và 6 tổ hợp sản xuất cói. Chiếu cói ở Nông Cống bền và đẹp, sau khi được dệt ra, không
chỉ tiêu thụ trên địa bàn tỉnh mà được nhiều tư thương tỉnh bạn bao tiêu sản phẩm để tiêu

h

thụ trong nước và xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc (chiếm 80%

in

giá trị xuất khẩu cói), Lào (chủ yếu xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch), Nhật Bản (chủ

Tr
ư

ờn
g

Đ

ại

họ

cK

yếu là các mặt hàng chiếu xe đan, sản phẩm cói mỹ nghệ).


Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

16


GVHD: Th.s Nguyễn Văn Lạc

CHƯƠNG 2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÓI Ở
XÃ TRƯỜNG GIANG – NÔNG CỐNG- THANH HÓA
2.1.Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu

uế

2.1.1.Điều kiện tự nhiên của xã Trường Giang
2.1.1.1.Vị trí địa lý

tế
H

Trường Giang là vùng đồng bằng chiêm trũng, nằm cách trung tâm huyện Nông

Cống 15km, cách thành phố Thanh Hóa 30km về phía Bắc. Ranh giới hành chính của xã
được xác định như sau:

Phía Bắc giáp xã Trường Trung và có hệ thống sông Yên

-

Phía Tây giáp xã Trường Sơn


-

Phía Nam giáp xã Tượng Văn

-

Phía Đông được bao bọc bởi hệ thống sông Hoàng.

cK

in

h

-

Là vùng quê được bao bọc xung quanh bởi sông ngòi nên Trường Giang không chỉ

họ

có thế mạnh về nghề trồng cói mà còn có lợi thế về nuôi trồng thủy sản.
2.1.1.2.Đặc điểm địa hình

Trường Giang là một xã thuộc vùng chiêm trũng, cứ mỗi mùa mưa đến thì thì vùng

ại

đất này lại bị bao bọc bởi nước từ các con sông dâng lên, đây chính là lợi thế để phát

Đ


triển nuôi trồng thủy sản.

2.1.1.3.Đặc điểm khí hậu

ờn
g

Trường Giang chịu ảnh hưởng của đồng bằng bắc Trung Bộ, nằm trong vùng nhiệt
đới gió mùa với 2 mùa chính: mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mùa đông khí hậu khô hanh. Xen
kẽ giữa hai mùa chính là mùa chuyển tiếp: giữa Hạ sang Đông là mùa thu ngắn thường có

Tr
ư

bão lụt; giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân không có rệt có mưa phùn. Xã còn hịu ảnh
hưởng của gió Tây Nam khô nóng về mùa Hạ và sương muối về mùa Đông. Cụ thể:
- Nhiệt độ: nhiệt độ không khí trung bình cả năm là 230C. Mùa hè từ tháng 5 đến

tháng 9, nhiệt độ trung bình 250C, có khi cao tới 39,50C (tháng 6 và 7). Mùa đông từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 16 - 180C, nhiệt độ trung bình thấp

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cói ở xã Trường Giang

17


×