LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu trong bài khóa luận này hoàn toàn
trung thực và kết quả nghiên cứu chưa từng được sử dụng.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho quá trình thực hiện báo cáo đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này được ghi rõ nguồn
gốc.
Hà Nội ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Nông Thị Thắm
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài nỗ lực của bản thân em
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá
nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
các thầy cô giáo trong bộ môn Phân Tích Định Lượng đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo CN. Nguyễn Thị
Huyền Trang đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tốt
nghiệp.
Khóa luận này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ và
hợp tác của người dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Em xin tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cán bộ, nhân viên của UBND xã Thị Hoa,
đã ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình cho em thực hiện đề tài này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã khuyến khích
động viên em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Nông Thị Thắm
ii
TÓM TẮT
Với điều kiện tự nhiên nước ta hiện nay, việc trồng mía và ngành mía
khá phát triển và mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân. Xã Thị Hoa trong
những năm gần đây, cây mía trở thành cây chủ đạo trong công tác XĐGN và
nâng cao thu nhập cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, do sự biến động của tự
nhiên và thị trường người trồng mía nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn
trong sản xuất và tiêu thụ mía đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh tế
cây mía của hộ nông dân trong xã. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả
kinh tế cây mía là hết sức cần thiết để giúp hộ nông dân có những quyết định
đúng đắn trong khai thác và tận dụng các nguồn lực sẵn có ở địa phương
trong sản xuất mía nên tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản
xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trên địa bàn xã Thị Hoa, huyện Hạ
Lang, tỉnh Cao Bằng”. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng
sản xuất, tiêu thụ mía, qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế sản phẩm mía nguyên
liệu của hộ nông dân tại xã Thị Hoa, đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ
thể để phát triển bền vững cây mía nguyên liệu trên địa bàn xã.
Các số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng và các cho phí đầu vào
cho sản xuất mía được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân
xã Thị Hoa qua biểu mẫu câu hỏi đã được soạn sẵn. Sử dụng một số phương
pháp phân tích kinh tế truyền thống như phân tổ thống kê, thống kê mô tả,
thống kê so sánh, sơ đồ Venn, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất mía nguyên liệu trên địa bà xã Thị Hoa.
Xã Thị Hoa với diện tích đất nông nghiệp phù hợp với trồng mía
nguyên liệu cung ứng cho nhà máy Đại Tân Đường (Trung Quốc) với diện
tích ngày càng tăng (176 ha năm 2011 lên 273 ha năm 2013), phân bố hầu hết
các xóm trong xã với 2 loại giống mía chính là giống Đại Đường 22 và Đại
Đường 25. Trong đó, giống mía Đại Đường 22 có tỷ lệ diện tích cao hơn.
Cùng với sự tăng lên về diện tích, hàng năm, xã xuất khẩu ngày càng nhiều
iii
mía nguyên liệu cho nhà máy Trung Quốc, trung bình mỗi năm tăng hơn 1000
tấn mía. Trong thời gian gần đây, cây mía trở thành cây chủ đạo xóa đói giảm
nghèo, tăng thu nhập cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã, giải quyết việc
làm cho lao động nông nghiệp.
Trong xác định HQKT của cây mía theo quy mô thì nhìn chung mỗi
nhóm hộ có những cách thức đầu tư khác nhau. Nhóm hộ QMN có mức đầu
tư chi phí lớn nhất. Trên 1 ha diện tích mía hộ đầu tư trên 27,5 triệu đồng chi
phí trung gian và hơn 19 triệu chi phí lao động, theo đó là điều kiện thuận lợi
về vị trí đất đai nên nhóm hộ QMN đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất trên
61 triệu đồng GTSX và đạt thu nhập lấy công làm lãi trên 27 triệu đồng/ha,
giá trị sử dụng 1 đồng chi phí cao nhất. Trong khi đó, nhóm hộ QMV có mức
đầu tư trung gian cũng trên 27,5 triệu đồng nhưng chi phí lao động là 17,3
triệu đồng/ha; nhóm hộ QML đầu tư 26,9 triệu đồng chi phí trung gian và
15,8 triệu đồng/ha chi phí lao động. Với sự đầu tư thấp hơn và điều kiện tưới
tiêu đất đai khó khăn hơn nên hai nhóm hộ này chỉ đạt được thu nhập hỗn hợp
trên 20 triệu đồng/ha. Do vậy, trong những năm tới, hai nhóm hộ này cần đầu
tư hơn nữa về chi phí và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất mía nguyên liệu để
đạt được hiệu quả cao hơn.
Trong xác định HQKT của cây mía theo giống thì có kết quả khác nhau
giữa hai giống mía chính sử dụng trên địa bàn xã. Giống mía Đại Đường 25
có năng suất cao hơn nhưng đòi hỏi mức chi phí lớn hơn với IC trên 27,6 triệu
đồng /ha, trong khi giống Đại Đường 22 thấp hơn là 26,9 triệu đồng/ha. Với
đặc điểm cây mía to, năng suất cao, trữ đường cũng tương đối cao nên giông
mía Đại Đường 25 đang được người trồng mía mở rộng diện tích, hiệu quả
kinh tế đạt 25,5 triệu đồng/ha MI và đạt 310,76 nghìn đồng/công lao động.
Trong khi đó, giống Đại Đường 22 là giống được đưa vào sản xuất đầu tiên
nên có diện tích trồng lớn nhất, đạt thu nhập 22,5 triệu đồng/ha và đạt công
iv
lao động là 287,67 nghìn đồng/công lao động. Do vậy, hộ nên đầu tư sản xuất
những giống mía có năng suất cao hơn.
Trong quan hệ hợp tác thì HQKT mang lại cho các hộ tham gia đạt hiệu
quả là rõ rệt. Thứ nhất, theo quan hệ hợp tác mua vật tư phân bón. Nhà máy
đầu tư chi phí vật chất cho những hộ đầu tư ban đầu cho sản xuất mía. Trong
khi hộ hợp tác chỉ đầu tư 27,07 triệu đồng/ha chi phí vật chất thì hộ không
hợp tác phải đầu tư tới 28 triệu đồng/ha. Cùng với giảm được chi phí vật chất,
hộ có thể đầu tư nhiều cho công chăm sóc nên thu nhập mang lại cũng cao
hơn và công lao động cũng cao hơn hộ không hợp tác. Thứ hai, trong quan hệ
hợp tác đổi công lao động giữa các hộ cũng thấy, đối với những hộ tham gia
đổi công lao động thu được HQKT cao hơn. Các hộ tham gia đổi công giảm
được chi phí lao động gần 2 triệu đồng. Trong đó, giảm được chi phí lao động
thuê 245 nghìn đồng/ha và giảm chi phí lao động gia đình là 1262 nghìn
đồng/ha. Ngoài ra các hộ tham gia đổi công lao động cũng học hỏi được kinh
nghiệm lẫn nhau trong sản xuất và thâm canh nên thu nhập đạt được 23,24
triệu đồng/ha và đạt công lao động là 773,2 nghìn đồng/công lao động. Trong
khi đó hộ không tham gia đổi công đạt thu nhập 22 triệu đồng/ha và 701
nghìn đồng/công lao động. Đặc biệt hộ tham gia đổi công giảm được căng
thẳng lao động trong thời vụ. Do vậy các hộ cần tham gia các mối quan hệ
hợp tác để giảm bớt chi phí sản xuất, vừa đạt HQKT vừa đạt HQ xã hội.
Để giúp các hộ sản xuất mía nguyên liệu nâng cao hiệu quả trong sản
xuất cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp đầu tư hợp lý như hỗ trợ nông
dân cả trong khâu đầu tư phân bón, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và bao tiêu sản
phẩm cho vùng mía nguyên liệu. Thực hiện các giải pháp trong canh tác như
chuyển đổi giống, các biện pháp kỹ thuật và đầu tư thâm canh. Đồng thời đẩy
mạnh công tác dồn điền đổi thửa, tăng cường vai trò khuyến nông và công tác
chuyển giao khoa học công nghệ để người dân được tiếp xúc với những tiến
bộ khoa học công nghệ trong sản xuất.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC HỘP xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiv
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu 3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số lý luận về hộ nông dân 5
2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế 6
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật cây mía nguyên liệu 13
2.2 Cơ sở thực tiễn 18
2.2.1 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên thế giới 18
2.2.2 Tình hình sản xuất mía Việt Nam 20
vi
2.2.3 Các nghiên cứu trước đây có liên quan tới đề tài 23
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
25
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 25
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 27
3.1.3 Những khó khăn và thuân lợi phát triển của xã Thị Hoa 35
3.2. Phương pháp nghiên cứu 36
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 36
3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 36
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 37
3.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 38
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế 39
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
4.1. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu trên địa bàn xã Thị Hoa 41
4.1.1 Thực trang sản xuất mía nguyên liệu của xã 41
4.1.2 Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu của xã Thị Hoa 46
4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các nông hộ 47
4.2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của các nhóm hộ điều tra 47
4.2.2 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu của các hộ điều tra 53
4.2.3 Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu của nhóm hộ điều tra 67
4.2.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của hộ 68
4.2.5 So sánh hiệu quả kinh tế cây mía với cây trồng khác trên đất có thể
trồng mía 78
4.2.6 Nhận thức của hộ điều tra trong sản xuất mía nguyên liệu 79
4.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía 80
4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản xuất mía nguyên liệu cho hộ
nông dân trên địa bàn xã Thị Hoa 83
vii
4.3.1 Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh
tế của cây mía nguyên liệu của xã Thị Hoa 83
4.3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu
tại xã Thị Hoa 85
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
5.1. Kết luận 91
5.2. Kiến nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu 3
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số lý luận về hộ nông dân 5
2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế 6
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật cây mía nguyên liệu 13
2.2 Cơ sở thực tiễn 18
2.2.1 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên thế giới 18
Bảng 2.1 Năng suất, sản lượng mía của 1 số nước trên thế giới 18
2.2.2 Tình hình sản xuất mía Việt Nam 20
2.2.3 Các nghiên cứu trước đây có liên quan tới đề tài 23
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 27
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai xã Thị Hoa qua 3 năm 2011-
2013 28
Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động xã Thị Hoa qua 3 năm 2011-
2013 30
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Thị Hoa năm 2013 32
3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế xã hội của xã 32
Bảng 3.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Thị Hoa qua 3 năm
34
3.1.3 Những khó khăn và thuân lợi phát triển của xã Thị Hoa 35
3.2. Phương pháp nghiên cứu 36
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 36
ix
Cách tiếp cận: Phỏng vấn nông hộ và các tác nhân liên quan, bộ bảng
hỏi đã chuẩn bị sẵn; ý kiến của giáo viên hướng dẫn, cán bộ địa
phương và nông dân sản xuất giỏi 36
3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 36
Bảng 3.5 Cơ cấu hộ 37
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 37
Bảng 3.6 Cách thu thập nguồn thông tin thứ cấp 37
3.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 38
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế 38
Bảng 4.1 Tình hình phân bố đất trồng mía của xã 3 năm qua 45
Bảng 4.2 Kết quả sản xuất mía của xã qua 3 năm 46
4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các
nông hộ 47
Bảng 4.3 Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra
47
Bảng 4.4 Phân bố đất đai theo nhóm hộ 50
Bảng 4.5 Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất mía
của nhóm hộ 50
Bảng 4.6 Tình hình vay vốn dùng cho sản xuất mía của các hộ điều
tra 52
Bảng 4.7 Diện tích, năng suất, sản lượng mía các nhóm hộ điều tra
52
Tính bình quân cho 1 hộ 52
Bảng 4.8 Tình hình chi phí cho sản xuất mía của nhóm hộ điều tra
theo quy mô 55
Bảng 4.9 Tình hình chi phí sản xuất theo giống mía 60
Bảng 4.10 Quan hệ hợp tác trong mua vật tư phân bón của hộ điều
tra 62
Bảng 4.11 Mức chi phí đầu tư cho cây mía của các nhóm hộ trong
mua vật tư phân bón của nhà máy 63
Bảng 4.12 Tình hình hợp tác của các hộ điều tra trong sản xuất mía
65
Bảng 4.13 Chi phí đầu tư cho sản xuất mía cho các nhóm hộ trong
quan hệ hợp tác đổi công lao động 66
4.2.3 Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu của nhóm hộ điều tra 66
Bảng 4.14 Kết quả sản xuất mía của hộ điều tra 68
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của các nhóm
hộ theo quy mô 69
x
Bảng 4.16 Hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của các nhóm
hộ theo giống mía 73
Bảng 4.17 Hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ trong
quan hệ hợp tác mua vật tư phân bón 75
Bảng 4.18 Hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ trong
quan hệ hợp tác đổi công lao động 76
Bảng 4.19 Kết quả và hiệu quả sản xuất mía so với ngô 78
xi
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Ý kiến của hộ nông dân về sự đầu tư cho vùng mía 58
Hộp 4.2 Ý kiến của hộ về việc cho vay phân bón của công ty 64
Hộp 4.3 Ý kiến của hộ về năng suất mía 71
Hộp 4.4: Ý kiến của người nông dân về khó khăn trong tiêu thụ mía 84
xii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ mía nguyên liệu của hộ điều tra 67
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ VENN phản ánh nhận thức của hộ điều tra trong sản
xuất mía 79
xiii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Năng suất, sản lượng mía Việt Nam 22
Biểu đồ 4.1: Diện tích mía xã Thị Hoa qua các năm 42
xiv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
BQLĐ Bình quân lao động
BVTV Bảo vệ thực vật
CC Cơ cấu
CCS Độ đường
CPTG Chi phí trung gian
CPVC Chi phí vật chất
CPDV Chi phí dịch vụ
DV Dịch vụ
ĐVT Đơn vị tính
GT Giá trị
GTSX Giá trị sản xuất
HQKT Hiệu quả kinh tế
LĐ Lao động
LĐNN Lao động nông nghiệp
LĐ CN DV TM Lao động công nghiệp, dịch vụ, thương mại
LĐGĐ Lao động gia đình
NN Nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QMN Quy mô nhỏ
QMV Quy mô vừa
QML Quy mô lớn
SL Số lượng
TLSX Tư liệu sản xuất
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
xv
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền
kinh tế Việt Nam thì ngành nông nghiệp luôn được coi là ngành quan trọng
hàng đầu. Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới nông
nghiệp. Song nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn như
khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực, gặp nhiều rủi ro, bất lợi
do thời tiết, thị trường, thể chế chính sách. Những rủi ro bất lợi này tác động
rất lớn tới người nông dân. Xét một cách toàn diện người nông dân luôn là
những người chịu nhiều thiệt thòi và luôn gặp khó khăn nhất trong cuộc sống.
Đối với nông dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu từ những
cây trồng, vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất của mình. Do có
điều kiện tự nhiên thuận lợi nên việc trồng mía và ngành mía ở nước ta khá
phát triển và mang lại nhiều lợi nhuận cho người nông dân. Trong những năm
qua Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình, quyết định liên quan đến phát
triển mía đường nhằm tạo việc làm cho lao động nông nghiệp và góp phần
xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cho các vùng nông thôn, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống cho nông dân ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Qua đó thấy
được vai trò của cây mía đối với người nông dân và nền kinh tế Việt Nam
ngày một quan trọng.
Thị Hoa với đơn vị hành chính bao gồm 11 xóm, hầu hết nông dân
sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây thì cây mía
trở thành cây chủ đạo trong công tác XĐGN và nâng cao thu nhập cho nông
dân trong xã. Tuy nhiên, người trồng mía nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn
trong sản xuất do thời tiết biến động, kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, đất đai
còn nhỏ lẻ, đa số hộ nông dân trong xã đều là người dân tộc trình độ kỹ thuật
chưa cao, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường không ổn định
và giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất mía tương đối cao.
Do đó, người nông dân chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh dẫn đến hiệu quả
1
kinh tế sản xuất mía thấp. Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản
xuất mía của địa phương, đánh giá chính xác HQKT của cây trồng là một
trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu
quả sản xuất mía để giúp nông hộ sản xuất mía có hiệu quả hơn. Đó là lý do
tôi chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên
liệu của hộ nông dân trên địa bàn xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao
Bằng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mía ở địa bàn nghiên cứu và
kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía
nguyên liệu cho hộ nông dân trên địa bàn xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh
Cao Bằng trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất
nói chung và hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu nói riêng.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên
liệu của hộ nông dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất
mía nguyên liệu của hộ nông dân xã Thị Hoa.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
mía nguyên liệu của hộ nông dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu ở xã Thị Hoa, huyện Hạ
Lang, tỉnh Cao Bằng.
- Các yếu tố đầu vào tham gia vào quá trình sản xuất mía nguyên liệu
như: đất đai, vốn, lao động, kĩ thuật trồng mía…
2
- Các hoạt động dịch vụ có liên quan như: bảo hiểm, vay vốn ngân
hàng…
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu và đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của hộ
nông dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh cao Bằng.
1.3.2.2 Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu hiệu quả mía nguyên liệu của
xã được thu thập trong thời gian 3 năm (2011-2013).
- Số liệu sơ cấp thu thập từ hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu của
xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng trong năm 2014.
1.3.2.3 Phạm vi không gian
Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn xã Thị Hoa, huyện Hạ
Lang, tỉnh Cao Bằng, một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở các hộ
nông dân sản xuất mía nguyên liệu
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất mía nguyên liệu xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh
Cao Bằng qua 3 năm 2011 – 2013 như thế nào?
- Theo quy mô diện tích thì cây mía mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
cho nhóm hộ nào?
- Giống mía nào là giống phù hợp với điều kiện của địa phương và
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho hộ nông dân?
- Những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất mía
nguyên liệu của hộ nông dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng là
gì?
- Cây mía đã thực sự trở thành cây mang lại hiệu quả cao cho hộ nông
dân chưa?
3
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ
nông dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số lý luận về hộ nông dân
* Khái niệm hộ nông dân
Hộ nông dân là tổ chức kinh tế phổ biến nhất cho mọi nền nông nghiệp,
chiếm đại đa số trong dân cư nông nghiệp. Hộ nông dân tồn tại cả ở chế độ
phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Khái niệm và bản chất hộ
nông dân được nhiều học giả trên thế giới thảo luận, nhưng đều có quan điểm
chung là: Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất,
chủ yếu sử dụng lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống
kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần
vào thị trường với mức độ không hoàn hảo.
* Bản chất cơ bản của hộ nông dân
Thứ nhất, hộ nông dân có phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất.
Như vậy, những hộ không có phương tiện kiếm sống nhờ vào ruộng đất thì
không phải là hộ nông dân;
Thứ hai, là hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, không coi lao động
thuê là nguồn lao động chính của hộ. Do đó, thu nhập mà nông dân nhận được
còn có cả giá trị tiền công của lao động gia đình của chính họ. Trong trường
hợp, giá trị thu nhập thấp, đồng nghĩa với việc họ “tự bóc lột lao động” của
chính mình. (Chaynow, 1925);
Thứ ba, hộ nông dân luôn nằm trông hệ thống kinh tế rộng hơn. Sản
xuất nông nghiệp trong kinh tế hộ, tự nó chưa bao giờ là một phương thức sản
xuất, nó luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nơi mà một phương thức
sản xuất khác phổ biến (Frank Ellis, 1996, Đỗ Kim Chung, 1999);
Thứ tư, hộ tham gia từng phần vào thị trường ở mức độ không hoàn
hảo. Điều đó có nghĩa hộ sử dụng nguồn lực của mình và một phần nguồn lực
5
mua ở bên ngoài thị trường. Sự tham gia vào thị trường cao hay thấp tùy
thuộc vào trình độ phát triển thị trường nông nghiệp ở mỗi quốc gia. Sự tham
gia đó thường không hoàn hảo, thể hiện ở chỗ nông dân thường có sản phẩm
trao đổi nhỏ, ít biết đầy đủ về thông tin thị trường.
Tuy nhiên, trong quan điểm hiện đại về sự phát triển nông nghiệp và
nông thôn, nông dân còn được hiểu rộng hơn khái niệm ở trên. Nông dân là
những người dân sống ở nông thôn. Do đó, với cách nhìn này sẽ giúp cho
chúng ta nhìn nhận hộ nông dân với phạm vi nghề nghiệp, sinh kế kiếm sống
rộng hơn, bao trùm cả kinh tế nông thôn.
2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế (HQKT)
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến
nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Về HQKT, có hai quan điểm: Truyền thống và
quan điểm mới cùng tồn tại. Ngày nay, khi đánh giá hiệu quả đầu tư của các
dự án phát triển, nhất là các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn,
đòi hỏi phải xem xét HQKT trên nhiều phương diện.
a) Quan điểm truyền thống về HQKT
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến HQKT tức là nói đến phần
còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo
bằng các chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, HQKT được xem như là tỷ
lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một
đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là
giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi
kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh.
Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu
quả kinh tế. Thứ nhất, có coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái
tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu
rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà
6
còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư
bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống
chưa đáp ứng đầy đủ được. Thứ hai, nó không tính yếu tố thời gian khi tính
toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi
trong tính toán HQKT theo quan điểm này thường chứa tính đủ và chính xác.
Thứ ba, HQKT theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản
là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn
thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó,
các hoạt động đầu tư và phát tiển lại có những tác động không chỉ đơn thuần
về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa. Và có những phần thu lợi hoặc
những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hóa được nhưng nó là
những con số không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh ở cách tính này.
b) Quan điểm mới về HQKT
Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm mới về HQKT, nhằm khắc
phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm mới khi
tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:
+ Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan
hệ này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật (Technical effciency);
hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế
(Economic efficiency). Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên
một đơn vị đầu vào (I) đầu tư thêm. Tỷ số DO/DI được gọi là sản phẩm biên.
Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi
phí đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá
sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên.
HQKT là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt được khi
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa (Nguyễn Quốc
Chỉnh, 2006).
7
2.1.2.2 Nội dung và bản chất của HQKT
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường
đang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh
doanh để tìm kiếm cơ hội với yêu cầu mục đích khác nhau nhưng mục đích
cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có hiệu quả kinh tế
cao nhất, là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện
sản xuất, nguồn lực nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích yêu cầu
khoa học kỹ thuật và việc áp dụng vào trong sản xuất, vốn, chính sách quy
luật khan hiếm nguồn lực trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hóa, dịch
vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao được
HQKT.
Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và yếu
tố đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ của kết quả và hiệu quả sản xuất. Kết quả
là một đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung
tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Khi xác định HQKT không nên chỉ quan
tâm đến hoặc là quan hệ so sánh (phép chia) hoặc là quan hệ tuyệt đối (phép
trừ) mà nên xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng
tương đối và đại lượng tuyệt đối. HQKT ở đây được biểu hiện bằng giá trị
tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối:
- Quy luật cung – cầu.
- Quy luật năng suất cận biên giảm dần.
HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét kết quả hữu ích được tạo
ra như thế nào, chi phí là bao nhiêu, trong điều kiện sản xuất cụ thể nào, có
được chấp nhận hay không? Như vậy, HQKT liên quan trực tiếp đến yếu tố
đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp
là rất đa dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi
8
phí vật chất, lao động trên một đợ vị sản phẩm là thấp nhất. Việc đánh giá
phần lớn phụ thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp gắn bó giữa các yếu
tố đầu vào và khối lượng đầu ra, nó là một trong những nội dung hết sức quan
trọng trong việc đánh giá HQKT. Tùy thuộc vào từng ngành, quy mô, đặc thù
của ngành sản xuất khác nhau thì hiệu quả kinh tế được xem xét dưới góc độ
khác nhau, cũng như các yếu tố tham gia sản xuất. Xác định các yếu tố đầu ra:
Các mục tiêu đạt được phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc
dân, hàng hóa sản xuất ra phải được trao đổi trên thị trường, các kết quả đạt
được là: Khối lượng, sản phẩm, lợi nhuận Xác định các yếu tố đầu vào: Đó
là những yếu tố chi phí về vật chất, công lao động, vốn
Phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:
- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: tính khấu hao, phân
bổ chi phí, hạch toán chi phí Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ.
- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết
quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất không thể lượng hóa
được.
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển
kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của
mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Muốn như vậy thì quá trình sản xuất phải
phát triển không ngừng cả về chiều sâu và chiều rộng như: Vốn, kỹ thuật, tổ
chức sản xuất sao cho phù hợp nhất để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh
tế của quá trình sản xuất. Vì bất kỳ quá trình sản xuất nào đều liên quan đến
hai yếu tố cơ bản đó là kết quả thu được và chi phí bỏ ra để tiến hành sản
xuất. Mối liên hệ này là nội dung cơ bản để phản ánh HQKT sản xuất, nhưng
để làm rõ được bản chất của HQKT cần phải phân định sự khác nhau về mối
liên hệ giữa kết quả và hiệu quả.
9
- Kết quả là một đại lượng vật chất phản ánh về quy mô số lượng của
sản xuất.
- Hiệu quả là đại lượng để xem xét kết quả đạt được tạo ra như thế nào,
nguồn chi phí vật chất bỏ ra bao nhiêu để đạt được kết quả đó.
Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài mục đích, yêu cầu đặt ra
đều quan tâm đến HQKT nó có vai trò trong việc đánh giá, so sánh, phân tích
kinh tế nhằm tìm ra giải pháp có lợi nhất cho sản xuất.
2.1.2.3 Phân loại hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi
khác nhau, đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản
xuất càng khác nhau thì nôi dung nghiên cứu HQKT càng khác nhau. Do đó
để nghiên cứu HQKT đúng cần phải phân loại HQKT.
Có thể phân loại HQKT theo các tiêu chí sau:
- Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét. HQKT được chia theo
các khía cạnh sau:
+ HQKT quốc dân: Là HQKT tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã
hội của một quốc gia.
+ HQKT ngành: Là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất
nhất định như công nghiệp, nông nghiệp
+ HQKT theo lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng địa phương.
+ HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất – kinh doanh: Doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình
+ HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất.
- Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu
+ HQKT: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế
và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động kinh tế
mang lại.
10