Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng và những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.83 KB, 76 trang )

i

tế
H

KHỌA LÛN TÄÚT NGHIÃÛP ÂẢI HC

uế

ÂẢI HC HÚ
TRỈÅÌNG ÂẢI HC KINH TÃÚ
KHOA KINH TÃÚ & PHẠT TRIÃØN
.....  .....

Đ
ại

họ

cK

in

h

ÂẠNH GIẠ HIÃÛN TRẢNG SỈÍ DỦNG V NHỈỴNG VÁÚN
ÂÃƯ NH HỈÅÍNG ÂÃÚN CHÁÚT LỈÅÜNG ÂÁÚT NÄNG NGHIÃÛP
TRÃN ÂËA BN HUÛN HỈÅÏNG HỌA TÈNH QUNG TRË

Tr


ườ

ng

Sinh viãn thỉûc hiãûn:
TRÁƯN THË THÅM
Låïp
: K42 - TNMT
Niãn khọa

Giạo viãn hỉåïng dáùn:
ThS. PHẢM THË THANH XN

HÚ, 05/2012

: 2008 - 2012


ii

Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của những năm tháng miệt mài học tập

uế

trên ghế giảng đường Đại học, cũng là bước khởi đầu làm quen với quá trình

tế
H

nghiên cứu ứng dụng những lý thuyết đã học được với môi trường thực tế

bên ngoài. Tuy nhiên, để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nỗ lực của

bàn thân mà còn cần đến sự động viên, cỗ vũ của gia đình, bạn bè đặc biệt

h

là sự giúp đỡ nhiệt thành của các thầy cô và các cán bộ hướng dẫn. Qua

in

đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đã nhiệt tình ủng

cK

hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học
Kinh tế Huế đã tận tình truyền thụ và trang bị cho tôi những nền tảng kiến

họ

thức vững vàng trong thời gian học tập tại trường để tôi có thể tiếp thu tốt
hơn những kiến thức khoa học mới khi làm khóa luận.

Đ
ại

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Phạm Thị
Thanh Xuân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên

ng


cứu và thực hiện đề tài.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, chú ở phòng Tài

ườ

nguyên - Môi trường huyện Hướng Hóa đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, góp ý và

Tr

tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận
này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè những người đã luôn động

viên khích lệ và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.


Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế
nên cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp
ý kiến của thầy cô, bạn bè để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn
Sinh viên

Tr

ườ

ng


Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

Trần Thị Thơm

uế

Huế, tháng 5 năm 2012


iii

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................1

uế


1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2

tế
H

1.4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI ......................................................4

h

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đất đai ..........................................................4

in

1.1.1. Khái niệm đất đai.......................................................................................4

cK

1.1.2. Đặc điểm của đất đai..................................................................................4
1.1.3. Vai trò của đất đai......................................................................................6
1.2. Sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất ....................................6

họ

1.2.1. Khái niệm sử dụng đất ...............................................................................6
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất......................................................7


Đ
ại

1.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững.....................................................................8
1.4. Ô nhiễm đất ......................................................................................................9
1.4.1. Khái niệm...................................................................................................9
1.4.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất ...................................................................9

ng

1.5. Khái niệm, nguyên nhân và các hình thức suy thoái đất ................................11

ườ

1.5.1. Khái niệm, nguyên nhân suy thoái đất ....................................................11
1.5.2. Các hình thức suy thoái đất .....................................................................11

Tr

1.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................13
1.7. Tình hình sử dụng và chất lượng đất ở Việt Nam và tỉnh Quảng Trị ............16
1.7.1. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam .........................................................16
1.7.2. Hiện trạng sử dụng và chất lượng tài nguyên đất tỉnh Quảng Trị ...........16


iv

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ .....................................................................20
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hướng Hóa..........................20

2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................20

uế

2.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................20
2.1.1.2. Địa hình:............................................................................................20

tế
H

2.1.1.3. Khí hậu ..............................................................................................21
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường ........................................................22
2.1.2.1. Tài nguyên đất...................................................................................22
2.1.2.2. Tài nguyên nước................................................................................22

in

h

2.1.2.3. Tài nguyên rừng ................................................................................23
2.1.2.4. Thực trạng môi trường ......................................................................23

cK

2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................24
2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế..........................24
2.1.3.2. Dân số và lao động............................................................................26

họ


2.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở, hạ tầng .......................................................28
2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...........................30

Đ
ại

2.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hướng Hóa...................31
2.2.1.Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hướng Hóa ........................................31
2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hướng Hóa....................35

ng

2.2.3. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng của huyện Hướng Hóa ...................38
2.2.3.1. Cây lâu năm ......................................................................................38

ườ

2.2.3.2. Cây trồng hàng năm ..........................................................................40

2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến chất lượng đất ...........42

Tr

2.3.1. Hoạt động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón...........................42
2.3.1.1. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.................42
2.3.1.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.........................................44
2.3.2. Các phương thức canh tác thiếu tính bền vững trên địa bàn ...................46

2.4. Biến động chất lượng đất nông nghiệp...........................................................47
2.4.1. Ý kiến đánh giá chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện



v

Hướng Hóa.........................................................................................................47
2.4.2. Tình hình chất lượng đất thông qua các tiêu chí đánh giá.......................48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
HẠN CHẾ SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở

uế

HUYỆN HƯỚNG HÓA..........................................................................................51
3.1. Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất đai của vùng .......................51

tế
H

3.1.1. Tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp ...........................51
3.1.2. Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp........................................................................................................52
3.1.3. Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc phát triển dịch vụ - du lịch ............52

in

h

3.1.4. Định hướng sử dụng đất của huyện Hướng Hóa đến năm 2020 .............52
3.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững giai đoạn 2011 – 2020..............................53

cK


3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả và sử dụng đất bền vững trên địa bàn
huyện Hướng Hóa .................................................................................................54
3.3.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch sử dụng đất.....................................54

họ

3.3.2. Giải pháp về vốn và cơ sở hạ tầng...........................................................55
3.3.3. Giải pháp sản xuất nông nghiệp bền vững hạn chế suy giảm chất

Đ
ại

lượng đất nông nghiệp .......................................................................................55
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................57
1.1. Kết luận ..........................................................................................................57

Tr

ườ

ng

1.2. Kiến nghị ........................................................................................................58


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


: Ủy ban nhân dân

BQ

: Bình quân

NN

: Nông nghiệp

DT

: Diện tích

TNMT

: Tài nguyên môi trường

NN và PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CHDCND

: Cộng hòa dân chủ nhân dân

CN

: Công nghiệp


BVTV

: Bảo vệ thực vật

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

UBND


vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG
Trang
Bảng 1: Phân cấp độ chua trong đất..........................................................................14
Bảng 2: Phân cấp mức độ của các chất dinh dưỡng trong đất ..................................14

uế

Bảng 3: Phân cấp lượng mùn trong đất.....................................................................15
Bảng 4: Phân cấp độ hấp thụ của đất (CEC).............................................................15

tế
H

Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Quảng Trị năm 2010 ................................17
Bảng 6: Quy mô, cơ cấu kinh tế huyện Hướng Hóa giai đoạn 2009 – 2011 ............25
Bảng 7: Tình hình dân số và lao động của huyện Hướng Hóa giai đoạn 2009 –
2011...........................................................................................................................27

in

h

Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng năm 2011 .................32
Bảng 9: Tình hình sử dụng đất huyện Hướng Hóa giai đoạn 2009 – 2011 ..............34

cK

Bảng 10: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hướng Hóa qua các
năm ............................................................................................................................37

Bảng 11: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng lâu năm..............................................39

họ

Bảng 12: Diện tích cây trồng hàng năm của huyện Hướng Hóa giai đoạn 2009
– 2011........................................................................................................................41

Đ
ại

Bảng 14: Tình hình sử dụng phân bón hóa học ở một số cây trồng chính trên
địa bàn huyện Hướng Hóa.........................................................................................42
Bảng 15: Tình hình sử dụng phân hữu cơ trên địa bàn huyện Hướng Hóa ..............43

ng

Bảng 16: Cách thức sử dụng thuốc BVTV các hộ gia đình ......................................45
Bảng 17: Cách thức xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng của các hộ gia

ườ

đình trên địa bàn huyện Hướng Hóa .........................................................................45
Bảng 18: Ý kiến đánh giá chất lượng đất nông nghiệp ở huyện Hướng Hóa ...........47

Tr

Bảng 19: Những biểu hiện của sự suy giảm chất lượng đất nông nghiệp ................48
Bảng 20: Nguyên nhân gây suy giảm chất lượng đất nông nghiệp ..........................48
Bảng 21: Tính chất của một số loại đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hướng
Hóa ............................................................................................................................49



viii

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Hướng Hóa năm 2011 ..................................32
Biểu đồ 2: Cách thức xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng của các hộ gia

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế


đình ............................................................................................................................45


Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó là

uế

nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của con người. Luật đất đai năm 1993 đã
khẳng định: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quá giá, là tư liệu sản xuất không thể

tế
H

thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh…”.

Trong những năm gần đây khi quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra
mạnh mẽ, dân số gia tăng với một tốc độ nhanh chóng kéo theo những đòi hỏi ngày

h

càng tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã

in

hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu


cK

ngày càng tăng nhưng chưa có những biện pháp hợp lý để bảo vệ tài nguyên đất.
Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp đang có nguy cơ suy thoái ngày càng
cao dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình

họ

sử dụng, khai thác. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do
quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới
lại rất hạn chế.

Đ
ại

Do quá trình khai thác quá mức và các biện pháp canh tác không hợp lý làm
cho chất lượng đất ngày càng suy giảm, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, hiện
tượng xói mòn, sạt lỡ đất diễn ra trầm trọng hơn. Theo Lê Văn Khoa, nước ta có

ng

hơn 25 triệu ha đất dốc và gần 70% diện tích đất đồi núi đang có vấn đề, đất xấu và
độ phì nhiêu thấp. Bên cạnh đó việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật không những

ườ

gây ô nhiễm cho môi trường mà còn tiêu diệt các loài sinh vật có ích gây mất cân
bằng sinh thái, sâu bệnh ngày càng nhiều hơn. Theo báo cáo hiện trạng môi trường


Tr

quốc gia 2005: Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hóa học đang là vấn đề đáng báo
động, nông dân sư dụng phân bón hóa học không đúng kỹ thuật trong canh tác nông
nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và
khoảng 80% lượng lân dư thừa trong đất trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi
trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super
photphat còn tồn dư axit đã làm chua đất.

SVTH: Trần Thị Thơm

1


Khóa luận tốt nghiệp
Hướng Hóa là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng
Trị, là điểm đầu của nước ta trên hành lang kinh tế Đông – Tây đặc biệt đối với Lào,
Thái Lan và một số nước Đông Nam Á bằng đường bộ, đó chính là điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng từ đó gia tăng nhu cầu sử

uế

dụng đất trên địa bàn huyện. Ngoài ra, Hướng Hóa còn là nơi chịu sự tàn phá nặng
nề trong chiến tranh, nhiều diện tích đất rừng bị suy thoái do tác động của chất độc

tế
H

hóa học có chứa Dioxin đến nay vẫn chưa phục hồi được, ảnh hưởng lớn đến sản
xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, đất đai ở Hướng Hóa chủ yếu là đất dốc dễ bị xói

mòn, rửa trôi cùng với phương thức canh tác lạc hậu, sử dụng phân bón không hợp
lý, lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật trong những năm qua đã làm suy giảm

in

sinh kế của người dân trong tương lai.

h

chất lượng đất nông nghiệp cũng như giảm hiệu quả sử dụng đất và ảnh hưởng đến
Xuất phát từ những lý do trên, trong quá trình thực tập tại địa bàn tôi tiến hành

cK

thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng và những vấn đề ảnh hưởng đến
chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”,

họ

qua đó đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả và sử dụng đất nông
nghiệp bền vững trên địa bàn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Đ
ại

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm những nội dung sau:
Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sử dụng đất

-


Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở huyện Hướng Hóa

-

Đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng đất nông nghiệp

ng

-

trên địa bàn huyện Hướng Hóa

ườ

-

Đề xuất những giải pháp cơ bản, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử

dụng đất đảm bảo tính hợp lý và bền vững trong sử dụng đất.

Tr

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến tình hình sử dụng đất nông

nghiệp và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp của huyện
Hướng Hóa.

SVTH: Trần Thị Thơm


2


Khóa luận tốt nghiệp
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi thời gian: từ năm 2009 – 2011
- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng đất nông

uế

nghiệp trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và những vấn đề ảnh hưởng
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

tế
H

đến chất lượng đất nông nghiệp.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: dựa vào hiện trạng sử dụng đất và cơ

h

cấu đất đai trên địa bàn, tôi tiến hành điều tra 40 hộ ở các xã Hướng Phùng, Hướng

in

Tân và xã Thanh. Bên cạnh đó, tôi tiến hành phỏng vấn nhanh 20 cán bộ nông

nghiệp trên địa bàn.

cK

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, số liệu liên quan
đến vấn đề nghiên cứu qua các báo cáo, thống kê từ phòng Tài nguyên và Môi

họ

trường, phòng Thống kê và các phòng ban khác trên địa bàn huyện. Những tài liệu
thu thập từ internet, sách, báo, những đề tài ở thư viện Trường Đại học kinh tế Huế
có liên quan.

Đ
ại

1.5.2. Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu sẵn có để làm tài liệu tham
khảo và nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài.
1.5.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu

ng

Thông qua những số liệu thu thập được xây dựng hệ thống các bảng biểu để

đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện.

ườ

1.5.4. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu qua


Tr

các năm. So sánh số liệu điều tra, hiện trạng sử dụng đất với các chỉ tiêu đánh giá
chất lượng đất nhằm đối chiếu so sánh cho thấy tình hình chất lượng đất nông
nghiệp trên địa bàn hiện nay.

SVTH: Trần Thị Thơm

3


Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đất đai

uế

1.1.1. Khái niệm đất đai

Đất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và

tế
H

không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, là một yếu tố cấu thành của hệ
sinh thái trái đất. Dựa trên nhiều quan điểm khác nhau đã có nhiều khái niệm đất đai


được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu. Theo nhà thổ nhưỡng học người Nga

h

Docutraep (1987) định nghĩa: “Đất là một vật thể tự nhiên, cấu tạo độc lập, lâu đời

in

do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm có :
đá, địa hình, khí hậu, nước, sinh vật và thời gian”. Theo Karl Marx: “Đất là tư liệu

cK

sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện
không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế

họ

tiếp nhau”.

Trên quan điểm sinh thái và môi trường, Winkler (1968) đã xem: đất không
phải là một khối vật chất trơ mà là một hệ thống cân bằng của một tổng thể gồm các

Đ
ại

thể khoáng nghiền vụn, các chất hữu cơ và những sinh vật đất. Thành phần vật chất
của đất gồm: các hạt khoáng (40%), các chất mùn hữu cơ (5%), không khí (20%) và
nước (35%).


ng

Đất nông nghiệp: là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản

xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nghiên

ườ

cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất lâm nghiệp

Tr

và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm của đất đai
- Diện tích đất đai có hạn: Sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề mặt của

trái đất cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn. Sự
giới hạn đó còn thể hiện ở chỗ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành kinh tế quốc
dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng. Do diện tích đất đai

SVTH: Trần Thị Thơm

4


Khóa luận tốt nghiệp
có hạn nên người ta không thể tùy ý muốn của mình tăng diện tích đất đai lên bao
nhiêu cũng được. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý
về số lượng, chất lượng đất, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng cũng như cơ cấu
sử dụng đất đai theo các thành phần kinh tế,...và xu hướng biến động của chúng để


uế

có kế hoạch phân bố và sử dụng đất đai có cơ sở khoa học. Đối với nước ta diện tích
bình quân đầu người vào loại thấp so với các quốc gia trên thế giới. Vấn đề quản lý

tế
H

và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững lại càng đặc biệt quan trọng.

- Đất đai được sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã
hội. Việc mở rộng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc mở rộng các dô thị,

h

xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông lâm ngư nghiệp… đều phải sử dụng đất

in

đai. Để đảm bảo cân đối trong việc phân bổ đất đai cho các ngành, các lĩnh vực,
tránh sự chồng chéo và lãng phí, cần coi trọng công tác quy hoạch và kế hoạch sử

hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

cK

dụng đất đai cũng như có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác quy

họ


- Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hóa học và sinh học trong
đất cũng không đồng nhất. Đất đai được phân bổ trên một diện rộng và cố định ở
từng nơi nhất định. Do vị trí cố định và gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ

Đ
ại

nhưỡng, thời tiết, khí hậu, nước, cây trồng…) và các điều kiện kinh tế như kết cấu
hạ tầng, công nghiệp trên các vùng và các khu vực nên tính chất của đất có khác
nhau. Vì vậy việc sử dụng đất đai vào các quá trình sản xuất của mỗi ngành kinh tế

ng

cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tính chất của đất cho phù hợp. Trong sản xuất nông
nghiệp, việc sử dụng đất đai phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và chất

ườ

lượng ruộng đất của từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để kích thích việc
sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, Nhà nước đề ra những chính sách đầu tư,

Tr

thuế… cho phù hợp với điều kiện đất đai ở các vùng trong nước.
- Trong nông nghiệp, nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất của nó

không ngừng được nâng lên. Sức sản xuất của đất đai tăng lên gắn liền với sự phát
triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc thực hiện
phương thức thâm canh và chế độ canh tác hợp lý. Sức sản xuất của đất đai biểu


SVTH: Trần Thị Thơm

5


Khóa luận tốt nghiệp
hiện tập trung ở độ phì nhiêu của đất đai. Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp
hữu hiệu để nâng cao độ phì nhiêu của đất đai, cho phép năng suất đất đai tăng lên.
1.1.3. Vai trò của đất đai
- Là môi trường (địa bàn) để con người và sinh vật trên trái đất sinh trưởng và

uế

phát triển.

hữu cơ.

tế
H

- Là địa bàn để cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng và

- Địa bàn cho các công trình xây dựng, lọc và cung cấp, điều hòa nguồn nước
cho con người.

h

- Nơi cư trú cho các động vật và thực vật đất.


cK

thực phẩm nuôi sống con người

in

- Là nơi thiết đặt các hệ thống nông lâm nghiệp để sản xuất ra lương thực,
1.2. Sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
1.2.1. Khái niệm sử dụng đất

họ

Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào

Đ
ại

quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn đinh và bền
vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất
hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới

ng

hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt
động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử

ườ

dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên
của đất đai. Với vai trò là nhân tố của của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung


Tr

sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử

dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.

SVTH: Trần Thị Thơm

6


Khóa luận tốt nghiệp
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh
tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một
cách kinh tế, tập trung, thâm canh.

uế

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất

tế
H

 Yếu tố tự nhiên :


Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa,
thủy văn, không khí….trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng
đến sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và

h

các nhân tố khác.

in

- Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản

cK

xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ cao hay thấp, sự
sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày
và đêm…trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây

họ

trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc
giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo khả năng cung cấp nước

Đ
ại

cho các cây, con sinh trưởng và phát triển.
- Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực
nước biển, độ dốc và hướng dốc, mức độ xói mòn…thường dẫn đến đất đai, khí hậu


ng

khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là

ườ

căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác
và cơ giới hóa. Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông

Tr

nghiệp. Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng quyết định sản lượng cao hay thấp. Độ
dầy tầng đất và tính chất đất có ảnh hưởng lớn đối với sinh trưởng của cây trồng.
Đối với đất phi nông nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới việc thi công và
chất lượng công trình cũng như ích lợi về kinh tế - xã hội mà khu đất đó mang lại
 Yếu tố kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, chính sách và thể chế,

SVTH: Trần Thị Thơm

7


Khóa luận tốt nghiệp
tập tục, tập quán của con người, trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế
và phân bổ sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự
phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động…
Yếu tố kinh tế – xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử


uế

dụng đất đai.
Phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu

tế
H

kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Thực trạng sử dụng đất liên quan tới lợi ích
kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai. Sự quan tâm quá mức đến

lợi nhuận tối đa sẽ dẫn đến tình trạng đất đai bị sử dụng không hợp lý, thậm chí huỷ

in

1.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững

h

hoại đất đai.

Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nước ta cũng như nhiều nước

cK

trên thế giới. Những hiện tượng sa mạc hoá, lũ lụt, diện tích đất trống đồi núi trọc
ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém bền vững, làm cho môi
trường tự nhiên ngày càng bị suy thoái. Quản lý tài nguyên đất bền vững nghĩa là duy

họ


trì sức sản xuất cao trên mỗi đơn vị diện tích trên một cơ sở liên tục, với sự tăng
cường chất lượng đất và cải thiện các đặc trưng của môi trường (Lal và Miller, 1993).

Đ
ại

Do đó, sử dụng đất đai bền vững phải phù hợp với những yêu cầu hiện tại
đồng thời cũng phải bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ kế
tiếp trong tương lai. Điều này đòi hỏi một sự kết hợp giữa sản xuất và bảo vệ: sản

ng

xuất ra hàng hóa cho nhu cầu ở hiện tại kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất lệ thuộc vào tài nguyên nên việc bảo vệ và sử

ườ

dụng cân đối nguồn tài nguyên này là nhằm bảo đảm sự sản xuất được lâu bền trong
tương lai.

Tr

Một hệ thống sử dụng đất được xem là bền vững phải đảm bảo được ba yêu cầu:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường

chấp nhận.
- Bền vững về môi trường: loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn
chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên.
- Bền vững về xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội


SVTH: Trần Thị Thơm

8


Khóa luận tốt nghiệp
Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững chỉ đạt được trên cơ
sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng
một cách ổn định, không làm suy giảm tài nguyên đất đai theo thời gian và việc sử
dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của con người.

uế

1.4. Ô nhiễm đất
1.4.1. Khái niệm

tế
H

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền
móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào

h

hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm

in


cho con người nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp
và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp,

đến môi trường đất bị ô nhiễm.

cK

chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm dẫn

Ô nhiễm môi trường đất là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất

họ

bởi các tác nhân gây ô nhiễm. Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất có hại cho
cây trồng vượt quá nồng độ đã được quy định.

Đ
ại

1.4.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất
- Ô nhiễm đất do phế thải: Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất thải rắn công
nghiệp, chất thải rắn của ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và

ng

chất thải rắn phóng xạ. Tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp
thường cao hơn các loại rác thải rắn khác; rác thành thị chứa các loại vi khuẩn gây

ườ


bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông nghiệp chứa các chất hữu cơ thối rữa và
thuốc nông nghiệp còn lưu lại...; chất thải phóng xạ có chứa các nguyên tố phóng xạ

Tr

như Uranium, Strontium, Caesium... những chất thải rắn này được vứt bừa bãi,
ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nguồn nước
ngầm, nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi
chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản trở sự
sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng.
- Ô nhiễm đất do nước thải: Nguyên nhân là do không biết tận dụng một cách

SVTH: Trần Thị Thơm

9


Khóa luận tốt nghiệp
khoa học các nguồn nước thải để tưới cho cây trồng. Sử dụng hợp lý nguồn nước
thải tưới đồng ruộng sẽ tận dụng được lượng Nitơ, Photpho, Kaki...có lợi cho cây
trồng ở trong nước. Nhưng nếu như nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa
bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm.

uế

- Ô nhiễm do khí thải: Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh,
các hợp chất nitơ... kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất.

tế
H


Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất.
- Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp:

Hiện nay, nền nông nghiệp phải sản xuất một lượng lớn nguồn lương thực
trong khi đất trồng trọt tính theo đầu người ngày càng giảm do sức ép của dân số và

in

h

quá trình đô thị hóa. Con người đã gia tăng thâm canh một cách mạnh mẽ làm xáo
trộn dòng năng lượng và chu trình vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp.

cK

Sử dụng các loại phân bón hóa học trong nông nghiệp như phân đạm, lân, kali,
vôi… làm tăng năng suất cây trồng nhưng việc sử dụng lặp đi lặp lại với số lượng
lớn gây ra sự ô nhiễm đất do các tạp chất lẫn vào. Hơn nữa Nitrat và Phosphat rải

họ

một cách dư thừa sẽ chảy theo nước mặt và làm ô nhiễm các mực thủy cấp. Bên
cạnh đó, bón nhiều phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh trong điều kiện yếm

Đ
ại

khí, quá trình khử chiếm ưu thế sẽ tạo ra nhiều axit hữu cơ làm chua đất đồng thời
tạo ra nhiều chất độc như H2S, CH4, CO2 làm gia tăng ô nhiễm đất.

Ngoài ra, các loại nông dược sử dụng trong sản xuất nông nghiệp cũng ảnh

ng

hưởng rất nhiều đến môi trường đất vì số lượng lớn nông dược tích luỹ trong đất,
đặc biệt là các thuốc có chứa các nguyên tố như chì, asen, thuỷ ngân... có độc tính

ườ

lớn, thời gian lưu lại trong đất dài, có loại nông dược thời gian lưu trong đất tới 10
đến 30 năm, những loại nông dược này có thể được cây trồng hấp thu, tích trong

Tr

quả và lá, đi vào cơ thể người và động vật qua thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại cũng gây độc đối với
các vi sinh vật và côn trùng có ích, các loại chim, cá... và ngược lại một số loại sâu
bệnh thì lại sinh ra tính kháng thuốc.
Thâm canh không ngừng của nông nghiệp, sử dụng ngày càng nhiều các chất
nhân tạo (phân hóa học, nông dược...) làm cho đất ô nhiễm tuy chậm nhưng chắc,

SVTH: Trần Thị Thơm

10


Khóa luận tốt nghiệp
đất sẽ kém phì nhiêu đi.
- Ô nhiễm do vi sinh vật: Nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu là chất thải chưa
qua xử lý của người và động vật, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt... trong

đó nguy hại lớn nhất là chất thải chưa được xử lý khử trùng của các bệnh viện

uế

truyền nhiễm. Rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất,
bám vào các cây trồng nông nghiệp và truyền vào cơ thể người, động vật.
1.5.1. Khái niệm, nguyên nhân suy thoái đất

tế
H

1.5. Khái niệm, nguyên nhân và các hình thức suy thoái đất

Theo định nghĩa của FAO: Suy thoái đất là quá trình làm suy giảm khả năng

h

sản xuất ra hàng hóa và các nhu cầu sử dụng đất của con người.

in

Đất bị suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định
theo thời gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu trở

cK

thành các loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh trưởng và phát
triển của các loại cây trồng nông, lâm nghiệp.

Sự suy thoái đất là hậu quả của các tác động khác nhau từ bên ngoài và bên


hóa đất, bao gồm:

họ

trong các quá trình sử dụng đất. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự thoái

Đ
ại

- Do tự nhiên gây ra như: Sự vận động địa chất của trái đất (sóng thần, sông
suối thay đổi dòng chảy, núi lở...); do thay đổi khí hậu, thời tiết (mưa, nắng, nhiệt
độ, gió, bão...)

ng

- Do con người gây ra: Chặt đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực
ngắn ngày trên đất dốc theo phương pháp bản địa; trong quá trình trồng trọt, không

ườ

có biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất (bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh các
loài cây phân xanh, cây họ đậu, trồng độc canh); đất bị thoái hóa do con người chỉ

Tr

chú trọng bón phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp; đất bị thoái hóa do bị ô
nhiễm chất độc bởi các hoạt động khác của con người (rác thải sinh hoạt và công
nghiệp, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm, làng
nghề); đất bị thoái hóa theo hướng nhiễm mặn do con người gây nên.

1.5.2. Các hình thức suy thoái đất
- Chua hóa, nghèo kiệt dinh dưỡng trong đất

SVTH: Trần Thị Thơm

11


Khóa luận tốt nghiệp
Sự suy thoái đất thể hiện rất rõ ở các chỉ tiêu: đất ngày càng chua hơn, các
cation kiềm, độ no bazơ, dung tích hấp thu giảm, hàm lượng mùn, các chất dinh
dưỡng tổng số và dễ tiêu, đa lượng, trung lượng và vi lượng trong đất ngày càng
giảm. Cân bằng dinh dưỡng trong hệ thống đất - cây - môi trường bị phá vỡ, tăng
22

uế

nhiều độc tố như Fe, Mn, H S, SO , lân bị cố định.
4

tế
H

- Bạc màu hóa: Đất bị nghèo thành phần khoáng sét, chất hữu cơ cũng như các
nguyên tố vô cơ do sự rửa trôi hoặc thấm trôi của nước trên bề mặt đất hoặc theo
chiều sâu tầng đất. Sự khoáng hóa chất hữu cơ mạnh do đất bị khô hạn hoặc quá tơi

xốp. Lớp đất mặt thường có màu xám, thành phần cát bụi, mất kết cấu, rất nghèo

h


chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác.

in

- Kết von, đá ong hóa: Quá trình này thường xảy ra ở vùng đồi núi thấp, nơi có

cK

mực nước ngầm thay đổi theo mùa mưa/khô xen kẽ và mặt đất đã bị mất thảm thực
vật, đất khô cằn. Khi mặt đất đã bị mất lớp thảm thực vật, mùa mưa, mực nước
ngầm hứng chứa nước từ lớp đất trên chảy xuống, mang theo nhiều muối sắt dễ tan.

họ

Đến mùa khô, đất mặt trống trải, bị bốc hơi mạnh, muối sắt dạng khử sẽ bị ôxy hóa
thành dạng ôxyt sắt hoặc hydrôxyt sắt kết tủa lại thành hạt cứng - hạt kết von, hoặc

Đ
ại

thành tảng - dạng đá ong.

- Xói mòn, rửa trôi: Trên các sườn đồi núi cao, dốc, nhất là các vùng rừng và
thảm thực vật đã bị phá hủy mạnh, đất bị hoang trống. Vào mùa mưa nhiệt đới, đất

ng

bị rửa trôi, xói mòn, tạo thành các rãnh xói mòn và lớp đất mặt bị mỏng dần, nhiều
nơi trơ ra lớp sỏi, tầng đá phía dưới, gọi là đất xói mòn trơ sỏi đá. Những đất này


ườ

hầu như không còn khả năng sản xuất và trồng rừng, điển hình cho diện tích đất
trống đồi núi trọc ở các vùng đồi núi do đất vừa không còn hoặc còn rất ít tầng đất

Tr

mặt, vừa không còn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như chất hữu cơ,
chất dinh dưỡng NPK...
- Quá trình sa mạc hóa: Khô hạn, sa mạc hóa được coi là sự thoái hóa đất

trong điều kiện khô hạn, bán khô hạn hay vùng thiếu ẩm do các nguyên nhân khác
nhau hoặc do sự thay đổi về khí hậu, hoặc do hoạt động của con người. Chỉ tiêu
quan trọng để xác định mức độ sa mạc hóa là tỷ lệ lượng mưa hàng năm so với

SVTH: Trần Thị Thơm

12


Khóa luận tốt nghiệp
lượng bốc thoát hơi tiềm năng trong giới hạn từ 0,05 đến 0,65 (theo Công ước của
Liên Hiệp Quốc về Chống Sa mạc hóa).
- Quá trình mặn hóa: Đất có độ mặn lớn (tổng số muối tan cao), cấu trúc hình
cột chai cứng khi khô và nhão nhoét khi mưa, pH trung tính đến kiềm, chỉ có các

uế

loài thực vật chịu mặn mọc trên đất này.

 Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng đất đai:

tế
H

1.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Cơ cấu đất đai: Chỉ tiêu nhằm đánh giá tỉ trọng các loại đất theo mục đích sử
dụng so với tổng diện tích đất tự nhiên; hoặc tỉ trọng các loại đất chi tiết so với tổng

h

diện tích đất khái quát theo mục đích sử dụng….

Di
X 100
 Di

cK

Ai =

in

Tính theo công thức:

Trong đó: Ai là tỷ trọng một loại đất nào đó, thường tính bằng %

 Di


họ

Di là diện tích một loại đất nào đó

là tổng diện tích của tất cả các loại đất

Đ
ại

- Hệ số sử dụng ruộng đất: là tỷ số giữa diện tích gieo trồng với diện tích đất
canh tác hàng năm ở đơn vị nghiên cứu. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng đất
canh tác hay cho biết mức quay vòng đất canh tác trong một năm được tính bằng

ng

công thức:

Tổng diện tích gieo trồng hàng năm

ườ

Hệ số sử dụng đất =
Tổng diện tích đất canh tác hàng năm

Tr

 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất đai
- Phản ứng chua của đất: Đất có phản ứng chua khi trong đất có chứa chiều

cation H+ và Al3+, mức độ chua của đất phụ thuộc vào nồng độ của các cation H+ và

Al3+ và được biểu thị bằng các loại độ chua là : Độ chua hoạt tính là độ chua do các
ion H+ có trong dung dịch đất tạo nên, nồng độ H+ càng cao thì đất càng chua và
được biểu thị bằng trị số pH = -log [H+ ]; độ chua tiềm tàng là độ chua do các ion

SVTH: Trần Thị Thơm

13


Khóa luận tốt nghiệp
H+ và Al3+ bám trên bề mặt keo đất, được ký hiệu là pHKCL.
Phân cấp độ chua trong đất theo S.N. Tartrinov và của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam (MARD):

uế

Bảng 1: Phân cấp độ chua trong đất
MARD (Việt Nam)

Rất chua

<4,5

<4,0

Chua

4,6 – 5,0

4,1 – 4,5


Chua vừa

5,1 – 5,5

4,6 – 5,1

tế
H

Phân cấp chỉ tiêu pHKCL SN.Tartrinov

in

vệ môi trường đất, Trương Đình Trọng)

h

(Nguồn: Thực trạng thoái hóa đất bazan ở tỉnh Quảng Trị và các giải pháp bảo

Như vậy, giới hạn pHKCL= 4,5 là một giới hạn suy thoái môi trường đất làm

cK

mất sức sản xuất.

- Thành phần hóa học và chất hữu cơ trong đất:

họ


Hàm lượng có trong đất của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như
đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O) là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì
nhiêu của đất. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số (%) thể hiện tiềm năng và

Đ
ại

hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu (mg/100g đất) thể hiện thực tế có thể cung
cấp hàm lượng dinh dưỡng cho cây.
Bảng 2: Phân cấp mức độ của các chất dinh dưỡng trong đất
Lân tổng số (%P2O5 ) theo

Kali tổng số

theo Kjeldahl

phương pháp Barenz - Sepphe

(%K2O )

> 0,2

-

> 1,2

Giàu

0,15 – 0,2


>0,12

0,8 – 1,2

Trung bình

0,1- 0,15

0,08 – 0,12

0,5 – 0,8

< 0,1

<0,08

0,2 – 0,5

-

-

< 0,2

ng

Đạm tổng số (%N)

Mức độ


Tr

ườ

Rất giàu

Nghèo
Rất nghèo

(Nguồn: Giáo trình nông hóa, nhà xuất bản Nông nghiệp)
+ Hàm lượng chất hữu cơ hay mùn thể hiện nguồn dinh dưỡng và những điều

SVTH: Trần Thị Thơm

14


Khóa luận tốt nghiệp
kiện khác có mối tương quan với độ phì nhiêu của đất được đánh giá thông qua tỷ lệ
% mùn hoặc % chất hữu cơ tổng số. Giá trị chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng đất
càng tốt.

Theo Walkley-Black
Mức độ

uế

Bảng 3: Phân cấp lượng mùn trong đất
Theo Tiurin


Cacbon hữu cơ tổng số

OM (%)

OC (%)

> 6,0

> 3,50

>8

Giàu

4,3 - 6,0

2,51 - 3,50

4-8

Trung bình

2,2 - 4,3

Nghèo

1,0 - 2,2

h


< 1,0

0,60 - 1,26

1-2

< 0,60

<1

in

Rất nghèo

Mùn (%)

2-4

1,26 - 2,51

cK

Rất giàu

tế
H

Chất hữu cơ tổng số

(Nguồn: Giáo trình nông hóa, nhà xuất bản Nông nghiệp)


họ

Các loại đất cho năng suất kém đều có hàm lượng mùn dưới 3% và đất không
có khả năng sản xuất hàm lượng mùn thường dưới 2%. Do vậy, giới hạn thoái hoá
mạnh nghèo mùn ở đất bazan phải là 2,5%.

Đ
ại

+ Khả năng hấp thụ dinh dưỡng: phản ánh khả năng chứa đựng, điều hòa dinh
dưỡng của đất cho cây trồng và có ảnh hưởng lớn đến phương pháp bón phân cần
áp dụng cho trồng trọt, được phản ánh qua chỉ tiêu dung tích hấp thụ CEC

ng

(meq/100g đất). Đất giàu hữu cơ có CEC cao là đất có khả năng bảo quản cao chất
dinh dưỡng cho cây trồng. Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với việc đánh

ườ

giá chất lượng đất, thể hiện khả năng hấp thụ bổ sung các cation dinh dưỡng trong

Tr

dung dịch đất như K+, Ca2+, Mg2+ và các vi lượng…
Bảng 4: Phân cấp độ hấp thụ của đất (CEC)
Phân cấp chỉ tiêu

CEC (meq/100g đất)


<10

Thấp

10 – 20

Trung bình

>20

Cao

(Nguồn: Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng)

SVTH: Trần Thị Thơm

15


Khóa luận tốt nghiệp
1.7. Tình hình sử dụng và chất lượng đất ở Việt Nam và tỉnh Quảng Trị
1.7.1. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam
Theo Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 của Bộ TN - MT, tổng diện
tích đất tự nhiên của cả nước là 33.093.857 ha, là một trong những nước có diện

uế

tích đất tự nhiên nhỏ xếp vào nhóm thứ năm trong nhóm nước có diện tích bình
quân từ 0,3 – 0,5 ha/người.


tế
H

- Diện tích đất nông nghiệp là 26.100.160 ha chiếm 78,87 % tổng diện tích đất

tự nhiên. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn là 58,43% diện tích đất
nông nghiệp với 15.249.025 ha; đất sản xuất nông nghiệp có 10.117.893 ha, còn lại

h

là diện tích các đất nông nghiệp khác chiếm 2,81% diện tích đất nông nghiệp với

in

733.242 ha

- Diện tích đất phi nông nghiệp là 3.670.186 ha trong đó phần lớn diện tích sử

cK

dụng cho mục đích đất chuyên dùng và đất ở

- Trong những năm vừa qua, quỹ đất chưa sử dụng được khai thác một cách

họ

triệt để phục vụ cho các mục đích sử dụng đất như đất nông nghiệp, phi nông
nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất chưa dùng vẫn còn chiếm một tỷ lệ lớn với


Đ
ại

3.323.512 ha, chiếm 10,04% tổng diện tích đất tự nhiên. Phần lớn diện tích này là
đất bị suy thoái và hoang mạc hóa, mất giá trị sử dụng do quá trình khai thác không
hợp lý.

Đối với chất lượng đất, vấn đề đáng báo động hiện nay là tình trạng suy giảm

ng

chất lượng đất nông nghiệp do rửa trôi, xói mòn, sa mạc hóa và thoái hóa, ô

ườ

nhiễm…Suy thoái chất lượng đất làm giảm khả năng sản xuất, suy giảm đa dạng
sinh học và gây ra nhiều hậu quả khác cho môi trường cũng như con người.

Tr

1.7.2. Hiện trạng sử dụng và chất lượng tài nguyên đất tỉnh Quảng Trị
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 của tỉnh Quảng Trị, diện tích đất tự

nhiên của tỉnh là 473.982,24 ha, bình quân trên đầu người đạt 0,79 ha/người.

SVTH: Trần Thị Thơm

16



×