Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá tác động môi trường dự án khai thác quặng mỏ sắt thạch khê hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.75 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

uế

-----    -----

in

h

tế

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

cK

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN
KHAI THÁC QUẶNG MỎ SẮT THẠCH KHÊ

Đ
ại

họ

HÀ TĨNH

ĐẬU THỊ HOA



KHOÁ HỌC 2007-201


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
-----    -----

H

uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN
KHAI THÁC QUẶNG MỎ SẮT THẠCH KHÊ

HÀ TĨNH

Sinh viên thực hiện:
ĐẬU THỊ HOA

Giáo viên hưóng dẫn:
TS. BÙI ĐỨC TÍNH

Lớp: K41KTTN-MT

KHOÁ HỌC 2007-2011


Lêi C¶m ¥n
Để hoàn thành bài Khóa luận này, tôi xin gửi vào đây lòng

uế

biết ơn sâu sắc đến toàn thể quý thầy cô giáo Khoa xã hội

H

nhân văn - Trường Đại học Dân lập Phú Xuân đã nhiệt tình,
tận tụy giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian qua.

tế

Cũng qua đây tôi xin nói lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè

h


đã động viên, giúp đỡ tôi về mặt tinh thần cũng như các nguồn

cK

nhất về khóa luận này

in

tài liệu tham khảo, sự góp ý… để tôi có thể viết một cách tốt
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo,

họ

PGS.TS. Hoàng Tất Thắng- Người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình triển khai và hoàn thành khóa luận.

Đ
ại

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện:

Dương Thị Diệu Huyền


MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3

uế

4.1. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa.............................................................3
4.2. Phân tích, tổng hợp và dự báo thông tin...................................................................3

H

4.3. Phương pháp so sánh ................................................................................................3
4.4. Phương pháp điều tra, tổng hợp và phân tích tài liệu...............................................3

tế

4.5. Hạn chế của đề tài.....................................................................................................3
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................5

h

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC ..............................................................................5

in

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................................5

cK

1.1. Lý luận chung về đánh giá tác động môi trường......................................................5

1.1.1. Sự cần thiết của việc đánh giá tác động môi trường của dự án .............................5
1.1.2. Khái niệm ..............................................................................................................6

họ

1.1.3. Mục đích của đánh giá tác động môi trường .........................................................6
1.1.4. Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường ...........................................................6

Đ
ại

1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tác động môi trường ...................................................7
1.1.5.1. Các phương pháp dùng để đánh giá tác động.....................................................7
1.1.5.2. Chỉ số đánh giá chất lượng môi trường ..............................................................9
1.2. Những vấn đề chung về tài nguyên và môi trường ................................................10
1.2.1. Khái niệm tài nguyên và phân loại tài nguyên ....................................................10
1.2.1.1. Khái niệm tài nguyên.......................................................................................10
1.2.1.2. Phân loại tài nguyên .........................................................................................10
1.2.2. Các khái niệm về môi trường ..............................................................................11
1.2.2.1. Khái niệm môi trường và vai trò của môi trường.............................................11
1.2.2.2. Các thành phần môi trường ..............................................................................12


1.2.2.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường và tiêu chuẩn môi trường ...............................12
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................................................................12
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHAI THÁC
QUẶNG SẮT MỎ THẠCH KHÊ ..............................................................................15
2.1. Giới thiệu sơ lược về dự án khai thác sắt Thạch Khê.............................................15
2.1.1. Lịch sử thăm dò và hình thành dự án ..................................................................15
2.1.2. Vị trí địa lý...........................................................................................................16


uế

2.1.3. Quy trình khai thác quặng sắt Thạch Khê ...........................................................16
2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án khai thác sắt Thạch Khê..............18

H

2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí ........................................................................18
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ................................................................................21

tế

2.2.2.1. Hiện trạng môi trường nước mặt ......................................................................21
2.2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm ...................................................................24

h

2.2.2.3. Hiện trạng môi trường nước biển .....................................................................26

in

2.2.3. Hiện trạng môi trường đất ...................................................................................27
2.2.4. Hiện trạng môi trường sinh vật trên cạn..............................................................31

cK

2.2.4.1. Thực vật ............................................................................................................31
2.2.4.2. Động vật ...........................................................................................................31


họ

2.2.5. Hiện trạng môi trường cảnh quan sinh thái và du lịch ........................................31
2.2.6. Đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội khu vực dự án .........................................32
2.2.6.1. Đặc điểm môi trường nông nghiệp...................................................................32

Đ
ại

2.2.6.2. Đặc điểm môi trường công nghiệp – dịch vụ ...................................................32
2.2.6.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng ....................................................................................32
2.2.6.4. Đặc điểm dân số ...............................................................................................33
2.2.6.5. Đặc điểm văn hóa .............................................................................................34
2.2.6.6. Đặc điểm giáo dục ............................................................................................34
2.2.6.7. Đặc điểm y tế...................................................................................................34
2.3. Đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác sắt Thạch Khê........................34
2.3.1. Thông tin về người dân được điều tra .................................................................34
2.3.2. Các nguồn thải gây tác động đến môi trường của dự án .....................................35
2.3.2.1. Nguồn gây tác động môi trường có liên quan đến chất thải.............................35


2.3.2.2. Nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải ......................35
2.3.3. Đánh giá quy mô tác động môi trường của dự án ...............................................35
2.3.3.1. Đánh giá của người dân về tác động của dự án................................................36
2.3.3.2. Đánh giá theo ma trận đơn giản........................................................................38
2.3.4. Đánh giá mức độ tác động môi trường của dự án ...............................................39
2.3.4.1. Đánh giá của người dân về mức độ tác động ...................................................39
2.3.4.2. Đánh giá mức độ tác động theo ma trận định lượng ........................................41

uế


2.3.5. Các yếu tố môi trường chịu tác động ..................................................................42
2.3.5.1. Các yếu tố môi trường tự nhiên.......................................................................42

H

2.3.5.2. Các yếu tố môi trường xã hội ...........................................................................45
2.3.6. Một số ý kiến đánh giá của người dân trong khu vực dự án ...............................48

tế

2.3.7. Kết luận................................................................................................................49
2.3.7.1. Những tác động tích cực của dự án ..................................................................49

h

2.3.7.2. Những tác động tiêu cực của dự án ..................................................................50

in

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC VÀ GIẢM THIỂU
CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI MÔI TRƯỜNG...............................................51

cK

3.1. Định hướng các giải pháp.......................................................................................51
3.2. Các biện pháp Công ty khai thác sắt Thạch Khê đã thực hiện ...............................52

họ


3.3. Đề xuất một số giải pháp ........................................................................................52
3.3.1. Giải pháp khống chế ô nhiễm không khí.............................................................52
3.3.2. Phương án khống chế ô nhiễm nước thải ............................................................53

Đ
ại

3.3.3. Xử lý chất thải rắn và chất thải độc hại ...............................................................54
3.3.4. Hạn chế ô nhiễm tiếng ồn ....................................................................................54
3.3.5. Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng sức khỏe người lao động ..............................55
3.3.6. Giảm thiểu tác động của công tác đền bù GPMB và tái định cư ........................55
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................57
1. Kết luận......................................................................................................................57
2. Kiến nghị ...................................................................................................................57
2.1. Đối với chính quyền và các ban ngành có liên quan ..............................................57
2.2. Đối với Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê ...............................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Đánh giá tác động môi trường

UBND:

Ủy ban nhân dân

TNMT:

Tài nguyên môi trường


TIC:

Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê

TCCP :

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN :

Tiêu chuẩn Việt Nam

MN :

Mẫu nước mặt

NN :

Mẫu nước ngầm

D:

Mẫu đất

BVATDS :

Bảo vệ an toàn dân sinh

GPMB :


Giải phóng mặt bằng

TĐC :

Tái định cư

H
tế

h

in
cK
họ
Đ
ại

uế

ĐGTĐMT:


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê.............................................17
Hình 2: Vị trí các điểm quan trắc không khí tại khu vực dự án sắt Thạch Khê ............19
Hình 3: Vị trí các điểm quan trắc nước mặt tại khu vực dự án sắt Thạch Khê .............22

Đ
ại


họ

cK

in

h

tế

H

uế

Hình 4: Vị trí các điểm quan trắc đất tại khu vực dự án sắt Thạch Khê .......................28


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các nguồn ô nhiễm của dự án khai thác sắt nói chung ....................................14
Bảng 2: Một số kết quả mẫu phân tích chất lượng không khí khu vực dự án...............20
Bảng 3: Một số kết quả mẫu phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án................23
Bảng 4: Một số kết quả mẫu phân tích chất lượng nước ngầm khu vực dự án .............25
Bảng 5: Kết quả phân tích chất lượng nước biển khu vực dự án ..................................26

uế

Bảng 6: Một số kết quả mẫu phân tích chất lượng đất khu vực dự án ..........................29
Bảng 7: Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích của các xã trong khu vực

H


dự án ..............................................................................................................................32

tế

Bảng 8: Đặc điểm dân số khu vực dự án .......................................................................33
Bảng 9: Thông tin về người dân được điều tra..............................................................34

h

Bảng 10: Tác động môi trường tự nhiên thông qua đánh giá của người dân ................36

in

Bảng 11: Tác động môi trường xã hội thông qua đánh giá của người dân ...................37
Bảng 12: Ma trận đánh giá đối tượng bị tác động và quy mô tác động của dự án........38

cK

Bảng 13: Tỷ lệ nguời dân đánh giá mức độ tác động của các tác nhân gây ô nhiễm ...39
Bảng 14: Ma trận tổng hợp đánh giá mức độ tác động môi trường của dự án..............41

họ

Bảng 15: Nồng độ các chất ô nhiễm không khí tăng thêm từ dự án .............................43
Bảng 16: Thải lượng các chất ô nhiễm đất tăng thêm từ dự án.....................................43
Bảng 17: Nồng độ chất ô nhiễm nước tăng thêm từ dự án............................................44

Đ
ại


Bảng 18: Tổng hợp nguyện vọng tái định cư ................................................................46


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động
khai thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với
nhiều vấn đề về môi trường do hoạt động khai thác gây ra và đang là những vấn đề cấp
bách mang tính chất xã hội và chính trị hiện nay.

uế

Mỏ sắt Thạch Khê là nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào với trữ lượng sắt
khoảng 554 triệu tấn có thể đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ ngành gang thép của

H

đất nước trong nhiều năm. Bước đầu của việc triển khai dự án đã được thực hiện. Tuy
nhiên, hiện trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn khai thác mỏ đang đặt ra thách thức

tế

không nhỏ đối với Công ty khai thác và các cơ quan quản lý môi truờng. Yêu cầu cần
có những giải pháp tích cực về các vấn đề môi trường của dự án.

h

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên việc lựa chọn đề tài: “Đánh giá tác động
thực tiễn và ý nghĩa khoa học.


cK

- Mục tiêu nghiên cứu :

in

môi trường dự án khai thác quặng mỏ sắt Thạch Khê - Hà Tĩnh” vừa có ý nghĩa

+ Khái quát những vấn đề lý luận về đánh giá tác động môi trường của dự án.
+ Tìm hiểu hiện trạng môi trường khu vực dự án khai thác quặng mỏ sắt Thạch Khê.

họ

+ Tìm hiểu, đánh giá tác động môi trường dự án khai thác quặng sắt mỏ Thạch Khê.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động xấu của dự án đối với môi trường.

Đ
ại

- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
+ Phân tích, tổng hợp và dự báo thông tin
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp điều tra, tổng hợp và phân tích tài liệu
- Kết quả nghiên cứu:
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về công tác đánh giá tác động môi trường.
+ Cải thiện chất lượng môi trường và giảm bớt thiệt hại do việc khai thác gây ra.
+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác ĐGTĐMT.
+ Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong việc bảo vệ môi trường

khu vực.


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động

uế

khai thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước, hoạt
động khai thác khoáng sản đã đóng góp tới 5,6% GDP. Ngành công nghiệp khai thác

H

mỏ đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với

tế

nhiều vấn đề về môi trường do hoạt động khai thác gây ra. Quá trình khai thác mỏ
phục vụ cho lợi ích của mình, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh. Yếu

in

h

tố chính gây tác động đến môi trường là khai trường của các mỏ, bãi thải, khí độc hại,
bụi và nước thải... làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, đã được hình thành từ hàng


cK

chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường là vấn đề cấp bách
mang tính chất xã hội và chính trị hiện nay.
Đáng kể là hoạt động khai thác khoáng sản để lại nhiều hậu quả về mặt môi

họ

trường nhưng công tác quản lý và bảo vệ môi trường vẫn còn mang tính đối phó, hình
thức, việc ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định vẫn chưa được thực hiện triệt để,

Đ
ại

công tác quản lý, giám sát bảo vệ môi trường chưa được thực hiện đúng theo yêu cầu,
vai trò giám sát của các tổ chức xã hội, cộng đồng địa phương còn nhiều hạn chế.
Trong quá trình khai thác khoáng sản nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện các biện
pháp bảo vệ môi trường, thiếu trách nhiệm đối với các yêu cầu về giảm thiểu bụi, tiếng
ồn, xử lý nước thải…
Mỏ sắt Thạch Khê là nguồn tài nguyên dồi dào với trữ lượng sắt khoảng 554 triệu
tấn, chiếm ½ trữ lượng sắt của cả nước và là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á, có thể đáp
ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ ngành gang thép của đất nước trong nhiều năm (phát
biểu của Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng tại lễ khởi công dự án khai thác quặng
mỏ sắt Thạch Khê). Để triển khai thực hiện Nghị quyết 39 NQ/TƯ ngày 16/8/2004 của
1


Bộ Chính trị “về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh vùng Bắc
Trung Bộ và duyên hải miền Trung” trong đó có nhiệm vụ “đối với công nghiệp: tập

trung xây dựng phát triển các ngành, sản phẩm lợi thế như chế biến nông, lâm, thủy
sản, giày da, thủy điện, khai khoáng, luyện kim… Chuẩn bị điều kiện để triển khai dự
án khai thác mỏ sắt Thạch Khê gắn với xây dựng Khu Liên hợp luyện kim tại Hà
Tĩnh…”. Ngày 8/9/2009, tại xã Thạch Khê, UBND tỉnh Hà Tĩnh và Công ty Cổ phần
Sắt Thạch Khê (TIC) đã tổ chức khởi công gói thầu bốc đất tầng phủ dự án mỏ sắt

uế

Thạch Khê.
Bước đầu của việc triển khai dự án đã được thực hiện. Tuy nhiên, hiện trạng ô

H

nhiễm môi trường trên địa bàn khai thác mỏ đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với

tích cực về các vấn đề môi trường của dự án.

tế

Công ty khai thác và các cơ quan quản lý môi truờng. Yêu cầu cần có những giải pháp

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên việc lựa chọn đề tài: “Đánh giá tác động

cK

2. Mục đích nghiên cứu

in

thực tiễn và ý nghĩa khoa học.


h

môi trường dự án khai thác quặng mỏ sắt Thạch Khê - Hà Tĩnh” vừa có ý nghĩa

- Khái quát lại những vấn đề lý luận về đánh giá tác động môi trường của dự án.
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và tìm hiểu đặc điểm môi trường kinh

họ

tế - xã hội khu vực dự án khai thác quặng sắt Thạch Khê.
- Đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch

Đ
ại

Khê- Hà Tĩnh.

- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động xấu của dự án đối với môi trường.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ của các xã chịu ảnh hưởng mà hoạt
động khai thác mỏ diễn ra bao gồm: môi trường không khí, môi trường nước, môi
trường đất, sinh vật, môi trường kinh tế - xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động khai thác mỏ sắt Thạch Khê từ lúc triển khai thực hiện đến thời điểm
nghiên cứu trên phạm vi khu vực chịu ảnh hưởng của dự án.
2



4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
- Tổng hợp dữ liệu khí tượng, thủy văn, địa chất, địa chất thủy văn, động thực
vật,… trong khu vực khai thác mỏ và vùng kế cận.
- Công tác khảo sát thực địa bao gồm xác định những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu
và thứ yếu do hoạt động khai thác gây tác động môi trường.

trường nước mặt, nước ngầm đã thực hiện tại khu vực.

uế

- Thu thập các tài liệu quan trắc môi trường không khí, môi trường đất, môi

H

- Điều tra xã hội học để phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến cộng
đồng dân cư khu vực xung quanh.

tế

4.2. Phân tích, tổng hợp và dự báo thông tin

Trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp, quan trắc, hiệu chỉnh số liệu nhằm chính xác hóa

h

các thông tin về môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, môi trường

in


biển, môi trường sinh vật cạn, môi trường kinh tế - xã hội để kết luận về hiện trạng và

trong khu vực.

cK

dự báo, đánh giá các tác động có thể có của dự án đến môi trường tự nhiên, xã hội

4.3. Phương pháp so sánh

họ

Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường không
khí, môi trường nước, môi trường đất theo các TCCP như TCVN 1995, TCVN 1998,

Đ
ại

TCVN 2002, TCVN 2005.

4.4. Phương pháp điều tra, tổng hợp và phân tích tài liệu.
Thu thập thông tin tài liệu từ các nguồn cung cấp thông tin là các văn bản, báo

cáo, các tài liệu thống kê có liên quan đến đánh giá tác động và công tác bảo vệ môi
trường, các thông tin liên quan trên sách báo và trang mạng internet.
4.5. Hạn chế của đề tài
Tác động là các hoạt động của con người gây ra các biến đổi về môi trường ở cả hai
phương diện lợi và hại. Khi đánh giá tác động của một dự án hay một hoạt động phát triển
thì phải đánh giá trên cả hai phương diện: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Trong

giới hạn của đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu về khía cạnh
3


tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường trong khu vực mà chưa xét đến các tác
động tích cực của dự án một cách đầy đủ . Do đó, đề tài còn nhiều hạn chế như:
- Nhìn nhận chưa đầy đủ về các tác động của dự án.
- Phạm vi đánh giá trên nhiều phương diện (môi trường tự nhiên và môi trường kinh
tế - xã hội) nên việc phân tích, đánh giá còn chưa cụ thể và đi sâu vào từng vấn đề.
- Đánh giá chủ yếu dựa trên việc khảo sát thực địa, tham khảo ý kiến của dân nên
các kết luận có thể thiếu chính xác với các chứng cứ khoa học.

uế

- Các câu hỏi nghiên cứu được trả lời mang tính chất định tính nên không thể

cảm nhận của người dân (người trả lời phỏng vấn).

H

đánh giá trên các số liệu cụ thể, mà chỉ có thể đánh giá một cách đơn giản, dựa trên

- Do những hạn chế về những kiến thức liên quan như hóa học, vật lý, sinh học,

tế

công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường nên việc đánh giá còn chưa đảm bảo tính

Đ
ại


họ

cK

in

h

chính xác cao.

4


PHẦN 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN

uế

1.1. Lý luận chung về đánh giá tác động môi trường
1.1.1. Sự cần thiết của việc đánh giá tác động môi trường của dự án

H

Với sự quy hoạch phát triển không ngừng của các ngành trong xã hội như công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thuỷ sản, du lịch - dịch vụ, đô thị hoá... nhằm đáp

tế


ứng nhu cầu con người theo sự gia tăng dân số mà không chú ý đúng mức đến công tác
bảo vệ môi trường gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên

h

sinh vật, thay đổi khí hậu toàn cầu... ngày càng nghiêm trọng (các chuyên đề Giáo dục

in

bảo vệ môi trường, Quảng Ninh 3/2009).

cK

Khi một nước đang phát triển và có nhiều dự án lớn thì ảnh hưởng lên môi trường
càng mạnh. Ở những nước nghèo, vì quá chú tâm vào mục tiêu phát triển kinh tế, môi
trường rất dễ bị quên lãng, gây nhiều ảnh hưởng tai hại. Việc xem xét vấn đề môi

họ

trường trong các dự án và các chương trình phát triển nhằm làm cho hoạt động đầu tư
bền vững hơn và tạo ra lợi ích lớn hơn cho đất nước nói chung. Làm tốt công tác môi

Đ
ại

trường ngay từ đầu thường đem lại hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí từ kinh phí
cho việc ngăn chặn và giảm thiểu tác động đối với môi trường.
Vì vậy, để quản lý môi trường được thắt chặt hơn, đánh giá tác động môi trường


đã được đưa vào trong khuôn khổ Luật Chính sách Môi trường Quốc gia đầu tiên ở
Mỹ và sau đó lan toả ra nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, đánh giá tác động môi trường được đưa vào trong Luật bảo vệ môi
trường và xem đây là một trong những nội dung cần thiết phải có trong việc xem xét
phê duyệt cho phép dự án thực thi. Nó không những là công cụ quản lý môi trường mà
còn là một nội dung giúp quy hoạch dự án thân thiện với môi trường và là một phần
của chu trình dự án.
5


1.1.2. Khái niệm
Theo điều 2, mục 11 trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 1994 đã nêu rõ:
“Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến
môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”.
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có loại mang tính kinh tế - xã hội của

uế

quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế văn hóa quan trọng (luật lệ,
chính sách quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, kế

H

hoạch quốc gia dài hạn), có loại mang tính kinh tế - xã hội vi mô như đề án xây dựng
công trình xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ sử dụng một dạng hoặc nhiều

tế


dạng tài nguyên thiên nhiên tại một địa phương nhỏ.

Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh

h

giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn những

in

phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển

cK

kinh tế - xã hội nào.

1.1.3. Mục đích của đánh giá tác động môi trường
Mục đích của việc ĐGTĐMT là:

họ

- Nhằm khuyến khích việc xem xét các khía cạnh môi trường trong việc lập quy
hoạch hoặc ra quyết định đối với các dự án, các hoạt động phát triển.

Đ
ại

- Hỗ trợ cho việc ra quyết sách.
- Giảm bớt những thiệt hại về mặt môi trường.
- Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phát triển.

- Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội.
- Là công cụ phục vụ cho sự phát triển bền vững.
1.1.4. Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường
- ĐGTĐMT khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng dự
án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐGTĐMT sẽ giúp cho dự án hoạt
động hiệu quả hơn.

6


- ĐGTĐMT có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong phát triển dài hạn.
Qua các nhân tố môi trường được xem xét trong quá trình ra quyết định ở giai đoạn
quy hoạch mà các cơ sở và chính phủ tránh được những chi phí không cần thiết và đôi
khi tránh được những hoạt động sai lầm, phải khắc phục trong tương lai.
- ĐGTĐMT giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ
hơn. Những đóng góp của cộng đồng địa phương trước khi dự án được đầu tư, hoạt
động có thể nâng cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo hiệu quả đầu tư. Thực hiện

uế

công tác ĐGTĐMT tốt có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Thông qua các kiến nghị, việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm được sự

H

đe dọa của suy thoái môi trường, đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

- ĐGTĐMT còn giúp phát hiện ra các tác động có hại đối với môi trường trước

tế


khi chúng xảy ra, nhờ đó các đề xuất dự án phát triển có thể được thay đổi sao cho:
+ Các tác động môi trường được giảm thiểu tới mức thấp nhất hoặc được loại trừ.

h

+ Nếu các tác động tiêu cực này ở mức không thể chấp nhận được hoặc không

in

giảm nhẹ được thì dự án sẽ phải bãi bỏ. Nói cách khác, ĐGTĐMT là một công cụ quản

cK

lý môi trường có tính chất phòng ngừa. ĐGTĐMT không những chỉ đặt ra đối với các
dự án phát triển mà nó còn áp dụng cho việc vạch ra các chương trình, kế hoạch và
chính sách.

họ

1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tác động môi trường
1.1.5.1. Các phương pháp dùng để đánh giá tác động.

Đ
ại

- Phương pháp danh mục câu hỏi: là phương pháp sử dụng các câu hỏi liên quan
tới khía cạnh môi trường cần được đánh và là phương pháp được sử dụng rộng rãi
trong ĐGTĐMT. Để đánh giá tác động của dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đến môi
trường xung quanh, chúng tôi đã soạn thảo các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, đối với mỗi

câu hỏi đều có câu trả sẵn và ghi sau câu hỏi về các hạng mục chung như các yếu tố
môi trường tự nhiên, hệ sinh thái cạn, các yếu tố môi trường xã hội, kinh tế, văn hóa,
sức khỏe cộng đồng… Ngoài phần trả lời câu hỏi, người được phỏng vấn sẽ cho biết
các thông tin về bản thân như nơi cư trú, tuổi, trình độ học vấn… để các câu trả lời
được đánh giá cách chính xác hơn. Để đánh giá tác động, người được hỏi phải trả lời
các câu hỏi của mọi hạng mục. Phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của từng người, nếu
7


câu hỏi để biết rõ tác động họ có thể chọn phương án “có” hoặc “không”, còn chưa
biết rõ về tác động thì chọn phương án “không rõ”. Đối với câu hỏi đánh giá, ước tính
các tác động thì có các phương án như “mức hại cao” hay “mức hại thấp” hoặc “không
thể xác định được”.
- Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA): là phương
pháp thu thập kinh nghiệm sâu, hệ thống nhưng bán chính thức thực hiện trong cộng
đồng nhằm khai thác thông tin về các tác động, các vấn đề môi trường liên quan và

uế

phát triển dựa vào nguồn tri thức của cộng đồng kết hợp với kiểm tra thực địa và tham
khảo ý kiến của các chuyên gia. Phương pháp này đã được Tổ chức Y tế Thế giới

H

(WHO) đưa ra năm 1982 về đánh giá nhanh nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất.
Sau này phạm vi áp dụng phương pháp này càng rộng và thấy rõ hiệu quả trong việc

tế

ĐGTĐMT, đánh giá hiện trạng môi trường, nghiên cứu môi trường và dự án phát

triển… Phương pháp này là phương pháp tiếp cận thông qua những câu hỏi mở trong

h

cuộc nói chuyện, phỏng vấn với người dân địa phương để thu nhận những thông tin

in

kịp thời từ phía người dân về hiện trạng chất lượng môi truờng, về mức độ tác động

cK

của các hoạt động của dự án, đánh giá tình hình nông thôn, khu vực xung quanh. Khi
áp dụng phương pháp này chúng tôi chủ yếu khảo sát trực tiếp và thảo luận trên thực
địa, kết hợp với các cuộc phỏng vấn bán chính thức với người dân địa phương. Kết

họ

quả thu được là những thông tin đơn giản, sát với thực tế và mang tính chất định tính
về các tác động của các hoạt động của dự án cũng như về chất lượng môi trường đất,

Đ
ại

nước, không khí, nông nghiệp, nhà ở… Sau khi thu được các thông tin từ cộng đồng
thì người đánh giá cần có sự lựa chọn, phân tích, xử lý tổng hợp vấn đề phù hợp với
mục đích nghiên cứu, có thể sử dụng các bảng biểu, biểu đồ, ma trận…
- Phương pháp ma trận môi trường: là phương pháp phối kết hợp liệt kê các hành

động hay tác nhân của các hoạt động phát triển với liệt kê những nhân tố môi trường

bị tác động vào một ma trận. Trong ma trận bao gồm các hàng ngang và hàng dọc,
trong đó các hoạt động của dự án được liệt kê theo cột ngang của trục hoành còn các
nhân tố môi trường chịu tác động được liệt kê vào cột dọc của trục tung hoặc ngược
lại. Có ba loại ma trận môi trường: ma trận đơn giản, ma trận theo bước và ma trận
định lượng. Trong bài nghiên cứu, chúng tôi dùng ma trận đơn giản để đánh giá quy
8


mô tác động của các hoạt động dự án đối với từng nhân tố môi trường như thế nào
cũng như để thấy được các nhân tố chịu tác động trong phạm vi nào, ma trận định
lượng được dùng để đánh giá mức độ tác động của của các tác nhân gây ô nhiễm đồng
thời để đánh giá được từng nhân tố môi trường chịu tác động ở mức độ nào đối với
từng tác nhân gây ô nhiễm khác nhau.
1.1.5.2. Chỉ số đánh giá chất lượng môi trường
Để đánh giá chất lượng môi trường khu vực dự án, hệ thống chỉ số được sử dụng

uế

là các chỉ số về môi trường là giá trị được tính toán trong một điều kiện môi trường
nào đó (không khí, đất, nước) theo một thông số môi trường có ở môi trường đó (thông

H

số môi trường là những đại lượng vật lý, hóa học, sinh học cụ thể đặc trưng cho môi
trường có khả năng phản ánh tính chất của môi trường ở trạng thái nghiên cứu). Các

tế

chỉ số này được đánh giá, so sánh với các tiêu chuẩn môi trường tương ứng.
- Các chỉ số về môi trường không khí như nồng độ bụi, khí thải đánh giá theo


h

TCVN 5937: 2005 do Ban kỹ thuật TCVN/TC 146 “chất lượng không khí” biên soạn,

in

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban

cK

hành. Tiêu chuẩn quy định về giá trị giới hạn các thông số cơ bản gồm lưu huỳnh
dioxit (SO2), cacbon oxi (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng và bụi PM10
(bụi ≤ 10µm) và chì (Pb) trong môi trường không khí xung quanh (www.tcvn.gov.vn).

họ

- Các chỉ số về môi trường nước:

+ Nước mặt được đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942:

Đ
ại

1995, cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác ngoài nước dùng
cho sinh hoạt, quy định giới hạn thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm
trong nước mặt như pH, oxy hòa tan (DO), COD, BOD5, chất rắn lơ lửng (TSS),
coliform, đồng (Cu), mangan (Mn), kẽm (Zn)… Tiêu chuẩn này còn dùng để đánh giá
mức độ ô nhiễm của một nguồn nước mặt.
+ Chỉ số về môi trường nước ngầm đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng nước

ngầm TCVN 5944: 1995, quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các
chất ô nhiễm trong nước ngầm để đánh giá chất lượng của một nguồn nước ngầm và
để giám sát tình trạng ô nhiễm nước ngầm trong một khu vực xác định. Các thông số

9


quy định giới hạn như pH, chất rắn tổng hợp, clorua (Cl-), chì (Pb), crom IV (Cr+6),
đồng (Cu), kẽm (Zn), sunfat (SO4-2), coliform…
+ Chỉ số về chất lượng nước biển được đánh giá theo TCVN 5943: 1995, tiêu
chuẩn chất lượng nước biển ven bờ, quy định giới hạn các thông số và nồng độ các
chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ như pH, CO, BOD, chất rắn lơ lửng, Cu, Fe, Zn,
sunfua, coliform, fenol tổng số, dầu tổng số…
- Các chỉ số về môi trường đất như lượng hóa chất bảo vệ thực vật, hàm lượng

uế

các kim loại nặng (As, Cd, Cu, Fe, Pb, Zn…) có trong đất được đánh giá theo TCVN
7209: 2005 quy định giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất và TCVN

H

5941: 1995 quy định giới hạn tối đa cho phép dư lượng hóa chất còn lại trong đất.
Các hệ thống chỉ số đánh giá tác động đối với môi trường kinh tế - xã hội bao

tế

gồm diện tích đất nông nghiệp bị mất đi, số lượng người dân phải di dời TĐC, số việc
làm được tạo ra, thu nhập của người dân, chất lượng đường sá, nhà ở, sức khỏe cộng


h

đồng… mà dự án có ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong

in

khu vực.

cK

1.2. Những vấn đề chung về tài nguyên và môi trường
1.2.1. Khái niệm tài nguyên và phân loại tài nguyên
1.2.1.1. Khái niệm tài nguyên

họ

Dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, khái niệm về tài
nguyên được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực của con người. Với nhận thức mới nhất

Đ
ại

hiện nay, theo tailieu.vn định nghĩa: “Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật
chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới
cho con người”.

Như vậy theo quan niệm mới này, tài nguyên là đối tượng sản xuất của con

người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại
tài được con người khai thác ngày càng tăng.

1.2.1.2. Phân loại tài nguyên
Hiện nay theo quan điểm của các nhà kinh tế học môi trường đều thống nhất phân
loại tài nguyên theo khả năng tái sinh hoặc không có khả năng tái sinh.

10


- Tài nguyên có khả năng tái sinh là những tài nguyên có thể tự duy trì hoặc bổ
sung một cách liên tục khi được sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hợp lý
tài nguyên này cũng có thể bị cạn kiệt và không thể tái sinh nữa. Ví dụ: các giống loài
động vật, thực vật bị giảm sút và tuyệt chủng.
- Tài nguyên không có khả năng tái sinh là những nguồn tài nguyên có một mức
độ giới hạn nhất định trên trái đất, chúng ta chỉ được khai thác chúng ở dạng nguyên
khai một lần, đối với loại tài nguyên này được chia làm ba nhóm:

uế

+ Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tạo tiền đề cho tái sinh. Ví dụ
như đất, nước tự nhiên…

H

+ Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tái tạo. Ví dụ như kim loại, thủy
tinh, chất dẻo…

tế

+ Tài nguyên cạn kiệt. Ví dụ như than đá, dầu khí

Sắt là một nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn ở nước ta. Nó là một trong những


h

nguồn tài nguyên làm giàu cho đất nước. Nhưng sắt là một nguồn tài nguyên cạn kiệt,

in

do đó chúng cần phải có biện pháp khai thác hợp lý làm sao đảm bảo tiết kiệm tài

cK

nguyên cho phát triển bền vững. Mặt khác, trong quá trình khai thác có những tác
động đến môi trường rất lớn, đặc biệt là tác động đến các nguồn tài nguyên không có

thực vật…

họ

khả năng tái tạo như đất, nước… Và các nguồn có khả năng tái sinh như rừng, động,

1.2.2. Các khái niệm về môi trường

Đ
ại

1.2.2.1. Khái niệm môi trường và vai trò của môi trường
Điều 3, Luật bảo vệ môi trường 2005 định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu

tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.

Như vậy, môi trường là tổng hợp tất cả điều kiện xung quanh một điểm trong
không gian và thời gian, là tổng hợp tất cả các ngoại lực, ảnh hưởng, điều kiện tác
động lên đời sống, tính chất, hành vi, sự sinh trưởng, phát triển và trưởng thành của
các cơ thể sống.
Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người. Tất cả các
tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức
11


độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa
các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi
trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới
dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân
hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên, chức
năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt
quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.

uế

1.2.2.2. Các thành phần môi trường
Có thể chia ra làm 3 thành phần môi trường chính như sau:

H

- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa học, sinh học
tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu chi phối bởi con người.

tế

- Môi trường xã hội là đồng thể các mối quan hệ giữa các cá thể con người.

- Môi trường nhân tạo bao gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con

h

người tạo nên và chịu sự chi phối bởi con người.

in

1.2.2.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường và tiêu chuẩn môi trường

cK

Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 định nghĩa như sau:
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

họ

- Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan

Đ
ại

nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã được biết đến từ rất lâu là một dự án lớn

của quốc gia. Người dân chờ đợi dự án sớm được triển khai để phát triển khu vực vốn
được xem là những xã nghèo của tỉnh. Do điều kiện tự nhiên khó khăn, phức tạp; cơ sở

hạ tầng vừa thiếu và yếu, lại phải di dời một số lượng lớn các hộ trong khu vực… nên
dự án gặp phải những khó khăn về chi phí hoạt động ảnh hưởng đến tính hiệu quả kinh
tế của dự án. Nên phải đến 3 năm trở lại đây (từ năm 2009) dự án mới được triển khai
thực hiện.

12


Trước khi dự án thực hiện, chủ dự án đã lập báo cáo ĐGTĐMT theo quy định của
luật bảo vệ TNMT, báo cáo đã được Bộ TNMT và Chính phủ phê duyệt năm 2008.
Nhưng hiện nay, khi dự án đã đi vào hoạt động thì trái với những mong đợi của người
dân. Không những người dân không được hưởng lợi mà họ đang phải hứng chịu những
tác động lớn đến môi trường của dự án làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự
nhiên và kinh tế - xã hội trong khu vực. Các giải pháp về môi trường vừa thiếu vừa
không đảm bảo tác dụng đã làm cho môi trường trong khu vực bị ô nhiễm gây ảnh

uế

hưởng không nhỏ đối với người dân.
Đặc điểm hoạt động khai thác khoáng sản nói chung đều gây ra các tác động môi

H

trường và tiềm ẩn những rủi ro, sự cố về môi trường. Mỗi hoạt động khai thác sẽ gây
ra các tác động lên môi trường lên môi trường khác nhau. Đối với hoạt động khai thác

tế

sắt các tác nhân gây ô nhiễm môi trường phát sinh hầu hết ở tất cả các hoạt động. Đặc
điểm hoạt động khai thác sắt nói chung được thể hiện trong bảng 1.


h

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững chung của cả nước và cũng là xu thế

in

chung của các nước trên thế giới thì công tác ĐGTĐMT của bất kỳ một hoạt động phát

cK

triển kinh tế nào cũng hết sức quan trọng. Nó là công cụ hữu hiệu để bảo vệ môi
trường sống của chúng ta hiện nay. Đặc biệt là đối với các dự án có tác động lớn đến
môi trường, và có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước được. Do đó, công

họ

tác ĐGTĐMT phải đánh giá được chính xác các hoạt động gây ô nhiễm để từ đó có

Đ
ại

các biện pháp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất.

13


Bảng 1: Các nguồn ô nhiễm của dự án khai thác sắt nói chung
Stt
1


Các yếu tố gây ô nhiễm,

Các hoạt động của dự án

suy thoái môi trường

Giai đoạn 1: Giai đoạn xây dựng - Trôi lấp chất thải rắn trong quá trình san gạt
cơ bản.

và xây dựng nhà trạm (đất đá do san gạt mặt

- Chuẩn bị mặt bằng và xây dựng bằng, phế thải vật liệu xây dựng, đất đá).
- Ô nhiễm bụi, khí thải do quá trình san gạt

- Xây dựng tuyến băng tải sắt.

và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

uế

các công trình trên mặt bằng.

H

- Lắp ráp thiết bị, máy móc, (CO, SOx, NOx…).

đường dây tải điện, hệ thống cấp - Ô nhiễm tiếng ồn, rung bởi máy thi công.

dựng, nước mưa chảy tràn trên bề mặt.


Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất.

- Bụi, khí độc do hoạt động nổ mìn, khoan,

- Nổ mìn, bốc đất đá.

cK

- Đào, khoan mỏ.

h

bằng.

bốc xúc và đổ thải, vận chuyển sắt…

in

2

tế

nước và thiết bị phụ trợ trên mặt - Nước thải sinh hoạt của công nhân xây

- Chất thải rắn (đất đá thải, rác thải sinh hoạt,
phế liệu, sàng tuyển…).

- Lắp ráp thiết bị trong hầm mỏ.


- Nước thải sinh hoạt, nước thải rửa quặng,

- Khai thác sắt.

nước thải rửa máy móc, trang thiết bị…(có

họ

- Bốc xúc vận chuyển, đổ thải.

chứa dầu, mỡ, tính axit, độ đục lớn…).

- Sữa chữa, bảo dưỡng xe, máy.

- Nguy cơ tích tụ kim loại nặng trong trầm

Đ
ại

- Bốc xúc vận chuyển sắt.

tích mặt và môi trường nước.
- Tiếng ồn, rung do máy móc thi công, vận tải.
- Rác thải sinh hoạt từ nhà ăn, văn phòng (các
sản phẩm có nguồn gốc Plastic, tre, giấy, gỗ…).

3

Giai đoạn3: Giai đoạn đóng cửa mỏ.


- Bụi, khí độc do nổ mìn tháo dỡ, bốc xúc,

- San gạt phục hồi.

vận chuyển đổ thải…

- Tháo dở công trình mặt bằng.

- Tiếng ồn, rung do máy móc thi công, vận tải.

- Bốc xúc vận chuyển, đổ thải.

- Nước thải…

14


CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN KHAI THÁC QUẶNG SẮT MỎ THẠCH KHÊ

2.1. Giới thiệu sơ lược về dự án khai thác sắt Thạch Khê
2.1.1. Lịch sử thăm dò và hình thành dự án
Mỏ quặng sắt Thạch Khê được phát hiện từ những năm 1961-1962 khi lập bản đồ
toàn miền Bắc tỷ lệ 1: 200.000. Từ năm 1976-1985 các chuyên gia Liên Xô và Việt

uế

Nam đã tiến hành thăm dò chi tiết địa chất mỏ. Kết quả thăm dò đã được Hội đồng xét

H


duyệt Trữ lượng Khoáng sản Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐHĐ ngày
12/04/1985 với tổng trữ lượng là 544.080.100 tấn tính đến độ sâu -750m.

tế

Từ năm 1985 đến năm 1997, nhiều tổ chức tư vấn nước ngoài đã được phép tiến
hành các nghiên cứu liên quan đến mỏ Sắt Thạch Khê như:

h

- “Luận chứng Kinh tế-Kỹ thuật Liên hợp luyện kim Nghệ Tĩnh” do Liên Xô lập

in

năm 1985-1985.

- “Báo cáo tiền khả thi khai thác quặng sắt mỏ Thạch Khê” do liên công ty

cK

Krupp-Lohrdo Pacific lập năm 1990-1991.

- “Báo cáo tiền khả thi khai thác quặng sắt Thạch Khê” do các công ty Nhật Bản

họ

lập năm 1991.

- “Báo cáo tiền khả thi khai thác quặng sắt Thạch Khê” do UNIDO lập năm 1992.

- “Báo cáo đánh giá địa chất và chất lượng mỏ quặng sắt Thạch Khê” do Công ty

Đ
ại

tư vấn Kỹ thuật Dr.Otto Gold lập tháng 5/1994.
Mặc dù còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về khả năng khai thác và sử dụng

quặng sắt Thạch Khê nhưng tất cả các nghiên cứu trên đều cho rằng: “Mỏ quặng sắt
Thạch Khê là mỏ quặng sắt có trữ lượng lớn nhất Việt Nam, quặng có hàm lượng sắt
cao (Fe>60%); điều kiện khai thác khó khăn do cấu trúc địa chất mỏ và điều kiện địa
chất thủy văn phức tạp; hàm lượng kẽm cao (Zn ~ 0.07%) so với quặng sắt của một số
nước trên thế giới nên giá trị sử dụng và tính thương mại của quặng sắt Thạch Khê bị
hạn chế”.

15


×