Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo nghị định 67 2003 nđ CP trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.16 KB, 82 trang )


I
THANH HO

TRệN TH
KLTN - 2011

AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KINH T
KHOA KINH T VAè PHAẽT TRIỉN
..... .....


O V MễI TR


NH 67/2003/N
èNH HèNH THU PH B

NG
C
THI
I CễNG
VI N NGHIP

H

NH GI TèNH HèNH THU PH BO V

MễI TRNG I VI NC THI CễNG NGHIP


t

NH GI T

THEO NGH

u

KHOẽA LUN TT NGHIP AI HOĩC

THEO NGH NH 67/2003/N-CP TRấN A BN

in
cK
h

i
i

VINH, TNH NGH AN

Khoùa hoỹc 2007 - 2011

A B

H TH THANH HOI

N THNH PH

-CP TRấN


h

THNH PH VINH, TNH NGH AN


AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KINH T
KHOA KINH T VAè PHAẽT TRIỉN
..... .....

u

KHOẽA LUN TT NGHIP AI HOĩC

H

NH GI TèNH HèNH THU PH BO V

t

MễI TRNG I VI NC THI CễNG NGHIP
THEO NGH NH 67/2003/N-CP TRấN A BN

h

cK

in


h

THNH PH VINH, TNH NGH AN

Giỏo viờn hng dn:
PGS-TS. Bựi Dng Th


i

Sinh viờn thc hin:
H Th Thanh Hoi
Lp: K41 KTTNMT
Niờn khúa: 2007-2011

Khoùa hoỹc 2007 - 2011

ii


Khóa luận tốt nghiệp là một phần quan trọng
thể hiện kết quả học tập nghiên cứu của bản
thân trong những năm ở giảng đường đại học. Để
hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản

uế

thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô
giáo, lãnh đạo cơ quan, gia đình và bạn bè.


H

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo

tế

trong trường Đại học kinh tế Huế đã tận tình
truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho bản thân tôi

h

trong suốt bốn năm học vừa qua. Đặc biệt là

in

thầy giáo: PGS-TS Bùi Dũng Thể, là người trực

cK

tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận này với tất cả lòng nhiệt tình và tinh thần

họ

trách nhiệm.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng
toàn thể các anh, chị ở phòng Kiểm soát ô nhiễm

Đ

ại

của Chi cục bảo vệ môi trường Nghệ An đã nhiệt
tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong suốt thời gian thực tập tại Chi cục.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân
và bạn bè đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện thời gian thực tập có hạn, kiến
thức bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự quan
iii


tâm đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cùng tất
cả các bạn đọc để đề tài được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Đ
ại

họ

cK

in

h


tế

H

uế

Hồ Thị Thanh Hoài

iv


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu ..............................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài......................................3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................5

uế

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................5

H

1.1.1. Khái niệm về nước thải công nghiệp ................................................................5
1.1.2. Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. ......................................................6

tế


1.1.3. Phí và Phí thải....................................................................................................9

h

1.1.4. Cơ sở kinh tế của mô hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công

in

nghiệp.........................................................................................................................10
1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường bằng công cụ thu phí bảo vệ

cK

môi trường đối với nước thải công nghiệp. ..............................................................12
1.1.6. Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với

họ

nước thải ngày 13/06/2003, thông tư 125 /2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12
/2003 và các văn bản liên quan. ................................................................................14
1.1.6.1. Các nguyên tắc và đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước

Đ
ại

thải công nghiệp ....................................................................................................14
1.1.6.2. Mức phí và cách thức thu phí .................................................................15
1.1.6.3. Phân bổ nguồn thu....................................................................................19
1.1.6.4. Mục đích thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp .....20


1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................ 21
1.2.1. Tình hình thu phí của các quốc gia trên thế giới ............................................21
1.2.2. Tình hình thu phí ở Việt Nam .........................................................................24

i


CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC
THẢI CÔNG NGHIỆP THEO NGHỊ ĐỊNH 67/2003/NĐ-CP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN.......................................................................28
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu............................................................................28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................28
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, diện tích ................................................................28
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu .....................................................................................29

uế

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ..................................................................................30
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động...................................................................30

H

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế......................................................................31
2.1.2.3. Tình hình sử dụng đất đai ........................................................................31

tế

2.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng và dịch vụ..........................................................32
2.1.3. Đánh giá tổng quát về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội...............34


h

2.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.......................35

in

2.2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh.......................................................................35

cK

2.2.2. Hiện trạng môi trường doanh nghiệp..............................................................36
2.3. Thực trạng của việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên
địa bàn thành phố Vinh..................................................................................................39

họ

2.3.1. Cách thức, tổ chức thu phí ..............................................................................39
2.3.2. So sánh cơ chế thực thi được đưa ra trong Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày

Đ
ại

13/6/2003 và việc áp dụng trên địa bàn thành phố Vinh..........................................40
2.3.3. Mức phí...........................................................................................................42
2.3.4. Kết quả thu được .............................................................................................42
2.3.5. Ý kiến của doanh nghiệp về Nghị định 67/2003/NĐ-CP ..............................48

2.4. Những khó khăn và thuận lợi trong việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp.............................................................................................................51
2.4.1. Thuận lợi..........................................................................................................51

2.4.2. Khó khăn..........................................................................................................51
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ........................................................54
3.1. Định hướng .............................................................................................................54
ii


3.2. Giải pháp .................................................................................................................54
3.2.1. Giải pháp về quản lý .......................................................................................54
3.2.2. Giải pháp về kinh tế.........................................................................................57
3.2.3. Giải pháp về kĩ thuật .......................................................................................58
3.2.4. Giải pháp về nâng cao nhận thức....................................................................59
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................62
I. KẾT LUẬN ................................................................................................................62

uế

II. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................66

Đ
ại

họ

cK

in

h


tế

H

PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Ý nghĩa



Nghị đinh

CP

Chính phủ

PL-UBTVQH

Pháp luật - ủy ban thường vụ quốc hội

MT

Môi trường

TCCP


Tiêu chuẩn cho phép

UBND

Ủy ban nhân dân

DN

Doanh nghiệp

TP

Thành phố

KH

Kế hoạch

h

tế

H

uế

Ký hiệu

Trách nhiệm hữu hạn


in

TNHH

KCN
CN

họ

XD

Bảo vệ môi trường

cK

BVMT

Khu công nghiệp
Công nghiệp
Xây dựng

GTGT

Giá trị gia tăng

BQ

Bình quân


Đ
ại

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

iv


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Hình 1: Mô hình xác định phí thải ....................................................................................11
Hình 2: Bản đồ thành phố Vinh.........................................................................................29
Hình 3: Sự gia tăng nước thải công nghiệp của thành phố với tổng lượng nước ...........37
thải toàn tỉnh.......................................................................................................................37

uế

Hình 4: Cơ chế thực thi đưa ra của Nghị định 67 .............................................................40

Đ
ại

họ

cK

in


h

tế

H

Hình 5: Cơ chế thực thi áp dụng trên địa bàn thành phố Vinh.........................................41

v


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1: Kết quả tính phí, và chi phí..................................................................................11
Bảng 2: Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng
chất gây ô nhiễm có trong nước thải .................................................................................16
Bảng 3: Bảng thống kê kết quả thu phí nước thải công nghiệp của thành phố Hồ Chí
Minh từ tháng 12/2004 đến tháng 6/2005 .........................................................................25

uế

Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của thành phố Vinh năm 2010. ...........................30

H

Bảng 5: Tình hình phát triển kinh tế của thành phố Vinh trong năm 2010 .....................31
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất của thành phố Vinh trong năm 2010 ..............................32

tế

Bảng 7: Giới thiệu các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp phí trên địa bàn thành phố

Vinh. ...................................................................................................................................35

h

Bảng 8: Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp ở thành phố

in

Vinh (chưa qua xử lý). .......................................................................................................38
Bảng 9: Tải lượng chất ô nhiễm đối với nước thải công nghiệp ......................................38

cK

Bảng 10: Kết quả thu được sau 3 năm 2008, 2009, 2010.................................................43
Bảng 11: Số phí và doanh nghiệp thu được và truy thu trong..........................................47

họ

giai đoạn 2008-2010 ..........................................................................................................47
Bảng 12: Tổng hợp việc triển khai thực hiện Nghị định 67 trên địa bàn thành phố Vinh
trong giai đoạn 2008-2010.................................................................................................48

Đ
ại

Bảng 13: Ý kiến của 25 doanh nghiệp về ưu và nhược điểm về Nghị định 67 ...............49
Bảng 14: Áp lực chính để bảo vệ môi trường theo đánh giá của doanh nghiệp ..............50

vi



TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Ô nhiễm môi trường - vấn đề nóng nhất hiện nay. Quá trình phát triển kinh tế đã
làm suy giảm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là ngành công nghiệp hằng năm đã thải
ra môi trường một lượng chất thải khổng lồ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, một
trong những tác động đó là nước thải công nghiệp.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp là một trong những công cụ

uế

kinh tế chủ yếu được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế tình trạng ô
nhiễm môi trường.

H

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, chất lượng môi trường của nước ta đang bị
suy giảm một cách trầm trọng. Tình hình ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm do nước thải công

tế

nghiệp ngày càng nghiêm trọng hơn tại các thành phố lớn. Việt Nam, phí nước thải được

h

bắt đầu triển khai từ năm 2004 sau khi ban hành Nghị định 67/NĐ-CP năm 2003.

in

Vinh - thành phố của Nghệ An là trung tâm kinh tế chính trị của khu vực Bắc
Trung Bộ. Năm 2004 thành phố đã triển khai thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối


cK

với nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “ Đánh giá tình hình thu phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo nghị định 67/2003/NĐ-CP trên

họ

địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” trong giai đoạn 2008-2010.
Mục tiêu nghiên cứu

Đ
ại

- Đánh giá tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

theo nghị định 67/2003/NĐ-CP trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Nhận định những thuận lợi và khó khăn của việc thu phí theo Nghị định 67 ở

địa bàn thành phố Vinh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mức phí và công tác thu phí tại thành
phố Vinh nói riêng và cả nước nói chung.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu: gồm số liệu sơ cấp và thứ cấp.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.
- Phương pháp chuyên gia.
vii



- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp phân tích so sánh.
Kết quả nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết xây dựng công cụ thu phí nước thải công nghiệp tại
Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng và kết quả của việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh

uế

Nghệ An.
- Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng và kết quả của việc thu phí.

H

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải công nghiệp.

tế

- Đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc thu phí bảo vệ môi

Đ
ại

họ

cK


in

h

trường đối với nước thải công nghiệp trong thời gian tới.

viii


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ô nhiễm môi trường - vấn đề mà cả thế giới hiện nay đang quan tâm và đang tìm
những giải pháp để phòng chống, hạn chế và khắc phục, đặt nó ngang hàng với nhiệm
vụ phát triển kinh tế. Trong một thời gian rất dài con người chỉ chú trọng đến mục tiêu
phát triển kinh tế mà coi nhẹ mục tiêu bảo vệ môi trường. Cùng với quá trình phát triển

uế

kinh tế, chất lượng môi trường sinh thái đã bị suy giảm bằng rất nhiều hoạt động khác
nhau: thải các chất thải độc hại từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người, từ quá

H

trình sản xuất công nghiệp…chưa qua xử lý xung quanh. Đặc biệt là ngành công nghiệp
hằng năm đã thải ra môi trường một lượng chất thải khổng lồ ảnh hưởng rất lớn đến môi

tế

trường, một trong những tác động đó là nước thải công nghiệp. Hậu quả là ngày càng


h

xảy ra tình trạng suy thoái đất, nguồn nước ô nhiễm, và hơn hết là ảnh hưởng nghiêm

in

trọng đến sức khỏe con người. Tại Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển
năm 1992 ở Rio De Raneiro (Braxin), 178 nước đã thông qua các nguyên tắc Rio.

cK

Nguyên tắc Rio 16 chỉ rõ: "Các Chính phủ cần đẩy mạnh áp dụng các chính sách nhằm
nội hóa các yếu tố ngoại ứng môi trường và thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm

họ

phải chi trả". Nguyên tắc này nhằm giải quyết một trong những nguyên nhân sâu xa của
ô nhiễm môi trường là các yếu tố ngoại ứng môi trường (Externalities). Ngoại ứng xuất
hiện khi một quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một cá nhân hay một tổ chức làm

Đ
ại

ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất hay tiêu dùng của những người khác mà không
thông qua giá cả thị trường. Vì có ngoại ứng nên tổng chi phí của việc sản xuất một sản
phẩm cần bao gồm 2 chi phí: chi phí sản xuất trực tiếp ra sản phẩm và chi phí thiệt hại
môi trường do ô nhiễm gây ra. Do vậy, để điều chỉnh hành vi gây ô nhiễm, cần có công cụ
kinh tế gồm thuế và phí để hạn chế các yếu tố ngoại ứng này.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nói chung, nước thải công nghiệp nói
riêng là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở nhiều nước trên thế

giới nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với
những thách thức to lớn về mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với bảo vệ môi
1


trường. Chất lượng môi trường của nước ta đang bị suy giảm một cách trầm trọng. Tình
hình ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm do nước thải công nghiệp ngày càng nghiêm trọng hơn
tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp và khu đông dân đã làm ảnh hưởng đến đời
sống của nhân dân, đến sự phát triển bền vững của đất nước. Chỉ trong một thời gian
ngắn các lực lượng chức năng đã phát hiện ra hàng trăm công ty xả nước thải không qua
hệ thống xử lý xả trực tiếp xuống sông, hồ xung quanh, biến dòng sông này trở thành
dòng sông chết, tiêu biểu là công ty Vedan, công ty nước giải khát Hà Nội -

uế

Habeco..Trước tình hình đó, Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp khác nhau: công cụ về
quản lý, công cụ giáo dục và truyền thông, công cụ kinh tế…nhằm mục đích xử lý, giảm

H

thải ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Việt Nam, phí nước thải được bắt đầu triển khai từ
năm 2004 sau khi ban hành Nghị định 67/NĐ-CP năm 2003. Tuy nhiên, sau gần 6 năm

tế

thực hiện, việc thu phí BVMT đối với nước thải ở nước ta đã bộc lộ nhiều bất cập. Tỷ lệ
thu phí chưa cao, đặc biệt là chưa đạt được mục tiêu giảm xả thải chất ô nhiễm vào nguồn

h


nước do các chủ nguồn thải vẫn tiếp tục gia tăng việc xả thải gây ô nhiễm môi trường nước.

in

Vinh - thành phố của Nghệ An là trung tâm kinh tế chính trị của khu vực Bắc

cK

Trung Bộ, nơi có khu công nghiệp nhiều nhà máy sản xuất kinh doanh lớn đóng góp vào
sự phát triển kinh tế cho thành phố cũng như tỉnh nhà, song bên cạnh đó là vấn đề chưa
có hệ thống xử nước thải gây ô nhiễm môi trường. Trước vấn đề đó, năm 2004 thành

họ

phố đã triển khai thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định
67/2003/NĐ-CP. Trong quá trình thực hiện việc thu phí đã góp phần hạn chế được ô

Đ
ại

nhiễm môi trường đóng góp vào ngân sách nhà nước, song bên cạnh đó còn gặp nhiều
khó khăn trong việc thực hiện thu phí.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “ Đánh giá tình hình thu phí

bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo nghị định 67/2003/NĐ-CP trên
địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” trong giai đoạn 2008-2010.
2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết xây dựng công cụ phí nước thải công nghiệp tại

Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng của việc thu phí nước thải công nghiệp trên địa bàn thành
2


phố Vinh.
- Nhận định những thuận lợi và khó khăn của việc thu phí theo Nghị định 67 ở
địa bàn thành phố Vinh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mức phí và công tác thu phí tại thành
phố Vinh nói riêng và cả nước nói chung.
Đối tượng nghiên cứu
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh.

uế

3. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu

H

Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

tế

+ Số liệu thứ cấp: đã được tôi thu thập ở Chi cục bảo vệ môi trường Nghệ An.
Ngoài ra, những thông tin từ các đề tài đã được công bố, các báo, tạp chí, tài liệu và một

h


số website có liên quan cũng được thu thập.

in

+ Số liệu sơ cấp: đã được tôi thu thập, điều tra phỏng vấn tại các 35 doanh nghiệp

cK

trên địa bàn thành phố Vinh (gồm 25 doanh nghiệp đã thực hiện nộp phí và 10 doanh
nghiệp không nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp), nhằm tìm hiểu
ý kiến của các doanh nghiệp về Nghị định 67. Và khảo sát tình tình hiện trạng môi

họ

trường, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp có và không thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

Đ
ại

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
+ Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu để phân tích các nhân tố ảnh để

đánh giá tình hình thu phí nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh.
+ Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên.
+ Xử lý số liệu bằng Excel.
- Phương pháp chuyên gia
+ Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và
thảo luận với các cán bộ tại Chi cục bảo vệ môi trường, các phường của thành phố và
giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ những thắc mắc, và tìm ra những giải pháp tốt nhất.


3


- Phương pháp hệ thống
+ Phương pháp hệ thống nhằm khái quát định hướng mục tiêu và những giải
pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của việc thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh.
- Phương pháp phân tích so sánh
+ Được sử dụng để phân tích sự giống và khác nhau về mục đích thu phí, mức
thu phí, cách tính phí, quy định sử dụng đồng tiền nộp phí, các biện pháp quản lý và

uế

giám sát tình hình nộp phí nước thải công nghiệp của các doanh nghiệp của các tỉnh,
thành phố trong nước và nước ngoài. Nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho việc thu phí

H

trên địa bàn thành phố Vinh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài

tế

- Về không gian: đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Vinh.
- Về thời gian: nghiên cứu tình hình thu phí nước thải theo Nghị định

Đ
ại


họ

cK

in

h

67/2003/NĐ-CP trong giai đoạn từ 2008-2010.

4


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về nước thải công nghiệp
Theo điều 2 chương I của nghị đinh 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải ngày 13/6/2003 định nghĩa: “nước thải công nghiệp là

uế

nước thải ra môi trường từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm

H

sản, thủy sản”.

Theo lĩnh vực công nghệ: nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong


tế

quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho
sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghệ hoặc hoạt động sinh hoạt của

h

công nhân viên.

in

Theo từ điển bách khoa Việt Nam: nước thải công nghiệp là nước bị thải loại ra
bề mặt sau khi đã qua sử dụng trong công nghiệp (với mục đích khác nhau như làm

cK

lạnh, vệ sinh và sản xuất).

Hay một định nghĩa khác: nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản

là chủ yếu.

họ

xuất) là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp

Các khái niệm trên đều định nghĩa nước thải công nghiệp là nước bị thải ra từ các

Đ
ại


cơ sở sản xuất kinh doanh.
Từ đó ta rút ra được nhận xét nước thải công nghiệp được thải ra từ các công

đoạn sản xuất công nghiệp nên nó chứa rất nhiều chất ô nhiễm như COD, chất rắn lơ
lửng, thủy ngân, chì, arsenic, cadmium, các chất hữu cơ, dầu mỡ… với nồng độ ô nhiễm
khác nhau. Nếu nước thải công nghiệp không được xử lý mà thải ngay ra môi trường thì
sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người (nguyên nhân gây
nên các loại bệnh về hô hấp, về đường ruột, các căn bệnh ung thư…), hủy hoại hệ sinh
thái. Chính vì vậy chúng ta phải có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp trước khi thải
ra môi trường và có công cụ quản lý, công cụ kinh tế, chế tài hợp lý, đủ mạnh để xử lý

5


các cơ sở gây ô nhiễm do thải nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Đồng thời có các
biện pháp hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đầu tư công nghệ để
làm giảm lượng nước thải thải ra môi trường.
1.1.2. Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là những công cụ
chính sách được được sử dụng nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của các hoạt động kinh
tế thường xuyên tác động tới môi trường, ngăn ngừa tác động xấu đến môi trường (các

nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường.

H

Các công cụ kinh tế thường dùng:

uế


cá nhân và tổ chức kinh tế) để tạo ra các tác động ảnh hưởng tới hành vi của các tác

* Thuế tài nguyên

tế

Thuế tài nguyên là một khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với các doanh

Mục đích của thuế tài nguyên là:

h

nghiệp về việc sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất.

in

- Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên.

cK

- Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng.
- Tạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hòa quyền lợi của các tầng lớp dân cư về
việc sử dụng tài nguyên.

họ

Thuế tài nguyên bao gồm một số thuế chủ yếu như thuế sử dụng đất, thuế sử
dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản.


Đ
ại

* Thuế/phí môi trường

Thuế/ phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản

phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế/phí môi trường nhằm hai
mục đích chủ yếu là: Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra
môi trường và tăng nguồn thu cho Ngân sách. Thuế/phí môi trường gồm có:
- Phí thải/thuế ô nhiễm (thuế Pigou):
+ Nhà kinh tế học người Anh Pigou (1877-1959) là người đề xuất loại thuế/phí
này và vì vậy các loại thuế/phí môi trường còn được gọi là thuế/phí Pigou. Ông đã đưa
ra ý tưởng về việc đánh thuế đối với những người gây ô nhiễm. Nguyên tắc đánh thuế
do Pigou nêu ra là: “mức thuế ô nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá
6


trị bằng chi phí ngoại ứng do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối
ưu xã hội ”. Để đạt được mức độ tối ưu trong việc hạn chế ô nhiễm bằng việc áp dụng
thuế/phí, cần tuân thủ 2 nguyên tắc sau: tất cả các đơn vị của chất gây ô nhiễm (các đơn
vị trên và dưới tiêu chuẩn) chịu chung một mức phí, tất cả đối tượng xả thải trả chung
một mức phí đối với một đơn vị xả thải.
- Các loại phí khác:
+ Phí sử dụng

uế

+ Thuế đối với sản phẩm gây ô nhiễm
* Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng


H

+ Phí quản lý môi trường

Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng loại thị trường trong đó hàng hóa là các

tế

giấy phép xả thải. Đơn vị cung cấp giấy phép do cơ quan quản lý môi trường cấp (căn
cứ vào mục đích môi trường), đường cung là một đường thẳng đứng. Hình thức phân

h

phối giấy phép có thể cấp miễn phí hoặc bán đấu giá. Thị trường này vận hành theo quy

in

luật cung cầu và nguyên lý cơ bản của thị trường giấy phép thải là việc đặt ra giới hạn

cK

tối đa về lượng chất thải ở mức thống nhất với chỉ tiêu môi trường tại một vùng hay khu
vực cụ thể. Khi tổng lượng thải cho phép thấp hơn lượng thải mà các đơn vị hoạt động
trong vùng muốn thải thì sẽ tạo nên sự khan hiếm về quyền được thải và làm cho nó có

họ

giá ở thị trường này. Doanh nghiệp sẽ mua giấy phép xả thải khi mà chi phí mua giấy
phép nhỏ hơn chi phí giảm thải và ngược lại.


Đ
ại

* Hệ thống đặt cọc, hoàn trả
Đặt cọc, hoàn trả được sử dụng trong hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách

quy định các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường
phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng, nhằm bảo đảm cam kết sau khi
tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn
vị thu gom phế thải hoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc
tiêu hủy theo cách an toàn đối với môi trường. Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ
nhận lại khoản đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại.
* Quỹ môi trường
Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết kế để nhận được tài
7


trợ vốn từ nhiều nguồn khác nhau, và từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ quá trình
thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường. Nguồn thu cho
quỹ môi trường có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.
* Nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái là nhãn hiệu của Nhà nước sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi
trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng sản phẩm đó, từ đó
sẽ khuyến khích:

uế

- Người tiêu dùng tăng số lượng các sản phẩm tiêu dùng thông qua việc dán nhãn
sinh thái.


H

- Khuyến khích các doanh nghiệp phấn đấu để sản xuất sạch hơn nhằm tăng hiệu
quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tăng hiệu quả bảo vệ môi trường cho

tế

xã hội.
* Trợ cấp môi trường

h

Trợ cấp môi trường là công cụ nhằm giúp đỡ các ngành công - nông nghiệp và

in

các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện khi tình trạng ô nhiễm

cK

môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng
được đối với việc xử lý ô nhiễm. Trợ cấp còn nhằm khuyến khích các cơ quan nghiên
cứu và triển khai các công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường hoặc các công nghệ xử

họ

lý ô nhiễm. Tuy nhiên, trợ cấp có thể gây ra sự không hiệu quả. Các nhà sản xuất có thể
đầu tư quá mức vào kiểm soát và xử lý ô nhiễm (làm giảm ô nhiễm nhiều hơn so với


Đ
ại

mức tối ưu cũng là không hiệu quả).
Vì vậy trợ cấp môi trường chỉ có thể thực hiện trong một khoảng thời gian cố

định với một chương trình có hoạch định và kiểm soát rõ ràng.
* Ký quỹ môi trường
Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm
năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường: yêu cầu các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất
kinh doanh trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư phải ký gửi một khoản tiền tại
ngân hàng hay tổ chức tín dụng, nhằm bảo đảm sự cam kết về thực hiện các biện pháp
để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường.

8


1.1.3. Phí và Phí thải
* Phí
- Phí là một dạng của thuế pigou, là loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế
người sản xuất. Để xác định mức phí người ta căn cứ vào chi phí cần thiết để làm giảm
một đơn vị ô nhiễm.
- Pháp lệnh về phí và lệ phí của Uỷ Ban thường Vụ Quốc hội khóa 10 (số
38/2001 PL-UBTVQH 10 ngày 28/8/2001) qui định: “phí là khoản tiền mà tổ chức, cá

uế

nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong
danh mục thu phí”.


H

Danh mục phí thuộc lĩnh vực môi trường được quy định tại mục A. Khoản 10
pháp lệnh gồm 11 khoản trong đó các loại phí liên quan tới môi trường như sau:

tế

+ Phí bảo vệ môi trường.

+ Phí vệ sinh.

in

+ Phí phòng chống thiên tai.

h

+ Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

cK

+ Phí sử dụng an toàn bức xạ.
+ Phí thẩm định an toàn bức.

Riêng phí bảo vệ môi trường được tại nghị định số 57/2002 NĐ-CP ngày

họ

3/6/2002 của chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí quy định thành
6 loại như sau.


Đ
ại

+ Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
+ Phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụng than đá và các

nguyên liệu khác.

+ Phí bảo vệ môi trường với chất thải rắn.
+ Phí bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn.
+ Phí bảo vệ môi trường đối với sân bay, nhà ga bến cảng, phí bảo vệ môi trường

với việc khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản khác.
Như vậy phí bảo vệ môi trường nói chung và phí nước thải nói riêng có thể hiểu
là một khoản nghĩa vụ tài chính mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi được hưởng một
dịch vụ về môi trường. Có thể nói đây là một công cụ quản lý cần thiết cho các nhà
9


hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý nhằm đạt được các mục tiêu môi
trường. Và đây cũng là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các tổ chức và là một nhu cầu tất
yếu của xã hội nhằm bảo vệ môi trường.
* Phí thải
- Lĩnh vực kinh tế: phí thải là những khoản tiền mà người gây ô nhiễm phải trả
theo quy định của cơ quan chức năng và tùy theo lượng thải thực tế thải vào môi trường.
- Lĩnh vực quản lý: phí thải là khoản thu của ngân sách nhằm bù đắp một phần

uế


chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý
hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp phí.

H

Từ các định nghĩa trên ta rút ra được nhận xét: việc xác định phí thải đều dựa
trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và nó là một khoản tiền bổ sung vào

tế

ngân sách nhằm mục đích thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực môi trường như phòng
chống, khắc phục ô nhiễm, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm…Và việc thu phí là một

h

hoạt động rất cần thiết để bảo vệ môi trường.

in

1.1.4. Cơ sở kinh tế của mô hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

* Phí thải

cK

công nghiệp

Phí thải là những khoản tiền mà người gây ô nhiễm phải trả theo quy định của cơ

họ


quan chức năng và tùy theo lượng thải thực tế thải vào môi trường.
Công thức tính phí:

Đ
ại

F=f*W

Trong đó:

- F là số phí phải nộp.
- f là mức phí do cơ quan chức năng quy định.
- W là lượng chất thải.
Mô hình để xác định mức phí thải là mô hình ô nhiễm tối ưu và nó là cơ sở kinh

tế để xác định mức phí thải.
Xét hoạt động sản xuất gây ra ngoại ứng tiêu cực với hàm chi phí thiệt hại cận
biên là MDC. Bên cạnh hoạt động sản xuất, doanh nghiệp đầu tư xử lý ô nhiễm với hàm
chi phí giảm thải cận biên là MAC.
10


Phí thải
MAC
MDC
f
f

W0


b
WP

W*

W (Lượng thải)

H

0

c
c

uế

a

d

tế

Hình 1: Mô hình xác định phí thải

Trục hoành cho biết lượng thải mà doanh nghiệp thải ra môi trường.

h

Trục tung là mức phí trên mỗi đơn vị thải.


in

Tại WP, chi phí doanh nghiệp bỏ ra để giảm bằng không, nhưng chi phí mà doanh

cK

nghiệp áp đặt cho xã hội là lớn nhất.

Tại W0, tương ứng với chi phí giảm thải của doanh nghiệp là lớn nhất.
Tại W*, được xác định bởi MDC = MAC thì chi phí giảm thải của doanh nghiệp

họ

và của xã hội là nhỏ nhất.
Thật vậy ta có:

Đ
ại

- TAC : Tổng chi phí giảm thải.
- F : Tổng số phí phải nộp.
- TEC : Tổng chi phí doanh nghiệp phải nộp (TEC = TAC + F).
Dựa vào đồ thị ta xác định được:
Bảng 1: Kết quả tính phí, và chi phí.
TAC

F

TEC


WP

0

a+b+c+d

a+b+c+d

W0

b+c+d+f

0

b+c+d+f

W*

b

c +d

b + c +d

11


Như vậy MAC và MDC cắt nhau tại W* thì đạt được tối ưu xã hội và tối ưu
doanh nghiệp.

 W* gọi là mức thải tối ưu.
 Với MAC = MDC = f là mức phí tối ưu.
Và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sẽ căn cứ vào mức thải tối ưu này
để định ra phí thải cho các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức phí và khả năng giảm thải của mình để

uế

quyết định mức thải sao cho tiết kiệm chi phí giảm thải nhất.
1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường bằng công cụ thu phí bảo vệ

H

môi trường đối với nước thải công nghiệp.

* Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả (PPP - Polluter Pays Principle)

tế

Nguyên tắc này bắt nguồn từ các sáng kiến do Tổ chức hợp tác kinh tế và phát
triển (OECD) đề ra vào các năm 1972 và 1974. PPP “tiêu chuẩn” năm 1972 cho rằng,

h

các tác nhân gây ra ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng

in

chống ô nhiễm. PPP “mở rộng” năm 1974 chủ trương rằng, các tác nhân gây ra ô nhiễm


cK

ngoài việc phải tuân thủ các chi phí tiêu chuẩn đối với việc gây ra ô nhiễm, còn phải bồi
thường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm này gây ra. Tóm lại, theo nguyên tắc
PPP thì người gây ra ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp

họ

làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện, nhằm đảm bảo cho môi trường ở
trong trạng thái có thể chấp nhận được.

Đ
ại

Nguyên tắc PPP xuất phát từ những luận điểm của Pigou về nền kinh tế phúc lợi
với nội dung quan trọng nhất đối với một nền kinh tế lý tưởng là giá cả các loại hàng
hóa và dịch vụ có thể phản ánh đầy đủ các chi phí xã hội, kể cả chi phí môi trường (bao
gồm chi phí chống ô nhiễm, khai thác tài nguyên và những dạng ảnh hưởng khác tới môi
trường). Giá cả phải phản ánh đúng những chi phí sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ. Nếu không, sẽ dẫn đến việc sử dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm
cho ô nhiễm càng nghiêm trọng hơn so với mức tối ưu đối với xã hội. Việc buộc nguời
gây ô nhiễm phải trả tiền là một trong những cách tốt nhất để làm giảm bớt các tác động
của ngoại ứng gây ra làm thất bại thị trường.

12


Hiện nay nguyên tắc PPP đã trở thành nguyên tắc chung của việc quốc tế hoá chi
phí môi trường: đối tượng gây ra ô nhiễm phải chịu toàn bộ các chi phí để bù đắp thiệt
hại môi trường gây ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Về phía người tiêu dùng cũng phải gánh chịu một phần chi phí - chi phí này sẽ
được tính vào giá thành sản phẩm. Điều này góp phần hạn chế việc tiêu thụ những sản
phẩm hàng hóa có khả năng gây ô nhiễm cao.
* Nguyên tắc cưỡng chế

uế

Nguyên tắc cưỡng chế là một loạt những hành động mà Chính phủ hoặc các pháp
nhân khác thực hiện để đảm bảo các quy định được tuân thủ và để điều chỉnh hoặc chấm

H

dứt những hành động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Hoạt động
cưỡng chế của Chính phủ bao gồm:

tế

- Thanh tra để xác định mức độ tuân thủ của đối tượng được điều chỉnh và để
phát hiện những hành vi vi phạm.

h

- Thảo luận với các cá nhân hoặc giám đốc các cơ sở không tuân thủ quy định nhằm

in

xây dựng những kế hoạch và biện pháp được nhất trí chung để tuân thủ các quy định đó.

cK


- Các biện pháp pháp lý trong trường hợp cần thiết để đôn đốc mọi người tuân thủ
quy định và áp đặt những hậu quả đối với những hành vi, vi phạm pháp luật hoặc những
hành vi đe dọa sức khỏe cộng đồng hoặc chất lượng môi trường.

họ

Nguyên tác cưỡng chế môi trường có một ý nghĩa quan trọng:
- Đảm bảo sức khỏe cộng đồng và môi trường: sự tuân thủ quy định là yếu tố

Đ
ại

quyết định việc đạt được những mục tiêu bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng mà
các luật môi trường đã đề ra. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ được sức khỏe cộng đồng nếu
những quy định môi trường có hiệu quả và để đạt được hiệu quả đó cần có những chính
sách cưỡng chế thi hành.
- Để xây dựng và củng cố lòng tin vào các quy định môi trường: để đạt được hiệu
quả, các quyết định môi trường và các cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện
chúng phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Hoạt động cưỡng chế có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc xây dựng lòng tin vào các quy định và thể chế môi trường. Khi
lòng tin vào luật pháp càng lớn thì mức độ tuân thủ luật pháp càng cao và nỗ lực bảo vệ
môi trường của Chính phủ càng được nhìn nhận nghiêm túc hơn.
13


×