Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tìm hiểu phương pháp tính phí nước thải và đề xuất mức phí nước thải sinh hoạt tại phường thuận thành thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.58 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN


tế

H

uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ NƯỚC THẢI VÀ

h

ĐỀ XUẤT MỨC PHÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI

Đ
ại

họ

cK

in

PHƯỜNG THUẬN THÀNH – THÀNH PHỐ HUẾ

TRẦN XUÂN BIN



Khóa học 2007 - 2011

1


uế

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự phấn

H

đấu của bản thân, Tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu.

Trước hết Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục BVMT tỉnh Thừa

tế

Thiên Huế đã tạo điều kiện để Tôi được đến thực tập trong suốt bốn tháng từ
tháng 1 đến tháng 4 năm 2011. Cảm ơn Trưởng phòng và Anh/Chị trong

h

phòng tổng hợp của Chi cục BVMT đã tận tình giúp đỡ. Trong thời gian thực

in

tập Tôi đã gặp không ít khó khăn cũng như thuận lợi từ rất nhiều phía. Cảm ơn

cK


Chi cục BVMT tỉnh Thừa Thiên Huế đã tận tình giúp đỡ, cung cấp số liệu và
thông tin cần thiết để Tôi hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Tôi cũng rất biết ơn Thầy hướng dẫn Tiến sĩ Trần Văn Giải Phóng.

họ

Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và những lời động viên giúp Tôi rất
nhiều để bài báo cáo này được hoàn thành tốt.

Đ
ại

Sau cùng Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình

cùng tất cả bạn bè đã động viên giúp Tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi chân thành biết ơn những người đã giúp Tôi hoàn thành tốt bài báo cáo

này.

2


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 9
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 10
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 10
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 10


uế

4.1. Phạm vi nội dung ............................................................................................ 10
4.2. Phạm vi không gian ........................................................................................ 10

H

4.3. Phạm vi thời gian ............................................................................................ 10
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 10

tế

5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ........................................................... 11
5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê........................................... 11

h

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................... 12

in

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ MÔI

cK

TRƯỜNG VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG......................................................... 12
1.1. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ............................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm môi trường.................................................................................. 12


họ

1.1.1.1. Môi trường .............................................................................................. 12
1.1.1.2. Chức năng của môi trường ..................................................................... 13
1.1.2. Khái niệm quản lý môi trường..................................................................... 14

Đ
ại

1.1.3. Mục tiêu quản lý môi trường ....................................................................... 14

1.2. PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG........................................................................... 15
1.2.1. Khái niệm phí BVMT .................................................................................. 15
1.2.2. Căn cứ thực hiện phí BVMT ....................................................................... 16
1.2.2.1. Căn cứ vào lý thuyết xác định mức thải và phí xả thải........................... 16
1.2.2.2. Căn cứ trên nguyên tắc PPP.................................................................... 17
1.2.2.3. Căn cứ trên nguyên tắc BPP ................................................................... 18
1.3. PHÍ NƯỚC THẢI .............................................................................................. 19
1.3.1. Khái niệm và phân loại nước thải ................................................................ 19

3


1.3.1.1. Khái niệm nước thải................................................................................ 19
1.3.1.2. Phân loại nước thải ................................................................................. 19
1.3.1.2.1. Nước thải sinh hoạt .......................................................................... 19
1.3.1.2.1. Nước thải công nghiệp ..................................................................... 19
1.3.2. Kinh nghiệm thực hiện phí BVMT ở một số quốc gia ................................ 19
1.3.2.1. Phương pháp tính phí nước của các nước OECD................................... 20
1.3.2.2. Phương pháp tính phí nước thải ở các nước đang phát triển .................. 20


uế

1.3.3. Tính tất yếu của việc tính phí nước thải ...................................................... 22

H

1.3.4. Phương pháp luận cho việc tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp............................................................................................................ 24
1.3.5. Các phương pháp tiếp cận tính phí nước thải .............................................. 26

tế

1.3.5.1. Tính phí dựa vào tổng lượng nước thải .................................................. 26
1.3.5.2. Tính phí dựa vào đặc tính của các chất gây ô nhiễm.............................. 26

h

1.3.5.3. Tính phí dựa vào hàm lượng các chất gây ô nhiễm................................ 27

in

1.3.5.4. Tính phí dựa vào hệ số chịu tải môi trường............................................ 27

cK

1.3.5.5. Tính phí dựa vào chi phí biên bỏ ra lắp đặt hệ thống giảm thải ............. 27
1.3.5.6. Tính phí dựa vào giá trị ước tính tác hại do một đơn vị chất thải gây ra 28
1.3.5.7. Tính phí dựa vào tiêu chuẩn môi trường ................................................ 28


họ

1.4. MÔ HÌNH TÍNH PHÍ BVMT ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI VIỆT NAM................ 28
1.4.1. Xác định mức phí bằng công thức tính phí tổng quát ................................. 28

Đ
ại

1.4.2. Phân tích các hệ số trong công thức tổng quát ............................................ 29
1.4.3. Phương pháp tính phí nước thải theo Nghị định 67 của Chính Phủ ............ 35

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT MỨC PHÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THUẬN THÀNH – THÀNH PHỐ HUẾ ................. 39
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI PHƯỜNG THUẬN THÀNH.................... 39
2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 39
2.1.2. Điều kiện xã hội........................................................................................... 40
2.2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM VÀ THU PHÍ NƯỚC THẢI Ở THÀNH PHỐ HUẾ . 41
2.2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Thành Phố Huế ............................ 41
2.2.2. Thực trạng quản lý môi trường nước ở Thành Phố Huế ............................. 45

4


2.3. KHẢO SÁT, ĐỀ XUẤT MỨC PHÍ NƯỚC THẢI TẠI PHƯỜNG THUẬN
THÀNH – THÀNH PHỐ HUẾ ................................................................................ 48
2.3.1. Khảo sát áp dụng mức phí nước thải tại phường Thuận Thành .................. 48
2.3.2. Giả định áp dụng một mức phí nước thải mới tại phường Thuận Thành .... 50
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ NƯỚC
THẢI TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ......................................... 51
3.1. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VIỆC THU PHÍ THEO CÔNG THỨC ĐỀ XUẤT

ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÍ BVMT ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI ....................... 51

uế

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ BVMT TRONG VIỆC
THU PHÍ NƯỚC THẢI ............................................................................................ 52

H

3.2.1. Đối với Chi Cục BVMT .............................................................................. 52
3.2.2. Đối với chính quyền địa phương ................................................................. 53

tế

3.2.3. Đối với người dân phường Thuận Thành .................................................... 53

h

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 55
1. Kết luận ................................................................................................................. 55

in

2. Kiến nghị ............................................................................................................... 56

Đ
ại

họ


cK

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 57

5


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.2: Phí ô nhiễm và khuyến khích xử lý ô nhiễm.............................................. 16
Sơ đồ 3.3: Hệ thống kinh tế và hệ thống hỗ trợ sự sống .............................................. 23

uế

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.2.1: Hệ số đặc trưng của nền kinh tế................................................................ 31

H

Bảng 4.2.2: Hệ số chịu tải môi trường ......................................................................... 32

tế

Bảng 4.2.3: Xuất phí đã áp dụng ở các nước OECD và các nước ASEAN ................. 33
Bảng 4.3.1: Mức phí đối với từng chất có trong nước thải. ......................................... 36
Bảng 4.3.2: Mức phí đối với từng môi trường tiếp nhận ............................................. 36

h

Bảng 4.3.2: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm


in

trong nước mặt.............................................................................................................. 37
Bảng 3.2.3.1: Tổng số doanh nghiệp nộp phí BVMT .................................................. 48

Đ
ại

họ

cK

Bảng 3.2.3.2: Một số doanh nghiệp nộp phí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.......... 48

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

:

Trách nhiệm hữu hạn

MT&CTĐT

:

Môi trường và Công trình đô thị


UBND

:

Ủy ban nhân dân

VSMT

:

Vệ sinh môi trường

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

TTH

:

Thừa Thiên Huế

Đ
ại

họ

cK


in

h

tế

H

uế

TNHH

7


TÓM TẮT

Thu phí bảo vệ môi trường đối với các chất gây ô nhiễm là một công cụ quản lý
được các nhà quản lý môi trường Việt Nam quan tâm nhiều trong những năm gần đây.
Việc xây dựng một chiến lược thích hợp để triển khai có hiệu quả các chương trình
này vì vậy rất cần thiết.
Nước là nhu cầu tất yếu của mọi sinh vật. Không có nước cuộc sống trên trái đất

uế

không thể tồn tại được. Hàng ngày trung bình mỗi người cần từ 3-10 lít đáp ứng cho
nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Trong sinh hoạt nước cấp dùng đáp ứng nhu

H


cầu sinh hoạt ăn uống, vệ sinh, các họat động giải trí, và các họat động công cộng như
cứu hỏa, phun nước, tưới đường…còn trong công nghiệp, nước cấp được dùng cho

tế

quá trình làm lạnh, sản xuất thực phẩm như đồ hộp, nước giải khát, rượu… Hầu như

thay thế được trong sản xuất.

h

mọi ngành công nghiệp đều sử dụng nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không gì

in

Đề tài tìm hiểu thực trạng và quản lý chất lượng môi trường trên địa bàn Thành

cK

Phố Huế. Từ đó tìm hiểu cách thức tính phí nước thải dựa vào công thức tổng quát và
Nghị định 67/2003NĐ-CP. Khảo sát và đề xuất mức phí nước thải sinh hoạt tại
Phường Thuận Thành – Thành Phố Huế.

họ

Đề tài đã sử dụng các phương pháp phục vụ cho mục đích nghiên cứu nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.

Đ

ại

- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê.

8


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam hiện nay có thể nói rằng vấn đề môi trường đã là một vấn đề thời sự
nóng bỏng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày nay cùng với
sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu đòi hỏi chúng ta phải có những nổ lực phát
triển, để nhanh chóng thoát ra khỏi đói nghèo, đưa nền kinh tế bắt kịp mặt bằng chung

uế

của khu vực và thế giới. Tuy nhiên cùng với những nổ lực phát triển đó là vấn đề môi

H

trường đang bị đe doạ nghiêm trọng, lợi ích kinh tế đã làm lu mờ đi ý thức bảo vệ môi
trường đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay.

tế

Nước là nhu cầu tất yếu của mọi sinh vật. Không có nước cuộc sống trên trái đất
không thể tồn tại được. Hàng ngày trung bình mỗi người cần từ 3-10 lít đáp ứng cho


h

nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Trong sinh hoạt nước cấp dùng đáp ứng nhu

in

cầu sinh hoạt ăn uống, vệ sinh, các họat động giải trí, và các họat động công cộng như
cứu hỏa, phun nước, tưới đường…còn trong công nghiệp, nước cấp được dùng cho

cK

quá trình làm lạnh, sản xuất thực phẩm như đồ hộp, nước giải khát, rượu… Hầu như
mọi ngành công nghiệp đều sử dụng nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không gì

họ

thay thế được trong sản xuất. Tùy thuộc vào mức độ phát triền công nghiệp và mức
sinh hoạt cao thấp của mọi cộng đồng mà nhu cầu về nước cấp với số lượng và chất
lượng khác nhau.

Đ
ại

Ngày nay với sự phát triển của công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số nguồn

nước càng ngày bị ô nhiễm và cạn kiệt…Vì thế con người cần phải biết cách xử lý các
nguồn nước cấp để đáp ứng cả về chất lượng lẫn số lượng cho sinh hoạt hằng ngày và
sản xuất công nghiệp.
Hiện nay phí thu nước thải của Việt Nam còn rất thấp (không quá 10% giá bán

nước sạch sinh hoạt-Nghị định 67/2003NĐ-CP), chỉ có tăng phí nước thải mới góp
phần bảo vệ và cải thiện được chất lượng nước. Vấn đề được đặt ra là phải tăng phí
bao nhiêu. Đề tài này tìm hiểu phương pháp tính phí và chọn phường Thuận Thành –
thành phố Huế là nơi có nhiều điểm ô nhiễm nguồn nước do chất thải sinh hoạt làm địa

9


bàn khảo sát mức phí nước thải trong việc quản lý môi trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hệ thống thu phí và cách tính phí nước thải.
Tìm hiểu mức độ hiểu biết của người dân về phí nước thải, và từ đó đề xuất một
mức phí đối với nước thải sinh hoạt trong công tác bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu tìm hiểu mức thu phí nước thải trên địa bàn thành phố Huế, và hiệu
quả của việc thu phí nước thải góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

uế

Đưa ra các giải pháp, đề xuất, kiến nghị giúp các cơ quan chuyên môn có phương
pháp ứng dụng khoa học hơn, tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn đối với việc quản lý, giám

H

sát chất lượng nước thải sinh hoạt.
3. Đối tượng nghiên cứu

tế

Hệ thống phí đối với nước thải công nghiệp, cách thức xây dựng công thức tính phí.
Người dân phường Thuận Thành xã nước thải sinh hoạt ra môi trường xung quanh.


in

trên địa bàn thành phố.

h

Các quy định liên quan đến mức thu phí nước thải và quản lý môi trường nước

nghiên cứu.

cK

Cộng đồng cũng như chính quyền địa phương bị ảnh hưởng xung quanh khu vực

4. Phạm vi nghiên cứu

họ

4.1. Phạm vi nội dung

Đề tài này tập trung nghiên cứu hệ thống thu phí nước bảo vệ môi trường.

Đ
ại

Khảo sát mức phí nước thải đối với các hộ gia đình phường Thuận Thành – thành
phố Huế.

4.2. Phạm vi không gian

Nghiên cứu tập trung vào mô hình tính phí nước thải và người dân phườn Thuận

Thành – Thành phố Huế.
4.3. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 12/2010 đến tháng 4/2011.

5. Phương pháp nghiên cứu

10


5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
+ Các báo cáo liên quan.
+ Giáo trình, tạp chí,website…
- Số liệu sơ cấp:
Việc thu thập số liệu được tiến hành dựa trên cơ sở việc khảo sát thực tế, điều tra
bảng hỏi. Cụ thể:

uế

+ Phương pháp lấy mẫu: 40 hộ gia đình chọn ngẫu nhiên của phường thuận Thành.
+ Hình thức điều tra: phỏng vần trực tiếp nhân viên nhà máy cấp thoát nước và

H

đại diện hộ gia đình.
+ Số lượng mẫu điều tra: 40 mẫu.

tế


5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê

Đ
ại

họ

cK

in

phần mềm ứng dụng Word, Excel…

h

Kết quả điều tra sẽ được xử lý, tổng hợp và phân tích trên máy tính dựa trên các

11


PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

uế

1.1.1. Khái niệm môi trường

1.1.1.1. Môi trường

H

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,

tế

phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của
Việt Nam).

h

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

in

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh

cK

học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất,
nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng

họ

cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để


Đ
ại

giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật

lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc,
Hiệp hội các nước, Quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm,
các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của
con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát
triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả
các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô
tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...

12


Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các
nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ:
Môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp
học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường... Môi trường của tổ chức xã hội như Đoàn,

uế

Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn,

chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp

H

với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và

tế

phát triển.
1.1.1.2. Chức năng của môi trường

h

Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

in

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.

xuất của con người.

cK

- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản

- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc

họ


sống và hoạt động sản xuất của mình.

- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người

Đ
ại

và sinh vật trên trái đất.

- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực

và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình
bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác
như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức
không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian
sống mất đi khả năng tự phục hồi.

13


1.1.2. Khái niệm quản lý môi trường
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường.
Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm hai nội dung
chính: quản lý nhà nước về môi trường và quản lý các doanh nghiệp, khu vực dân cư
về môi trường. Trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả
của hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000) và bảo vệ sức
khỏe của người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt


uế

động sản xuất. Phân tích một số định nghĩa, có thể thấy quản lý môi trường là tổng hợp
các biện pháp thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người, với mục

H

đích chính là giữ hài hòa quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu con
người và chất lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất -

tế

“phát triển bền vững”.

Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luậ pháp, chính

h

sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục… Các biện pháp này có

in

thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra.

cK

Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia,
tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,…
1.1.3. Mục tiêu quản lý môi trường


họ

Mục tiêu quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho sự cân bằng giữa
kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, phát triển kinh tế xã hội tạo ra

Đ
ại

tiềm lực kinh tế để BVMT, còn BVMT tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới
cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia,
mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng
đối với mỗi quốc gia.
Theo chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính Trị, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam, một số mục tiêu cụ thể của công tác quản lý môi trường Việt Nam hiện
nay là:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, phát sinh trong các
hoạt động sống của con người.

14


- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trường, ban hành các chính
sách về phát triển kinh tế xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi
hành luật BVMT.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa
phương, công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ về môi trường.
- Phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững được hội nghị Rio92 thông qua.

uế


- Xây dụng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, các vùng lãnh
thổ riêng biệt.

H

1.2. PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Khái niệm phí BVMT

tế

Phí BVMT là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường
xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính

h

của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế, ví dụ như phí xử lý nước thải, khí

in

thải, chôn lấp và phục hồi môi trường trên bãi rác,… Phí môi trường có vai trò quan

cK

trọng nhất trong kiểm soát ô nhiễm công nghiệp. Phí môi trường được tính dựa vào:
lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường, mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm,
tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hóa, lợi nhuận của doanh nghiệp.

họ


Khác với thuế môi trường, phần thu của phí môi trường chỉ được chi cho các hoạt
động bảo vệ môi trường. Dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể tổng hợp thành sơ

Đ
ại

đồ sau:

Các loại phí bảo vệ môi trường:
- Phí ô nhiễm đánh vào nguồn gây ô nhiễm.
- Phí ô nhiễm đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm.
- Phí đánh vào người sử dụng.

15


1.2.2. Căn cứ thực hiện phí BVMT
1.2.2.1. Căn cứ vào lý thuyết xác định mức thải và phí xả thải
Về lý thuyết, phí xả thải có một số ưu điểm:
- Khuyến khích cơ sở sản xuất đầu tư giảm ô nhiễm liên tục với chi phí thấp hơn.
- Kích thích cơ sở sản xuất đầu tư vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới.
- Tạo ra thu nhập để tài trợ và nâng cao các hoạt động giám sát và cưỡng chế
thực hiện.

uế

- Ngoài ra, các phí xả thải có thể bù đắp, ít nhất là một phần cho các phí tổn
không được thanh toán như chi phí môi trường phát sinh từ những chất ô nhiễm trong

họ


cK

in

h

tế

H

mức nước thải cho phép tuy nhiên vẫn gây tổn hại cho môi trường xung quanh.

Đ
ại

Đồ thị 2.2: Phí ô nhiễm và khuyến khích xử lý ô nhiễm

Phí phát thải cũng có một số hạn chế:
- Doanh nghiệp có khuynh hướng thích kiểm soát ô nhiễm thông qua các tiêu

chuẩn hơn là thông qua hệ thống lệ phí vì việc trả phí sẽ làm cho chi phí sản xuất của
doanh nghiệp tăng lên.
- Phí được doanh nghiệp tính vào giá thành sản phẩm, điều này có thể dẫn đến
việc mà các nhà kinh tế học gọi là phân phối thụt lùi.
- Việc quy giá trị bằng tiền cho các tổn thất gây ra bởi ô nhiễm thường khó được
chấp nhận.

16



- Việc định ra mức phí bằng với chi phí biên thiệt hại do ô nhiễm gây ra sẽ rất
phức tạp vì mức độ gây tổn thất của mỗi nguồn ô nhiễm đối với môi trường xung
quanh không đồng nhất như nhau. Điều này lại có thể dẫn đến cạnh tranh giảm phí
giữa các khu vực vì mục tiêu phát triển kinh tế và vì vậy làm tổn hại đến nổ lực cải
thiện môi trường tại một số vùng.
- Cơ quan quản lý của chính quyền địa phương thường không đủ mạnh để xử lý
các quy hoạnh, phân tích, cũng như giám sát cưỡng chế thi hành hay giải quyết các

uế

tranh chấp thương lượng liên vùng phức tạp có liên quan đến hệ thống phí.
Chế độ phí được thiết kế để tăng nguồn thu ngân sách sử dụng vào mục đích

H

cung cấp tài chính cho hoạt động bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Do vậy,
phần thu nhập từ phí phần lớn được dành cho các mục đích bảo vệ môi trường cụ thể

tế

hơn là đóng góp chung vào tổng nguồn thu ngân sách nhà nước.
1.2.2.2. Căn cứ trên nguyên tắc PPP

h

Theo định nghĩa chính thức khởi xướng đầu tiên bởi khối OECD, nguyên tắc

in


“người gây ô nhiễm phải trả” là “nguyên tắc được dùng để phân bổ chi phí cho các

cK

biên pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nhằm khuyến khích việc sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên khan hiếm và tránh làm ảnh hưởng tới đầu tư và thương mại quốc
tề” (OECD, 1975). Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” được hiểu là những

họ

người gây ô nhiễm phải chịu các chi phí thực hiện các biện pháp kiểm soát và ngăn
ngừa ô nhiễm được quyết định bởi cơ quan có chức tránh của chính quyền nhằm đảm

Đ
ại

bảo môi trường trong trạng thái chấp nhận được.
Theo định nghĩa của PPP, người ô nhiễm phải trả cũng hàm ý là không chỉ có

phương tiện thuế và phí được sử dụng để thực hiện PPP. Sự chi trả bởi người gây ô
nhiễm có thể diễn đạt như bất cứ trách nhiệm tài chính nào của người gây ô nhiễm với
các biện pháp xử lý ô nhiễm. Ngay khi người gây ô nhiễm buộc phải thực hiện các
biện pháp kiểm soát ô nhiễm và do đó gây ô nhiễm ít hơn, thì cũng có thể nói rằng PPP
là có hiệu lực. Do vậy, trong tập hợp các công cụ chính sách môi trường cũng có một
số công cụ có thể giúp đạt được mục đích này. Kết quả là PPP có thể được áp dụng
bằng nhiều công cụ từ các quy định luật pháp trực tiếp đến thuế và phí (xem
OECD1975). Trong các trường hợp được áp dụng, những công cụ này không tương

17



đương nhau khi xét trên khía cạnh tính hiệu lực và tính hiệu quả do mức độ áp dụng
các yêu cầu của PPP của những công cụ này cũng khác nhau.
1.2.2.3. Căn cứ trên nguyên tắc BPP
Nếu như nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải trả tiền đòi hỏi các chủ thể gây ra ô
nhiễm môi trường phải chịu chi phí cho hậu quả môi trường mình gây ra thì ngược lại
nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền lại cho rằng những người được hưởng lợi từ
môi trường phải trả một khoản tiền cho sự hưởng lợi đó. Ta thấy rằng nguyên tắc người

uế

gây ô nhiễm phải trả tiền mang tính chất khắc phục, xử lý cuối đường ống hậu quả của
chủ thể hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường thì với nguyên tắc BPP lại mang tính chất

H

phòng ngừa là chính. ở đây người được hưởng thụ môi trường cũng phải trả tiền.
Thực hiện nguyên tắc BPP trong việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý

tế

môi trướng sẽ tạo ra môt khoản thu đáng kể cho quỹ bảo vệ môi trường. Với ý thức
môi trường ngày càng cao và tốc độ ô nhiễm môi trường nhanh chóng hiện nay thì

h

ngày càng có nhiều người muốn hưởng thụ môi trường trong lành từ đó họ sẽ sẵn sàng

in


chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí cho việc hưởng thụ đó. Tuy nhiên khi thực hiện

cK

nguyên tắc này lại không khuyến khích được chủ thể hành động có trách nhiệm bảo vệ
môi trường trước hành động của mình, và việc sử dụng nguyên tắc này cũng không
được công bằng trong khi có nhiều người không mong muốn trả tiền cho cải thiện môi

họ

trường hoặc họ không có khả năng chi trả. Nhưng họ lại vẫn được hưởng ngoại ứng tử
việc chi trả của những người sẵn lọng chi trả cho việc hưởng thụ môi trường của họ.
Ví dụ khi chúng ta đến khu du lịch Hạ Long thì phải mua vé vào cửa và như vậy tức là

Đ
ại

chúng ta đã trả chi phí cho việc hưởng thụ cảnh quan môi trường trong lành ở Hạ
Long. Với số tiền thu được này các nhà quản lý khu du lịch Hạ Long sẽ dùng nó để cải
thiện và bảo vệ môi trường khu du lịch tránh khỏi những ô nhiễm có thể xảy ra. Nhưng
một vấn đề đặt ra là những người sống sở tại họ không hề mất một khoản chi phí nào (
không mất tiền vé) nhưng họ vẫn được hưởng một bầu không khí trong lành và thưởng
ngoạn cảnh đẹp.
Trong tương lai nguyên tắc BPP sẽ là một trong những nguyên tắc cơ bản cho
các chính sách bảo vệ môi trường. Vì mục đích cuối cùng của nguyên tắc này là hướng
tới nhằm bảo vệ môi trường nên nó ngày càng được các nước trên thế giới quan tâm
chú ý trong công tác quản lý môi trường.

18



1.3. PHÍ NƯỚC THẢI
1.3.1. Khái niệm và phân loại nước thải
1.3.1.1. Khái niệm nước thải
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là nước
đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và
không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
1.3.1.2. Phân loại nước thải

uế

1.3.1.2.1. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải đen và nước thải xám. Nước thải từ toilet

H

được gọi là nước thải đen. Nước thải đen chứa hàm lượng cao chất rắn và một lượng
đáng kể thức ăn cho vi khuẩn (nitơ và phốt pho). Nước thải đen có thể được tách

tế

thành hai phần: phân và nước tiểu. Mỗi một người, hàng năm có thể thải ra trung bình
4 kg N và 0,4 kg P trong nước tiểu và 0,55 kg N và 0,18 kg P trong phân.

h

Nước thải xám bao gồm nước giặt rũ quần áo, tắm rửa và nước sử dụng trong nhà

cK


1.3.1.2.1. Nước thải công nghiệp

in

bếp. Nước từ trong nhà bếp có thể chứa lượng lớn chất rắn và dầu mỡ.

Rất khó phân loại nước thải từ tất cả các ngành công nghiệp. Mỗi một ngành
công nghiệp có nước thải đặc trưng của ngành đó. Ví dụ: nước thải của nành công

họ

nghiệp dệt nhuộm chứa các chất hữu cơ mang màu và một số hóa chất độc hại khó
phân hủy. Nước thải của các cơ sở xi mạ chứa hàm lượng kim loại nặng cao và có pH

Đ
ại

thấp. Nước thải chế biến thực phẩm chủ yếu chứa các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy
bằng vi sinh.

1.3.2. Kinh nghiệm thực hiện phí BVMT ở một số quốc gia
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã sử dụng các công cụ kinh tế nhắm

khuyến khích hành vi tích cực đối với môi trường. Những khuyến khích kinh tế mà các
công cụ kinh tế tạo ra dưới các dạng sau:
- Thay đổi trực tiếp các mức giả cả hoặc chi phí.
- Thay đổi gián tiếp các mức giá cả hoặc chi phí thông qua biện pháp tài chính
hoặc thuế khóa, ngân sách.
- Tạo lập thị trường và hỗ trợ thị trường.


19


1.3.2.1. Phương pháp tính phí nước của các nước OECD
Nếu chúng ta mở rộng định nghĩa các công cụ khuyến khích kinh tế, nghĩa là nếu
chúng ta đưa vào cả các công cụ tài chính và thuế khóa ngân sách không nhắm làm biến
đổi trực tiếp hành vi người gây ô nhiễm và những người sử dụng tài nguyên thì ta sẽ có
một danh sách đáng kể các loại cung cụ kinh tế quản lý môi trường.
Opshoor và Vos đã tiến hành khảo sát tổng quát về tình hình về sử dụng cung cụ
kinh tế khuyến khích tài chính của sáu nước(ý, Thụy Điển, Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan),

uế

kết quả khảo sát cho thấy có tổng 85 công cụ loại này đã được sử dụng, trung bình có
14 công cụ cho mỗi quốc gia. Khoảng 50% này là phí/thuế, chỉ khoảng 30% là trợ giá

H

và số còn lại là các loại khác như hệ thống ký thác hoàn trả và các chương trình
chuyển nhượng.

tế

Trong số đó, những công cụ khuyến khích kinh tế thành công nhất là phí ô nhiễm
nước ở Hà Lan, một số kinh nghiệm của Mỹ trong việc chuyển nhượng giấy phép thải

h

và một số hệ thống ký thác hoàn trả ở Thụy Điển.


in

Ở Pháp việc sử dụng hình thức phí/lệ phí không được khuyến khích bởi suất phí

cK

và lệ phí thấp. Việc tăng suất phí và lệ phí đối với các chất gây ô nhiễm nguốn nước
bởi các nghành công nghiệp đã bị phản đối kịnh liệt vì họ không muốn phải chịu thêm
gánh nặng về tài chính. Đây là điểm yếu của hệ thống phí, lệ phí ở Pháp. Người gây ô

họ

nhiễm sẵn sàng thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm nếu họ được giúp đỡ về tài
chính nhưng lại không muốn chịu các khoản đóng góp cao hơn để tạo nguồn cho sự hỗ

Đ
ại

trợ tài chình này.

Ở Đức, Italia, hình thức phí , lệ phí đánh vào chất gây ô nhiễm và nguồn gây ô

nhiễm lại được sự ủng hộ của quần chúng, bởi vì phí, lệ phí đánh vào các chất gây ô
nhiễm như các chất lắng đọng, các chất có thể bị oxy hóa, thủy ngân, cadimi…thì sau
khi công bố suất lệ phí, nếu doanh nghiệp nào tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về lượng
phát thải, doanh nghiệp đó sẽ được giảm 50% phí và lệ phí.
1.3.2.2. Phương pháp tính phí nước thải ở các nước đang phát triển
Đến nay, hệ thống quản lý môi trường ở các nước đang phát triển chủ yếu vẫn
dựa vào các công cụ mệnh lệnh kiểm soát. Tuy nhiên, vài ba năm gần đây do có sự trợ
giúp về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm của cá nước OECD, một số chính phủ đã bắt đầu


20


chú ý thích đáng hơn đến các công cụ kinh tế là các biện pháp mà các nhà kinh tế cho
là có tính hiệu quả cao xét từ góc độ chi phí thực hiện. Tuy đã được chú ý ngay từ
những năm 1970, nhưng các công cụ kinh tế chỉ mới áp dụng được trong các nước có
nền kinh tế phát triển hơn như: Các nước công nghiệp mới –Nic, Thái Lan, Malaysia,
Trung Quốc… với phạm vi còn hạn chế trong một số ngành hoặc lĩnh vực.
Hàn Quốc, phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm áp dụng từ những năm 1983 đối với
khí thải và nước thải. Ban đầu phí được áp dụng dưới dạng phạt do không thực hiện

uế

cam kết. Cơ quan môi trường (nay là Bộ môi trường) được quyền phạt tiền các cơ sở
gây ô nhiễm nếu như vi pham tiêu chuẩn môi trường và sau khi có yêu cầu phải có

H

biện pháp xử lý vẫn tiếp tục thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Từ năm 1986, biện pháp
này được thay thế bằng thu phí đối với phần thải vượt tiêu chuẩn. Mức phí được xác

tế

định trên cở sở nồng độ chất gây ô nhiễm, vị trí thải ô nhiếm, thời gian vượt tiêu chuẩn
cho phép và tùy vào số lần vi phạm tiêu chuẩn.

h

Trung Quốc, đã từ lâu có một hệ thống phí phạt do vi phạm tiêu chuẩn môi


in

trường. Hệ thống này bao gồm tới 100 mức phí đáng vào các nguồn gây ô nhiễm. Hệ

cK

thống này được áp dụng theo 3 giai đoạn, bắt đầu từ năm 1979 bằng việc thử nghiệm ở
thành phố Suzhou, sau đó được mở rộng ra toàn quốc vào năm 1981 và giai đoạn 3
tiếp tục cho tới nay. Kết quả của hệ thống này đã giảm tới 60,4% tổng lượng chất gây

họ

ô nhiễm thải ra trong giai đoạn từ 1979-1996.
Malaysia, vào những năm 1970, chính phủ đã tiến hành hệ thống thu phí cấp giấy

Đ
ại

phếp đối với các nhà sản xuất gây ô nhiễm tới nguồn nước. Việc thu phí này một phần
mang đặc tính của loại phí gây ô nhiễm bởi mức phí được quy định tùy theo hàm
lượng thải các chất gây ô nhiễm ra nguồn nước. Hệ thống này được thiết lập dựa trên
cơ sở những tiêu chuẩn về nồng độ của các chất gây ô nhiễm (như BOD, thủy ngân,
crom, chì, đồng,…) cho phép trong nước thải.
Philipines, mục tiêu chính của việc thu phí môi trường là nhằm tăng nguồn thu.
Mọi cở sở công nghiệp đều là đối tượng của việc áp dụng phí ô nhiễm môi trường.
Mức phí thay đổi từ 100 đến 500 $ Philipines (hay 3,86 – 19,31 USD/ m3). Mức phí
xác định phụ thuộc vào mức phí thải, tùy theo lượng thải và nồng độ các chất gây ô
nhiễm. Việc áp dụng công cụ kinh tế dựa trên cơ sở thị trường đã được thực hiện từ


21


những năm 1980 và ngày càng trở lên phổ biến trong những năm trở lài đây. Đầu năm
1997 trường hợp “ thực sự “áp dụng lệ phí sử dụng môi trường được tiến hành và đã
vượt qua sự phản đối của các ngành một cách suôn sẻ. Đó là trường hợp bắt các nguồn
xả thải nước vào hồ Laguna phải trả tiền. Căn cứ để tính lệ phí cho các xí nghiệp là
nồng độ BOD có trong nước thải. Thành công đạt được trong việc thu phí đối với các
xí nghiệp trên là do tính chất đặc thù của một tổ chức có tên là LLDA - một cơ quan
của chính phủ có quyền lực pháp định rất lớn trong việc quản lý hồ Laguana. Sự chống

uế

đối ban đầu của các ngành đã phải lùi bước trước áp lực xã hội và trước thực tế rằng
các khoản chi phí phải nộp chỉ là một phần trong toàn bộ giá thành của các hãng này.

H

Chính phủ Philipin cũng đã thiết lập thị trường về phế thải và thực hiện trợ giá
cho các hoạt động phòng chống ô nhiếm. Chính phủ đã miễn thuế cho các hoạt động

tế

mua sắm thiết bị chống ô nhiễm. Việc này được áp dụng thành công nhưng rất hạn chế
và dường như không là yếu tố chính để tạo ra động cơ tài chính cho các xí nghiệp.

h

Chính phủ cũng đã thực hiện chính sách giảm lãi suất và miễn thuế thu nhập cho các


in

hoạt động kinh doanh bảo vệ môi trường.

cK

Mặt khác Philipin còn đưa ra chính sách quản lý rủi ro tài chính đối với các rủi ro
môi trường. 5 năm trước đây, chính phủ đã đưa ra việc đánh giá rui ro môi trường vào
công tác thẩm định vốn vay dự án ngân hàng. Kết quả cho đên hiện nay đã trở lên phổ

họ

biến đối với các ngân hàng tư nhân và ngân hàng quỗ doanh. Tuy nhiên kinh nghiệm
cho thấy rằng các ngân hàng còn thiếu năng lực trong việc thẩm định môi trường và
còn ngần ngại chi nhiều cho công tác này. Do đó họ chỉ chủ yếu dựa vào đánh giá về

Đ
ại

rủi ro môi trường của chính phủ, nếu chính phủ cấp giấy phép về môi trường thì ngân
hàng cho rằng những rủi ro môi trường này là chấp nhận được.
1.3.3. Tính tất yếu của việc tính phí nước thải
Trong lịch sử phát triển kinh tế của toàn cầu đã cho thấy rằng, giữa phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường có mối quan hệ khăng khít gắn bó không thể tách rời.
Hay nói cách khác hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế là hai bộ phận của một
thực thể không thể tách rời. Nền kinh tế không thể hoạt động nếu tách khỏi hệ thống
môi trường, hệ thống môi trường đóng vai trò là đầu vào quan trọng cho quá trình hoạt
động sản xuất và nó là nơi tiếp nhận mọi đầu ra của hệ kinh tế. Mối quan hệ được thể
hiện qua sơ đồ sau:


22


Hệ kinh tế

Hãng

tế

H

uế

Hộ gia đình

in

h

Hệ môi trường

cK

( đất, nước, không khí, sinh vật,…)
(Nguồn: Giáo trình kinh tế tài nguyên không tái sinh)

Sơ đồ 3.3: Hệ thống kinh tế và hệ thống hỗ trợ sự sống

họ


Trước đây trong quản lý môi trường các nước trên thế giới chỉ sử dụng những quy
định pháp lý để điều chỉnh hành vi liên quan tới môi trường hầu như đã không đạt hiệu

Đ
ại

quả yêu cầu như mong muốn. Mặc khác các tổ chức môi trường thường xuyên thiếu hụt
ngân sách để hoạt động, cũng như các vấn đề môi trường đòi hỏi một nguồn kinh phí
lớn đôi khi năng lực tài chính của một quốc gia cũng không thể đáp ứng được. Mặc khác
khi áp dụng các tiêu chuẩn pháp lý đơn thuần đôi khi quá cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt
trong quản lý môi trường. Để giải quyết vấn đề này các công cụ kinh tế đã ra đời và
được sử dụng trong quản lý môi trường, bước đầu đã mang lại những kết quả to trong nổ
lực hạn chế sự ô nhiễm môi trường xuống mức tối đa có thể. Khi áp dụng các công cụ
kinh tế trong quản lý môi trường làm tăng hiệu quả chi phí, việc sử dụng giá cả để làm
thước đo cho mọi hoạt động liên quan tới môi trường đã làm cho các công ty tìm kiếm
mức phí hiệu quả nhất trong khả năng lựa chọn của họ. Một điều nữa là khi áp dụng các

23


công cụ kinh tế sẽ khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới các dây chuyền công nghệ
cũ kỹ lạc hậu bằng các công cụ thân thiện với môi trường hơn. Các công cụ kinh tế cũng
tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp tính toán
được mức chi phí tối ưu trong việc xử lý ô nhiễm môi trường.
Ngày nay, việc kết hợp giữa các yếu tố pháp lý vào trong các công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường đã và đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn trên con đường
phát triển bền vững của nền kinh tế của các quốc gia và toàn cầu.

uế


1.3.4. Phương pháp luận cho việc tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp

H

Chúng ta thấy rằng giữa thuế và phí có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên giữa hai
công cụ này còn một số điểm chung, đặc biệt là cùng đánh vào người gây ô nhiễm.

tế

Mục tiêu đánh thuế và thu phí cũng có nhiều điểm chung, trong đó có việc làm thay
đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng theo hướng giảm phát thải ra môi

h

trường. Nếu xác định mức thuế và phí thích hợp còn có thể khuyến khích các cơ sở sản

in

xuất lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, trong

tương đồng với nhau.

cK

chừng mực nào đấy có thể coi phương pháp luận của việc tính thuế và tính phí là

Như chúng ta đã biết, Pigou, nhà kinh tế học người Anh đã đưa ra một giải pháp

họ


là đánh thuế vào từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm sao cho không còn có sự chênh
lệch giữa chi phí cá nhân của hãng(MC) và chi phí biên của xã hội(MSC). Gọi t là mức

Đ
ại

phí đánh vào 1 đơn vị đo chất thải ta có:
MSC = t + MC

hay

t = MSC – MC.

Hiệu số (MSC – MC) cũng chính là chi phí ngoại ứng trên một đơn vị sản phẩm

tạo ra chất thải (MEC), qua đó ta có:
t = MSC – MC =MEC.
Mức thuế thu được đánh theo sản lượng và do vậy để tối đa hoá lợi nhuận xã hội
thì doanh nghiệp phải chịu mức thuế /phí t*= MSC – MC = MEC tại mức sản lượng
tối ưu của doanh nghiệp đã tính đến chi phí ngoại ứng. Với mức thuế này buộc người
sản xuất phải điều chỉnh hoạt động về mức tối ưu Q* vậy. Khi đó sẽ đạt tối đa hoá lợi
nhuận toàn xã hội.

24


Khi một doanh nghiệp đầu tư thay đổi qui trình công nghệ để làm giảm thải chất
ô nhiễm mà doanh nghiệp vẫn giữ được sản lượng tối ưu và giảm được ngoại ứng
nghĩa là doanh nghiệp đã phải bỏ ra một chi phí để làm giảm chất ô nhiễm hay là xử lý

chất thải trước khi thải ra môi trường. Chi phí để giảm thải trên một đơn vị lượng chất
thải chính là chi phí cận biên giảm thải ô nhiễm. Một khi doanh nghiệp giảm thải chất
ô nhiễm ra môi trường càng nhiều thi chi phí để giảm thải càng cao. Đây cùng là căn
cứ cho việc xác định suất phí trên một đơn vị chất thải thích hợp sao cho cả xã hội lẫn

uế

doanh nghiệp đều có lợi, hay không bên nào chịu thiệt.
Mục tiêu của việc thu phí ô nhiễm môi trường có thể khác nhau, có thể nhằm cải

H

thiện chất lượng môi trường thông qua việc thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm
hoặc nhằm mục đích tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước. Nhưng phí môi trường

tế

cần mang tính trung lập, có nghĩa nó không nhằm mục đích buộc các nhà sản xuất
ngừng sản xuất, cũng không vì mục tiêu lợi nhuận mà huỷ hoại môi trường.

h

Để xác định phí môi trường cần xem xét thêm mối quan hệ chi phí cận biên làm

in

giảm ô nhiễm ( MAC ) và phí gây ô nhiễm. Chi phí cận biên làm giảm ô nhiễm của

cK


một hãng hay một nghành công nghiệp cho biết chi phí để giảm bớt đi một đơn vị chất
thải. Thông thường, chi phí cận biên giảm thải ô nhiễm thấp hơn chi phí môi trường
mà doanh nghiệp phải nộp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án đầu tư làm giảm thải

họ

chất thải gây ô nhiễm thay vì nộp phí. Lý do là phương án này có lợi cho doanh nghiệp
hơn vì nó rẻ hơn. Ngược lại, khi MAC cao hơn phí gây ô nhiễm phải trả, lúc đó doanh

Đ
ại

nghiệp sẽ lựa chọn phương án nộp phí vì như vậy sẽ rẻ hơn so với việc tiếp tục áp
dụng các biện pháp giảm thải gây ô nhiễm. Như vậy, doanh nghiệp hầu như phải chụi
hai lần chi phí, thứ nhất để giảm ô nhiễm chừng nào MAC thấp hơn phí ô nhiễm và
sau đó đóng phí khi MAC lớn hơn mức phí phải đóng.Thực tế cho thấy các doanh
nghiệp và các ngành công nghiệp…thường có hàm chi phí cận biên giảm thải ô nhiễm
khác nhau do thiết bị, công nghệ, đầu vào và khả năng thay thế khác nhau nhiều hoặc
ít. Đây cũng là những yếu tố quyết định đến chi phí làm giảm ô nhiễm, để cho một
doanh nghiệp cân nhắc trước khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải hay đóng phí.
Vấn đề đặt ra đối với xác định phí ô nhiễm là phí có tác dụng khuyến khích các
doanh nghiệp tiếp tục sản xuất để có lợi nhuận nhưng đồng thời phải đảm bảo được

25


×