Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở hợp tác xã nông nghiệp phú lương i, xã phú lương huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.65 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

--------

h

tế

H

uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

in

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM

cK

Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I,

Đ
ại

họ

XÃ PHÚ LƯƠNG - PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ


HỒ THỊ TRÍ NHÂN

Khóa học: 2007 – 2011

1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

--------

in

h

tế

H

uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

cK

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM
Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I,


Đ
ại

họ

XÃ PHÚ LƯƠNG - PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Hồ Thị Trí Nhân

TS. Trần Văn Hòa

Lớp: K41. KDNN
Niên khóa: 2007 – 2011

Huế, tháng 05 năm 2011

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận này, trong thời gian qua tôi nhận được nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, người thân và bạn bè.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô giáo trường Đại học
Kinh tế Huế đã trang bị cho tôi hệ thống kiến thức trong suốt thời gian học tại
trường làm nến tảng cho tôi trong công việc sau này.


uế

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo
Tiến sĩ Trần Văn Hòa – người đã hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm trong suốt

H

quá trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ Hợp tác xã Nông

tế

nghiệp Phú Lương I đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp những tư liệu thực tế và thông

h

tin cần thiết để tôi hoàn thành khóa luận này.

in

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã nhiệt

Huế, ngày 14 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Hồ Thị Trí Nhân

Đ
ại


họ

cK

tình giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.

3


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................4

uế

CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................4

H

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................4

tế

1.1.1. Lý thuyết về sản xuất hàng hóa .............................................................................4
1.1.1.1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa.............................4


h

1.1.1.2. Hàng hoá.............................................................................................................4

in

1.1.2. Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ...............................................12
1.1.2.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ..................................................12

cK

1.1.2.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp........................................13
1.1.3. Giá trị của nấm ăn................................................................................................14

họ

1.1.3.1. Giá trị kinh tế:...................................................................................................14
1.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng: ...........................................................................................15
1.1.3.3. Giá trị dược liệu:...............................................................................................16

Đ
ại

1.1.3.4. Vai trò trong vấn đề bảo vệ môi trường: ..........................................................19
1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ...........................19
1.1.4.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện ngoại cảnh ......................................................19
1.1.4.2. Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................21
1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................24
1.1.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của HTX.........................................23
1.1.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của HTX.......................................23

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................24
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên Thế giới và Châu Á ..............................24

4


1.2.2. Tình hình sản xuất nấm trong nước.....................................................................25
1.2.3. Tình hình trồng nấm ở Thừa Thiên Huế.............................................................26
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM Ở HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I .................................................................................28
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HTX NN PHÚ LƯƠNG I .......................................28
2.1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................................28
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................28

uế

2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực của HTX......................................29
2.1.3.1. Trồng lúa...........................................................................................................29

H

2.1.3.2. Trồng nấm.........................................................................................................40
2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ..........................................................................41

tế

2.1.3.4. Chăn nuôi hộ xã viên ........................................................................................42

h


2.1.4. Tình hình cơ sở hạ tầng .......................................................................................42

in

2.1.5. Tình hình phân phối lãi........................................................................................43
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NẤM Ở HTX ...............................................................44

cK

2.2.1. Thời vụ sản xuất một số loại nấm........................................................................44
2.2.2. Tình hình lao động, sử dụng đất đai của HTX ....................................................45

họ

2.2.3. Nguồn vốn đầu tư trồng nấm của HTX ...............................................................47
2.2.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của HTX.......................................................38
2.2.5. Cơ cấu nấm trồng ở HTX ....................................................................................39

Đ
ại

2.2.6. Chi phí đầu tư sản xuất nấm của HTX ................................................................50
2.2.6.1. Tổng chi phí đầu tư sản xuất nấm trong một năm............................................50
2.2.6.2. Chi phí bình quân sản xuất 1 kg nấm tươi các loại ..........................................52
2.2.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm tại HTX.........................................................54
2.2.7.1. Năng suất, sản lượng nấm tươi các loại (BQ/năm) ..........................................54
2.2.7.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm của HTX ....................................................55
2.3. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NẤM Ở HTX.................................................................48
2.3.1. Đặc trưng của các tác nhân tham gia trong chuỗi ...............................................48
2.3.2. Chênh lệch giá giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi .....................................50

5


2.3.3. Một số kênh tiêu thụ sản phẩm nấm ở HTX NN Phú Lương I ...........................52
2.3.3.1. Giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia trong kênh tiêu thụ nấm linh
chi ..................................................................................................................................52
2.3.4.2. Giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia trong kênh tiêu thụ nấm sò và nấm
mộc nhĩ ..........................................................................................................................55
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

uế

NẤM Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I ..........................................75
3.1. ĐỊNH HƯỚNG ......................................................................................................75

H

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ............................................................................................76

tế

3.2.1. Giải pháp tăng hiệu quả sản xuất.........................................................................66
3.2.2. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm ................................................................................67

h

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................77

in


I. KẾT LUẬN ................................................................................................................79

cK

II. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................70
1. Đối với nhà nước .......................................................................................................70
2. Đối với chính quyền địa phương ...............................................................................71

Đ
ại

họ

3. Đối với Hợp tác xã ....................................................................................................71

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

:

Hợp tác xã

NN

:

Nông nghiệp


NN & PTNT

:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BQ

:

Bình quân

TLSX

:

Tư liệu sản xuất

ĐVT

:

Đơn vị tính

UBND

:

Ủy ban nhân dân


TSCĐ

:

Tài sản cố định

LN

:

Lợi nhuận

CPGT

:

H

tế

h

in

Chi phí gia tăng

:

Chênh lệch


GO

:

Giá trị sản xuất

IC

:

Chi phí trung gian

TC

:

Tổng chi phí

VA

:

Giá trị gia tăng

Pr

:

Lợi nhuận kinh tế


Đ
ại

họ

cK

CL

uế

HTX

7


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU

Bảng 1 – Yêu cầu về nhiệt độ của các loại nấm............................................................20
Bảng 2 – Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của HTX ................................................29
Bảng 3 – Tình hình sản xuất nấm ở HTX......................................................................30
Bảng 4 – Kết quả kinh doanh dịch vụ ..........................................................................31

uế

Bảng 5 – Tình hình phân phối lãi ..................................................................................33
Bảng 6 – Thời vụ sản xuất một số loại nấm trồng ở HTX ............................................34

H


Bảng 7 – Tình hình sử dụng đất sản xuất nấm ..............................................................36
Bảng 8 – Nguồn vốn đầu tư sản xuất nấm.....................................................................37

tế

Bảng 9 – Tư liệu sản xuất nuôi trồng nấm ....................................................................38

h

Bảng 10 – Tư liệu sản xuất chế biến nấm .....................................................................39

in

Bảng 11 – Cơ cấu nấm trồng ở HTX.............................................................................40
Bảng 12 – Tổng chi phí đầu tư sản xuất nấm trong một năm .......................................41

cK

Bảng 13 – Chi phí BQ sản xuất 1 kg nấm tươi..............................................................43
Bảng 14 – Năng suất, sản lượng nấm tươi các loại .......................................................44

họ

Bảng 15 – Kết quả sản xuất nấm của HTX ....................Error! Bookmark not defined.5
Bảng 16 – Hiệu quả sản xuất các loại nấm......................Error! Bookmark not defined.7
Bảng 17 – Chênh lệch giá giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm nấm ............51

Đ
ại


Bảng 18 – Giá trị gia tăng của các tác nhân trong kênh 1 tiêu thụ nấm linh chiError! Bookmark not

Bảng 19 – Giá trị gia tăng của các tác nhân trong kênh 2 tiêu thụ nấm linh chiError! Bookmark not
Bảng 20 – Giá trị gia tăng các tác nhân trong kênh 1 tiêu thụ nấm sò và mộc nhĩ .......58
Bảng 21 – Giá trị gia tăng các tác nhân trong kênh 2 tiêu thụ nấm sò và mộc nhĩ .......60
Bảng 22 – Giá trị gia tăng các tác nhân trong kênh 3 tiêu thụ nấm sò và mộc nhĩ .......62
Bảng 22 – Lợi nhuận BQ/kg nấm của HTX qua các kênh tiêu thụ...............................63

Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm nấm linh chi ở HTX NN Phú Lương I..................53
Sơ đồ 2: Chuỗi cung sản phẩm nấm sò và mộc nhĩ ở HTX NN Phú Lương I .......56

8


ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

=

10000 m2

1 bịch nấm

=

1 kg nguyên liệu

2 kg nấm linh chi tươi

=


1 kg nấm linh chi khô

10 kg nấm mộc nhĩ tươi

=

1 kg nấm mộc nhĩ khô

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

1 ha

9



TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong những năm qua hoạt động sản xuất nấm của HTX NN Phú Lương I, xã
Phú Lương – huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang phát triển mạnh.
Hằng năm, HTX cung ứng cho thị trường hàng nghìn kg nấm các loại doanh thu

uế

khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, hoạt động sản xuất này còn giúp giải quyết việc làm

H

lúc nhàn rỗi, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân ở địa phương.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn

nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm.

tế

về sản xuất cũng như tiêu thụ nấm tại HTX, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm

Phần I: Đặt vấn đề.

in

h

Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần:

cK


Phần II: Nội dung nghiên cứu.

Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.

họ

Chương II: Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX NN Phú Lương I.
Chương III: Định hướng và giải pháp về sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX

Đ
ại

NN Phú Lương I.

Phần III: Kết luận và kiến nghị.

10


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước có truyền thống lâu đời về sản xuất nông nghiệp. Hằng năm
ngành này đã cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo cho sự phát triển xã hội. Đồng
thời là yếu tố đầu vào cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực

H

ngoại tệ cao, đảm bảo đất nước phát triển bền vững.


uế

phẩm. Bên cạnh đó, nó còn góp phần vào tăng kim ngạch xuất khẩu đem lại nguồn thu

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có lợi thế về phát triển dịch vụ nhưng cũng rất chú

tế

trọng đến việc nâng cao sản lượng nông nghiệp, để cùng góp phần vào việc tăng
trưởng phát triển kinh tế xã hội chung của toàn tỉnh. Đối với người dân huyện Phú

h

Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nguồn thu nhập chính của họ chủ yếu dựa vào sản xuất các

in

sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao như lúa, hoa, lạc, ngô,…

cK

Đặc biệt ở xã Phú Lương người dân hầu hết đều tham gia vào việc sản xuất
nấm. Trong đó, Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lương I là đơn vị chuyên sản xuất các
loại nấm như linh chi, sò, mộc nhĩ và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm cho các hộ

họ

nông dân trên địa bàn. Hằng năm, HTX sản xuất hàng nghìn kg nấm các loại cung ứng
cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Đây là sản phẩm được xem là “rau sạch” có giá trị


Đ
ại

dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất… cho cơ thể. Không những vậy,
nấm linh chi còn được gọi là thần dược chữa được rất nhiều loại bệnh và hồi phục sức
khỏe nhanh chóng. Bên cạnh đó, trồng nấm còn đem lại lợi nhuận kinh tế rất cao cho
người sản xuất, với sản lượng hàng nghìn kg nấm trong năm HTX có thể thu được
khoảng 100 triệu đồng.
Về kỹ thuật thì việc trồng nấm không đòi hỏi quá khó, nhưng phải nắm được
quy trình sản xuất cũng như các nguyên tắc khi thực hiện thì sẽ đạt kết quả cao. Nhưng
hiện nay việc phát triển nghề nấm còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên
liệu đầu vào. Về nguyên liệu thì mùn cưa cao su và gỗ lim rất hiếm hoi phải đặt hàng
mua trước mới có. Còn nguồn giống meo vẫn chưa chu động được phải nhập từ nhều
11


nơi khác nhau như Viện Di truyền Phạm Văn Đồng Hà Nội hoặc nhập từ Đà Nẵng. Do
đó chất lượng giống không đảm bảo nên năng suất không đồng đều, cùng với sự biến
động giá của thị trường giống khiến cho đầu vào của quá trình sản xuất gặp không ít
khó khăn. Mặt khác, HTX vẫn chưa ổn định được thị trường đầu ra và giá cả cho sản
phẩm nấm của mình. Trước những khó khăn trên, HTX đã cùng chính quyền địa
phương cố gắng khắc phục được phần nào nhưng vẫn chưa triệt để.
Để phát triển nghề trồng nấm cũng như giải quyết đầu ra cho sản phẩm thì việc

uế

xem xét và phân tích các đặc điểm của nghề trồng nấm là rất cần thiết. Nhận thức được
tầm quan trọng đó, tôi đã chọn đề tài: “TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

H


NẤM Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I, XÃ PHÚ LƯƠNG HUYỆN PHÚ VANG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” làm khóa luận tốt nghiệp của

tế

mình.

h

2. Mục tiêu nghiên cứu

in

- Tìm hiểu về quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX NN Phú Lương I.

cK

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ nấm ở
HTX. Qua đó đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX.

họ

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất và tiêu thụ nấm ở HTX.

Đ
ại

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu sản xuất nấm ở HTX NN


Phú Lương I năm 2010 và tìm hiểu các kênh tiêu thụ thông qua điều tra phỏng vấn trực
tiếp một số thành viên trong tổ nấm của HTX, và một số tác nhân khác trong kênh tiêu
thụ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: HTX NN Phú Lương I, xã Phú Lương - huyện Phú vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Về thời gian: nghiên cứu tình hình sản xuất nấm năm 2010.

12


4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Chọn địa điểm điều tra: HTX NN Phú Lương I, xã Phú Lương - huyện Phú
Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thu thập số liệu:

uế

+ Số liệu thứ cấp: thông qua bộ phận kế hoạch của HTX, báo cáo tổng kết

H

tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ các năm và một số tài liệu liên quan khác.
+ Số liệu sơ cấp: thông qua phỏng vấn điều tra trực tiếp các thành viên trong

tế

tổ nấm bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn.


h

 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

in

- Tổng hợp số liệu: số liệu được tổng hợp trên phần mềm Excel.
- Phân tích số liệu: trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, đề tài tiến hành phân tích

cK

chúng để biết rõ hơn bản chất, ý nghĩa của các con số và mối quan hệ giữa các yếu tố
của quá trình sản xuất.

Đ
ại

họ

 Phương pháp phân tích thống kê: phân tích tuyệt đối, tương đối, so sánh…

13


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Lý thuyết về sản xuất hàng hóa
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức


uế

kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá. Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu

H

tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm thoả mãn trực tiếp nhu cầu của
người sản xuất.

tế

Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức sản xuất trong đó sản phẩm làm ra không phải
để đáp ứng nhu cầu của người trực tiếp sản xuất mà đáp ứng nhu cầu của xã hội thông

h

qua trao đổi mua bán, hay được hiểu sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó

in

sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường.

cK

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người và dùng để trao đổi với nhau.

họ

1.1.1.1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá

Đ
ại

Thứ nhất, sự phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành,

nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên
môn hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề
khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc
một vài loại sản phẩm nhất định. Song, cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều
loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ
thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau. Tuy nhiên, phân công lao động xã hội chỉ
mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ. C.Mác đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc
Ấn Độ thời cổ, đã có sự phân công lao động khá chi tiết, nhưng sản phẩm lao động
14


chưa trở thành hàng hoá. Bởi vì tư liệu sản xuất là của chung nên sản phẩm và từng
nhóm sản xuất chuyên môn hoá cũng là của chung; công xã phân phối trực tiếp cho
từng thành viên để thoả mãn nhu cầu. C.Mác viết: "Chỉ có sản phẩm của những lao
động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là
những hàng hoá". Vậy muốn sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ
hai nữa.
Thứ 2, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.

uế

Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi


H

thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất
là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư

tế

liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại
nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất

h

và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác

in

phải thông qua sự mua - bán hàng hoá, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng

cK

hoá.

Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu
một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động

họ

không mang hình thái hàng hoá.


 Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá

Đ
ại

Sản xuất hàng hoá khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân công

lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trường
ngày càng mở rộng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Sự phát
triển của sản xuất hàng hoá đã xoá bỏ tính bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh
quá trình xã hội hoá sản xuất.
Sản xuất hàng hoá có đặc trưng và ưu thế như sau:
- Do mục đích của sản xuất hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu của bản
thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thoả mãn nhu cầu của người

15


khác, của thị trường. Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường là một động
lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng
động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản
xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được
hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

uế

- Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất "mở" của các quan hệ hàng hoá


H

tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương trong nước và quốc tế
ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn

1.1.1.2. Hàng hoá

h

 Những thuộc tính của hàng hoá

tế

hoá của nhân dân.

in

Thứ nhất, giá trị sử dụng: là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu

cK

nào đó của con người, ví dụ: cơm để ăn, xe đạp để đi, máy móc, nguyên, nhiên vật
liệu để sản xuất... Vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định. Công dụng của
vật phẩm do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Khoa học kỹ thuật càng phát

họ

triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi dụng
chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng


Đ
ại

hay tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh
viễn. Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải
là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho
người khác, cho xã hội thông qua trao đổi - mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử
dụng là vật mang giá trị trao đổi.
Thứ hai, giá trị hàng hoá: Muốn hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi. Giá
trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng
khác. Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc. Vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác
nhau về chất, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau và trao đổi theo tỷ lệ nào

16


đó. Khi hai sản phẩm khác nhau (vải và thóc) có thể trao đổi được với nhau thì giữa
chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung ấy không phải là giá trị sử dụng.
Tuy nhiên, sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao
đổi. Nhưng cái chung đó phải nằm ngay ở trong cả hai hàng hoá. Nếu gạt giá trị sử
dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ còn một cái chung làm cơ sở cho
quan hệ trao đổi. Đó là chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra vải hoặc
thóc, những người sản xuất đều phải hao phí lao động. Chính hao phí lao động ẩn giấu

uế

trong hàng hoá làm cho chúng có thể so sánh được với nhau khi trao đổi. Chúng được
trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, một số lượng vải ít hơn đổi lấy một lượng thóc nhiều

H


hơn (1 m vải = 10 kg thóc); nhưng lượng lao động hao phí để sản xuất ra chúng là
ngang bằng nhau. Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá ẩn giấu trong hàng hoá

tế

chính là cơ sở để trao đổi.

h

Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng

in

hoá. Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người
sản xuất chứa đựng trong đó, thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí

cK

để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao.
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa: Giữa hai thuộc tính của hàng hóa

họ

luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá
trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao
đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong

Đ
ại


hàng hoá với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động
hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã
hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với
nền sản xuất hàng hoá. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc
tính xã hội của hàng hoá.
Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị,
nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra
giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ
quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đối

17


với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng
của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó.
Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không
thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.
 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động sản xuất
hàng hoá có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá quyết

uế

định tính hai mặt của bản thân hàng hoá. C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai

H

mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Thứ nhất, lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những


tế

nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng
riêng, phương pháp riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng. Ví dụ: lao động cụ thể

h

của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối tượng lao động là gỗ,

in

phương pháp của anh ta là các thao tác về bào, khoan, đục; phương tiện được sử dụng

cK

là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế.
Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể
càng nhiều loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể

họ

hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học,
kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh

Đ
ại

trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Lao động cụ thể là một phạm trù
vĩnh viễn, là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào.

Cần chú ý rằng, hình thức của lao động cụ thể có thể thay đổi.
Thứ 2, lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi là
sự hao phí sức lực nói chung của con người, không kể đến hình thức cụ thể của nó như
thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng. Lao động của người thợ mộc và lao động của
người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt
tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều
phải tiêu phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người. Lao động trừu tượng

18


chính là lao động hao phí đồng chất của con người. Lao động bao giờ cũng là sự hao
phí sức lực của con người xét về mặt sinh lý. Nhưng không phải sự hao phí sức lao
động nào về mặt sinh lý cũng là lao động trừu tượng. Lao động trừu tượng chỉ có trong
nền sản xuất hàng hoá, do mục đích của sản xuất là để trao đổi. Vì vậy, xuất hiện sự
cần thiết phải quy các lao động cụ thể vốn rất khác nhau, không thể so sánh được với
nhau thành một thứ lao động đồng chất, tức lao động trừu tượng. Lao động trừu tượng
tạo ra giá trị làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Nếu không có sản xuất hàng

uế

hoá, không có trao đổi thì cũng không cần phải quy các lao động cụ thể về lao động
trừu tượng. Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất

H

hàng hoá. Ở đây không phải có hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của
người sản xuất hàng hoá, nhưng lao động đó mang tính hai mặt: vừa là lao động cụ

tế


thể, vừa là lao động trừu tượng.

h

Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá phản ánh tính chất tư nhân và tính

in

chất xã hội của người sản xuất hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất như thế
nào, sản xuất cái gì là việc riêng của mỗi người. Họ là người sản xuất độc lập, lao

cK

động của họ vì vậy có tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ sẽ biểu hiện của lao
động tư nhân. Đồng thời, lao động của mỗi người sản xuất hàng hoá, nếu xét về mặt

họ

hao phí sức lực nói chung, tức lao động trừu tượng, thì nó luôn là một bộ phận của lao
động xã hội thống nhất, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội, nên lao động
trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.

Đ
ại

Trong nền sản xuất hàng hoá, giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu

thuẫn với nhau. Đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá "giản đơn".
Mâu thuẫn này biểu hiện:

- Sản phẩm do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu của
xã hội.
- Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao
phí lao động mà xã hội chấp nhận.

19


- Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng "sản
xuất thừa" là mầm mống của mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản.
 Lượng giá trị hàng hoá và những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
hàng hoá
 Thời gian lao động xã hội cần thiết
Chất của giá trị là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong

uế

hàng hoá. Vậy lượng giá trị là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó
quyết định. Đo lượng lao động bằng thước đo thời gian như: một giờ lao động, một

H

ngày lao động... Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng do thời gian lao động quyết
định. Trong thực tế, một loại hàng hoá đưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất

tế

ra, nhưng mỗi người sản xuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là không giống
nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá của họ khác nhau. Thời


h

gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt hàng hoá của từng người sản

in

xuất. Nhưng lượng giá trị xã hội của hàng hoá không phải được tính bằng thời gian lao

cK

động cá biệt mà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội
cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện bình thường
của xã hội, tức là với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và

họ

cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Thông thường, thời
gian lao động xã hội cần thiết trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của những

Đ
ại

người cung cấp đại bộ phận loại hàng hoá nào đó trên thị trường.
 Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá

Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng

hoá cũng là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi này tuỳ thuộc vào năng suất lao
động và mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động.
- Lượng giá trị hàng hoá thay đổi do tác động của năng suất lao động. Năng suất

lao động là năng lực sản xuất của người lao động, nó được tính bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian cần thiết

20


để sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít.
Ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian cần thiết để sản xuất ra
hàng hoá càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị
của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với
năng suất lao động. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hoá xuống, thì ta
phải tăng năng suất lao động. Đến lượt năng suất lao động lại tuỳ thuộc vào nhiều
nhân tố: trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và

uế

trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu
sản xuất, các điều kiện tự nhiên.

H

Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối với
lượng giá trị hàng hoá. Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, căng thẳng của lao

tế

động. Khi cường độ lao động tăng, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị

h


thời gian tăng và lượng sản phẩm được tạo ra tăng tương ứng còn lượng giá trị của một

in

đơn vị sản phẩm không đổi. Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian
lao động.

cK

- Lượng giá trị hàng hóa, phụ thuộc vào tính chất của lao động, đó là lao động
giản đơn và lao động phức tạp.

họ

Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một
người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. Lao động

Đ
ại

phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện. Trong cùng một đơn vị
thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với
lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp bội lên. Để
cho các hàng hoá do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng
hoá do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động
phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Như vậy, lượng giá trị của hàng hoá
được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.
 Cấu thành lượng giá trị hàng hoá


21


Để sản xuất ra hàng hoá cần phải chi phí lao động bao gồm lao động quá khứ tồn
tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ, nguyên vật liệu và lao
động sống. Vì vậy, lượng giá trị hàng hoá được cấu thành bởi cả giá trị của những tư
liệu sản xuất đã sử dụng để sản xuất hàng hoá, tức là giá trị cũ (ký hiệu là c) và hao phí
lao động sống của người sản xuất trong quá trình tạo ra hàng hoá, tức là giá trị mới (ký
hiệu là v + m). Giá trị hàng hoá = giá trị cũ tái hiện + giá trị mới. Ký hiệu: W = c + v +

1.1.2. Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

H

 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

uế

m.

tế

Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một
bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần

h

hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện. Giữa sản xuất và tiêu dùng,


cK

đầu ra của doanh nghiệp.

in

nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại đầu vào, thương mại

Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế
hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các

họ

hoạt động: tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán
hàng... cho đến các dịch vụ sau bán hàng. Tóm lại, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của

Đ
ại

doanh nghiệp bao gồm 2 quá trình có liên quan:
Một là, các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị, tiếp nhận, phân loại bao gói,

lên nhãn mác, xếp hàng vào kho, chuẩn bị đóng bộ, vận chuyển theo yêu cầu khách
hàng.

Hai là, các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm nghiên
cứu thị trường, tổ chức bán hàng, đào tạo bồi dưỡng và quản trị lực lượng bán hàng.
 Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- Sản phẩm của ngành nông nghiệp phần lớn là sản phẩm tự nhiên hoặc có nguồn
gốc tự nhiên đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người trong đó chủ yếu là lương thực,


22


thực phẩm. Trên thị trường tiêu dùng cuối cùng, cầu đối với phần lớn các loại lương
thực, thực phẩm cơ bản là ít co giãn theo giá.
- Sản phẩm của ngành nông nghiệp thường dễ bị hư hỏng và giá cả thường xuyên
biến động. Do vậy, cần coi trọng gắn kết sản xuất nông sản thô với chế biến, xây dựng
hệ thống kho bảo quản phù hợp.
- Trong nông nghiệp, ngoài sản phẩm được đưa ra cung ứng cho thị trường còn
có một lượng sản phẩm được giữ lại làm tư liệu sản xuất cho quá trình sản xuất tiếp

uế

theo.

H

- Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ và có tính
địa phương khá cao, cần có kế hoạch dự trữ để đáp ứng nhu cầu lúc trái vụ, đồng thời

tế

thực hiện tốt sản xuất và cung ứng đối với các sản phẩm có tính chất địa phương, các
sản phẩm đặc sản.

h

- Chi phí marketing cho sản phẩm nông nghiệp cao. Do chịu ảnh hưởng của cơ sở


in

hạ tầng, dịch vụ vận chuyển, công nghệ bảo quản, chế biến...

cK

1.1.2.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanh

họ

nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại nào. Có thể nói sự tồn tại của
doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ

Đ
ại

sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác.
Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực doanh nghiệp, nâng cao uy tín

của doanh nghiệp với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải
chăng, phương thức giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt... Thực hiện tốt
các khâu của quá trình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được khối
lượng sản phẩm lớn và lôi cuốn thêm khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường.
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo
đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ
sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn, tìm ra được cách đi
đáp ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.

23



Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt
công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để
củng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài nước. Nó tạo ra sự
cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao
uy tín hàng nội địa.
1.1.3. Giá trị của nấm ăn
1.1.3.1. Giá trị kinh tế

xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, do:

H

uế

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nấm là một trong những loại đối tượng sản

- Với diện tích nhỏ nhất vẫn có thể cho năng suất cao nhất nên có thể áp dụng

tế

trồng nấm ở quy mô nhỏ hay lớn, kinh tế hộ gia đình.

- Vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn vì đầu vào

h

chủ yếu là công lao động nông nghiệp (chiếm khoảng 30-40% giá thành 1 đơn vị sản


in

phẩm) trong khi đó Việt Nam đang dư thừa hàng triệu lao động ở các vùng nông thôn.

cK

Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho 1 người lao động chuyên trồng nấm ở
nông thôn hiện nay có mức thu nhập 800.000 - 1.000.000đ/tháng. Chỉ cần một số vốn
đầu tư ban đầu khoảng 5 triệu đồng và 100 m2 diện tích đất để làm lán trại. Nếu so với

họ

các ngành công nghiệp khác phải xây dựng nhà máy, xí nghiệp, chúng ta phải đầu tư
trên 100 triệu đồng/người công nhân mới có việc làm. Mặt khác nấm có chu kỳ sinh

Đ
ại

trưởng ngắn, quay vòng vốn nhanh, có thể ngừng sản xuất bất cứ lúc nào khi gặp thời
tiết bất thuận nên thiệt hại không nhiều.
- Nguyên liệu trồng nấm rất sẵn có như: rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi

ngô, bông phế loại ở các nhà máy dệt, bã mía ở các nhà máy đường. Ước tính cả nước
có khoảng 40 triệu tấn nguyên liệu nói trên, chỉ cần sử dụng khoảng 10-15% số
nguyên liệu này đem nuôi trồng nấm đã tạo ra trên 1 triệu tấn nấm/năm và hàng 100
ngàn tấn phân hữu cơ/năm.
- Ngoài ra, nấm là loại thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao, góp phần tăng nguồn
thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

24



1.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng
Nấm được xem là một loại rau, cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho con
người như: hàm lượng protein (đạm thực vật) chỉ sau thịt, cá, rất giàu chất khoáng và
các axit amin không thay thế, các vitamin A, B, C, D, E,… không có các độc tố. Có
thể coi nấm ăn như một loại “rau sạch” và “thịt sạch”. Nấm còn đem lại nguồn thực
phẩm giàu đạm, đầy đủ các acid amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít và là những
acid béo chưa bão hòa. Do đó tốt cho sức khỏe, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng

uế

chất và các vitamin.

H

Ngoài ra, trong nấm còn chứa nhiều hoạt chất có tính sinh học, góp phần ngăn
ngừa và điều trị bệnh cho con người, vì hầu như các loài nấm ăn đều có tác dụng

tế

phòng ngừa chống u bướu. Việt Nam bắt đầu có những căn bệnh của xã hội công
nghiệp như stress, béo phì, xơ mỡ động mạch, huyết áp, ung thư... nếu mỗi tuần chúng

h

ta đều ăn nấm ít nhất một lần thì cơ thể sẽ chậm lão hóa hơn và ngăn ngừa được

in


những bệnh nêu trên. Từ đó cho thấy, nấm còn là nguồn thực phẩm chức năng của thế

cK

kỷ 21.

- Đạm thô: Phân tích trên nấm khô cho thấy, nấm có hàm lượng đạm cao, hàm
lượng đạm thô ở nấm mèo là thấp nhất, chỉ 4-8%; ở nấm rơm khá cao, đến 43%, ở

họ

nấm mỡ hay nấm bún là 23,9-34,8%; ở đông cô là 13,4-17,5%, nấm bào ngư
Pleurotusostretus là 10,5-30,4%, bào ngư mỏng pleurotussajor-caju là 9,9-26,6%; Kim

Đ
ại

châm là 17,6%, hầm thủ từ 23,8-31,7%. Nấm có đầy đủ các acid amin thiết yếu như:
isoleucin, leucin, lysine, methionin, phennylalnin, threonin, valin, tryp-tophan,
histidin. Đặc biệt nấm giàu lysine và leucin, ít tryptophan và methionin. Đối với nấm
rơm khi còn non (dạng nút tròn) hàm lượng protein thô lên đến 30%, giảm chỉ còn
20% và bung dù. Ngoài ra, tùy theo cơ chất trồng nấm mà hàm lượng đạm có thay đổi.
Nhìn chung, lượng đạm của nấm chỉ đứng sau thịt và sữa, cao hơn các loại ra cải, ngũ
cốc như khoai tây (7,6%), bắp cải (18,4%), lúa mạch (7,3%) và lúa mì (13,2%).
- Chất béo: Chất béo có trong các loại nấm chiếm từ 1 - 10% trọng lượng khô
của nấm, bao gồm các acid béo tự do, monoflycerid, diglycerid và triglyceride, serol,
sterol ester, phos - phor lipid và có từ 72 - 85% acid béo thiết yếu chiếm từ 54 -76%
25



×