Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã vĩnh giang – huyện vĩnh linh – tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.6 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế

H

uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

in

h

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH GIANG – HUYỆN VĨNH LINH –
TỈNH QUẢNG TRỊ.

NGÔ THỊ PHƯƠNG NHUNG

Niên khóa 2007 - 2011


1


uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

tế

ĐỀ TÀI:

Đ
ại

họ

cK

in

h

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH GIANG – HUYỆN VĨNH LINH –

TỈNH QUẢNG TRỊ.

Sinh viên thực hiện:
Ngô Thị Phương Nhung
Lớp: K41A - KTNN
Niên khóa: 2007 - 2011

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Văn Hòa

Huế, tháng 05 năm 2011

2


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là kết quả học tập tại trường đại học
kinh tế, đại học Huế với sự dìu dắt, dạy dỗ tận tình, chu đáo của các thầy cô giáo.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

uế

- Thầy giáo T.S: Trần Văn Hòa, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành đề tài này với tất cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt tình.

H

- Ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo vụ - công tác sinh viên, cùng tất cả quý

tế


thầy cô đã hết lòng dạy dỗ, truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian học tập tại trường đại học kinh tế.

h

- Cán bộ UBND và bà con nông dân trên địa bàn xã Vĩnh Giang đã nhiệt tình

in

giúp đỡ, cung cấp thông tin để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này.
- Gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian

cK

học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không

họ

tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để đề
tài được hoàn thiện hơn.

Đ
ại

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2011
Sinh Viên

Ngô Thị Phương Nhung

3


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................11
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................11
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ...................................................................................13
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài .............................................................................13
4. Giới hạn nghiên cứu đề tài .....................................................................................13
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................15
Chương I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................15

uế

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................15
1.1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................15

H

1.1.1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ...................................15

tế

1.1.1.2. Khái niệm và một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hồ tiêu .17
1.1.1.3. Vị trí, vai trò của cây hồ tiêu đối với xu hướng phát triển kinh tế hộ ....18

h


1.1.1.4. Tác động của cây hồ tiêu đối với môi trường sinh thái ............................19

in

1.1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản xuất cây hồ tiêu .......20
1.1.1.5.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................20

cK

1.1.1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................21
1.1.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu ................23

họ

1.1.1.6.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả ..........................................................................23
1.1.1.6.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ...........................................................24
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................25

Đ
ại

1.1.2.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới......................................................25
1.1.2.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam ......................................................27
1.1.2.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị .....................................................29
1.1.2.4. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh ..........................................31
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................32
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................32
1.2.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................32
1.2.1.2. Địa hình, địa mạo ..........................................................................................33
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn .........................................................................33


4


1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................34
1.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động ...........................................................................34
1.2.2.2. Hiện trạng và tình hình sử dụng đất ............................................................36
1.2.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng ................................................................................39
1.2.2.4. Các điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................39
1.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã...................41
1.2.3.1. Thuận lợi ........................................................................................................41

uế

1.2.3.2. Khó khăn ........................................................................................................41
Chương II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

H

VĨNH GIANG – HUYỆN VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ ..........................43
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH GIANG43

tế

2.1.1. Tình hình phân bố diện tích trồng hồ tiêu .....................................................43
2.1.2. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu ........................................44

h

2.2. NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2010 ........46


in

2.2.1. Lao động ............................................................................................................46

cK

2.2.2. Diện tích đất đai................................................................................................47
2.2.3. Tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra ...........................................................49
2.3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA.............51

họ

2.3.1. Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của nhóm hộ điều tra năm
2010 ..............................................................................................................................51

Đ
ại

2.3.2. Chi phí sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra .............................................52
2.3.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế từ sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra năm
2010 ..............................................................................................................................55
2.3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu trên một ha thông qua các chỉ tiêu
GO, IC, VA ..................................................................................................................55
2.3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu trên một ha thông qua các chỉ tiêu
dài hạn NPV, IRR, B/C ..............................................................................................57
2.3.4. Thị trường tiêu thụ hồ tiêu ..............................................................................58
2.4. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT HỒ TIÊU CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA ....................................................60


5


2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô diện tích đất trồng hồ tiêu......................................60
2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian ..................................................................61
Chương III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ
TIÊU Ở XÃ VĨNH GIANG – HUYỆN VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ .................63
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU TRONG THỜI GIAN TỚI........63
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU .........63
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất ..........................................................63

uế

3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật .......................................................................................64
3.2.3. Giải pháp về tưới tiêu ......................................................................................65

H

3.2.4. Giải pháp về nhân lực ......................................................................................66
3.2.5. Giải pháp về vốn ...............................................................................................66

tế

3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ......................................................................67
3.2.7. Một số giải pháp khác ......................................................................................67

h

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................69


in

KẾT LUẬN ..................................................................................................................69

cK

KIẾN NGHỊ .................................................................................................................70
2.1. Đối với nhà nước .................................................................................................70
2.2. Đối với chính quyền địa phương xã Vĩnh Giang.............................................71

Đ
ại

họ

2.3. Đối với hộ sản xuất hồ tiêu.................................................................................71

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Tổ chức thương mại thế giới

EU

Liên Minh Châu Âu

KHKT

Khoa học kỹ thuật


FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

DT

Diện tích

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

ĐVT

Đơn vị tính

UBND

Ủy ban nhân dân

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

SL

Số lượng

GT


Giá trị

CNQSD

Chứng nhận quyền sử dụng

KTCB

Kiến thiết cơ bản

BQ

Bình quân

BQC

Bình quân chung

H

tế

h

in

Bảo vệ thực vật
Lao động


họ



cK

BVTV

uế

WTO

Diện tích bình quân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Đ
ại

DTBQ

7


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên

Trang


Bảng 1: Diện tích, sản lượng hồ tiêu một số nước trên thế giới 3
năm 2007 – 2010…………………………………………………………..

16

Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu Việt Nam từ 2000
– 2009 ……………………………………………………………………..

18

uế

Bảng 3: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam từ
2000 – 2009 …………………………………………………………….....

19

H

Bảng 4: Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị 3 năm 2007 –
2009………………………………………………………………………..

20

tế

Bảng 5: Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh qua 4 năm
21


h

2007 – 2010………………………………………………………………..

in

Bảng 6: Quy mô dân số và nguồn lao động xã Vĩnh Giang 3 năm
2008 – 2010………………………………………………………………..

25

cK

Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Vĩnh Giang 3 năm 2008
– 2010……………………………………………………………………...

28

họ

Bảng 8: Phân bố diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang
qua 3 năm 2008 – 2010……………………………………………………

33

Bảng 9: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của xã

Đ
ại


Vĩnh Giang qua 3 năm 2008 – 2010……………………………………....

35

Bảng 10: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra

năm 2010…………………………………………………………………..

36

Bảng 11: Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra năm

2010 (Tính bình quân trên hộ)……………………………………………..

38

Bảng 12: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra
năm 2010 (Tính bình quân trên hộ)………………………………………..

40

Bảng 13: Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của nhóm
hộ điều tra năm 2010 (Tính bình quân trên hộ)……………………………

41

8


Bảng 14: Chi phí kiến thiết cơ bản cho 1 ha hồ tiêu…………….....


43

Bảng 15:Chi phí thời kỳ kinh doanh cho 1 ha hồ tiêu……………...

45

Bảng 16: Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu bình quân
trên 1 ha của nhóm hộ điều tra năm 2010…………………………………

46

Bảng 17: Hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu thông qua các chỉ tiêu
dài hạn……………………………………………………………………..

47

Bảng 18: Thị trường tiêu thụ hồ tiêu của các hộ điều tra năm 2010

uế

( Tính bình quân trên hộ)…………………………………………..............

48

Bảng 19: Ảnh hưởng quy mô đất trồng hồ tiêu đến kết quả và hiệu

H

quả sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra………………………………...


50

Bảng 20: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu
51

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

quả sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra………………………………...

9


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Có thể thấy Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới, tuy nhiên giá trị
mà nó mang lại thì chưa cao. Trong thời gian gần đây tình hình sản xuất hồ tiêu của
Việt Nam có nhiều biến động. Diện tích hồ tiêu nước ta giai đoạn trước năm 2002 tăng
khá nhanh nhưng đến năm 2003 lại sụt giảm mạnh. Giá hồ tiêu trên thị trường thế giới
lúc bấy giờ rớt mạnh đã dẫn đến tình trạng trồng rồi lại chặt của người nông dân Việt

Nam, một phần nữa là do thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp và sâu bệnh nhiều nên

uế

diện tích hồ tiêu trong cả nước giảm xuống. Tuy nhiên, từ năm 2004 trở lại đây, diện
tích hồ tiêu đã tăng trở lại và có xu hướng ổn định ở mức xấp xỉ 50,00 nghìn ha (năm

H

2010 là 51,00 nghìn ha). Để thấy được hiệu quả mà cây hồ tiêu mang lại cho người

Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

tế

dân tôi đã chọn đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh

h

Mục tiêu chính của việc nghiên cứu đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu

in

quả kinh tế, đánh giá đúng kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu, tìm ra những nhân tố
ảnh hưởng đến nó, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hồ

cK

tiêu ở xã Vĩnh Giang nói riêng và huyện Vĩnh Linh nói chung. Đồng thời, qua quá
trình nghiên cứu tôi đã vận dụng được những kiến thức được học tại trường vào việc


họ

thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Có được kết quả này, tôi đã thu thập thông tin, dữ liệu theo yêu cầu của đề
cương. Trong đó, một phần số liệu tổng quát được thu thập từ Niên giám thống kê, các

Đ
ại

sách báo, các báo cáo của UBND xã Vĩnh Giang,… Dữ liệu phục vụ cho đánh giá kết
quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu được thu thập qua quá trình điều tra phỏng vấn trực
tiếp các hộ nông dân.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng phối hợp một số phương pháp:

Phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp thu
thập vá xử lý thông tin, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích thống
kê, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia,...
Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã xác định được một số nguyên nhân làm cho
năng suất cây hồ tiêu giảm sút. Từ đó, tôi đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu trong thời gian tới.

10


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một nước đang phát triển, trong những năm qua Việt Nam đã và đang có

những bước tăng trưởng mạnh về mặt kinh tế. Với những chính sách đúng đắn trong
hội nhập kinh tế - văn hóa – xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới, nền
kinh tế nước ta đang dần ổn định, đi lên và đạt được những kết quả khả quan. Việc

uế

phát triển và xây dựng nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tạo đà tiến lên công nghiệp hóa – hiện đại

H

hóa đất nước. Vấn đề nông nghiệp – nông thôn – nông dân có ý nghĩa chiến lược to
lớn và có tầm quan trọng đặc biệt của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất

tế

nước trong những năm tới.

Ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương

h

mại WTO. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con đường phát triển

in

kinh tế của nước ta. Bước vào WTO, Việt Nam có rất nhiều cơ hội nhưng cũng phải

cK


đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, xác
định đúng đường đi cho nền nông nghiệp nước ta có ý nghĩa rất to lớn.
Trong thời kỳ đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt những thành tựu nổi bật,

họ

duy trì tốc độ tăng trưởng đều và ổn định, thể hiện được lợi thế so sánh của Việt Nam
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nông nghiệp đã thực sự trở thành chỗ

Đ
ại

dựa nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn
định xã hội ở nước ta.

Nông nghiệp nước ta đang có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Một trong những tiềm

năng và thế mạnh ấy là xuất khẩu nông sản. Nông sản Việt Nam từ lâu đã có chỗ đứng trên
thị trường quốc tế với một số mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu,...
Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Việt Nam
đang được đánh giá là nhà cung ứng hạt tiêu lý tưởng nhất với giá cả và chất lượng hết
sức cạnh tranh. Có mặt tại gần 80 nước và vùng lãnh thổ, chiếm 50% sản lượng xuất
khẩu toàn cầu, hạt tiêu Việt Nam đã khẳng định vị trí số 1 trên thị trường quốc tế. Hạt
tiêu Việt Nam được các nước đánh giá là đóng vai trò quyết định trên thị trường thế

11


giới. Tại một số thị trường lớn, hạt tiêu Việt Nam chiếm vai trò chi phối quan trọng,
chẳng hạn như 33% tổng nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ và 40% tại EU. Gần đây, đã có doanh

nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hạt tiêu đưa về
Nhật Bản tiêu thụ.
Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper Nigrum L. (thuộc họ Piperaceae). Với điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày nên cây hồ tiêu từ lâu
đã có mặt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Hồ tiêu là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao so

uế

với các nông sản khác, sản phẩm từ cây hồ tiêu được sử dụng làm gia vị, trong y dược,
trong công nghiệp hương liệu, nước hoa,...

H

Tình hình sản xuất hồ tiêu của Việt Nam trong những năm qua có nhiều biến
động. Diện tích hồ tiêu nước ta giai đoạn trước năm 2002 tăng khá nhanh nhưng đến

tế

năm 2003 lại sụt giảm mạnh. Giá hồ tiêu trên thị trường thế giới lúc bấy giờ rớt mạnh
đã dẫn đến tình trạng trồng rồi lại chặt của người nông dân Việt Nam, một phần nữa là

h

do thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp và sâu bệnh nhiều nên diện tích hồ tiêu trong cả

in

nước giảm xuống. Tuy nhiên, từ năm 2004 trở lại đây, diện tích hồ tiêu đã tăng trở lại

cK


và có xu hướng ổn định ở mức xấp xỉ 50,00 nghìn ha (năm 2010 là 51,00 nghìn ha).
Vĩnh Giang là một xã nằm ở phía Đông Nam của huyện Vĩnh Linh có lợi thế
phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao, trong đó cây hồ

họ

tiêu là một trong những cây chủ lực của vùng đất đỏ bazan đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển kinh tế của xã. Đối với người trồng hồ tiêu, hồ tiêu không những

Đ
ại

góp phần ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm mà còn nâng cao
mức thu nhập cho họ và tăng hiệu quả sử dụng đất đỏ bazan và cải tạo vườn tạp. Tuy
nhiên, trong thực tế hiệu quả kinh tế do sản xuất hồ tiêu mang lại vẫn chưa tương xứng
với tiềm năng sẵn có của xã.
Những năm gần đây, thiên tai và sâu bệnh tràn lan đã làm cho diện tích và sản
lượng hồ tiêu của xã giảm mạnh. Mặt khác do giá hồ tiêu những năm trước 2006
xuống thấp trong lúc giá vật tư đầu vào và giá nhân công tăng cao, người nông dân
nắm không chắc kỹ thuật nên sự đầu tư của họ cho vườn hồ tiêu không đúng mức
khiến các vườn hồ tiêu ngày càng kiệt quệ và tình trạng người dân chặt bỏ cây hồ tiêu
ngày càng phổ biến. Song, bốn năm trở lại đây giá hồ tiêu đã tăng và có xu hướng tăng

12


lên nữa, người nông dân quay lại trồng hồ tiêu nhưng liệu sản xuất cây hồ tiêu có thực
sự mang lại hiệu quả không và phát triển diện tích hồ tiêu một cách ồ ạt như vậy có
phải là hướng làm đúng hay không.

Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH GIANG – HUYỆN VĨNH LINH
– TỈNH QUẢNG TRỊ.” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài

uế

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây hồ tiêu
trong điều kiện nước ta nói chung và khu vực Miền Trung nói riêng.

H

- Đánh giá đúng thực trạng sản xuất hồ tiêu hiện nay của xã, từ đó so sánh hiệu
quả sản xuất hồ tiêu giữa các nhóm hộ có điều kiện kinh tế khác nhau trong địa bàn xã

tế

nhằm phát hiện những mặt tích cực và những tồn tại kìm hãm sự phát triển sản xuất hồ
tiêu của vùng.

in

lượng hồ tiêu của địa phương.

h

- Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất, sản

cK


- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu trên địa
bàn xã.

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài

họ

Để thực hiện khóa luận này tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp 105 hộ gia đình sản xuất hồ tiêu ở xã

Đ
ại

Vĩnh Giang.

- Phương pháp tổng hợp, so sánh về một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả giữa ba

nhóm hộ sản xuất hồ tiêu của xã.
- Phương pháp phân tích kinh tế
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
- Một số phương pháp khác
4. Giới hạn nghiên cứu đề tài
* Không gian nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh –
Tỉnh Quảng Trị.

13


* Thời gian nghiên cứu:

- Điều tra tình hình chung của địa bàn nghiên cứu ( xét trong 3 năm 2008 đến 2010)
- Tiến hành điều tra các hộ trồng cây hồ tiêu thuộc xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh
Linh – Tỉnh Quảng Trị năm 2010.
* Nội dung nghiên cứu:
- Tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh
Giang. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cây hồ tiêu trong thời kỳ

uế

kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu.
Do điều kiện, thời gian còn nhiều hạn chế, trình độ lý luận và kiến thức thực tế

H

chưa tốt nên việc thực hiện khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót và chưa
đáp ứng cao về nội dung. Kính mong quý thầy cô cùng bạn đọc bổ sung và góp ý để

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế


khóa luận được hoàn thiện hơn.

14


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
* Khái niệm hiệu quả kinh tế

uế

Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và các
mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong

H

những điều kiện nhất định.

Một cách chung nhất, kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong

tế

hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu càng có lợi bấy nhiêu. Hiệu
quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động.

h


Hiệu quả được biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau vì vậy hình thành nhiều

in

khái niệm khác nhau: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội,

cK

hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp,...

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, phản ánh
tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu

họ

phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất – kinh doanh, nhằm
đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu.

Đ
ại

Từ trước đến nay, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu
quả kinh tế.“ Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của
các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” – GS.TS
Ngô Đình Giao.“ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ
lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định” – TS Nguyễn Thế Mạnh.
Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ
tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, lợi nhuận so với vốn,
thời gian thu hồi vốn,... Chỉ tiêu tổng hợp thường sử dụng nhất là doanh lợi thu được
so với tổng số vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

là tỷ trọng thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội. Trong nhiều trường hợp, để

15


phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu
quả kinh tế, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội ( như tạo thêm việc làm và giảm thất
nghiệp, tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố sự đoàn kết giữa
các dân tộc, các tầng lớp nhân dân và sự công bằng xã hội). Từ đó có khái niệm hiệu
quả kinh tế - xã hội.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế,
là thước đo trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp của các doanh nghiệp cũng như

uế

các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với chi phí

H

bỏ ra, nó biểu hiện bởi các chỉ tiêu: Giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận tính trên
lượng chi phí bỏ ra.

tế

Hiệu quả xã hội là sự so sánh giữa một bên là chi phí bỏ ra và một bên là kết quả
thu được về mặt xã hội như: giảm khoảng cách giàu nghèo, tạo công ăn việc làm, bảo

h


vệ các di sản văn hóa, xã hội trong quá trình phát triển.

cK

cả mặt kinh tế và xã hội.

in

Hiệu quả kinh tế - xã hội là tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được về

Ngoài ra trong quá trình sản xuất kinh doanh còn phải đánh giá về mặt môi
trường duy trì sự phát triển bền vững.

họ

* Bản chất của hiệu quả kinh tế

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm

Đ
ại

lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối liên hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế
gắn với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động
và quy luật tiết kiệm thời gian.
Hiệu quả kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi

phí kinh tế bỏ ra để được kết quả đó, quan hệ so sánh ở đây là quan hệ so sánh tương
đối. Quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa trong phạm vi hạn chế.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc một số

chỉ tiêu hiệu quả nhất định. Về phần mình, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt
chẽ vào mục tiêu hoạt động của chủ thể hiệu quả. Bởi vậy, phân tích hiệu quả của các

16


phương án cần xác định rõ chiến lược phát triển cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể
trong từng giai đoạn phát triển.
* Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh
chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo của trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh
của các doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển

uế

kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các
nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

H

Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu
tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng, phát triển xã hội nói chung. Để đạt được

tế

mục tiêu đó cần tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có, thúc đẩy nhanh tiến bộ
khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh

h


tế với tốc độ nhanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

in

1.1.1.2. Khái niệm và một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hồ tiêu

cK

Hồ tiêu là cây công nghệp dài ngày, có thời gian cho quả trung bình từ 15 – 25
năm. Nếu được chăm sóc tốt thời gian cho quả có thể kéo dài 25 – 30 năm, tuổi thọ
trung bình trên dưới 30 năm. Hồ tiêu thuộc loại dây leo, do đó trong kỹ thuật trồng trọt

họ

việc chuẩn bị trụ cho hồ tiêu leo bám là một trong những khâu quan trọng trong kỹ
thuật canh tác. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển có thể chia cây hồ tiêu ra

Đ
ại

làm 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sinh trưởng, cây hồ tiêu có một nhu cầu riêng về điều
kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, đó là cơ sở để chúng ta tác động vào trong quá
trình chăm sóc.

- Thời kỳ sinh trưởng: Được tính từ khi trồng đến khi bắt đầu ra quả. Thời kỳ

này kéo dài 2 – 6 năm tùy theo phương pháp nhân giống. Hồ tiêu trồng bằng phương
pháp nhân giống ( hom) thời kỳ này khoảng 2 – 3 năm, trồng bằng hạt là 5 – 6 năm.
Đây là thời kỳ kiến thiết cơ bản, yêu cầu chăm sóc chu đáo, cung cấp đầy đủ dinh

dưỡng đặc biệt là đạm và lân để phát triển bộ rễ và cành lá, giai đoạn này cần che bóng
mát cho cây.

17


- Thời kỳ sinh trưởng phát quả: Từ khi bắt đầu ra hoa kết quả cho đến trước thời
kỳ cho sản lượng cao. Thời kỳ này kéo dài 1 – 2 năm tùy thuộc vào giống và điều kiện
canh tác. Cây hồ tiêu cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới để cây nhanh
chóng đạt đến giai đoạn cho sản lượng cao và đạt độ khung tán ổn định.
- Thời kỳ sản lượng cao: Là lúc cây cho ra hoa kết quả nhiều và cho sản lượng
cao nhất trong chu kỳ sống của cây. Để kéo dài thời kỳ này cần chăm sóc quản lý tốt
cả về cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh. Nếu không chăm sóc kỹ cây

uế

nhanh chóng suy yếu.
- Thời kỳ già cỗi: Bắt đầu từ khi cây biểu hiện giảm sản lượng đến khi cây hết

H

khả năng cho quả. Thời gian đầu, cành và một số bộ phận rễ khô chết dần, số cành quả
bị chết tăng lên, cành tăm xuất hiện nhiều. Thời kỳ này muốn kéo dài thời gian cho

tế

quả cần bón phân, cung cấp nước đầy đủ, cắt tỉa kịp thời những cành khô để chọn
những thân mới và chăm sóc.

h


Hồ tiêu là loại cây rất dễ bị sâu bệnh, do đó quá trình xử lý sâu bệnh hại hồ tiêu cần

in

phải được thực hiện thường xuyên trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.

cK

Thường có 4 loại bệnh nguy hiểm nhất mà hồ tiêu thường gặp là bệnh thối gốc; bệnh vàng
héo rũ; bệnh đốm lá, thối trái, đen hạt; bệnh chậm lớn. Ngoài ra còn một số bệnh khác nữa,
song không ở mức độ trầm trọng lắm, khi phát hiện bệnh thì cần xử lý kịp thời.

họ

1.1.1.3. Vị trí, vai trò của cây hồ tiêu đối với xu hướng phát triển kinh tế hộ
Kinh tế hộ nông dân có một vị trí và tiềm năng phát triển lớn trong nền kinh tế

Đ
ại

quốc dân. Cùng với sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác, kinh tế hộ nông
dân ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình. Nó không những giải quyết vấn đề
tự cung tự cấp mà xu hướng sản xuất hàng hóa ngày càng rỏ rệt và rộng rãi. Sự tồn tại
và phát triển của kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp – nông thôn là hết sức cần thiết
do nó đáp ứng được nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, góp phần khai thác triệt
để và có hiệu quả tiềm năng về lao động, đất đai và khả năng tiền vốn, ngành nghề của
từng hộ nông dân.
Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn cung cấp một lượng lớn về lương thực, các loại
thực phẩm, hàng xuất khẩu và mang lại nguồn thu lớn cho người nông dân. Sở dĩ kinh

tế hộ có hiệu quả cao như vậy là vì nó gắn kết được giữa trách nhiệm và quyền lợi, do

18


vậy để phát triển kinh tế hộ gia đình chúng ta phải có quan niệm đúng hơn và coi kinh
tế hộ là một khu vực kinh tế của nền kinh tế quốc dân: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập
thể và kinh tế hộ gia đình. Việc phát triển kinh tế hộ nông dân nhằm khai thác và sử
dụng hợp lý lực lượng lao động trong nông nghiệp, góp phần to lớn trong việc sản xuất
hàng hóa có giá trị cao nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân, tạo điều
kiện cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật, giải phóng lực lượng sản xuất, tạo thêm
nhiều việc làm góp phần phân công lao động mới nông thôn. Kinh tế hộ đang phát

uế

triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây là xu thế khách quan trong bối cảnh
hội nhập đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông sản hàng hóa. Đối với cây hồ tiêu, đây là

H

một mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao và nhu cầu thị trường tương đối ổn định. Trong
những năm qua, giá trị xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu đóng góp không nhỏ trong cơ cấu

tế

giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam. Điều này đã làm cho đời sống các
hộ nông dân trồng hồ tiêu dần đi vào ổn định và phát triển, không ít gia đình giàu lên

h


nhờ cây hồ tiêu.

in

Trồng hồ tiêu tuy tốn nhiều vốn nhưng lại là cây mau thu lại vốn nếu được trồng

cK

và chăm sóc đúng kỹ thuật. Những vùng cây hồ tiêu đóng vai trò chủ lực, thu nhập chủ
yếu của các hộ gia đình vẫn là từ cây hồ tiêu, do đó đời sống của họ phụ thuộc rất lớn
vào cây hồ tiêu. Khi giá hồ tiêu tăng, năng suất cao thì mang lại thu nhập cao, ngược lại

họ

khi giá thấp và mất mùa thì ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Đặc điểm
của cây hồ tiêu là “năm được, năm mất”, điều này một phần do điều kiện tự nhiên, một

Đ
ại

phần khác do điều kiện chăm sóc không đầy đủ. Do vậy có thể nói đời sống của người
trồng hồ tiêu cũng “thăng – trầm” theo cây hồ tiêu. Để cây hồ tiêu mang lại thu nhập ổn
định thì người dân cần có sự đầu tư thâm canh đúng mức và chăm sóc đúng kỹ thuật để
tạo được vườn hồ tiêu đông đặc, năng suất cao và tăng chất lượng sản phẩm.
1.1.1.4. Tác động của cây hồ tiêu đối với môi trường sinh thái
Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối của toàn thế giới. Ở Việt
Nam, tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nhất là ở các khu đô thị lớn.
Diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng nhiều, đất đai đang bị suy thoái nghiêm
trọng. Trong khi đó đời sống người dân còn rất thấp, số người làm nông nghiệp lại cao,


19


chiếm trên 70%. Bởi vậy, phát triển cây hồ tiêu vừa tạo ra giá trị kinh tế vừa tạo giá trị
về mặt xã hội, đặc biệt là đối với môi trường sinh thái.
Cây hồ tiêu thường được trồng trên các vùng đất đỏ bazan, phân bố ở các vùng
trung du, gò đồi, do đó có ý nghĩa rất lớn về môi trường sinh thái. Khi trồng hồ tiêu,
cần phải có một trụ làm nơi cho tiêu leo bám như mít, mớc, vông,... Chính những cây
này có tác dụng che phủ và bảo vệ môi trường rất lớn, nhất là trong việc giữ đất, giữ
nước và điều hòa không khí.

- Cân bằng môi trường sinh thái, tăng mật độ che phủ

uế

Về mặt môi trường, cây hồ tiêu có tác dụng:

H

- Giảm xói mòn, giảm cường độ gió, giảm cường độ thoát hơi nước ở thực vật và
mặt đất

tế

- Chống tác động tàn phá của gió mạnh, tăng tính ổn định cho hệ sinh thái nông
nghiệp, chống sâu bệnh tràn lan,...

in

1.1.1.5.1. Điều kiện tự nhiên


h

1.1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản xuất cây hồ tiêu

úng trong mùa mưa.

cK

* Địa hình: Cây hồ tiêu thích hợp ở những nơi có địa thế cao ráo để tránh ngập

* Đất đai: Đất đai là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của sản

họ

xuất hồ tiêu, bởi vì nếu được trồng trên loại đất thích hợp thì hồ tiêu sẽ cho năng suất
cao. Tuy nhiên, đất lý tưởng nhất để trồng hồ tiêu là đất nâu đỏ, đất đỏ bazan có tầng

Đ
ại

canh tác dày trên 50 cm, tơi xốp, nhiều mùn, nhiều chất hữu cơ và giàu chất dinh
dưỡng, đất có khả năng giữ nước cao và thoát nước tốt, không bị ngập úng trong mùa
mưa lũ và nhiễm mặn trong mùa nắng, có độ pH khoảng 5,5 – 7. Tránh trồng hồ tiêu ở
những vùng đất cát khô, sét nặng hoặc quá nặng, đất phèn, không có điều kiện thoát
nước, đất bị nhiễm mặn.
* Khí hậu thời tiết: Ở nước ta, từ vĩ tuyến 17 trở vào có khí hậu khá thích hợp
cho cây hồ tiêu vì ít khi có nhiệt độ dưới 150C kéo dài. Ở nhiệt độ 150C cây hồ tiêu
không phát triển được. Hồ tiêu thích nhiệt độ bình quân trong vòng 25 - 300C, nhiệt độ
trên 400C không thích hợp cho hồ tiêu. Ẩm độ bình quân 75 – 90%. Lượng mưa hàng

năm hồ tiêu yêu cầu khoảng 2000 – 2500mm và phân bố đều trong năm. Hồ tiêu

20


không thích mưa to và gió lớn, vì mưa to và gió lớn làm tỷ lệ đậu trái thấp và hồ tiêu
dễ chết vì ngập úng. Hồ tiêu là cây ưa sáng tuy nhiên trong giai đoạn đầu khi hồ tiêu
mới trồng hay còn nhỏ cần che bóng để hồ tiêu con phát triển tốt. Còn ở giai đoạn sau,
khi hồ tiêu đã trưởng thành, đi vào sản xuất, cây đã phát triển thì không cần che bóng
nữa để cây hồ tiêu có đủ ánh sáng và cho năng suất cao.
1.1.1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Thị trường tiêu thụ: Hồ tiêu là một loại cây công nghiệp, một mặt hàng có giá trị

uế

xuất khẩu cao. Nhu cầu hồ tiêu của thế giới đang có xu hướng tăng và ngày càng ổn định.
Thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất hồ tiêu của người dân.

H

Đó là quyết định về diện tích, sản lượng,... nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
Nhu cầu của thị trường còn là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra

tế

các quyết định đúng đắn về quy hoạch, kế hoạch, định hướng cho ngành sản xuất hồ
tiêu như xây dựng vùng chuyên môn hóa, mở rộng thị trường, có các biện pháp vĩ mô

h


về phát triển sản xuất hồ tiêu. Và thông qua thị trường, lợi nhuận được phân phối hợp

in

lý cho cả người sản xuất và người mua bán.

cK

* Tổ chức sản xuất: Vì hồ tiêu là một nông sản hàng hóa nên việc tổ chức sản
xuất là rất cần thiết, cần phải sản xuất tập trung và có quy mô lớn, trình độ thâm canh
cao. Việc quy hoạch, phân vùng để khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của vùng là hết

họ

sức quan trọng. Phân vùng hợp lý sẽ giữ được cân bằng sinh thái, tận dụng được mọi
tiềm năng về đất đai, lao động và các điều kiện khác trong vùng nhằm đảm bảo hiệu

Đ
ại

quả trước mắt và lâu dài cho vùng.
Tổ chức sản xuất hồ tiêu nên theo hướng chuyên môn hóa nhằm tạo sự cạnh

tranh cao hơn trên thị trường, thúc đẩy việc áp dụng khoa học kỹ thuật, người dân
mạnh dạn đầu tư thâm canh từ đó mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Phát
triển sản xuất theo hướng hàng hóa còn góp phần thực hiện tốt quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn.
* Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
- Chính sách đất đai:
Trung ương Đảng đã đề ra chỉ thị 100 – CP/TW về cải tiến công tác khoán sản

phẩm về nhóm và người lao động. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về quản lý đổi mới

21


kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết 61/CP và luật đất đai 1993 có sửa đổi và bổ sung về
giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Trên cơ sở các
chính sách của Nhà nước, người nông dân gắn bó với đất đai của mình hơn, trách
nhiệm của họ cũng cao hơn. Họ yên tâm đầu tư lâu dài, thâm canh tăng năng suất, tăng
hiệu quả kinh tế, giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm cho quá trình sản xuất nông
nghiệp bền vững. Mặt khác các hộ nông dân còn được quyền chuyển nhượng, chuyển

cơ giới hóa, hiện đại hóa theo hướng sản xuất hàng hóa.

H

- Chính sách tín dụng:

uế

đổi đất đai sao cho phù hợp để thuận tiện cho việc áp dụng tiến bộ KHKT, thực hiện

Vốn là một yếu tố quyết định vì sản xuất hồ tiêu đòi hỏi một lượng đầu tư ban

tế

đầu lớn. Nếu thiếu vốn, người sản xuất sẽ sản xuất với quy mô nhỏ, đầu tư thấp sẽ dẫn
đến không hiệu quả về sản lượng và chất lượng của hồ tiêu. Vì vậy, chính sách về tín


h

dụng có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho người dân về vốn đầu tư để mở rộng sản xuất cũng

in

như đầu tư thâm canh ổn định. Chính sách tín dụng còn là cơ sở, là nền tảng ban đầu

cK

cho người nông dân khi đi vào sản xuất, giúp họ giải quyết được những khó khăn
trước mắt, tạo đà cho họ yên tâm phát triển sản xuất lâu dài, thực hiện tốt các định
hướng sản xuất của mình.

họ

- Chính sách khuyến nông:

Chính sách khuyến nông không những hỗ trợ cho người dân về mặt kỹ thuật mà

Đ
ại

còn giúp bà con nắm bắt về thông tin thị trường, định hướng cho người dân về các
quyết định sản xuất của mình.
Một số chính sách khuyến nông: tập huấn cho bà con về kỹ thuật trồng hồ tiêu;

tổ chức tham quan giới thiệu mô hình trồng hồ tiêu hiệu quả; cung cấp thông tin thị
trường đến người dân thông qua các phương tiện đài, báo, vô tuyến truyền hình,...để
người dân nắm bắt và đưa ra các quyết định sản xuất đúng đắn, phù hợp với nhu cầu

thị trường. Công tác khuyến nông rất cần thiết đối với người nông dân, vì vậy để công
tác khuyến nông được thực hiện thường xuyên, Nhà nước cần phải có những chính
sách khuyến khích cán bộ khuyến nông, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng của
mình, đồng thời cũng có chính sách khuyến khích cả người nông dân để họ tham gia

22


học tập tích cực hơn.
- Một số chính sách khác như chính sách giá cả, chính sách đầu tư,... cũng có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của sản xuất hồ tiêu.
Chính sách giá cả tác động tới giá cả nguyên vật liệu đầu vào, trong nông nghiệp
đó là chính sách trợ giá giống cây trồng, trợ giá phân bón, thuốc trừ sâu... Những chính
sách này đã giúp cho người nông dân giảm được giá thành sản xuất, tăng sức cạnh
tranh và tăng quy mô sản xuất hồ tiêu.

uế

1.1.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu
Đối với ngành sản xuất hồ tiêu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kết quả có

H

những đặc thù riêng. Chúng ta có thể phân loại các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh
doanh theo các nhóm như sau:

tế

- Các chỉ tiêu kinh tế như năng suất, sản lượng, giá thành, lợi nhuận,...
- Các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm như khả năng xuất khẩu, mức độ đáp ứng


h

thị hiếu người tiêu dùng,...

in

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, kết quả là một chỉ tiêu để đánh giá chất

cK

lượng của doanh nghiệp hay hộ gia đình kinh tế nào đó. Một sản phẩm tạo ra có được
thị trường chấp nhận hay không, không những thể hiện ở nội dung chất lượng sản
phẩm mà còn thể hiện ở sản phẩm bán ra ở mức nào? Thực tế đó khi đánh giá hiệu quả

họ

thì kết quả và chi phí đều dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm quyết định. Tuy
nhiên để nghiên cứu động thái hiệu quả thì vẫn phải sử dụng giá cố định hoặc giá gốc

Đ
ại

để so sánh.

Trong quá trình nghiên cứu để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu

chúng tôi đã sử dụng các chỉ tiêu như sau:
1.1.1.6.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ do các cơ sở sản

xuất (hộ) thu được trong thời gian nhất định (thường một năm), đó là kết quả trực tiếp
hữu ích mà những cơ sở đó tạo ra.
GO = Q * P
Q: sản lượng hồ tiêu
P: giá bán

23


- Chi phí trung gian (IC): Là tập hợp tất cả những chi phí vật chất và dịch vụ được
sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra của cải và dịch vụ khác trong thời kỳ sản xuất.
- Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (VA): Gồm các yếu tố thu nhập của người
sản xuất, khấu hao tài sản cố định, thuế các loại và lãi suất.
Ta có công thức:
VA = GO – IC
1.1.1.6.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

uế

- Giá trị sản xuất tính cho một đồng chi phí trung gian = GO/IC, chỉ tiêu này cho
biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

H

- Giá trị gia tăng tính cho một đồng chi phí trung gian = VA/IC, chỉ tiêu này cho
biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

tế

- Giá trị hiện tại ròng NPV, được tính theo mặt bằng thời gian hiện tại. Giá trị

hiện tại ròng được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị hiện tại các khoản thu (khấu

kỳ trồng hồ tiêu.

n

NPV =

 Bt
t 0

cK

Công thức tính toán:

in

h

hao và lợi nhuận sau thuế) với giá trị hiện tại các khoản chi phí đầu tư trong suốt thời

n
1
1

Ct

t
(1  r )
(1  r ) t

t 0

họ

Trong đó:

n: Số năm tồn tại của cây hồ tiêu

Đ
ại

t: Thứ tự năm

Bt: Giá trị thu nhập của cây hồ tiêu năm thứ t
Ct: Tổng chi phí sản xuất hồ tiêu năm thứ t
r: Lãi suất tính toán
- Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR: Là mức lãi suất tính toán mà ứng với mức lãi suất

này thì việc trồng hồ tiêu hoàn toàn không thu được lợi nhuận, các khoản thu nhập vừa
đủ bù đắp các khoản chi phí.
Hệ số IRR được xác định bằng công thức:
n

 Bt
t 0

n
1
1


Ct

t
(1  r )
(1  r ) t
t 0

= 0 hay IRR = r1  (r2  r1 )

NPV1
NPV1  NPV2

24


- Tỷ suất lợi ích/chi phí B/C: Là tỷ số giữa tổng thu nhập và tổng các khoản chi
phí đầu tư trong suốt thời kỳ trồng hồ tiêu tính theo hiện giá.
Công thức tính toán:
n

B/C =

 Bt
t 0

n
1
1
/
C

t  t
(1  r ) t 0 (1  r ) t

1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới

uế

Hồ tiêu có nguồn gốc ở vùng Ghats miền Tây Ấn Độ, ở đây có nhiều giống
hoang dại, mọc rất lâu đời. Sau đó được người Hindu mang tới Java (Indonesia) vào

H

khoảng 600 năm sau Công nguyên. Cuối thế kỷ XII, hồ tiêu được trồng ở Malaysia.
Đến thế kỷ XVIII, hồ tiêu được trồng ở Srilanka và Campuchia. Vào đầu thế kỷ XX,

Côngô và Châu Mỹ với Brazil, Mexico ...

tế

hồ tiêu được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới như Châu Phi với Madagasca, Nigiêria,

h

Theo thống kê của FAO, hiện nay có trên 70 quốc gia trồng hồ tiêu. Hồ tiêu là

in

mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, tuy nhiên hồ tiêu chỉ trồng được ở các nước gần


cK

xích đạo và có khí hậu nhiệt đới từ 200 vĩ bắc đến 200 vĩ nam. Vì vậy, hồ tiêu là một
nông sản xuất khẩu quan trọng của một số nước Châu Á, Châu Phi và Bắc Trung Mỹ.
Cũng theo thống kê của FAO (1999), diện tích hồ tiêu thế giới là 358,06 nghìn ha với

họ

tổng sản lượng là 230,66 nghìn tấn, trong đó nước có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất là
Ấn Độ 128,00 nghìn ha, tiếp đến là Indonesia 79,80 nghìn ha, Srilanka 27,00 nghìn ha,

Đ
ại

Brazil 13,28 nghìn ha, Trung Quốc 12,00 nghìn ha và Việt Nam 11,80 nghìn ha.
Hiện nay, diện tích trồng hồ tiêu và sản lượng hồ tiêu của các nước trên thế giới

đã có những biến động. Diện tích trồng hồ tiêu trên thế giới năm 2009 lớn nhất vẫn ở
Ấn Độ 238,71 nghìn ha, tiếp đến là Indonesia là 125,00 nghìn ha. Diện tích trồng hồ
tiêu nước ta có sự tăng lên và đã tăng lên đến 50,00 nghìn ha; ở các nước trồng hồ tiêu
khác diện tích có tăng nhưng tăng nhẹ riêng Trung Quốc và Madagasca vẫn giữ ổn
định ở 16,63 nghìn ha và 9,00 nghìn ha.
Sự phân bố diện tích cây hồ tiêu như trên nhưng sản lượng hồ tiêu ở các nước lại
không tương ứng như vậy. Những năm gần đây, nước ta luôn dẫn đầu thế giới về sản

25


×