Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm tại xã phú lương, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.18 KB, 45 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Sản xuất nông nghiệp bên cạnh thu được sản phẩm chính như lúa gạo, còn tạo
ra một khối lượng rất lớn sản phẩm phụ nhưng giá trị rất thấp. Nhiều nước đã có nhiều
phương pháp để tăng giá trị nguồn phụ phẩm này bằng cách tận dụng nó làm phân
bón, làm chất độn trong chăn nuôi...nhưng vẫn chưa tận dụng hết giá trị của nguồn

uế

phụ phẩm này. Hiện nay, ở một số nước như: Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan đã tận
dụng nguồn phụ phẩm này để sản xuất nấm rơm mang lại giá trị rất cao, vừa tăng thu

H

nhập cho người nông dân, vừa cung cấp nguồn thực phẩm quý cho con người.
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi đế sản xuất nấm đặc biệt là nấm rơm vì

tế

hàng năm có một lượng phụ phẩm nông nghiệp rất lớn như rơm rạ, trấu…lại có khí

h

hậu thuận lợi cho cây nấm phát triển. Hiện nay, nấm rơm được trồng ở nhiều tỉnh

in


mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo nâng
cao thu nhập cho người dân. Sản xuất nấm rơm vừa góp phần giải quyết việc làm, làm

cK

giảm tình trạng thất nghiệp ở nông thôn, lại vừa tận dụng được nguồn phụ phẩm nông
nghiệp giá trị thấp, làm tăng giá trị nguồn phụ phẩm này.
Xã Phú Lương là một xã thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế có diện

họ

tích đất tự nhiên 1788,49 ha, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp đa
dạng trong đó có nghề trồng nấm rơm . Bên cạnh việc trồng lúa nước, cây ăn quả, hoa

Đ
ại

màu như lạc, đậu, ngô, khoai, sắn... còn có một số bộ phận đáng kể các hộ gia đình
theo nghề trồng nấm rơm nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và tăng thu nhập. Điều
này đã góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, giải quyết nhiệm vụ chiến lược
trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống,
tạo công ăn việc làm cho người lao động ở xã Phú Lương nói chung và các hộ gia đình
trồng nấm nói riêng.
Để tìm hiểu hiệu quả của nghành nghề mới này, tôi đã quyết định chọn đề tài:
"Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm tại xã Phú Lương, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế", làm đề tài tốt nghiệp của mình.

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

1



Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
- Đánh giá thực trạng sản xuất nấm rơm của các nông hộ ở xã Phú Lương
- Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm của các nông hộ điều tra ở xã
Phú Lương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất

Các hộ sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

tế

Phạm vi nghiên cứu:

H

Đối tượng nghiên cứu:

uế

nấm rơm ở xã Phú Lương trong thời gian tới.

+ Phạm vi không gian: Do giới hạn về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế


h

nên đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất nấm rơm của các hộ

in

thuộc 3 thôn: Vĩnh Lưu, Lê Xá Đông và Đông B ở xã Phú Lương
Lương năm 2010.

cK

+ Phạm vi thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở xã Phú
Phương pháp nghiên cứu:

họ

- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra
giữa bốn mùa trong năm/lứa.

- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:

Đ
ại

+ Số liệu thứ cấp: Là các số liệu đã công bố trên báo, mạng, internet và báo cáo

kết quả hàng năm của xã Phú Lương.
+ Số liệu sơ cấp: Là các số liệu được thu thập qua việc điều tra, phỏng vấn 45


hộ sản xuất nấm rơm ở 3 thôn Vĩnh Lưu, Lê Xá Đông và Đông B ở xã Phú Lương theo
phương pháp ngẫu nhiên, trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân sản xuất nấm
rơm theo mẫu câu hỏi đã được chuẩn bị sẳn.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn các hộ, các cán bộ trong xã
Phú Lương.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tổng hợp và phân tích các số liệu thu
thập và điều tra được

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

2


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế
Ngày nay, trong bất kỳ một lĩnh vực sản xuất nào người ta điều luôn quan tâm
đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất đó. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh

uế

tế phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất, đo lường trình độ quản lý, trình độ tổ
chức đồng thời là cơ sở tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Mọi nổ lực trong

H


sản xuất kinh doanh đều nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả kinh tế để

tế

doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cạnh tranh được trên thị trường. Vậy hiệu quả kinh
tế là gì ?

h

Theo TS. Nguyễn Tiến Mạnh thì: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách

in

quan phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được những mục tiêu xác định.
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế khác như Schultz (1964), Rizzo

cK

(1979), Ellis (1993) thì cho rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (gồm nhân tài, vật lực và tiền vốn,…) để đạt được kết

họ

quả đó.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất ở
bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được kết quả phải bỏ ra một khoản chi phí

Đ

ại

nhất định. Đó là nhân lực, vật lực, tư liệu sản xuất, vốn…Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh
tế là tối đa hoá đầu ra với một lượng đầu vào nhất định và tối thiểu hoá chi phí với một
lượng đầu ra nhất định. Các học giả trên đều cho rằng hiệu quả kinh tế là phạm trù
kinh tế mà trong đó sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều
đó có nghĩa là khi tiến hành xem xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực phục vụ sản
xuất chúng ta phải tính đến cả hai yếu tố hiện vật và giá trị.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực được sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về nguồn lực
hay công nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

3


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại them
bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân phối (hay còn gọi là hiệu quả về giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong
đó cả yếu tố giá sản phẩm và giá các yếu tố đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị
sản phẩm thu thêm được trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực được sử
dụng. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các
yếu tố đầu vào, giá sản phẩm bán ra. Hay nói cách khác, trên cơ sở giá cả các yếu tố

uế


đầu vào, giá cả sản phẩm bán ra để phân bổ các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ hợp lý để tối
đa hóa lợi nhuận thu được. Tức giá trị biên của sản phẩm sản xuất ra phải bằng giá trị

H

biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất.

1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

tế

Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật và giá trị
trong việc sử dụng nguồn lực vào sản xuất, là một phạm trù kinh tế - xã hội vừa thể

h

hiện tính lý luận khoa học sâu sắc, vừa là yêu cầu đặt ra của thực tiễn xã hội. Có nhiều

in

phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế:

cK

- Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra. Điều đó có nghĩa là một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu

họ


đơn vị sản phẩm.

H = Q/C

Trong đó:

Đ
ại

H: Là hiệu quả kinh tế

Q: Là khối lượng sản phẩm thu được
C: Là chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả quá trình sản

xuất kinh doanh nhất định, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao
nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó người ta đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị sản
xuất với nhau, giữa các ngành sản phẩm khác nhau và giữa các thời kỳ khác nhau.
- Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng
thêm với chi phí tăng thêm, nghĩa là nếu tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm
bao nhiêu đơn vị kết quả thu được

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

4


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế


H = Q/C
Trong đó:
H

: Là hiệu quả kinh tế

Q

: Là kết quả tăng thêm

C

: Là chi phí tăng thêm

Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả mà một đồng chi phí
đầu tư thêm mang lại. Từ đó xác định được hiệu quả trong đầu tư thâm canh, đặc biệt

uế

là xác định được khối lượng tối đa hóa kết quả sản xuất tổng hợp.
Tuy nhiên, khi sử dụng hai phương pháp trên ta không thấy được quy mô của

H

hiệu quả là bao nhiêu. Do đó khi xác định hiệu quả kinh tế, người ta thường dùng thêm
chỉ tiêu lợi nhuận hay thu nhập. Nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu tuyệt đối thì không thể thấy

tế


được cái giá phải trả cho quy mô của kết quả. Sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu trên là
phương pháp tốt nhất khi đánh giá hiệu quả kinh tế.

h

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nấm

in

- Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và

cK

dịch vụ được sáng tạo ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là
một năm. Do đặc điểm của ngành sản xuất nấm rơm hiện nay sản xuất ra chủ yếu để

họ

tiêu thụ nên tổng giá trị sản xuất cũng chính là doanh thu của hộ.
GO =

n

 Pi *Qi
i 1

Đ
ại

Trong đó:

Pi

: Đơn giá/sản phẩm

Qi

: Khối lượng sản phẩm thứ i

N

: Số sản phẩm

- Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành của sản xuất bao gồm
những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Chi phí trung
gian trong sản xuất nông nghiệp bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ
thuê (không kể khấu hao).
Chi phí trung gian (IC) = Chi phí vật chất + Chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài)

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

5


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

- Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những
phần giá trị do lao động sáng tạo trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là một bộ phận
còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian.

∑VA = ∑GO - ∑IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi trừ đi
khấu hao và thuế.
∑MI = ∑VA - Khấu hao - Thuế

uế

- Năng suất: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị diện tích gieo trồng trong một
lứa sản xuất được bao nhiêu nấm. Do đặc điểm sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra

H

được tiến hành trong vòm, một vòm có thể sản xuất nhiều lứa nấm nên chúng ta tính
năng suất là:

tế

N = Q/S
Trong đó:
: Năng suất

Q

: Sản lượng

S

: Diện tích (số lứa nấm)

cK


in

h

N

- VA/IC (Hiệu quả chi phí gia tăng theo giá trị gia tăng): Chỉ tiêu này mang
tính tổng hợp cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng

họ

giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn.
- GO/IC (Hiệu quả chi phí gia tăng theo giá trị sản xuất): Chỉ tiêu này cho

Đ
ại

biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- MI/IC (Hiệu quả chi phí gia tăng theo thu nhập hỗn hợp): Chỉ tiêu này cho

biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
1.1.4 Đặc điểm kỹ thuật của cấy nấm
1.1.4.1 Đặc điểm sinh vật học của cây nấm.
Nấm rơm (còn gọi là Nấm rạ, Thảo Cô) có tên khoa học là Volvariella
voloacea, thuộc họ Phiteaceae, bộ Agaricales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp
Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành nấm thật - Eumycota, giới nấm Mycota hay Fungi (Nguyễn Lân Dũng, 2003) là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, là thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho con người.

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN


6


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

Là một thực vật thân mềm, cây nấm có 3 phần: Phần bao gốc, phần cuống nấm
và phần mũ nấm. Trong đó, bao gốc có chức năng là chống tia tử ngoại của mặt trời,
ngăn cản sự phá hoại của côn trùng, giữ nước và ngăn sự thoát hơi nước của các cơ
quan bên trong. Do đóng vai trò bảo vệ nên thành phần dinh dưỡng của bao gốc rất ít.
Cuống nấm có vai trò là đưa mũ nấm lên cao để phát tán bao tử đi xa, vận chuyển chất
dinh dưỡng để cung cấp cho mũ nấm. Khi bào tử đã chín thì vai trò vận chuyển chất
dinh dưỡng không còn nữa. Mũ nấm là hệ sợi tơ đan chéo vào nhau, rất giàu chất dinh

1.1.3.2 Giá trị dinh dưỡng của cây nấm

uế

dưỡng dự trữ, giữ vai trò sinh sản.

H

Nấm rơm còn gọi là bình cô, lan hoa cô, macô,... là một trong những loại nấm
ăn được sử dụng rộng rãi có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng prôtêin cao (2,66 -

tế

5,05%) và 19 acid amin (trong đó có 8 loại acid amin không thay thế), không làm tăng

lượng cholesterol trong máu (nguồn: mạng internet).

h

Trong các loai nấm thì nấm rơm là loại nấm có hàm lượng đạm khô khá cao

in

(43%). Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100 gam nấm rơm

cK

khô đúng chuẩn có chứa 21 - 37 gam chất đạm, 2,1 - 4,6 gam chất béo, 9,9 gam chất
bột đường, 21 gam chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các
vitamin A, B1, B2, C, D, PP ( nguồn:mạng internet). Đặc biệt trong nấm rơm, thành

họ

phần đạm vừa nhiều vừa đầy đủ các axit amin tối thiểu cần thiết, hơn cả trong thịt bò
và đậu tương.

Đ
ại

Với thành phần dinh dưỡng tốt như thế, từ lâu trong y học nấm rơm được chỉ rõ
là một thức ăn tuyệt vời, có thể chế biến thành nhiều “thực phẩm chức năng”, món ăn
“thuốc” để hỗ trợ chữa bệnh, đặc biệt với năm loại bệnh nội tiết chuyển hóa nổi cộm
hiện nay là: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng
huyết áp (nguồn: mạng internet).
1.1.3.3 Giá trị kinh tế của cây nấm

Trồng nấm là một trong một trong nghành nghề có hiệu quả kinh tế nhất. Với
một diện tích rất nhỏ có thể tận dụng đất trong vườn do đó không mất nhiều diện tích
đất cho sản xuất, vòng vốn đầu tư quay vòng nhanh, chi phí nguyên vật liệu rẻ (chủ
yếu là tận dụng phế phẩm của nông, lâm nghiệp), và có thể tận dụng được lao động

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

7


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

trong nhà từ người già đến trẻ em nhưng vẫn cho năng suất cao. Thị trường tiêu thụ
rộng lớn với giá cả dao động theo mùa cụ thể: mùa Đông giá có thể từ 50 - 70.000
đ/kg có lúc lên tới trên 100.000 đ/kg; mùa Xuân , mùa Hạ và mùa Thu dao động từ 30
- 40.000 đ/kg. Nó mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân ngoài thu
nhập chính từ lúa.
1.1.3.4 Giá trị xã hội
Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn: Do đặc điểm của sản xuất nông

uế

nghiệp có tính thời vụ cao, cho nên sẽ có một bộ phận lớn lao động nông thôn không
có việc làm lúc trái vụ. Nghề trồng nấm không những giúp giải quyết việc làm cho lao

H

động nông thôn lúc nông nhàn mà còn tận dụng tối đa nguồn lao động gia đình như

người già, trẻ em… vì công việc trồng nấm không đòi hỏi lao động quá phức tạp.

tế

Người dân có thể tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi của mình để làm như: ngâm rơm, ủ
rơm, đạp rơm, bỏ meo giống, chất bánh vào vòm, chăm sóc, hái nấm, thu mua,.... Nó

h

tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người lao động nông thôn.

in

Cung cấp thực phẩm cho con người: Dân số ngày càng tăng nhanh, đời sống

cK

của người dân ngày càng được cải thiện, do đó đòi hỏi ngày càng phải cung cấp nhiều
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nghề trồng nấm không những giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn mà còn cung cấp nguồn thực phẩm làm đa dạng hơn

họ

nguồn thực phẩm trong đời sống con người.
1.1.3.5 Giá trị môi trường

Đ
ại

Trồng nấm giúp tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm, rạ,vỏ

trấu... biến các phụ phẩm giá trị thấp này thành nguồn nguyên liệu sản xuất ra sản
phẩm có giá trị cao. Góp phần làm sạch môi trường ở nông thôn.
1.1.3.6 Kỹ thuật trồng nấm
 Yêu cầu về điều kiện sinh thái của nấm rơm:
- Dinh dưỡng: Nấm rơm là một loại nấm hoại sinh. Dinh dưỡng cần thiết cho
chúng là hợp chất cacbon, nitơ và muối vô cơ. Trong rơm, rạ, bã mía, cám trấu, vỏ
lạc,...có một nguồn cacbon và nitơ tự nhiên rất lớn có thể tận dụng để trồng nấm rơm.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ cho sợi nấm sinh trưởng là 20 - 40oC, nhiệt độ thích hợp
cho sự hình thành quả thể là 32 - 38oC, bào tử nảy mầm ở 40oC.

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

8


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

- Độ ẩm: Độ ẩm dinh dưỡng là 70%, độ ẩm không khí là 80%. Khi quả thể phát
triển thì yêu cầu độ ẩm không khí là 85 - 90%.
- Không khí: Nấm rơm sinh trưởng yêu cầu đủ ôxy, khí CO2 vượt quá 1% ức
chế hình thành quả thể.
- Độ chua: Yêu cầu pH từ 5 - 8 thích hợp nhất là 7,0 - 7,5.
 Các hình thức trồng nấm rơm:
Nấm rơm có thể được trồng dưới nhiều hình thức khác nhau như : như trồng

uế

nấm trong nhà vòm, trồng nấm trong khuôn gỗ, trồng nấm trên đất.

- Trồng nấm rơm trong nhà vòm: Ban đầu ủ rơm chín (rơm ướt ủ 3 ngày,

H

rơm khô ủ 7 ngày), cho vào khung ép thành bánh (cỡ khung: 30 x 22 x 12cm), gói vào
bao nilon đem phơi nắng một ngày, để nguội một đêm rồi cấy meo (1 bọc meo cấy từ

tế

7- 10 bánh rơm). Cấy xong, gói lại để nơi thoáng mát. Sau 7 ngày mở bao ra đem bánh
rơm vào nhà kín, chất lên kệ. Dùng bình xịt phun nước (bình 8 lít phun cho 600 bánh

h

rơm), giữ nhiệt độ ở 36oC. Nếu nhiệt độ giảm tiếp tục phun nước, còn nhiệt độ tăng thì

in

mở cửa sổ thoát nhiệt. Sau 4 ngày, nấm to bằng ngón tay, phun thuốc tăng trưởng

cK

Komix (lọ 20cc pha bình 8 lít phun cho 600 bánh rơm). Sang ngày thứ 5 người trồng
có thể thu hoạch và thu hoạch kéo dài liên tiếp 10 ngày.
Thu hoạch xong đợt, quyét dọn nhà kín, khử trùng bằng vôi bột để trồng tiếp

họ

đợt sau. Kỹ thuật trồng nấm trong nhà vòm cho phép người trồng nấm sản xuất theo
phương thức dây chuyền, mỗi đợt trồng 15 ngày (thời gian trong nhà kín) và không bị


Đ
ại

ảnh hưởng thời tiết. Đồng thời tiết kiệm được 50% lượng rơm so với cách truyền
thống), ít tốn công chăm sóc, chất lượng nấm thương phẩm cao, giảm chi phí trong quá
trình sản xuất, năng suất tăng gấp 2/3 lần.
- Trồng nấm trong khuôn gỗ: Cho rơm rạ khô vào bể nước vôi, ngâm no

nước rồi vớt ra, để ráo 5-10 phút, sau đó chất lên kệ, dựng cọc thông khí ở giữa. Chất
đến khi cọc thông khí còn 0,3-0,5m là được. Dùng tấm bạt quấn quanh đống ủ, chừa
một khoảng trống trên cùng. Nếu trời mưa che cọc thông khí để tránh nước mưa chảy
vào đống ủ. Sau khi ủ 3-4 ngày thì đảo nguyên liệu.
Đảo từ ngoài vào trong và trong ra ngoài. Sau đó 3-4 ngày, đảo lại lần 2. Sau 34 ngày có thể đưa ra cấy. Xử lý nhà nuôi trồng bằng nước vôi đặc hoặc phooc môn

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

9


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

0,5%. Lấy rơm đã ủ ra để nguội, kiểm tra độ ẩm bằng ẩm kế, hoặc nắm chặt một nắm,
thấy nước rỉ ra kẽ tay là được. Nếu rơm ướt phải phơi cho ráo, khô; tưới thêm nước
bằng bình phun sương. Cho rơm vào khuôn, nén vừa chặt và cấy giống theo từng lớp,
mỗi lớp dày 10-12cm, 3 lớp dưới thì cấy xung quanh thành khuôn, cách khuôn 3-5 cm.
Lớp trên cùng cấy toàn bộ bề mặt, rồi phủ một lớp rơm cuối cùng khoảng 1cm. Sau đó
dùng rơm khô (loại rơm không ủ) phủ lên một lớp áo dày 3-5 cm. Trung bình, mỗi mô

cấy khoảng 0,2kg giống, khoảng cách giữa các mô là 25-30cm. Cấy giống vào buổi

uế

sáng hoặc chiều mát.
Ba ngày đầu và giai đoạn bung sợi của nấm, đóng kín nhà nuôi trồng, chỉ để các

H

lỗ thông khí. Có thể tưới nước nếu thấy mô nấm quá khô. Ngày thứ tư, mở cửa để
kiểm tra, nếu khô tưới như trước. Ngày thứ 4 đến ngày thứ 5, kiểm tra nhiệt độ, dùng

tế

nhiệt kế cắm sâu vào giữa mô nấm 15cm khoảng 5 phút, nhiệt độ 30-400 C là tốt.
Nếu dưới 300C, nên phủ thêm nylon để tăng nhiệt độ, trên 400 C thì mở toang

h

cửa để giảm nhiệt độ. Ngày thứ 7-8, thấy có hiện tượng kết sợi như mạng nhện ở xung

in

quanh bề mặt của mô nấm, lúc này phun sương cho ướt. Ngày thứ 9 và 10, trên mô

cK

nấm có lấm tấm trắng hình đinh ghim, dừng tưới nước, khi quả nấm to bằng hạt ngô
mới bắt đầu tưới. Tiếp tục tưới phun sương cho đến khi thu hái, số lần tưới tùy thuộc
thời tiết, nếu thời tiết nóng và khô thì nên tưới nhiều nước, mô nấm có màu như màu


họ

lúc mới cấy là được.

- Trồng nấm trên đất: Là hình thức trồng nấm cũng thường xuyên được sử

Đ
ại

dụng ở một số quốc gia có điều kiện khí hậu mát mẻ. Hình thức này có nhiều ưu điểm
là đỡ tốn công làm vòm che, giảm thời gian sản xuất. Tuy nhiên, hình thức này chỉ áp
dụng được với những quốc gia có điều kiện tự nhiên thích hợp cho nấm rơm mà không
áp dụng được với những quốc gia có khí hậu khắc nghiệt. Sau khi làm và xử lý đất,
người ta vãi rơm lên, tưới nước và giữ cho nhiệt độ luôn ổn định sau đó cấy giống nấm
lên và thực hiện quy trình chăm sóc bình thường.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây nấm
- Kỷ thuật trồng và kinh nghiệm quản lý: Kỹ thuật trồng nấm có ảnh hưởng rất
lớn việc nấm có mọc hay không, do đó người trồng phải được đào tạo kỹ thuật hoặc
học hỏi kinh nghiệm từ các hộ trồng nấm thành công. Chủ hộ cần học hỏi kinh nghiệm

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

10


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế


quản lý, bố trí lao động phù hợp để tiết kiệm được chi phí trong quá trình sản xuất, cho
phép nâng cao hiệu quả trồng nấm.
- Môi trường sống của nấm: Là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả trồng
nấm. Nếu môi trường tốt sẽ là yếu tố để cây nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt và
ngược lại. Trong quá trình sản xuất, người trồng nấm cần tạo ra môi trường thích hợp
để nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
- Giống nấm: Là yếu tố mang tính quyết định một phần lớn trong năng suất và

uế

phẩm chất của nấm sau này. Giống tốt thì cây nấm sau này sinh trưởng khỏe mạnh,
sức chống chọi với bệnh tật cao hơn...Ngược lại giống không tốt thì hiệu quả, phẩm

H

chất cũng như năng suất của nấm sau này sẽ bị ảnh hưởng.

- Điều kiện tự nhiên: Quyết định một phần không nhỏ trong quá trình sinh

tế

trưởng và phát triển của nấm. Nếu thời tiết lạnh quá hoặc nóng quá đều không thích
hợp với nấm.

h

- Chính sách xã hội: Nhà nước cần tăng cường đào tạo kỹ thuật trồng nấm cho

in


người dân. Vì kỹ thuật trồng nấm có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả trồng nấm. Phát

cK

triển nghề trồng nấm ra nhiều địa phương. Bên cạnh đó nhà nước cần tìm thị trường
tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị của cây nấm, hổ trợ vốn, miễn thuế…
- Thị trường tiêu thụ: Vừa là yếu tố vừa là điều kiện đối với sự phát triển của

họ

nghề trồng nấm. Bởi lẽ, các loại sản phẩm nông nghiệp như nấm sau khi thu hoạch
không thể để lâu trong môi trường tự nhiên, thời vụ thu hoạch tập trung, trong khi các hộ

Đ
ại

nông dân không có biện pháp gì để bảo quản hoặc nếu có thì cũng chỉ là những kỹ thuật sấy
thô sơ thông thường thì sẽ gây ra tình trạng kém phẩm chất cũng như bị ép giá.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình sản xuất nấm ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu khá thuận lợi cho cây nấm phát triển. Nấm
có thể phù hợp với nhiều địa phương trong cả nước. Hiện nay, nấm rơm được phát
triển mạnh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi có khí hậu thuận lợi và là vựa lúa
của cả nước. Theo Nguyễn Hữu Đống (2002) cho biết trồng nấm được xem là một
nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong khi đó, Việt Nam là một nước gắn liền với
nền văn minh lúa, với lượng rơm rạ 20 - 30 triệu tấn/năm cho ra 2 triệu tấn nấm tươi,

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

11



Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

trị giá 1 tỷ USD, thậm chí, nếu chế biến thành đồ hộp, giá trị còn cao hơn. Năm 2002,
cả nước mới sản xuất được 100.000 tấn nấm thực phẩm thì đến nay đã đạt 150.000
tấn/năm. Riêng sản lượng nấm rơm tăng theo cấp số nhân qua các năm. Từ năm 1990,
cả nước mới đạt được vài trăm tấn/năm, đến năm 2003 đã đạt được trên 40.000
tấn/năm,…. Và hiện nay mỗi năm cả nước sản xuất được khoảng 100.000 tấn nấm
nguyên liệu.
1.2.2 Tình hình sản xuất nấm rơm ở tỉnh Thừa Thiên Huế

uế

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở miền trung tuy có khí hậu khá khắc nghiệt, hàng
năm thường bị nhiều trận bảo lũ, tuy nhiên có nhiệt độ và độ ẩm khá thuận lợi cho cây

H

nấm phát triển. Nghề trồng nấm rơm đã có ở Thừa Thiên Huế từ lâu nhưng chỉ được
trồng với quy mô nhỏ lẻ ở một vài hộ gia đình. Những năm gần đây, nhận thấy giá trị

tế

nhiều mặt của cây nấm, nên nghề trồng nấm được quan tâm chú trọng phát triển nhiều
hơn. Các huyện Phú Vang. Hương Thủy, Quảng Điền,... là những huyện có các chính

h


sách và mô hình trồng nấm phổ biến cho bà con nông dân. Loại nấm được trồng chủ

in

yếu là nấm rơm, bên cạnh đó còn trồng một số loại nấm có giá tri kinh tế cao như nấm
linh chi, nấm sò…

cK

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có số lượng người theo Phật giáo khá đông cho nên
vào các ngày rằm, ngày lễ, nấm là món ăn không thể thiếu đối với những người ăn

họ

chay. Du lịch cũng là một thế mạnh rất lớn của tỉnh, nấm cũng được nhiều nhà hàng ,
khách sạn lựa chọn vào món ăn trong thực đơn để phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó,
nấm rơm rất được người dân không những ở Huế mà còn ở các tỉnh thành phố khác

Đ
ại

như Đà Nẵng, Quảng trị ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Đó là một thị trường
tiềm năng rất lớn cho nghề trồng nấm ở Thừa Thiên Huế phát triển.
Để phục vụ cho việc sản xuất nấm rơm của người dân trong Tỉnh gặp nhiều

thuận lợi hơn, hiện nay Thừa Thiên Huế cũng đã có sự quan tâm cho nghề trồng nấm.
Đã có cơ sở sản xuất nấm rơm meo giống tại Huế như cơ sở sản xuất meo giống ở
Hương Thủy, ở Phú Vang, .... Tỉnh đã có các dự án nhằm đưa công nghệ chế biến vào
sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm như: Dự án sản xuất nấm rơm đóng hộp, dự án sấy

nấm rơm, dự án sản xuất nấm rơm muối,.... làm phong phú và đa dạng hơn các sản
phẩm nấm rơm cho người tiêu dùng lựa chọn và cũng là cách để bảo quản nấm rơm
cho bà con nông dân tránh trường hợp bị ép giá.

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

12


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

1.2.3 Tình hình sản xuất nấm rơm trên địa bàn huyện Phú Vang
Phú Vang là một huyện trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên
Huế, tuy nhiên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập mang lại
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp còn thấp. Để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống
cho người dân huyện đã có nhiều chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa. Nghề trồng nấm rơm là một trong những nghề được huyện
lựa chọn nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội của mình. Từ năm 2002, Huyện đã

uế

tích cực đầu tư và chỉ đạo các xã Phú Lương, Phú Đa và các xã lân cận trong việc sản
xuất nấm rơm tập trung và bước đầu đạt được rất nhiều thành công. Từ đó nghề trồng

H

nấm được nhân rộng ra nhiều xã như : Vinh Thái, Phú Hồ, Phú Xuân... trong đó có xã
đã xây dựng được thương hiệu nấm rơm trên thị trường.


tế

Huyện cũng có chương trình cụ thể để hỗ trợ cho các hộ sản xuất nấm rơm như
tổ chức các lớp tập huấn giúp bà con có thêm kiến thức trồng nấm có hiệu quả hơn.

in

nói chung và nấm rơm nói riêng.

h

Huyện cũng hỗ trợ thêm kinh phí cho HTX Phú Lương I để xây dựng thương hiệu nấm

cK

Huyện đã có đầu tư thêm máy sấy và có cơ sở sản xuất meo giống để phục vụ
cho bà con nhưng hiệu quả còn chưa cao. Các hộ gia đình vẫn phải đi thu mua meo
giống từ nơi khác như Đà Nẵng, Sài Gòn,... nên chất lượng meo giống vẫn chưa được đảm

họ

bảo. Thêm vào đó, sản phẩm nấm rơm làm ra chủ yếu bán cho tư thương đầu mối Đông Ba,
chợ Dâu, ... rồi mới đưa ra thị trường nên nhiều khi bị ép giá so với giá thị trường.

Đ
ại

Việc phát triển nghề trồng nấm trên địa bàn huyện đã góp phần rất lớn trong
việc giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, đời sống của người

dân đã có bước thay đổi đáng kể. Đây là một chính sách đúng đắng của huyện đạt
được thành công lớn trong cải thiện đời sống của người dân.
1.3 Điều kiện tự nhiên – điều kiện kinh tế xã hội của xã Phú Lương
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1 Vị trí địa lý
Phú Lương nằm ở phía Tây của huyện Phú Vang và cách trung tâm huyện 3
km, Phú Lương có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp với xã Phú Hồ, xã Phú Xuân.

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

13


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

- Phía Nam giáp với xã Phú Đa, huyện Hương Thủy.
- Phía Tây giáp với huyện Hương Thủy.
- Phía Đông giáp với xã Phú Xuân.
1.3.1.2 Đặc điểm thời tiết, khí hậu
Phú Lương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa, nắng rõ
rệt. Mặt khác, Phú Lương còn chịu ảnh hưởng gió lục địa và gió đại dương, thường
xuyên hoạt động làm thay đổi đến chế độ nhiệt độ ẩm trong các mùa.

uế

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm đạt 25oC. Nhiệt độ cao nhất là 40,1oC vào
các tháng 5, 6, 7 và 8. Nhiệt độ thấp nhất là 10,2oC vào các tháng 12, 1 và 2.


H

- Mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Đỉnh
mưa dịch chuyển trong 4 tháng là từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tháng 11 có lượng

tế

mưa nhiều nhất chiếm tới 30% lượng mưa cả năm.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 85 - 86% trong đó độ ẩm cao nhất là 89%

h

vào tháng 9, 10, 11 còn độ ẩm thấp nhất là 76%. Như ta thấy độ ẩm của xã Phú Lương

in

khá cao rất thích hợp cho cây nấm sinh trưởng và phát triển.

196 ngày.

cK

- Số giờ nắng trung bình năm: 2.075 h/năm và số ngày nắng trong năm là

- Gió bão: Xã Phú Lương chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính đó là gió

họ


mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

+ Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau thường gây

Đ
ại

mưa, lụt vào tháng 10, 11 với tốc độ gió bình quân từ 4 - 6 m/s.
+ Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 thường gây khô hạn kéo

dài với tốc độ gió bình quân từ 2 - 3 m/s có khi lên tới 7 - 8 m/s.
+ Bão: Thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 với tốc độ gió lớn có thể lên

đến trên 15 - 20 m/s trong gió mùa Đông Bắc và 30 - 40 m/s trong khi lốc, bão.
1.3.1.3 Đặc điểm địa chất, thổ dưỡng
Đất ở Phú Lương chủ yếu là loại đất cát, đất phù sa và đất biến đổi do trồng lúa.
Đất cát được phân bố chủ yếu ở các xứ đồng giáp xã Phú Xuân, do gần phá Tam
Giang, phần lớn còn để hoang chưa được khai sử dụng. Một số nơi có thể quy hoạch
trồng rừng phòng hộ, có thể trồng phi lao ở những nơi có tầng nước nông. Đất phù sa

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

14


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

có diện tích không lớn và phân bố dọc sông Lợi Nông – Đại Giang, loại đất này rất có

ý nghĩa cho sản xuất nông nghiệp và thực tế đã được nông dân khai thác một cách khá
triệt để vào sản xuất hoa màu, lương thực cũng như các cây công nghiệp ngắn ngày
hàng năm bởi những đặc điểm khá ưu việt: tỷ lệ đạm mùn từ trung bình đến khá, thành
phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, dễ thoát nước, địa hình bằng, tập trung. Đất biến
đổi do trồng lúa là loại đất được hình thành do sản phẩm phong hóa đá mẹ khác nhau,
được nhân dân cải tạo lâu đời nên hình thành các chân ruộng để sản xuất nông nghiệp.

uế

Loại đất này được phân bố ở hầu hết các vùng trong xã.
1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

H

1.4.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, điều

tế

này thể hiện đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Xã Phú Lương
là chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên việc sử dụng đất đai hợp lý là một vấn đề hết sức

h

quan trọng. Theo thống kê đất đai ngày 01/01/2010 xã Phú Lương có tổng diện tích tự

in

nhiên 1788,49 ha được chia làm 7 nhóm đất chính sau: đất nông nghiệp: 1.280,49 ha


cK

chiếm 71,59 % diện tích tự nhiên được phân bố khắp trên các thôn, diện tích đất phi
nông nghiệp là 346,54 ha, chiếm 19,38 % diện tích tự nhiên toàn xã được phân bố tập
trung theo từng khu vực. Diện tích đất chưa sử dụng là 52,15 ha, chiếm 2,92% diện

họ

tích đất tự nhiên dược phân bố rải rác khắp nơi, diện tích đất khu dân cư nông thôn là
109,36 ha, chiếm 6,11% ha. Nhận thấy tầm quan trọng của đất đai đối với đời sống và

Đ
ại

sản xuất xã đã làm tốt công tát đo đạt xác định diện tích các loại đất và lập quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 – 2015.
1.4.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng
Xã tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời

sống nhân dân. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch của năm 2010, Ủy ban nhân xã đã chỉ
đạo các HTX xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị để triển khai đạt được một số
kết quả như sau:
- HTXNN Phú Lương 1: Xây dựng đưa vào sử dụng trạm bơm tưới đồng bón
Lê Xá Đông tổng trị giá 2,1 tỷ đồng, xây dựng cầu phục vụ sản xuất vùng Cồn Kên Lê

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

15



Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

Xá Tây với tổng trị giá 37 triệu đồng, đầu tư mua máy bơm tưới vùng Tam Bảo Lê Xá
Tây tổng trị giá 45 triệu đồng.
- HTXNN Phú Lương 2: Xây dựng trạm bơm tưới vùng Đông B tổng trị giá 180
triệu đồng, hoàn thành 6 cây cầu tạm phục vụ giao thông nội đồng với tổng chi phí 12 triệu
đồng, kết hợp thủy lợi và đổ sỏi cấp phối phục vụ giao thông nội đồng với tổng chi phí
274,356 triệu đồng, xây dựng tuyến đê bao cách ly tổng kinh phí 697 triệu đồng.
- HTXNN Phú Lương 3: Đầu tư 173,304 triệu đồng để sửa chữa 24m kênh
mương và tiến hành thực hiện đào đắp thủy lợi với tổng chi phí 53,266 triệu đồng.

uế

- Trường mần non: Đầu tư 45 triệu đồng để xây dựng sửa chửa các bếp ăn và các cơ
sở lẻ và chi 19,78 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ học tập.

H

- Trường TH Phú Lương 1: Xây dựng nhà để xe cho học sinh, tổng chi phí 13 triệu
đồng. Đầu tư 23,99 triệu đồng để sửa chữa các phòng học và trang thiết bị của trường.

tế

- Trường TH Phú Lương 2: Được sự quan tâm của nhà nước cấp trên đầu tư
mua 69 triệu đồng để mua 10 máy vi tính để phục vụ dạy và học, chi 2 triệu đồng để

h


bổ sung các đầu sách tại thư viện, chi 8 triệu đồng đầu tư trang thiết bị phòng học,

in

phòng hội đồng.

cK

- Ủy ban nhân dân xã : Xây dựng đài truyền thanh xã với tổng kinh phí 179
triệu đồng . Thực hiện xây dựng 2km bê tông với tổng giá trị 692,494 triệu đồng. Thực
hiện chương trình xóa nhà tạm theo Quyết định số 167/QĐ-CP xây dựng 7 nhà với

họ

tổng giá trị là 175 triệu đồng. Đầu tư xây dựng đường Lê Xá Đông – Lê Xá Trung tổng
mức đầu tư 387 triệu đồng.

1.5 Đời sống kinh tế - xã hội

Đ
ại

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, diễn ra trong điều

kiện gặp nhiều khó khăn, thời tiết diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế thế giới suy
thoái, sự tăng giá cả đột biến của các mặt hàng thiết yếu; làm ảnh hưởng đến công tác
sản xuất và chăn nuôi đã tác động không nhỏ tới đời sống nhân dân. Song dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của thường vụ Huyện ủy, UBNN Huyện và các nghành liên quan cấp
huyện, sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của của thường vụ Đảng ủy, chính quyền địa

phương, cùng với sự nổ lực vương lên khắc phục mọi khó khăn của toàn thể cán bộ và
nhân dân trong toàn xã; nên năm 2010 tình hình kinh tế - xã hội của xã tiếp tục tăng
trưởng, các hoạt động kinh tế xã hội chuyển biến tích cực và an ninh chính trị trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo ổn định.

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

16


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

Bảng 1: Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của xã năm 2010
STT

Chỉ tiêu chủ yếu

Kế hoạch

Thực hiện

Tỷ lệ(
%)

Về kinh tế

1.


Diện tích gieo trồng (ha)

2241,67

2241,67

100

2.

Lúa (ha)

2232,67

2232,67

100

3.

Màu (ha)

9

9

100

4.


Năng suất ( tạ/ ha)

61

61,89

101,4

5.

Lương thực có hạt bình quân đầu người

6.

Sản xuất lúa giống (ha)

7.

Thu ngân sách ( đồng)

II.

Về văn hóa xã hội

1.

Tỷ lệ hộ dùng điện (%)

2.


Tỷ lệ dùng nước sạch hợp vệ sinh (%)

3.

Tỷ lệ tăng sinh (%)

4.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

5.

2268

2269

100,4

300

333

1.648.827.000 1.632.900.000

99

tế

H


90

uế

I.

100

100

90

90

100

1,1

0, 901

-0,19

1,3

1,392

+0,092

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (%)


15,5

15,25

- 0,25

6.

Tỷ lệ hộ nghèo ( %)

6,5

6,9

+0,4

7.

Tỷ lệ hộ cận nghèo (%)

3,5

3,6

+0.1

8.

Xuất khẩu lao động ( lao động)


8

1

12,5

9.

Xóa nhà tạm( cái)

7

7

100

10.

Làng đạt chuẩn văn hóa ( làng)

6

4

66,6

Đ
ại

họ


cK

in

h

100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế xã hội Xã Phú Lương năm 2010)

1.5.1 Về kinh tế
Về sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 là 2241,67 ha, đạt 100% kế

hoạch. Trong đó diện tích trồng lúa là 2232,67 ha, đạt 100% kế hoạch. Năng suất trung
bình cả năm là 61,89 tạ/ ha, đạt 101,14% kế hoạch, sản lượng lúa 13,819 tấn, đạt
101,52% kế hoạch. Lương thực bình quân đầu người là 2269kg/người đạt 100,04% kế
hoạch. Do diễn biến của thời tiết phức tạp, nảy sinh một số sâu bệnh hại lúa. Nhưng

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

17


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo các hợp tát xã vận động nhân dân làm tốt công tát

chăm bón và thu hoạch đảm bảo đúng thời gian và tiến độ.
Đối với màu và cây công nghiệp ngắn ngày thực hiện 9 ha đạt 100% kế hoạch;
chủ yếu là trồng tại các vùng đất các bạch xa, ở khu vực này đát đai thiếu màu mở nên
sản xuất gặp nhiều khó khăn
- Chăn nuôi: Trong năm Ủy ban nhân dân xã đã tăng cường công tác chỉ đạo
đội ngủ cán bộ thú y thực hiện nghiêm túc kế hoạch của UBNN huyện về công tác
kiểm tra vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng các loại vắc xin với 03 đợt như sau: lở mồn

uế

long móng, dịch tai xanh, dịch tả…Nhờ vậy năm qua tình hình các loại dịch bệnh các
loại gia súc và gia cầm trên địa bàn xã không còn trường hợp nào xảy ra.

H

- Lâm nghiệp: Để hưởng ứng phong trào trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ.
Trong năm, UBNN xã đã trồng được 7000 cây tràm để phủ xanh trên các tuyến đường

tế

của xã và phân tán trong hộ dân, nhưng do thời tiết nóng, việc chăm sóc cây của các
thôn, hộ nông dân chưa đảm bảo, mặt khác do giống cây khong phù hợp với tình hình

h

địa phương nên tỷ lệ sống chỉ khoảng 50%.

in

Về thương mại và dịch vụ: Nhìn chung tình hình phát triển các loại hình dịch


cK

vụ trên toàn xã như dịch vụ buôn bán nhỏ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ giải khác, dịch vụ
cung cấp các loại nấm, dịch vụ xây dựng…trong năm có xu hướng phát triển nhưng
còn chậm so với các địa phương khác.

họ

Trong năm, UBNN xã đã chỉ đạo hợp tác xã duy trì có hiệu quả công tác phát
triển các loại dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; tổng số tiền thu được:
4.738.174.675 đồng. Riêng HTX Phú Lương I đã thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao

Đ
ại

khoa học công nghệ về phát triển các dự án sản xuất các loại nấm, chuyển giao công
nghệ trên địa bàn xã, cũng như các địa bàn lân cận, tổng số tiền thu được là:
226.907.000 đồng.

Về phát triển tiểu thủ công nghiệp và các nghành nghề khác: Đẩy mạnh
tuyên truyền vận động nhân dân duy trì và phát triển có hiệu quả các nghành nghề hiện
có trên địa bàn như chằm nón, mộc, nề, lao động, may mặc…nhằm góp phần giải
quyết việc làm trong nhân dân để tăng thêm nguồn thu nhập.
1.5.2 Về văn hóa - xã hội
Văn hóa thông tin – TDTT: Năm 2010 nhận được sự quan tâm của cấp trên
đầu tư hệ thống truyền thanh không dây cho xã hiện đã đưa vào sử dụng và hoạt động

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN


18


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

có hiệu quả; đây là điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động tuyên truyền các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận nhân dân. Tổ chức tốt lễ kỷ niệm 35 năm
ngày giải phóng quê hương Phú Lương ( 26/3/1975 – 26/3/2010) và các ngày lễ trọng
đại của Đất nước.
Ban chỉ đạo “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã phối hợp với
đoàn phúc tra làng văn hóa Huyện đã tiến hành phúc tra 06 làng còn lại và đã được
UBNN huyện công nhận 4/6 làng đạt chuẩn văn hóa, đạt 66%. Đến nay toàn xã có 8
làng và 4 cơ quan đạt chuẩn văn hóa.

uế

Giáo dục: Năm học 2009 – 2010 huy động được 570 học sinh tiểu học đến
trường, kết thúc năm học có 175 học sinh giỏi chiếm 30,7%; học sinh tiên tiến có 200

H

chiếm 35% và 6 học sinh rèn luyện trong hè chiếm 1%. Số học sinh còn lại là học sinh
trung bình, toàn xã có 2 em học sinh giỏi cấp huyện và 2 em học sinh giỏi cấp tỉnh.

tế

Công tác y tế - dân số kế hoạch hóa gia đình: Thực hiện tốt công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tổ chức khám và điều trị bệnh tại trạm, trong năm


h

trạm y tế đã thực hiện được 4499 lược người. Đồng thời triển khai thực hiện công tác

in

phòng chống dịch bệnh và tổ chức thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia như:

cK

chương trình phòng chống sốt xuất huyết, bệnh tiêu chảy cấp, vệ sinh an toàn thực
phẩm, tiêm chủng mở rộng…Tổ chức điều hành và thực hiện tốt dự án phòng chống
tai nạn thương tích, chương trình Quốc gia về suy dinh dưỡng. Tổ chức khám sức khỏe

họ

định kỳ cho học sinh tiểu học. Tổ chức chiến dịch tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ em
1- 5 tuổi, đã tiêm cho 400 trẻ , đạt 99% kế hoạch.
Tổ chức thực hiện tốt chiến dịch truyền thông dân số lồng ghép dịch vụ chăm

Đ
ại

sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình( 02 đợt, đạt 95,8%). Tỷ lệ sinh con thứ
3: 23,52%, tỷ lệ sinh tăng: 1,392%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là:0,19%.
Công tác lao động - thương binh xã hội: Trong năm, đã mở hai lớp đào tạo

nghề làm nấm rơm cũng như nấm linh chi cho lao động tren địa bàn toàn xã với số
lượng 54 học viên tham gia. Tổ chức tố kế hoạch điều tra lao động tại nông thôn. Thực

hiện chủ trương của cấp trên về triển khai tổng điều tra hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn
toàn xã giai đoạn 2010 – 2015 nhằm làm cơ sở cho việc đánh giá tổng thể về phát triển kinh tế
cũng như việc phục vụ xây dựng các giải pháp kinh tế xã hội cho từng năm.

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

19


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

CHƯƠNG II:
CHI PHÍ, KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NẤM RƠM TẠI XÃ
PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Khái quát tình hình sản xuất nấm trên địa bàn nghiên cứu
Phú Lương là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, với diện tích gieo trồng
năm 2010 là 2241,67 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 2232,67 ha. Hàng năm, người

uế

dân ở đây chỉ sản xuất hai vụ lúa đó là vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân còn phần lớn thời

H

gian còn lại là nhàn rổi. Người dân không có việc làm ổn định, phần lớn tham gia vào
các nghành nghề phụ như chăn nuôi và các nghành nghề truyền thống khác nhưng thu

tế


nhập mang lại rất thấp. Sản xuất nấm rơm là một nghành nghề phụ nhưng phát triển
khá nhanh ở đây vì nó mang lại nguồn thu nhập khá cao cho người trồng, kỷ thuật

h

trồng lại đơn giản, dể làm. Hơn nửa, nguồn nguyên liệu chủ yếu là tận dụng nguồn

in

rơm rạ trong trồng lúa để sản xuất cho nên chi phí sản xuất thấp, thời gian trồng và thu
hoạch khá nhanh.

cK

Sản xuất nấm rơm xuất hiện ở xã cách đây khoảng 10 năm, ban đầu chỉ có một
vài nhà sản xuất sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn xã và trở thành một vựa nấm lớn

họ

trên địa bàn huyện. Đến nay, sản xuất nấm rơm diễn ra khắp các thôn trong xã, đặc
biệt ở 3 thôn vùng trên là thôn Vĩnh Lưu, Đông B và Lê Xá Đông thì nghề trồng nấm
là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Ngoài việc cho sản phấm chính là nấm

Đ
ại

rơm đưa lại lợi nhuận cao, người dân còn tận dụng phế thải của sản xuất nấm rơm để
dùng làm phân bón cho trồng trọt. Ở đây, người dân chỉ đầu tư làm 1 vòm khoảng 2
triệu và dùng được từ 2 - 3 năm, công sức bỏ ra cho việc chăm sóc và trồng nấm

không nhiều. Sản phẩm làm ra rất dễ tiêu thụ, được thương lái tới mua tại nhà nên
người dân không phải mất công tìm đầu ra cho nấm rơm. Hiện nay, sản phẩm nấm rơm
trên địa bàn xã không những được tiêu thụ ở các chợ trong tỉnh mà còn được tiêu thụ ở
các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Trị. Đây là tín hiệu đáng mừng cho người trồng
nấm trên đại bàn xã có thể tìm được nhiều thị trường tiêu thụ mới và mở rộng quy mô
sản xuất.

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

20


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

Nhận thấy tầm quan trọng và lợi ích của nghành nghề mới này UBNN xã Phú
Lương đã có nhiều chính sách hổ trợ nhằm tạo điều kiện để phát triển nghề trồng nấm
trên địa bàn xã. Xã đã mở lớp đào tạo kỹ thuật trồng nấm nhằm nâng cao hiệu quả
trồng nấm rơm cho bà con và hướng dẫn kỷ thuật trồng nhiều loại nấm có giá trị cao
như nấm linh chi, nấm sò… thu hút nhiều người dân tham gia. Ngoài ra, xã còn xây
dựng cơ sở sản xuất meo giống nhằm cung cấp meo giống trên địa bàn, tuy nhiên số
lượng meo giống cung cấp còn nhiều hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu trồng nấm tại

uế

địa phương, người dân phải tìm các cơ sở sản xuất khác như ở Đà Nẵng.
Bảng 2: Tình hình sản xuất nấm rơm trên địa bàn xã Phú Lương năm 2010
Tổng số vòm


Bình quân vòm/hộ

Lê Xá Đông

146

264

1,808

Vĩnh Lưu

160

Đông B

121

Đông A

8

Lê Xá Trung
Giang Trung

Khê Xá
Xá Trung

Đ
ại


Tổng

tế

1,768

212

1,752

8

1,000

10

10

1,000

15

15

1,000

40

41


1,025

10

10

1,000

50

51

1,020

6

6

1,000

566

900

1,590

h

283


cK

Lương Lộc

họ

Giang Tây

H

Số hộ trồng nấm

in

Thôn

(Nguồn: thống kê xã Phú Lương)

Dựa vào số liệu ở bảng 3, chúng ta có thể thấy nghề trồng nấm có mặt tại tất cả

các thôn trên địa bàn xã, tuy nhiên lại phân bố không đồng đều và có sự chênh lệch lớn
giữa các thôn trên địa bàn xã. Sản xuất nấm rơm chủ yếu tại ba thôn Lê Xá Đông,
Vĩnh Lưu và Đông B.Trong đó, nhiều nhất là thôn Vĩnh Lưu với 160 hộ trồng nấm với
283 vòm, tiếp theo là Lê Xá Đông với 146 hộ với 264 vòm và Đông B với 121 hộ với
212 vòm. Tuy nhiên bình quân vòm trên hộ lớn nhất là thôn Lê Xá Đông với mật độ
1,808 vòm. Kết quả ở trên là do nghề trồng nấm xuất hiện sớm nhất ở ba thôn trên nên

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN


21


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

người trồng nấm ở đây có kinh nghiệm trồng nấm cao hơn ở các thôn khác. Hiệu quả
trồng nấm cao nên có rất nhiều hộ sản xuất. Hơn nữa, theo ý kiến một số người do ba
thôn trên nằm ở vị trí khô ráo hơn so với các thôn còn lại nên khi trồng sản lượng nấm
đạt cao hơn. Các thôn còn lại có quy mô trồng nấm chưa nhiều, rải rác ở một vài hộ
nguyên nhân là do người dân ở đây chỉ mới chuyển hướng sang sản xuất nấm rơm
chưa lâu, kinh nghiệm sản xuất chưa nhiều. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể trên địa
bàn xã thì nghề trồng nấm đã phát triển khá nhanh và hiệu quả trồng nấm cũng cao

uế

hơn trong từng năm.
2.2 Tình hình chung của nhóm hộ điều tra

H

2.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra

Con người là nguồn lực chính làm ra mọi của cải vật chất cho xã hội. Do đó,

tế

tình hình nhân khẩu và lao động là rất quan trọng đối với mọi quá trình sản xuất ở hiện
tại và tương lai. Nó là nhân tố tạo ra mọi của cải vật chất và tham gia vào mọi hoạt


h

động sản xuất của hộ gia đình. Kết quả và hiệu quả của mọi quá trình sản suất tốt hay

in

xấu điều do số lượng và chất lượng lao động quyết định.

cK

Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ở xã Phú Lương được thể
hiện qua bảng 3. Qua bảng ta thấy, với tổng số hộ điều tra là 45 hộ, bình quân nhân
khẩu/hộ là 5,57 nhân khẩu, điều này cho thấy đây là một lực lượng khá đông, khá dồi

họ

dào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như là hoạt động sản xuất nấm rơm.
Bình quân lao động/ hộ là 2,20 lao động, đây là lực lượng lao động góp phần nuôi

Đ
ại

sống gia đình. Lực lượng lao động này tham gia vào mọi quá trình sản xuất của hộ
trong đó có sản xuất nấm rơm, phần lớn ở các hộ lao động này bao gồm hai vợ chồng
và một số gia đình có thêm con cái. Tuy nhiên lao động sản xuất nấm rơm không đòi
hỏi phức tạp cho nên một số gia đình tận dụng thêm lao động như: trẻ em, người ngoài
tuổi lao động để làm phụ giúp thêm. Bên cạnh đó một số hộ cũng thuê thêm lao động
bên ngoài chủ yếu là vào công đạp rơm.
Tuổi bình quân của các chủ hộ điều tra là 48,73 tuổi, đây là một độ tuổi khá cao

tuy nhiên nó cũng phản ánh đúng thực tế ở nông thôn hiện nay, lực lượng lao động trẻ
phần lớn tìm kiếm công việc ở các thành phố và những khu công nghiệp.

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

22


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

Bảng 3: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
ĐVT

Số lượng

1. Tổng số hộ điều tra

Hộ

45,00

2. Số nhân khẩu bq/hộ

Nhân khẩu

5,57

3. Số lao động bq/ hộ


Lao động

2,20

5. Bq tuổi chủ hộ

Tuổi

48,73

6. Trình độ văn hóa bq chủ hộ

Lớp

6,64

7. Bq số năm kinh nghiệm sản

Năm

9,08

uế

Chỉ tiêu

H

xuất nấm của chủ hộ


(Nguồn : Số liệu điều tra)

tế

Mặc dù vậy, độ tuổi này cũng quyết định sự thành công và phát triển của nghề
trồng nấm tại địa phương như hiện nay. Đây là độ tuổi mà người lao động đã có nhiều

h

kinh nghiệm và có tính kiên trì cao trong mọi hoạt động sản xuất. Bởi vì những năm

in

đầu khi nghề trồng nấm mới hình thành các hộ trồng nấm không đạt hiệu quả cao trong

cK

sản xuất về cả sản lượng và chất lượng. Nhờ tính kiên trì và khả năng chấp nhận rủi ro
mạo hiểm đã giúp nghề trồng nấm phá triển như hiện nay.
Trình độ văn hóa bình quân là 6,64 lớp, con số này cho thấy trình độ văn hóa

họ

của chủ hộ khá cao, cho nên có khả năng tiếp thu kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất
trong nghề trồng nấm.

Đ
ại


Bình quân số năm sản xuất nấm của nông hộ là 9,08 năm, điều này cho thấy
nghề trồng nấm đã có mặt ở đây đã khá lâu. Các hộ trồng nấm ở đây đã tích lũy được
nhiều kinh nghiệm cho nên sản lượng và chất lượng nấm ở đây khá cao. Con số này
cũng cho thấy nghề trồng nấm là một nghành nghề phù hợp với tình hình thực tế của
địa phương xã Phú Lương và sẽ được người dân ở đây tiếp tục phát triển.
2.2.2 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất là một yếu tố không kém phần quan trọng không thể thiếu
trong sản xuất. Nó góp một phần quyết định trong kết quả và hiệu quả sản xuất qua
mức độ đầu tư tư liệu sản xuất của các hộ. Hoạt động hiệu quả hay không tùy thuộc
vào mức độ đầu tư hợp lý hay không, tư liệu sản xuất có đầy đủ để phục vụ cho quá

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

23


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

trình sản xuất hay là không.
Mức độ đầu tư của các tư liệu sản xuất thể hiện ở bảng 4. Nhìn chung mức độ
trang bị tư liệu sản xuất của nông hộ là không nhiều. Nguyên nhân là do hình thức sản
xuất còn mang tính tự phát, chưa có hình thức sản xuất ở quy mô lớn. Hơn nửa, sản
xuất nấm rất đơn giản không đòi hỏi trang bị nhiều tư liệu sản xuất phức tạp.
Bảng 4: Tình hình tư liệu sản xuất của nông hộ
Số lượng

Máy bơm nước bq/hộ


Cái

1,00

Bình phun thuốc bq/hộ

Cái

Khuôn đạp bq/hộ

Cái

1,24

Chiếc

tế

Xe rùa bq/hộ

uế

Đơn vị tính

H

Chỉ tiêu

2,24
1,13


( Nguồn: Số liệu điều tra )

h

Các hộ sản xuất nấm rơm hầu như chỉ dùng 1 một máy bơm nước để sản xuất

in

và phục vụ sản xuất nấm và các hoạt động khác của gia đình, sử dụng 1,24 bình phun
thuốc cho nấm. Đây là những tư liệu sản xuất cơ bản nhất của sản xuất nấm rơm.

cK

Bình quân khuôn đạp/hộ là 2,42 cái, số lượng khuôn đạp khác nhau ở các hộ
tùy vào quy mô sản xuất của hộ.

họ

Bình quân xe rùa/hộ là 1,13 chiếc đây là một con số không nhiều, tại vì sản xuất
nấm rơm không đòi hỏi vận chuyển năng nhọc, có thể tận dụng các công cụ nông
nghiệp khác trong gia đình để vận chuyển rơm rạ.

Đ
ại

Như vậy, sản xuất nấm rơm không đòi hỏi đầu tư nhiều tư liệu sản xuất phức

tạp, tồn nhiều chi phí mà ngược lại chỉ cần những tư liệu sản xuất đơn giản, giá trị
thấp. Tận dụng các dụng cụ sản xuất nông nghiệp khác để sản xuất nhằm làm giảm chi

phí. Đây là một ưu điểm của sản xuất nấm rơm để tiến hành mở rộng sản xuất nấm
rơm ra các đại phương khác.
2.2.3 Quy mô sản lượng nấm rơm của các hộ điều tra
Sản lượng nấm rơm là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất nấm
rơm. Sản lượng nấm cao hay thấp còn phản ánh trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của
người trồng nấm. Sản lượng cũng một phần ảnh hưởng tới thu nhập của người trồng

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

24


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

nấm. Thông qua sản lượng người trồng nấm có thể điều chỉnh thời vụ và thay đổi kỹ
thuật trồng nhằm tăng sản lượng góp phần tăng thu nhập cho mình.
Bảng 5: Quy mô sản lượng trồng nấm của các hộ điều tra
(Tính bình quân/lứa/hộ)
Sản lượng
Đvt

Số lứa bq/hộ

Mùa

Mùa

Mùa


Mùa

Cả

xuân

hạ

thu

đông

năm

Lứa

2,13

3,2

2,75

Ngày

26,4

25,15

Kg


67,33

H

Thời gian trồng và thu

26,24

tế

hoạch bq/lứa

78,62

h

Sản lượng bq/hộ/lứa

uế

Chỉ tiêu

68,82

2,24

10,33

26,88


26,17

43,98

64,18

(Nguồn: Số liệu điều tra)

in

Số lứa bình quân/hộ là khác nhau gữa các mùa trong năm (ở đây mùa được tính

cK

theo âm lịch: mùa xuân là từ tháng 1- 3, mùa hạ từ tháng 4- 6, mùa thu từ tháng 7- 9,
mùa đông từ tháng 10- 12). Số lứa bình quân trong cả năm là 10,33 lứa nhưng có sự

họ

khác nhau giữa các mùa trong năm. Mùa xuân là 2,13 lứa là vì do đón tết âm lịch nên
người dân chỉ trồng nấm trong hai tháng 2 và 3 nên số lứa trồng thấp. Số lứa mùa hạ là
3,2 lứa là do mùa hạ nhiệt độ cao thuận lợi cho cây nấm sinh trưởng và phát triển thời

Đ
ại

gian trồng được rút ngắn lại nên có thể tăng số lứa trồng lên. Mùa thu số lứa trồng là
2,75, còn lại là mùa đông với 2,24 lứa. Vào mùa đông thời tiết khắc nghiệt sản lượng
nấm thu được trên một lứa cũng không cao nên số lứa bình quân/hộ thấp. Tuy nhiên,

vào mùa đông tuy sản lượng trồng nấm không cao nhưng giá nấm thường tăng cao.
Nhiều hộ trồng nấm ở đây đã tận dụng kinh nghiệm trồng nấm nhiều năm của mình
cộng với những kiến thức kỹ thuật học được từ các lớp đào tạo tại địa phương đã giúp
các hộ này thành công có được thu nhập cao từ trồng nấm trái vụ.
Thời gian trồng và thu hoạch nấm khá ngắn trung bình khoảng 26,17 ngày trong
đó cũng có sự khác nhau gữa các mùa trong năm. Thời gian trồng và thu hoạch trong

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

25


×