TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ VÀ QTKD
BÁO CÁO ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NẤM RƠM
TẠI TỈNH AN GIANG
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ĐOÀN HOÀI NHÂN
Năm 2010
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ VÀ QTKD
BÁO CÁO ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NẤM RƠM
TẠI TỈNH AN GIANG
BAN GIÁM HIỆU KHOA KINH TẾ - QTKD CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Đoàn Hoài Nhân
Năm 2010
i
CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy cố vấn, PGS.TS Dƣơng
Ngọc Thành và TS. Nguyễn Phú Son, đã tận tâm tƣ vấn, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến: Hội nông dân huyện Chợ Mới, Trung tâm khuyến nông
tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, Hội nông dân
xã Mỹ Hiệp, Kiến An, Kiến Mỹ, Kiến Thành, Long Giang, Mỹ Hội Đông và UBND xã
Nhơn Mỹ- huyện Chợ Mới, Đảng uỷ và UBND xã Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch và Vĩnh
Khánh - huyện Thoại Sơn, UBND xã Cần Đăng và cán bộ kỹ thuật xã Vĩnh Nhuận,
Vĩnh An - huyện Châu Thành, đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và giúp đỡ cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Đoàn Hoài Nhân
ii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu đƣợc tiến hành trên địa bàn huyện Chợ Mới, huyện Thoại Sơn và
huyện Châu Thành. Nguồn số liệu đƣợc sử dụng trong đề tài này bao gồm những báo
cáo tiến độ thực hiện đề án phát triển ngành nghề trồng nấm rơm, báo cáo tổng kết tình
hình nông nghiệp của tỉnh An Giang và các tài liệu, đề tài nghiên cứu đã thực hiện có
liên quan đến nội dung nghiên cứu. Thực hiện phỏng vấn trực tiếp 87 hộ sản xuất nấm
rơm và 07 cán bộ (cán bộ quản lý địa phƣơng và cán bộ kỹ thuật tại địa phƣơng) am
hiểu nghề trồng nấm rơm tại địa bàn nghiên cứu. Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu
này bao gồm việc đánh giá thực trạng sản xuất nấm rơm tỉnh An Giang; đánh giá hiệu
quả kinh tế, kỹ thuật và phân phối, cũng nhƣ những yếu tố tác động đến hiệu quả sản
xuất nấm rơm của các hộ sản xuất. Phƣơng pháp tiếp cận chính của đề tài là sử dụng
phƣơng pháp phân tích bao số liệu (Data Development Analysis –DEA) và sử dụng
công cụ phân tích hồi qui hàm TOBIT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình sản xuất
nấm rơm tại tỉnh An Giang chỉ rải rác ở khắp các xã trong các huyện của tỉnh, chƣa có
vùng tập trung sản xuất, do vậy, mà quy mô sản xuất còn nhỏ, lẻ. Thêm vào đó, khả
năng nối kết thị trƣờng của các hộ sản xuất nấm rơm với các nhà phân phối và tiêu thụ
chƣa thực sự tốt. Hầu hết các hộ sản xuất trong mẫu điều tra đều đạt mức hiệu quả khá
cao về mặt kỹ thuật (TE = 0,85), tuy nhiên hiệu quả sử dụng hợp lý các yếu tố nhập
lƣợng với giá cả và kỹ thuật sẵn có còn hạn chế, nên đã làm hạn chế hiệu quả phân phối
(AE = 0,31), và do vậy gián tiếp làm ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế (EE = 28%). Có
hai yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp một cách tích cực và có ý nghĩa đến
hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất nấm rơm, bao gồm: (1) số năm kinh nghiệm sản
xuất nấm rơm và (2) tiếp cận thông tin thị trƣờng. Để phát triển ngành sản xuất nấm
rơm của tỉnh An Giang cần có một số giải pháp chính nhƣ sau: (1) Cần cải tiến, nâng
cấp máy gặt đập liên hợp sao cho có thể tự ép rơm thành những khối, không để rơm rơi
vãi ngoài đồng, để ngƣời trồng nấm rơm có thể tận dụng đƣợc hết phụ phẩm từ lúa,
không còn nguy cơ về thiếu nguyên liệu trong thời gian tới. (2) Cần tiếp tục hỗ trợ cho
các hộ sản xuất tiếp cận đƣợc với các tổ chức tín dụng ở địa phƣơng (ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội…) với lãi xuất thấp để thoả
mãn nhu cầu về vốn cho ngƣời sản xuất, để họ có thể duy trì và mở rộng sản xuất nấm
rơm trong thời gian tới. (3) Những trạm khuyến nông cần kết hợp với trung tâm khuyến
nông tỉnh An Giang tiếp tục duy trì và tăng cƣờng mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho
ngƣời trồng nấm rơm, kết hợp với thực hành trực tiếp không đơn thuần chỉ là lý thuyết.
Hỗ trợ cho ngƣời trồng nấm trong việc sử dụng một cách hiệu quả nhất các yếu tố về
mặt kỹ thuật và phân phối các yếu tố đầu vào. (4) Chính quyền địa phƣơng cần hỗ trợ
cho những tổ chức, hay cá nhân có đủ điều kiện thành lập cơ sở sơ chế nấm (tìm kiếm
mặt bằng, máy móc…); hƣớng dẫn việc thực hiện hợp đồng mua bán một cách chặt chẽ
hơn cho ngƣời sản xuất. (5) Thành lập tổ hợp tác trong việc sản xuất và tiêu thụ nấm
rơm, đồng thời Trung tâm xúc tiến thƣơng mại kết hợp với Sở NN&PTNT hỗ trợ cho
các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất nấm rơm nối kết với các tổ chức, Công ty tiêu
thụ nấm rơm trong và ngoài tỉnh. (6) Ngoài ra, Ngƣời sản xuất nấm rơm cần tăng cƣờng
trao đổi những kinh nghiệm, liên kết và hợp tác với nhau để làm tăng qui mô sản xuất,
liên sản xuất để cung cấp đủ lƣợng sản phẩm cho nhà phân phối; tăng cƣờng mức độ
tiếp cận thông tin thị trƣờng để nâng cao hiệu quả sản xuất nấm rơm.
Từ khoá: Nấm rơm, Hiệu quả kinh tế, Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả sử dụng nguồn lực
iii
ABSTRACT
EVALUATION OF MUSHROOM PRODUCTION EFFICIENCY
IN AN GIANG
Objectives of this study were to analyze the rice straw mushroom industry in An Giang
province and to evaluate the efficiency of rice straw mushroom producers. Data were
collected from 87 producers in Cho Moi, Thoai Son and Chau Thanh districts.
Qualitative data were collected by direct interview local officials and experts who
involve in the development program. In the first stage of analysis, indices of technical,
allocative and economic efficiencies of producers were estimated using non-parametric
method of Data Development Analysis (DEA). Estimated values of efficiency were then
regressed with producer specific variables by using TOBIT regression. Rice straw
mushroom is produced by scattered, small producers not concentrating in any location.
These producers have weak link with traders and users. Majority of producers attain
technical efficiency (TE) with average value of 0.85, however they have low allocative
efficiency (AE = 0.31) resulting in low economic efficiency (EE) of 0.28. Two
variables found to have significant influence on economic efficiency of producers were
(1) number of years of experience and (2) access to market information.
Seven recommendations are suggested: (1) Improvement of rice harvesters so that
straws are bundled instead of letting scattered on the field (2) Improvement of producer
access to formal credit (3) Provision of training to producers, particularly on the use of
inputs in mushroom production (4) Promotion of establishment of processing facilities
(5) Promotion of establishment of producers groups and linkage between producers
groups and traders and processors (6) Producers need to cooperate and exchange of
experience in mushroom production in order to increase scale and market access.
Key words: Rice Straw Mushroom, Economic efficiency, Technical efficiency,
Allocative efficiency
iv
MỤC LỤC
Bìa
Trang phụ bìa
Cảm tạ ...................................................................................................... i
Tóm tắt..................................................................................................... ii
Abstract .................................................................................................... vi
Mục lục .................................................................................................... v
Danh sách bảng ........................................................................................ viii
Danh sách hình và biểu đồ ........................................................................ x
Danh mục chữ viết tắt .............................................................................. xi
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2
III. GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................... 2
IV. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3
PHẦN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4
I. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................................... 4
1. Các bài học kinh nghiệm .................................................................................................. 4
1.2. Những thuật lợi, khó khăn trong sản xuất nấm rơm ....................................................... 4
1.2.1. Những cơ hội và thuận lợi ....................................................................................... 4
1.2.2. Những khó khăn, tồn tại trong sản xuất nấm rơm .................................................... 5
2. Sơ lƣợc định hƣớng phát triển nghề trồng nấm rơm tại vùng nghiên cứu từ 2005 - 2010 ... 5
3. Sơ lƣợc về tình hình sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang ................................................. 6
II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 10
1. Phƣơng pháp tiếp cận ..................................................................................................... 10
1.1 Nghiên cứu tài liệu về hiện trạng của mô hình trồng nấm rơm tại An Giang .............. 10
1.2 Các thông tin chuyên gia và các cơ quan chức năng tại tỉnh An Giang ....................... 11
1.3 Các thông tin nông hộ tại vùng nghiên cứu................................................................ 11
1.4 Kết hợp quan điểm tiếp cận kinh tế - xã hội và tiếp cận kỹ thuật ................................ 11
1.5 Các quan điểm định tính và định lƣợng ..................................................................... 11
2. Nguồn dữ liệu ................................................................................................................ 12
2.1 Số liệu thứ cấp .......................................................................................................... 12
2.2 Số liệu sơ cấp ........................................................................................................... 12
3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ......................................................................................... 12
4. Phƣơng pháp phân tích................................................................................................... 12
4.1. Phân tích thống kê mô tả .......................................................................................... 12
4.2 Phân tích bao số liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) ....................................... 13
4.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất ....................................................... 17
v
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 19
1. Hiện trạng sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang .............................................................. 19
1.1. Những thuận lợi trong quá trình sản xuất tiêu thụ nấm rơm ...................................... 19
1.2. Những khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ ................................................ 22
1.3. Những giải pháp đã thực hiện .................................................................................. 23
1.4. Những nhu cầu, giải pháp đề xuất thực hiện trong thời gian tới ................................ 24
1.5. Định hƣớng phát triển nấm rơm trong thời gian tới................................................... 25
2. Phân tích hiệu quả đầu tƣ ............................................................................................... 26
2.1. Thống kê mô tả các biến nhập lƣợng và xuất lƣợng .................................................. 26
2.2. Các yếu tố đầu vào trong sản xuất ............................................................................ 29
2.3. Bán sản phẩm .......................................................................................................... 32
3. Ƣớc lƣợng hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật của các hộ sản xuất nấm rơm ........... 34
4. Sự khác biệt về hiệu quả sản xuất giữa các nông hộ sản xuất nấm rơm ........................... 36
4.1. Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế (EE hoặc CE) .......................... 36
4.2. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả phân phối nguồn lực.......................... 37
4.3. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật............................................. 38
5. Giải pháp phát triển mô hình trồng nấm rơm tại An Giang ....................................... 3
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 40
I. KẾT LUẬN.................................................................................................................... 40
1. Thực trạng sản xuất .................................................................................................... 40
2. Hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hƣởng ................................................................. 40
II. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 42
MỤC LỤC ................................................................................................................. 43
Phụ lục 1.1 Bảng câu hỏi cán bộ nông nghiệp, khuyến nông và cán bộ quản lý .......... 43
Phụ lục 1.2 Bảng câu hỏi dành cho hộ trồng nấm rơm ................................................ 45
Phụ lục 2.1 Phân tích hồi qui TOBIT với biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật (te) ...... 49
Phụ lục 2.2 Phân tích hồi qui TOBIT với biến phụ thuộc là hiệu quả kinh tế (ce) ....... 50
Phụ lục 2.3 Phân tích hồi qui TOBIT với biến số phụ thuộc là hiệu quả phân phối (ae)51
Phụ lục 2.4 Ƣớc lƣợng hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật của mô hình sản xuất
nấm rơm trong trƣờng hợp hiệu quả không đổi theo qui mô....................... 52
Phụ lục 2.5 Ƣớc lƣợng hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật của mô hình sản xuất
nấm rơm trong trƣờng hợp hiệu quả thay đổi theo qui mô .......................... 54
vi
DANH SÁCH BẢNG
2.1 Kế hoạch sản xuất nấm rơm năm 2005-2010 tỉnh An Giang ............................... .6
2.2 Số lƣợng nông dân tham gia xây dựng các điểm sơ chế nấm rơm năm 2009 ........ .7
2.3 Số tổ, hộ nông dân đƣợc vay vốn để sản xuất nấm rơm trong năm 2009 .............. .8
2.4 Diện tích gieo trồng nấm rơm phân bố theo huyện năm 2009 .............................. .9
2.5 Diện tích, năng suất, số lƣợng nông dân tham gia, số tổ sản xuất nấm rơm
năm 2009 ............................................................................................................. 10
3.1 Những thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ........................................... 19
3.2 Số năm kinh nghiệm trồng nấm rơm ..................................................................... 21
3.3 Số lần đƣợc hỗ trợ về kỹ thuật/năm ...................................................................... 21
3.4 Những khó khăn và trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ....................................... 22
3.5 Những giải pháp đã thực hiện của ngƣời sản xuất ................................................. 23
3.6 Những nhu cầu, giải pháp đề xuất của ngƣời sản xuất........................................... 25
3.7 Định hƣớng phát triển nấm rơm ........................................................................... 25
3.8 Nguyên nhân ngƣời sản xuất không tiếp tục trồng nấm rơm ................................. 26
3.9 Nguyên nhân ngƣời sản xuất tiếp tục trồng nấm rơm ............................................ 26
3.10 Các biến nhập lƣợng và xuất lƣợng của hộ trồng nấm rơm ................................. 27
3.11 Những biến số về hiệu quả tài chính từ việc sản xuất nấm rơm ........................... 28
3.12 Thống kê mô tả những nhân tố hiệu quả của hộ trồng nấm rơm .......................... 29
3.13 Nguyên nhân bán cho các tối tƣợng .................................................................... 33
3.14 Thời gian thanh toán .......................................................................................... 34
3.15 Hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật của các hộ sản xuất nấm rơm ................ 34
3.16 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của các hộ sản xuất nấm rơm ................... 35
3.17 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất nấm rơm .......... 36
3.18 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả phân phối và nguồn lực của các hộ sản
xuất nấm rơm ...................................................................................................... 37
3.19 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất nấm rơm .. 38
vii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. Hiệu quả phân phối và hiệu quả kỹ thuật ....................................................... 13
Hình 2. Tính toán kinh tế trong DEA ......................................................................... 14
Hình 3. Tận dụng phụ phẩm từ hoạt động sản xuất nấm rơm trồng hoa màu ............... 20
Hình 4. Nguồn hỗ trợ kỹ thuật .................................................................................... 31
Hình 5. Loại thông tin thị trƣớng ................................................................................ 31
Hình 6. Địa điểm bán nấm rơm .................................................................................. 32
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AE – Allocation Efficiency: Hiệu quả phân phối
CRS – Constant Returns to Scale: Hiệu quả không đổi theo qui mô
DEA (Non-Parametric Data
Envelopment Analysis):
Phân tích bao dữ liệu phi tham số
EE – Economic Efficiency: Hiệu quả kinh tế
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
M.mô Mét mô
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SE – Scale Efficiency: Hiệu quả qui mô
TE - Technical Efficiency: Hiệu quả kỹ thuật
VRS – Variable Returns to Scale: Hiệu quả thay đổi theo qui mô
UBND Uỷ ban nhân dân
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ lƣu sông Mekong có diện tích gần 4
triệu hecta gồm 13 tỉnh, thành phố, chiếm khoảng 12% diện tích cả nƣớc, trong đó loại
đất tốt nhất là đất phù sa chiếm gần 30%; Nguồn nƣớc đƣợc lấy từ 2 nguồn chính là từ
sông Mekong và nƣớc mƣa. Chiều dài biên giới (giáp Campuchia) 340km; 743km bờ
biển; vùng lãnh hải rộng 360.000km
2
; dân số gần 18 triệu ngƣời, trong đó có 1,2 triệu
đồng bào dân tộc Khmer. Sau hơn 5 năm (2003 – 2008) thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ
Chính trị, tình hình kinh tế - xã hội trong vùng tăng trƣởng khá, cao hơn bình quân
chung của cả nƣớc; tốc độ tăng trƣởng bình quân chung đạt 12,23%, riêng năm 2007 đạt
13,04%. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2007 đạt 10,43 triệu đồng, tăng 16% so với
năm 2006. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực: tỷ trọng nông, lâm, ngƣ
nghiệp toàn vùng giảm từ 48,99% (năm 2003) xuống còn 42% (năm 2007). Sản lƣợng
lúa toàn vùng vẫn ổn định ở mức trên 18 triệu tấn/năm. ĐBSCL đạt 50% sản lƣợng lúa
cả nƣớc, 90% lƣợng gạo xuất khẩu, 70% lƣợng trái cây, 52% sản lƣợng thủy sản và gần
60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nƣớc. Tổng vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã
hội 2003 – 2007 đạt 280.000 tỷ đồng (riêng năm 2007 đạt 86.459 tỷ đồng). Các chƣơng
trình về phát triển nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhƣ: xây dựng cụm tuyến
dân cƣ và nhà ở vùng ngập lũ; Chƣơng trình 134, 135, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao;
đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo đạt đƣợc những thành tựu lớn.
Tuy nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội trong vùng còn nhiều khó khăn: tăng trƣởng kinh
tế tuy cao nhƣng điểm xuất phát thấp nên giá trị đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng tiềm năng.
Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội còn thấp so bình quân chung của cả nƣớc và các vùng
miền khác. Hộ nghèo và lao động không có việc làm chiếm tỷ lệ cao. Chất lƣợng nguồn
nhân lực và hệ thống hạ tầng giáo dục còn thấp; đầu tƣ chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải đẩy nhanh hơn nữa các hoạt động xóa nghèo, tạo công
ăn việc làm cho lao động nông thôn trên cơ sở thâm dụng lao động và các tài nguyên
sẵn có của vùng, chẳng hạn nhƣ phụ phẩm rơm rạ, thân bắp, bã mía... Để giải quyết thực
trạng này, có rất nhiều giải pháp đã đƣợc ngƣời dân chọn lựa, tuy nhiên có thể nhận
thấy nghề trồng nấm rơm là một trong những sinh kế có nhiều tiềm năng ở ĐBSCL từ
việc tận dụng phụ phẩm của nghề trồng lúa. Phong trào trồng nấm rơm hiện nay đã và
đang đƣợc đầu tƣ khuyến khích nhằm tạo việc làm cho ngƣời dân nông thôn, góp phần
giảm nghèo ở nông thôn trong vùng.
Đối với tỉnh An Giang, là một trong những tỉnh nằm trong vùng ngập lũ của đồng bằng
sông Cửu Long với diện tích tự nhiên 3.406km
2
, An Giang là một tỉnh nông nghiệp có
71,59% dân số sống ở nông thôn (Niên giám thống kê năm 2008 và Báo cáo tình hình
KT-XH năm 2009 tỉnh An Giang), đời sống của ngƣời dân gắn liền với lao động trên
đồng ruộng, nên nghề trồng nấm rơm phát triển mạnh mẽ và có rất nhiều điều kiện
thuận lợi do nguồn rơm, rạ từ nông nghiệp dồi dào. Hơn nữa, cũng nhƣ ở các nơi khác
trong vùng, nghề trồng nấm rơm An Giang phát triển là do có thể tận dụng đƣợc lao
động nhàn rỗi, vốn đầu tƣ ban đầu không lớn, kỹ thuật sản xuất đơn giản, sản phẩm có
thể dùng cho chế biến xuất khẩu hoặc bán trực tiếp sản phẩm tƣơi cho ngƣời tiêu dùng
trong nƣớc. Xuất phát từ thực tế này, tỉnh An Giang đã hình thành đề án phát triển nghề
trồng nấm rơm giai đoạn 2005-2010 và UBND tỉnh An Giang đã đề ra mục tiêu (theo
Công văn số 29/TB-UBND ngày 05/3/2008) tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề trồng
nấm đạt tổng diện tích gieo trồng là 5.000 ha (tăng gấp 2 lần so với năm 2007). Từ khi
có chủ trƣơng này, phong trào trồng nấm rơm của tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển
2
mạnh mẽ, đóng góp vào kết quả giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập
cho ngƣời dân nông thôn. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế hàng hóa, sản xuất quy
mô lớn nhằm giảm chi phí tăng cạnh tranh... nghề trồng nấm rơm phải đối mặt với
những thách thức về thiếu vốn, kỹ thuật sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ. Trƣớc đây, do
nghề trồng nấm rơm đơn giản, dễ làm, đầu tƣ ít và có thể áp dụng ở bất cứ quy mô nào
nên đa số ngƣời dân sản xuất ở quy mô nông hộ. Ngƣời trồng nấm rơm quy mô nhỏ chỉ
cần các nhập lƣợng đầu vào tối thiểu nhƣ: tận dụng rơm rạ, lao động gia đình, một ít chi
phí mua meo và có thể trồng nấm rơm trên những mảnh đất nhỏ trống xung quanh nhà.
Trong khi đó, để sản xuất ở quy mô lớn hơn thì các yếu tố nhập lƣợng về vốn, kỹ thuật,
tính ổn định của thị trƣờng đầu ra,... trở thành mối quan tâm rất lớn của ngƣời dân. Từ
đó nảy sinh tâm lý e ngại của ngƣời dân đối với việc mở rộng quy mô, nhân rộng mô
hình làm ảnh hƣởng đến cung cầu hàng hóa thị trƣờng nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là
chủ trƣơng phát triển nghề trồng nấm rơm của tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói
chung.
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang”
đƣợc thực hiện trên cơ sở sử dụng các công cụ phân tích thống kê và toán kinh tế. Từ
đó, cung cấp các căn cứ và cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách
đầu tƣ hỗ trợ phát triển mô hình trồng nấm rơm cho các nhóm cộng đồng trong vùng nói
chung và cho tỉnh An Giang nói riêng nhằm góp phần quan trọng trong việc nhân rộng
mô hình, giúp ngƣời dân nông thôn giảm nghèo và đạt đƣợc các mục tiêu phát triển
nông nghiệp-nông dân-nông thôn vùng ĐBSCL.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc các mục tiêu:
1) Đánh giá hiệu quả kỹ thuật, phân phối, kinh tế và sử dụng nguồn lực của các hộ
sản xuất nấm rơm của tỉnh An Giang;
2) Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật, phân phối, kinh tế và sử
dụng nguồn lực của các hộ sản xuất nấm rơm ở tỉnh An Giang;
3) Kiến nghị một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, phân phối và
sử dụng nguồn lực cho ngƣời nông dân sản xuất nấm rơm ở tỉnh An Giang.
III. GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Giả thuyết nghiên cứu
1) Ngƣời dân sản xuất nấm rơm ở tỉnh An Giang chƣa đạt hiệu quả kỹ thuật, kinh
tế và sử dụng nguồn lực ở mức độ cao.
2) Các yếu tố mang tính thị trƣờng và vốn sản xuất có ảnh hƣởng ý nghĩa đến hiệu
quả sản xuất của ngƣời nông dân sản xuất nấm rơm. Tuy nhiên, các yếu tố nhân
chủng học và sản xuất khác không có tác động ý nghĩa đến hiệu quả sản xuất.
2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1) Mức độ hiệu quả về mặt kỹ thuật, phân phối, kinh tế và sử dụng nguồn lực của
các hộ sản xuất nấm rơm ở tỉnh An Giang ra sao?
2) Những nhân tố nào có tác động ý nghĩa đến hiệu quả sản xuất của ngƣời dân sản
xuất nấm rơm ở tỉnh An Giang?
3
IV. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân sản xuất nấm rơm trên địa bàn một
số xã tại 3 huyện: huyện Chợ Mới (Nhơn Mỹ, Mỹ Hội Đông, Kiến An, Kiến Mỹ, Kiến
Thành và xã Long Giang), huyện Thoại Sơn (Vĩnh Phú, Vĩnh Khánh và Vĩnh Trạch) và
huyện Châu Thành (Vĩnh Nhuận, An Hòa, Cần Đăng và Bình Hòa) để làm cơ sở đánh
giá hiệu quả sản xuất mô hình nấm rơm trên địa bàn tỉnh An Giang.
V. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu này chỉ đánh giá dựa trên những hộ sản xuất nấm rơm điển hình một
số xã tại 03 huyện (Chợ Mới, Thoại Sơn và Châu Thành) thuộc tỉnh An Giang. Những
nhận định và đánh giá từ kết quả nghiên cứu có đƣợc là trên cơ sở số liệu thứ cấp về hộ
sản xuất, diện tích trồng liên quan đến ngành nghề nấm rơm tại cơ quan chủ quản và
những khoản thu, chi, quá trình hoạt động trong quá trình sản xuất nấm rơm của nông
hộ trên địa bàn nghiên cứu. Địa bàn đƣợc chọn cho mục đích nghiên cứu vì thỏa mãn
các tiêu chí: sản xuất nông nghiệp và sản xuất nấm rơm phát triển mạnh tại vùng nghiên
cứu. Do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên những kết quả nhận định và đánh giá hiệu quả
sản xuất trong báo cáo này chỉ phản ánh một số khía cạnh của nghiên cứu tại địa bàn,
chƣa thể hiện đƣợc tính toàn diện của vấn đề.
Những hạn chế chính của đề tài trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
- Số liệu thứ cấp về số hộ sản xuất, diện tích gieo trồng liên quan đến nấm
rơm thống kê tại cơ quan chủ quản còn chênh lệch nhiều so với thực tế, do
đó làm hạn chế trong việc đánh giá xu hƣớng phát triển của ngành sản xuất
nấm rơm của tỉnh An Giang;
- Số liệu về hộ sản xuất nấm rơm do trung tâm khuyến nông cung cấp không
trùng khớp với thực tế. Mặt khác, địa điểm sản xuất nấm rơm luôn lƣu động
nên chỗ ở của những hộ sản xuất nấm rơm cũng không cố định. Do vậy,
chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin dẫn đến
hạn chế cỡ mẫu trong phân tích và làm kéo dài tiến độ khảo sát thực địa.
Điều này làm ảnh hƣởng ít nhiều đến độ tin cậy của các số liệu phân tích và
khả năng hoàn thành đúng tiến độ thực hiện;
- Hầu hết các hộ sản xuất không có ghi chép lại những khoản thu, chi trong
quá trình sản xuất và tiêu dùng của nông hộ nên chất lƣợng của số liệu điều
tra còn hạn chế.
4
PHẦN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Các bài học kinh nghiệm
Theo kinh nghiệm nghiên cứu về thị trƣờng sản phẩm nấm rơm của Nguyễn Phú Son và
nhóm nghiên cứu Đại Học Cần Thơ (2008) thì “khả năng cung sản phẩm nấm rơm của
vùng nghiên cứu hầu nhƣ quanh năm. Sản xuất ra một tấn nấm rơm ngƣời dân đạt đƣợc
mức lợi nhuận khoảng 2,5 triệu. Với mức lợi nhuận này đã đóng góp vào khoảng 40%
tổng thu nhập của nông hộ”.
Sau khi nghiên cứu thị trƣờng sản phẩm nấm rơm tại tỉnh Hậu Giang thì nhóm nghiên
cứu này đã đề xuất một số vấn đề cần lƣu ý trong sản xuất nấm rơm là: (1) tập huấn cải
tiến kỹ thuật trồng nấm rơm, đồng thời tập huấn về quản lý kinh tế hộ cho các hộ tham
gia, (2) tạo điều kiện cho các hộ sản xuất tiếp cận với nguồn vốn tại địa phƣơng, (3)
hình thành các tổ/nhóm hoặc hợp tác xã luộc nấm để tạo ra giá trị gia tăng cho sản
phẩm, và do vậy tăng thu nhập cho hộ, (4) hỗ trợ cho các tổ/nhóm sản xuất hoặc hợp tác
xã nối kết với thị trƣờng, (5) triển khai dự án dựa vào mô hình kết hợp và ƣu tiên dựa
trên các tổ/nhóm sẵn có tại địa phƣơng. Đặc biệt là các câu lạc bộ sản xuất nấm rơm
(sản xuất nấm rơm + sản xuất phân hữu cơ + trồng rau an toàn và sản xuất cây ăn trái).
1.2. Những thuật lợi, khó khăn trong sản xuất nấm rơm
1.2.1. Những cơ hội và thuận lợi
Nghiên cứu thị trƣờng nấm rơm tại tỉnh Hậu Giang của Nguyễn Phú Son và nhóm
nghiên cứu Đại Học Cần Thơ (2008) đã khẳng định rằng: nhu cầu tiêu dùng sản phẩm
này trên thị trƣờng xuất khẩu và nội địa lớn, đa dạng (Chủ yếu là thị trƣờng xuất khẩu,
chiếm 88,55% tổng lƣợng tiêu thụ). Sản phẩm xuất khẩu dƣới dạng nấm muối và nấm
lạt đƣợc đóng hộp. Thị trƣờng xuất khẩu bao gồm các nƣớc: Mỹ, Nhật, Đài Loan, Trung
Quốc, Ý, Hồng Kông v.v…với giá xuất bình quân năm 2007 là 1.156 USD/tấn nấm lạt
đƣợc đóng lon.
Một nghiên cứu khác tại huyện An Phú, tỉnh An Giang của Nguyễn Tri Khiêm và Cao
Minh Toàn (2005) cho thấy: có một thị trƣờng lớn để xuất khẩu nấm rơm đó là thị
trƣờng Campuchia. Mỗi ngày có nhiều thƣơng lái đến thu gom của các hộ trồng nấm và
chở thẳng qua Campuchia dƣới dạng nấm tƣơi, cập theo đƣờng biên giới của An Phú,
Châu Đốc. Đây là thị trƣờng tự do, không phải chịu một khoảng thuế suất và thủ tục
pháp lý nào. Do đó, đã thu hút đƣợc một khối lƣợng lớn nấm rơm ở An Phú. Bên cạnh
đó, thị trƣờng tiêu thụ nội địa của An Giang nhƣ An Phú, Châu Đốc, Long Xuyên cũng
có nhu cầu rất lớn. Đồng thời, chi phí đầu tƣ cho việc trồng nấm rơm không lớn vì có
một số khoảng không phải chi trả nhƣ chi phí mua rơm và mặt bằng. Thu nhập từ sản
xuất nấm rơm cao hơn so với đánh bắt cá, đan đát, hay làm thuê.
Cũng cùng kết quả nghiên cứu trên thì ngƣời trồng nấm không cần phải bận tâm nhiều
đến việc tìm đầu ra của sản phẩm, mà hầu nhƣ tất cả những sản phẩm làm ra đều không
đủ để tiêu thụ. Chính sự năng động của các thƣơng lái ở địa phƣơng làm cho thị trƣờng
tiêu thụ nấm rơm ngày càng mở rộng. Điều đó sẽ tạo động lực để ngƣời nghèo duy trì
và mở rộng nghề trồng nấm ở địa phƣơng.
Kết quả nghiên cứu mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ của Nguyễn Thanh Triều,
Trần Nhựt Phƣơng Diễm và Dƣơng Ngọc Thành (2004), cho thấy trồng nấm rơm là dễ
làm, giải quyết đƣợc nhiều việc làm ở nông thôn, tận dụng đất trống xung quanh nhà,
5
tận dụng thời gian nông nhàn trong mùa lũ, đầu tƣ vốn thì ít nhƣng mau thu hồi vốn, tận
dụng đƣợc nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp, tăng thu nhập gia đình.
1.2.2. Những khó khăn, tồn tại trong sản xuất nấm rơm
Kết quả nghiên cứu về thị trƣờng sản phẩm nấm rơm của Nguyễn Phú Son và nhóm
nghiên cứu Đại Học Cần Thơ đã khẳng định: những khó khăn chính của ngƣời trồng
hiện nay là kỹ thuật sản xuất còn yếu, chủ yếu là trồng dựa vào kinh nghiệm, thiếu vốn
sản xuất và sản xuất với quy mô nhỏ, lẻ, không tập trung nên giá cả bán hoàn toàn phụ
thuộc vào thƣơng lái và các đại lý sơ chế nấm rơm.
Kết quả nghiên cứu mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ ở tỉnh An Giang của Nguyễn
Thanh Triều, Trần Nhựt Phƣơng Diễm và Dƣơng Ngọc Thành (2004) thì có phần hơi
khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Tri Khiêm, Cao Minh Toàn (2005) về thị
trƣờng tiêu thụ; cụ thể là việc tiêu thụ sản phẩm nấm rơm chƣa ổn định, thiếu rơm trong
mùa lũ, cần nhiều lao động, thiếu kinh nghiệm, chịu ảnh hƣởng của thời tiết.
2. Sơ lƣợc định hƣớng phát triển nghề trồng nấm rơm tại vùng nghiên cứu từ
2005 - 2010
Hằng năm nhu cầu của thị trƣờng thế giới tiêu thụ khoảng 15 triệu tấn nấm rơm, trong
khi đó nƣớc ta xuất khẩu gần 40.000 tấn nấm rơm/năm (đứng hàng thứ ba trên thế giới),
nhƣng tiềm năng sản xuất của nƣớc ta có thể đạt 1 triệu tấn (xấp xỉ 1 tỷ USD), nếu đƣợc
đầu tƣ đúng mức và sử dụng triệt để số rơm rạ hiện có.
Hiện nay, trong tỉnh ngoài việc tiêu thụ nấm rơm từ Công ty Antesco của tỉnh, còn có
hai cơ sở sơ chế nấm tại chỗ của ông Tƣ Tùng xã Vĩnh Bình huyện Châu Thành và ông
Hai Phƣớc xã Mỹ Hội Đông huyện Chợ Mới. Các đơn vị ngoài địa bàn tỉnh nhƣ: Nông
Trƣờng Sông Hậu Ô Môn Cần Thơ, Tổng Công Ty Cổ phần Chế Biến Thực Phẩm Xuất
Khẩu Miền Tây Cần Thơ, Công ty Xuất khẩu nông sản Cần Thơ, Công ty Hoàng Mai
Thảo (Tp Hồ Chí Minh), Công ty Xuất nhập khẩu quận 5, Meco food, Agrex Sài Gòn,
công ty Rau quả Việt Nam (VEGETECO) cũng có nhu cầu rất lớn trong việc thu mua
nấm rơm nhằm chế biến dƣới dạng nấm đóng hộp, nấm muối và nấm khô để xuất khẩu
sang thị trƣờng các nƣớc Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Úc, Ý... Từ đó,
tỉnh An Giang đã đƣa ra mục tiêu phát triển nghề trồng nấm là:
1) Phát triển và ổn định nghề trồng nấm rơm tại địa phƣơng, từng bƣớc nâng cao
chất luợng sản phẩm, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở áp dụng các
giải pháp công nghệ thích hợp để tăng năng suất, tăng lợi nhuận, hạ giá thành
sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng, chủ động cho tiến trình hội nhập
kinh tế Quốc tế.
2) Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình cho ngƣời dân
và giảm ô nhiễm môi trƣờng.
3) Làm biến đổi dần thói quen để ngƣời dân tận dụng phế liệu trồng nấm rơm làm
phân hữu cơ góp phần cải thiện đất canh tác và môi trƣờng của cộng đồng.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, tỉnh An Giang đã tiến hành xây dựng mô hình sản xuất
nấm rơm hƣớng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu với những tiến bộ khoa học mới nhằm
tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm; Năng cao trình độ khoa học, khả năng tổ chức
ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của cán bộ và nông dân trong vùng; Làm
điểm tham quan, hội thảo đầu bờ tạo điều kiện cho nông dân trao đổi kinh nghiệm trong
sản xuất.
6
Dƣới đây là bảng định hƣớng cho kế hoạch sản xuất nấm rơm từ 2005 đến 2010 của tỉnh
An Giang nhƣ sau:
Bảng 2.1: Kế hoạch sản xuất nấm rơm năm 2005-2010 tỉnh An Giang
Năm Vụ
Diện tích trồng nấm
rơm (ha rơm)
Năng suất
(tấn/ha rơm)
Sản Lƣợng
(tấn nấm tƣơi)
tỉ lệ
(%/)/vụ
Tỉ lệ
(%)/năm
2005
ĐX 04 - 05 5.200 0,25 1.300 2,3
05
HT 05 13.200 0,25 3.300 6,2
TĐ 05 7.500 0,25 1.875 9,4
Cả năm 25.900 0,25 6.475
2006
ĐX 05 - 06 10.400 0,30 3.120 4,6
10
HT 06 26.400 0,30 7.920 12,4
TĐ 06 15.000 0,30 4.500 18,8
Cả năm 51.800 0,30 15.540
2007
ĐX 06 - 07 15.600 0,31 4.836 6,8
15
HT 07 39.600 0,31 12.276 18,6
TĐ 07 22.500 0,31 6.975 28,3
Cả năm 77.700 0,31 24.087
2008
ĐX 07 - 08 20.800 0,32 6.656 9,2
20
HT 08 52.800 0,32 16.896 24,8
TĐ 08 30.000 0,32 9.600 37,6
Cả năm 103.600 0,32 33.152
2009
ĐX 08 - 09 26.000 0,33 8.580 11,5
25
HT 09 66.000 0,33 21.780 31,0
TĐ 09 37.500 0,33 12.375 47,0
Cả năm 129.500 0,33 42.735
2010
ĐX 09-10 31.200 0,34 10.608 13,8
30
HT 10 79.200 0,34 26.928 37,2
TĐ 10 45.000 0,34 15.300 56,5
Cả năm 155.400 0,34 52.836
Nguồn: Đề án phát triển nghề trồng nấm rơm tỉnh An Giang giai đoạn 2005-2010
Tóm lại, An Giang là tỉnh có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm rất phù hợp để nuôi
trồng các loại nấm đặc biệt là nấm rơm. Do đó, đề án thực hiện sẽ trang bị thêm kiến
thức cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất và sơ chế nấm rơm, phát triển và ổn
định nghề trồng nấm rơm ở địa phƣơng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cải thiện
đời sống gia đình cho ngƣời dân, đồng thời làm cơ sở để phát triển nhanh hơn, vững
chắc hơn trong những năm tiếp theo.
3. Sơ lƣợc về tình hình sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang
Thực hiện chủ trƣơng của UBND tỉnh, trong những năm qua Sở Nông nghiệp & PTNT
đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân tỉnh và UBND các huyện,
thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền thông qua mở các lớp đào
tạo, tập huấn, hội thảo, xây dựng các điểm trình diễn kỹ thuật, thông tin trên các phƣơng
tiện truyền thông đại chúng để khuyến khích nông dân tận dụng nguồn nguyên liệu rơm
hiện có phát triển trồng nấm, tăng thu nhập.
Về tập huấn đào tạo nghề trồng nấm rơm cho nông dân: Trung Tâm Khuyến nông
phối hợp với Hội Nông dân và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2007 đã mở
7
đƣợc 136 lớp đào tạo nghề trồng nấm cho 3.490 hộ nông dân với kinh phí 279 triệu
đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 100 lớp, ngân sách huyện hỗ trợ 36 lớp. Năm 2008
đã mở đƣợc 102 lớp đào tạo nghề trồng nấm cho 2.550 hộ nông dân. Nguồn kinh phí
thực hiện theo phƣơng thức 1 - 1, trong đó ngân sách tỉnh thông qua kinh phí sự nghiệp
khuyến nông đào tạo của tỉnh là 70 lớp, ngân sách huyện hỗ trợ 32 lớp. Năm 2009 đã
mở đƣợc 72 lớp đào tạo nghề trồng nấm cho hộ nông dân. Nguồn kinh phí thực hiện
theo phƣơng thức 1 - 1, trong đó ngân sách tỉnh đầu tƣ 60 lớp thông qua kinh phí đào
tạo nghề, ngân sách huyện hỗ trợ 12 lớp.
Tính đến tháng 12 năm 2009, ngoài việc mở lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật
trồng nấm rơm, Trung tâm Khuyến nông còn phối hợp tổ chức đƣợc 21 điểm trình diễn
với diện tích là 2,4 ha, năng suất bình quân 13,1 tấn nấm rơm tƣơi/ha.
Việc xây dựng các cơ sở sơ chế và tiêu thụ sản phẩm:
Nhìn chung thị trƣờng tiêu thụ nấm rơm hiện tại tƣơng đối ổn định, nhƣng không ít hộ
trồng nấm rơm vẫn còn gặp một số khó khăn trong vấn đề tiêu thụ nhƣ là các doanh
nghiệp chỉ thu mua nấm đã qua sơ chế, lực lƣợng thƣơng lái chỉ tập trung thu mua ở
những khu vực có diện tích sản xuất lớn, và cũng không đến đƣợc thƣờng xuyên tại địa
bàn để mua. Do đó, việc hình thành các cơ sở sơ chế và tiêu thụ nấm ở địa bàn có ý
nghĩa quan trọng, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm đầu tƣ mở rộng qui mô sản xuất.
Tính đến năm 2009 thì trên toàn tỉnh đã có đƣợc 16 nông dân tham gia xây dựng điểm
sơ chế nấm rơm và đƣợc phân bố trên địa bàn tỉnh nhƣ sau:
Bảng 2.2 Số lƣợng nông dân tham gia xây dựng các điểm sơ chế nấm rơm năm
2009
STT Họ và tên Địa chỉ
1 Phan Cƣờng Liệt Xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới
2 Nguyễn Văn Long Xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới
3 Nguyễn Văn Bé Xã Bình Chánh, huyện Châu Phú
4 Nguyễn Tấn Kiệp Xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú
5 Nguyễn Ngọc Chất Xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn
6 Nguyễn Việt Thành Xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn
7 Phòng NN-PTNT Thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn
8 Đặng Văn Thắng Thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn
9 Huỳnh Tấn Phƣớc Xã Nhơn Hƣng, huyện Tịnh Biên
10 Trình Văn Ngoan Xã Phú Lộc, huyện Tân Châu
11 Huỳnh Văn Dện Xã Lƣơng An Trà, huyện Tri Tôn
12 Trình Văn Khởi Xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn
13 Nguyễn Thạch Khâu Xã Vĩnh An, huyện Châu Thành
14 Nguyễn Văn Tùng Xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành
15 Nguyễn Văn Thuận Xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên
16 Nguyễn Thanh Tú Xã Phú Bình, huyện Phú Tân
Tổng cộng 16 điểm sơ chế nấm rơm
Nguồn: Báo cáo tiến độ thực hiện đề án nấm rơm tháng 12/2009
Thành lập tổ sản xuất nấm rơm và đầu tƣ tín dụng: Theo báo cáo tiến độ thực hiện
đề án Phát triển nghề trồng nấm rơm của tỉnh An Giang cho đến năm 2009, đã thành lập
thêm 02 tổ hợp tác trồng nấm rơm, nâng tổng số tổ sản xuất lên 93 tổ (năm 2008 là 91
8
tổ), trong đó có 37 tổ/305 hộ đƣợc vay vốn để sản xuất diện tích là 140,7 ha, với tổng số
tiền đƣợc vay là 1.721 triệu đồng. Số hộ trồng nấm rơm đƣợc vay vốn cho hoạt động
trồng nấm rơm theo các huyện thị nhƣ sau:
Bảng 2.3 Số tổ, hộ nông dân đƣợc vay vốn để sản xuất nấm rơm trong năm 2009
STT Huyện/Thị
Số lƣợng
( tổ sx)
Số hộ nông
dân đƣợc
vay vốn
Diện tích
(ha)
Tổng số tiền
đƣợc vay
(triệu đ)
1 Chợ Mới 04 35 9,0 170
2 Châu Phú 01 12 1,9 60
3 Châu Thành 05 16 3,0 130
4 Thoại Sơn 02 26 5,3 130
5 Tri Tôn 02 21 2,6 105
6 An Phú 02 30 3,2 150
7 Phú Tân 02 28 2,9 145
8 Châu Đốc - - - -
9 Long Xuyên - - - -
10 Tịnh Biên 02 13 2,6 65
11 Tân Châu - - - -
Tổng cộng 20 181 30. 5 905
Nguồn: Báo cáo tiến độ thực hiện đề án phát triển nấm rơm tháng 12/2009
Theo báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang thì kết quả thực hiện đề án đến
năm 2009 như sau:
Diện tích trồng nấm tăng nhanh, năm 2009 đạt 3.651 ha tăng 539 ha so 2008; đạt 141%
so với đề án nấm rơm 2005- 2010 (2.591 ha); đạt 73,02% kế hoạch (5.000 ha).
Chỉ với 3.561 ha, sản lƣợng đạt đƣợc 47.398 tấn nấm, đạt giá trị sản xuất gần 710 tỷ
đồng (với giá nấm tƣơi bình quân 15.000 đ/kg), lợi nhuận thu đƣợc bình quân là 426 tỷ
đồng, tăng gần 4 lần so với trồng lúa; góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế
biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Giải quyết việc làm thƣờng xuyên cho 13.315 lao động và 178.050 lao động theo thời
vụ (bình quân 01 ha trồng nấm rơm giải quyết đƣợc khoảng 50 lao động bao gồm công
ủ rơm, chất mô, chăm sóc, thu hoạch và chế biến).
Chợ Mới là huyện có diện tích sản xuất nấm rơm nhiều nhất tỉnh với diện tích là 1.320
ha; trong đó xã có diện tích nhiều nhất là Mỹ Hội Đông 180 ha, Kiến Thành 150 ha,
Nhơn Mỹ 120 ha, Long Điền B 105 ha, các xã còn lại từ 8 – 95 ha. Tại các xã có phong
9
trào sản xuất phát triển mạnh, nhiều hộ dân tận dụng rơm nhà và mua thêm rơm ở huyện
Thoại Sơn, Châu Thành, Tri Tôn, Long Xuyên và một số tỉnh lân cận (Đồng Tháp,
thành phố Cần Thơ) để dự trữ phát triển thành nghề sản xuất quanh năm.
Phong trào trồng nấm rơm phát triển mạnh ở huyện Thoại Sơn (1.212 ha), trong đó xã
Vĩnh Phú 115 ha đứng đầu các xã trong toàn tỉnh về diện tích sản xuất nấm, An Bình 93
ha, Vĩnh Khánh 90 ha, Mỹ Phú Đông 70,8 ha.
Các huyện còn lại là An Phú 212 ha, Phú Tân 132 ha, Tri Tôn 110 ha, Châu Thành 276
ha,... cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4 Diện tích gieo trồng nấm rơm phân bố theo huyện năm 2009
STT
Huyện
Diện tích
(ha)
Diện tích (ha)
Vụ Đông
Xuân 08-09
Vụ Hè Thu
2009
Vụ Thu
Đông 2009
1 Châu Thành 276 63 184 29
2 Thoại Sơn 1.212 362 720 130
3 Phú Tân 132 41 73 38
4 Tân Châu 76 20 50 06
5 An Phú 212 38 138 36
6 Chợ Mới 1.320 378 746 196
7 Châu Phú 238 62 162 14
8 Tịnh Biên 26 08 14 04
9 Châu Đốc 17 04 11 02
10 Long Xuyên 12 03 07 02
11 Tri Tôn 110 33 74 03
Tổng Cộng 3.651 1.012 2.179 460
Nguồn: Báo cáo tiến độ thực hiện đề án của phát triển nấm rơm của Sở Nông nghiệp &
PTNT tỉnh An Giang, tháng 12/2009.
10
Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, số lƣợng nông dân tham gia, số tổ sản xuất nấm rơm
năm 2009
TT Huyện
Diện tích
(ha)
NS
(tấn/ha)
Sản lƣợng
nấm tƣơi (tấn)
Số lƣợng
nông dân
tham gia
Số tổ sản
xuất nấm
1 Châu Thành 276 13,2 2.643 656 12
2 Thoại Sơn 1.212 13,6 16.483 2.997 15
3 Phú Tân 132 14,2 1.874 607 10
4 Tân Châu 76 14,2 1.079 350 04
5 An Phú 212 12,5 2.650 2.459 08
6 Chợ Mới 1.320 11,4 15.048 4.690 21
7 Châu Phú 238 12,2 2.903 670 10
8 Tịnh Biên 26 13,2 343 110 03
9 Châu Đốc 17 12,7 215 60 01
10 Long
Xuyên
12 12,8 153 105 01
11 Tri Tôn 110 12,6 1.386 611 08
Tổng Cộng 3. 651 12,98 47. 389 13. 315 93
Nguồn: báo cáo tiến độ thực hiện đề án của phát triển nấm rơm của Sở Nông nghiệp &
PTNT tỉnh An Giang, tháng 12/2009.
II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thoả mãn ba mục tiêu nghiên cứu nhƣ đã đƣợc trình bày trong Chƣơng 1, đề tài
nghiên cứu đƣợc dựa trên các phƣơng pháp sau đây.
1. Phƣơng pháp tiếp cận
Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất: phƣơng pháp này sẽ đƣợc tiến hành dựa vào
những thông tin ban đầu của các hộ có liên quan đến các mục tiêu đƣợc đƣa ra trong
Chƣơng 1. Đánh giá hiệu quả của mô hình sẽ đƣợc thực hiện dựa trên các khía cạnh kỹ
thuật, khả năng sử dụng quản lý nguồn lực nông hộ và khả năng tiếp cận thị trƣờng.
1.1. Nghiên cứu tài liệu về hiện trạng của mô hình trồng nấm rơm tại An
Giang
Các số liệu này thực hiện cho mục tiêu hệ thống hóa, phân tích và chọn ra các biện pháp
kỹ thuật để tiếp cận mô hình nghiên cứu. Đề tài đƣợc thực hiện tại 3 huyện trọng điểm,
mỗi huyện chọn những xã trọng điểm, nơi có nhiều hộ trồng nấm rơm.
11
1.2. Các thông tin chuyên gia và các cơ quan chức năng tại tỉnh An Giang
Bao gồm các thông tin từ các chuyên gia/nhà khoa học, các lãnh đạo cơ quan chức năng
(Sở NN & PTNT, Trung tâm Khuyến nông, các phòng chức năng, phòng nông nghiệp
huyện…) tại tỉnh An Giang. Quá trình điều tra luôn đảm bảo sự thống nhất về phƣơng
pháp, nội dung, cách thức tổ chức cơ sở dữ liệu. Các nguồn thông tin thu thập đƣợc
kiểm định, đối chiếu với cơ quan chức năng.
1.3. Các thông tin nông hộ tại vùng nghiên cứu
Phƣơng pháp này thực hiện bằng phiếu điều tra có cấu trúc. Mục đích là thu thập các
thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội, quan điểm của ngƣời dân về kỹ thuật mới, tính
thích nghi của mô hình trồng nấm và các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất. Đề tài
đƣợc tiến hành điều tra cơ bản trên 87 hộ trồng nấm rơm, 07 cán bộ (những ngƣời am
hiểu, cán bộ kỹ thuật và quản lý) ở 3 huyện Chợ Mới, Thoại Sơn và Châu Thành của
tỉnh An Giang.
1.4. Kết hợp quan điểm tiếp cận kinh tế - xã hội và tiếp cận kỹ thuật
Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và các chỉ tiêu kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp (ở đây
chủ yếu tiếp cận về kỹ thuật trồng nấm rơm) đều đƣợc quan tâm trong quá trình điều
tra.
- Mối quan hệ giữa điều kiện sản xuất của hộ (Vốn, lao động, đất đai, ...), tập quán
và khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến sẽ đƣợc quan tâm trong quá trình điều
tra.
- Mối tƣơng quan giữa kỹ thuật sản xuất với kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội-
môi trƣờng, với thị trƣờng sẽ đƣợc thể hiện trong các biểu mẫu điều tra.
1.5. Các quan điểm định tính và định lƣợng
Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng và phân tích cũng nhƣ đề xuất các chính
sách nhằm phát triển nhanh, mạnh và vững chắc kinh tế nông hộ trong giai đoạn tới phải
bao gồm cả các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lƣợng.
- Các chỉ tiêu định lƣợng đƣợc sử dụng để đánh giá diện tích, năng suất, sản
lƣợng nấm rơm, chi phí sản xuất và thu nhập của hộ nông dân, hiệu quả kinh tế của các
hoạt động sản xuất kinh doanh v.v..
- Các chỉ tiêu định tính đƣợc sử dụng để đánh giá các thuận lợi khó khăn trong
sản xuất nông nghiệp, sự tham gia và vai trò của các tổ chức xã hội vào hoạt động sản
xuất, xác định các giải pháp ƣu tiên trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật v.v..
Theo quan điểm tiếp cận này, thông tin đƣợc đối chiếu một cách chi tiết giữa các loại số
liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Quan điểm của ngƣời nông dân đƣợc đem so
sánh với quan điểm của cán bộ địa phƣơng (huyện, xã) để đánh giá mức độ hiểu biết
chung về những thuận lợi khó khăn của địa phƣơng trong quá trình phát triển kinh tế hộ,
đặc biệt là từ ngƣời nông dân giảm nghèo. Tƣơng tự, các thông tin và số liệu thu thập
đƣợc từ các nguồn đƣợc kiểm tra chéo để đánh giá tính chính xác và mức độ tin cậy.
12
2 Nguồn dữ liệu
2.1. Số liệu thứ cấp
Những số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng ở đây chủ yếu là báo cáo năm của Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang. Ngoài ra, niên giám thống kê của tỉnh An
Giang, các đề tài đã nghiên cứu trƣớc đây và các bài viết đăng trên các trang web có liên
quan đến tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm của khu vực ĐBSCL và của tỉnh An
Giang đƣợc xem là nguồn dữ liệu thứ cấp khác cung cấp những thông tin hữu ích cho đề
tài nghiên cứu. Những thông tin thứ cấp này đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng và xu
hƣớng phát triển của ngành nấm rơm trên địa bàn tỉnh An Giang, đồng thời chúng đƣợc
sử dụng để mô tả những thuận lợi và khó khăn chung của ngành sản xuất này tại vùng
nghiên cứu.
2.2. Số liệu sơ cấp
Đối với nguồn số liệu sơ cấp, đối tƣợng cung cấp nguồn thông tin này bao gồm cán bộ
lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật tại các địa phƣơng của vùng nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu
cũng đã tiến hành thu thập thông tin trên 87 hộ sản xuất nấm rơm tại 03 huyện. Những
số liệu thu thập ở mức độ nông hộ bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến việc đánh giá hiệu
quả sản xuất nhƣ: diện tích, sản lƣợng, giá cả đầu vào, đầu ra, số lao động gia đình, số
lao động thuê, vốn dành cho sản xuất và các yếu tố nhân khẩu học khác v.v… Ngoài ra,
các chỉ tiêu có liên quan đến việc xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất
khác nhƣ số lần tập huấn kỹ thuật, mức độ tiếp nhận thông tin thị trƣờng, v.v… cũng
đƣợc thu thập tại mức độ nông hộ.
3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Các số liệu thứ cấp và sơ cấp đƣợc trình bày trong phần 3.2 đƣợc thu thập dựa vào các
phƣơng pháp sau:
- Tra cứu tài liệu sẵn có trên các trang web, niên giám thống kê và các báo cáo
có sẵn của địa phƣơng. Đồng thời tham khảo, lƣợc khảo các tài liệu, đề tài
nghiên cứu đã xuất bản;
- Phỏng vấn trực tiếp 87 hộ sản xuất theo phƣơng pháp chọn mẫu thực tế tại
địa bàn nghiên cứu. Tại mỗi địa phƣơng, tiến hành phỏng vấn trực tiếp các
cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật.
Những thông tin trên sau khi đƣợc thu thập, sẽ đƣợc sử dụng để xử lý và phân
tích các vấn đề có liên quan đến các mục tiêu nghiên cứu đã đƣợc đặt ra thông qua các
phƣơng pháp phân tích đƣợc trình bày trong phần kế tiếp.
4. Phƣơng pháp phân tích
4.1. Phân tích thống kê mô tả
Cơ cấu thu nhập của nông hộ;
Phân tích các yếu tố kỹ thuật của hệ thống canh tác nấm rơm;
Phân tích những trở ngại khó khăn của nông hộ.
13
4.2. Phân tích bao số liệu (Data Envelopment Analysis – DEA)
4.2.1. Các khái niệm cơ bản đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency – TE): chỉ ra khả năng của một nông hộ
đạt đƣợc sản lƣợng tối đa từ một tập hợp các nhập lƣợng đƣợc sử dụng trong quá
trình sản xuất (0 ≤ TE ≤ 1);
Hiệu quả phân phối (Allocation Efficiency – AE): chỉ ra khả năng của nông hộ
trong việc sử dụng các yếu tố nhập lƣợng với các tỷ lệ tối ƣu trong điều kiện giá
cả và kỹ thuật hiện hành (0 ≤ AE ≤ 1);
Hiệu quả kinh tế (Economic Efficiency – EE): là chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp từ
hai chỉ tiêu hiệu quả trên (0 ≤ AE ≤ 1). Nó đƣợc tính toán theo phƣơng trình sau:
EE = TE * AE
Ba hệ số hiệu quả này đƣợc giải thích thêm dựa vào đồ thị đo lƣờng hiệu quả
đƣa vào các yếu tố đầu vào dƣới đây:
Biểu đồ trên đƣợc giải thích nhƣ sau: giả định có một hộ sản xuất nào đó sử dụng hai
nhập lƣợng x
1
và x
2
để tạo ra xuất lƣợng y với giả thuyết thu nhập không đổi theo qui
mô. SS’ là đƣờng đẳng lƣợng đƣợc sử dụng để đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật. Nếu nông hộ
này sử dụng hai nhập lƣợng trên tại điểm P để tạo ra y, lúc đó, tính không hiệu quả về
kỹ thuật của hộ sản xuất đƣợc đo lƣờng bởi khoảng cách QP. Khoảng QP này có ý
nghĩa là lƣợng mà thông qua đó tất cả các nhập lƣợng có thể giảm đi một tỷ lệ nào đó
mà không làm giảm lƣợng sản phẩm đƣợc tạo ra. Tỷ lệ này đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số
QP/0P và có ý nghĩa là tỷ lệ các nhập lƣợng nào đó cần đƣợc giảm (x
1
hoặc x
2
) trong
x
2
/y
S P
A Q
R
Q’
S’
0 A’ x
1
/y
Hình 1. Hiệu quả phân phối và kỹ thuật
14
quá trình sản xuất, nhƣng sản lƣợng (y) tạo ra không đổi, sản lƣợng đó sẽ đạt hiệu quả
về mặt kỹ thuật. Lúc đó, hiệu quả kỹ thuật (TE) của một nông hộ đƣợc đo lƣờng bởi tỷ
số sau:
TE
i
= 0Q/0P (2.1)
Hệ số này bằng 1 – (QP/0P). Khi TE có giá trị bằng 1, có nghĩa là hộ đạt hiệu quả kỹ
thuật hoàn toàn. Thí dụ nhƣ hộ sản xuất sẽ sản xuất tại điểm Q, là điểm nằm trên đƣờng
đồng lƣợng.
Tỷ số giá cả của hai nhập lƣợng đƣợc thể hiện bằng đƣờng đồng phí AA’. Đƣờng đồng
phí này đƣợc sử dụng để tính toán hiệu quả phân phối (AE). Theo Hình 3.1 thì AE của
hộ sản xuất đƣợc đề cập tại điểm P đƣợc xác định bởi tỷ số (3.2). Bởi vì khoảng RQ
đƣợc xem là khoảng chi phí đƣợc giảm đi khi hộ sản xuất đạt hiệu quả cả về mặt kỹ
thuật và phân phối.
AE
i
= 0R/0Q (2.2)
Lúc đó, EE
i
sẽ đƣợc tính toán bởi tỷ số sau:
EE
i
= TE
i
* AE
i
= (0Q/0P)*(0R/0Q) = 0R/0P (2.3)
Khoảng cách RQ lúc này có thể đƣợc giải thích nhƣ phần chi phí đƣợc giảm đi.
Mô hình DEA có hai dạng dựa trên hai giả thiết là hiệu quả không đổi theo quy mô
(Constant Returns to Scale – CRS) và giả thiết hiệu quả thay đổi theo quy mô (Variable
Returns to Scale – VRS). Theo Banker, Charnes và Cooper (1984) thì sử dụng giả thiết
CRS chỉ hợp lý trong trƣờng hợp tất cả các nông hộ nào hoạt động tại quy mô tối ƣu.
y
Biên sản xuất CRS
R
P
C
P
V
P
A
Biên sản xuất VRS
0 x
Hình 2. Tính toán kinh tế quy mô trong DEA
15
Tuy nhiên, những yếu tố nhƣ cạnh tranh không hoàn hảo, những ràng buộc về mặt tài
chánh, v.v… có thể làm cho hộ sản xuất không thể hoạt động tại mức quy mô tối ƣu.
Bên cạnh đó, việc sử dụng CRS khi không có hộ nào hoạt động tại mức quy mô tối ƣu
sẽ dẫn đến trƣờng hợp các hệ số kỹ thuật đƣợc tính toán bị sai lệch do ảnh hƣởng của
hiệu quả quy mô. Trong trƣờng hợp này nếu tính toán các hệ số hiệu quả dựa trên giả
thiết VRS sẽ tránh đƣợc ảnh hƣởng này. Các khái niệm này đƣợc giải thích thêm trong
Hình 2.
Theo Hình 2 thì các hệ số hiệu quả kỹ thuật dƣới hai giả thuyết CRS và VRS và hệ số
hiệu quả quy mô đƣợc xác định theo các công thức sau đây:
TE
CRS
= AP
C
/ AP (2.4)
TE
VRS
= AP
V
/ AP (2.5)
SE = AP
C
/ AP
V
(2.6)
Tất cả các hệ số này cũng nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Từ 2.4 và 2.5 cho thấy khi tính
hệ số hiệu quả dựa trên giả thiết CRS bao giờ cũng có độ lớn nhỏ hơn trong trƣờng hợp
VRS. Mối quan hệ giữa 3 hệ số này đƣợc thể hiện trong phƣơng trình 2.7 dƣới đây:
TE
CRS
= TE
VRS
x SE (2.7)
Hiệu quả quy mô (Scale efficiency – SE): là tỷ số giữa sản phẩm bình quân của hộ đạt
đƣợc khi hoạt động tại điểm dƣới giả thiết VRS (P
V
) và sản phẩm bình quân hộ đạt
đƣợc khi hoạt động tại điểm có quy mô tối ƣu (R).
4.2.2. Tiếp cận phân tích bao số liệu phi tham số
Cách tiếp cận chính của nghiên cứu này là sử dụng phân tích bao số liệu phi tham số
(Non–Parametric Data Envelopment Analysis – DEA). DEA là phƣơng pháp đánh giá
tổng quát kết quả thực hiện của một hoạt động kinh tế nào đó, dựa vào một tập hợp
nhiều chỉ tiêu phức hợp. Nó giúp chúng ta có đƣợc những ƣớc lƣợng biên thông qua
việc sử dụng những mô hình tuyến tính phi tham số, kết quả ƣớc lƣợng sẽ là những
điểm số hiệu quả cho tất cả các quan sát và chúng có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1.
Mục tiêu của phân tích này không phải là việc đi ƣớc lƣợng hàm sản xuất. Thay vào đó,
nó đƣợc sử dụng để xác định những đơn vị quan sát đạt hiệu quả tốt nhất. Thông qua
phân tích này, biên độ sản xuất tốt nhất sẽ đƣợc xác định cho tất cả các quan sát đƣợc sử
dụng trong phân tích. DEA đƣợc hiểu một cách đơn giản là một nông hộ này đƣợc xem
là hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn một nông hộ kia khi sử dụng ít nhập lƣợng hơn
nhƣng tạo ra cùng một lƣợng sản phẩm. Các hệ số hiệu quả đƣợc tính toán dựa trên tỷ
số cao nhất giữa xuất lƣợng trên nhập lƣợng của tất cả các quan sát đƣợc sử dụng để
phân tích.
Gần đây, DEA đã nhanh chóng trở thành một công cụ đƣợc chấp nhận trong các phân
tích kinh tế và có nhiều nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp này trong việc phân tích
hiệu quả hoạt động của nông trại, hoạt động của ngân hàng, y tế, giáo dục, chế tạo sản
phẩm, đánh giá hiệu quả trong việc quản lý, bán hàng v.v…(Frank và Thanda 1999).
Trong nhiều nghiên cứu, DEA đã cung cấp nhiều thông tin sâu sát và phong phú của
vấn đề phân tích mà trong phân tích kinh tế lƣợng thuần túy không đáp ứng đƣợc. Sử
dụng DEA thì tƣơng đối đơn giản hơn so với việc sử dụng phƣơng pháp kinh tế lƣợng
về mặt toán học nhƣng phải xác định dạng hàm sản xuất phù hợp (Forsund, 1991). Sử
dụng phƣơng pháp kinh tế lƣợng không đƣa ra đƣợc đánh giá tóm tắt về mặt hiệu quả