Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã vĩnh hiền – huyện vĩnh linh – tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.25 KB, 56 trang )

Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

h

tế

H

uế

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN


in

Đề tài: "TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

họ
c

K

VĨNH HIỀN HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ"

Đ

ại


Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn - Lớp K41A - KTNN

Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

1


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .....................................................................................
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ...............................................................
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 8
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG
HOÁ................................................................................................................................. 8

uế

1.1. Lý luận chung về sản xuất nông nghiệp hàng hóa ............................................... 8
1.2. Những đặc trưng của sản xuất nông sản hàng hoá ......................................... 10

H

1.3. Đặc điểm sinh học và các yêu cầu kỹ thuật đối với cây cao su ........................ 13

tế

1.3.1. Đặc điểm sinh học............................................................................................... 13


h

1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cây cao su ................................................................... 14

in

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cao su ................................. 15

K

1.4.1. Các nhân tố vĩ mô ............................................................................................... 15
1.4.2. Các nhân tố vi mô ............................................................................................... 16

họ
c

1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sao su trên thế giới và tại Việt Nam............... 17
1.5.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới .............................................. 17
1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su tại Việt Nam ............................................ 18

ại

1.5.2.1. Tình hình sản xuất............................................................................................ 18

Đ

1.5.2.2. Tình hình tiêu thụ............................................................................................. 20
1.6. Tình hình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ......................... 21
1.7. Tình hình phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Vĩnh Linh ...................... 22
1.8. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................ 23

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TẠI
XÃ VĨNH HIỀN - HUYỆN VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ .......................... 26
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu....................................................................... 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 26
Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

2


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

2.1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 26
2.1.1.2. Địa chất, địa hình ..................................................................................................26
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu ..................................................................................................27
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................... 28
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai ................................................................................ 28
2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động............................................................................... 30
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng.................................................................................... 31

uế

2.2. Hiện trạng phát triển cây cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền ........................... 33
2.3. Tình hình sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra.................................. 34

H

2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra................................................................. 34
2.3.2. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra ................................................................... 36

tế


2.3.2.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản................................. 36

h

2.3.2.2. Chi phí đầu tư 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh ................................................ 38

in

2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ điều tra .................................... 40
2.3.3.1. Kết quả sản xuất cao su của các hộ điều tra.................................................... 40

K

2.3.3.2. Hiệu quả sản xuất cao su của các hộ điều tra.................................................. 42
2.4. Tình hình tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền ....................................... 44

họ
c

2.5. Tỷ suất hàng hóa của các hộ điều tra năm 2010 ............................................... 45
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH HIỀN - HUYỆN

ại

VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ........................................................................... 46

Đ


3.1. Định hướng phát triển cây cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền ......................... 46
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su
trên địa bàn xã Vĩnh Hiền ......................................................................................... 47
3.2.1. Giải pháp về sản xuất .......................................................................................... 47
3.2.2. Giải pháp về tiêu thụ ........................................................................................... 49
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 51
1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 51
2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................. 51
Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

3


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên bảng
Các nước sản xuất và xuất khẩu cao su năm 2008 – 2009

2

Diện tích, Sản lượng cao su Việt Nam qua các năm 2002 – 2010

3

Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam từ 2008 – 2010

4


Diện tích và sản lượng cao su của tỉnh Quảng Trị từ 2005 - 2009

5

Biến động diện tích cao su của huyện qua các năm

6

Quy mô, cơ cấu diện tích các loại đất của xã từ 2008 - 2010

7

Tình hình dân số và lao động của xã năm 2010

8

Hệ thống thủy lợi của Xã

9

Tình hình phát triển cây cao su của xã Vĩnh Hiền từ 2008 - 2010

10

Đặc điểm sản xuất của hộ điều tra.

11

Tình hình sử dụng đát của các hộ điều tra


12

Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

13

Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh cho 1ha cao su

14

Kết quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ

15

Kết quả và hiệu quả kinh tế trên một ha cao su của các hộ điều tra

16

Cơ cấu hàng hóa bình quân trên 1ha của các hộ trong năm 2010

Đ

ại

họ
c

K


in

h

tế

H

uế

1

Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

4


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Tư liệu sản xuất

USD

Đô la Mỹ

Ha
UBNN

Hecta

Ủy ban nhân dân

GO

Tổng giá trị sản xuất

TC

Tổng chi phí sản xuất

Kg

Kilogam

IC
TSCĐ

Chi phí trung gian
tài sản cố định

VA

Giá trị gia tăng

MI

Thu nhập hổn hợp

Pr


Lợi nhuận kinh tế

H

tế

h
Diện tích đất tự nhiên

NN

Nông nghiệp

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

SX

Sản xuất

%
SD

Tỷ lệ phầm trăm
Sử dụng

ĐVT

Đơn vị tính




Lao động

M

Mét

Kv
KvA

Kilovon
Kilovon Ampe

M2

Mét vuông

KTCB

Kiến thiết cơ bản

TKKD
BVTV

Thời kỳ kinh doanh
Bảo vệ thực vật

ại

Đ

kilomet
milimet

họ
c

DTĐTN

Lợi nhuận

K

Km
Mm

Thuế

in

T
LN

uế

TLSX

Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN


5


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp của vấn đề nghiên cứu
Cao su được xem là một trong những nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp
hiện đại, chỉ xếp sau dầu mỏ , than đá và sắt thép, được đánh giá như loại “vàng trắng”
quý giá . Nó không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn mang lại hiệu quả xã hội

uế

và cải thiện môi trường sinh thái.

H

Cây cao su là loại cây lâu năm, ít chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, lao
động ít mang tính thời vụ, sản phẩm có khả năng bảo quản và cất trử được lâu, có điều

tế

kiện phát triển kinh doanh tổng hợp vườn cao su. Tuy vậy, để có được vườn cao su
khỏe mạnh, cho năng suất cao người sản xuất cao su nói chung đang gặp phải rất nhiều

h

khó khăn vì phải đầu tư rất lớn về vốn, kỹ thuật và nhân công trong giai đoạn kiến thiết


in

cơ bản. Bước vào giai đoạn kinh doanh, họ lại tiếp tục gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ

K

sản phẩm, đây cũng là khó khăn chung của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Do giá cao su tổng hợp tăng cao và chịu ảnh hưởng của giá dầu thô nên nhiều

họ
c

nước đã chuyển sang sử dụng cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, năng lực sản xuất cao su
thiên nhiên không đủ đáp ứng theo tốc độ của nhu cầu cùng với mức sống cải thiện và
sự tăng trưởng dân số trên thế giới. Tình trạng thiếu cao su thiên nhiên đã được dự đoán

ại

từ những thập niên trước đây, nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới gia tăng đã
khuyến khích nhiều nước mở rộng diện tích cao su, thậm chí cả ở những vùng có điều

Đ

kiện môi trường ít thuận lợi và người trồng đã tăng đầu tư, thâm canh để đạt năng suất
cao.

Xã Vĩnh Hiền là một xã thuần nông của huyện Vĩnh Linh, diện tích tự nhiên của
xã là 675.99ha, và dân số của xã năm 2010 là 2107 người. Xã có rất nhiều lợi thế cho
phát triển nông nghiệp như điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ cho sự phát
triển của cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cây cao su. Tuy nhiên,

trong những năm qua sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng trưởng chưa cao, cơ cấu sản
xuất chuyển dịch tương đối chậm. Trong những năm gấn đây, theo định hướng phát
Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

6


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

triển kinh tế của huyện, diện tích cây cao su trên địa bàn Xã phát triển khá nhanh, góp
phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của nhân dân, cũng như thay đổi diện mạo
nông thôn. Đến nay diện tích trồng cao su của xã đã đạt 300ha. Mô hình trồng cây cao
su trên địa bàn xã đã đạt được những thắng lợi, thu nhập từ cây cao su chiếm một phần
quan trọng trong tổng thu nhập của người dân, tuy nhiên việc sản xuất cây cao su ở Xã
vẫn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức như ảnh hưởng của tập quán canh tác, thiếu
kiến thức về kỹ thuật, điều kiện kinh tế khó khăn…ít nhiều đã ảnh hưởng tới việc sản

uế

xuất cây cao su trên địa bàn.

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Tình hình sản xuất và tiêu

H

thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị” làm đề
tài nghiên cứu của mình.

tế


1.2. Mục đích nghiên cứu

h

- Đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su trên

in

địa bàn xã Vĩnh Hiền.

trong thời gian tới.

K

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

họ
c

Do nội dung nghiên cứu rộng nhưng thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ tập
trung nghiên cứu các vấn đề:

+ Đối tượng: Sản xuất và tiêu thụ cao su.

ại

+ Phạm vi: Đối tượng trực tiếp là các hộ nông dân trồng cao su trên địa bàn.


Đ

Tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ nông dân thuộc 7 thôn trên tổng số 8 thôn
thuộc địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành chuyên đề này, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số
phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau.
- Phương pháp phân tích chuổi cung để phân tích quá trình tiêu thụ của nông hộ.
Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

7


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

- Phương pháp điều tra thống kê nhằm thu thập số liệu có liên quan đến đề tài.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và các ban nghành địa phương. Số liệu sơ
cấp thu thập qua phỏng vấn các hộ trồng cao su tiểu điền.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Đây là phương pháp được sử dụng để
tham khảo các ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, cán bộ nông trường, cán bộ
phòng kỹ thuật, các chủ hộ trồng cao su giỏi... và tra cứu các công trình nghiên cứu đã

Đ

ại

họ
c


K

in

h

tế

H

uế

được công bố.

Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

8


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
NÔNG SẢN
1.1. Lý luận chung về sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản của đời sống xã hội, đem lại

uế


lương thực, thực phẩm cho con người và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

H

Tùy trình độ và khả năng phát triển, tùy hình thức tổ chức hoạt động kinh tế - xã
hội, mà nông nghiệp có hai trạng thái phát triển là: nông nghiệp tự cung tự cấp và nông

tế

nghiệp hàng hóa. Trong hoạt động của kinh tế nông nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra

trường thì gọi là sản phẩm hàng hóa.

h

không phải để thõa mãn nhu cầu cá nhân của người sản xuất mà là để trao đổi trên thị

in

Nông nghiệp hàng hóa là một bộ phận của nền kinh tế hàng hóa, là kiểu tổ chức

K

kinh tế - xã hội sản xuất ra nông sản phẩm không phải để tự mình tiêu dùng mà để trao
đổi, mua bán trên thị trường, nhằm vừa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng xã hội, vừa có lợi

họ
c


nhuận cho người sản xuất ra nó để tái sản xuất mở rộng và hiện đại hóa nền nông
nghiệp.

Một nền nông nghiệp được coi là phát triển khi có sự tăng thêm về quy mô sản

ại

lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hộ, trên cơ sở hướng ra thị trường, đáp ứng

Đ

nhu cầu của thị trường. Nền sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta
trong thời gian qua là một nền sản xuất vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều
chỉnh của chính phủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đứng trước vận hội mới của đất
nước, nền sản xuất hàng hóa nông nghiệp ở nước ta có những thuận lợi nhất định và
những khó khăn không nhỏ.
* Về thuận lợi: Là một nền kinh tế đang lên với tốc độ phát triển cao, tạo được
niềm tin với các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế. Việt Nam có giá nhân công rẻ, trình độ

Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

9


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

dân trí khá cao, thị trường lớn với dân số đông, một đất nước ổn định về chính trị và
một quyết tâm đổi mới mạnh mẽ của chính phủ.
* Về khó khăn
- Sản xuất nông nghiệp đang còn mang tính chất manh mún, dàn trải thiếu sự tập

trung thành từng cùng chuyên canh lớn gắn với thâm canh cao. Đây là một nguyên nhân
đã và đangcản trở rất lớn đến sản xuất hàng hóa hiện nay. Hầu như cơ sở địa phương
nào cũng gieo trồng đủ các loại cây và nuôi đủ các loại con. Nhận thức này, tập quán

uế

này là sản phẩm quá khứ để lại vẫn đang còn tồn tại ở một số địa phương.

- Công tác quy hoạch và kế hoạch chưa tiến kịp với cơ chế thị trường và hội

H

nhập quốc tế. Công tác quy hoạch và kế hoạch của chúng ta còn mang nặng yếu tố kinh
nghiệm, truyền thống mà thiếu tính năng đông, sáng tạo, khẳ năng kết hợp giữa khoa

tế

học và năng lực chủ quan của con người trong quá trình sản xuất. Công tác quy hoạch

h

và kế hoạch chậm đổi mới, mang nặng tư duy củ, chưa bắt kịp những thông tin mới

cả nước và toàn cầu.

in

trong quá hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của cơ chế thị trường trong phạm vi

K


- Chưa tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đủ vào các vùng có tiềm năng lớn
để khai thác mới tài nguyên ở đó. Trong nông nghiệp từ lâu nay đang tập trung đầu tư,

họ
c

khai thác mạnh ở vùng đồng bằng ven biển. Gần đây có đâu tư ở vùng Trung du – miền
núi nhưng chưa nhiều, chưa đủ. Tiềm năng lớn trong nông nghiệp hiện nay để sản xuất
nhiều hàng hóa chính là vùng trung du - miền núi. Phần đất còn ở trong vùng này rất

ại

lớn nhưng nhiều nơi đang khai thác đất canh tác tùy tiện làm mất rừng và gây hư hỏng

Đ

đất. Vì thế, đã đến lúc sản xuất nông nghiệp muốn có nhiều hàng hóa phải tập trung đầu
tư cơ sở vật chất kỹ thuật đủ mạnh vào vùng trung du - miền núi, đây chính là vùng có
nhiều tiềm năng lớn cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi.
- Sản xuất hàng hóa chưa thật sự gắn liền với công nghệ chế biến và thị trường
đầu ra .Khi có chủ trương hay một dự án trồng loại cây gì, nuôi con gì, qui mô, sản
phẩm, thời gian thu hoạch và chế biến v.v thì đồng thời với việc đẩy mạnh sản xuất cần
phải xây dựng các nhà máy chế biến, thu mua sản phẩm cho nông dân.

Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

10



Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

Sản xuất hàng hoá khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân công
lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hóa ngày càng cao, thị trường ngày
càng mở rộng, mối liên hệ giữa các nghành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Sự phát triển
của sản xuất hàng hóa đã xóa bỏ tính bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá
trình xã hội hóa sản xuất. Nó có những đặc trưng và ưu thế như sau:
- Do mục đích của sản xuất hàng hóa không phải để thõa mãn nhu cầu của bản
thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thõa mãn nhu cầu của người khác,

uế

của thị trường nên cần phải tập trung các nguồn lực sản xuất với quy mô nhất định để
sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, từ đó lao động sẽ được chuyên môn hóa và năng suất

H

lao động sẽ cao hơn.

- Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hóa phải năng

tế

động trong sản xuất – kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản

h

xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được

sản xuất phát triển mạnh mẽ.


in

hàng hóa và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng

K

- Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất “mở” của quan hệ hàng hóa tiền
tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày

của nhân dân.

họ
c

càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa

1.2. Những đặc trưng của sản xuất và tiêu thụ nông sản

ại

* Giá cả dễ biến động nhanh

Đ

Giá cả của sản phẩm nông sản có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng

một ngày hoặc một tuần. Mức độ biến động giá do cung cầu điều phối kém hoặc do
không thể bảo quản lâu mà phải bán ngay. Do đó, giá của sản phẩm nông sản có xu
hướng giảm nhiều vào cuối ngày hoặc khi có một lượng nông sản lớn đột ngột xâm

nhập làm cung vượt quá cầu thị trường. Cao su là cây công nghiệp dài ngày có quá trình
sản xuất và thu hoạch kéo dài, nguồn cung khá ổn định nên trong một thời gian ngắn thì
giá cả không biến động hoặc chỉ là biến động với mức độ thấp. Tuy nhiên, cũng do yếu

Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

11


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

tố này chi phối nên khi có rủi ro xảy ra như bão, lụt, hạn hán..., hay nhu cầu về sản
phẩm tăng cao do một lý do nào đó thì giá của cao su sẽ tăng lên một cách đáng kể.
* Tính thời vụ
Các sản phẩm nông nghiệp thường có thời vụ thu hoạch nhất định, hoặc theo
từng chu kỳ nên giá cả hàng hóa nông sản lúc vào vụ thường rớt xuống rất thấp do
lượng cung quá lớn nhưng sau đó lại được đẩy lên cao vào vụ sau. Cao su là cây công
nghiệp dài ngày có thời gian thu hoạch kéo dài và phân bổ đều trong năm, điều này tạo
* Giao động mạnh về giá giữa các năm

uế

ra sự khác biệt rõ nét giữa cao su và các sản phẩm nông nghiệp ngắn ngày.

H

Giá nông sản hàng hóa có thể dao động mạnh giữa các năm. Điều kiện tự nhiên
như thời tiết, dịch bệnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra giao động giá do tác động của nó

tế


tới cung. Ví dụ, nếu thời tiết không thuận lợi sẽ làm cho hàng hóa nông sản bị mất mùa

h

dẫn đến giá cả tăng lên. Ngược lại, thời tiết thuận lợi có thể tác động tích cực đến sản

in

lượng, lúc này giá cả hàng hóa nông sản sẽ có xu hướng giảm xuống.
Phản ứng của nông dân đối với những hiện tượng trên càng làm giá cả biến động

K

nhanh hơn. Nông dân có thể phản ứng quá tích cực khi thấy giá của một mặt hàng nhất
định tăng lên bằng cách mở rộng diện tích nuôi trồng và thâm canh sản xuất trong

họ
c

những vụ tiếp theo làm cho lượng cung vượt quá cầu và dẫn tới giảm giá trong thời
điểm thu hoạch. Trong tình huống ngược lại, nông dân lại giảm mạnh sản xuất khi giá
sụt giảm nghiêm trọng.

ại

* Tính rủi ro cao

Đ


Rủi ro là đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hóa nông sản. Tính rủi ro ở đây là

do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giá cả biến động, thiên tai, mất mùa, sâu bệnh...
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối với hàng hóa nông sản, và càng quan trọng
hơn đối với những loại hàng hóa nông sản có sự đầu tư lớn về chi phí và thời gian thu
hồi chậm. Cây cao su có thời gian KTCB kéo dài khoảng 7 năm, chi phí bỏ ra trong thời
kỳ này là rất lớn nhưng thời gian thu hồi lại chậm. Nếu xảy ra rủi ro thì sản lượng mủ
thu hoạch sẽ rất thấp, đôi lúc mất trắng. Đây là một trong những đặc điểm cơ bản đối

Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

12


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

với sản xuất cây công nghiệp dài ngày, điều này càng rõ nét hơn với điều kiện khí hậu
bất ổn định của nước ta hiện nay.
* Chi phí giao dịch và chi phí tiếp thị cao
Chênh lệch giá bán từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng thường rất
cao. Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là do:
- Quy mô sản xuất nông sản của các hộ nông dân còn rất nhỏ, lại nằm ở các vùng
sâu, vùng xa. Vì thế, làm tăng chi phí thu gom, chi phí vận chuyển do các thương nhân

uế

phải đi đến tận nơi để thu mua.

- Sau khi thu gom về, các thương nhân phải phân loại, bảo quản, sơ chế hoặc


H

tinh chế sản phẩm, đóng gói. Công việc này cũng làm tăng chi phí.

- Hao hụt hoặc giảm phẩm cấp sản phẩm do bị ươn, thối cũng là nguyên nhân

tế

làm tăng chi phí.

h

Ngoài ra thương nhân còn phải trả thêm các khoản chi phí khác như: chi phí bảo

khâu trung gian này.

in

quản, cất giữ; chi phí lao động và lợi nhuận cho tất cả những hoạt động diễn ra trong

K

Những khoản chi phí này sẽ làm cho giá trị sản phẩm sẽ tăng lên. Trong phân
tích chuỗi cung, người ta gọi đó là quá trình tạo giá trị.

họ
c

* Thiếu thông tin


Khả năng tiếp cận thông tin thị trường kém là một nguyên nhân quan trọng làm
cho thị trường nông sản không hiệu quả. Nhìn chung, kiến thức và sự hiểu biết của

ại

nông dân về phương thức hoạt động của thị trường là hạn chế và thiếu thông tin về cầu

Đ

và giá cả. Thiếu kiến thức làm hạn chế khả năng tiếp cận tới các thị trường có cơ hội
mang lại lợi nhuận cao hơn, hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu của người mua và
thương thuyết để đạt được một mức giá hợp lý. Thương nhân và nhà chế biến cũng có
thể không có khả năng tiếp cận các thông tin quan trọng về thị trường, vì vậy, không thể
hoàn toàn điều chỉnh ngay được khi môi trường kinh doanh thay đổi. Nói một cách tổng
quát, thiếu thông tin làm cho chi phí tiếp thị và rủi ro cao và dẫn tới điều phối cung cầu
kém.

Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

13


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

* Cung kém co dãn theo giá
Nói chung lượng cung hàng hóa nông sản không đáp ứng nhanh với giá cả, đặc
biệt trong ngắn hạn. Nói cách khác, nông dân cần nhiều thời gian để điều chỉnh sản xuất
sao cho đáp ứng với sự thay đổi giá.
Người nông dân không thể tăng tăng hay giảm diện tích khi giá cả của nông sản đó
biến động. Chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là điều chỉnh vật tư đầu vào sao cho hợp lý

với điều kiện thực tế. Ngoài ra còn một số hạn chế khác về vấn đề đất đai, lao động để

uế

mở rộng sản xuất và khả năng tiếp cận những kỹ thuật để người sản xuất nâng cao sản
lượng như giống mới, hệ thống thuỷ lợi...

H

* Độ co dãn của cầu theo giá lớn

Không giống như cung, cầu nông sản hàng hóa rất nhạy cảm với sự thay đổi của

tế

giá. Do có nhiều sản phẩm có thể thay thế được nên người tiêu dùng thường chuyển

h

hướng sang sử dụng một loại sản phẩm khác nếu như giá của sản phẩm đang sử dụng

in

tăng lên.

1.3.1. Đặc điểm sinh học

K

1.3. Đặc điểm sinh học và các yêu cầu kỹ thuật đối với cây cao su


- Điều kiện khí hậu, thời tiết

họ
c

Nhiệt độ: cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp từ 25-300C,
nếu nhiệt đọ quá thấp dưới 100C hoặc quá cao trên 400C cây có thể chịu đựng trong một
thời gian ngắn, nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại như lá cây bị rụng, héo, chồi ngọn ngừng

ại

tăng trưởng, thân cây thời kì kiến thiết cơ bản bị nứt nẻ, xì mủ.

Đ

Lượng mưa: cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1500-

2000mm nước/năm ở những nơi không có điều kiện đất thuận lợi, cây cao su cần lượng
mưa từ 1800 – 2000mm nước/năm. Nếu lượng mưa quá nhiều, sẽ làm cho cây dễ bị thối
rễ, ảnh hưởng đến việc cạo mũ nhưng nếu lượng mưa quá ít dẫn đến tình trạng thiếu
nước, cây cằn cỗi. Độ ẩm không khí thích hợp cho sự phát triển của cây cao su là
khoảng 80- 85%, nếu trên hoặc dưới mức này đều ảnh hưởng không tốt tới cây cao su.

Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

14


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị


Gió: gió nhẹ 1-2m/giây có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây thông
thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa. Trồng cao su ở
nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su.
Giờ chiếu sáng, sương mù: giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ
quang hợp của cây và như thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ. Giờ
chiếu sáng được ghi nhận tốt nhất cho cây cao su bình quân 1800 – 2800 giờ/năm, và
tối thiểu 1600 – 1700 giờ/năm.

uế

- Điều kiện về đất đai

Cây cao su có thể sống được trên hầu hết các loại đất và phát triển trên các loại đất

H

mà các cây khác không thể sống được.

- Độ dốc: Độ dốc có liên quan đến độ phì đất. Đất càng dốc, xói mòn càng mạnh

tế

khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng. Do

h

vậy, trong điều kiện có thể lựa chọn nên trồng cao su có ít dốc.

in


- Độ sâu tầng đất: đất có mức thủy cấp nông do hạn chế sự phát triển của rễ
cọc. Cao su thường trồng trên những mảnh đất này thường sinh trưởng kém về chiều

K

cao, chậm tăng trưởng vành thân. Vì vậy đọ dốc của đất thích hợp cho việc trồng cao su

họ
c

lâu dài thường được qui định ít nhất là 2m.
1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cây cao su
* Các yêu cầu kỹ thuật trồng cao su: Do cây cao su có chu kỳ sống dài, đòi hỏi
vốn đầu tư ban đầu lớn, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài từ 7 - 8 năm cho nên tất cả

ại

các khâu phải được chuẩn bị chu đáo triển khai đúng quy định.

Đ

Mục tiêu của công tác trồng cao su là phải tạo nên một vườn cây có:
- Mật độ đông đặc tốt ( đảm bảo 95% mật độ thiết kế vào năm trồng) và tỷ lệ

đồng đều cao để khi đưa vào khai thác số cây cạo nhiều sẽ cho sản lượng cao.
- Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản bằng cách đầu tư thâm canh, chọn đất thích
hợp đối với quy mô phát triển cao su đại điền nên chọn các vùng liền khoảnh có diện
tích tương đối tập trung nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư đường vận chuyển và nhất là


Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

15


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

việc quản lý được tập trung, tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặc sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
- Cần lưu ý nền đất là một trong những yếu tố cơ bản có tính quyết định đến hiệu
quả kinh tế của vườn cây. Việc chọn đất là mục tiêu xác định và xếp hạn các diện tích
đất có khả năng trồng cao su, cây cao su thích hợp vùng đất cao, thoáng không bị ngập
hoặc úng nước.

uế

Khai hoang nên kết hợp cả 2 phương pháp: khai hoang thủ công và khai hoang
cơ giới để khai thác tận dụng quỹ đất và liền vùng liền thửa. Công tác khai hoang càng

H

đảm bảo chất lượng thì việc chăm sóc vườn cây về sau càng thuận lợi ít tốn kém.
- Chống xói mòn: trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng xói mòn, rửa trôi

tế

đất xảy ra ngay sau khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ, mức độ xói mòn càng nghiêm
trọng trên các đất dốc, đất sườn đồi. Vì vậy cần áp dụng các biện pháp chống xói mòn

in


h

như che phủ mặt đất bằng một thảm thực vật, trồng cao su theo đường đồng mực ...
* Yêu cầu về kỹ thuật khai thác mủ cao su:

K

- Tiêu chuẩn cạo: cây đạt tiêu chuẩn thu hoạch khi bề vòng thân cây cách mặt đất
1m đạt từ 50cm trở lên độ dày vỏ ở độ cao 1m cách mặt đất phải từ 6mm trở lên. Lô cao

họ
c

su khai thác cơ bản có từ 50% trở lên.
- Độ sâu cạo mủ: cạo cách tượng tầng 1.0-1.3mm đối với cả 2 miếng ngửa và úp.
Tránh cạo cạn, cạo sát, cạo phạm.

ại

- Tiêu chuẩn đường cạo: đường cạo phải đúng độ dốc quy định có long máng,

Đ

vuông tiền, vuông hậu.
- Giờ cạo mủ: tùy theo điều kiện thời tiết trong năm bắt đầu cạo mủ khi nhìn thấy

đường cạo. Mùa mưa cho vỏ cây khô ráo mới bắt đầu cạo. Nếu đến 11-12 giờ trưa mà
vỏ cây còn ướt thì cho nghỉ cạo.


Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

16


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su hàng hoá
1.4.1. Các nhân tố vĩ mô
Chính sách kinh tế là những tác động vĩ mô của nhà nước đối với sản xuất kinh
doanh, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển hay kìm hãm nền kinh tế,
xã hội nói chung và trong lĩnh vực cao su nói riêng. Mỗi chính sách phù hợp với một
thời kì nhất định, tương ứng với điều kiện kinh tế xã hội nhất định:

uế

 Thị trường giá cả:
+ Thị trường: trong nền kinh tế phát triển thị trường vừa là phương tiện vừa là điều

H

kiện để thực hiện tái sản xuất và là khâu trung gian cần thiết giữa người sản xuất và
người tiêu dùng. Vì vậy nghiên cứu thị trường luôn là vấn đề quan tâm của các đơn vị

tế

sản xuất kinh doanh.

+ Giá cả: song song với vấn đề lựa chọn thị trường thì vấn đề giá cả ảnh hưởng rất


h

lớn đến việc thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Sản xuất cao su là quá trình

K

động của chúng.

in

sản xuất hang hóa, do vậy sẽ luôn gắn với thị trường và giá cả cũng như chịu sự tác
 Sự phát triển hệ thống dịch vụ.

họ
c

Sự phát triển của hệ thống dịch vụ luôn hổ trợ sản xuất có tác động lớn đến việc
hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa. Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả. Đồng thời nó góp

ại

phần nâng cao giá trị nông sản hàng hóa nói chung và hang hóa cao su nói riêng.
1.4.2. Các nhân tố vi mô

Đ

 Mức độ tập trung hóa sản xuất.
Tập trung hóa sản xuất là quá trình tập trung các yếu tố sản xuất như: vốn, đất đai,


lao động và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao quy mô sản xuất ra sản phẩm. Quá trình đó
có thể diễn ra theo chiều rộng và chiều sâu.
Tập trung hóa trong nông nghiệp trước hết phải là quá trình tập trung hóa về ruộng
đất. Tập trung ruộng đất lại gắn liền với tập trung các yếu tố sản xuất như: lao động và
TLSX sao cho giữa các yếu tố đó có sự phối hợp chặt chẽ để có thể tạo ra nhiều sản
phẩm nhất.
Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

17


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

 Mức độ đầu tư thâm canh.
Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là việc áp dụng những thành tựu khoa học
kĩ thuật về di truyền chọn giống cây trồng và vật nuôi, sử dụng phân bón, thủy lợi,
thuốc trừ sâu, các công cụ cơ giới hóa làm tăng năng suất sản lượng và giảm sụ tiêu
hao lao động trên một đơn vị sản phẩm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu lương thực
trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản.
 Tổ chức sản xuất.

uế

Đa dạng hóa nông nghiệp là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước ta. Sản
xuất cao su phải được tiến hành trên quy mô tương đối lớn. Do vậy việc quy hoạch,

H

nghiên cứu tổ chức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đất đai của vùng là rất


tế

quan trọng trong điều kiện đất đai có hạn như hiện nay.

Quá trình sản xuất cao su là quá trình sản xuất có trình độ chuyên môn hóa cao, mang

h

cả đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với quy trình kĩ thuật canh tác và

in

công nghệ chế biến phức tạp nên việc bố trí, quản lí lại càng quan trọng trong sản xuất

K

kinh doanh.

1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sao su trên thế giới và tại Việt Nam

họ
c

1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới
Cuối thế kỷ XIX, khi rời vùng nguyên quán Amazone (Nam Mỹ), cây cao su đã
được phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù cao su có nguồn gốc từ

ại

Nam Mỹ, nhưng các quốc gia Châu Á mới là các quốc gia sản xuất và xuất khẩu chính


Đ

ngày nay. Trong đó Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt nam, Trung Quốc là
các nước sản xuất và xuất khẩu chính.

Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

18


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

Bảng 1: Các nước sản xuất và xuất khẩu cao su năm 2008 – 2009

2008

2009

Xuất khẩu
2008
2009

3.09

3.07

2.675

2.31


2.75

2.52

2.295

2.1

1.07

1.02

uế

ĐVT: Triệu tấn
Sản lượng

1.1

0.88

0.84

0.66

0.65

Tên nước
Thái Lan

Indonesia

H

0.916

Malaysia

0.619

0.6

h

Việt Nam

0.035

tế

Ấn Độ

0.076

in

Nguồn: Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên(ANRPC)

K


Năm 2009, Thái Lan là nước sản xuất và xuất khẩu cao su số 1 trên thế giới với
sản lượng sản xuất và xuất khẩu là 3.07 và 2.31 triệu tấn. Đứng thứ 2 là Indonesia với

họ
c

sản lượng sản xuất và xuất khẩu là 2.52 và 2.10 triệu tấn. Tiếp theo là Malaysia, và Ấn
Độ đứng thứ 3 và 4, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 với sản lượng sản xuất và xuất khẩu
là 0.65 và 0.6 triệu tấn.

ại

Theo Tổ chức cao su tự nhiên thế giới ANRPC ước tính sản lượng cao su toàn
cầu năm 2010 đạt 9.44 triệu tấn, tăng 5.9% so với năm 2009, điều chỉnh tăng so với

Đ

mức 9.42 triệu tấn trong báo cáo đã đưa ra tháng trước. Những tín hiệu khả quan của
nền kinh tế toàn cầu, cung ngắn hạn tiếp tục hạn hẹp đã làm tăng kỳ vọng nhu cầu sẽ
tăng mạnh đối với cao su, kéo theo giá sẽ tiếp tục phá vỡ những kỷ lục đã đạt được
trong ngắn hạn. Mặc dù giá cao, nhập khẩu cao su vào Trung Quốc vẫn chưa có dấu
hiệu chậm lại. Trung Quốc đã nhập khẩu 1.68 triệu tấn cao su trong 11 tháng đầu năm
2010, tăng 9.89% so với cùng kỳ năm 2009. Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải
(HSBC). Dự báo trong năm 2011, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu sẽ đạt 10.17 triệu
tấn, tăng 7.7% so với năm 2010. Nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu trong tháng 1
Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

19



Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

năm 2011 ước tăng 2.9% do người nông dân tăng cường khai thác sau khi giá cao su đạt
mức cao kỷ lục. Giá cao su tự nhiên tiếp tục lập kỷ lục cao mới, gần 6 USD/kg do lo sợ
nguồn cung khan hiếm triền miên và các thương gia tăng cường mua hàng dự trữ do
một số dự báo cho rằng các hãng sản xuất lốp xe sẽ tăng cường mua hơn nữa. Cao su
SIR20 của Indonexia giá 248 US cents/lb đến 248.5 US cents/lb (5.47 đến 5.48
USD/kg) kỳ hạn giao tháng 2. Cao su RSS3 của Thái Lan giá 5.7 USD/kg, kỳ hạn giao

1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su tại Việt Nam

H

1.5.2.1. Tình hình sản xuất

uế

tháng 2.

Ở Việt Nam, cao su bắt dầu được gieo trồng từ năm 1879 do Raoul, một dược sỹ

tế

hải quân Pháp mang một số hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Buitnzorg (Java)
đem trồng lần đầu tiên tại trạm thí nghiệm ở sông Besvaf tại trạm thí nghiệm của viện

h

Pasteur tại Suối Dầu Nha Trang do Bác sĩ Yersin nhận 200 giống cây cao su từ vườn


in

Bách Thảo Sài Gòn đã tổ chức nhận trồng. Sau đó ông Yersin đã nhận nhiều hạt giống

K

cao su từ Srilanca để thành lập đồn điền cao su ở nước ta. Năm 1906, các đồn điền cao

Đ

ại

họ
c

su đầu tiên được xây dựng tại Đông Nam Bộ.

Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

20


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

Diện tích (1000 ha)

Sản lượng (1000 tấn)

2002


428.8

298.2

2003

440.8

363.5

2004

545.1

419.0

2005

482.7

2006

522.2

2007

556.3

2008


631.5

659.6

2009

674.2

723.7

715.0

770.0

uế

Năm

h

Bảng 2: Diện tích, Sản lượng cao su Việt Nam qua các năm 2002 – 2010

K

2010 (Dự kiến)

in

tế


H

481.6
555.4
605.8

họ
c

Nguồn:Tổng cục thống kê, thitruongcaosu.net
Theo bảng trên, diện tích trồng cao su của Việt Nam từ năm 2002 – 2010 tăng rất
nhanh từ 428.8 nghìn ha năm 2002, đến năm 2010 dự kiến sẽ là 715 nghìn ha và sản

ại

lượng là 770 nghìn ha. Diện tích, sản lượng cao su của Việt Nam liên tục tăng trong
những năm qua là do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp diễn ra

Đ

tích cực. Cây cao su được xem là cây trồng xóa đói giảm nghèo ở các địa phương, hầu
hết các diện tích rừng có giá trị kinh tế thấp đều được chuyển qua trồng cây cao su. Mặt
khác, giá cây cao su trong những năm gần đây không ngừng tăng cao, làm cho người
nông dân trồng cao su càng thêm yên tâm, và mở rộng sản xuất, đời sống nhân dân
ngày càng được cải thiện. Vì thế, diện tích và sản lượng sẽ tiếp tục tăng trong những
năm tới.
Hiện nay ở Việt Nam tồn tại ba mô hình tổ chức sản xuất cao su như sau:

Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN


21


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

- Cao su quốc doanh của tổng công ty cao su quản lý, đến năm 2006 có 217647
ha, trong đó có 178457 ha đang khai thác mủ, trải rộng từ Đông Năm Bộ, Tây nguyên
và Miền Trung, xuất khẩu 290000 tấn chiếm 72% tổng sản lượng xuất khẩu cao su Việt
Nam. Công ty cao su quốc doanh thực hiện nhiệm vụ trồng, chăm sóc, khai thác và sơ
chế mủ cao su.
- Cao su quốc doanh địa phương: Đó là các công ty nông trường quốc doanh trực
thuộc tỉnh, phần lớn tập trung tại vùng tây nguyên, Duyên Hải Miền trung.

uế

- Cao su tiểu điền: Cao su tiểu điền phần lớn do nông dân hay công nhân cao su
có đất và vốn hay vay vốn của các quỹ tín dụng và các ngân hàng để tiền hành sản xuất

H

với quy mô nhỏ. Hầu hết chất lượng vườn cây cao su chưa cao do chưa áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật về giống cây, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ. Theo hiệp

tế

hội cao su Việt Nam thì diện tích cao su tiểu điền hiện tại đạt khoảng 180000 ha, tập

h

trung chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung.


in

Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 3/6/2009
về Quy hoạch phát triển ngành Cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo

K

đó, mục tiêu đến năm 2015, cả nước sẽ có 800,000 ha cao su và sản lượng mủ đạt 1.2
triệu tấn.

họ
c

1.5.2.2. Tình hình tiêu thụ

Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng cao su, đã phát triển

ại

thêm diện tích từ 30,000 – 40,000 ha và đứng thứ 4 thế giới về sản lượng xuất khẩu cao
su tự nhiên. Sản lượng cao su của Việt Nam được xuất khẩu ra 39 nước trên thế giới,

Đ

trong đó, Trung Quốc chiếm 60%. Sản lượng khai thác và xuất khẩu cao su của Việt
Nam năm 2010 tăng từ 10-15% so với năm 2009. Năm 2010, mức tiêu thụ cao su thiên
nhiên đạt khoảng 10.43 triệu tấn, tăng 8% so năm 2009. Theo đó, giá cả cũng sẽ được
cải thiện ở mức thoả đáng theo đà phục hồi của giá dầu thô và cao su tổng hợp, đem lại
lợi nhuận tốt cho người sản xuất.


Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

22


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

Bảng 3: Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam từ 2008 – 2010
Chỉ tiêu

Sản lượng (1000 tấn)

Giá trị (tỷ USD)

2008

645

1.57

2009

731

1.2

2010

773


2.32

Năm

Nguồn: thitruongcaosu.net

uế

Theo bảng số liệu trên, sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2008 đạt
645 nghìn tấn đến 2010 đã tăng lên 773 nghìn tấn. Đồng thời, giá trị xuất khẩu cũng

H

tăng từ 1.57 tỷ USD lên 2.32 tỷ USD. Như vậy, sản lượng xuất khẩu từ năm 2008 đến

tế

năm 2010 tăng 128 nghìn tấn và giá trị xuất khẩu tăng 0.75 tỷ USD. Sản lượng và giá
trị xuất khẩu cao su của Việt Nam đều tăng là do nguồn cung trên thị trường thế giới ở

h

các nước giảm và nhu cầu sao su tăng mạnh trong năm 2010 làm đẩy giá cao su tăng

in

cao. Dự kiến, theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, sản lượng cao su năm 2011 của Việt
Nam sẽ đạt khoảng 780,000 tấn, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 2.5 – 2.7 tỷ USD.


K

1.6. Tình hình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Cây cao su được trồng ở Quảng Trị từ những năm 1960 bởi các lâm trường. Đến

họ
c

năm 1993, thực hiện dự án 327cùng với nhiều tỉnh thành khác thì diện tích cây cao su ở
Quảng Trị mới thực sự phát triển. Điện tích cây cao su của tỉnh mỗi năm mỗi tăng. Đến

ại

nay năm 2010, diện tích trồng cao su toàn tỉnh dự kiến khoảng 15000 ha.

Đ

Bảng 4: Diện tích và sản lượng cao su của tỉnh Quảng Trị từ 2005 - 2009
Năm

Chỉ tiêu
DT trồng cao su (Ha)
DT thu hoạch (Ha)
Sản lượng (Tấn)

2005

2006

2007


2008

2009

12611

13240

13713.6

14558.9

4834

6355.7

7512.6

8227.3

8580.3

7384.8

10230.5

11943.2

13554.1


13163.7

11626

Nguồn:
Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

23


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

Qua bảng trên cho thấy, diện tích trồng cao su của tỉnh Quảng trị từ 2005 – 2009
tăng khá nhanh. Từ 11626 ha năm 2005 lên 14558.9 ha năm 2009, đã tăng 2932.9 ha.
Trong thời gian qua, diện tích cao su của tỉnh không ngừng tăng lên, nhưng chủ yếu là
diện tích cao su tiểu điền do các nông trường diện tích bị hạn chế, còn các hộ gia đình
thì chuyển đổi diện tích cây lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cao su. Điều này lý
giải cho việc diện tích cao su tiểu điền của tỉnh đến cuối năm 2009 đạt 10400 ha chiếm
73.76% tổng diện tích cao su toàn tỉnh. Theo đó, sản lượng cao su của tỉnh cũng không

uế

ngừng tăng lên qua các năm. Từ sản lượng 7384.8 tấn năm 2005 lên 13554.1 tấn năm
2008 đến năm 2009 thì sản lượng đã giảm xuống 13163.7 tấn. Sản lượng năm 2009

H

giảm là do nguyên nhân: Năm 2009 thiên tai (Cơn Bão số 9) đã làm cho hàng nghìn ha
cao su bị đổ, gãy, gây thiệt hại rất lớn cho người dân trồng cao su.


tế

1.7. Tình hình phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Vĩnh Linh

h

Cây cao su được trồng thử nghiệm thành công và du nhập vào Vĩnh linh từ thời

in

Pháp thuộc, nhưng thực sự được trồng tập trung sau ngày miền Bắc được giải phóng mà
nông trường Bến Hải và Quyết Thắng là nơi ghi dấu ấn đầu tiên. Vào những năm 80 thế

K

kỷ XX, khi công ty cao su Quảng Trị ra đời đã đặt nền mống cho sự phát triển lớn mạnh
loại cây này trên địa bàn huyện. Vùng bắc sông Bến Hải phái tây của huyện là vùng đất

họ
c

có nhiều tiềm năng với tổng diện tích 5280 ha, trong đó đất có khả năng sản xuất lâm
nghiệp là 3680 ha, là vùng đất còn nhiều hoang sơ. Đến tháng 2/1993 UBNN huyện đã
lập dự án “ Đầu tư di dân phát triển vùng kinh tế mới Bắc sông Bến Hải. Mục tiêu của

ại

dự án là tổ chức khai thác sủ dụng có hiệu quả hợp lí tiềm năng đất đai, tạo việc làm,


Đ

phân bố lại lao động và dân cư trên địa bàn, xây dựng vùng kinh tế mới. Cây cao su
được chọn là cây trồng chính trên địa bàn thay thế cho rừng trồng Phi Lao, Bạch Đàn,
với diện tích quy hoạch là 2850 ha.
Sau 16 năm triễn khai thực hiện, cây cao su đã cơ bản phủ kín đất trống đồi núi
trọc. Diện tích cây cao su trên địa bàn huyện Vĩnh Linh từ 301,9 ha năm 1993 đến nay
đã tăng lên đến 6066 ha và khẳng định vị trí là cây trồng có giá trị kinh tế cao, làm
chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Giúp nông dân xóa
nghèo bền vững và tiến tới làm giàu chính đáng.
Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

24


Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

Bảng 5: Biến động diện tích cao su của huyện qua các năm
Chỉ tiêu

ĐVT

2007

2008

2009

2010


Tổng DT

Ha

5656

5866

6066

6466

Trồng mới

Ha

300

210

200

400

DT cho thu hoạch

Ha

3475


4010

4110

431

Năng suất

Tạ/ha

15

16

14.5

15

Sản lượng

Tấn

5212.5

6416

5959.5

6465


uế

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh

Qua số liệu trên cho thấy, diện tích cao su toàn huyện từ 2007 – 2009 không

H

ngừng tăng nhưng tăng với múc giảm dần là do giá cả của sản phẩm cao su trong thời

tế

gian này có xu hướng giảm, chi phí trồng cao su lại lớn nên một bộ phận người dân
không quan tâm đến trồng cao su. Nhưng từ năm 2009 – 2010 thì giá cả cao su lại tăng

h

cao, nên diên tích trồng cao su cung tăng theo. Mặc dù diện tích tăng nhưng sản lượng

in

lại không tăng theo sự tăng của diện tích là do: Từ cuối năm 2008 - 2010 thiên tai,
dịch bệnh diễn ra phức tạp. Đặc biệt trong năm 2009 thiên tai đã làm cho hàng nghìn ha

K

cho cao su bị gãy, đổ, nên sản lượng và năng suất cao su giảm theo, năm 2008 năng

họ
c


suất đạt 16 tạ/ha đến năm 2009 giảm xuống 14.5 tạ/ha và năm 2010 là 15 tạ/ha bằng
với năm 2007.

Trong chủ trương đẩy mạnh phát triển cây cao su theo hướng bền vững, huyện
Vĩnh Linh tiếp tực đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật trong thâm canh, chăm

ại

sóc, khai thác và chế biến. Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện có 3 cơ sở chế biến

Đ

mủ cao su góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Trong những năm tới, huyện chủ
trương tiếp tục phát triển diện tích cao su ở những vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
1.8. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, điều kiện thu thập số liệu chúng tôi sử dụng
các chỉ tiêu sau để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra.
- Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao động
sản xuất xã hội tạo ra trong một kỳ nhất định, thông thường là một năm.
Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN

25


×