Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.25 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

uế

-------------------

h

tế

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HỒ THỊ MỘNG

Đ
ại

họ

cK

in

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT CAO SU CỦA CÁC NÔNG HỘ
Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Niên khóa: 2007 – 2011

1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế

H

uế

-------------------

h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

họ

cK

in

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT CAO SU CỦA CÁC NÔNG HỘ
Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. HOÀNG HỮU HÒA

Đ
ại

Sinh viên thực hiện:
HỒ THỊ MỘNG
Lớp: K41B - KTNN
Niên khóa: 2007 - 2011

Huế, tháng 05 năm 2011

Lời Cảm Ơn
2


Đ
ại

họ

cK

in

h

tế


H

uế

Để hoàn thành tốt khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và quý
báu của quý thầy, cô Trường Đại học Kinh Tế Huế, đặc biệt là thầy giáo PGS TS Hoàng Hữu Hòa. Đồng thời tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán
bộ phòng Nông Nghiệp - PTNT Huyện Hương Trà, cán bộ phòng nông nghiệp,
địa chính, UBND xã Hương Bình, Hương Thọ và các hộ trồng cao su ở 2 xã
Hương Bình, Hương Thọ. Bên cạnh đó, tôi còn nhận được sự động viên của gia
đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy, cô Trường Đại học Kinh Tế - Huế
đã trang bị cho tôi kiến thức làm cơ sở để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS - TS Hoàng Hữu Hòa, người
thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể cán bộ phòng Nông Nghiệp - PTNT
Huyện Hương Trà, cán bộ phòng nông nghiệp, địa chính, UBND xã Hương Bình,
UBND xã Hương Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các hộ trồng cao su của 2 xã Hương Bình và
Hương Thọ đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số
liệu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè luôn động viên giúp đỡ tôi về
mọi mặt.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và mong muốn tiếp tục nhận
được những ý kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Mộng

3



MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ...............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................2

uế

1.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................2
1.3.1. Phương pháp phân tích chuỗi cung ...............................................................................2

H

1.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ...........................................................................2

tế

1.3.3. Phương pháp toán kinh tế..............................................................................................3
1.3.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.........................................................................3

h

1.4. Nội dung và đối tượng nghiên cứu ...................................................................................3

in

1.4.1. Nội dung...........................................................................................................................3

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................................3

cK

1.5. Phạm vi................................................................................................................................3
1.5.1. Không gian.......................................................................................................................3

họ

1.5.2. Thời gian ..........................................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CAO SU ........4

Đ
ại

1.1. Tìm hiểu về cây cao su.......................................................................................................4
1.1.1. Đặc điểm cây cao su........................................................................................................5
1.1.1.1. Đặc điểm sinh học........................................................................................................5
1.1.1.2. Đặc tính của mủ cao su................................................................................................7
1.1.2. Vai trò và giá trị kinh tế cây cao su .............................................................................12
1.2. Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ....................................................13
1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế.................................................................13
1.2.2. Các phương pháp xác định kết quả, hiệu quả kinh tế ................................................16

1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất........................................17
4


1.1.3.1. Tổng Giá trị sản xuất (GO) .......................................................................................17

1.1.3.2. Chi phí........................................................................................................................17
1.1.3.3. Giá trị gia tăng (VA)..................................................................................................17
1.1.3.4. Chỉ tiêu lợi nhuận.......................................................................................................18
1.1.3.5. Thời gian hoàn vốn đầu tư.........................................................................................18
1.1.3.6. Giá trị hiện tại ròng (NPV)........................................................................................18

uế

1.1.3.7. Suất hoàn vốn nội bộ (IRR) ......................................................................................19
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su ...............................................19

H

1.1.4.1. Yếu tố vĩ mô ...............................................................................................................19
1.1.4.2. Các nhân tố vi mô ......................................................................................................21

tế

1.3. Thực tiễn, kinh nghiệm sản xuất cao su ở một số nơi...................................................23
1.3.1. Thế giới ..........................................................................................................................23

h

1.3.1.1. Tình hình sản xuất cao su ở một số nước chính.....................................................23

in

1.3.1.2. Tình hình tiêu thụ cao su trên thế giới......................................................................24

cK


1.3.2. Việt Nam ........................................................................................................................25
1.3.2.1. Tình hình sản xuất......................................................................................................25
1.3.2.2. Tình hình tiêu thụ .......................................................................................................26

họ

1.3.3. Tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................................................27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ .29

Đ
ại

2.1. Đặc điểm về địa bàn huyện Hương Trà .........................................................................29
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .........................................................................................................29
2.1.2. Điều kiện xã hội............................................................................................................32
2.1.3. Đánh giá chung..............................................................................................................34
2.2. Khái quát tình hình sản xuất cao su của huyện Hương Trà..........................................35
2.2.1. Diện tích trồng cao su của huyện qua các năm ..........................................................35
2.2.2. Cơ cấu cây giống...........................................................................................................37
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ điều tra ....................................39
2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra .........................................................................39
2.3.2. Đầu tư cho sản xuất cao su...........................................................................................40
5


2.3.2.1. Tình hình đầu tư cho 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản....................................40
2.3.2.2. Tình hình đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh.............................................44
2.3.3. Tình hình tiêu thụ cao su của các hộ nông dân...........................................................48
2.3.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ điều tra ...........................50

2.3.4.1. Kết quả sản xuất của các hộ điều tra .......................................................................50
2.3.4.2. Hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra ......................................................................53

uế

2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su của các hộ điều tra...............54
2.3.5.1. Chính sách hỗ trợ của Nhà Nước .............................................................................54

H

2.3.5.2. Công tác quy hoạch sản xuất.....................................................................................54
2.3.5.3. Cơ sở hạ tầng ..............................................................................................................55

tế

2.3.5.4. Năng lực về vốn .........................................................................................................55
2.3.5.5. Kiến thức, kỹ năng của người của người sản xuất..................................................55

h

2.3.5.6. Tiêu thụ sản phẩm......................................................................................................55

in

2.3.5.7. Giá cả thị trường của cao su......................................................................................56

cK

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN
XUẤT CAO SU Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ ....................................................................57

3.1. Định hướng của huyện.....................................................................................................57

họ

3.2. Một số giải pháp ...............................................................................................................58
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................63

Đ
ại

3.1. Kết luận..............................................................................................................................63
3.2. Đề nghị ..............................................................................................................................64
3.2.1. Đối với nhà nước...........................................................................................................64
3.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân Huyện .................................................................................64
3.2.3. Đối với chính quyền địa phương xã ............................................................................65
3.2.4. Đối với các hộ nông dân trực tiếp trồng cao su.........................................................65

6


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Quốc lộ

ĐVT

Đơn vị tính

CT – DA


Chương trình – Dự án

ĐDHNN

Đa dạng hóa nông nghiệp

KTCB

Kiến thiết cơ bản

TKKD

Thời kỳ kinh doanh

BVTV

Bảo vệ thực vật

tế

H

uế

QL

Bình quân chung

h


BQC

Lao động

in



Lân nung chảy

HTX

Phân vi sinh
Hợp tác xã
Dụng cụ sản xuất

Đ
ại

DCSX

họ

Phân VS

cK

Lân NC

7



DANH MỤC BẢNG BIẾU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Sản lượng cao su tự nhiên ở các nước sản xuất chính năm 2005 - 2010............23
Bảng 2: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su của Việt Nam từ năm 2008 - 2010.....25
Biểu đồ 1: Khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su các tháng năm 2010...........................26
Bảng 3: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm.....28
Bảng 4 : Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Hương Trà năm 2010...................31

uế

Bảng 5: Dân số và lao động của huyện Hương Trà năm 2009 ...........................................32
Bảng 6: Diện tích cao su của huyện phân bố theo xã từ năm 1993 - 2010 ........................36

H

Bảng 7: Cơ cấu các loại giống Cao su được trồng năm 2001- 2006 ..................................38
Bảng 8: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra .....................................................................39

tế

Bảng 9: Tình hình đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ KTCB ...................................................41
Bảng 10: Đầu tư chi phí cho 1 ha cao su thời kỳ KTCB .....................................................43

in

h

Bảng 11: Đầu tư bình quân/ năm cho 1 ha cao su TKKD...................................................45
Bảng 12: Đầu tư chi phí bình quân/năm cho 1 ha cao su TKKD .......................................47


cK

Sơ đồ 1: Chuỗi cung cao su và tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm qua các kênh ................................49
Bảng 13: Kết quả đạt được của các hộ điều tra ở 2 xã Hương Bình, Hương Thọ ............52
Bảng 14: Hiệu quả sản xuất trên 1 ha cao su của các hộ điều tra ở Hương Bình, Hương Thọ

Đ
ại

họ

...................................................................................................................................................53

8


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Đầu tư cho1 ha cao su thời kỳ KTCB của 2 xã Hương Bình, Hương Thọ
Phụ lục 2: Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ KTCB của 2 xã Hương Bình, Hương Thọ
Phụ lục 3: Mức đầu tư 1 ha cao su thời kỳ KTCB của huyện Hương Trà
Phụ lục 4: Chi phí đầu tư 1 ha cao su thời kỳ KTCB của huyện Hương Trà

uế

Phụ lục 5: Đầu tư cho 1 ha cao su ở TKKD của 2 xã Hương Bình, Hương Thọ
Phụ luc 6: Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su TKKD của 2 xã Hương Bình và Hương Thọ

H


Phụ lục 7: Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su TKKD của huyện Hương Trà

Đ
ại

họ

cK

in

h

MẪU ĐIỀU TRA HỘ TRỒNG CAO SU

tế

Phụ lục 8: Tính NPV

9


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Cây cao su du nhập vào nước ta từ những năm 1877. Trải qua hơn một thế kỷ cao
su đã trở thành cây công nghiệp quan trọng. Nhận thức tầm quan trọng của cây cao su
trong đời sống kinh tế, xã hội cũng như tác động về vấn đề môi trường sinh thái nên
Đảng và Nhà nước ta khuyến khích người dân trồng cao su.

uế


Ở Huyện Hương Trà những năm gần đây, theo định hướng phát triển kinh tế của
tỉnh nên diện tích cây cao su trên địa bàn huyện đã phát triển nhanh chóng. Điều này

H

đã góp phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của người dân, cũng như thay đổi
diện mạo nơi đây. Hiện nay trên địa bàn huyện có xã Hương Bình và Hương Thọ là 2

tế

xã có diện tích cao su dẫn đầu toàn huyện. Mô hình trồng cao su trên địa bàn huyện
Hương Trà ngoài những khó khăn gặp phải thì đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đời

h

sống nhân dân ở đã được cải thiện, thu nhập được nâng cao và quan trọng hơn là đã

in

tạo việc làm ổn định cho người dân ở đây.

cK

Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
cao su của các nông hộ ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.”
 Mục tiêu của đề tài:

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất.


-

Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn huyện

họ

-

Đ
ại

Hương Trà. Trong đó tập trung so sánh mức đầu tư cũng như hiệu quả mang lại ở mỗi xã
để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su của toàn huyện.
-

Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cao su trên

địa bàn huyện.

Để đạt được mục đích đề ra tôi đã sử dụng một số phương pháp trong suốt quá
trình nghiên cứu.
-

Phương pháp phân tích chuỗi cung.

-

Phương pháp điều tra thống kê.

-


Phương pháp toán kinh tế.

-

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
10




Kết quả đạt được:
-

Đánh giá được thực trạng, kết quả, hiệu quả sản xuất cao su ở huyện Hương Trà

-

Đánh giá được những khó khăn, thuận lợi của người dân. Đồng thời cũng tìm ra
nguyện vọng của họ trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất.

-

Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình này trong

Đ
ại

họ


cK

in

h

tế

H

uế

thời gian tới.

11


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngày nay khi nhắc tới cây cao su thì nhiều người sẽ không thể không nhắc tới mủ cao
su; nó là một trong 4 nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới (đứng sau gang,
thép, than đá, dầu mỏ). Việc sử dụng mủ cao su là nguyên liệu cho ngành công nghiệp đã
mang lại cho người cung cấp mủ cao su một khoản thu nhập khá lớn và điều này đã làm cho

uế

một số nước giàu lên nhờ trồng cây cao su. Hiện nay trên thế giới có một số nước dẫn đầu
về sản xuất cao su như Thái Lan (3,27 triệu tấn), Inđônêsia (2,97 triệu tấn), Malaysia (1

H


triệu tấn), Ấn Độ (879 ngàn tấn) và đứng thứ 5 là Việt Nam (770 ngàn tấn).

Theo dự báo của Hiệp hội cao su thế giới thì nhu cầu cao su trên thế giới sẽ vẫn ở mức

tế

cao trong 10 năm tới và giá thì khó có thể giảm. Mặc dù nhu cầu về cao su rất lớn nhưng
nguồn cung cho thị trường lại đang giảm. Nguyên nhân một phần là mưa lũ ảnh hưởng

h

không tốt đến cây trồng tại các thị trường xuất khẩu cao su lớn là Thái Lan, Trung Quốc,

in

Ấn Độ. Thêm vào đó, trong năm qua diện tích trồng cao su của Ấn Độ đã giảm 6,9% còn
diện tích cao su ở Trung Quốc bị thu hẹp, lượng cây già cỗi tăng cao. Và diện tích cao su

cK

Thái Lan bị ảnh hưởng bởi Chính phủ áp dụng mức phụ thu cao đối với diện tích tái canh.
Những vấn đề trở ngại mà các cường quốc cao su gặp phải trên sẽ làm cho lượng cung thế
giới giảm nhưng đây sẽ là điều kiện thuận lợi để cho Việt Nam gia tăng sản xuất, mở rộng

họ

thì trường xuất khẩu nhằm khẳng định chỗ đứng và xa hơn là có thể nâng cao vị thứ về
nước sản xuất cao su trên thế giới.


Đ
ại

Cây cao su đầu tiên được đưa vào nước ta năm 1877 do Pierre trồng tại vườn Bách
Thào Sài Gòn nhưng bị chết. Mãi đến năm 1897 Raoul lấy hạt giống từ Java về gieo ở vườn
Yệm tại Thủ Dầu Một và chuyển cây con cho bác sĩ Yersin để thành lập đồn điền đầu tiên
tại Suối Dầu, Nha Trang. Sau đó bác sĩ Yersin đã nhiều lần nhập hạt giống từ Colombo để
lập vườn. Từ đó cao su đã được thực dân Pháp trồng trên nhiều đồn điền tại Đông Nam Bộ
và Quảng Trị. Đến sau năm 1975 chúng ta chỉ tiếp quản chừng 87.000 ha diện tích cao su
nhưng chủ yếu là cao su già gần hết chu kỳ kinh doanh. Năm 2010, ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn đặt mục tiêu tăng diện tích cao su lên trên 40.000 ha, đưa tổng diện tích
cao su cả nước lên 715.000 ha. Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ
(64%), kế đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10 %). Diện tích cây cao
su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%).
1


Ở Thừa Thiên Huế cây cao su được trồng vào năm 1993 theo dự án trong chương
trình 327 - phủ xanh đồi núi trọc và dự án Đa dạng hóa nông nghiệp 2001 - 2006. Hiện tại
Thừa Thiên Huế có hơn 8.300 ha cao su đang trong thời kỳ phát triển, lấy mủ tốt tập trung ở
03 huyện Nam Đông, Hương Trà và Phong Điền.
Ở Huyện Hương Trà những năm gần đây, theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh
nên diện tích trồng cây cao su trên địa bàn huyện đã phát triển nhanh chóng. Điều này góp
phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của người dân, cũng như thay đổi diện mạo nơi
đây. Năm 1993 toàn huyện trồng được 67,69 ha (thuộc 92 hộ), đến năm 2005 quy mô diện

uế

tích đã được mở rộng lên đến 2007 ha (thuộc 1.524 hộ) và đến nay diện tích cao su trên địa
bàn huyện đã lên đến 2.156 ha (thuộc 1.715 hộ). Hiện nay trên địa bàn huyện có xã Hương


H

Bình và Hương Thọ là hai xã có diện tích cao su dẫn đầu của toàn huyện. Mô hình trồng
cây cao su trên địa bàn huyện Hương Trà ngoài những khó khăn gặp phải thì đã mang lại

tế

hiệu quả kinh tế cao. Đời sống nhân dân ở đã được cải thiện, thu nhập được nâng cao và
quan trọng hơn là đã tạo việc làm ổn định cho người dân ở đây.

h

Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su

cK

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

in

của các nông hộ ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.”
1.2.1. Mục tiêu chung
-

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ trên địa bàn huyện.

họ

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

-

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất.

-

Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn huyện

Đ
ại

Hương Trà. Trong đó tập trung so sánh mức đầu tư cũng như hiệu quả mang lại ở mỗi xã
để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su của toàn huyện.
-

Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cao su trên địa

bàn huyện.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp phân tích chuỗi cung
Phương pháp này dùng để phân tích quá trình tiêu thụ mủ cao su của nông hộ.
1.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Phương pháp này nhằm thu thập số liệu có liên quan đến đề tài.

2


-

Số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và ban ngành địa phương, các báo


cáo và nghiên cứu của nhiều tác giả được công bố trên sách báo, tạp chí chuyên ngành.
-

Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình điều tra phỏng vấn các hộ trực tiếp

trồng cao su theo phương pháp định hướng, ngẫu nhiên không lặp với mẫu điều tra là 60
hộ; trong đó: 30 hộ của xã Hương Bình, 30 hộ của xã Hương Thọ. Các hộ được điều tra là
các hộ có vườn cao su trồng năm 2002.
1.3.3. Phương pháp toán kinh tế
1.3.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

uế

Sử dụng các phương pháp toán để tính các chỉ tiêu kết quả: GO, IC, VA.
Do vốn kiến thức còn hạn chế về lĩnh vực sản xuất cao su nên trong quá trình thực

H

hiện đề tài thì tôi cần phải nhờ vào sự hướng dẫn của thầy cô cũng như cán bộ của Trung
tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế, cán bộ phòng nông nghiệp huyện Hương Trà, cán

tế

bộ phòng nông nghiệp xã Hương Thọ và Hương Bình, và tham khảo kinh nghiệm sản
xuất của các hộ trực tiếp trồng cao su nhằm làm rõ các vấn đề cần thắc mắc và đánh giá

h

các phần nội dung nghiên cứu.


in

1.4. Nội dung và đối tượng nghiên cứu
1.4.1. Nội dung

Đánh giá hiệu quả sản xuất và đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu

quả sản xuất cao su.

cK

-

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu

Các hộ nông dân trực tiếp trồng cao su ở trên địa bàn huyện; gồm 2 xã: Hương

họ

-

Thọ và Hương Bình.

Đ
ại

1.5. Phạm vi

1.5.1. Không gian

Địa bàn được chọn để thu thập thông tin và lấy số liệu chính cho việc nghiên cứu đề

tài là xã Hương Bình và xã Hương Thọ. Đây là hai xã có diện tích trồng và diện tích đưa
vào thu hoạch dẫn đầu toàn huyện Hương Trà.
1.5.2. Thời gian
Số liệu sử dụng để phân tích trong đề tài bao gồm số liệu thứ cấp năm 1993 - 2010
và số liệu sơ cấp năm 2010.
Với năng lực còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong
nhận được sự góp ý chân thành từ phía quý thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện
hơn.
3


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CAO SU

1.1. Tìm hiểu về cây cao su
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế
kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo
chống ẩm ướt và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa

uế

này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ;
Uchouk là chảy ra hay khóc).

H

Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn tới
sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang Amazonas)


tế

và Belém (bang Pará), thuộc Brasil.

Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi Brasil

h

diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật

in

Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng

cK

chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã
được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm và vào năm 1876 khoảng
2.000 cây giống đã được gửi trong các thùng Ward tới Ceylon, 2.200 cây giống đã được

họ

gửi tới các vườn thực vật tại Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa
của nó, cây cao su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây cao

Đ
ại

su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883. Vào năm 1898, một

đồn điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaya. Và ngày nay phần lớn các khu vực
trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới. Các cố
gắng gieo trồng cây cao su tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp
như vậy.
Ở Việt Nam cây cao su được người Pháp đưa vào trồng cách đây hơn 100
năm để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và khai thác tài nguyên ở địa phương.
Suốt chặng đường dài song hành cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và
xây dựng đất nước, ngành cao su đã có những đóng góp to lớn trong những
thắng lợi của dân tộc.
4


Huyện Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước, nơi có sự phát triển cao su sớm. Ngày nay
ở đây còn lại một quần thể hơn 150 công trình kiến trúc được xây dựng từ thời kỳ khai
thác cao su đã và đang trở thành di tích, có công trình đã gần 100 năm tuổi.
1.1.1. Đặc điểm cây cao su
1.1.1.1. Đặc điểm sinh học
Cao su (danh pháp khoa học là Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc
họ Đại kích (Euplorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng về kinh tế lớn nhất

uế

trong chi Hevea. Nó có chất nhựa (gọi là nhựa mủ - latex) là nguồn nguyên liệu chủ
lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Khi cây trồng đạt độ tuổi 6 - 7 năm thì người ta bắt

H

đầu thu hoạch, các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn nhưng chúng sẽ ngừng sản
xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26 - 30 năm.


tế

Cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên thường sinh trưởng trong khoảng
nhiệt độ từ 22-30oC, khoảng nhiệt độ thích hợp là 26-28oC, nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng

h

đến sự sinh trưởng của cây và trở ngại cho quá trình chảy mủ khi khai thác. Tuy nhiên

in

nếu nhiệt độ lớn hơn 30oC cũng gây một số trở ngại cho cây như hiện tượng mủ chóng

cK

đông khi khai thác, làm giảm năng suất mủ. Cao su thường được trồng trong những
vùng có lượng mưa từ 1.800-2.500 mm/năm, tốt nhất là 2.000mm/năm. Số ngày mưa
thích hợp nhất trong năm từ 100-150 ngày nhưng không chịu được sự úng nước và gió.

họ

Cây cao su có thể chịu được sự nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất
mủ sẽ giảm. Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sinh trưởng của cây cao su là

Đ
ại

trên 75%. Với cây cao su thời gian và độ chiếu sáng trong ngày càng lớn thì việc tổng
hợp được càng nhiều mủ. Cây cao su phát triển bình thường khi có số giờ chiếu sáng
bình quân từ 1800 - 2500 giờ/năm. Tốc độ gió cũng ảnh hưởng đến cây cao su, nếu tốc

độ lớn hơn 8 - 13,8 m/s sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, nếu lớn hơn 17,2 m/s sẽ làm
cây gãy và nếu hơn 25 m/s sẽ gây đổ ngã, đứt rễ làm giảm năng suất mủ. Mức độ gió
thích hợp cho cao su là 1 - 2 m/s. Yêu cầu địa hình là yêu cầu đặc biệt quan trọng
trong quá trình quy hoạch vùng trồng cao su. Đất trồng có địa hình bằng phẳng thì việc
trồng trọt, vận chuyển và khai thác sẽ thuận tiện hơn rất nhiều so với vùng dốc lớn vì
thế mà chi phí đầu tư trồng mới, chăm sóc và khai thác sẽ giảm đi đáng kể so với vùng
có độ dốc cao.
5


Cao su được trồng trên địa hình có độ dốc nhỏ hơn 80. Từ 8 - 160 cũng có thể
trồng được nhưng phải chú ý đến các biện pháp chống xói mòn, ở những vùng dốc lớn
hơn không nên trồng cao su. Tại Việt Nam cao su sinh trưởng tốt trong giới hạn vĩ độ
địa lí từ 15o vĩ Bắc đến 5o vĩ Nam. Cao su sinh trưởng tốt trên các loại đất như feralit
vàng đỏ hay vàng nhạt, đất bazan nâu đỏ, hoặc đất nâu vàng trên phù sa cổ.
 Các giai đoạn sinh trưởng
Cây cao su từ lúc trồng đến lúc khai thác gỗ sẽ trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn cây con trong vườn ươm: Giai đoạn này bắt đầu từ khi gieo hạt cho

uế

-

đến lúc xuất khỏi vườn ươm, có thể kéo dài 6 - 24 tháng. Giai đoạn này cây con tăng

H

trưởng theo chiều cao, đường kính thân tăng trưởng chậm hơn chiều cao rất nhiều. Cây
non trong giai đoạn này cần được chăm sóc cẩn thận với đầy đủ dinh dưỡng và nước


tế

để nhanh chóng đạt được đường kính đủ lớn để ghép và để dự trữ dinh dưỡng. Tốc độ
phát triển tầng lá và đường kính thân được xem là hai chỉ tiêu quan trọng để xác định

Giai đoạn thiết kiến cơ bản: Giai đoạn này được tính từ khi cây con được

in

-

h

mức sinh trưởng của cây con trong thời kì này.

cK

trồng ngoài đại trà cho đến lúc bắt đầu khai thác mủ, kéo dài từ 5 - 8 năm. Đây là thời
gian cần thiết để vanh thân cao su đạt 50cm đo cách mặt đất 1m.
-

Giai đoạn khai thác mủ: Đây là giai đoạn dài nhất được tính từ khi cây có thể

họ

khai thác mủ đến lúc cây bị thanh lí. Dựa trên sự biến thiên về năng suất mủ hàng năm
mà người ta chia giai đoạn này thành 3 thời kì:

Đ
ại


 Thời kì khai thác cao su non tơ: Đây là thời kì cây vẫn tiếp tục sinh trưởng
mạnh về số lượng cành nhánh, chu vi thân (vanh), độ dày của vỏ, sản lượng mủ tăng
nhanh theo năm. Tốc độ tăng sản lượng hàng năm tăng nhanh. Tốc độ tăng sản lượng
hàng năm phụ thuộc nhiều vào giống, chế độ khai thác và chăm sóc. Thời kì này kéo
dài khoảng 10 - 12 năm. Ở thời kì này vỏ thân còn mỏng, đang tăng trưởng mạnh nên
việc khai thác mủ cần có tay nghề cao để tránh phạm vào thân gỗ.
 Thời kì khai thác cao su trung niên: Đây là thời kì năng suất không còn tăng
thêm nữa và giữ vững mức năng suất đó theo năm. Tùy theo chế độ chăm sóc, khai
thác trước đó, hiện tại và giống mà thời kì này dài hay ngắn. Nếu vườn cây không

6


được chăm sóc tốt và việc khai thác quá trong giai đoạn trước thì khi bước vào thời kì
này chỉ duy trì năng suất cao trong một thời gian ngắn và sau đó giảm xuống.
 Thời kì khai thác cao su già: Đây là thời kì cây cao su có hiện tượng giảm năng
suất trong nhiều năm liền. Tốc độ giảm năng suất nhanh hay chậm là phụ thuộc vào
giống, chế độ chăm sóc và khai thác trong các thời kì trước đó. Thời kì này cây rất mẫn
cảm với bệnh rụng lá mùa mưa và có thể làm giảm năng suất nhanh chóng.
1.1.1.2. Đặc tính của mủ cao su

uế

Sản phẩm chính của cao su là mủ nước, nó là một dung dịch keo ẩm. Mủ cao su
thường có màu trắng sữa hơi vàng hoặc hơi hồng tùy theo giống cây. Dung dịch keo

H

ẩm này tồn tại dưới dạng sol khi pH của nó từ 6,7 - 7. Khi pH giảm dưới 7 nó sẽ

chuyển thành dạng gel. Tùy theo nồng độ mủ khô (DRC) từ 25% - 40% mà tỷ trọng

tế

của mủ có thể thay đổi từ 0,991 xuống còn 0,974 một cách tương ứng. Thành phần mủ
cao su thường thay đổi tùy theo tuổi cây, giống, cường độ khai thác và vị trí khai thác.

- Protein = 24%

cK

- Nước = 55 - 60%

in

- Cao su = 30 - 40%

h

Thành phần mủ nước trung bình gồm:

- Nhựa = 1,5 - 2%

họ

- Đường = 1%

- Chất khoáng = 0,5 - 1%

Đ

ại

Trong đó Magie va Photpho có ảnh hưởng đến sự ổn định của mủ nước.
1.1.1.3. Điều kiện và yêu cầu phát triển cây cao su
Để cây cao su phát triển tốt và cho hiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu về kỹ

thuật trồng. Các yêu cầu đó là:
-

Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp từ 25 -

300C. Các vùng trồng cao su trên thế giới hiện nay phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới
có nhiệt độ bình quân năm bằng 280 + 20C và biên độ nhiệt trong ngày là 7 - 80C. Ở
nhiệt độ 250C năng suất cây đạt mức tối hảo, nhiệt độ mát dịu vào buổi sáng sớm (1 - 5
giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ cao nhất.

7


-

Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1.500 -

2.000 mm nước/năm. Ở những nơi không có điều kiện đất thuận lợi, cây cao su cần
lượng mưa từ 1.800 - 2.000 mm nước/năm. Các trận mưa lớn kéo dài nhất là các trận
mưa buổi sáng gây trở ngại cho việc cạo mủ và đồng thời làm tăng khả năng lây lan,
phát triển của các loại nấm bệnh gây hại trên mặt cạo cây cao su.
- Gió: gió nhẹ 1 - 2 m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây thông
thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa. Trồng cao su ở


uế

nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm bị
gãy cành, gãy thân, đổ cây, rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được.
Giờ chiếu sáng, sương mù:

H

-

 Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây và như

tế

thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây. Ánh sáng đầy đủ giúp cây

h

ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây

in

cao su bình quân là 1.800 - 2.800 giờ/năm và tối thiểu khoảng 1.600 giờ - 1.700
giờ/năm.

cK

 Sương mù nhiều gây một tiểu khí hậu ướt tạo nấm bệnh phát triển và tấn công
cao su như trường hợp bệnh phấn trắng…
Đất đai


họ

-

Cây cao su có thể sống được trên hầu hết các loại đất và phát triển trên các loại
đất mà các cây khác không thể sống được. Cây cao su phát triển ở vùng khí hậu nhiệt

Đ
ại

đới ẩm ướt nhưng thành tích và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý hàng
đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn. Do vậy việc chọn lựa các vùng đất thích
hợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra.
Vùng Duyên hải miền Trung, trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và đặc
biệt là huyện Hương Trà nói riêng có 04 dạng địa hình chính là: vùng ven biển, vùng
đồng bằng, vùng gò đồi và vùng núi. Trong đó: Cây cao su thích hợp với các vùng đất
gò đồi có độ cao trình thích hợp nhất từ 200 - 600 m. Điều này là một thuận lợi lớn của
địa phương trong việc nhân rộng diện tích cây cao su. Càng lên cao càng bất lợi do độ
cao của đất có tương quan với nhiệt độ thấp và gió mạnh.
8


-

Độ dốc

Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất. Đất càng dốc, xói mòn càng mạnh khiến
các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng. Khi trồng
cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn

như hệ thống đê, mương, đường đồng mức ... Hơn nữa các diện tích cao su trồng trên
đất dốc sẽ gặp khó khăn trong việc cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ. Do vậy, trong
điều kiện có thể lựa chọn được nên trồng cao su ở đất có ít dốc.

uế

Nhận thức được vấn đề này, trong việc phát triển cây cao su ở huyện Hương Trà đã
chú ý đến độ dốc: đối với những xã mà đất có độ dốc dưới 100 thì trồng theo hàng ngang

H

(cây cách cây 3m, hàng cách hàng 6m), với đất có độ dốc trên 100 thì trồng theo đường
đồng mức để giảm thiểu tác động của gió bão ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

tế

Ngoài ra, với khí hậu mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng khí hậu
trung du núi thấp, có nhiệt độ trung bình năm là 250C; tầng đất dày > 120 cm, lượng

h

mưa trung bình năm: 1.500 - 2.500 mm/năm, số ngày mưa bình quân năm: 150 ngày; số

in

giờ nắng cả năm: 2.266 giờ là điều kiện thích hợp cho cây cao su phát triển.

cK

 Các yêu cầu kỹ thuật trồng cao su


Do cây cao su có chu kỳ sống dài trên 30 năm, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, thời
gian đầu tư ban đầu (kiến thiết cơ bản) kéo dài nhiều năm (từ 7 - 8 năm) cho nên tất cả

họ

các khâu trong công tác trồng phải được chuẩn bị chu đáo và triển khai đúng quy trình.
Mục tiêu của công tác trồng cao su là phải tạo nên một vườn cây có:
Mật độ đông đặc tốt (đảm bảo 95% mật độ thiết kế vào năm trồng) và tỷ lệ

Đ
ại

-

đồng đều cao để khi đưa vào khai thác số cây cạo nhiều sẽ cho sản lượng cao.
-

Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản bằng cách đầu tư thâm canh, chọn đất

thích hợp đối với quy mô phát triển cao su đại điền nên chọn các vùng liền khoảnh có
diện tích tương đối tập trung nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư đường vận chuyển và
nhất là việc quản lý được tập trung, tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt sẽ mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
-

Cần lưu ý nền đất là một trong những yếu tố cơ bản có tính quyết định đến

hiệu quả kinh tế của vườn cây. Việc chọn đất là mục tiêu xác định và xếp hạn các diện


9


tích đất có khả năng trồng cao su. Cây cao su thích hợp vùng đất cao, thoáng không bị
ngập hoặc úng nước.
Khai hoang nên kết hợp cả 2 phương pháp: khai hoang thủ công và khai hoang cơ
giới để khai thác tận dụng quỹ đất và liền vùng liền thửa. Công tác khai hoang càng đảm
bảo chất lượng thì việc chăm sóc vườn cây về sau càng thuận lợi ít tốn kém.
-

Chống xói mòn: trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng xói mòn, rửa trôi

đất xảy ra ngay sau khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ, mức độ xói mòn càng nghiêm

uế

trọng trên các đất dốc, đất sườn đồi. Vì vậy cần áp dụng các biện pháp chống xói mòn
như che phủ mặt đất bằng một thảm thực vật, trồng cao su theo đường đồng mức...

H

 Các loại bệnh

Cũng như các loài thực vật khác, cây cao su là mục tiêu tấn công của một số loài

tế

bệnh hại. Theo ước tính của các cơ quan thống kê quốc tế, sâu bệnh đã làm mất 20%
sản lượng cao su thiên nhiên thế giới, trong đó các loại bệnh làm mất 15% sản lượng.


h

Các loại bệnh cao su hầu hết đều đã được phát hiện, định danh rất sớm phổ biến như

in

bệnh phấn trắng lá, bệnh héo đen đầu lá, bệnh rụng lá mùa mưa, bệnh nấm hồng, bệnh

cK

loét sọc mặt cạo, bệnh thối mốc mặt cạo, bệnh khô mủ ... Mức độ tác hại của mỗi loại
bệnh thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, phương pháp chăm sóc ... dẫn đến
các loại bệnh gây tác hại trầm trọng ở một vùng nhưng ở vùng khác thì mức độ ảnh hưởng

họ

loại bệnh này lại rất nhẹ hay hầu như không được ghi nhận.
Tuy nhiên, với quy mô phát triển cao su ra các vùng Duyên hải miền Trung và các

Đ
ại

tỉnh phía Bắc đồng thời với việc giao lưu và di chuyển của người và thực vật không
được kiểm dịch thích hợp thì việc xâm nhập và phát triển các loại bệnh trên vẫn có nguy
cơ xuất hiện tại các vùng này. Kinh nghiệm cho thấy trong cùng một vùng sinh thái dễ
nhiễm bệnh, mức độ bệnh được ghi nhận là nhẹ trên các diện tích có phòng trị bệnh kịp
thời so với mức độ bệnh nặng ở các diện tích không được phòng trị đúng mức.
Ở huyện Hương Trà, một số diện tích đã xuất hiện bệnh: loét sọc mặt cạo và nứt
vỏ xì mủ (khoảng 1- 2% số cây trên 1 ha) đã làm giảm đi sản lượng mủ đáng kể.
Để việc phòng trị bệnh có hiệu quả, cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện

pháp sau:

10


-

Phải có một đội ngũ bảo vệ thực vật tương xứng với quy mô diện tích và tình

trạng bệnh hại. Đội ngũ bảo vệ thực vật và công nhân phải được tập huấn nâng cao tay
nghề cũng như trình độ hiểu biết về các loại bệnh.
-

Thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là các thời điểm bộc phát của mỗi loại

bệnh. Phải định danh đúng loại bệnh và xác định đúng mức độ bệnh.
-

Đối với vườn cây khai thác, một số bệnh xảy ra vào mùa mưa, có độ ẩm cao

và nhiệt độ thấp, cần phòng tránh không cạo mủ khi cây còn ướt, vườn cây phải sạch

-

uế

cỏ, thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh mặt cạo.
Ngay sau khi phát hiện bệnh, phải triển khai ngay việc phòng trị để giảm bớt tác

-


H

hại của bệnh đồng thời nâng cao hiệu quả và giảm chi phí cho việc chữa bệnh.

Sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đúng phương pháp để dập tắc

Sau mỗi đợt trị bệnh, phải kiểm kê đánh giá lại mức độ bệnh để có kế hoạch

 Kỹ thuật khai thác mủ

in

hữu hiệu cho đợt trị bệnh tiếp theo.

h

-

tế

ngay sự lây lan của bệnh.

cK

Khai thác mủ (cạo mủ) là tạo nên một vết cắt lấy đi một khoảng vỏ trên vỏ kinh
tế của cây cao su. Động tác này chủ yếu là cắt ngang các ống mủ nằm trong lớp vỏ cạo
khiến cho chất dịch đang chưa trong ống mủ chảy tràn ra ngoài để thu được một sản

họ


phẩm đặc biệt gọi là mủ cao su.

Các nước trồng cao su trên thế giới đã đầu tư nhiều công sức để nghiên cứu tìm các

Đ
ại

biện pháp cạo mủ hợp lý, đảm bảo chẳng những thu được mức sản lượng tối đa tại thời
điểm khai thác mà còn phải đảm bảo sức khoẻ cho cây để có thể khai thác đủ niên hạn kinh
tế của cây. Cho đến nay, việc cạo mủ cao su là một công tác được lặp lại hầu như suốt năm
theo một định kỳ nhất định (2 - 3 ngày/lần) và kéo dài từ 20 - 30 năm.
Sản lượng khai thác mủ cao su phụ thuộc vào:
-

Tiêu chuẩn cây cạo

Cây đạt tiêu chuẩn thu hoạch (mở cạo) khi bề vòng thân cây đo cách mặt đất 1 m
đạt từ 50 cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1 m cách mặt đất phải đạt từ 6 mm trở lên. Lô
cao su KTCB có từ 50% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa
vào cạo mủ.
11


-

Thời vụ cạo mủ cao su trong năm

Mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào khai thác được tiến hành vào các tháng
3 - 4 và tháng 10. Đối với cạo úp, mở miệng cạo vào các tháng 3 - 4 (cạo úp cả năm),

tháng 7 (cạo úp 7 tháng/năm) hoặc tháng 9 (cạo úp 5 tháng/năm).
Rụng lá sinh lý hàng năm sớm hay muộn tuỳ theo dòng vô tính, nền đất trồng
(đỏ, xám), vùng tiểu khí hậu. Vì vậy vườn cây nào rụng lá trước thì cho nghỉ trước.
Nghỉ cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim, cạo mủ lại khi cây có tán lá ổn định. Vườn cây

-

uế

nào có tán lá ổn định trước thì cho cạo trước.
Độ sâu cạo mủ: cạo cách thượng tầng 1,0 - 1,3 mm đối với cả 2 miệng ngửa

-

H

và úp. Tránh cạo cạn, cạo sát, cạo phạm .

Tiêu chuẩn đường cạo: đường cạo phải đúng độ dốc quy định, có lòng máng,

-

tế

vuông tiền, vuông hậu, không lệch miệng, không vượt ranh, không lượn sóng.
Giờ cạo mủ: tuỳ theo điều kiện thời tiết trong năm, bắt đầu cạo mủ khi nhìn

h

thấy rõ đường cạo. Mùa mưa chờ vỏ cây khô ráo mới bắt đầu cạo. Nếu đến 11 - 12 giờ


in

trưa mà vỏ cây còn ướt thì cho nghỉ cạo.

cK

Tóm lại, cạo mủ là một công việc đòi hỏi sự khéo léo, trình độ kỹ thuật và tính kỷ
luật cao. Sự khai thác cao su hợp lý sẽ tạo nên sự cân bằng giữa hoạt động tái tạo mủ
của các tế bào ống mủ với những hoạt động sinh lý khác trong cây nhằm đảm bảo thu

họ

được sản lượng mủ cao mà không ảnh hưởng đến đời sống lâu dài của cây nhằm mang
lại hiệu quả kinh tế cho cây cao su.

Đ
ại

1.1.2. Vai trò và giá trị kinh tế cây cao su
Cây cao su trồng và chăm sóc khoảng 6 – 7 năm (đất tốt có thể 5 năm) thì cho

nhựa, thời gian khai thác khoảng trên 20 đến 30 năm. Hiện nay mủ cao su đã trở thành
một trong 4 nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang
thép, than đá và dầu mỏ. Nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu, bên
cạnh đó là sản xuất latex dạng nước. Sản phẩm cần dùng đến cao su có thể kể đến các
loại sau:
-

Cao su vỏ ruột bánh xe: xe đạp, xe máy, xe xích lô, xe hơi, xe tải, máy kéo, máy


bay, máy nông nghiệp… Cao su xăm, lốp xe chiếm 70% sản lượng cao su thế giới.
-

Cao su công nghiệp dùng làm các ống, các băng chuyền, băng tải, bánh xe
12


đặc, cao su thắng, đệm chống xóc, khớp nối sản phẩm chống mài mòn...
-

Quần áo, giày dép, áo mưa, quần áo tắm, mũ ủng, đế và gót giày, vải không

thấm nước…
-

Cao su xốp làm gối, nệm, thảm.

-

Nhóm làm các mặt hàng khác: dụng cụ y tế, dụng cụ thể dục thể thao, chất cách

điện, tiện nghi gia đình, đồ chơi trẻ em, dây bọc điện, các loại keo và nhựa dán.
Ngoài ra, gỗ cao su có thể sử dụng trong công nghiệp chế biến gỗ và xây dựng;
hiện giá trị xuất khẩu bình quân đạt 1.200 USD/m3 gỗ thành khí. Hạt cao su được dùng

uế

để làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hóa chất sơn và các loại phụ
liệu khác. Cành khô dùng làm củi, lá khô rụng làm phân. Lá cao su phân hủy có tác


H

dụng cải tạo đất, những vùng đất cằn cỗi sau khi trồng cao su một thời gian có khả
năng màu mỡ trở lại. Cây cao su khi trồng tập trung có khả năng tạo và giữ được

tế

nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống rửa trôi xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, làm tốt đất
và trong sạch không khí, cải thiện môi trường; có thể xây dựng những khu du lịch sinh

h

thái trong rừng cao su, có thể nuôi ong lấy mật trong rừng cao su.

in

Trồng cao su sẽ tạo công ăn việc làm lâu dài cho người lao động, góp phần thay

cK

đổi tập quán canh tác, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo và
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn miền núi, vùng khó khăn.
1.2. Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

họ

1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh được định nghĩa theo nhiều cách và trên


Đ
ại

nhiều phương diện khác nhau.

Tác giả Hồ Vinh Đào cho rằng: “ Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế. So

sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao động vật hoá
và lao động sống) với thành quả có ích đạt được.”
Tác giả Nguyễn Tiến Mạnh cho rằng: “ Hiệu quả kinh tế là phạm trù khách quan
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định.”
Nhìn chung, hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực có hạn để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cao su nói riêng thì việc nâng
cao hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức quan trọng. Từ nguồn lực có giới hạn như vật tư,
13


giống, tiền vốn, lao động, kỹ thuật… người nông dân phải lựa chọn cách thức sản xuất
như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ giữa kết quả và chi phí.
Kết quả sản xuất là toàn bộ số lượng sản phẩm hoặc giá trị bằng tiền của toàn bộ
số lượng sản phẩm mà hộ sản xuất thu được sau một thời gian hay chu kỳ sản xuất
nhất định.
Chi phí sản xuất là tất cả những hao phí tạo ra và phát sinh trong quá trình hình

uế

thành, tồn tại và hoạt động của chu kỳ sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp, chi phi sản xuất biểu hiện dưới dạng chi phí vật tư


H

nông nghiệp, chi phí lao động và các chi phi khác; trong đó chi phí vật tư chiếm tỷ lệ
khá lớn và quan trọng. Trong chi phí vật tư nông nghiệp thì chi phí về phân bón, thuốc

tế

bảo vệ thực vật chiếm tỷ lệ khá lớn.

Kết quả sản xuất và chi phí sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí

h

sản xuất là tiền đề thực hiện kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế đạt được khi kết hợp

in

hai yếu tố đó.

cK

Thật vậy, hiệu quả kinh tế được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến như Farele (1957),
Chultz (1967), Rizzo (1979), Ellis (1993). Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế
phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động

họ

kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ, lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt
động kinh tế. Đây là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất do nhu cầu cuộc sống


Đ
ại

của con nguời ngày một nhiều hơn.
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, phân tích và so sánh chất

lượng của các đơn vị hoặc giữa các loại sản phẩm. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế còn
giúp cho người sản xuất thấy được rằng trong nền kinh tế thị trường thì không chỉ
riêng doanh nghiệp hay đơn vị nào mà chính người nông dân cũng phải tính đến chất
lượng đầu tư, đến hiệu quả của đồng vốn bỏ ra.
Đối với hộ nông dân, hiệu quả kinh tế không chỉ là thước đo chất lượng mà còn
phản ánh trình độ phát triển của cuộc sống. Hiệu quả kinh tế càng cao thì mức sống
của người dân ngày càng được nâng cao, nông dân có khả năng thoả mãn nhu cầu cần

14


×