Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã đông quý huyện tiền hải tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.48 KB, 80 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, thế giới không ngừng vận động và phát triển về tất cả các mặt: kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội…hịa mình vào dịng chảy đó, mỗi quốc gia đều có một
chiến lược phát triển riêng cho mình nhằm xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam cũng đã xác định hướng đi riêng
và đang từng bước khẳng định được vị thế của mình trên chính trường quốc tế.
Là một nước có nền nơng nghiệp lâu đời, với khoảng 60% dân số làm nghề
nông, Việt Nam luôn chú trọng đến việc phát triển nền nông nghiệp. Trong những
năm qua, ngành nông nghiệp ln giữ một vai trị quan trọng trong cơ cấu nền kinh
tế với mức đóng góp hơn 20% vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) mỗi năm, và
đóng góp bình quân 30% giá trị xuất khẩu của quốc gia. Chính vì thế dù đang từng
bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm dần
tỉ trọng nơng nghiệp, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp, dịch vụ nhưng
ngành nông nghiệp, mà đặc biệt là ngành sản xuất lúa gạo vẫn là mối quan tâm hàng
đầu của nước ta.
Những năm trở lại đây, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng
kể: tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức trên 4%/năm trong thời kì 1990-2008, giá trị
sản xuất cũng đạt trên 5%/năm. Từ một nước thường xuyên phải nhập khẩu lương thực
vào những năm 1970-1974, thì đến nay, với việc xuất khẩu hơn 4 triệu tấn gạo mỗi
năm, Việt Nam đã vươn lên hàng ngũ những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Đó là một bước ngoặt quan trọng, khẳng định thế mạnh của nền nông nghiệp của Việt
Nam, đã chuyển hướng từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, định
hướng xuất khẩu, vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Đạt được những thành tựu ấy là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của của cả nước nói
chung và của các tỉnh thành nói riêng. Thái Bình là một trong những tỉnh luôn dẫn đầu
về năng suất lúa đạt được của cả nước trong nhiều năm qua, nổi tiếng với biệt hiệu
“Chị Hai năm tấn”, “Thái Bình quê lúa”. Là một xã thuộc huyện Tiền Hải của tỉnh

1




Thái Bình, xã Đơng Q ln giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của tỉnh
nhà. Nhờ vào vị trí địa hình thuận lợi, lại là một xã có truyền thống sản xuất lúa từ lâu
đời nên Đơng Quý luôn là xã đạt được năng suất và sản lượng lúa cao, đóng góp
khơng nhỏ vào nền sản xuất lúa của tỉnh.
Tuy nhiên việc sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nơng nghiệp nói chung trên
địa bàn xã Đơng Q vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trở ngại. Ngoài việc phải chịu ảnh
hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu thất thường thì việc giá cả các loại vật tư đầu
vào: giống, phân bón, thuốc BVTV… liên tục tăng cao trong thời gian qua đã gây khó
khăn khơng nhỏ cho những hộ nông dân sản xuất lúa. Cho nên việc đánh giá đúng thực
trạng về hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã có ý nghĩa rất quan trọng, giúp
đưa ra được những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã
Đơng Q nói riêng và ở tỉnh Thái Bình nói chung. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã
chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Đông Quýhuyện Tiền Hải- tỉnh Thái Bình” .
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
 Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nơng nghiệp
nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
 Đánh giá thực trạng sản xuất lúa trong thời gian qua trên địa bàn xã và xác định
các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra.
 Xác định những thuận lợi và khó khăn mà nơng hộ gặp phải trong q trình sản
xuất lúa.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã.
3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp này nhằm xây dựng tiền đề lý luận cho đề tài. Trên cơ sở đó, xem
xét các sự vật hiện tượng, sự vận động và biến đổi của nó trong mối quan hệ và liên hệ
chặt chẽ với nhau. Thông qua cách nhìn nhận vấn đề đó để có cơ sở đánh giá bản chất
các sự vật, hiện tượng trong điều kiện cụ thể tại xã Đông Quý.
 Phương pháp thống kê :


2


Từ các số liệu thu thập được, vận dụng các phương pháp số tuyệt đối, số tương
đối, số bình quân, phương pháp so sánh để phân tích sự khác biệt giữa mức đầu tư,
năng suất lúa thu được từ các vụ sản xuất.
 Phương pháp phân tổ:
Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau như mức đầu tư chi phí, quy mô đất đai…
của các hộ điều tra mà tiến hành phân tổ có tính chất khác nhau.
 Điều tra thu thập số liệu:
Chọn địa điểm điều tra: Căn cứ vào tình hình thực

o

tế tại địa phương nghiên cứu, tơi đã chọn điều tra ở các thôn Hải Nhuận, Quý Đức và
thôn Ốc Nhuận. Đây là những thôn trồng lúa điển hình của xã, người dân có truyền
thống trồng lúa từ rất lâu đời.
Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu

o

tương ứng với 60 hộ thuộc các thôn trên địa bàn xã, các mẫu này được điều tra theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp.
Thu thập số liệu:

o

+ Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn
trực tiếp.

+ Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các nguồn như: Phịng nơng nghiệp
và phát triển nơng thơn huyện Tiền Hải, phịng thống kê huyện Tiền Hải, UBND xã
Đơng Q, các sách báo, internet...
 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tơi có trao đổi, tham khảo ý kiến của cán bộ
trong các cơ quan chức năng của địa phương, các chủ nhiệm của hai HTX, các thôn
trưởng và ý kiến của hộ nông dân nhằm có cái nhìn khách quan hơn để hồn thiện đề
tài một cách tốt nhất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân
và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả cũng như hiệu quả sản xuất lúa của một số nơng
hộ ở các thơn điển hình trên địa bàn xã Đơng Q- Tiền Hải-Thái Bình.

3


 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế sản
xuất lúa.
+ Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hinh sản xuất
lúa của các hộ nơng dân ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2009.
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Đơng QTiền Hải-Thái Bình, trong đó tập trung chủ yếu ở 3 thôn: Hải Nhuận, Quý Đức và Ốc
Nhuận.

4


PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng, nó thể hiện kết quả sản
xuất trong mỗi đơn vị chi phí của các ngành sản xuất. Về mặt hình thức, hiệu quả kinh
tế là một đại lượng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra hay mức sinh lời của
đồng vốn.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo GS.TS
Ngơ Đình Giao thì “Hiệu quả kinh tế là tiêc chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh
tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” .
Cịn theo TS. Nguyễn Tiến Mạnh thì : “ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả
khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác
định”.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải đứng trên quan điểm toàn diện, phải
biểu hiện trên các góc độ khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau theo không gian thời gian - số lượng - chất lượng.
Về mặt không gian: Khi xét hiệu quả kinh tế không nên xét một mặt, một lĩnh
vực mà phải xét trong mối quan hệ hữu cơ hợp lí trong tổng thể chung.
Về mặt thời gian: Sự toàn diện của hiệu quả kinh tế đạt được không chỉ xét ở
từng giai đoạn mà phải xét trong tồn bộ chu kì sản xuất.
Về mặt số lượng: Hiệu quả kinh tế phải thể hiện mối tương quan thu, chi theo
hướng giảm đi hoặc tăng thêm.
Về mặt chất lượng: Hiệu quả kinh tế phải bảo đảm sự cân đối hợp lí giữa các
mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
Bàn về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, các tác giả Farrell (1957), Schultz
(1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993) đã đưa ra quan điểm thống nhất với nhau là cần

5



phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả : Hiệu quả kĩ thuật (technical
efficiency ), hiệu quả phân bổ các nguồn lực ( allocative efficiency) và hiệu quả kinh
tế (economic efficiency).
* Hiệu quả kỹ thuật (TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh
trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kĩ thuật liên quan đến phương diện
vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại
bao nhiêu đơn vị sản phẩm
* Hiệu quả phân bổ (AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên một đồng chi phí đầu
vào hay nguồn lực.Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kĩ thuật có tính đến các
yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra, chính vì thế nó cịn được gọi là hiệu quả
giá (price efficiency)
* Hiệu quả kinh tế (EE) là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều
được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp.
Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kinh tế hay hiệu quả phân bổ thì mới chỉ là điều kiện cần
chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào nguồn lực đạt cả chỉ
tiêu hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả
kinh tế
Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế phải đồng thời nâng cao hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ.
1.1.1.2 Bản chất hiệu quả kinh tế
Ta biết rằng thước đo của hiệu quả chính là mức độ tối đa hóa trên một đơn vị
hao phí lao động xã hội tối thiểu. Nói cách khác, hiệu quả kinh tế chính là sự tiết kiệm
tối đa các nguồn lực cần có. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng định bản
chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản ánh mặt
chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực nhằm
đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.


6


Nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm
khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có
lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như: lao động, vốn, vật lực...
Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi q trình sản xuất kinh doanh với
chi phí bỏ ra thì được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế
càng lớn và ngược lại.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có
mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã
hội, là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu
quả kinh tế là đạt kết quả tối đa về chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt hiệu quả nhất
định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí
để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm lại, bản chất
của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng
tương quan so sánh giữa lực lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội
bỏ ra.
1.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu hiệu quả được tính tốn trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và
các yếu tố đầu ra. Để xác định hiệu quả kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải xác định được
chi phí bỏ ra và thành quả thu về. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là
những chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, nguyên
vật liệu.... Còn kết quả thu được thì được xác định theo nhiều cách khác nhau. Trong
hệ thống cân đối quốc dân (MPS) kết quả thu được có thể là tồn bộ giá trị sản phẩm
(C+V+m), hoặc có thể là thu nhập (V+m), ngồi ra cũng có thể là thu nhập thuần (MI).
Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thì kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản
xuất (GO), có thể là giá trị gia tăng (VA), cũng có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), hoặc

có thể là lãi (Pr)...

7


 Các nguyên tắc xác định:
Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu

o

quả của phương án cần dựa trên các hệ thống chỉ tiêu có thể lượng hóa được, tức là chỉ
phân tích tính định lượng thì chưa đủ đảm bảo chính xác, chưa cho phép phản ánh
được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm.
Nguyên tắc về mối quan hệ về mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả,

o

tiêu chuẩn hiệu quả được tính trên cơ sở mục tiêu hiệu quả. Phân tích hiệu quả của một
phương án nào đó luôn luôn dựa trên phát triển mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao
nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp
nhất.
Nguyên tắc về tính giản đơn và tính thực tế: Theo ngun tắc này,

o

những phương pháp tính tốn hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở
của các số liệu thông tin thực, đơn giản, dễ hiểu.
 Các phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế:
Dựa trên kết quả thu được và chi phí bỏ ra:


o

 Dạng thuận: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả
thu được và chi phí bỏ ra. H = Q/C
 Dạng nghịch: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa chi
phí bỏ ra và kết quả thu được.H = C/Q
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế (lần)
Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng...)
C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng...)
Dạng thuận cho ta biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ thu được bao nhiêu đơn
vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực.

8


Dạng nghịch cho ta biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu
đơn vị chi phí.
Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn
lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng sẽ mang lại bao nhiêu kết quả
hoặc một đơn vị kết quả đạt được đã tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Hai loại chỉ
tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau, cùng được
sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu trên cịn được gọi là chỉ tiêu tồn
phần.
Dựa trên lượng tăng thêm của kết quả thu được và lượng tăng

o

thêm của chi phí bỏ ra.
 Dạng thuận: Hb = ∆Q/∆C : Cho biết cứ tăng thêm một đơn vị chi

phí thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị kết quả.
 Dạng nghịch: Hb = ∆C/ ∆Q: Cho biết để tăng thêm một đơn vị kết
quả thì cần đầu tư bao nhiêu đơn vị chi phí.
Trong đó:
Hb: Hiệu quả cận biên (lần)
∆Q: Lượng tăng (giảm) của kết quả (nghìn đồng, triệu đồng...)
∆C: Lượng tăng (giảm) của chi phí (nghìn đồng, triệu đồng...)
Phương pháp này sử dụng nghiên cứu đầu tư chiều sâu, đầu tư cho tái sản xuất
mở rộng. Nó cho ta biết được một đơn vị đầu tư tăng thêm sẽ cho bao nhiêu đơn vị kết
quả thu thêm. Hay nói cách khác để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung bao
nhiêu đơn vị đầu vào.
Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh
một khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích
và thực tế mà lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp.

9


1.1.2 Đặc điểm sinh thái và vai trò kinh tế của cây lúa
1.1.2.1 Đặc điểm sinh thái
1.1.2.1.1 Nguồn gốc
Lúa gồm hai loài Oryza sativa và Oryza glaberrima, thuộc Chi Oryza, họ
Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và
châu Phi. Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loài cây hoang dại trên
siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu
lục trong q trình trơi dạt lục địa. Hiện nay có khoảng 21 lồi cây hoang dại thuộc chi
này và 2 lồi lúa được đã thuần hố là lúa châu Á (Oryza sativa) và lúa châu Phi
(Oryza glaberrima).
Lúa châu Phi đã được gieo trồng trong khoảng 3.500 năm. Trong khoảng thời
gian từ 1500 TCN đến 800 TCN thì Oryza glaberrima đã lan rộng từ trung tâm xuất

phát của nó là lưu vực châu thổ sơng Niger và mở rộng tới Sénégal. Tuy nhiên, nó
khơng bao giờ phát triển xa khỏi khu vực nguồn gốc của nó. Việc gieo trồng lồi lúa
này thậm chí cịn suy giảm do các giống châu Á, có thể đã được những người Ả Rập từ
bờ biển phía đơng đem tới châu Phi đại lục trong thời gian khoảng từ thế kỷ 7 đến thế
kỷ 11.
Tổ tiên của lúa châu Á (Orazy sativa) là một loại lúa hoang phổ biến (Oryza
rufipogon) dường như có nguồn gốc tại khu vực xung quanh chân núi Himalaya, với
Orazy sativa thứ indica ở phía Ấn Độ và Orazy sativa thứ japonica ở phía Trung Quốc.
Hiện nay đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế
giới. Nhiều giả thuyết khác nhau về nơi đầu tiên tiến hành việc gieo trồng hay thuần
hoá giống lúa này. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... cây
lúa đã có mặt từ 3000-2000 năm trước công nguyên. Ở Trung Quốc, cây lúa đã có mặt
ở Triết Giang khoảng 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử là 4000 năm. Từ trung tâm
khởi nguyên là Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát triển về cả hai hướng Đông
và Tây. Cho đến thế kỷ thứ nhất, cây lúa được đưa vào trồng ở vùng Địa trung hải như
Ai cập, Italia, Tây ban nha. Đến đầu thế kỷ thứ XV cây lúa từ Bắc Italia nhập vào các

10


nước Đông Nam Âu như Nam Tư cũ, Bungari, Rumani,... Đầu thế chiến thứ hai, lúa
mới được trồng đáng kể ở Pháp, Hungari.
Đến thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trồng ở các bang Virginia, Nam
Carolina và hiện nay trồng nhiều ở California, Louisiana, Texac... Theo hướng đông,
đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indobexia, đầu tiên ở đảo Java.
Đến thế kỷ XVIII cây lúa từ Iran nhập vào trồng ở Kuban (Nga). Cho đến nay,
cây lúa đã có mặt trên tất cả các châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và
một số nước ôn đới. Ở bắc bán cầu cây lúa được trồng ở Đông Bắc Trung Quốc cho tới
nam bán cầu - ở châu Phi, Australia(New South Wales).
1.1.2.1.2 Kỹ thuật gieo trồng

* Kỹ thuật lúa cấy.
- Làm mạ nước:
Cơ sở kỹ thuật làm lúa cấy có năng suất cao là phải có mạ tốt. Ở Bắc Trung Bộ
nói chung và Thái Bình nói riêng chủ yếu làm mạ nước. Kỹ thuật làm mạ nước cũng
như các loại mạ khác đều phải qua khâu ngâm ủ hạt để xúc tiến nảy mầm, ra rễ trước
khi gieo. Hạt giống cần được chọn lọc kỹ, khơng lẫn tạp, có tỷ lệ nảy mầm cao và
khơng có mầm sâu bệnh.
Hạt giống đã lựa chọn trước khi đem ngâm cần phơi lại trong nắng nhẹ 6-8 giờ,
sau đó chọn những hạt tốt, loại hạt lửng. Tiếp theo là khử độc sau đó tiến hành ngâm
hạt. Thời gian ngâm tuỳ thuộc vào nhiệt độ, vụ mùa thường ngâm 1-2 ngày, vụ chiêm
xuân ngâm 2-3 ngày. Hạt sau khi ngâm xong đem ủ trong nhiệt độ và thời gian thích
hợp tuỳ mùa vụ và giống lúa.
- Chuẩn bị ruộng mạ và gieo hạt:
+ Chọn đất: đất mạ cần chọn những chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu.
+ Làm đất: ruộng mạ cày ngả sớm, bừa nhiều lần cho nhuyễn, phẳng, sạch cỏ.
+ Mật độ gieo tuỳ thuộc vào thời vụ, thời tiết, trọng lượng hạt.
Ruộng mạ sau khi gieo xong cần được chăm sóc, bón phân, phịng chống sâu bệnh,
tưới đủ nước trước khi đem cấy.
- Chuẩn bị ruộng cấy:

11


+ Kỹ thuật làm đất: yêu cầu làm đất lúa cấy là cày ải ngả sớm, cày sâu, bừa kỹ
cho đất nhuyễn và phẳng. Trước khi cấy ruộng phải sạch cỏ, sạch gốc rạ.
+ Bón lót: trong q trình làm đất sẽ kết hợp với bón lót, thường bón lót phân
chuồng, phân xanh, vơi và các phân bón vơ cơ như lân, ka li, đạm...
- Thời vụ cấy:
+ Vụ Đông Xuân: gieo mạ cuối tháng 1, cấy từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 2.
+ Vụ Hè Thu: gieo mạ cuối tháng 7, cấy từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 8.

- Mật độ cấy:
Tuỳ thuộc vào thời vụ cấy, giống, đất đai, dinh dưỡng, tuổi mạ, chất lượng mạ
và trình độ thâm canh mà mật độ cấy khác nhau.
- Chăm sóc: lúa cấy xong cần được chăm sóc, bón phân, tưới nước phịng trừ dịch
bệnh và cỏ dại. Bón phân được chia làm hai đợt: bón thúc đẻ nhánh và bón thúc địng.
* Kỹ thuật lúa gieo sạ.
- Làm đất gieo thẳng:
Ruộng lúa gieo thẳng cần làm kỹ hơn lúa cấy, mặt ruộng phẳng, có hệ thống
tưới tiêu chủ động.
- Kỹ thuật gieo:
Chọn giống và xử lý giống tương tự như làm mạ đối với lúa cấy. Thời gian sinh
trưởng lúa gieo nói chung ngắn hơn lúa cấy, vụ Hè Thu có thể rút ngắn 10 đến 12
ngày.
- Thời vụ gieo (đối với khu vực Bắc Bộ).
+ Đông xuân: gieo vào 16-2 kéo dài đến hết tháng 2.
+ Vụ hè thu: gieo vào cuối tháng 7.
- Mật độ gieo:
Tuỳ thuộc vào giống, thời vụ, đất đai, lượng gieo biến động khoảng 80-120 kg/ha.
Lúa sau khi gieo xong đến thời kỳ chăm sóc tương tự như lúa cấy.
1.1.2.2 Vai trị của lúa gạo
- Giá trị dinh dưỡng:
Trong lúa gạo có mặt đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác,
ngồi ra cịn có các vitamin, đặc biệt là các loại vitamin B.

12


+ Tinh bột: là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594
calo, so với lúa mì là 3610 calo, nồng độ hố đạt đến 95,9%. Hàm lượng Amyloza
trong hạt quyết định đến độ dẻo của gạo. Nếu hạt có 10-18% amyloza thì gạo mềm,

dẻo, từ 25-30% thì gạo cứng. Các loại gạo Việt Nam có hàm lượng amyloza thay đổi
từ 18-45%, cá biệt có giống lên đến 54%.
+ Prôtêin: tỷ lệ chiếm khoảng 6-8%, thấp hơn so với lúa mỳ và các loại khác. Các
giống lúa Việt Nam có lượng protein thấp nhất 5,25%, cao nhất 12,84% phần lớn trong
khoảng 7-8%, lúa nếp có lượng protein cao hơn tẻ, lúa chiêm cũng có lượng protein
cao.
+ Lipit: vào loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo, nếu gạo xay là 2,02%,
ở gạo giã chỉ cịn 0,52%.
+ Vitamin: trong lúa gạo cịn có một số vitamin nhóm B như B1, B2, B6
PP...lượng vitamin B1 là 0,45mg/100 hạt.
- Giá trị kinh tế:
Lúa gạo có ý nghĩa kinh tế rất lớn, đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc
gia. Vai trò của lúa gạo đã được bàn đến rất nhiều sau khủng hoảng lương thực vào
đầu tháng 5 năm 2008. Những vai trò chủ yếu của lúa gạo đó là:
+ Cung cấp lương thực cho loài người: Lúa là một trong 3 cây lương thực chủ
yếu trên thế giới: lúa mỳ, lúa và ngô. Sản lượng toàn thế giới đầu những năm 80 là :lúa
mỳ: 535 triệu tấn, lúa: 471 triệu tấn, ngô: 478 triệu tấn, đến năm 1993 đã tăng lên: lúa
mỳ: 460 triệu tấn, lúa: 573 triệu tấn, ngô: 529 triệu tấn.. Như vậy sản lượng lúa tăng
mạnh nhất rồi đến ngô và lúa mỳ. Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn
lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Như
vậy lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% dân số thế giới. Sản xuất lúa gạo
chủ yếu tập trung ở các nước châu Á, với mức tiêu dùng hàng năm 180-200 kg/người,
còn ở các nước Âu Mỹ khoảng 10 kg/người.
+ Là hàng hoá xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ tương đối lớn: Đối với các
nước đang phát triển như Việt Nam thì xuất khẩu gạo sẽ mang lại một nguồn thu ngoại
tệ tương đối lớn phục vụ cho những mục tiêu phát triển kinh tế khác.

13



Từ năm 1989 đến nay sản xuất lúa gạo của Việt Nam không những đáp ứng đủ
nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn tham gia thị trường xuất khẩu với khối lượng
ngày một tăng. Năm năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất,
diện tích canh tác lúa cả nước có xu hướng giảm nhưng do năng suất liên tục được cải
thiện nên sản lượng lúa hàng năm được duy trì ổn định ở mức 35 triệu tấn (tương
đương 22 triệu tấn gạo). Trên cơ sở đó Việt Nam có thể xuất khẩu hàng năm trên dưới
4 triệu tấn gạo. Khoảng 18-20% sản lượng gạo hàng năm của Việt Nam tham gia mậu
dịch gạo thế giới và là một trong số các quốc gia đứng đầu về xuất mặt hàng này. Thị
trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là châu Á, chiếm 46,2% khối lượng khối
lượng gạo xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam
trên thị trường gạo quốc tế là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan.
+ Gạo cịn dùng làm thức ăn chăn ni: loại gạo được dùng làm thức ăn chăn
nuôi chủ yếu là những loại gạo có chất lượng kém và các phụ phẩm của lúa như cám,
tấm, rơm rạ...
+ Gạo cũng là nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến: Gạo cịn có thể làm nguyên
liệu sản xuất rượu, bia và các loại cồn cao cấp đáp ứng nhu cầu của con người. Trong
công nghệ dược, sản xuất vi ta min B1 chữa bệnh tê phù, dầu cám có chất lượng cao
dùng chữa bệnh, chế tạo sơn cao cấp, làm mỹ phẩm, chế tạo xà phịng...
Ngồi ra các phụ phẩm từ lúa gạo có thể dùng làm chất đơt, phân bón, làm đồ gia
dụng...
1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa
1.1.3.1 Yếu tố về tự nhiên


Thời tiết khí hậu: Khí hậu là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hệ thống canh

tác và năng suất lúa. Có thể nói đây là điều kiện có tính quy luật cho từng vùng rộng
lớn, ảnh hưởng tới sự sống và sự phân bố của cây trên thế giới. Trong đó chế độ nhiệt,
ánh sáng, nước có ảnh hưởng trực tiếp tới sự ảnh hưởng và phát triển của cây lúa.
 Nhiệt độ: đây là nhân tố ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt, sự ngoi lên

khỏi mặt đất của cây non và sự sinh trưởng, khoảng nhiệt độ dưới 17 oC đã ảnh hưởng
tới sự sinh trưởng của cây lúa, nhiệt độ thấp dưới 13 oC cây lúa ngừng sinh trưởng và

14


chết, nhiệt độ cao trên 40 oC kết hợp với gió nóng, khơ sẽ ảnh hưởng đến q trình thụ
phấn, dẫn đến tỷ lệ lép cao. Tổng tích ơn của một vụ khi nảy mầm đến khi thu hoạch là
25000C-30000C với giống ngắn ngày và 30000C-40000C.
 Ánh sáng: ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa trên cả hai mặt cường độ
chiếu sáng và thời gian chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến
quá trình phát dục và ra hoa, dưới 13 giờ kích thích sự ra hoa của cây lúa. Cường độ
chiếu sáng tức là lượng bức xạ mặt trời có ảnh hưởng đến quang hợp. Lượng bức xạ
mặt trời trung bình từ 2000-3000calo/cm2.
 Nước: Nước cũng là yếu tố quan trọng đối với động thực vật cũng như
đối với cây trồng mà đặc biệt là cây lúa. Ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau, lúa
cần những lượng nước khác nhau. Khi có nước tế bào cây lúa mới trương lên lúc đó lá
lúa mới cứng cỏi được. Khi thiếu nước tế bào bị xẹp lại. Đối với cây lúa giai đoạn trổ
bơng thì nước có vai trò quyết định đến năng suất lúa sau này.
Nước có tác dụng thau chua rửa mặn tốt, thiếu nước năng suất sẽ giảm. Vào
thời kì làm đồng thì rất cần nước, nếu thiếu nước năng suất sẽ giảm nghiêm trọng.
Thời kì trổ- chín sữa cần nhiều nước vì 75-85% trọng lượng khơ của hạt gạo phụ thuộc
vào thời kì này. Thời kì lúa chắc xanh và chín hồn tồn khơng cần nhiều nước có thể
tháo cạn và để thu hoạch.
 Đất đai: Là nhân tố chính trong q trình sản xuất nơng nghiệp nói chung và
sản xuất lúa nói riêng. Đất đai là tư liêu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, nó vừa là đối
tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Năng suất lúa phụ thuộc rất nhiều vào độ màu
mỡ của đất đai, đất có độ màu mỡ cao thường cho năng suất lúa cao. Quá trình thâm
canh sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến độ màu mỡ của đất, vì vậy cần phải có những
biện pháp sử dụng và cải tạo phù hợp để thu được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng đất

đai.
 Giống lúa: trong sản xuất lúa, giống có vai trị quan trọng trong việc nâng
cao năng suất và chất lượng lúa. Hiện nay, với trình độ khoa học ngày càng phát triển

15


đã tạo ra được rất nhiều giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng lúa tốt, có khả
năng chống chịu lại sâu bệnh cao.
 Phân bón: là yếu tố khơng thể thiếu trong q trình sản xuất lúa. Ơng bà ta
đã có câu: " Nhất nước- nhì phân- tam cần- tứ giống" ,điều đó đã nói lên vai trị rất
quan trọng của phân bón trong việc nâng cao năng suất của lúa. Các loại phân bón
thường được người dân sử dụng trong quá trình sản xuất lúa là: đạm, lân, kali...
 Lao động: lao động là nhân tố không thể thiếu được trong bất cứ ngành sản
xuất vật chất nào. Chất lượng lao động có ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng
của lúa. Ở nước ta, lao động trong nơng nghiệp rất đơng đảo, nhưng trình độ lao động
còn thấp, tư liệu sản xuất còn lạc hậu. Vì vậy việc đào tạo nâng cao trình độ lực lượng
lao động và bố trí sử dụng lao động hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.3.2 Yếu tố về kinh tế- xã hội
 Thị trường tiêu thụ: Thị trường được coi là cầu nối giữa người bán và người
mua. Việc xác định thị trường cho ngành sản xuất lúa có tác dụng quan trọng nhằm
xác định đúng phương hướng, mục tiêu của ngành, từ đó xây dựng các vùng sản xuất
tập trung đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, người nông dân
không chỉ sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu bản thân mà họ còn bán ra thị trường sản
phẩm của mình.
 Tập quán canh tác: Nghề trồng lúa đã gắn bó từ rất lâu với người dân Việt
Nam, được lưu truyền và phát triển từ hàng ngàn năm nay. Ở mỗi vùng, mỗi địa
phương đều có những tập quán canh tác khác nhau. Nó là nhân tố có ảnh hưởng không
nhỏ đến năng suất và sản lượng lúa. Sử dụng tập quán canh tác lạc hậu sẽ hạn chế tái
sản xuất mở rộng, hạn chế mức đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng những tiến bộ

khoa học mới vào sản xuất, làm cho năng suất cây trồng thấp, sản xuất kém hiệu quả.
Đổi mới tập quán canh tác, tăng cường công tác khuyến nông giúp người dân thấy
được tầm quan trọng của việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất là điều
kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.
1.1.3.3 Yếu tố về kĩ thuật

16


Để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cây lúa thì cần thực hiện đúng
các quy trình kĩ thuật và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản
xuất. Vì vậy các biện pháp kĩ thuật đóng vai trị hết sức quan trọng và cần thiết góp
phần nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Tùy theo tính chất từng loại đất,
từng loại cây trồng mà thực hiện các biện pháp kĩ thuật sao cho phù hợp như: kĩ thuật
làm đất, kĩ thuật chăm sóc, gieo trồng và sau thu hoạch.
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới
Theo thống kê của FAO (2010), diện tích canh tác lúa toàn thế giới năm 2009 là
156,95 triệu ha, năng suất bình quân 4,15 tấn/ha, sản lượng 651,74 triệu tấn (Bảng
1.1). Trong đó, diện tích lúa của châu Á là 140,3 triệu ha chiếm 89,39 % tổng diện tích
lúa tồn cầu, kế đến là châu Phi 9,38 triệu ha (5,97 %), châu Mỹ 6,63 triệu ha (4,22
%), châu Âu 0,60 triệu ha (0,38 %), châu Đại dương 27,54 nghìn ha chiếm tỷ trọng
khơng đáng kể. Những nước có diện tích lúa lớn nhất là Ấn Độ 44 triệu ha; Trung
Quốc 29,49 triệu ha; Indonesia 12,16 triệu ha; Bangladesh 11,20 triệu ha; Thái Lan
10,36 triệu ha; Myanmar 8,20 triệu ha và Việt Nam 7,30 triệu ha.
Mỹ và Trung Quốc là hai nước có năng suất lúa dẫn đầu thế giới với số liệu
tương ứng của năm 2007 là 8,05 và 6,34 tấn/ha. Việt Nam có năng suất lúa 4,86 tấn/ha
cao hơn năng suất bình quân của thế giới là 4,15 tấn/ha nhưng chỉ đạt 60,30 % so với
năng suất lúa bình quân của Mỹ.
Những nước có sản lượng lúa nhiều nhất thế giới năm 2009 là Trung Quốc

187,04 triệu tấn, kế đến là Ấn Độ 141,13 triệu tấn; Indonesia 57,04 triệu tấn;
Bangladesh 43,50 triệu tấn; Việt Nam 38,87 triệu tấn; Myanmar 32,61 triệu tấn và
Thái Lan 27,87 triệu tấn.
Theo Daniel Workman (2010), thị trường gạo toàn cầu năm 2009 ước đạt 30 triệu
tấn. Trong đó châu Á xuất khẩu 22,1 triệu tấn chiếm 76,3 % sản lượng gạo xuất khẩu
toàn cầu, kế đến là Bắc và Trung Mỹ 3,1 triệu tấn (10,6 %), châu Âu 1,6 triệu tấn (5,4
%); Nam Mỹ 1,2 triệu tấn (4,2 %); châu Phi 952 ngàn tấn (3,3 %). Sáu nước xuất khẩu
gạo hàng đầu thế giới năm 2009 là Thái Lan 10 triệu tấn chiếm 34,5 % của tổng lượng
gạo xuất khẩu, Ấn Độ 4,8 triệu tấn (16,5 %), Việt Nam 4,1 triệu tấn (14,1 %), Mỹ 3,1

17


triệu tấn (10,6 %), Pakistan 1,8 triệu tấn (6,3%), Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan) là
901 nghìn tấn (3,1 %).

18


Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới năm 2009
Tên nước

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)


(tấn/ha)

(triệu tấn)

Thế giới

156,95

4,15

651,74

Châu Á

140,30

4,21

591,71

Trung Quốc

29,49

6,34

187,04

Ấn Độ


44,00

3,20

141,13

Indonesia

12,16

4,68

57,04

Bangladest

11,20

3,88

43,50

Thái Lan

10,36

2,69

27,87


Myanmar

8,20

3,97

32,61

Việt Nam

7,39

5,26

38,87

Philipines

4,25

3,76

16,00

Campuchia

2,54

2,35


5,99

Châu Mỹ

6,63

4,95

32,85

Brazil

2,90

3,81

11,07

Mỹ

1,11

8,05

8,95

Colombia

0,36


6,25

2,25

Ecuador

0,32

4,00

1,30

Châu Phi

9,38

2,50

23,48

Nigeria

3,00

1,55

4,67

Guinea


0,78

1,77

1,40

Châu Âu

0,60

5,77

3,49

Italy

0,23

6,42

1,49
(Nguồn: FAOSTAT, 2010)

So với năm 2000, diện tích lúa tồn cầu năm 2009 đã tăng 2,85 triệu ha, năng
suất tăng 0,21 tấn/ha, sản lượng tăng 52,78 triệu tấn.
Lúa là cây lương thực chính của châu Á. Đặc biệt ở vùng Đơng Nam Á (giáo
trình cây lúa Trần Văn Đạt, 2005; Bùi Huy Đáp, 1970). Lúa, ngơ, sắn, mía là những
cây trồng chính, là thu nhập chủ yếu của nông hộ.

19



Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
ở châu Á năm 2009
Cây trồng

Lúa
Lúa mì
Ngơ
Mía
Khoai lang
Sắn
Khoai tây
Lúa miến

Diện tích
(triệu
ha)

Châu Á
Năng
suất
(tấn/ha)

140,30
100,15
48,75
9,70
5,51
3,84

8,70
10,02

4,21
2,85
4,36
69,31
19,82
18,67
15,58
1,10

Sản
lượng
(triệu
tấn)
591,71
285,79
212,96
672,58
109,33
71,80
13,56
11,04

Đơng Nam Á
Diện tích
Năng
Sản
(triệu

suất
lượng
ha)
(tấn/ha)
(triệu
tấn)
46,33
3,88
180,24
0,12
1,19
0,14
8,85
3,25
28,80
2,21
63,05
139,50
0,51
8,03
4,14
3,31
18,00
59,61
0,15
14,14
2,12
0,03
1,73
0,05


(Nguồn: Hoang Kim et al. 2010 trích dẫn từ FAOSTAT 2010)
1.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước đã tiếp thu cách mạng xanh khá mau lẹ.
Năm 1987 trước đổi mới, sản lượng thóc chỉ đạt 15,1 triệu tấn đến năm 2007 thì sản
lượng thóc đạt 38,81 triệu tấn, gấp 2,57 lần. Đây là một tốc độ tăng trưởng cao so với
các nước trong khu vực và trên thế giới.

20



×