Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Mô hình khái niệm – mô hình đối tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.52 KB, 2 trang )

Mô hình khái niệm – mô hình đối tượng

Mô hình khái niệm – mô
hình đối tượng
Bởi:
Đoàn Văn Ban
Các khái niệm cơ bản
Một cách không hình thức, một khái niệm là một ý tưởng, sự vật, hoặc một đối tượng.
Hình thức hơn, một khái niệm có thể được suy nghĩ thấu đáo về các phương diện:
• Ký hiệu: những từ hay hình ảnh biểu diễn cho một khái niệm
• Định nghĩa về một khái niệm và
• Sự mở rộng bao gồm tập các ví dụ hoặc các thể hiện của một khái niệm.
Sự khác biệt chính giữa phân tích hướng đối tượng và phân tích có cấu trúc là sự phân
rã hệ thống thành các khái niệm (đối tượng ) thay vì phân rã thành các chức năng. Điểm
mấu chốt trong cách phân rã này là phải tìm những thực thể (cái gì -what?) hoạt động
trong hệ thống để sau đó quyết định thiết kế và cài đặt chúng nhằm thực hiện các chức
năng (yêu cầu) của bài toán. Do vậy, nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn phân tích hướng
đối tượng là tìm cách xác định các lớp đối tượng và các mối quan hệ của chúng trong hệ
thống.
Nhắc lại định nghĩa lớp trong UML, lớp là một mô tả về tập các đối tượng có cùng
chung các thuộc tính, các phương thức hành động, các mối quan hệ và giống nhau về
ngữ nghĩa. Chúng ta nhận thấy những khái niệm về thuộc tính, phương thức, thao tác và
các mối quan hệ thì dần từng bước sẽ được làm sáng tỏ trong các bước thực hiện của
quá trình phát triển hệ thống.
Các đối tượng trong hệ thống cần phải được phân biệt với nhau. Hai đối tượng có cùng
tập các tính chất, ví dụ hai sinh viên của lớp SinhVien có cùng tên, tuổi và thậm chí
cùng điểm thi, học cùng năm, v.v. nhưng vẫn phải có tính chất nào đó để phân biệt được
họ. Thuộc tính để phân biệt các đối tượng trong hệ thống chính là định danh (Identity).
Như vậy, những đặc trưng quan trọng của đối tượng là:

1/2




Mô hình khái niệm – mô hình đối tượng

• Định danh đối tượng: dùng để phân biệt với những đối tượng khác, ngay cả khi
chúng có các tính chất giống nhau. Mỗi đối tượng đều có một định danh và nó
được thiết lập khi đối tượng được tạo ra trong hệ thống.
• Tính bền vững của đối tượng: mỗi đối tượng đều có một thời gian sống (tồn tại
trong hệ thống) và điều này dẫn tới bản chất tĩnh của hệ thống. Những đối
tượng bền vững là những đối tượng được lưu trữ vào trong các CSDL ĐT.
• Mỗi đối tượng phải hoặc có thể tương tác với các đối tượng khác, điều này dẫn
đến bản chất động của hệ thống.
Khi xây dựng mô hình cho một hệ thống phần mềm thì những khái niệm được sử dụng
để tạo ra mô hình phải đơn giản, dễ hiểu, và làm cơ sở để trao đổi với nhau trong quá
trình phát triển hệ thống. Những khái niệm về nghiệp vụ phải được thiết kế lại sao cho
phù hợp với qui trình xử lý công việc hiện thời đồng có thể thích ứng được với xu thế
phát triển trong tương lai.
Trong UML, mô hình khái niệm của một hệ thống được mô tả bởi biểu đồ lớp. Vậy, vấn
đề quan trọng của giai đoạn này là xác định đầy đủ và chính xác các lớp đối tượng và
mối quan hệ của chúng trong hệ thống cần phát triển.
Như đã khẳng định ở chương III, quá trình phát triển phần mềm hướng đối tượng với
UML là được hướng dẫn bởi các ca sử dụng, nên các lớp đối tượng chủ yếu cũng sẽ
được xác định dựa trên cơ sở phân tích các ca sử dụng của hệ thống.

2/2



×