Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã xuân hòa – huyện nam đàn – tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.64 KB, 94 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

H

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Phạm Thị Thanh Xuân

Đ
ại

họ

cK

in

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thành Luân
Lớp: K41 KTNN
Niên khóa: 2007 - 2011

h



tế

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU Ở XÃ XUÂN
HÒA, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Huế, tháng 5 năm 2011

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này tôi xin cảm ơn ban
giám hiệu trường Đại học kinh tế - Đại học Huế, ban chủ nhiệm khoa kinh
tế và phát triển cùng các thầy cô giáo trong trường đã dạy bảo và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập.

SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

1


Khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo: TH.S Phạm
Thị Thanh Xuân người đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đề
tài khóa luận tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng
thống kê, UBND huyện Nam Đàn, UBND và bà con nhân xã Xuân Hòa đã
tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu cần thiết.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp

uế


đỡ tôi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này.

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

Huế, tháng 5, năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thành Luân

SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

2


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu đề tài. .................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài......................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................4

uế

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....................5

H

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................5

tế

1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế. ....................................................................5
1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế và bản chất của nó.....................................................5

h

1.1.1.2. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế. ........................................6

in

1.1.2 Vai trò và vị trí của sản xuất rau trong đời sống .......................................7
1.1.3 Đặc điểm của ngành sản xuất rau xanh. ..................................................10

cK


1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau...................................................11
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ....................................................14

họ

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................15
1.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới. .....................................................15
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam .....................................18

Đ
ại

1.2.3. Tình hình sản xuất rau ở Nghệ An và Nam Đàn. ...................................21

CHƯƠNG II. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU Ở XÃ XUÂN HÒA, HUYỆN
NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN................................................................................24
2.1. Tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu. .......................................................24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên. .................................................................................24
2.1.1.1. Ví trí địa lý, địa hình. ..........................................................................24
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn.................................................................24
2.1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI..........................................................25
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động. .............................................................25
SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

3


Khóa luận tốt nghiệp
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất..........................................................................27

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ................................................29
2.1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. ..........................30
2.1.3.1. Thuận lợi ............................................................................................30
2.1.3.2 Khó khăn ..............................................................................................31
2.2. Tình hình sản xuất rau tại xã Xuân Hòa....................................................31
2.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA. ............33

uế

2.3.1. Năng lực sản xuất của hộ........................................................................33
2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu, lao động............................................................33

H

2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ ........................................................35
2.3.1.3. Tình hình trang bị tư liệu phục vụ sản xuất.........................................37

tế

2.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra............................38
2.3.2.2. Năng suất sản lượng các loại rau của hộ điều tra. ...............................40

h

2.3.2.3. Tình hình đầu tư thâm canh của các hộ...............................................41

in

2.3.2.4. Kết quả sản xuất rau của các hộ điều tra .............................................45


cK

2.3.2.5. Hiệu quả sản xuất của các loại rau ở các hộ điều tra...........................47
2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau. .............51
2.3.3.1. Phân tích bằng phương pháp phân tổ thống kê. .................................51

họ

2.3.3.2. Phân tích bằng phương pháp hàm sản xuất .........................................55
2.3.4. Tình hình tiêu thụ rau. ............................................................................57

Đ
ại

2.3.4.1. Thị trường tiêu thụ...............................................................................57
2.3.4.2. Tình hình tiêu thụ rau ở các hộ điều tra ..............................................58

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
RAU Ở ĐỊA PHƯƠNG...........................................................................................60
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU Ở XÃ XUÂN HÒA .60
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ................................................................61
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch ..........................................................................61
3.2.2. Thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển
nông thôn...................................................................................................... 61
3.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống............65
SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

4



Khóa luận tốt nghiệp
3.2.4. Đẩy mạnh các khu quy hoạch trồng rau đầu tư theo hướng thâm canh .66
3.2.5. Khuyến khích phát triển công nghệ bảo quản chế biến rau quả sau thu hoạch.. 67
3.2.6. Đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ngay trong khâu sản xuất .67
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................70
I. KẾT LUẬN...................................................................................................70

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

II. KIẾN NGHỊ.................................................................................................71

SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

5



Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Lịch thời vụ theo các công thức luân canh .................................................38

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

Sơ đồ 2. Kênh tiêu thu rau của hộ điều tra................................................................58

SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

6



Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Trị giá xuất khẩu rau phân theo một số nước, khối nước và vùng lãnh thổ
chủ yếu năm 2010 ........................................................................................16
Bảng 2. Giá trị xuất khẩu rau từ năm 2008 đến 2010 ..............................................21
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Nam Đàn từ năm 2006 – 2010 ....22
Bảng 4: Tình hình dân số, lao động của xã Xuân Hòa giai đoạn 2009 – 2010........26

uế

Bảng 5: Tình hình đất đai của xã Xuân Hòa giai đoạn 2009 – 2010 .......................27
Bảng 6: Diện tích, năng suất và sản lượng rau của xã Xuân Hòa giai đoạn 2008 – 2010 ..... 32

H

Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2010 ................34
Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ năm 2010 ( BQ/hộ).................35

tế

Bảng 9: Trang bị tư liệu phục sản xuất rau của hộ ( BQ/hộ) ....................................37

h

Bảng 10: Cơ cấu diện tích và thời vụ gieo trồng rau của hộ điều tra năm 2010.......40

in


Bảng 11: Năng suất, sản lượng các loại rau của hộ điều tra năm 2010 ....................41
Bảng 12: Chi phí sản xuất các loại rau của các hộ năm 2010...................................42

cK

Bảng 13: Kết quả sản xuất rau của hộ điều tra năm 2010 (BQ/sào) ........................45
Bảng 14: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất rau của các hộ ......................49
Bảng 15. Phân tổ theo quy mô diện tích ...................................................................51

họ

Bảng 16. Phân tổ theo mức độ đầu tư .......................................................................54

Đ
ại

Bảng 17. Kết quả phân tích các hệ số tương quan ....................................................56

SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

7


Khóa luận tốt nghiệp

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phòng NN & PTNT

Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn


BVTV

Bảo vệ thực vật

CTLC

Công thức luân canh

CT

Công thức

CLĐ

Công lao động

ĐVT

Đơn vị tính

DT

Diện tích

NS

Năng suất

SL


Sản lượng

BQC

Bình quân chung

BQ

Bình quân

NN

UBND
KHTSCĐ
CPLĐGĐ

H

tế

h

Lao động

cK

NTTS

Nông nghiệp


Nuôi trồng thủy sản
Ủy ban nhân dân

họ



uế

Bộ NN & PTNT

in

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Khấu hao tài sản cố định
Chi phí lao động gia đình
Liên minh châu âu

GO

Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

MI


Thu nhập hỗn hợp

IPM

Phương pháp dịch hại tổng hợp

Đ
ại

EU

SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

8


Khóa luận tốt nghiệp

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
= 500 M2

1 HA

= 10 SÀO

Đ
ại

họ


cK

in

h

tế

H

uế

1 SÀO

SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

9


Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất rau.

-

Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất rau xanh tại xã

hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau.

Đưa ra định hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển

H

-

uế

Xuân Hòa - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An. Xác định các nhân tố ảnh

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:

tế

Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này tôi sử dụng các tài liệu
từ các nguồn sau:

Số liệu cho phần cơ sở nghiên cứu được thu thập từ niên giám thống kê của

h

-

in

huyện Nam Đàn, tổng cục thống kê và các sách báo, tạp chí.
Thu thập số liệu qua quá trình điều tra phỏng vấn các hộ sản xuất rau.


cK

Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp duy vật biện chứng:

họ

Là phương pháp luận xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài, là cơ sở lý
luận để nghiên cứu. Việc nghiên cứu một vấn đề luôn đặt trong sự tác động

Đ
ại

của các yếu tố môi trường xung quanh.
 Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu sơ cấp: điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. Điều tra 60 hộ trong tổng số

hơn 300 hộ sản xuất rau tại xã Xuân Hòa. Số phiếu điều tra sẽ được phát ngẫu nhiên
đến các hộ sản xuất rau trong xã.
+ Số liệu thứ cấp: dựa vào số liệu của phòng thống kê huyện Nam Đàn, văn
phòng thống kê, hợp tác xã nông nghiệp xã Xuân Hòa, phòng nông nghiệp huyện
Nam Đàn, sở nông nghiệp tỉnh Nghệ An, số liệu từ niên giám thống kê, sách, báo,
internet….
 Phương pháp chuyên gia:
SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

10



Khóa luận tốt nghiệp
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người người sản xuất rau xanh có kinh nghiệm
nhiều năm ở địa phương nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu
và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài.
 Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế:
Dựa vào số liệu thứ cấp thu được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ
thống các số liệu bằng các chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân
tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương

uế

pháp hạch toán kinh tế để phân tích, so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế
của địa phương và các hộ sản xuất rau.

H

 Phương pháp xử lý số liệu:

Sử dụng phần mềm SPSS để chạy hàm sản xuất và đánh giá các nhân tố ảnh

tế

hưởng đến thu nhập hỗn hợp (MI). Phân tổ thống kê đánh giá mối quan hệ
Kết quả đạt được:

h

giữa quy mô diện tích và mức độ đầu tư đến các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả.


in

Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất, sản lượng và diện tích trồng rau
của các hộ trên địa bàn xã Xuân Hòa nói riêng và huyện Nam Đàn nói chung có xu

cK

hướng tăng và ngày càng được đầu tư phát triển. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau
của các hộ đều thu được lợi nhuận khá cao. Khi sản xuất theo công thức luân canh
dưa chuột – mướp đắng – xu hào hiệu quả thấp hơn sản xuất theo công thức bí xanh

họ

– rau cải – đậu cove.

Việc sản xuất rau đa phần là do tự phát từ các hộ dân, manh mún, nhỏ lẻ chưa

Đ
ại

có quy hoạch tổng thể, việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật còn cho
các loại rau trên địa bàn nghiên cứu chưa được kiểm tra nghiêm ngặt vì thế sản
phẩm rau sản xuất ra chưa đảm bảo chất lượng, chưa được thị trường tiêu dùng tin
tưởng. Rau sản xuất có tính chất hàng hóa nhưng chưa hướng tới được thị trường
xuát khẩu.
Năng suất các loại rau của các hộ điều tra ở xã Xuân Hòa chịu tác động của
nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là phân chuồng và công lao động, tiếp đến là ảnh
hưởng của công thức luân canh đến hiệu quả sản xuất rau của hộ. Vì vậy cần chú
trọng và quan tâm đến các yếu tố này để có mức độ đầu tư hợp lý để sản xuất đtạ
năng suất cao hơn, rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

11


Khóa luận tốt nghiệp
Thị trường tiêu thụ rau còn hạn hẹp, chủ yếu là tiêu thụ ở các chợ trong huyện,
các siêu thị, nhà hàng ở thành phố Vinh, một số huyện lân cận… nên khâu tiêu thụ
sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do nghiên cứu đề tài.
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày. Cùng

uế

với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”.

H

Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít
hữu cơ, chất khoáng… Theo tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể

tế

hoạt động bình thường cần cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày, trong đó phải có
250-300 gam rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108 kg/năm – Trần Khắc


h

Thi). Như vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 – 9.180 nghìn tấn, tổng sản

in

lượng rau các loại năm 2006 đạt 9.650 nghìn tấn.

cK

Không như nhiều năm trước đây, các hộ dân sản xuất rau chỉ để cải thiện bữa
ăn cho gia đình, hay chỉ là tiêu thụ trong các chợ địa phương, hiện nay sau nhiều
năm thực hiện theo chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, rau xanh

họ

được đưa vào sản xuất như một giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, thu được
nhiều lợi nhuận, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần làm

Đ
ại

thay đổi bộ mặt nông thôn vùng sản xuất rau.
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, điều kiện rất thuận lợi

cho các loại rau quả phát triển. Vì thế rau quả Việt Nam là những loại rau nhiệt đới,
ngon, quý hiếm, đa dạng về chủng loại, được sản xuất và thu hoạch quanh năm nên
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước cũng như trên thị trường
thế giới. Diện tích trồng rau quả Việt Nam là 1.685.000 ha trong đó rau 910.000 ha,
quả 775.000 ha, sản lượng cả năm là 17.653.100 tấn. Trong đó, rau 10.969.300 tấn,

quả 6.500.000 tấn (số liệu năm 2007 của Cục trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn). Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 300 triệu USD rau qủa cho
trên 30 thị trường Châu Á, Chấu Âu, Bắc Mỹ.
SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

12


Khóa luận tốt nghiệp
Là một tỉnh Bắc Trung Bộ, khí hậu mang nặng tính chất nhiệt đới gió mùa,
diện tích đất đai rộng lớn và đội ngũ lao động nông thôn cần cù, nông dân tỉnh Nghệ
An đang tích cực sản xuất, đưa ra thị trường nhiều loại nông sản, rau màu, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng, hứa hẹn một mùa rau dồi dào trong dịp Tết Nguyên đán 2011.
Mặc dù bị thiệt hại nhiều do đợt mưa lũ hồi tháng 10 nhưng nhờ sự hỗ trợ từ Quỹ
dự trữ quốc gia nên các huyện trong tỉnh có lượng rau giống khá dồi dào. Hiện nông
dân ở Nghệ An đã gieo trồng 10.250 ha rau màu các loại để cung cấp cho thị trường

uế

Tết, tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Diễn Châu, Yên Thành,
Thanh Chương, Quỳ Hợp... với nhiều loại rau màu phong phú như bắp cải, xà lách,

H

diếp, củ cải, đậu, rau gia vị, bầu, bí, ớt, cà chua, dưa hấu, hành, xu hào, khoai tây,
khoai sọ, gừng... Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ

tế

An, mới đây Sở đã tiến hành kiểm tra, cấp chứng chỉ cho một số vùng sản xuất rau

an toàn đủ điều kiện ở TP Vinh, huyện Quỳnh Lưu và huyện Nghi Lộc. Sở Nông

h

nghiệp cũng đang tập trung chỉ đạo 3 vùng lớn là Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nam Đàn

in

để sản xuất rau an toàn cho vụ Đông Xuân.

cK

Nam Đàn là một huyện có diện tích trồng rau lớn của tỉnh, nghề trồng rau cũng
có từ lâu cho thu nhập khá đến thời điểm này. Ngoài việc khắc phục cơ bản hoàn
thành một số diện tích bị ảnh hưởng nặng từ trận lụt năm 2010 , toàn huyện đã

họ

khép kín gần 1.000ha rau màu hàng hoá, trong đó có 30% diện tích rau ngắn ngày
bước đầu đã cho thu nhập.

Đ
ại

Xã Xuân Hòa thuộc huyện Nam Đàn với đất đai màu mỡ, người dân có kinh
nghiệm trồng rau, từ nhiều đời nay sản xuất rau tại Nam Hòa không những đem lại
hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần vào việc tạo công ăn việc làm, cải thiện môi
trường và tận dụng tối đa nguồn lợi tự nhiên. Với diện tích trồng rau là 116 ha trong
tổng số 498 ha đất sản xuất nông nghiệp, rau Xuân Hòa đang dần trở thành thế mạnh
của vùng.Tuy nhiên một thực trạng hiện nay nghề trồng rau Nam Đàn nói chung, xã

Xuân Hoà nói riêng là do sản xuất rau ồ ạt chạy theo lợi nhuận kinh tế, nhiều hộ dân
đã sử dụng không đúng liều lượng các yếu tố đầu vào, cộng thêm ảnh hưởng từ các
yếu tố môi trường, hiệu quả sản xuất rau ngày càng thấp, chất lượng không đảm bảo.
Vấn đề đặt ra cho ban quản lý nông nghiệp huyện Nam Đàn, các cấp chính quyền địa
SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

13


Khóa luận tốt nghiệp
phương xã Xuân Hòa là phải tìm hiểu, nắm rõ và đánh giá lại một cách trung thực về
tình hình sản xuất rau trên địa bàn xã, nhằm tìm ra phương hướng, giải pháp đưa
hoạt động sản xuất rau đạt hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng rau sạch, đáp ứng được
yêu cầu, đòi hỏi khắt khe của thị trường.
Xuất phát từ thực tế đó tôi đã lựa chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở
xã Xuân Hòa – huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An”

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

uế

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất rau.

 Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất rau xanh tại xã

H

Xuân Hòa - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
kết quả và hiệu quả sản xuất rau.


tế

 Đề xuất giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển nghề sản xuất

in

3. Phương pháp nghiên cứu

h

rau trên địa bàn xã Xuân Hòa
 Phương pháp duy vật biện chứng:

cK

Là phương pháp luận xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài, là cơ sở lý
luận để nghiên cứu. Việc nghiên cứu một vấn đề luôn đặt trong sự tác động của
các yếu tố môi trường xung quanh.

họ

 Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu sơ cấp: điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. Điều tra 60 hộ trong tổng số

Đ
ại

hơn 300 hộ sản xuất rau tại xã Xuân Hòa. Số phiếu điều tra sẽ được phát ngẫu nhiên
đến các hộ sản xuất rau trong xã.
+ Số liệu thứ cấp: dựa vào số liệu của phòng thống kê huyện Nam Đàn, văn


phòng thống kê, hợp tác xã nông nghiệp xã Xuân Hòa, phòng nông nghiệp huyện
Nam Đàn, sở nông nghiệp tỉnh Nghệ An, số liệu từ niên giám thống kê, sách, báo,
internet….
 Phương pháp chuyên gia:
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người người sản xuất rau xanh có kinh nghiệm
SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

14


Khóa luận tốt nghiệp
nhiều năm ở địa phương nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu
và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài.
 Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế:
Dựa vào số liệu thứ cấp thu được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ
thống các số liệu bằng các chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân
tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương
pháp hạch toán kinh tế để phân tích, so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế

uế

của địa phương và các hộ sản xuất rau.
 Phương pháp xử lý số liệu:

H

Sử dụng phần mềm SPSS để chạy hàm sản xuất và đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập hỗn hợp (MI). Phân tổ thống kê đánh giá mối quan hệ


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

tế

giữa quy mô diện tích và mức độ đầu tư đến các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả.

Đàn - tỉnh Nghệ An

in

h

 Địa bàn nghiên cứu: Vùng sản xuất rau xanh tại xã Xuân Hòa – huyện Nam

cK

 Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng sản xuất rau ở địa phương qua
các năm 2008 - 2010 trong đó tập trung vào năm 2010, nhằm đưa ra định hướng và
giải pháp cho những năm tới.

họ

 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh sản
xuất rau của xã, những vấn đề sản xuất cũng như các yếu tố tác động đến kết quả và

Đ
ại

hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra năm 2010


SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

15


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế.
1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế và bản chất của nó.
Việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội phải

uế

xuất phát từ những luận điểm triết học Mác và những luận điểm của thuyết hệ thống.

H

Bản chất của hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là sự thực hiện yêu cầu của
việc tiết kiệm thời gian biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Theo Các

tế

Mác thì quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật quan trọng đặc biệt tồn tại trong
nhiều phương thức sản xuất, mọi hoạt động của con người phải tuân theo quy luật


h

đó. Với một mục đích nhất định, con người phải thực hiện trong một thời gian lao

in

động ít nhất hay nói cách khác trong một lượng thời gian nhất định, kết quả đạt

cK

được phải cao nhất. Như vậy hiệu quả là một phạm trù phản ánh yêu cầu của quy
luật tiết kiệm thời gian.

Theo giáo sư tiến sĩ Ngô Đình Giao “ Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất

họ

của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lí của nhà nước”.

Đ
ại

Còn theo giáo sư tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh “Hiệu quả kinh tế là phạm
trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực dể đạt mục
tiêu đã định”.

Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả kỹ thuật và


hiệu quả phân phối. Trong đó : hiệu quả kỹ thuật là mức sản lượng tối đa có thể đạt
được ở một mức chi phí nguồn lực nhất định trong điều kiện có nhiều công nghệ kỹ
thuật sản suất khác nhau”. Còn “Hiệu quả phân phối đề cập đến sự điều chỉnh các
chi phí nguồn lực và sản lượng để phản ánh các giá cả có liên quan và kỹ thuật sản
suất đã được chọn”.

SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

16


Khóa luận tốt nghiệp
Trong lĩnh vực kinh tế hiệu quả là mục tiêu, không phải là mục tiêu cuối cùng
mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch và quản lý kinh tế
nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, lợi ích lớn
nhất thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ
nhất. Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh qua các chỉ tiêu đặc
trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng tỷ lệ so sánh đầu ra và đầu vào của hệ thống
sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vào mục đích nhằm đạt được

uế

mục tiêu kinh tế xã hội. Vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất nó
có liên quan trực tiếp với nền sản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù, các quy luật

H

khác.

Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí


tế

bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có quan hệ mật thiết với nhau, chúng là
tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.

h

Từ những vấn đề trình bày ở trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù

in

kinh tế và việc sản xuất ra một lượng của cải lớn nhất với một lượng chi phí lao

cK

động xã hội nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

1.1.1.2. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế.
Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu

họ

được với chi phí bỏ ra.

H = Q/C

H: là hiệu quả kinh tế

Đ

ại

Trong đó:

Q: là kết quả thu được.
C: là chi phí bỏ ra.
Theo phương pháp này hiệu quả kinh tế được đánh giá cho các đơn vị sản xuất

với nhau, các nghành sản phẩm khác nhau qua các thời kỳ các nhau. Nó cũng phản
ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của các quá trình sản xuất kinh doanh.
Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế bằng kết quả giữa tỷ số tăng thêm với chi phí
tăng thêm để đạt được kết quả tăng thêm đó.
H = Q/C
Trong đó:

H: là hiệu quả kinh tế

SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

17


Khóa luận tốt nghiệp
Q: là kết quả tăng thêm
C: là chi phí tăng thêm
Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí
đầu tư thêm mang lại. Nó thường áp dụng để tính hiệu quả trong đầu tư thâm canh,
đặc biệt xác định được khối lượng tối đa hóa kết quả sản xuất tổng hợp.

Phương pháp 3: Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng mức chênh


Dạng thuận (toàn phần): H = Q - C
Dạng nghịch (cận biên): H = Q - C

uế

lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra đê đạt được kết quả đó.

H

Với cách tính này sẽ biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được là

tế

bao nhiêu. Tuy nhiên cách tính này không cho biết chi phí phải trả cho quy
mô của hiệu quả là bao nhiêu và không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của

h

các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau.

in

Trong sản xuất, muốn thu được kết quả thì phải bỏ ra những chi phí nhất

cK

định: nhân lực, vật lực, vốn liếng. so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ cho biết hiệu quả kinh tế của hoạt động sản
xuất kinh doanh, chênh lệch này càng cao thì hiệu quả sản xuất càng lớn.


họ

trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực, các hộ sản xuất, doanh nghiệp muốn
tồn tịa và phát triển phải sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý, đúng

Đ
ại

mức, phát huy hết công dụng và chức năng của nó để tạo ra kết quả cao nhất.
Có như vậy các hộ sản xuất, các doanh nghiệp mới có thể đáp ứng được đòi
hỏi của thị trường như hiện nay.
1.1.2 Vai trò và vị trí của sản xuất rau trong đời sống
Nhu cầu rau đối với con người.
Để tồn tại và phát triển con người sử dụng nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau.
Và rau đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong các bữa ăn hằng ngày. Xét
về góc độ dinh dưỡng thì các nhà khoa học đã tính toán và cho rằng: Để đủ năng
lượng cho cơ thể hoạt động bình thường mỗi người mỗi ngày cần khoảng 400g rau
SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

18


Khóa luận tốt nghiệp
xanh (theo bác sĩ PGS. Lê Bạch Mai phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia,
năm 2010). Trong khi đó theo thống kê ở nước ta bình quân chỉ tiêu này chỉ xấp xỉ
187g). Như vậy chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu.
Bên cạnh nhu cầu đáp ứng chưa đủ về mặt số lượng thì chất lượng rau ngày
càng đòi hỏi với mức cao hơn. Cũng như các loại thực phẩm khác, do chạy theo lợi
nhuận, thiếu hiểu biết hoặc những lý do khác mà các dư lượng độc hại cho cơ thể

trên rau vượt quá ngưỡng cho phép. (phân hóa học, kim loại nặng, vi sinh vật…).

uế

Điều này dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm (trong đó có rau) ngày một gia tăng.
Cho nên bắt buộc những người trồng rau phải có hướng sản xuất an toàn. Như vậy

H

sản xuất rau ở nước ta không chỉ tăng về sản lượng, tăng năng suất, tăng diện tích
mà còn sản xuất theo hướng an toàn.

tế

Giá trị dinh dưỡng

Có hàng loạt mục đích của nghề trồng rau, nhưng trước hết là cung cấp rau

h

xanh cho bữa ăn hằng ngày. Rau là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng là thực

in

phẩm cần thiết trong đời sống nhân dân.

cK

Ngành sản xuất rau là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Ngành sản xuất rau cung cấp cho chúng ta sản phẩm của loại cây hằng năm, cây hai

năm, hoặc cây thân thảo lâu năm như bắp cải, súp lơ, cà rốt… Rau là nguồn thực

họ

phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, cũng là loại thực phẩm không thể
thay thế. Trong các bữa ăn cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng trong thức ăn có nguồn

Đ
ại

gốc từ động vật bao gồm: Thịt, trứng, sữa, tôm, cua,cá… Loại thức ăn này chủ yếu
cung cấp protein và lipit.Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật bao gồm: Ngô, lúa,
khoai,sắn và rau. Lương thực cung cấp tinh bột, năng lượng cho cơ thể còn rau cung
cấp chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin A, B, C, D, E, K, PP. các muối
khoáng và chất xơ. Cơ thể muốn phát triển cân đối , điều hòa thì cần nhiều vitamin
là một trong những chất quan trọng, có tác dụng làm cho các hoạt động sinh lý của
cơ thể được bình thường. Vitamin có nhiều ở các loại rau, rau cung cấp khoảng 95 99% nguồn vitamin A, 60 - 70% nguồn vitamin B và gần 100% nguồn vitaminC.
Nếu ăn uống lâu ngày thiếu rau xanh thường xuất hiện các triệu chứng như: Da
khô, mờ mắt, quáng gà do thiếu vitamin A (có nhiều trong ớt, su hào, cà rốt, cà
SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

19


Khóa luận tốt nghiệp
chua), chảy máu răng, mệt mỏi suy nhược do thiếu vitamin C (có trong cải bắp, đậu
đũa, dưa chuột), lở loét do thiếu vitamin B2 (có trong rau muống), trẻ chậm lớn do
thiếu vitamin D, thiếu vitamin sẽ giảm sức dẻo dai, năng suất làm việc sút kém,
bệnh tật dễ phát sinh.
Ngoài việc cung cấp vitamin rau còn cung cấp một lượng chất khoáng đáng kể

như canxi, photpho, sắt có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chống thiếu máu, thêm dẻo dai
tăng sức chống đỡ bệnh tật, mặt khác là tăng khả năng đồng hóa protein. Lượng

uế

gluxit và protein trong rau bổ sung cho con người một phần năng lượng tuy không
nhiều lắm nhưng protein của rau chứa nhiều lizin (khoảng 5 - 7%) và với tỷ lệ axit

H

amin khác nhau nên ăn nhiều rau sẽ có tác dụng lớn trong việc nâng cac giá trị sử
dụng protein của rau. Chất xơ trong rau cũng giúp thuận lợi cho quá trình tiêu hóa

tế

và chống táo bón.

Ngoài ra nhiều loại rau quả còn chứa các kháng sinh thực vật chống một số

tỏi, diếp cá…

cK

Giá trị kinh tế của rau

in

h

bệnh tật có tác dụng như một loại dược liệu quý đối với cơ thể như cần tây, hành


Rau là nguyên liệu và là mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Nước ta là một nước
nằm trong vùng nhiệt đới, mùa Đông ở miền Bắc nước ta rất thích hợp cho nhiều

họ

loại rau có nguồn gốc từ các nước ôn đới. Nếu chúng ta biết phát huy lợi thế của các
loại rau vụ Đông thì chúng ta sẽ có một khối lượng rau rất lớn để xuất khẩu.

Đ
ại

Rau là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm: như công nghệ đồ hộp
(dưa chuột, cà chua, măng tây, đậu bắp…), công nghệ bánh kẹo (bí xanh, cà rốt,
khoai tây), công nghệ sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt), công nghệ chế biến
thuốc dược liệu (tỏi hành, gia vị), làm hương liệu (hạt mùi, ớt, cà chua).
Rau cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi để phát triển gia súc, gia cầm. Rau
là nguồn thức ăn có giá tri dinh dưỡng lớn đối với nghành chăn nuôi. Trung bình cứ
9kg rau cho một đơn vị thức ăn và 100g đạm tiêu hóa được tổng số đơn vị thức ăn
dành cho chăn nuôi rau chiếm từ 1/3 đến ½.

SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

20


Khóa luận tốt nghiệp
Rau dung là các vị thuốc: Một số rau được dung làm các vị thuốc tốt. Ví dụ
như hành khô, tía tô có tác dụng giải cảm, gừng để tránh gió, thì là chữa bệnh thiếu
máu, rau xà lách có tác dụng an thần, ngủ ngon…

Rau phần lớn là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn, đầu tư vật chất không
cao, khả năng trồng xen, trồng gối rất thuận lợi cho việc tăng diện tích gieo trồng
bằng hệ số sử dụng ruộng đất. Với những vùng lao động dồi dào, phát triển sản xuất
rau sẽ sử dụng hợp lý các nguồn lực về lao động và tự nhiên rất hiệu quả.

uế

Qua bảng ta có thể nhận thấy xuất khẩu rau của Việt Nam năm 2010 chủ yếu
vào hai thị trường lớn là Trung Quốc và EU. Lớn nhất vẫn là thị trường Trung Quốc

H

với 74,9 triệu USD. Bên cạnh đó giá trị xuất khẩu rau của Việt Nam vào một thị
trường khó tính và đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao như Nhật Bản năm 2010 đạt 35,6

tế

triệu USD là một kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên một số thị trường tiềm năng
khác vẫn chưa được khai thác như Oxtraylia, giá tri xuất khẩu năm qua mới chỉ đạt

h

5,9 triệu USD.

in

1.1.3 Đặc điểm của ngành sản xuất rau xanh.

cK


Rau là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc bố trí mùa vụ,
tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV và tổ chức lao động trong
sản xuất rau cần được sắp xếp hợp lý và khoa học.

họ

Hầu hết các Loại rau đều phải trải qua thời kỳ vườn ươm, sau đó mới trồng ra
ngoài ruộng sản xuất. Vì phần lớn hạt các loại rau đều rất nhỏ, rễ ăn nong nên cần

Đ
ại

gieo trên diện tích nhỏ ở vườn ươm để có điều kiện để chăm sóc. Cây có bộ rễ ăn
khỏe, ăn sâu, than lá phát triển, thích nghi với điều kiện ngoài đồng ruộng sản xuất.
Sản xuất rau đòi hỏi phải đầu tư nhiều công lao động.
Rau là ngành sản xuất mang tính hàng hóa, sản phẩm rau chứa hàm lượng nước

cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khó vân chuyển, khó bảo quản.
Rau là loại cây có nhiều sâu bệnh phá hoại và có môi trường rất thuận lợi cho sâu
bệnh phát triển. Vì vậy một trong những khâu quyết định quan trọng đến năng suất và
phẩm chất rau là cần dự tính và dự báo chính xác, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Rau là loại cây trồng thích hợp với chế độ trồng xen, trồng gối, gieo lẫn. Đây
là biện pháp kỹ thuật rất thích hợp đối với cây rau và đem lai hiệu quả kinh tế cao.
SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

21


Khóa luận tốt nghiệp
Rau là loại cây trồng rất nhạnh cảm với điều kiện ngoại cảnh, nhất là điều kiện thời

tiết khí hậu. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng là những yếu tố gây ra sự thay
đổi trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Rau đòi hỏi thời vụ nghiêm ngặt và
khẩn trương.
Sản xuất và tiêu thụ rau mang tính thời vụ, do đó khả năng cung cấp của chúng
có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp vụ. Nhu cầu tiêu
dùng là bất cứ thời điểm nào trong năm.

uế

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau
Để đánh giá một cách chi tiết ta phải xét đến các nhân tố ảnh hưởng, mức độ

H

tác động của từng nhân tố đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây để từ đó
thấy được những hướng tác động khác nhau của từng nhân tố mà có biện pháp thích

tế

hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau, chúng ta có thể xếp chúng thành những

+ Điều kiện khí hậu:

in

 Nhân tố tự nhiên.

h

nhân tố sau


cK

Khí hậu thời tiết là yếu tố có tính quy luật cho từng vùng ảnh hưởng đến sự
sống và phân bố của cây rau trên thế giới, trong đó có chế độ nhiệt ánh sáng, nước
ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ sinh trưởng, sức sống và khả năng cho năng suất

họ

cây rau. Cây rau thường phát triển với điều kiện khí hậu nắng ẩm, nhưng có nhiều
loại lại phát triển được trong điều kiện khí hậu thời tiết lạnh như bắp cải, dưa chuột

Đ
ại

thái… Vì vậy mỗi vùng khác nhau sẽ phù hợp với các loại rau khác nhau nên thời
tiết khí hậu thuận lợi, kết hợp với các yếu tố thuận lợi khác sẽ cho năng suất cao,
ngược lại thì rất dễ bị ảnh hưởng lớn làm năng suất giảm.
+ Điều kiện đất đai:
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất rau nói riêng. Thông thường rau thích hợp với loại đất tơi xốp
(đất cát, thịt pha cát), nó đòi hỏi về đặc điểm lý tính của đất rất cao, để sản xuất rau
có năng suất cao trên các loại rau khác nhau cần phải chú ý đầu tư phân bón, công
tác chăm sóc cũng như các biện pháp kỹ thuật thích hợp. Với những cánh đồng có
địa hình bằng phẳng đất đai tơi xốp, thích hợp với các loại rau khác nhau thì sẽ
SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

22



Khóa luận tốt nghiệp
thuận lợi trong việc mở rộng các diện tích, đầu tư thâm canh tăng năng suất từ đó
nâng cao sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, nghành trồng rau có hiệu
quả kinh tế khá cao, tăng thu nhập cho hộ gia đình, cải thiện đời sống.
+ Nguồn nước, thủy văn.
Rau là loại cây ít có khả năng chịu hạn, nó thường thích hợp với khí hậu nắng
ấm và ẩm cho nên những vùng khô hạn thì không thể sản xuất rau được hoặc chỉ
sản xuất được với diện tích hạn chế do phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước tưới

uế

cho rau. Khâu tưới nước cho rau là quan trọng nhất trong sản xuất rau, tùy có vùng
nếu nguồn nước đáp ứng đầy đủ thì khả năng phát triển sản xuất rau là cao hơn.

H

Nhìn chung nước ta có khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm và vùng núi cao
có khí hậu pha ôn đới nên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại rau xanh khác nhau,

tế

đất đai khá màu mỡ, có nhiều cánh đồng đã hình thành nhiều vùng sản xuất rau có
hiệu quả. Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên của nước ta còn có những tác động bất lợi

h

ch sản xuất rau như: Thiên tai, sâu bệnh, hạn hán… làm ảnh hưởng đến năng suất,

in


sản lượng rau.

cK

 Nhân tố Kinh tế - Xã hội
+ Thị trường tiêu thụ:

Sản xuất rau là sản xuất hàng hóa, do đó gắn với thị trường và giá cả, đây là

họ

yếu tố hạn chế hay thúc đẩy sản xuất rau. Những vùng sản xuất rau hầu hết đều có
điều kiện tự nhiên khí hậu khá tốt, nhưng phần lớn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ

Đ
ại

và giá cả cả hợp lý. Giá cả sản xuất rau thường thấp nên người sản xuất rau lo sợ
sản phẩm của mình làm ra không bán được thì sẽ hư hỏng và sẽ gây thiệt hại bởi vì
rau là sản phẩm ăn tươi dễ bị ép giá khi thu hoạch đại trà. Do đó sự phối hợp giữa
các cơ quan ban nghành và người dân là hết sức cần thiết để xác định giống rau và
diện tích trồng rau.
Ngoài giá bán thì giá các yếu tố đầu vào cũng tác động đến quyết định của
người sản xuất. Chúng là chi phí sản xuất, do đó sư tăng lên hay giảm xuống của
chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người sản xuất, từ đó nó tác động
đến quyết định của người sản xuất về quy mô.

SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

23



Khóa luận tốt nghiệp
Thị trường nông nghiệp phần lớn mang tính cạnh tranh hoàn hảo, tuy nhiên giá
cả nông sản thường bị ép giá trong đó thường kể đến mặt hàng rau quả, người sản
xuất thường nắm bắt được ít thong tin thị trường. nhu cầu thị trường… Do vậy đã
ảnh hưởng lợi ích của người sản xuất từ đó làm họ không yên tâm. Do đó sản xuất
cần phải theo định hướng, quy hoạch tránh tình trạng sản xuất tự phát gây ảnh
hưởng đến bà con nông dân.
+ Lao động:

uế

Lao động là một yếu tố quan trọng, có đủ lao động thì mới có xu hướng mở
rộng diện tích. Trồng rau đòi hỏi rất cao về điều kiện chăm sóc, thu hoạch nếu thiếu

H

lao động thì sẽ tạo ra sự trễ muộn traong chăm sóc thu hoạch, từ đó làm giảm năng
suất sản lượng. Bên cạnh đủ lao động sản xuất, thì đòi hỏi phải có lao động có kinh

tế

nghiệm, có kiến thức nắm bắt được quy luật sinh trưởng và phát triển của cây rau

+ Cơ sở hạ tầng:

h

mới cho kết quả cao.


in

Là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả kinh tế. Chúng bao

cK

gồm giao thong, thủy lợi, thông tin liên lạc, các dịch vụ về sản xuất và khoa học kỹ
thuật. Những yếu tố này tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến hiệu quả kinh tế của
sản xuất rau. Đặc biệt muốn sản xuất với quy mô lớn, sản xuất rau theo hướng an

họ

toàn thì nhất thiết phải đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo.
+ Tập quán canh tác.

Đ
ại

Đây là kinh nghiệm sản xuất được tích lũy qua nhiều thời gian của người dân,
trở thành nét đặc trưng của mỗi vùng. Sự tiếp thu kỹ thuật và năng suất cây trồng có
mối quan hệ chặt chẽ đến kiến thức và kỹ năng canh tác của người dân, nó được coi
là yếu tố quyết định đến năng suât rau.
Sản xuất rau thì khâu làm đất, chăm sóc đến thu hoạch đều chủ yếu sử dụng
sức lao động con người, tuy nhiên hiện nay với tiến bộ khoa học kỹ thuật, con người
có khả năng cơ giới hóa trong hoạt động sản xuất. Nhưng do tập quán canh tác mộ
số nơi tư lâu nay, người dân vẫn sử dụng lao động gia đình và sức kéo của trâu bò là
chính. Do đó mà ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và sức lao động của người nông

SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN


24


Khóa luận tốt nghiệp
dân, nhưng nó lại góp phần là giảm chi phí sản xuất, tận dụng được công lao động
nhàn rỗi và tạo tâm lý gắn bó người dân với ruộng đồng.
+ Chính sách khuyến nông.
Đây là chính sách quan trọng của nhà nước để thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp phát triển. Việc tổ chức các chương trình tập huấn về kinh doanh kỹ
thuật cho các hộ trồng rau là rất cần thiết. Đồng thời có sự hỗ trợ về vốn để người
sản xuất có điều kiện mở rộng quy mô và tăng cường thâm canh cho sản phẩm ngày

uế

cành phong phú về chủng loại, đảm bảo về chất lượng và tạo ra nhiều loại rau có giá
trị kinh tế cao. Các công tác khuyến nông của nhà nước nhằm giúp đỡ thúc đẩy sản

H

xuất có hiệu quả hơn, do vậy sự phối hợp giữa nhà nước và nhân dân là hết sức
quan trọng trong việc xác định nhiệm vụ ưu tiên, các cách thức biện pháp để giải

tế

quyết các vấn đề đó. Có như vậy thì công tác khuyến nông mới có hiệu quả và đi
đúng hướng.

in


h

1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, điều kiện thu thập số liệu chúng tôi sử dụng

cK

các chỉ tiêu sau để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra.
Hệ thống chỉ tiêu kết quả

Tổng giá trị sản xuất (GO) : là toàn bộ giá trị sản phẩm mà hộ gia đình sản

họ

xuất ra trong một chu kỳ nuôi.
GO = Pi x Qi

Đ
ại

Trong đó : Qi : khối lương sản phẩm thứ i
Pi : giá của sản phẩm thứ i
Chi phí trung gian (IC): là biểu hiện bằng tiền mà hộ nông dân bỏ ra trả cho

dịch vụ. Chi phí trung gian bao gồm: chi phí giống, chi phí tài chính, chi phí BVTV,
chi phí xăng dầu chạy máy để tưới tiêu, chi phí phân bón.
Tổng chi phí (TC) bao gồm: chi phí trung gian, chi phí tự có của gia đình
và chi phí khấu hao tài sản cố định.
Phần mới tạo ra trong chu kỳ (VA) chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm so
với chi phí sản suất mà chưa trừ khấu hao tscđ va công lao động gia đình.

VA = GO – IC
SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN

25


×