Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Lợi thế cạnh tranh quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.9 KB, 20 trang )

Giới thiệu qua M.Poter


Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia



Theo Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc ở hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương
trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nào đó.




Khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành của quốc gia đó.



Khi nền tảng của cạnh tranh càng chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thức mới thì vai trò của quốc gia càng tăng lên. Sự khác biệt về giá trị quốc gia, văn hóa, cấu trúc
kinh tế, thiết chế và lịch sử, tạo nên ưu thế quyết định sự thành công trong cạnh tranh.



Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu vì môi trường trong nước của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép nhất.

Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hóa thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những
lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.




Chẳng hạn, các nước nổi tiếng về du lịch như Ý và Thái Lan đã tận dụng lợi thế so sánh về thiên nhiên và các công trình văn hóa di tích lịch sử để phát triển ngành công


nghiệp không khói này rất thành công và hiệu quả.



Tuy nhiên, họ thành công không chỉ dựa vào những di sản văn hóa và thiên nhiên ban cho, mà vì họ đã tạo ra cả một nền kinh tế phục vụ cho du lịch với rất nhiều dịch
vụ gia tăng kèm theo, từ dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lễ hội đến các dịch vụ vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm và các chương trình tiếp thị toàn cầu. Điều đó đã
tạo cho họ có lợi thế cạnh tranh quốc gia mà các nước khác khó có thể vượt trội.





Lợi thế cạnh tranh quốc gia thường bị hiểu nhầm với lợi thế so sánh.




Tuy nhiên đây mới chỉ là cơ sở cho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho sự thành công trên thị trường quốc tế.

Trong đó, lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó của một quốc gia hoặc ngành kinh doanh của quốc gia đó, như những điều
kiện tự nhiên, tài nguyên hay con người. Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thường được coi là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển.

Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như : khách hàng, nhà đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia
tăng cao cho doanh nghiệp.


Mục tiêu kinh tế chính của một nước là tạo ra mức sống cao và ngày càng tăng cho người dân của mình. Làm được hay không tùy thuộc vào hiệu năng sử dụng các nguồn
lực (lao động và vốn). Theo Porter, những câu hỏi sau đây là quan trọng :

 Điều gì giúp cho các công ty và ngành công nghiệp của một nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, và điều gì thúc đẩy nền kinh tế của cả nước phát

triển?

 Tại sao những công ty đặt trụ sở ở một nước nào đó có khả năng tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới trong một
ngành nào đó ?

 Tại sao một quốc gia thường là nơi đóng trụ sở của rất nhiều công ty hàng đầu thế giới của một ngành nào đó?


Porter đã xây dựng lý thuyết về bốn thuộc tính lớn của một quốc gia hình thành nên môi trường cạnh tranh cho các công ty tại nước đó, và những thuộc tính
này thúc đẩy hoặc ngăn cản sự tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó :



Điều kiện về các yếu tố sản xuất – vị thế của một nước về các yếu tố sản xuất ví dụ như nguồn lao động có kỹ năng hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trong một
ngành cụ thể.





Các điều kiện về cầu – nhu cầu trong nước đối với hàng hóa hoặc dịch vụ của một ngành.
Các ngành hỗ trợ và liên quan – sự hiện diện hoặc không sẵn có của các ngành hỗ trợ và liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế.
Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành – các điều kiện quản lý các công ty được tạo ra, tổ chức, và quản trị như thế nào và bản chất của đối thủ cạnh
tranh trong nước.


Mô hình kim cương của M.Porter

Mô hình kim cương của M.Porter



Điều kiện các yếu tố sản xuất

Điều kiện yếu tố nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, kiến thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. nguồn lực chuyên ngành là thường cụ thể cho một
ngành công nghiệp và quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của nó các tài nguyên cụ thể có thể được tạo ra để bù đắp cho yếu tố bất lợi.


Các điều kiện về Cầu

Điều kiện nhu cầu trong thị trường nhà có thể giúp các công ty tạo ra một lợi thế cạnh tranh khi thị trường nhà tinh vi người
mua các công ty áp lực để đổi mới nhanh hơn và tạo ra các sản phẩm tiên tiến hơn so với các đối thủ cạnh tranh.


Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan

Các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ có thể sản xuất các yếu tố đầu vào quan trọng đối với sự đổi mới và quốc tế. Các
ngành công nghiệp cung cấp đầu vào chi phí - hiệu quả, nhưng họ cũng tham gia trong quá trình nâng cấp, do đó kích thích
các công ty khác trong chuỗi sáng tạo.


Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành
Công ty cơ cấu chiến lược, và sự cạnh tranhtạo thành yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh thứ tư. Cách thức mà các công
ty được tạo ra, mục tiêu đặt ra và được quản lý là rất quan trọng để thành công. Tuy nhiên, sự hiện diện của sự cạnh tranh
dữ dội trong các cơ sở nhà cũng rất quan trọng nó tạo ra áp lực phải đổi mới để nâng cấp khả năng cạnh tranh.





Và chính phủ sẽ ảnh hưởng đến (cũng như chịu ảnh hưởng từ) bốn yếu tố quyết định này, theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.




Về phía chính phủ, họ có thể hỗ trợ cho cạnh tranh hoặc ngược lại. Điều đáng lưu ý là nhiều cách mà chính phủ thực hiện để “giúp đỡ”
doanh nghiệp có khi lại làm hại doanh nghiệp trong dài hạn (ví dụ trợ cấp, phá giá nội tệ…), “Vai trò phù hợp của chính phủ là người thúc
đẩy và là kẻ thách thức… Ở cấp độ rộng nhất, một trong những vai trò thiết yếu nhất của chính phủ là báo hiệu”.

Theo Michael Porter, một nền kinh tế chỉ thành công khi nó khai thác được những thuận lợi và nhờ đó nâng cấp được các lợi thế cạnh tranh
của mình - một cách liên tục.



Điều kiện các yếu tố sản xuất của ngành du lịch Việt Nam

• Nguồn tài nguyên thiên nhiên : vị trí địa lý, khí hậu, hệ động thực vật..
• Nguồn tài nguyên nhân văn : Việt Nam có khoảng 40000 di tích, trong đó khoảng 25000 di tích được nhà nước xếp hạng
• Nguồn vốn và cơ sở hạ tầng
• Nguồn nhân lực du lịch

Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam


Điêù kiện về cầu du lịch Việt Nam

• Lượng khách du lịch nội địa ngày càng không ngừng tăng cao và đóng vai trò nòng cốt trong việc khẳng định giá trị của
một điểm đến trong nước.

• Đối tượng khách hàng khó tính này buộc các doanh nghiệp du lịch trong nước phải nâng cao chất lượng phục vụ nếu ko
muốn mất thị phần vào tay các công ty nước ngoài.



Các ngành hỗ trợ và liên quan

• Ngành giao thông vận tải : là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát
triển.

• Ngành thông tin và truyền thông : tiến bộ về công nghệ thông tin đêm lại cho du lịch Việt Nam những lợi thế nhất định.


Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội địa của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam

• Sự nở rộ về số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã tạo ra môi trường cạnh tranh sôi động và
không kém phần gay gắt và phức tạp đòi hỏi vai trò quản lý hệ thống, chặt chẽ của các bộ ngành liên quan.

• Chiến lược phát triển chung của du lịch Việt Nam là đạt mức tăng trưởng gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
và hướng tới phát triển du lịch bền vững


Vai trò của cơ hội

• Ảnh hưởng tích cực : Trở thành thành viên thứ 150 của WTO đánh dấu một giai đoạn mới trong hội nhập của kinh tế Việt
Nam nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng.

• Tác động tiêu cực : du lịch Việt Nam nhạy cảm với những cú sốc bên ngoài : dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế toàn cầu…


Vai trò của chính phủ

• Thông qua hang loạt các dự thảo, luật du lịch để điều chỉnh các quan hệ du lịch ở tầm cao hơn, khẳng định một lần nữa
vị thế của ngành Du lịch ngay từ trong đường lối, chính sách và thể chế



Việt Nam với mô hình kim cương
Michael Porter đã từng nói tại hội thảo “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam”, hôm 1/12/2008 :

"Việt Nam đã làm rất tốt trong việc đạt được tăng trưởng nhanh, phản ứng nhanh khi cần. Nhưng đó là trong ngắn hạn.
Các bạn còn thiếu một chiến lược dài hạn".

"Đa số doanh nghiệp không có chiến lược gì, chỉ phấn đấu làm việc nhiều hơn, chăm chỉ hơn".
 "Ở bình diện quản lý vĩ mô, những cải cách của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa chủ động và chưa đủ mạnh để đưa Việt Nam
thành một quốc gia có thu nhập trung bình"...



×