Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.43 KB, 15 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong những năm vừa qua, chúng ta đã thực hiện thành công việc áp dụng
“Đổi mới chương trình sách giáo khoa” và “ Đổi mới phương pháp dạy học” ở tất
cả các trường học trong cả nước. Việc đổi mới toàn diện này đã làm chất lượng
giáo dục của các trường được nâng cao một cách rõ rệt, góp phần nâng cao chất
lượng của nền giáo dục nước nhà.
Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt chiếm tầm quan trọng rất lớn. Nó
có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng :Nghe- Nói- Đọc- Viết
cho học sinh. Trong cuộc sống hằng ngày, nếu không biết đọc thì con người không
thể tiếp thu được nền văn minh của loài người. Đọc là một phân môn của chương
trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong
chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng
đọc- Một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở Tiểu học. Kỹ năng đọc có
nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu
được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi
học sinh đọc tốt viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách
chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình.
Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành
và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. Nên việc dạy học phải có định
hướng ngay từ lớp 1.
Mỗi bài tập đọc là một bức tranh nhỏ về hiện thực cuộc sống của con người
và thời đại… Các em càng đọc càng thêm hiểu biết về con người, về đất nước ta
trong quá khứ và trong hiện tại, càng thêm tin yêu ở con người và cuộc sống tương
lai. Với sự sáng tạo tuyệt vời của các nhà văn, nhà thơ, cuộc sống đi vào văn học
mang một vẻ đẹp mới, không còn cái trần trụi, cái thô mộc. Nó đã được hình tượng
hóa, điển hình hóa cao độ. Nó là cuộc sống song thông qua lăng kính chủ quan của
các tác giả nên ngời sáng lên và giàu chất thơ, chất mộng. Phải giúp học sinh cảm
nhận được vẻ đẹp của tác phẩm, từ đó rung cảm với tác phẩm để có thể đọc được
hay.
Đọc hay, đọc tốt các em sẽ thích đọc, từ đó các em tích lũy cho mình một vốn
từ ngữ. Các em không những hiểu được từ mà còn học cách sử dụng các từ ngữ đã


biết để viết đoạn văn và trình bày tư tưởng tình cảm của mình. Vốn đó sẽ được
1


nâng dần và làm phong phú khi học lên các lớp trên.
Tập đọc là môn học bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và hình thành
thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Vấn đề dặt ra là làm thế nào để giúp các em đọc đúng tiếng trong từ, trong câu, đọc
đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơi trong thơ và văn xuôi..
Với nhiều năm trực tiếp dạy lớp 1 tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạy phân môn
tập đọc. Đặc biệt là rèn cho học sinh không những chỉ đọc thông được văn bản mà
còn phải đọc đúng văn bản được đọc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em
đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt
nghỉ hơn trong văn bản thơ, cũng như văn bản văn xuôi. Từ lý do trên tôi chọn
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn tập đọc” nghiên cứu và
vận dụng vào công tác giảng dạy ở trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Tập đọc là phân môn thực hành vì vậy nhiệm vụ của nó là hình thành kỹ năng
đọc cho học sinh. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh. Dạy đọc
giáo dục lòng ham đọc sách cho học sinh giúp cho các em thấy được đây chính là
con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ phát triển. Tập đọc góp
phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu cái thiện
và cái đẹp, dạy cho các cách tư duy có hình ảnh.
Đối với học sinh lớp 1 - Lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô cùng
quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em
mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp
1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc

thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em mà mục tiêu của giờ
dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt bằng cách nêu
bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của
ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường tiểu học, mặt
âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một
trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là lý do
khiến cho trong nhiều trường hợp, học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc.
2


Đặc điểm của dạy tập đọc lớp 1 chính là ở chỗ :đây là bước chuyển tiếp từ dạy
“học vần” sang dạy “tập đọc” (ở lớp 2). Giờ tập đọc ở lớp 1 vận dụng cả phương
pháp học vần, cả phương pháp tập đọc. Yêu cầu của giờ tập đọc lớp 1 là củng cố hệ
thống âm vần đã đọc (nhất là các vần khó) đọc đúng tiếng, liền tiếng trong từ, trong
câu, đoạn, bài. Bước đầu biết cách ngắt hơi ở các dấu câu, biết lên giọng và hạ
giọng. Để làm tốt được những nhiệm vụ nêu trên, sáng kiến của tôi mục đích đưa ra
một số biện pháp để giúp học sinh đọc thông được văn bản và đọc đúng ngữ điệu
nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng nhằm nâng cao chất lượng của 1 giờ dạy tập
đọc ở lớp 1.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 1.

1.Thực trạng của giáo viên:
Được dự các tiết tập đọc chuyên đề của trường nói chung và của tổ nói riêng,
tôi nhận thấy phần lớn giáo viên đều đầu tư vào công tác soạn giảng cũng như
chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy. Phương pháp và hình thức dạy học có đổi mới, phù
hợp với đặc trưng môn học. Giáo viên có chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh, song
do thời gian bị hạn chế nên việc sửa lỗi do chỉ được thực hiện lướt qua khi luyện
đọc từ hoặc câu giáo viên thường chỉ cho học sinh luyện những từ và câu mà sách
giáo khoa yêu cầu chứ chưa chọn lọc ra những từ hoặc câu mà học sinh của mình
hay nhầm lẫn.

Khi dạy một tiết Tập đọc, nhiều giáo viên chưa thực sự chú ý rèn đọc cho học
sinh khi học sinh đọc sai. Số ít giáo viên chưa chú ý tới việc luyện cách đọc một
câu văn dài, học sinh đọc còn gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, số ít giáo viên chưa chú ý cho học sinh cách đọc đúng nhịp điệu
thơ, đọc ngắc ngứ những câu văn dài. Trong khi tìm hiểu nội dung bài, một số giáo
viên dành nhiều thời gian để giảng giải, đàm thoại (thầy hỏi – trò suy nghĩ, sau đó
gọi 1 – 2 em lên trả lời). Vì vậy, giáo viên chưa kiểm soát được số đông học sinh
trong lớp và dành nhiều thời gian hợp lý cho các em hoạt động tự tìm kiếm, lĩnh
hội kiến thức theo khả năng của mình.
Trong giờ tập đọc giáo viên còn làm mẫu nhiều mà chưa để các em tự phát
hiện ra cách đọc. Nhất là khi có người dự giờ thì giáo viên còn ít chú ý đến học
sinh yếu vì đối tượng này thường đọc chậm, làm mất thời gian, làm giảm tiến độ
của tiết dạy.
3


2.Thực trạng của học sinh:
Qua điều tra thực tế việc đọc của học sinh, tôi thấy thực trạng của học sinh
lớp tôi có ưu nhược điểm sau đây:
Phần đa học sinh trong lớp chăm ngoan, đi học chuyên cần, có đủ SGK 2 môn
Toán và Tiếng Việt. Đọc thông được văn bản và trả lời được câu hỏi trong sách
giáo khoa.
Bên cạnh đó còn một số học sinh ngồi học không đúng tư thế, cầm sách đọc
tuỳ tiện, mắt nhìn quá gần với sách. Phần đa là học sinh dân tộc thiểu số nên các
em chưa mạnh dạn trước đông người, đọc và trả lời câu hỏi lí nhí không đủ để học
sinh trong lớp nghe.
Do tập tục địa phương nên các em rất hay đọc ngọng phụ âm l/n, ch/tr, s/x và
ngọng về dấu hỏi – ngã. Một số em khi được gọi đọc bài còn mắc nhiều lỗi phát
âm, trả lời không đủ câu, đọc kéo dài
Một số học sinh yếu vừa đọc vừa đánh vần, số đông học sinh khác đọc trôi

chảy song chưa biết nhấn mạnh ở các từ ngữ cần chú ý cũng như cách ngắt nghỉ
đúng dấu câu.
Ví dụ: Chỗ ngừng giọng giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa động từ và bổ ngữ. Đó
là chưa kể trong thơ, hầu như người ta đã bỏ các dấu câu, nhiều bài văn xuôi tác giả
không dùng các dấu phẩy như yêu cầu của giáo viên. Đây là nguyên nhân dẫn đến
học sinh không đọc đúng chỗ ngắt giọng ở những câu dài có cấu trúc ngữ pháp
phức tạp.
Tôi thực hiện khảo sát tiết tập đọc thu được kết quả như sau:
Lớp 1A

Học sinh đọc đúng
văn bản ( lưu loát)
Số HS

22 em

Tỷ lệ

Học sinh đọc còn
đánh vần
Số HS

TL

HS đọc ngọng, phát
âm không chuẩn
Số HS

T
L


10

45,4 %

5

22,7%

7

31,9%

III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

Từ thực trạng nêu trên để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm
thực tế của học sinh. Tôi đã vận dụng một số biện pháp dạy học sau để nâng cao
hiệu quả của giờ tập đọc ở lớp 1 như sau:
1. Giúp học sinh chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc đọc.
4


Trước hết Tôi hướng dẫn học sinh cách ngồi đọc sao cho đúng tư thế. Khi ngồi
đọc cần phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng
30-35 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi, học sinh phải
bình tĩnh, tự tin, không vội vàng đọc ngay.
Học sinh cần đọc to, rõ ràng. Khi đọc thành tiếng, học sinh có thể đọc cho
mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai. Đọc cùng với phát biểu trong lớp là hai
hình thức giao tiếp trước đám đông đầu tiên của trẻ em nên giáo viên phải coi trọng
khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công, tạo cho các em sự tự tin cần thiết. Khi

đọc thành tiếng, giáo viên cần cho các em hiểu rằng các em đọc không phải chỉ cho
mình cô giáo mà để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn để cho tất cả
những người này nghe rõ. Nhưng như thế không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào
lên.
Giáo viên nên cho học sinh đứng trên bảng để đối diện với những người nghe.
Tư thế đứng đọc phải vừa đàng hoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và
cầm bằng hai tay.
2.. Giáo viên đọc mẫu.
Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích mẫu hình thành kỹ năng đọc của
giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc đúng rõ ràng, trôi chảy và diễn
cảm. Tôi yêu cầu lớp ổn định trật tự tạo cho học sinh tâm lý nghe đọc, hứng thú
nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao
quát lớp, không đi lại, cầm sách mở rộng, thỉnh thoảng mắt phải dừng sách nhìn lên
học sinh nhưng không để bài đọc bị gián đoạn.
Đối với học sinh lớp 1 giai đoạn đầu (khoảng 2 → 3 bài đầu) giáo viên chép
bài đọc lên bảng rồi học sinh theo dõi giáo viên đọc ở trên bảng, nhưng ở giai đoạn
sau giáo viên nêu yêu cầu học sinh theo dõi bài ở sách giáo khoa để tạo cho các em
có thói quen làm việc với sách.
3. Hướng dẫn học sinh đọc.
Sách giáo khoa tập đọc lớp 1 chủ yếu có 2 dạng bài:
- Dạng thơ, chủ yếu là thể thơ 4 – 5 tiếng
- Dạng văn xuôi
Cụ thể là trong 42 bài đọc thì có:
- 23 bài dạng văn xuôi
5


- 19 bài dạng thơ
Việc hướng dẫn đọc đúng được thể hiện trong tiết 1
3.1. Luyện đọc đúng: từ ngữ.

Đối với lớp 1 dù ở bất kỳ dạng bài nào văn xuôi hay thơ thì trước khi luyện
đọc đúng toàn bài bao giờ học sinh cũng được ôn luyện âm vần. Trong phần này
các em ôn luyện vần trên cơ sở luyện đọc những từ khó, hay nhầm lẫn khi đọc có ở
trong bài. Để thực hiện được tốt phần này, ngoài việc cần lựa chọn thêm những từ
ngữ khác mà học sinh trong lớp mình hay nhầm lẫn hoặc phát âm sai để cho các em
luyện đọc. Trong thực tế, hàng ngày lên lớp tôi vẫn thực hiện điều này.
Ví dụ: Bài “Bàn tay mẹ” ( Trang 55/ TV lớp 1- Tập 2)
Sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện đọc các từ sau
“ yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương”
Khi dạy, dựa vào tình hình đọc của lớp ngoài những từ trên tôi đã tìm thêm
một số từ ngữ khác cần luyện đọc đúng đó là các từ ngữ: “bàn tay, hằng ngày, giặt
một chậu tã lát đầy, gầy gầy…” Sở dĩ tôi đã lựa chọn thêm những từ ngữ này bởi vì
thực tế ở lớp tôi dạy vần còn một số ít em đọc chưa tốt, các em hay nhầm lẫn vần, phụ
âm đầu và dấu thanh. Cụ thể như:
Từ
Bàn tay
Hằng ngày
Giặt một chậu tã lót đầy
Gầy gầy

Học sinh đọc nhầm
Bàng tai
Hàng ngài
Giặc một chạu tã lót đày
Gày gày

Ví dụ: Bài “Hoa Ngọc Lan”
( Trang 64/ TV lớp 1- Tập 2)
Sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện đọc các từ sau
“ Hoa lan, lá dày, lấp ló”

Khi dạy, dựa vào tình hình đọc của lớp ngoài những từ trên tôi đã tìm thêm
một số từ ngữ khác cần luyện đọc đúng đó là các từ ngữ: “xanh thẫm, nụ hoa, cánh
xoè ra duyên dáng, ngan ngát, toả khắp vườn, khắp nhà…” Sở dĩ tôi đã lựa chọn thêm
những từ ngữ này bởi vì thực tế ở lớp tôi dạy vần còn một số ít em đọc chưa tốt, các em
hay nhầm lẫn vần, phụ âm đầu và dấu thanh. Cụ thể như:
Từ
Xanh thẫm
Nụ hoa

Học sinh đọc nhầm
Sân thấm
Nụ hao
6


Cánh xoè ra duyên dáng
Cánh xèo ra duyên dáng
Ngan ngát
Ngan ngác
Giáo viên cũng nên để cho học sinh tự nêu những từ mà các em cảm thấy khó
đọc trong khi phát âm.
Ví dụ: Bài “Chú công” ( Trang 97/ TV lớp 1- Tập 2)
SGK chỉ yêu cầu luyện đọc từ “nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh” nhưng
các em học sinh lớp tôi đã nêu ra được 2 từ mà các em cho là khó đọc đó là: “màu
sắc, xoè tròn” vì khi đọc dễ bị lẫn “màu sắc” với “mầu sắc”, “xoè tròn” với “xèo
tròn”
Khi luyện đọc từ ngữ, tôi gọi nhiều học sinh yếu đọc. Đồng thời nếu em đọc
còn chậm, nhận diện vần còn lâu thì tôi yêu cầu em phân tích từng tiếng một. Tuy
nhiên để giúp các em yếu đọc tốt tôi cũng cần gọi một vài em giỏi đọc trước vì các
em này đọc to, chính xác nên các em yếu sẽ bắt trước mà đọc tốt hơn. Tuy vậy,

cũng cần chỉ các từ không theo thứ tự để tránh các em yếu “đọc vẹt”. Sau khi học
sinh đọc được từ, tôi kết hợp giảng nghĩa của từ luôn, có thể bằng tranh, ảnh, vật
thật để giúp các em đọc hiểu được nghĩa của từ mà đọc được đúng hơn. Cần tăng
cường cho các em nhận xét nhau đọc, đúng hay say, nếu sai thì ở đâu, các em có
thể tự sửa lại cho bạn. Nếu học sinh không làm được việc đó, tôi kịp thời uốn nắn
sửa sai ngay cho các em. Nhất thiết phải có khen chê kịp thời. Sau đó cả lớp sẽ đọc
đồng thanh thứ tự các từ khó
Không chỉ luyện đọc đúng từ trong giờ tập đọc mà trong các tiết tăng cường
Tiếng Việt tôi cũng luôn đưa ra những bài tập phân biệt phụ âm đầu và vần để giúp
các em phát âm tốt hơn.
Ví dụ: Dạng bài tập điền vần hoặc điền phụ âm đầu.
+ Bài tập 1: Điền l hay n..
….o…..ắng ; …o…ê ; ….í….ẽ ; ….áo…ức
+ Bài tập 2: Điền r, d, gi.
… ộn….ã , …..ập ….ờn ,
tháng…..iêng
+ Bài tập 3: Điền s, x
…ản …uất ; …anh….anh
; …o….ánh
…ung phong ;
….ừng…ững
+ Bài tập 4: Điền vần ăc, ăt hay ăp
m….. trời
;
m….. áo
;
đôi m ….
7



kh… nơi ,
th……. nến
+ Bài tập 5: Điền vần anh hay ăn
ch..… len ; c……nhà ; m…. khoẻ ; bức tr……
Sau khi học sinh điền xong giáo viên phải yêu cầu và kiểm tra các em đọc.
Nếu các em đọc sai tôi phải kịp thời uốn nắn ngay. Phần luyện đọc từ nếu giáo viên
làm tốt, hướng dẫn học sinh đọc kỹ sẽ giúp cho các em đọc trơn bài đọc tốt hơn.
3.2. Luyện đọc đúng: dạng thơ.
Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh con người và thời đại một cách
cao đẹp, thơ rất giàu chất trữ tình. Vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện được tình cảm
của tác giả gửi gắm trong từ, từng dòng thơ, nhịp thơ để truyền cảm xúc đến người
nghe. Vì vậy đọc thơ phải đọc đúng dòng thơ, vần thơ, thể thơ để thể hiện sắc thái,
tình cảm. Khi dạy bài tập đọc là thơ thì một công việc không thể thiếu được đối với
giáo viên và học sinh đó là ngắt nhịp câu thơ. Thực tế cho thấy học sinh mắc lỗi
ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ. Học sinh tìm
được trong bài có những dấu câu thì ngắt nhịp ra sao. Do vậy khi dạy những bài
đọc thơ ở giai đoạn đầu tôi thường chép lên bảng các câu thơ cần chú ý ngắt giọng
rồi hướng dẫn
Ví dụ: Bài “Tặng Cháu” ( Trang 49/ TV lớp 1- Tập 2)
Vở này / ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu / gọi là.
Mong cháu / ra công mà học tập
Mai sau / cháu giúp nước non nhà..
Học sinh sẽ được luyện đọc từng câu rồi đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài.
Giáo viên có thể cho các em dùng ký hiệu đánh dấu vào sách để khi đọc không bị
quên.
Đến giai đoạn sau (khoảng từ giữa học kỳ II trở đi) tôi đã để học sinh nhìn vào
sách và nêu cách ngắt giọng của mình ở từng câu thơ (vì những bài thơ của lớp 1
thường là ngắn nên công việc này cũng không chiếm quá nhiều thời gian trong tiết
dạy). Nếu học sinh nói đúng giáo viên công nhân ngay và cho các em đánh dấu

luôn vào sách. Nếu học sinh nói sai giáo viên sửa lại cho học sinh.
Ví dụ : Bài “Mẹ và cô” ( Trang 73/ TV lớp 1- Tập 2)
Học sinh thường ngắt nhịp như sau:
8


Buổi sáng / bé chào mẹ
Chạy tới ôm / cổ cô
Buổi chiều / bé / chào cô
Rồi sào / vào lòng mẹ
Mặt trời / mọc / rồi lặn
Trên đôi chân / lon ton
Hai chân trời / của con
Là mẹ / và cô giáo
Tôi đã sửa lại những câu học sinh sai và nêu cho các em thấy tại sao ngắt nhịp
như vậy lại là sai.
Ví dụ: Câu “chạy tới ôm cổ cô” ngắt nhịp như trên là sai vì “ôm cổ cô”là một
cụm từ liền nhau, nếu ngắt giọng ở sau chữ “cổ” thì cụm từ đó sẽ bị tách ra và
nghĩa của nó sẽ không rõ ràng. Hay câu “Buổi chiều bé chào cô” cũng tương tự tôi
đã sửa cách đọc bài thơ trên như sau:
Buổi sáng / bé chào mẹ
Chạy tới / ôm cổ cô
Buồi chiều / bé chào cô
Rồi / sà vào lòng mẹ
Mặt trời mọc / rồi lặn
Trên đôi chân lo ton
Hai chân trời / của con
Là mẹ / và cô giáo
Ví dụ : Bài “Kể cho bé nghe” ( Trang 112/ TV lớp 1- Tập 2)
Khi đọc học sinh thường ngắt mỗi dòng thơ một lần là do thói quen nhưng tôi

đã sửa lại và hướng dẫn cho các em cách đọc vắt dòng: cuối dòng 1 đọc vắt luôn
sang dòng 2, cuối dùng 3 đọc vắt luôn sang dòng 4. Cứ như thế cho đến hết bài.
Bên cạnh việc rèn đọc đúng trong các giờ tập đọc ở trên lớp thì trong các tiết
tăng cường tiếng Việt tôi cũng thường đưa ra những câu thơ hoặc bài thơ ngắn để
giúp học sinh luyện đọc và ngắt giọng, cũng có thể đó là những câu ứng dụng hay
bài ứng dụng đã có ở phần học vần.
Ví dụ:
“Lá thu kêu xào xạc
9


Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Hay
“Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra”
3.3. Luyện đọc đúng: dạng văn xuôi.
Thơ phản ánh hiện thực bằng phương thức trữ tình, còn văn xuôi phản ánh
hiện thực bằng phương pháp tự sự. Ngôn ngữ văn xuôi là ngôn ngữ tự sự, miêu tả:
ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của tác giả.
Ngôn ngữ tác giả thường là lời dẫn chuyện, kể, tả…khi đọc cần nhấn giọng
vào các từ gợi tả. Ngắt giọng ở các dấu câu, hạ giọng dưới câu kể.
Ngôn ngữ nhân vật thường là ngôn ngữ đối thoại, phải đọc với giọng đối
thoại (ngôn ngữ nói).
Cách ngắt giọng: khi đọc ngắt giọng theo cụm từ có nghĩa hoặc khi có dấu
câu.
- Ngắt sau dấu phẩy: nghỉ ngắn.
- Ngắt sau dấu chấm: nghỉ dài, hạ thấp giọng.

- Ngắt sau dấu hỏi: cao giọng.
- Ngắt sau dấu chấm lửng: kéo dài hoặc hơi ngừng giọng.
Ví dụ: Bài “Vì bây giờ mẹ mới về” ( Trang 88/ TV lớp 1- Tập 2)
Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc từng câu thoại của mẹ và của con. Những câu
hỏi của mẹ:
Con làm sao thế ? Đứt khi nào thế ? (đọc lên giọng cuối câu)
Những câu trả lời của cậu bé.
Con bị đứt tay. Lúc nãy ạ ! Vì bây giờ mẹ mới về (đọc xuống giọng ở cuối câu)
Ví dụ : Bài “Đầm sen” ( Trang 91/TV lớp 1- Tập 2)
Học sinh đã phát hiện ra câu dài trong bài là ngắt giọng như sau:
“Suốt mùa sen / sáng sáng lại có những người ngồi trên thuyền nan / rẽ lá /
hái hoa”
Tôi đã bổ sung thêm cách nghỉ hơi cho các em như sau:
10


“Suốt mùa sen , / sáng sáng / lại có những người ngồi trên thuyền nan / rẽ lá /
hái hoa //”
Tôi giải thích ta ngắt ở sau từ “sáng sáng” để nhấn mạnh thêm về thời gian mà
con người đi thăm đầm sen.
Hoặc bài “ Sau cơn mưa”
“Mẹ gà mừng rỡ / ‘tục tục’ / dắt bầy con / quây quanh vũng nước / đọng trong
vườn”
Tôi giải thích ngắt hơi ở từ ‘tục tục” là để nhấn mạnh tiếng kêu của gà mẹ gọi
con.
Đối với những bài có lời thoại, giáo viên phải hướng dẫn kỹ học sinh cách lên
giọng cuối câu hỏi và xuống giọng cuối câu kể (câu trả lời)
Ví dụ: Bài “Hoa ngọc lan” ( Trang 164/ TV lớp 1- Tập 2)
Câu dài trong bài cần hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi là:
“Ở ngay đầu hè nhà bà em / có một cây hao ngọc lan.”

“ Vào mùa lan, sáng sáng, bà thường cài một búp lan/ lên mái tóc em.”
Tôi đã chép câu này lên bảng và hướng dẫn cách ngắt hơi như trên .
Hoặc có thể cho học sinh đọc theo phương pháp đóng vai
Ví dụ như bài: “vẽ ngựa”, “vì bây giờ mẹ mới về” , “người trồng na”.
Sau khi sửa xong lỗi ngắt giọng cho học sinh. Tôi gọi nhiều em đọc, các học
sinh khác nghe và nhận xét bạn đọc.Việc luyện đọc cho học sinh đọc đúng từ, câu
sẽ giúp cho việc đọc đoạn, bài được trôi chảy, lưu loát hơn và học sinh nắm chắc
được cách đọc đúng văn bản được học mà không phải tình trạng học vẹt. Để tiết
học nhẹ nhàng, không nhàm chán mà lại nhiều em được luyện đọc.Tôi tổ chức đọc
theo nhiều hình thức khác nhau như đọc cá nhân, đọc theo nhóm, theo tổ hoặc đồng
thanh. Những hình thức này còn giúp tôi kiểm soát được khả năng đọc của toàn thể
học sinh trong lớp.
3.4. Luyện đọc củng cố và nâng cao.
Để giúp học sinh đọc bài một cách chắc chắn, tôi luôn dành thời gian để luyện
đọc củng cố và nâng cao. Trong phần này tôi cho học sinh luyện đọc cá nhân Tôi
chú ý tới các em đọc yếu để em đó được tham gia đọc và động viên khích lệ kịp
thời. Trong quá trình học sinh đọc tôi quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho các
em. Đối với những bài đọc có lời đối thoại tôi cho các em đọc theo lối phân vai.
11


Đối với bài thơ cần cho các em đọc nhiều. Một tiết học tập đọc chỉ có 35 – 40 phút
vì vậy để đảm bảo thời gian và chất lượng giờ học, học sinh phải đọc trước văn bản
ở nhà. Tôi có sự chuẩn bị chu đáo và đưa ra các tình huống có thể xảy ra khi hướng
dẫn học sinh đọc cho đúng, cho hay. Tôi luôn trau dồi kiến thức, luôn thay đổi
phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong giờ học, tôi
chỉ là người hướng dẫn, tổ chức để học sinh tự tìm ra kiến thức.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
Lớp 1A
(22 em)


HS đọc đúng văn
bản ( lưu loát)
Số HS
TL

Kết quả sau khi
vận dụng các
biện pháp trên

HS đọc còn đánh
vần
Số HS TL

HS đọc ngọng, phát
âm không chuẩn
Số HS
TL

10

45,4 %

5

22,7%

7

31,9%


18

88,0%

2

9,0%

2

9,0%

So sánh 2 kết quả thu được ở trên tôi nhận thấy việc áp dụng một số biện
pháp nêu trên vào việc hướng dẫn học sinh luyện đọc đã phát huy được tính chủ
động sáng tạo và tạo được sự hứng thú say mê của học sinh. Chất lượng dạy và học
phân môn tập đọc được nâng lên rõ rệt, là cơ sở giúp các em học tốt các môn học
khác trong trường phổ thông.
C. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
I. KẾT LUẬN.

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện để dạy phân môn tập đọc mà nội dung
trọng tâm là giúp học sinh lớp 1 học đọc tốt. Tôi thấy rằng đây là một phương pháp
và hình thức nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh vì khi thực hiện phương
pháp và hình thức này học sinh hoàn toàn chủ động tự giác sáng tạo và tích cực tiếp
thu tri thức mới. Đây là mục đích của quá trình dạy học hiện nay và hoàn toàn phù
hợp với đặc điểm phát triển sinh lý của học sinh lớp 1.
Để giờ dạy tập đọc đạt kết quả cao giáo viên cần áp dụng linh hoạt các biện
pháp trong phần luyện đọc đúng. Tuỳ từng bài giáo viên chọn các biện pháp phù
hợp để làm sao đạt kết quả cao nhất trong giờ tập đọc. Đồng thời người giáo viên

12


phải thực sự năng động, sáng tạo, luôn trăn trở tìm tòi suy nghĩ, hình thức tổ chức
dạy học. Trong quá trình dạy học Tập đọc phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của
học sinh. Học sinh lớp 1, các em thích được động viên, khuyến khích, thích được
chiều chuộng, gần gũi. Để thực hiện mỗi tiết dạy, giáo viên cần hiểu thật rõ, nắm
vững nội dung, yêu cầu của từng tiết, toàn bài phải đọc giọng điệu chung như thế
nào, tốc độ, cường độ, chỗ nào phải nhấn giọng, hạ giọng, từ nào, câu nào học sinh
hay đọc sai, đọc lẫn… để giờ dạy có hiệu quả.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM..

Để giờ dạy tập đọc đạt kết quả cao giáo viên cần áp dụng linh hoạt các biện
pháp trong phần luyện đọc đúng. Nắm chắc đặc trưng của phân môn Tập đọc 1,
trong giờ học, tôi phân bố thời gian theo trình tự giáo án nhưng chú trọng các yếu
tố như:
Đọc mẫu của giáo viên: Đọc mẫu nhằm giới thiệu, tạo hứng thú và tâm thế
học tập.
Nếu giáo viên đọc mẫu cho học sinh tốt cũng đã dạy cho học sinh được rất
nhiều. Đọc câu, đoạn nhằm minh họa, hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh tự tìm cách
đọc.
Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng đọc,
nghe và nói. Đọc là quá trình tiếp nhận thông tin; do đó các kỹ năng đọc, nghe và
nói có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự tạo thành các kỹ năng này giúp học sinh
đạt kết quả cao trong giao tiếp.
Giáo viên cần nắm chắc đặc trưng của phân môn Tập đọc 1, trong giờ học, tôi
phân bố thời gian theo trình tự giáo án nhưng chú trọng đến yếu tố: “ Đọc mẫu của
giáo viên” Đọc mẫu nhằm giới thiệu, tạo hứng thú và tâm thế học tập.
Nếu giáo viên đọc mẫu cho học sinh tốt cũng đã dạy cho học sinh được rất
nhiều. Đọc câu, đoạn nhằm minh họa, hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh tự tìm cách

đọc. Muốn có kết quả cao thì cả thầy lẫn trò đều phải cố gắng, phải kiên trì trong
quá trình rèn đọc. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn cố gắng đọc đúng, đọc chuẩn,
diễn cảm.
Ngoài ra còn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người giáo viên, luôn cải
tiến phương pháp soạn giảng, sửa lỗi kịp thời cho từng học sinh.
Do điều kiện và năng lực có hạn, sáng kiến còn nhiều thiếu sót, có những vấn
13


đề chưa thể đề cập đến. Mặc dù bản thân tôi đẫ hết sức cố gắng; rất mong được sự
giúp đỡ, góp ý, bổ xung của đồng nghiệp để các biện pháp giảng dạy của tôi được
hoàn thiện hơn./
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tân Bình, ngày 14 tháng 4 năm 2013.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép của người khác.
Người viết.

Lê Thị Hương

14


MỤC LỤC.
NỘI DUNG
A. Đặt vấn đề

TRANG
1


B. Giải quyết vấn đề

2

I. Cơ sở lý luận

2

II. Thực trạng của dạy học môn TNXH ở trường TH Tân Bình

3

III. Các biện pháp thực hiện.

4

1. Giúp học sinh chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc đọc

4

2. Giáo viên đọc mẫu

5

3. Hướng dẫn học sinh luyện đọc

5- 11

IV. Kết quả thực hiện


12

C. Kết luận và đề xuất

12

1. Kết luận

12

2. Bài học kinh nghiệm

13

15



×