Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT PHÂN MÔN CHÍNH TẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.61 KB, 21 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3
HỌC TỐT PHÂN MÔN CHÍNH TẢ
A : MÔÛ ÑAÀU
I - Đặt vấn đề :
1 – Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết :
Phân môn chính tả có một vị trí rất quan trọng trong quá trình dạy và học ở
bậc Tiểu học. Đây là môn học cửa ngõ, mở ra cho các em những khả năng tiếp thu
tốt các môn học khác. Chính tả là một phân môn thể hiện một cách tổng hợp nhiều
kĩ năng mà các em học sinh tiếp thu được ở môn Tiếng Việt. Khi học Chính tả, các
em được củng cố về kĩ năng đọc, kĩ năng viết và đặc biệt là giúp các em tư duy
chính xác các kí hiệu về âm, vần, tiếng, từ đã học ở lớp đầu cấp. Đặc biệt qua việc
phân tích, so sánh, phân biệt chính tả ở những chữ khó viết trong mỗi tiết học, vốn
từ ngữ của các em được nhân thêm. Qua giọng đọc và cách đọc bài viết của cô giáo
mà các dấu hiệu về ngữ âm, ngữ pháp của các em được khắc sâu hơn.Qua các bài
tập chính tả âm, vần các em được rèn luyện để tránh việc viết sai chính tả các chữ
ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn lộn nhằm đạt mục tiêu môn học.
Kỹ năng viết chính tả thực sự cần thiết không chỉ đối với học sinh lớp 3 mà
cần thiết đối với tât cả mọi người,. Khi đọc một văn bản viết đúng chính tả, người
đọc có cơ sở hiểu đúng nội dung văn bản đó . Trái lại một văn bản mắc nhiều sai
sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu
đầy đủ nội dung văn bản .
Tính chất nổi bậc của phân môn chính tả là thực hành vì các kĩ năng, kĩ xảo
chỉ có thể hình cho học sinh thông qua thực hành, luyện tập .
Có thể nói, phân môn Chính tả đã góp phần trong việc đào tạo và giáo dục
học sinh phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất và trí tuệ. Học tốt môn học
này, các em sẽ có một nền móng vững chắc về nhận thức và tư duy để học tốt và
các môn học khác, là cơ sở cho việc học tốt bộ môn Tiếng việt ở tiểu học .
Chính từ tầm quan trọng của môn học và từ việc xác định đúng vị trí của phân
môn này, mà từ lâu phân môn Chính tả đã được các cấp quản lý của Ngành giáo
dục quan tâm, coi trọng và luôn có những nhìn nhận đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực


tế, việc HS viết sai chính tả là một thực trạng tương đối phổ biến đang diễn ra ở
trường Tiểu học. Từ thực tế đó, đòi hỏi giáo viên đứng lớp phải có những giaỉ pháp
thiết thực nhằm nâng dần chất lượng học chính tả, rèn kĩ năng viết đúng chính tả
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
1
Sáng kiến kinh nghiệm
cho học sinh . Đó chính là lí do thôi thúc tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp
học sinh lớp 3 học tốt phân môn Chính tả”.
2 - Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới :
Việc dạy chính tả được đưa vào chương trình rất lâu đến nay chúng ta có thể
nhìn lại và có một số nhận xét qua thực tế giảng dạy giáo viên đều cho rằng : Đây
là một phân môn cần thiết thể hiện nét chữ nết người. Việc dạy chính tả hiện nay
đượcthực hiện một cách có kế hoạch mang tính chủ động qua hệ thống các bài tập
ở sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn học sinh học chính tả qua các bài viết (nghe
viết, nhớ viết). Qua làm các bài tập điền vần, phụ âm đầu, qua các bài chính tả rèn
kỹ năng viết đúng, viết đẹp. Tăng cường kỹ năng viết các văn bản học sinh có ý
thức hơn khi viết văn bản bản trong thực tiễn ở một góc độ nào đó. Phân môn chính
tả khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp học sinh kỹ năng viết
chữ .Nhưng do phân môn chính tả là một phân môn đòi hỏi kỹ năng rèn chữ, viết
đúng, viết đẹp cho học sinh cho nên giáo viên còn có những hạn chế trong việc tổ
chức một tiết học sao cho đúng yêu cầu và đạt hiệu quả cao. Dưới cái nhìn của giáo
viên, phân môn này đòi hỏi một lượng thời gian nhất định, một số giáo viên chưa
coi trọng việc rèn chữ cho học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ đọc, viết chấm điểm
chưa thật sự sát sao với học sinh, giáo viên có tâm lý nngại chấm chữa chính tả cho
học sinh. Hơn nữa học sinh viết bài chính tả một cách vội vàng, không chú ý đến
việc rèn chữ, viết đúng các nét, độ cao trong một con chữ, khoảng cách giữa các
chữ, các tiếng, không cho phân môn này là quan trọng . Tình hính này đã ít nhiều
ảnh hưởng đến chữ viết của học sinh trong trường tiểu học hiện nay nói chung và
học sinh khối lớp 3 nói riêng . Chính vì vậy , bản thân tôi đã tìm ra một số giải
pháp nhằm giúp học sinh :

- Khắc phục nhanh chóng những lỗi sai khi viết chính tả .
- Ham thích học môn chính tả để đạt được điểm cao.
- Có tâm lý thoải mái trong giờ chính tả .
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
2
Sáng kiến kinh nghiệm
3 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
- Sách giáo khoa Tiếng việt 3 ( 2 tập )
- Sách giáo viên Tiếng việt 3 ( 2 tập )
- Sách giáo Thiết kế Tiếng việt 3 ( 2 tập )
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn Chính tả lớp 3.
- Rút kinh nghiệm thực tế dạy trên lớp của mình từ nhiều năm.
- Dự giờ, học tập đồng nghiệp.
- Theo dõi chất lượng giảng dạy phân môn chính tả của lớp mình đang giảng
dạy .
II-
II-
Phương
Phương


pháp tiến hành
pháp tiến hành


:
:
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
a) Cơ sở lí luận:
Nguyên tắc dạy chính tả không thể tách rời các nguyên tắc dạy học

Tiếng việt . Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, tính chất thực hành;
làm cơ sở cho việc dạy học các phân môn khác của Tiếng việt .Cùng với phân
môn Tập viết, chính tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng tạo ra hình
thức vật chất biểu hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp . Mục đích của dạy
chính tả là rèn luyện khả năng” đọc thông, viết thạo”.
Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm . Do đó
việc viết đúng chính tả phải dựa trên sự đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng.
Tuy nhiên do đặc điểm của mỗi vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc
dù những quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung.
Nhưng việc viết đúng chính tả trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp tôi
nói riêng còn nhiều khó khăn,đòi hỏi giáo viên phải nổ lực để khăc phục khó khăn
trên .
Giáo viên muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải thông qua
năng lực viết đúng chính tả của các em.Vì thế khi dạy phân môn Chính tả lớp 3 tôi
đã nghiên cứu kĩ nội dung chương SGK và luôn luôn cố gắng áp dụng các phương
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
3
Sáng kiến kinh nghiệm
pháp dạy học tích cực mới một cách triệt để . Đồng thời người giáo viên phải nhiệt
tình trong công tác giảng dạy, rèn cho học sinh viết đúng chính tả ngay từ đầu, dần
dần các em ham thích giờ học chính tả như các môn học khác .
b) Cơ sở thực tiễn :
Quá trình dạy phân môn Chính tả tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn
sau:
* Thuận lợi:
- Với chương trình thay sách, giáo viên được hướng dẫn cách xây dựng thiết
kế bài học theo hướng mới có phân chia từng hoạt động cụ thể, rõ ràng.
- Giáo viên được tham dự các chuyên đề của Ngành tổ chức.
-Sĩ số học sinh không đông, thuận lợi cho việc kiểm tra ( chấm bài viết chính
tả thường xuyên, phát hiện lỗi sai kịp thời để học sinh sửa chữa và khắc phục viết

đúng ).
- Học sinh có đầy đủ đồ dùng học tập .
- Giáo viên có kế hoạch rèn học sinh viết đúng chính tả ngay từ đầu năm học
( thống kê phân loại học sinh yếu chính tả để thường xuyên theo dõi vào giờ học
chính tả )
* Khó khăn:
- Học sinh chưa phân biệt được cách phát âm hoặc phát âm sai một số tiếng,
từ có âm,vần khó.
- Vốn từ Học sinh lớp 3 còn hạn chế . Các em chỉ hiểu nghĩa các từ ngữ ở mức
độ đơn giản trong khi từ ngữ Tiếng việt vô cùng phong phú.
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
4
Sáng kiến kinh nghiệm
- Học sinh không nắm được quy tắc chính tả .
- Học sinh còn mang nặng tiếng địa phương .
- Đa số gia đình các em sống nghề nông còn nghèo, cha mẹ lo đi làm ăn xa để
kiếm sống, chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em.
Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu biện pháp rèn học sinh viết
đúng chính tả, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế học sinh lớp tôi ngay từ
đầu năm. Kết quả cụ thể như sau :

Thời điểm
SS
HS
Học lực phân môn chính tả
GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL
Đầu năm 27 4 5 7 11 29,5%
Cụ thể qua bài chính tả khảo sát đầu năm số học sinh mắc lỗi quá nhiều :
Số lỗi học sinh sai qua bài viết: 0 - 1 lỗi (4 em)

2 - 3 lỗi (5 em)
4 - 5 lỗi (7 em)
6 - 10 lỗi (6 em)
11- 14 lỗi (5 em)
Các lỗi các em thường mắc phải như sau:
* Về thanh điệu: Học sinh chưa phân biệt được thanh hỏi và thanh ngã.
Ví dụ: vui vẽ /vui vẻ
lạnh lẻo/ lạnh lẽo
cũng cố/củng cố
* Về âm đầu: Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ g/gh: cái gế/cái ghế
+ ng/ngh: ngề ngiệp/nghề nghiệp
+ c/k: céo lưới/kéo lưới, cồng cềnh/cồng kềnh
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
5
Sáng kiến kinh nghiệm
+ s/ x: sinh đẹp / xinh đẹp, sào nấu/xào nấu
+ d/ gi: dúp đờ/giúp đỡ
Trong đó lỗi về s/x; g/gh; ng/ngh; d/gi là phổ biến hơn cả.
* Về âm chính: Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các
vần sau đây:
+ ai/ay/ây: máy bây/máy bay
+ ao/au/âu: lâu bàn ghế/lau bàn ghế
+ oe/eo: sức khẻo/sức khỏe
+ iu/êu/ iêu: kì dịu/kì diệu
+ ăm/âm: đỏ thấm/đỏ thắm; tối tâm/tối tăm
+ ăp/âp: gập gỡ/gặp gỡ
+ ip/iêp: nhân diệp/nhân dịp
+ ui/ uôi: cuối đầu/cúi đầu; cúi cùng/cuối cùng
+ ưi/ ươi: trái bửi/trái bưởi; khung cưỡi/khung cửi

+ ưu/ươu: mươu trí/mưu trí; con hưu/con hươu
* Về âm cuối:
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
+ at/ac: đất các/đất cát
+ an/ang: cái bang/cái bàn
+ ăt/ăc: mặt quần áo/mặc quần áo
+ ăn/ăng: khăng quàng/khăn quàng
+ ât/âc: gậc đầu/gật đầu
+ ân/âng: vân lời/vâng lời
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
6
Sáng kiến kinh nghiệm
+ ên/ênh: bện tật/bệnh tật
+ iêt/iêc: thiếc tha/thiết tha
+ uôn/uông: mong muống/mong muốn
+ uôt/uôc: suốc đời /suốt đời
+ ươn/ương: vường rau/vườn rau
* Lỗi viết hoa:
Lỗi viết hoa của các em thường gặp ở 2 dạng:
- Không viết hoa đầu câu, danh từ riêng (tên riêng), tên địa danh:
Ví dụ: Dạy Chính tả (Nghe - viết): Chiếc áo len - Viết đoạn 4 (TV3-T1,
tr.20)
+ Câu “Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá.” học
sinh viết: “Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, lan ân hận quá”.
- Viết hoa tùy tiện: có 15/25 em.
* Ví dụ: Nghe – viết: Người mẹ (TV3 - Tập 1, tr.30)
+ Câu “Thần không hiểu rằng: vì con người mẹ có thể làm được tất cả.” học
sinh lại viết: “Thần không hiểu rằng: Vì con, Người Mẹ có thể làm được tất cả”.
Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh trong lớp còn mắc các lỗi khác như:
Trình bày chưa sạch, chữ viết còn thiếu nét, thừa nét (ví dụ: “mềm” lại viết là

“mền”; “miền Nam” lại viết “miềm Nam”).
Điều đó cho thấy kĩ năng viết chính tả của các em học sinh còn hạn chế làm
ảnh hưởng tới kết quả học tập ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
2- Nguyên nhân:
Theo tôi học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:
- Do vô ý, chưa cẩn thận khi viết chính tả (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh).
- Các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm vững âm, vần khó ( Ví dụ: uya,
uyu, uênh, oang, oeo, ươu, uyên, uyêt, uêch, …).
- Do ảnh hưởng của phát âm địa phương, phát âm còn sai những từ có phụ âm đầu
dễ lẫn lộn như : r/g, ch/tr, v/d/gi
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
7
Sáng kiến kinh nghiệm
- Chưa phân biệt được cách phát âm hoặc phát âm sai (Ví dụ: at/ac, et/ec,
an/ang, iu/iêu, iêc/iêt, ươc/ươt, …).
- Lỗi do không hiểu nghĩa của từ (để dành/tranh giành, dở dang/giang sơn, …).
- Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả (g chỉ được ghép với a, ă, â, o, ô, ơ,
u, ư và gh, ngh chỉ ghép với e, ê, i ).
- Ý thức học tập của học sinh chưa cao .
2. Các biện pháp tiến hành:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành phối hợp các biện pháp sau:
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh .
2. Phát huy tính tích
********
2. Các biện pháp tiến hành:
Để đạt được mục đích rèn đọc cho học sinh tôi đã sử dụng một số phương
pháp sau:
2.1. Thu thập tài liệu, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài, tìm
hiểu sách giáo khoa Tiếng Việt 3, sách giáo viên.
2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp

học sinh, giáo viên dùng phiếu thăm dò.
2.3. Phương pháp trao đổi và toạ đàm với đồng nghiệp.
2.4. Kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm
2.5. Dạy thực nghiệm
Để minh hoạ cho các giải pháp và các phương pháp đã nêu ở trên tôi đã chọn
và dạy một bài trong chương trình lớp 3- Bài: “Cô giáo tí hon.”
* Thời gian tiến hành:
- Lớp 3A1 Trường Tiểu học số 1 Phước Hòa
- Thời gian : 2012 – 2013.
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
8
Sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp thực nghiệm.
2. Phương pháp thực hành.
3. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
4. Phương pháp đối chứng so sánh kết quả.
5. Phương pháp trao đổi và toạ đàm với đồng nghiệp.
6. Phương pháp dạy học hướng tập trung vào học sinh.
Khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu này, tôi luôn cố gắng khắc phục
nhược điểm của từng phương pháp. Tôi chọn phương pháp dạy học hướng tập
trung vào học sinh là phương pháp nghiên cứu chính.
* Thời gian tiến hành:
- Lớp 3A Trường Tiểu học
- Thời gian : 2013 – 2014.
Trên cơ sở xác định được nguyên nhân dẫn đến thực trạng dạy học môn Tự
nhiên và xã hội lớp 3, trong thời gian qua, tôi đã lập nội dung chương trình dạy học
và định hướng các nhóm phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả
học tập của học sinh như sau:
B.
B.

NỘI DUNG
NỘI DUNG
I-
I-
Mục tiêu:
Mục tiêu:
Tìm ra các biện pháp viết đúng mẫu, đúng chính tả, đạt tốc độ để giúp học
sinh học tốt phân môn Chính tả.


II-
II-
Mô tả giải pháp của đề tài:
Mô tả giải pháp của đề tài:
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
9
Sáng kiến kinh nghiệm
1 - Thuyết minh tính mới :
Trên cơ sở xác định được nguyên nhân dẫn đến thực trạng dạy học phân môn
Chính tả lớp 3, đầu năm tôi đã khảo sát cho thấy học sinh lớp 3 còn mắc nhiều lỗi
chính tả. Có 8/ 27 HS có điểm dưới trung bình (chiếm tỉ lệ 29,6%). Kết quả khảo
sát cho thấy chất lượng bài viết chính tả của lớp rất thấp.
Số lỗi học sinh sai qua bài viết: 0 - 1 lỗi (6 em)
2 - 3 lỗi (6 em)
4 - 5 lỗi (7 em)
6 - 10 lỗi (4 em)
11- 14 lỗi (4 em)
Các lỗi các em thường mắc phải như sau:
* Về thanh điệu: Học sinh chưa phân biệt được thanh hỏi và thanh ngã.
Ví dụ: nghĩ hè /nghỉ hè

suy nghỉ /suy nghĩ
sữa lỗi /sửa lỗi
* Về âm đầu: Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ g/gh: đua ge/đua ghe, gi bài/ghi bài
+ ng/ngh: ngỉ nghơi/nghỉ ngơi
+ c/k: céo cờ/kéo cờ, cẹp tóc/kẹp tóc
+ s/ x: sẻ gỗ/xẻ gỗ, chim xẻ/chim sẻ
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
10
Sáng kiến kinh nghiệm
+ d/ gi: dữ gìn/giữ gìn, da vị/gia vị
Trong đó lỗi về s/x; g/gh; ng/ngh; d/gi là phổ biến hơn cả.
* Về âm chính: Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các
vần sau đây:
+ ai/ay/ây: máy bây/máy bay
+ ao/au/âu: lâu bàn ghế/lau bàn ghế
+ oe/eo: sức khẻo/sức khỏe
+ iu/êu/ iêu: kì dịu/kì diệu
+ ăm/âm: đỏ thấm/đỏ thắm; tối tâm/tối tăm
+ ăp/âp: gập gỡ/gặp gỡ
+ ip/iêp: nhân diệp/nhân dịp
+ ui/ uôi: cuối đầu/cúi đầu; cúi cùng/cuối cùng
+ ưi/ ươi: trái bửi/trái bưởi; khung cưỡi/khung cửi
+ ưu/ươu: mươu trí/mưu trí; con hưu/con hươu
* Về âm cuối:
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
+ at/ac: đất các/đất cát
+ an/ang: cái bang/cái bàn
+ ăt/ăc: mặt quần áo/mặc quần áo
+ ăn/ăng: khăng quàng/khăn quàng

+ ât/âc: gậc đầu/gật đầu
+ ân/âng: vân lời/vâng lời
+ ên/ênh: bện tật/bệnh tật
+ iêt/iêc: thiếc tha/thiết tha
+ uôn/uông: mong muống/mong muốn
+ uôt/uôc: suốc đời /suốt đời
+ ươn/ương: vường rau/vườn rau
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
11
Sáng kiến kinh nghiệm
* Lỗi viết hoa:
Lỗi viết hoa của các em thường gặp ở 2 dạng:
- Không viết hoa đầu câu, danh từ riêng (tên riêng), tên địa danh:
Ví dụ: Dạy Chính tả (Nghe - viết): Chiếc áo len - Viết đoạn 4 (TV3-T1,
tr.20)
+ Câu “Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá.” học
sinh viết: “Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, lan ân hận quá”.
- Viết hoa tùy tiện: có 15/25 em.
* Ví dụ: Nghe – viết: Người mẹ (TV3 - Tập 1, tr.30)
+ Câu “Thần không hiểu rằng: vì con người mẹ có thể làm được tất cả.” học
sinh lại viết: “Thần không hiểu rằng: Vì con, Người Mẹ có thể làm được tất cả”.
Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh trong lớp còn mắc các lỗi khác như:
Trình bày chưa sạch, chữ viết còn thiếu nét, thừa nét (ví dụ: “mềm” lại viết là
“mền”; “miền Nam” lại viết “miềm Nam”).
Điều đó cho thấy kĩ năng viết chính tả của các em học sinh còn hạn chế làm
ảnh hưởng tới kết quả học tập ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
2- Nguyên nhân:
Theo tôi học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:
- Do vô ý, chưa cẩn thận khi viết chính tả (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh).
- Các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm vững âm, vần khó ( Ví dụ: uya,

uyu, uênh, oang, oeo, ươu, uyên, uyêt, uêch, …).
- Chưa phân biệt được cách phát âm hoặc phát âm sai (Ví dụ: at/ac, et/ec,
an/ang, iu/iêu, iêc/iêt, ươc/ươt, …).
- Lỗi do không hiểu nghĩa của từ (để dành/tranh giành, dở dang/giang sơn, …).
- Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả (g chỉ được ghép với a, ă, â, o, ô, ơ,
u, ư và gh, ngh chỉ ghép với e, ê, i ).
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
12
Sáng kiến kinh nghiệm
3 – Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả :
Trước tình hình học sinh lớp viết còn sai nhiều lỗi chính tả, tôi đã áp dụng một
số biện pháp khắc phục như sau:
3.1. Luyện phát âm:
Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát
âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm
cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với
nhau. Nếu giáo viên chưa phát âm chuẩn, do ảnh hưởng của cách phát âm ở địa
phương, sinh ra và lớn lên trong môi trường phát âm như vậy nên các em cũng có
thói quen phát âm sai dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả.
* Ví dụ: hoa sen - hoa xen; cái vung - cái dung; cái kéo - cái kếu; đồng bào -
đồng bồ,… Giáo viên phải phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học
sinh viết đúng chính tả.
3.2. Phân tích so sánh giúp học sinh nắm vững cấu tạo tiếng, từ :
Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng,
từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả. Với những tiếng khó, giáo viên áp
dụng biện pháp phân tích, so sánh cấu tạo tiếng, từ. Với những tiếng dễ lẫn lộn,
giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ.
* Ví dụ: Dạy bài ( Nghe - viết) Ông ngoại (TV3 - Tập 1, tr.34)
Trong đoạn viết có câu: “Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, …trong
đời đi học của tôi sau này”.

Khi viết tiếng “lặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “lặn”, giáo viên yêu cầu học
sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
- Lặng = L + ăng + thanh nặng
- Lặn = L + ăn + thanh nặng
So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “lặng” có âm cuối là “ng” còn tiếng “lặn”
có âm cuối là “n”. Những tiếng có chứa âm cuối là âm “ng” thì khi đọc ta phải ngân
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
13
Sáng kiến kinh nghiệm
dài hơn so với những tiếng có chứa âm cuối là âm “n”. Từ đó học sinh ghi nhớ cách
phát âm và sẽ không viết sai.
3.3. Giải nghĩa từ:
Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa
thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng.
Ví dụ khi dạy bài chính tả (Tập chép) Chị em (TV3 - Tập1, tr.27)
Học sinh viết “ Để chị trải chiếu, buông màn cho em.”
Học sinh đọc “buôn màn” nhưng viết “buông màn”, do đó học sinh cần hiểu
“buông” có nghĩa là thả màn xuống, còn “buôn” là buôn bán vì vậy phải viết là
“buông màn”.
* Hay khi dạy bài chính tả (Nghe – viết) Người mẹ (TV3 - Tập 1, tr.30)
Nội dung viết “Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khó khăn,
hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất.”
Học sinh đọc “dành” nhưng viết “giành”. Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa:
giành là tranh giành, giành phần hơn về mình còn dành là để dành (dành dụm, dỗ
dành).
Ngoài ra việc giải nghĩa từ còn được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và
câu, Tập làm văn.
3.4. Chữa bài:
Chữa bài là một khâu quan trọng trong tiết dạy chính tả. Chữa bài giúp học
sinh tự phát hiện lỗi sai trong bài viết từ đó khắc sâu và nhớ lâu những tiếng từ đã

được chữa.
Để làm tốt khâu chữa bài, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau:
- Cho học sinh phát hiện những lỗi sai trong bài viết của mình và tự chữa lỗi.
- Giáo viên chấm bài, kiếm tra việc sửa lỗi của học sinh. Giáo viên tổng kết lỗi,
phân tích, so sánh những lỗi học sinh đã viết sai.
- Giáo viên cho học sinh ghi vào sổ tay chính tả những lỗi đã được chữa.
3.5. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả:
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
14
Sáng kiến kinh nghiệm
Trong các tiết chính tả ngoài việc so sánh, phân tích cấu tạo từ, tiếng, giúp học
sinh hiểu nghĩa từ, tôi còn giúp học sinh ôn lại một số quy tắc chính tả mà các em
đã được học. Ví dụ như các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê và âm g
chỉ kết hợp với : a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. …
Ngoài ra tôi còn cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật chính tả khác
như sau:
- Phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng
s (sắn, sung, sầu riêng, sứ, sả, sim, sậy, …; sáo, sên, sâu, sán, sóc, sói, sư tử,…).
- Phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều
bắt đầu bằng ch (chổi, chum, chén, chảo, chai, chày, chăn, chiếu,…; chó, chuột,
châu chấu, chuồn chuồn, chào mào, chiền chiện,…).
- Cũng có thể cung cấp thêm cho học sinh mẹo luật sau:
Từ có âm đầu là m, n, nh,v, l, d, ng thì viết là dấu ngã.
* Ví dụ: m: mĩ mãn, mã lực, từ mẫu, cần mẫn,…
n: nỗ lực, trí não, truy nã, nữ giới,…
nh: nhẫn nại, nhẵn bóng, quấy nhiễu, nhõng nhẽo,…
v: vĩnh viễn, vỗ về, vũ trang, võ nghệ, vũ trụ,…
l: lễ phép, lữ hành, kết liễu, thành lũy, lạnh lẽo, …
d: dã man, dã tràng, dũng cảm, dỗ dành, hướng dẫn, diễm lệ,…
ng: ngưỡng mộ, hàng ngũ, ngữ nghĩa, ngôn ngữ, ngỡ ngàng, ngã (té),

Ngoài 7 âm đầu trên các từ Hán Việt đều viết dấu hỏi.
* Ví dụ: ảm đạm, ẩm thực, ủy ban, quỷ quyệt, xả thân, kỉ niệm, tỉ mỉ,
Ngoại lệ: quỹ đạo, thủ quỹ, xã hội, kĩ thuật, mĩ thuật,…
3.6. Bài tập
3.6.1. Đối với bài tập trong chương trình
Ngoài việc hướng dẫn học sinh viết đúng bài chính tả, việc hướng dẫn học
sinh làm các bài tập chính tả cũng rất cần thiết. Các dạng bài tập chính tả thường
gặp ở lớp Ba trong HKI là các dạng bài: Bài tập điền vào chỗ trống (Bài tập điền
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
15
Sáng kiến kinh nghiệm
khuyết); Bài tập tìm từ; Bài tập tìm tiếng; Bài tập giải câu đố; Bài tập lựa chọn.
Sang HKII có thêm dạng Bài tập đặt câu (Bài tập phân biệt hai từ trong từng cặp
từ).
Ở mỗi bài tập chính tả tôi thường tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau
như: thảo luận nhóm, trò chơi, đố vui, để giúp học sinh tìm ra đáp án đúng. Giáo
viên phân tích so sánh tiếng, từ khó, giải nghĩa từ, rút ra quy tắc chính tả ( nếu có).
* Ví dụ: Bài tập 3a (TV3, Tập 1, tr. 52)
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau:
- Cùng nghĩa với chăm chỉ.
- Trái nghĩa với gần.
- (Nước ) chảy rất mạnh và nhanh.
Ở bài tập này tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đố bạn “ Đố bạn từ cùng
nghĩa với chăm chỉ là gì?”
Giáo viên nhận xét, đưa ra kết luận đúng, giúp học sinh hiểu thêm nghĩa của
từ vừa tìm.
3.6.2. Đối với một số bài tập ngoài giờ học chính khóa:
Ngoài các bài tập trong chương trình, tôi còn cho học sinh luyện thêm các bài
tập chính tả vào các buổi học tăng cường. Ví dụ:
+ Bài tập trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào chữ cái trước từ ngữ viết đúng chính tả:
a . suy nghỉ b. nghĩ hè c. nghỉ phép
d. im lặn e. lặn lội g. vắng lặn
h. muối cam i. hạt múi k. sương muối
+ Bài tập điền Đúng - Sai:
Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô
trống trước những chữ viết sai chính tả:
a chim xẻ mổ xẻ
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
16
Sáng kiến kinh nghiệm
dìu dắt dìu biếc
mải miết mãi mãi
+ Bài tập nối tiếng:
Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng
chính tả:
A B
a. mong tròn (1)
b. rau khổ (2)
c. cuộn muốn (3)
d. khuôn cau (4)
e. buồng muống (5)
+ Bài tập phát hiện:
Tìm từ sai chính tả trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
a. Dẫu các cháu không dúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.
b. Một ngôi xao chẳng sáng đêm.
c. Chỉ có vần trăng vẫn thao thức như canh gát trong đêm.
d. Anh cảm thấy dễ chiệu và đầu óc bớt căng thẳng.
3.7. Giúp học sinh viết dúng chính tả qua các môn học khác:
Không những giúp học sinh viết đúng chính tả ở các giờ học chính tả mà

chúng ta còn giúp học sinh viết đúng chính tả trong các môn học khác như: Tập
làm văn, Luyện từ và câu, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Toán, Thủ công,… Đối với
các môn học ghi bài vào vở, học sinh thường ghi đề sai, giáo viên thường xuyên
theo dõi vở học hằng ngày để phát hiện lỗi sai và sửa chữa kịp thời.
* Ví dụ: + Đạo đức: Tự làm lấy việc của mình
Có học sinh lại viết: Tự làm lấy việt của mình
+ Tự nhiên và xã hội: Hoạt động nông nghiệp
Có học sinh lại viết: Hoạt động nông ngiệp
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
17
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Dạy Thủ công: Gấp, cắt, dán bông hoa
Có học sinh lại viết: Gấp, cắt, dáng bông hoa
+ Dạy Toán: Khi giải bài toán học sinh thường viết sai tên đơn vị như:
“tuổi” lại viết “tủi”, “mét” lại viết “mết". Giáo viên cần sửa chữa kịp thời để các
em không mắc lại lần nữa.
Giáo viên còn sửa chữa lỗi sai trong vở Tập làm văn, vì nếu các em viết văn
sai âm, vần, thanh thì nghĩa sẽ khác đi, bài văn đó sẽ không hoàn hảo và người đọc
sẽ không hiểu ý bài văn viết gì.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh không sai lỗi trong vở học sẽ được khen
thưởng bằng những phần thưởng nhỏ như: cục tẩy, nhãn tên, viên phấn,…Với
những em vở được xếp loại A cuối mỗi tháng, giáo viên tuyên dương trước lớp để
cả lớp nêu gương.
4 – Lợi ích kinh tế - xã hội :
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học
sinh có tiến bộ rõ rệt. Học sinh hứng thú trong giờ học chính tả không còn “sợ” học
chính tả như trước đây. Số lỗi sai giảm rõ rệt, tỉ lệ học sinh viết sai chính tả giảm
đáng kể. Những em trước kia viết sai trên 10 lỗi nay chỉ còn 7- 8 lỗi, những em viết
sai 4- 5 lỗi nay chỉ còn 2 - 3 lỗi, những em sai 2 - 3 lỗi nay không còn sai lỗi nào
hoặc chỉ mắc 1 lỗi.

Kết quả học lực phân môn Chính tả cụ thể qua từng đợt kiểm tra như sau:
Thời điểm
Số
lượng
Học lực phân môn chính tả
GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL
Đầu năm 27 6 22,3% 6 22,3% 7 25,9% 8 29,5%
Cuối
tháng 9
27 7 25,9% 8 29,5% 6 22,3% 6 22,3%
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, tôi cũng đã áp dụng một số biện pháp
này vào các giờ học chính tả cụ thể như : năm học 2012 - 2013, chất lượng học
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
18
Sáng kiến kinh nghiệm
phân môn Chính tả đạt kết quả cao có 18/ 28 học sinh đạt giỏi không có học sinh
yếu về chính tả.
C. KẾT LUẬN
C. KẾT LUẬN
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.
Từ những kết quả mà tôi đã nêu trên, trong quá trình giảng dạy tôi tự nhận
thấy rằng: Để giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn chính tả cũng như để nâng cao
chất lượng học tập của học sinh, giáo viên cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau:

1. Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra
các biện pháp khắc phục là rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học
Tiếng Việt.
2. Giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các qui tắc chính tả, qui tắc
kết hợp từ, qui tắc ghi âm chữ quốc ngữ và cung cấp cho các em một số mẹo luật

chính tả,… để giờ dạy chính tả đạt hiệu quả cao.
3. Giáo viên thường xuyên học hỏi, tham khảo ở sách, báo và kinh nghiệm của
anh chị đồng nghiệp; tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay nghề, cần
phải có kiến thức về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học, tra “từ điển” các từ
có liên quan đến chính tả.
4. Nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn Chính tả, kết hợp linh hoạt
các phương pháp giảng dạy sao cho sát hợp với từng đối tượng học sinh của lớp
mình.
5. Phải dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên học sinh kịp
thời. Hạn chế không nên trách phạt. Bên cạnh đó giáo viên còn phải khích lệ, động
viên học sinh phải kiên trì, chăm chỉ rèn luyện mới đạt được kết quả tốt.

Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
19
Sáng kiến kinh nghiệm
2. Những triển vọng việc vận dụng và phát triển giải pháp.
Đề tài mang tính khả thi khắc phục học sinh viết chữ đúng mẫu, viết đúng
chính tả và viết đúng tốc độ.
Kinh nghiệm dễ thực hiện có thể triển khai rộng rãi.
3. Đề xuất, kiến nghị
Là một giáo viên chủ nhiệm , tôi đã hết lòng rèn các kĩ năng viết cho các em,
từ đó các em đã có một cách viết tốt hơn nhiều so với đầu năm. Những con số biết
nói ấy đã phần nào minh chứng cho sự cố gắng không mệt mỏi và lòng yêu nghề,
mến trẻ của tôi.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế
ở lớp mình. Tuy kết quả bước đầu chưa cao, nhưng với sự nhiệt tình và nổ lực của
bản thân truyền đạt cho học sinh, với những kinh nghiệm nho nhỏ này, tôi hy vọng
trong thời gian đến, học sinh lớp tôi sẽ có tiến triển tốt về khắc phục lỗi chính tả.
Mặc dù đã cố gắng nhiều cho việc nghiên cứu và trình bày nhưng vẫn còn khiếm
khuyết nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các cấp Lãnh

đạo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn./.
Ngày 26 tháng 9 năm 2013.
Người thực hiện

Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
20
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Thị Hồng - Trường Tiểu học Lê Văn Hiến
21

×