Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập nền và MÓNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.27 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NỀN VÀ MÓNG
I. Lý thuyết
1. Nêu khái niệm về nền và móng? Cách phân loại móng.
2. Nêu cách chọn chiều sâu chôn móng, xác định kích thước đáy móng và kiểm tra
sức chịu tải của móng nông trên nền thiên nhiên?
3. Nêu cách kiểm tra chiều cao móng nông theo điều kiện chọc thủng? Tính toán cốt
thép cho móng?
4. Khái niệm về nền nhân tạo? Các loại nền nhân tạo dùng trong xây dựng?
5. Nêu các xác định sức chịu tải cọc đơn theo vật liệu, theo đất nền bằng phương
pháp tra bảng, theo phương pháp xuyên SPT và CPT?
6. Nêu các nguyên tắc bố trí cọc trong mặt bằng? Tại sao phải có giới hạn tối thiếu
khoảng cách các cọc? Cách bố trí cọc trong trường hợp móng có 5,6,7,8 cọc?
7. Trình bày cách tính và kiểm tra số lượng cọc trong móng cọc?
8. Trình bày cách kiểm tra chiều cao móng theo điều kiện chọc thủng? Trường hợp
nào thì không cần kiểm tra chọc thủng?
9. Trình bày nguyên tắc tính toán bố trí cốt thép cho móng?
10. Trình bày nguyên tắc tính lún cho móng cọc?
II. Bài tập
- Móng nông chịu tải nén lệch tâm: xác định kích thước móng và kiểm tra sức chịu
tải của đất dưới đáy móng.
- Móng cọc chịu tải lệch tâm: xác định số cọc cần thiết, bố trí cọc, chọn chiều cao
móng theo điều kiện chọc thủng.
- Móng cọc chịu tải đúng tâm: Xác định số cọc cần thiết bố trí cho móng, chọn
chiều cao móng theo điều kiện chọc thủng và tính toán lượng cốt thép bố trí cho móng.
Bài 1:
Cho một móng nông chịu tải trọng nén lệch tâm, giá trị tiêu chuẩn: Ntc = 145T; Mtc = 17
Tm. Nền đất có 2 lớp: Lớp 1: dày 0,8 m; γ1II = 17,5 kN/m3; c1II = 150 kN/m2; ϕ1II = 8o 
các hệ số sức chịu tải của lớp 1 A = 0,35; B = 4,5; D = 2,9.
Lớp 2: Chiều dày vô cùng; γ2II = 19,5 kN/m3; c2II = 120 kN/m2; ϕ2II = 15o  các
hệ số sức chịu tải của lớp 2 A = 0,35; B = 7,5; D = 3,5.
Chênh cốt trong và ngoài nhà: 0,35m. Hệ số thực nghiệm m1=1;m2=1,2; ktc =1.


Hãy chọn chiều sâu chôn móng, xác định kích thước móng và kiểm tra sức chịu tải đất
dưới đáy móng.
Ntc
Mtc

0.35m

Líp 1
0.7m

Líp 2


Bài 2:
Cho móng cọc chịu tải trọng nén lệch tâm, giá trị tính toán Ntt = 250T; Mtt = 32
Tm; Cọc 25x25cm, dài 20m, có sức chịu tải cho phép cọc đơn [P] = 35 T; Chọn chiều sâu
chôn móng, xác định số cọc cần thiết, bố trí cho móng? Chọn chiều cao móng theo điều
kiện chọc thủng biết cột kích thước 25x25 cm? ( Trọng lượng thể tích BTCT γBTCT = 25
kN/m3 )
Ntt
Mtt

Bài 3:
Cho móng cọc chịu tải trọng nén đúng tâm, giá trị tính toán Ntt=340T. Cọc
30x30cm, dài 27m, có sức chịu tải cho phép cọc đơn [P] = 34 T; Xác định số cọc cần
thiết và bố trí cho móng; Chọn Chiều cao móng theo điều kiện chọc thủng và tính toán bố
trí lượng thép cần cho móng biết cột kích thước 25x25 cm.( Trọng lượng thể tích BTCT
γBTCT = 25 kN/m3)
Ntt


Bài 4: Cho móng cọc chịu tải trọng nén đúng tâm Ntc = 100 T

Nền đất có 3 lớp:
Lớp 1: dày 1,5 m; Có chỉ số SPT N1 = 12
Lớp 2: dày 6m; Có chỉ số SPT N2 = 8
Lớp 3: dày 20m; Có chỉ số SPT N2 = 20
Yêu cầu:
Chọn sơ bộ chiều sâu chôn móng?
Chọn chiều dài và kích thước cọc, tính toán SCT cọc theo Vật Liệu và SPT?
Sơ bộ chọn và bố trí cọc vào đài?
Chú ý: Đập đầu cọc 35cm và BT cọc ngàm vào đài 15cm.
Vật liệu: BT B15 có Rb=90Kg/cm2; Thép AII có Rs = 2800 Kg/cm2.



×