Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài kiểm tra NVSP đồng minh khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.42 KB, 6 trang )

BÀI THI MÔN TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC DẠI HỌC
Họ và Tên: Đồng Minh Khánh
Đơn vị: Trường Đại học Công nghệ GTVT- Cơ sở Đào tạo Thái Nguyên
CÂU HỎI
Câu 1. Hoạt động học là gì? Làm thế nào để tạo nên tính tích cực trong hoạt động học ở
người học?
Câu 2. Căn cứ vào các nguyên tắc thiết kế câu hỏi và đề thi, mỗi anh chị viết 10 câu trắc
nghiệm (câu hỏi) bao gồm: 2 câu tự luận, 2 câu đúng sai, 2 câu nhiều lựa chọn, 2 câu
ghép hợp và 2 câu điền khuyết về nguyên tắc viết câu hỏi trắc nghiệm.
TRẢ LỜI

Câu 1: Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là
việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến
đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao, đã được khái quát hoá,
hệ thống hoá.
Để tạo nên tính tích cực trong hoạt động học ở người học, trước hết cần hiểu
rõ: Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát
triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội.
Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của
giáo dục. Đặc biệt là việc nâng cao tính tích cực trong học tập của sinh viên, đáp ứng
được những yêu cầu của nhà tuyển dụng. TTC trong hoạt động học tập phụ thuộc vào
nhiều yếu tố trong đó có động cơ, tự giác và sự hứng thú với việc học.
TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo
viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra;
hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng
kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học;
kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn, tìm ra
những cách giải quyết khác nhau cho một số vấn đề mang tính độc đáo, sáng tạo và hữu
hiệu.
Để phát huy tính tích cực của người học cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa cách học


và cách dạy. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Trước hết cần phải nâng cao
1


chất lượng, phương pháp dạy học của người dạy, tiếp đến là người học, cùng với một môi
trường tốt để phát triển tính tích cực của người học.
Đối với người dạy, cần loại bỏ tư duy “đọc- chép” của giáo viên, tập trung vào phát huy
tính tích cực của người học theo hướng “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” chứ không
phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy.
Đối với người dạy
Trước hết, giáo viên cần phải không ngừng nâng cao năng lực, cập nhật tri thức
mới của nhân loại thông qua việc chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu, chủ động sưu tầm
chọn lọc tư liệu liên hệ thực tế, nắm bắt các kỹ năng và kỹ thuật dạy học cần thiết (kỹ
năng sử dụng thiết bị, viết bảng, vẽ hình, kỹ năng diễn giải, kỹ năng lôi cuốn chú ý, kỹ
năng thao tác mẫu…kỹ năng tiến hành các hoạt động dạy học cụ thể; dạy học vi mô, dạy
học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy học nêu vấn đề, trình bày theo cấu trúc…).
Thứ hai: Giáo viên phải là người làm chủ lớp học, thiết lập bầu không khí thân
thiện tích cực, chủ động giải quyết mọi tình huống một cách linh hoạt. Đặc biệt chú trọng
rèn luyện phương pháp tự học, giảm thời lượng thuyết trình của giáo viên đến mức thấp
nhất, tăng hoạt động tìm tòi, tăng tính chủ động, tham gia xây dựng bài của học sinh. Tổ
chức các cuộc thi, chương trình, giao trách nhiệm cho sinh viên tự lên kế hoạch, giáo viên
chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, cố vấn.
Thứ ba, giáo viên phải nâng cao chất lượng bài giảng, giáo án. Khi giảng, giáo
viên phải làm rõ trọng tâm và tính lôgíc của bài học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo
viên và học sinh; chuẩn bị hệ thống câu hỏi trên lớp và bài tập về nhà phát huy trí lực và
phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến
thức mới). Đặc biệt, bài giảng cần phải được cập nhật qua từng kỳ học, tránh tình trạng
bài giảng không đáp ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới. Bồi dưỡng
kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức, hạn chế ghi nhớ máy móc, thay việc sửa lỗi bằng
cách hướng dẫn học sinh tự trả lời câu hỏi: do dâu dẫn đến kết quả sai?

Thứ tư: sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, phương tiện trực quan, phương tiện
nghe nhìn; ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin, tăng cường thực hiện thí nghiệm, thực
hành, nghiên cứu khoa học. Ở một số bài phải làm rõ mối liên hệ dọc theo mạch kiến
thức môn học và mối quan hệ với các môn học khác để khắc sâu kiến thức. Sử dụng hợp

2


lý sách giáo khoa (không đọc chép, hướng dẫn học sinh chỉ ghi theo diễn đạt của giáo
viên, không để học sinh đọc theo sách giáo khoa để trả lời câu hỏi).
Thứ năm: giáo viên cần nâng cao trách nhiệm đối với sinh viên, dạy học phải điều
chỉnh phù hợp với từng nhóm đối tượng ,coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và kiên trì
giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh giải quyết, dẫn dắt
học sinh tự đưa ra kết luận cần thiết.
Đối với người học
Thứ nhất, sinh viên cần xác định thái độ đúng đắn, ý thức được việc tự học, không
ỷ lại vào sách vở, giáo viên. Cần tạo ra sự hứng thú, yêu thích, đam mêm, cũng như tích
cực, chủ động xây dựng bài để đạt được kết quả tốt.
Thứ hai, học sinh cần rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu để hoàn thành
thói quen học suốt đời.Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu
rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo
cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ
được nhân lên gấp bội.
Thứ ba, học sinh tự thực hành trực quan, và tự liên hệ với thực tế cuộc sống. Đồng
thời, luôn suy nghĩ để đưa ra những cách giải quyết tối ưu cho mỗi vấn đề. Đưa ra ý kiến,
tự tổ chức các chương trình trong và ngoài nhà trường. Chủ động tham gia các hoạt động
ngoại khóa, đóng góp ý kiến với giáo viên về bài giảng, năng lực của giáo viên.
Thứ tư, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác (làm việc độc lậplàm việc nhóm)
Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các
cá nhân. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ,

khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận
dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của người giáo viên.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc
trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến
6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn
đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm
vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách
năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức,
3


tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho
các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.
Thứ năm: kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò để rút kinh nghiệm,
đưa ra những phương pháp học tập phù hợp với bản thân để tạo nên tính tích cực trong
việc học.
Câu 2.
1. Thế nào là hiện tượng cắt đất? Trình bày thí nghiệm cắt đất bằng máy nén ba trục.
2. Trình bày hiện tượng xói ngầm? Xói ngầm ảnh hưởng tới công trình xây dựng như thế
nào?.
3. Có ý kiến cho rằng: Đất là vật thể ba pha gồm rắn, lỏng, khí.
a. Đúng
b. Sai
4. Các thanh trong kết cấu cầu dàn vừa chịu kéo (nén), uốn. Nhận định này đúng hay sai?
5. Khi xây dựng tiêu chuẩn, mục tiêu nào dưới đây không thích hợp cho tiến trình kiểm
tra?
a) Cắt giảm chi phí sản xuất 20%.
b) Thuê mướn nhân viên bán hàng mới.
c) Tăng công suất sử dụng máy móc lên 80%.
d) Nâng cao tinh thần làm việc của công nhân.

6. Nếu áp lực đất do trọng lượng bản thân là 10MPa thì tương ứng với:
a) 10000kN/m2 b) 100kN/m2 c) 10KG/cm2 d) 1KG/cm2
7. Hãy ghép các khái niệm cho phù hợp:
* Tư chất
* Năng lực

* Tài năng
* Tài năng

a. Tổ hợp các năng lực cho phép con người đạt được những
thành tựu sáng tạo trong thời kỳ mới của lịch sử
b. Một phức hợp các năng lực xác định mức độ và chất lượng
của quá trình tư duy của một người, cho phép con người nhận
ra trong tình huống, hoàn cảnh và các mối quan hệ của
chúng, thuộc tính nào là cơ bản đối với hành động, đối tác để
thay đổi tình huống, hoàn cảnh một cách phù hợp nhằm đạt
được mục đích đã đặt ra.
c. Tất cả những tiềm năng phát triển được di truyền và bẩm
sinh của cá thể.
d. Tổ hợp các năng lực tạo nên tiền đề thuận lợi để hoạt động
có kết quả cao, nằm trong khuôn khổ của những thành tựu
đạt được của xã hội loài người.
4


* Thông minh

e. Tổ hợp những đặc điểm tâm lý của con ngưòi đáp ứng
được yêu cầu của một số hoạt động nhất định và là điều kiện
cần thiết để hoàn thành xuất sắc một hoạt động nào đó.


* Năng khiếu
8. Hãy ghép các câu thơ, câu tục ngữ sau cho phù hợp với các yếu tố ảnh hưởng đế sự
phát triển nhân cách con người.
*

Bẩm sinh di a. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

truyền
* Môi trường
b. Trứng rồng lại nở ra rồng. Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
* Giáo dục
c. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
* Hoạt động cá nhân. d.… “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, chủ yếu do giáo dục mà nên”
e. Nhiều áo thì ấm, nhiều người thì vui.

9. Khi tính áp lực đất tác dụng lên tường chắn, cường độ áp lực đất chủ động dưới mực
nước ngầm tính theo……….
a. Trọng lượng thể tích tự nhiên.

b. Trọng lượng thể tích đẩy nổi.

c. Trọng lượng thể tích no nước

e. Trọng lượng thể tích khô.

.10 Trọng lượng thể tích tư nhiên là………… của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái tự
nhiên.
a. Khối lượng.


b. Trọng lượng.

c. Trọng số

5




×