Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thế nào là cái đẹp bản chất của cái đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.4 KB, 3 trang )

Bài tập mỹ học K41B Sư phạm Ngữ Văn
Nhóm 1
Chủ đề: Thế nào là cái đẹp
ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN VỀ CÁI ĐẸP

I.

- Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học dùng để chỉ thực tại thực tế
khách quan. Thực tại này chúng ta biết được nhờ hệ thống cảm nhận phổ biến có tính
xã hội sâu sắc. Dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mỹ chân chính, hệ thống cảm nhận
thẩm mỹ lại phản ánh lại thực tại đẹp. Đặc trưng ngôn ngữ của sự phản ánh đó là hình
tượng.
- Thành tựu cao nhất của sự phản ánh đó chính là nghệ thuật. Cái đẹp bắt nguồn từ cái
chân thiện , và cái tốt. Nó tỏa chiếu bằng những xung động thẩm mỹ có sức cuốn hút,
giúp cho con người định hướng đời sống theo luật hoàn mỹ.
- Tác động của cái đẹp là một tác động có tính thanh cao, hài hòa biện chứng, ở tự
thân bên trong tâm hồn con người đến trong xã hội loài người.

II.

CÁI ĐẸP TRONG CÁC PHƯƠNG DIỆN

1. Cái đẹp trong tự nhiên : Đẹp không phải là một thuộc tính khách quan của sự vật. Do đó

khi nói cái đẹp trong thiên nhiên chúng ta dễ ngộ nhận là trong tự nhiên có những sự vật
đẹp hay thuộc tính đẹp. Cái đẹp tồn tại song song với tự nhiên. Còn con người có sau tự
nhiên rất lâu. Và con người hưởng thụ một cách bị động cái đẹp có sẵn của tự nhiên, giống
như tự nhiên là con ong làm ra đẹp là mật. Còn có con người hay không thì mật vẫn là mật.
Thiên nhiên với những phẩm chất và thuộc tính của nó tồn tại một cách khách quan. Thiên
nhiên tồn tại trong sự đa dạng nhưng thống nhất. Mọi sự vật hiện tượng trong thiên nhiên
tồn tại trong sự nương tựa với nhau, liên kết lẫn nhau, quy định lẫn nhau. Thiên nhiên có


một cấu trúc hợp lý đến kỳ diệu như là có phép màu của tạo hóa. Nhưng khi có một cảnh
thiên nhiên được gọi là đẹp thì không phải đơn thuần do thiên nhiên đẹp, mà còn do con
người cảm thấy đẹp.
Điều kiện nảy sinh cái đẹp : Do đó, khi xét cái đẹp trong thiên nhiên là xét nó trong quan hệ
với con người. Cảnh đẹp trong thiên nhiên là cảnh- tình. Nói như C. Mác, đó là một
tự nhiên được nhân hóa. Vì vậy, xét cái đẹp trong tự nhiên theo thể thức cấu trúc, hình ảnh,
màu sắc, phẩm chất khoa học là cần thiết nhưng dễ trở thành giản đơn. Vì, như đã nói,
những thể thức đó là những điều kiện dẫn tới cái đẹp, chứ không phải bản thân cái đẹp.
Cũng như mưa là do mây mang hơi nước, nhưng mây mang hơi nước đâu phải là mưa


Kết luận : Như vậy, cái đẹp của thiên nhiên là cái có năng lực biểu hiện; cái có khả năng
gợi cho con người thấy được bản chất của chính mình nơi thiên nhiên, tạo vật; cái mà con
người có thể tìm thấy sức mạnh sáng tạo và làm chủ của mình. Nó là cái có thể báo hiệu về
con người, gợi cho con người những rung động, những say mê và những khát vọng. Do đó,
cái đẹp trong tự nhiên tuy tồn tại khách quan nhưng chỉ tồn tại như một tiềm năng, một dự
phóng. Nó có tác dụng gợi mở sự liên tưởng, sức sáng tạo của con người.

2. Cái đẹp trong cuộc sống

Con người là sản phẩm của tự nhiên, nó cũng có những vẻ đẹp có tính chất vật chất tự
nhiên. Ðó là vẻ đẹp bên ngoài như khuôn mặt, hình thể và trang phục. Ngoài ra con người
còn có vẻ đẹp tinh thần xã hội: hành vi, hoạt động của toàn bộ thế giới tinh thần của con
người lời nói, cách cư xử, hành động là biểu hiện của trình độ văn hóa của con người.
Trong hệ thống các phạm trù mĩ học, cái đẹp vừa là phạm mĩ học cơ bản, vừa là phạm trù
mĩ học trung tâm. Bởi vì, đối tượng của mỹ học là đời sống thẩm mĩ của con người. Ðời
sống thẩm mĩ tuy rất phong phú đa dạng nhưng chủ yếu quay quanh cái đẹp. Cái đẹp là cái
phổ biến. Nó có mặt ở khắp nơi: trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật. Ở đâu có
hoạt động của con người ở đấy có cái đẹp: bầu trời đẹp, cành hoa đẹp, cuộc sống đẹp, cái
nhà đẹp, chiếc áo đẹp, công việc đẹp, hành động đẹp, tư tưởng đẹp, khuôn mặt đẹp...

Vậy như thế nào mới là cái đẹp thực sự trong cuộc sống, các bạn hãy Quan sát những hình
ảnh sau và nhận xét :


Mặt khác, cái đẹp là cái thường trực. Từng giờ, từng phút nó luôn có mặt trong ý thức
con người. Con người không một phút nào sao nhãng, rời bỏ được cái đẹp. Dù là lúc lao
động, lúc vui chơi giải trí, lúc nghiên cứu khoa học; trong sinh hoạt gia đình, ngoài đời
sống cộng đồng... Cái đẹp như là thước đo, là chuẩn mực đi kèm liền bên cạnh cái chuẩn
mực thước đo khác trong đời sống con người.

3. Cái đẹp trong nghệ thuật

Nghệ thuật là nơi biểu hiện tập trung của cái đẹp, đẹp là điều kiện đặc biệt của nghệ thuật.
Cái đẹp trong nghệ thuật mang tính tư tuởng. Nghệ thuật phản ánh hiện thực, nhưng cái
đẹp của hiện thực không chứa đựng khuynh hướng tư tưởng.
Cái đẹp trong nghệ thuật mang sắc thái biểu cảm. Một cảnh tượng đẹp trong thiên nhiên
không chứa đựng trong mình nó tính tình cảm, cảm xúc. Nó chỉ có những thuộc tính vật lý,


hoặc do liên tưởng chủ quan của con người gán cho nó. Còn vẻ đẹp trong nghệ thuật, nó là
sự kết tinh, chứa đựng tình cảm của người sáng tạo.
Hiện tượng đẹp của đời sống khi được đưa vào tác phẩm thì đã trải qua sự lựa chọn, qua bàn
tay sáng tạo, gọt đẽo..., do đó mà đã đẹp, nó lại càng đẹp hơn
Cái đẹp trong nghệ thuật chính là sự sáng tạo độc đáo của con người
. Cũng có thể nói, cái đẹp trong nghệû thuật chính là cái đẹp của tư tuởng. Khi phản ánh cái
đẹp của cuộc sống vào tác phẩm thì không đơn giản là người nghệ sĩ sao chép lại, chụp ảnh
lại. Mà trước hết, nghệ sĩ xuất phát từ một lập trường tư tưởng nhất định để lựûa chọn, miêu
tả, đánh giá. Thứ đến, người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp sao cho phù hợp với quan niệm thị
hiếu, lí tưởng thẩm mĩ của mình.


II.
III.

Các quan niệm khác về cái đẹp
1. Phái cho rằng cái đẹp là thuộc tính khách quan của sự vật

Phái cho rằng cái đẹp là sản phẩm của ý muốn chủ quan của con
Phái cho rằng cái đẹp là cái có ích, cái có lợi ích thực dụngngười
2. Quan niệm cái đẹp trong hiện tại : Cái đẹp là cái có hình thức cảm tính cụ thể,
sinh động.
Cái đẹp gắn với say mê và khát vọng của con người.
Cái đẹp là một phạm trù giá trị. Cái đẹp là một phạm trù giá trị
3. Sự lệch lạc trong quan niệm của giới trẻ thời hiện đại...
4. Quan niệm cái đẹp trong các thời đại
Ý nghĩa của cái đẹp : Cái Đẹp ra đời và phát triển cùng với xã hội loài người nên
người ta yêu Cái Đẹp cũng chính là yêu cuộc sống mà ta đang sống.Không những
thế,nhờ có Cái Đẹp mà con người có sức mạnh vượt ra khỏi những bất trắc trong
cuộc sống, nhờ có Cái Đẹp con người mới phát huy những tình cảm cao thượng,
giúp con người gắn bó với nhau.Từ giã Cái Đẹp, xa rời Cái Đẹp là xa rời cuộc
sống mà xa rời cuộc sống nghĩa là tự huỷ diệt bản thân mình.
Không phải ngẫu nhiên mà CHÂN-THIỆN- MĨ ĐI LIỀN VỚI NHAU.
Tổng kết:



×