Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tài liệu BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI NGA docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145 KB, 9 trang )

TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI:
cặp phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã
hội. Tồn tại xã hội là đời sống vật chất của xã hội, là sự sản xuất của cải vật chất và những quan
hệ của con người trong quá trình sản xuất ấy. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Ý thức xã hội là
phản ánh của tồn tại xã hội, bao gồm nhiều trình độ khác nhau (ý thức đời thường, ý thức lí luận)
và nhiều hình thái khác nhau (chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, khoa
học, vv.). Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định, nhưng có tính độc lập tương đối của nó, thể
hiện trên những nét cơ bản là: 1) Có tính kế thừa, có lôgic phát triển nội tại, có sự tác động qua lại
giữa các hình thái ý thức xã hội. 2) Ý thức khoa học, tiến bộ có thể dự báo triển vọng của xã hội,
cũng có thể cải tạo tồn tại xã hội thông qua thực tiễn của con người; ngược lại, ý thức sai lầm, lạc
hậu, có thể xuyên tạc, kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội.
Tồn tại xã hội của ta là một nước nông nghiệp lạc hậu và kém phát triển, với trên 87 triệu
dân (xếp thứ 13 thế giới) mà trong đó trên 70% người sống ở nông thôn và lao động nông
nghiệp, trình độ dân trí thấp (cả nước mới đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi), chỉ có khoảng 25% người lao động là đã qua đào tạo nghề, thu nhập trung bình của
người dân thuộc nhóm nước “đang phát triển có thu nhập thấp” (nghèo - xếp thứ 123 thế
giới), mặc dù sở hữu cái nền đất rộng 331.690 km2 (xếp thứ 65 thế giới) và khoảng 1 triệu
km2 mặt biển (với khoảng 3.000 đảo, có tổng diện tích 1.700 km2, lớn hơn 2,4 lần diện
tích đất nước Singapore).
Trong điều kiện đó, hầu hết người dân chỉ có thể kiếm sống bằng những công việc ít đầu tư
và ít tốn kém nhất, ít tính toán (tri thức thấp) và ngắn hạn nhất… để nhanh chóng có tiền
của mà trang trải cuộc sống hàng ngày. Ngoài bộ phận làm công tác quản lý và cung ứng
dịch vụ công trong các cơ quan hành chính - sự nghiệp ra, thì đa số họ tìm đến thửa ruộng,
mảnh vườn, hồ ao, chuồng trại, tàu, ghe, chiếc xích lô, xe lôi, xe ba gác, xe công nông, ô
chợ, gánh hàng rong, góc phố, vỉa hè… để kiếm kế sinh nhai. Một bộ phận khác khá hơn
thì phát triển kinh doanh, thương mại, dịch vụ… Bộ phận còn lại đi bán vé số, nhặt phế
liệu, ăn xin…
Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra rằng: Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như
thế đó, dẫu biết rằng ý thức xã hội cũng có tính “độc lập tương đối” so với tồn tại xã hội,
nhưng tính “độc lập tương đối” ấy cũng không phải “từ trên trời rơi xuống”. Trong thời đại
ngày nay, và có lẽ trong mọi thời đại, không có bất cứ một nước đang phát triển hay chậm


tiến hơn so với trình độ chung của thế giới, lại có thể tạo dựng cho mình một tồn tại xã hội
hoặc ý thức xã hội tiến bộ giữa nhân loại đương thời.
Ở nước ta hiện nay, tình trạng coi thường pháp luật và sức khoẻ con người, tham
nhũng, lãng phí… đang là vấn nạn lớn của đất nước. Nó nói lên rất nhiều điều, dù
khách quan hay chủ quan, về tồn tại xã hội và ý thức xã hội của chúng ta.
Coi thường pháp luật: Luật ra không được thực hiện đầy đủ và kịp thời, làm ăn phi pháp
và lối sống luồn lách, làm trái các quy định hợp pháp và tuỳ tiện đặt ra những quy định bất
hợp pháp…
Coi thường sức khoẻ con người: Sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng
(kể cả thuốc chữa bệnh); sản phẩm tiêu dùng có hàm lược độc tố cao; không thực hiện
nghiêm chế độ bảo hộ và an toàn lao động, cũng như các biện pháp an toàn khác đối với
con người; tình trạng sử dụng bạo lực xảy ra khá phổ biến tại các gia đình, trường học,
công xưởng, quán xá... đối với mọi lứa tuổi.
Tham nhũng: Bòn rút của công, đưa và nhận hối lộ xảy ra khá phổ biến ở mọi cấp, mọi
ngành; thì giờ thi hành công vụ cũng bị bớt xén và sử dụng cho những mục đích cá nhân
khác…
Lãng phí: Lãng phí nguồn nhân lực vì sử dụng không phù hợp và hiệu quả thấp, lãng phí
thời gian và của cải, vì nhiều người được đào tạo lại làm việc như không được đào tạo;
lãng phí các nguồn lực vật chất và tinh thần vì không được để ý đến hoặc sử dụng bất hợp
lý...
Tất cả những tình trạng tiêu cực đó, chúng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau,
đang kìm hãm sự phát triển của đất nước ta. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân
chung là thu nhập thấp, trình độ dân trí thấp và quản lý xã hội yếu kém; “tư duy” làm luật,
kỷ luật lao động và lương tâm nghề nghiệp rất thấp; “cơ chế” chặt mà lỏng, làm việc gì
cũng cần “bôi trơn” bộ máy; “công bộc” không sống nổi bằng lương; tư tưởng, đạo đức và
lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ và nhân dân bị suy thoái…
Nếu chúng ta muốn tồn tại xã hội phát triển, thì phải giải phóng ý thức xã hội; muốn
ý thức xã hội phát triển, thì phải giải phóng tồn tại xã hội. Nghĩa là, chúng ta phải giải
phóng đồng thời cả tồn tại xã hội và ý thức xã hội, thì đất nước ta mới phát triển.
Để giải phóng tồn tại xã hội, trước hết, phải giải phóng phương thức sản xuất (yếu tố quyết

định). Trong đó, cần tập trung giải phóng “con người” (trước hết là người lao động) và giải
phóng “tư liệu sản xuất”. Đối với con người (nhân tố quyết định), cần phải thực hiện chế
độ giáo dục phổ thông và chăm sóc sức khoẻ ban đầu miễn phí cho mọi công dân (trừ
những đối tượng có nhu cầu cung ứng dịch vụ cao hơn), gắn với nâng cao toàn diện chất
lượng giáo dục – đào tạo và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; tạo mọi điều kiện thuận lợi để
người lao động làm việc, học tập, sáng tạo, phát huy năng lực bản thân… (Trước khi “giải
phóng” con người, thì cần phải bảo đảm cho họ các nhu cầu cơ bản về ăn, ở, mặc, đi
lại…). Đối với tư liệu sản xuất, cần tập trung đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học
– công nghệ hiện đại, đi đôi với cải tiến công cụ và phương tiện lao động, đồng thời khai
thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có. Đối với các quan hệ xã hội (sở hữu tư liệu sản xuất,
quản lý và phân công lao động, quản lý và phân phối của cải xã hội...), cần thực hiện tốt
chính sách đa dạng hóa, cổ phần hóa, nâng cao năng lực làm chủ và thu nhập thật sự của
người lao động, ưu tiên nhiều hơn cho người nghèo (lực lượng dễ bị tổn thương và thiệt
thòi nhiều nhất)...
Để giải phóng ý thức xã hội, trước hết, phải giải phóng hoạt động tư tưởng, lý luận, tình
cảm, phong tục, tập quán… trong xã hội ta. Đối với hoạt động tư tưởng và lý luận, hiểu
theo nghĩa hẹp, cần phát huy tự do tư tưởng và nghiên cứu, tìm tòi mới về lý luận. Trong
đời sống tình cảm, phong tục, tập quán… cần tôn trọng và bảo vệ khát vọng chính đáng
của con người cá nhân, nhất là đời sống tâm – sinh lý và hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo,
phát huy dân chủ; đảm bảo hoạt động mang tính “tự nhiên” (hợp quy luật) về sự giao lưu,
tiếp biến (thậm chí thay đổi) giữa cái “cũ” và cái “mới”, truyền thống và hiện đại, dân tộc
và nhân loại, cá nhân với cộng đồng…
Muốn thực hiện được tất cả các điều trên, cần phải có chính sách đúng đắn về phát
hiện, bồi dưỡng, đào tạo và trọng dụng nhân tài, hiền tài...
Hiện nay, chúng ta đang trạng bị cho những người khá giả và giàu có ngày càng nhiều,
trong khi lại hạn chế các điều kiện để người nghèo vươn lên, mặc dù VN là nước dẫn đầu
về "xóa đói giảm nghèo" theo mục tiêu Thiên niên kỳ của Liên hiệp quốc. Bằng chứng là,
những người có đủ điều kiện để mở cơ sở sản xuất – kinh doanh thì được ưu đãi về đất đai
(thuê như cho), thuế, nguồn vốn, hỗ trợ công nghệ và thông tin thị trường… Những người
nghèo thì rất khó tiếp cận với nguồn vốn, công nghệ, thông tin, thậm chí còn bị thu hồi đất

để cấp cho các dự án của người giàu (doanh nghiệp). Theo Báo cáo của Chương trình phát
triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố năm 2007 dựa trên các số liệu điều tra về mức sống
của các hội gia đình Việt Nam, thì sự phân biệt giàu nghèo kéo theo tình trạng bất bình
đẳng xã hội đang diễn biến theo xu hướng ngày càng xấu đi. Các hộ trong nhóm thu nhập
cao nhất (nhóm 20% giàu nhất) nhận được gần 40% lợi ích an sinh xã hội; ngược lại, nhóm
20% nghèo nhất chỉ nhận chưa đến 7% (Vietnamnet, 28/01/2008).
Chúng ta hoan nghênh mọi sự thông thoáng mở đường cho phát triển, cho cả người giàu và
người nghèo cùng vươn lên, và biết rằng, người giàu sẽ vươn nhanh và xa hơn người
nghèo. Song chúng ta không thể thực hiện theo kiểu tạo điều kiện cho “người này” (người
giàu) mà lại hạn chế đối với “người kia” (người nghèo) như hiện nay được. Nếu cùng một
lúc mà không tạo điều kiện cho cả hai, thì tạo điều kiện cho một trong hai loại đối tượng
này cũng được, nhưng cần phải ưu tiên cho người nghèo. Đằng này, không những chúng ta
không tạo điều kiện cho người nghèo trước, mà lại tạo điều kiện cho người giàu trước,
đồng thời lại đẩy người nghèo vào bước đường cùng (cấm xe lôi, xe ba gác, xe công nông,
bán hàng rong, hàng vỉa hè… ). Như thế là “không giải quyết tốt các vấn đề xã hội”, là xa
rời “định hướng xã hội chủ nghĩa” mà Văn kiện Đại hội X đã xác định.
Tôi còn nhớ, có một quan chức cao cấp đã từng tuyên bố trước báo giới bên thềm xuân
Mậu Tý rằng: “Cản trở doanh nghiệp là cản trở sự phát triển”. Ở đây tôi không bàn gì về
câu nói đó, mà chỉ muốn nói thêm rằng: Cản trở người nghèo và cản trở người dân đang nỗ
lực kiếm kế sinh nhai vốn đã hợp lý từ trước đến nay, cũng là cản trở sự phát triển. Nếu
chúng ta “cấm” một cái gì đó hiện tồn mà trái với quy định của pháp luật thì không sai,
nhưng đằng này chúng ta tự đặt ra “quy phạm” mới để chấm dứt sự tồn tại hợp lý của nó,
để rồi biến nó trở thành cái bất hợp lý và vi phạm pháp luật. Dẫu biết rằng, về mặt quản lý
nhà nước, chúng ta có thể làm như thế và được quyền làm như thế, vì sự phát triển và văn
minh, nhưng với điều kiện phải đi đôi với việc giải quyết các hệ luỵ kèm theo, mà kết quả
tối thiểu phải đảm bảo cho những người liên quan có cuộc sống tương tự (đáng lý phải tốt
đẹp hơn) trước khi thực hiện “chủ trương mới”.
Nếu được quyền lựa chọn giữa giàu có và đói nghèo, giữa chủ một cơ sở sản xuất – kinh
doanh với đi bán hàng rong hoặc bán vé số, giữa người làm công ăn lương ổn định với kẻ
kiếm kế sinh nhai hàng ngày bằng lao động phổ thông vất vả… thì không ai chọn vế thứ

hai! Không ai muốn hàng giả và hàng kém chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ô
nhiễm môi trường sống, mất an toàn về sức khoẻ và coi thường pháp luật… Ai cũng muốn
trên đất nước mình không còn nhà ổ chuột, người ăn xin, bán hàng rong, quán vỉa hè; ai
cũng muốn nhìn thấy những chiếc xe chở hàng đẹp, gọn gàng và hợp vệ sinh; ai cũng
muốn điều tốt đẹp. Song, “lực bất tòng tâm”.
Chúng ta không “đồng loã” với sự kém phát triển, nhưng chúng ta vẫn phải sống chung với
sự kém phát triển đó, bởi vì chính chúng ta là quốc gia kém phát triển. Thế nên tồn tại xã
hội “kém phát triển” tất yếu hình thành nên ý thức xã hội “kém phát triển”. Cả hai đang
kìm hãm lẫn nhau trên đường chúng ta đi về phía trước – công nghiệp hoá và hiện đại hoá
đất nước. Nếu chúng ta phát huy được tính tích cực của ý thức xã hội (nhất là về quản lý xã
hội và ý thức công dân), thì đất nước sẽ phát triển nhanh và bền vững.
Muốn xã hội tốt đẹp, một mặt chúng ta phải cải tạo ý thức xã hội, nhưng mặt khác
quan trọng hơn và mang tính quyết định là phải cải tạo tồn tại xã hội.
1.Khái niệm tồn tại xã hội :
Tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội v bao
gồm các yếu tố chính là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa
lý, dân số... trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất .
2. Khái niệm ý thức xã hội : Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm
tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận … là sự phản ánh của tồn tại
xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Cần phân biệt giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân :
Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với nhau,
thâm nhập vào nhau và làm phong phú cho nhau.
Ý thức cá nhân là ý thức của mỗi con người trong xã hội do đó không thể không mang tính
xã hội. Nhưng ý thức cá nhân không phải bao giờ cũng phản ánh thể hiện quan điểm, tư
tưởng, tình cảm phổ biến của một cộng đồng, một tập đoàn xã hội, một giai cấp, một thời
đại xã hội nhất định.
Song có khi cùng một giai cấp nhưng do hoàn cảnh kinh tế, nghề nghiệp, môi trường giáo
dục, ảnh hưởng tư tưởng của gia đình, bạn bè, kinh nghiệm sống, trường đời ... mà mỗi cá
nhân lại biểu hiện ý thức giai cấp với mức độ đậm nhạt khác nhau – thậm chí có khi mâu

thuẫn nhau.
II. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
1. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội , do tồn tại xã hội quyết định :
Quan niệm duy tâm coi tinh thần , tư tưởng là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết
định tiến trình phát triển của mọi xã hội .
Chủ nghĩa duy vật thì khẳng định rằng:
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội.
- Tồn tại xã hội như thế nào ý thức xã hội như thế ấy. Mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi thì
những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn học, nghệ thuật ... sớm
muộn sẽ biến đổi theo.
Vì vậy ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý luận, quan điểm,
tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất
quyết định.
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội :
Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định. Nhưng ý thức xã hội không hoàn toàn thụ động,
nó có tính năng động, có tính độc lập tương đối trong sự phát triển của mình .
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây :
* Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội . Do sức mạnh của thói quen, tập
quán truyền thống, do những lực lượng xã hội, đảng phái, giai cấp lỗi thời tìm mọi cách
duy trì ý thức cũ, chống lại ý thức xã hội mới tiến bộ hơn.
* Tính vượt trước của tư tưởng tiến bộ khoa học .
Tư tưởng của con người, nhất là tư tưởng triết học, khoa học, nghệ thuật có thể đóng vai
trò dự báo tương lai, tìm ra được khuynh hướng phát triển chỉ đạo hoạt động thực tiễn của
con người.
* Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội. Những quan điểm và lý luận của mỗi
thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không, mà được tạo nên trên cơ sở những tài
liệu lý luận của các thời đại trước, tức là có quan hệ kế thừa với ý thức tư tưởng của thời
đại trước.
* Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.
Ý thức xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như chính trị, pháp quyền, đạo

đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học. Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh một đối
tượng nhất định, một phạm vi nhất định của tồn tại xã hội, nhưng giữa chúng có mối quan
hệ với nhau .
Sự liên hệ tác động đó làm cho mỗi hình thái ý thức có những tính chất và những mặt
không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật
chất .
* Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội :
Đây là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của ý thức xã
hội, biểu hiện tập trung vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Ý thức tiến bộ - cách mạng : Thúc đẩy xã hội phát triển
Ý thức lạc hậu : ngăn cản sự phát triển của xã hội .
Tóm lại : Ý thức xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội, nhưng nó có tính độc lập tương đối
của nó. Vì vậy nếu chỉ thấy tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội một cách máy móc, sẽ
rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã
hội, không thấy vai trò của tồn tại xã hội sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm
Tồn tại xã hội quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội.tồn tại xh có
trước,ý thức xh có sau,tồn tại xh như thế nào thì ý thức xh như thế ấy.
- Tính độc lập tương đối của ý thức xh
ý thức xh do tồn tại xh quyết định nhưng ý thức xh lại có tính độc lập tương đối thể hiện ở:
- Ý thức xh lạc hậu hơn so với tồn tại xh.
-Ý thức xh có thể vượt trước tồn tại xh,do nắm bắt được bản chất và quy luật của sự
vật..đặc biệt ý thức lý luận khoa học thường vượt trước tồn tại xh
- Ý thức xh có tính kế thừa,ý thức xh mới có tính kế thừa ý thức xh cũ,sau đó bổ sung

×