Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Sự khác biệt về các vấn đề của phụ nữ so với nam giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.79 KB, 9 trang )

[XHH VỀ GIỚI] May 6, 2012

Họ và tên: Phạm Thị Hà Chi
Lớp: SN3

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn: Xã hội học về Giới

Đề bài: Trình bày sự khác biệt về các vấn đề của phụ nữ so với nam giới
BÀI LÀM
1. Lời mở đầu
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm
qua, phong trào phụ nữ và bình đẳng giới của nước ta đã đạt được những thành tựu
to lớn. Phụ nữ Việt Nam đã có những bước trưởng thành và phát triển mạnh mẽ, có
những đóng góp to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá- xã hội, khoa học – công
nghệ, xây dựng Đảng, Chính quyền và hợp tác quốc tế. Phụ nữ các dân tộc, các tôn
giáo, công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, trên cương vị của người lãnh đạo,
1


[XHH VỀ GIỚI] May 6, 2012

quản lý hay người lao động... đã đoàn kết, thi đua phát huy sức mạnh nội lực, tham
gia thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước. Địa vị, trình độ học
vấn, kỹ năng nghề nghiệp của phụ nữ Việt Nam được nâng lên, đời sống vật chất
và tinh thần được cải thiện về nhiều mặt, sức khoẻ phụ nữ, trẻ em được nâng cao.
Trong bối cảnh xã hội có nhiều cơ hội tốt đẹp cho lao động và học tập, không ít
phụ nữ Việt Nam đã phấn đấu vươn lên không ngừng về mọi mặt, tạo cho mình
những hành trang mới để sánh bước cùng cộng đồng khu vực và thế giới. Phụ nữ
ngày càng chủ động, tự tin hơn trong lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, năng
động, mạnh dạn trong kinh tế thị trường. Nhận thức xã hội về bình đẳng giới được


nâng lên. Phụ nữ được tôn trọng và bình đẳng hơn, địa vị của người phụ nữ trong
xã hội và gia đình ngày càng được cải thiện.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, sự nghiệp phấn đấu vì sự
tiến bộ, bình đẳng và phát triển của phụ nữ Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khó khăn,
thách thức, nhất là đối với phụ nữ nghèo.
Đặc biệt, phụ nữ nghèo bị hạn chế hơn nam giới về cơ hội có việc làm và
thu nhập do trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp còn thấp. Lao động nữ qua
đào tạo nghề mới đạt 15,5%.Trong nhiều doanh nghiệp, việc làm của lao động nữ
nghèo cũng thiếu ổn định, điều kiện lao động, điều kiện sống không được bảo đảm.
Ở nông thôn, phát triển ngành nghề còn chậm, năng suất lao động, hiệu quả kinh tế
thấp, thu nhập không ổn định; phụ nữ nghèo thiếu việc làm, di cư tự phát ra thành
phố ngày càng tăng. Ở miền núi, vùng sâu, xa, tỷ lệ phụ nữ mù chữ và phụ nữ
nghèo còn cao.
Phụ nữ nghèo còn gặp nhiều khó khăn, thách thức khi thực hiện vai trò
người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Mặt khác, các dịch vụ y tế cộng
đồng, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nghèo còn rất hạn chế, không đáp ứng được
yêu cầu cơ bản cho chị em.
2


[XHH VỀ GIỚI] May 6, 2012

Nhìn chung, ở Việt Nam, sự khác biệt của phụ nữ nghèo so với nam giới
vẫn có khoảng cách tương đối lớn, sự chênh lệch về điều kiện sống là khá rõ
nét.
2. Sự khác biệt cơ bản giữa phụ nữ nghèo và nam giới
2.1.
Trong lao động và việc làm
Trong lịch sử đã có nhiều tư tưởng cho rằng nam và nữ có vai trò đặc trù
trong xã hội, trong đó nam giới thường đảm nhiệm các công việc về nghệ thuật, kỹ

nghệ, quân đội trong khi phụ nữ đảm nhận việc nội trợ gia đình và chăm sóc trẻ
em. Sự chuyên môn hóa về vai trò này đã dẫn đến sự hình thành quan niệm rằng
phụ nữ không có khả năng thực hiện các công việc đòi hỏi trí tuệ.
Hiện nay tại hầu hết các quốc
gia trên thế giới, phụ nữ đều có thu
nhập thấp hơn nam giới bất chấp một
số nỗ lực về pháp luật đã được đưa
ra để thu hẹp khoảng cách về thu
nhập, đặc biệt là phụ nữ nghèo.
Có thể nói, định kiến giới còn tồn tại khá phổ biến trong mọi đối tượng:
• Phân công lao động thực tế vẫn chênh lệch theo hướng bất lợi cho phụ nữ
• Số phụ nữ làm công ăn lương ít hơn nam giới
Tỷ lệ phụ nữ làm công ăn lương chỉ bằng khoảng một nửa so với nam giới.
Trong thời gian 1993 - 1998, tỷ lệ phụ nữ làm công ăn lương chỉ tăng 4% (từ
19% lên 23%), trong khi tỷ lệ này ở nam giới tăng 9% (từ 32% lên 41%).
• Mức lương của phụ nữ nghèo thấp hơn so với nam giới, kể cả trong cùng
lĩnh vực ngành nghề
3


[XHH VỀ GIỚI] May 6, 2012

Mức lương bình quân thực tế theo giờ công lao động của phụ nữ (2.266
đồng) chỉ bằng 78% so với nam giới (2.900 đồng). Trong một số lĩnh vực,
phụ nữ nghèo được trả lương thấp hơn nam giới đối với cùng một loại công
việc. Phụ nữ còn được chủ yếu tập trung trong các ngành nghề đòi hỏi kỹ
năng ở mức độ thấp hơn, như giáo viên hay những người lao động thủ công,
và cơ hội phụ nữ được bố trí vào các vị trí quản lý ở cấp cao thì ít hơn so với
nam giới.
• Thời gian phụ nữ nghèo dành cho công việc nhà không được thù lao gấp đôi

so với nam giới
Số giờ công lao động hưởng lương của nam giới và phụ nữ là tưng đương
nhau. Tuy nhiên, thời gian phụ nữ dành cho công việc nhà thì hơn gấp đôi so
với nam giới, mà đây là những công việc không được thù lao. Như vậy, phụ
nữ nghèo có rất ít hoặc không có thời gian để tham gia vào các hoạt động
vui chơi giải trí, văn hoá, xã hội và tiếp tục nâng cao trình độ học vấn.

Hình minh họa trong SGK luôn đặt khuôn mẫu về phân công lao động giữa nam
và nữ khiến khó thực hiện về việc bình đẳng giới như yêu cầu của xã hội
4


[XHH VỀ GIỚI] May 6, 2012

2.2.
Trong lĩnh vực giáo dục
• Phụ nữ nghèo ít được học cao hơn nam giới
Quan niệm xã hội thực tế hiện nay vẫn cho rằng, phụ nữ không cần học cao
mà chỉ cần lo công việc nội trợ trong gia đình là đủ. Vì vậy, nhiều phụ nữ bị
hạn chế với việc khám phá tri thức và nâng cao trình độ học vấn.
• Khác biệt giới trong lĩnh vực giáo dục ở bậc trên tiểu học lại tái hiện
Giáo dục là yếu tố chủ chốt để xoá đói giảm nghèo vì nó góp phần tăng năng
suất lao động. Điều đáng mừng là mức độ khác biệt giới ở bậc tiểu học đã
được giảm thiểu. Giờ đây, tỷ lệ nhập học của trẻ em trai và trẻ em gái trong
độ tuổi tiểu học chênh nhau rất ít. Thực tế đó cho thấy Việt Nam đã đạt được
những kết quả đáng kể để tiến tới thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ trong lĩnh vực tiểu học. Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự chênh lệch về tỷ lệ
nhập học ở các bậc trung học giữa trẻ em trai và trẻ em gái. ở bậc phổ thông
trung học, mức chênh lệch về tỷ lệ nhập học giữa trẻ em trai và trẻ em gái đã
giảm từ 15% xuống còn 11%.


Bất bình đẳng giới từ sách giáo khoa

5


[XHH VỀ GIỚI] May 6, 2012

• Trong giáo dục con cái
Một số chuyên gia cho rằng cha mẹ có vai trò trong việc hình thành giá trị và
nhận thức của trẻ em. Thực tế là các bé gái thường được nhờ giúp cha mẹ
làm việc nhà trong khi các bé trai thường làm các công việc có tính chất kĩ
thuật với cha, điều này có ảnh hưởng tới hành vi và đôi khi không khích lệ
các bé gái thực hiện các công việc đó. Vì vậy các bé gái sẽ nghĩ mỗi giới nên
có một vai trò và hành vi riêng.
2.3.

Trong lĩnh vực y tế

Theo điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002, phụ nữ ở hầu hết các lứa tuổi có
tỷ lệ ốm đau cao hơn nam giới cả về số đợt ốm và số ngày ốm bình thường. Tỷ lệ
phụ nữ/nam giới tham gia bảo hiểm y tế vẫn có sự chênh nhau khá lớn, nhất là ở
các hộ gia đình.
Phụ nữ là người có trách nhiệm chính trong chăm sóc sức khoẻ cho các
thành viên gia đình, nhưng bản thân phụ nữ ít được chăm sóc, nhất là sức khoẻ
sinh sản. Nghỉ việc trước và sau khi sinh là một tiêu chí quan trọng về chất lượng
chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ. Nhưng 1/3 phụ nữ không nghỉ trước khi
sinh; trên 40% phụ nữ nông thôn nghỉ sau khi sinh không qúa 31 ngày; phụ nữ có
mức sống thấp nghỉ sau khi sinh ít hơn nhiều so với phụ nữ có mức sống khá hơn
và đặc biệt nghỉ ít ngày nhất là phụ nữ làm nghề nông và làm nghề tự do.

Hầu hết phụ nữ nghèo đều không có điều kiện trang trải các khoản chi phí
ngoài chế độ miễn, giảm được quy định của bảo hiểm y tế khi được khám và điều
trị tại Bệnh viện Phụ nữ hay các cơ sở y tế khác. Việc chi trả từ 5% đến 20% viện
phí theo quy định và các chi phí khác liên quan khi điều trị bệnh tại các cơ sở y tế
cũng là vấn đề rất khó khăn đối với người nghèo, người có hoàn cảnh kinh tế khó
khăn. Hơn nữa, phụ nữ nghèo khi mắc các bệnh nan y liên quan đến sức khỏe sinh
6


[XHH VỀ GIỚI] May 6, 2012

sản như ung thư buồng trứng, ung thư vú, cổ tử cung - một trong các bệnh chiếm tỷ
lệ cao hiện nay - hầu như mất khả năng chữa trị với lý do khó khăn về tài chính.Cơ
sở vật chất các dịch vụ y tế liên quan đến sức khỏe sinh sản phụ nữ tại các xã,
phường đặc biệt là các xã miền núi còn nhiều thiếu thốn và nghèo nàn; chất lượng
khám và điều trị cũng chưa được nâng cao; việc thiếu bác sĩ tại các xã, phường
cũng là vấn đề bức xúc.
2.4.
Trong các lĩnh vực khác
• Bạo lực gia đình
Trong các vụ bạo lực gia đình, hầu hết nam giới vẫn chiếm số đông. Ở vùng
núi, vùng sâu vùng xa, người đàn ông vẫn có tư tưởng mình có quyền đánh
vợ.
• Lựa chọn nghề nghiệp
Phụ nữ bị hạn chế hơn nam giới trong việc lựa chọn lĩnh vực nghề nghiệp,
thực tế hiện nay cho thấy một số ngành và lĩnh vực vẫn ưu tiên nam giới hơn
cả

7



[XHH VỀ GIỚI] May 6, 2012

• Điều kiện dinh dưỡng của phụ nữ kém hơn so với nam giới
Tình hình dinh dưỡng của cả nam giới và phụ nữ ở lứa tuổi trưởng thành đều
được cải thiện trong giai đoạn 1993 - 1998, song mức độ cải thiện ở nam
giới lớn hơn. Phụ nữ trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ ở các vùng nông thôn,
các gia đình nghèo và các dân tộc thiểu số, vẫn có nhiều khả năng bị yếu sức
khoẻ kinh niên hơn so với nam giới. Tỷ lệ trẻ em từ 10 tuổi trở xuống bị còi
cọc đã giảm từ 50% xuống còn 38% trong giai đoạn này. Tuy nhiên, vẫn còn
41% trẻ em gái dưới 10 tuổi bị còi cọc, trong khi đó tỷ lệ này ở trẻ em trai là
35%.
3. Nguyên nhân
Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, trải qua hàng nghìn năm Bắc
thuộc, chịu ảnh hưởng của định kiến giới nặng nề, mặc dù Việt nam đã đi được
một quãng xa trên con đường đấu tranh vì bình đẳng giới nhưng cũng đứng trước
nhiều thách thức, nguyên nhân là do:
• Định kiến giới còn tồn tại khá phổ biến trong mọi đối tượng, phân công lao
động thực tế vẫn chênh lệch theo hướng bất lợi cho phụ nữ
• Quan niệm phổ biến vẫn theo hướng trọng trai hơn gái.
• Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ còn bị ràng buộc bởi phong tục, tập
quán lạc hậu, tỷ lệ phụ nữ nghèo, phụ nữ mù chữ còn cao.
• Bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, lấy chồng người
nước ngoài diễn biến phức tạp.
• Khoảng cách giữa quy định pháp luật về bình đẳng giới và vấn đề thực thi
luật trên thực tế rất khó xóa bỏ
Chính những nguyên nhân này đã làm gia tăng khoảng cách giữa phụ nữ và nam
giới, đặc biệt đối với phụ nữ nghèo.

8



[XHH VỀ GIỚI] May 6, 2012

4. Đánh giá và kết luận chung
Khoảng cách về giới là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, vì
vậy, cần thực hiện đồng bộ và hiệu quả các mục tiêu: giảm khoảng cách giới trong
lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở
nông thôn, phụ nữ người dân tộc đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao
động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia
bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực GD- ĐT; bảo đảm bình đẳng giới trong
tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới
trong lĩnh vực văn hóa và thông tin; trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo
lực…
Đặc biệt, thế hệ trẻ nhất là sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, sau khi
học tập bộ môn Xã hội học về Giới càng phải có quan điểm, nhận thức đúng đắn về
vấn đề này trong tư tưởng và cả trong thực tiễn./.

---HẾT---

9



×