Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Bàn về các vấn đề của pháp luật vỡ nợ quốc tế.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.95 KB, 32 trang )

BÀN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT VỠ
NỢ QUỐC TẾ
PHAN HUY HỒNG
TS., GV Khoa Luật Thương mại, Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh
I. Lời mở đầu
Điều 2 của Dự thảo II “Luật phá sản” có quy định
rằng, “Luật này áp dụng khi giải quyết việc phá sản
đối với các thương nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam và cũng được áp dụng với cả những thành viên
của nó hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam”. Trong
một cuộc hội thảo bàn về dự thảo này, một luật sư
người Pháp đã cho ý kiến về điều luật trên như sau:
“Tôi không hiểu Ban soạn thảo hiểu thế nào về cụm
từ thứ hai trong câu này, bởi vì các bạn không thể áp
đặt cho một quốc gia khác phải áp dụng luật của các
bạn, cho dù chỉ là áp dụng đối với một doanh nghiệp
Việt Nam đóng trên lãnh thổ của quốc gia đó. Để một
quyết định Tòa án Việt Nam có giá trị áp dụng ở
nước khác thì quyết định đó phải không đi ngược lại
trật tự công cộng của quốc gia sở tại đó”1. Tạm thời
ở đây không bình luận gì thêm về quy định này. Sau
khi phân tích một số vấn đề cơ bản của pháp luật vỡ
nợ quốc gia trên cơ sở luật pháp của một số quốc gia
Châu Âu cũng như của Liên minh Châu Âu chúng ta
sẽ quay lại vấn đề này.
II. Khái quát về pháp luật phá sản quốc tế2
1. Hai chữ “quốc tế” trong khái niệm “Pháp luật vỡ
nợ quốc tế” có thể gây nhầm lẫn rằng đây là một lĩnh
vực pháp luật có nguồn là các hiệp định song phương
hoặc đa phương giữa các chủ thể của pháp luật quốc


tế. Trái lại, pháp luật vỡ nợ quốc tế trước hết là pháp
luật quốc gia về các mối quan hệ pháp luật vỡ nợ có
yếu tố nước ngoài. Nhưng bên cạnh đó, trong các nỗ
lực nhằm hài hòa hay thậm chí thống nhất pháp luật
quốc gia điều chỉnh các mối quan hệ này hay nhằm
giảm thiểu hoặc loại bỏ các cản trở trong việc tiến
hành thủ tục vỡ nợ đối với con nợ ở nước này có tài
sản ở một nước khác, các quốc gia có thể ký kết các
hiệp định song phương hoặc đa phương nhằm điều
chỉnh chính các mối quan hệ mà thông thường thuộc
chủ quyền tư pháp của từng quốc gia. Trong trường
hợp tồn tại một hiệp định như vậy giữa nhiều quốc
gia thì các quy định của hiệp định sẽ trực tiếp áp
dụng cho các mối quan hệ pháp luật phá sản có liên
hệ đến các quốc gia đó. Còn các quy định của pháp
luật quốc gia của mỗi nước được áp dụng trong mối
quan hệ với các nước thứ ba. Ngoài ra, đã có liên
minh các quốc gia tiến tới ban hành luật vỡ nợ áp
dụng chung cho các quốc gia thành viên. Trong lĩnh
vực này tiêu biểu là Nghị định của Hội đồng Liên
minh Châu Âu về thủ tục vỡ nợ3. Còn Luật mẫu về
phá sản xuyên quốc gia của Ủy ban Liên hiệp quốc
về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)4 được Liên
hiệp quốc thông qua trong Đại hội đồng ngày 15-12-
1997 – như các luật mẫu khác của UNCITRAL – là
sự “giới thiệu” cho các quốc gia thành viên trong việc
ban hành các quy định của pháp luật quốc gia về vỡ
nợ quốc tế. Giá trị của Luật mẫu này là ở chỗ nó thể
hiện sự đồng thuận quốc tế cao trong nhận thức về
các vấn đề và các giải pháp đối với thủ tục vỡ nợ có

yếu tố nước ngoài; bởi vậy, nó không chỉ được các
quốc gia riêng lẻ tham khảo khi ban hành luật của
mình mà còn được Liên minh Châu Âu tham khảo
khi ban hành nghị định nói trên.
2. Nhiệm vụ của pháp luật vỡ nợ quốc tế một mặt là
quy định luật áp dụng đối với các quan hệ pháp luật
vỡ nợ có yếu tố nước ngoài. Các quy phạm pháp luật
quy định vấn đề này gọi là các quy phạm xung đột.
Tương tự như trong tư pháp quốc tế nói chung, trong
pháp luật vỡ nợ quốc tế cũng có hai loại quy phạm
xung đột. Đó là quy phạm xung đột đơn phương và
quy phạm xung đột đa phương. Loại quy phạm thứ
nhất chỉ quy định luật của quốc gia đó được áp dụng
trong trường hợp nào. Loại quy phạm thứ hai lại quy
định luật của quốc gia nào sẽ phải được áp dụng nếu
các quan hệ pháp luật phá sản có một mối quan hệ
nhất định đến quốc gia đó. Trong pháp luật vỡ nợ
quốc tế có thể đồng thời tồn tại hai loại quy phạm đó.
Mặt khác, các quy định về thẩm quyền quốc tế của
tòa án cũng thuộc về pháp luật vỡ nợ quốc tế. Ở đây
cũng có hai loại quy định. Loại thứ nhất quy định khi
nào thì Tòa án và Tòa án nào của quốc gia đó có
thẩm quyền tiến hành thủ tục vỡ nợ. Loại thứ hai quy
định Tòa án của quốc gia nào có thẩm quyền tiến
hành thủ tục vỡ nợ khi các mối quan hệ vỡ nợ có mối
liên hệ nhất định đến các quốc gia đó. Tuy nhiên loại
quy định thứ hai này không nhằm áp đặt mà cũng
không thể áp đặt cho một quốc gia khác. Bởi vì chủ
quyền tư pháp của mỗi quốc gia không cho phép loại
quy định này có một hiệu lực như vậy. Các quy định

loại này chỉ có ý nghĩa “dẫn chiếu” đối với quốc gia
khác. Quốc gia đó có thể “chấp nhận” dẫn chiếu đó
bằng quy định với nội dung rằng tòa án của mình có
thẩm quyền nếu được luật pháp của quốc gia khác
dẫn chiếu.
3. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ pháp luật vỡ nợ
rất đa dạng. Con nợ trong nước có thể có tài sản ở
nước ngoài dưới nhiều hình thức. Ngược lại, con nợ ở
nước ngoài cũng có thể có tài sản ở trong nước dưới
nhiều hình thức khác nhau. Trong những trường hợp
này việc tiến hành thủ tục vỡ nợ sẽ không chỉ gói gọn
trong một quốc gia mà còn trở thành một thủ tục
“vượt ra biên giới” và đòi hỏi có sự tham gia của
pháp luật cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng của
nhiều quốc gia. Bởi vậy, pháp luật vỡ nợ quốc tế của
mỗi nước không thể chỉ giải quyết một chiều các
quan hệ vỡ nợ, nghĩa là không thể chỉ quy định về
hiệu lực các quyết định của các cơ quan tiến hành tố
tụng của mình mà còn về hiệu lực của quyết định của
các cơ quan tiến hành tố tụng nước ngoài trên lãnh
thổ của mình. Một luật pháp vỡ nợ quốc tế đạt được
mục tiêu đối xử công bằng với các chủ nợ, có nghĩa
là không loại trừ hoặc hạn chế quyền yêu cầu tài sản
của các chủ nợ ở nước ngoài, còn có tác dụng tạo ra
một môi trường pháp luật đáng tin cậy cho thương
mại và đầu tư quốc tế.
III. Các vấn đề
1. Các vấn đề từ thực tiễn
1.1 Sự gia tăng trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư
quốc tế cũng như sự tự do hóa ở mức độ nhất định

khả năng di chuyển, cư trú, hành nghề và xác lập
quyền sở hữu đối với tài sản ở các quốc gia khác
nhau đã dẫn đến những tình huống là ngày càng có
nhiều con nợ không còn tài sản đáng kể ở trong nước,
trong khi đó họ lại có những tài sản giá trị ở nước
ngoài. Những tài sản như vậy có khi là những tài sản
được xác lập quyền sở hữu một cách hợp pháp theo
pháp luật của nước ngoài trên cơ sở mua bán thông
thường, nhưng cũng có thể là những quyền yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng thương
mại hàng hóa hay dịch vụ quốc tế, hoặc là những tài
sản đầu tư ở nước ngoài dưới hình thức một công ty
độc lập, là sự góp vốn vào một công ty ở quốc gia
khác hay là tài sản tại một chi nhánh hoặc cơ sở phụ
thuộc khác ở nước ngoài. Nhưng cũng có khi, hay
thậm chí ngày càng phổ biến, đó là những tài sản do
con nợ tẩu tán ra nước ngoài nhằm trốn tránh trách
nhiệm tài sản. Người ta có thể liệt kê một danh sách
dài về các hình thức tồn tại tài sản của một con nợ ở
nước ngoài.
1.2 Hai ví dụ sau đây nhằm minh họa một số tình
huống nêu trên5: Thứ nhất, Tòa án vỡ nợ mở thủ tục
vỡ nợ đối với tài sản của một công ty X tại Cộng hòa
Liên bang Đức. Người được tòa án bổ nhiệm làm
“người quản lý vỡ nợ” đã áp dụng các biện pháp
nhằm buộc con nợ thực hiện các nghĩa vụ kê khai tài
sản và hợp tác trong việc thu hồi tài sản nhưng không
có kết quả. Từ cơ quan điều tra hình sự, người quản
lý vỡ nợ biết được rằng con nợ có một khoản tiền lớn
tại một tài khoản ở ngân hàng Thụy Sỹ. Thứ hai, tòa

án vỡ nợ mở thủ tục vỡ nợ đối với một cá nhân ở
Cộng hòa Liên bang Đức. Con nợ không còn tài sản
gì đáng kể ở trong nước, nhưng lại có một số bất
động sản rất có giá trị ở Hoa Kỳ. Người quản lý vỡ
nợ muốn thanh lý các bất động sản này để thanh toán
cho các chủ nợ ở trong nước. Ở các quốc gia khác
nhau, các tình huống xảy ra khá phổ biến. Vấn đề đặt
ra là, người quản lý vỡ nợ có thể thu hồi được các tài
sản đó không và bằng cách nào.
1.3 Trường hợp con nợ là một công ty, nhưng lại có
phần vốn góp vào một công ty khác hay có một công
ty con ở nước ngoài hoặc một chi nhánh ở nước
ngoài là phổ biến. Bởi vì những công ty hay những
chi nhánh như vậy ở nước ngoài đều là những chủ thể
độc lập hay không độc lập, có năng lực pháp luật đầy
đủ hay hạn chế theo pháp luật nước đó. Nên vấn đề
đặt ra lúc này còn là pháp luật công ty và pháp luật
vỡ nợ của nước sở tại chấp nhận hiệu lực của các
quyết định của tòa án nước khác được ban hành trong
thủ tục vỡ nợ ở mức độ nào.
1.4 Trong điều kiện Việt Nam hội nhập với nền kinh
tế khu vực và thế giới, tăng cường trao đổi hàng hóa
và dịch vụ, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài thì những
tình huống tương tự đang và sẽ xảy ra ngày càng
nhiều trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
2. Các vấn đề của luật
2.1 Các tình huống con nợ không chỉ có tài sản ở
trong nước mà còn có tài sản ở (các) nước ngoài, dù
dưới hình thức tài sản cá nhân hay tài sản trong một

doanh nghiệp, đều đặt pháp luật vỡ nợ của mỗi quốc
gia trước hai tình thế pháp lý căn bản sau đây: Thứ
nhất, cần phải làm gì để tài sản của con nợ ở nước
ngoài có thể được thu hồi để thanh toán cho các chủ
nợ trong thủ tục vỡ nợ ở trong nước. Và ngược lại,
thứ hai, có cho phép các quyết định của tòa án vỡ nợ
ở nước ngoài có hiệu lực ở trong nước để cơ quan
tiến hành thủ tục vỡ nợ nước ngoài có thể thu hồi tài
sản của con nợ nước ngoài ở trong nước để thanh
toán trong thủ tục vỡ nợ ở nước ngoài hay không. Cả
hai tình thế pháp lý này đều cần được pháp luật vỡ nợ
mỗi quốc gia đồng thời giải quyết, bởi vì trong thực
tiễn cả hai tình huống như trên đều xảy ra. Mặt khác,
quan hệ quốc tế, mặc dù không nhất thiết6, nhưng
thông thường dựa trên nền tảng của nguyên tắc có đi
có lại7.
Việc thu hồi tài sản của con nợ ở nước ngoài còn là
để đảm bảo sự đối xử bình đẳng với các chủ nợ. Bởi
vì trong khi tài sản của con nợ thu hồi được ở trong
nước được thanh toán bình đẳng cho cộng đồng chủ
nợ, thì có thể có một số – và chỉ một số – chủ nợ vẫn
tìm cách đòi được nợ đối với con nợ từ tài sản của nó
ở nước ngoài, chẳng hạn thông qua việc cưỡng chế
thi hành án ở nước ngoài.
2.2 Ngoài hai tình thế pháp lý căn bản trên, thực tiễn
cũng làm nảy sinh tình huống như sau: Con nợ không
chỉ có chủ nợ ở trong nước mà còn có chủ nợ ở nước
ngoài, có thể chỉ bởi những quan hệ cá nhân, nhưng
cũng rất phổ biến do được xác lập trong quan hệ kinh
doanh. Khi đó, pháp luật vỡ nợ phải giải đáp vấn đề

là nếu thủ tục vỡ nợ được mở ở trong nước thì có cho
phép các chủ nợ ở nước ngoài đăng ký đòi nợ không.
Ngược lại, khi thủ tục vỡ nợ được mở ở nước ngoài
thì cần phải làm gì để đảm bảo quyền được thanh
toán nợ của các chủ nợ ở trong nước khi con nợ nước
ngoài có tài sản ở trong nước.
IV. Các giải pháp

×