Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

sạt lở bờ sông đoạn tân châuhồng ngự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.66 KB, 23 trang )

SẠT LỠ BỜ SÔNG ĐOẠN TÂN CHÂU- HỒNG NGỰ
TỈNH AN GIANG- ĐỒNG THÁP.
Người viết đề tài: Huỳnh Vũ Lợi.
MSSV: 1416097

SĐT: 0976216647

Thực trạng.

I.

Trên hai thập niên trở lại đây, sự xói lở bờ sông Tiền và sông Hậu xảy ra với quy mô lớn
và tần suất cao. Những điểm xói lở mạnh là các đoạn Tân Châu, Hồng Ngự, Sa Đéc, bến
phà Mỹ Thuận (thuộc bờ sông Tiền), Khánh An, thành phố Long Xuyên, thành phố Cần
Thơ (thuộc bờ sông Hậu). Xói lở hàng năm đã cuốn đi ở mỗi đoạn hàng trăm hécta đất
canh tác, phá hủy nhiều nhà dân và trường học, bệnh viện, đồng thời đã cướp đi sinh
mạng của dân cư sinh sống ven sông. Điển hình là ở Tân Châu, lở đất vào tháng 2/1988
làm chết 22 người (có 7 người mất tích), tháng 4/1992 ở Hồng Ngự làm 10 người chết.
Vào hồi 0 giờ ngày 4/1/2014, tại ấp Long Thị “C”, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu (An
Giang), vách sông Tiền sạt lở đã làm sụp dải đất dài 50 m, sâu vào bờ 25 m khiến 34 căn
hộ kiên cố (trong đó có 1 kho xăng, 1 đài giảng) chìm hoàn toàn (không thiệt hại về
người). Điểm sạt lần này cách bờ kênh Vĩnh An bị sạt hôm 6/12 khoảng 100 m. Ông
Nguyễn Văn Thạnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Châu - cho biết, đây là trận sạt lở
nghiêm trọng nhất về diễn biễn và mức độ thiệt hại. Tính từ thời gian xuất hiện vết nứt đến
sạt lở chỉ trong vòng 18 giờ. Hiện tại, địa điểm này xuất hiện vết nứt bờ sông dài 90 m,
sâu vào bờ hơn 20 m.
Nguyên nhân.

II.





I-Nguyên nhân từ thiên nhiên.
II-Do tác động của biến đổi khí hậu.
III-Hoạt động kinh tế xã hội.

1-Nguyên nhân từ thiên nhiên.




1.1 Tác động của cấu tạo địa chất
Ở An Giang, cấu trúc địa chất thổ nhưỡng vùng ven bờ sông Tiền thuộc trầm tích
Holocen chủ yếu là trầm tích sông - đầm lầy (ab 1Q42-3, phân bố dọc theo sông, nằm
sau các đê tự nhiên, được hình thành do lũ lụt với vật liệu chính là sét) và trầm tích
sông của đê tự nhiên (a2Q42-3, được hình thành do lũ lụt hàng năm khi nước sông
tràn qua bờ, phù sa tích đọng lại).
Mặt khác, lòng dẫn sông Tiền chảy qua trầm tích bở rời với hai tập trầm tích. Tập
trên là cát bột hoặc sét bột pha cát dày 18 - 20 m, tập dưới là cát dày 13 - 25 m.








1.2 Tác động của dòng chảy sông
Xét cả trong mùa lũ lẫn mùa khô, vận tốc dòng chảy của sông Tiền (mùa lũ vận tốc
dòng chảy trung bình từ 2,4 - 2,7 m/s, mùa khô 1,1 - 1,2 m/s) đều lớn hơn mức vận

tốc trung bình cho phép không xói của lớp đất cấu tạo bờ sông (0,55 - 0,58
m/s). Với vận tốc lớn, khả năng duy trì trong thời gian tương đối dài (mùa lũ kéo dài
2 - 3 tháng) nên khả năng đào xói lòng dẫn, bờ sông Tiền tỉnh An Giang là rất lớn.
1.3Tác động của địa hình và hình thái lòng dẫn
Sông Tiền tỉnh An Giang nằm ở vùng hạ châu thổ của hệ thống sông Mê Kông nên
nhìn chung có địa hình lưu vực khá bằng phẳng (độ cao biến đổi từ 1 - 5 m, bình
quân 2 m), chênh lệch độ dốc không lớn (độ dốc đồng bằng trung bình là 1,0
cm/km). Độ dốc của sông Tiền thay đổi theo từng đoạn, độ dốc bình quân khoảng
2,5 cm/km.
Trắc diện dọc sông Tiền cho thấy rất nhiều sự biến đổi đột ngột về độ sâu của đáy
do sự sắp xếp luôn phiên của các vực sâu (hố xói) và bãi nông.

2-Do tác động của biến đổi khí hậu.



2.1 Do tác động của biến đổi khí hậu
Theo nhiều công trình nghiên cứu trong nước và thế giới cho thấy, Việt Nam được
dự báo sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí
hậu mà ĐBSCL lại là nơi hứng chịu nhiều thiệt hại nhất ở nước ta. Biến đổi khí hậu
tác động đến ĐBSCL nói chung và xói lở bờ sông Tiền nói riêng từ hai phía: biển và
thượng nguồn.






Từ thượng nguồn, sự phân hóa, biến động lượng mưa là nhân tố chi phối lớn đến
sự biến động chế độ nước. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của biến đổi khí

hậu đó là lượng mưa ở lưu vực sông Mê Kông nói chung và tại tỉnh An Giang nói
riêng. Lượng mưa có sự biến động lớn giữa mùa mưa - khô (năm 2010, lượng
mưa ở tỉnh An Giang tăng mạnh 2387,8 mm/năm nhưng trong tháng 2, 3 hầu như
không có mưa) là nguyên nhân chính dẫn đến lượng nước ở hệ thống sông Mê
Kông cũng phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa mưa lượng nước lớn, tập trung trong
thời gian ngắn nên lượng nước đổ vào sông nhiều, vận tốc cao gây lũ lụt lớn như
năm 2000, 2001, 2011 (Thái Lan, Campuchia, ĐBSCL... ) và xói lở bờ sông diễn ra
mạnh.
Từ phía biển, mực nước biển đang tăng trong những năm qua. Theo số liệu nghiên
cứu cho thấy, mực nước ở ĐBSCL dâng lên, trong giai đoạn 1988 - 2008, mực
nước biển dâng lên từ 1,8 mm/năm ở Vũng Tàu, 6,1 mm/năm ở Rạch Giá, 11,8
mm/năm ở Bình Đại, 14,5 mm/năm ở Mỹ Thanh. Với sự gia tăng mực nước biển,
nó sẽ góp phần làm thay đổi ranh giới truyền triều, khu vực sông chịu tác động của
triều sẽ dài hơn. Chiều dài truyền triều trong mùa kiệt ở sông Mê Kông khoảng 350
km, trong mùa lũ có thể đạt 150 - 200 km. Sự gia tăng mực nước biển; gia tăng
phạm vi, cường độ truyền triều sẽ làm thay đổi mối tương quan sông - biển đồng
thời góp phần làm cho sói lở diễn ra nhanh hơn.

3-Hoạt động kinh tế xã hội.






3.1Đối với các hoạt động ở thượng lưu:
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề sử
dụng lưu vực nói chung và dòng chính sông Mê Kông nói riêng đã ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển tự nhiên của dòng sông.
Sự gia tăng hoạt động của các công trình trên sông cũng đang là một những nhân

tố làm thay đổi chế độ dòng chảy sông Mê Kông ở hạ lưu. Theo Ủy hội sông Mê
Kông (MRC) thì hiện nay trên dòng chính phía Trung Quốc đã và đang xây dựng 8
đập; phía hạ lưu có 11 đập. Việc xây dựng các chuỗi đập thủy điện trên dòng chính
sẽ biến đổi dòng chảy liên tục theo trọng lực thành các dòng chảy bậc thang, làm
thay đổi cơ bản chế độ thủy văn ở hạ lưu, góp phần gia tăng mức độ, phạm vi xói
lở bờ sông Cửu Long nói chung và sông Tiền đoạn qua An Giang nói riêng.
3.2 Khai thác cát sạn.
Ở An Giang, theo Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ tính riêng các đơn vị được cấp
phép thì giai đoạn 2000 - 2014 tỉnh An Giang ước tính sản lượng cát sạn khai thác
trung bình 5 - 6 triệu m 3/năm với hàng trăm ghe thuyền khai thác cát sạn trên sông.
Năm 2012, có 27 khu vực mỏ được cấp phép khai thác với 53 phương tiện đăng ký
khai thác. Hiện nay, ở tỉnh An Giang có 10 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động
với diện tích khai thác là 1.573,68 ha. Trong đó, chủ yếu là khai thác cát từ sông
Tiền. Ngoài ra, vấn đề khai thác cát sạn không theo quy hoạch, khai thác cát sạn tự
phát đang là một vấn đề rất khó giải quyết ở tỉnh An Giang nên làm cho tình trạng
xói lở lòng dẫn sông Tiền càng trở nên trầm trọng.

Giải pháp.
Ở đây, em xin trình bày 3 giải pháp công nghệ mới nhất, hiệu quả nhất.
1. Cải tiến thảm thanh và tấm bêtông đơn giản liên kết bằng thanh thép bằng thẩm
khối bê tông phức hình hoặc liên kết dây mềm.
III.

Thảm bê tông bằng các khối bêtông phức hình là loại thảm sử dụng các khối bê tông liên
kết chúng lại với nhau bằng móc nối, dây nilon...Kết cấu loại này đã được ứng dụng rộng


rãi ở nhiều nước như Đan Mạch, Trung Quốc, Nhật Bản...để chống xói đáy và bảo vệ mái
bờ.
Ở Việt Nam, gần đây công ty TNHH Tư vấn công nghệ kè bờ Minh Tác đã cho ra đời thảm

bê tông tự chèn đan lưới. Thảm đã được ứng dụng thành công tại An Giang và một số
công trình ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 9. Kè lát mái bằng thảm tấm bêtông
2. Công trình kè đảo chiều hoàn lưu

Kè đảo chiều hoàn lưu làm việc trên nguyên tắc thiết bị tạo hoàn lưu Potabôp nhưng tác
động dòng chảy theo chiều ngược lại: đón dòng nước mặt có động năng lớn, đẩy sang bờ
đối diện với bờ lở, để dòng chảy đáy mang nhiều bùn cát buộc phải đi vào bờ lở để lấp hố
sâu.
Đây là Công trình nghiên cứu của GS. Lương Phương Hậu và PGS. Lê Ngọc Bích cùng
các cộng sự, lần đầu tiên nghiên cứu và được xây dựng ứng dụng để bảo vệ bờ sông
Dinh phía thị xã Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) cho kết quả rất tốt và vượt qua khả năng dự
báo của chính các tác giả.

Hình 17. Công trình bảo vệ bờ sông Cái Phan Rang (Ninh Thuận) bằng hệ thống công
trình hoàn lưu
3. Ứng dụng nhựa uPVC chế tạo tấm cừ nhựa
uPVC là một Polyvinyl Chlorua chưa được nhựa hoá là loại vật liệu khá mới có độ
bền cao, chịu được va đập mạnh, không bị oxy hóa, không bị co ngót, không bị biến
dạng theo thời gian và đã được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghịêp, xây dựng.


Một sản phẩm của loại vật liệu này là tấm cừ nhựa được bắt nguồn từ Mỹ và ứng dụng
trong xây dựng trong đó có công trình bảo vệ bờ sông.

2.3. Sử dụng các loại thực vật thân thiện với môi trường (kỹ thụât
mềm).
Kỹ thuật 'Mềm', hoặc công nghệ sinh học là sử dụng thực vật thích hợp để
giữ lại bờ sông, nó ít tốn kém và cung cấp nhiều lợi ích.

Sử dụng các loại thực vật bảo vệ bờ sông có những lợi ích sau:
- Cải thiện môi trường sống của động vật hoang dã và cá sinh sản
- Tạo cảnh quan môi trường
- Có chi phí đầu tư thấp
Mặc dù thực vật từ lâu đã được sử dụng để tăng
cường ổn định bờ, chống sạt lở. Trong các giải pháp
truyền thống, các con rồng, bè chìm bằng cành cây,
gốc cây của các loại như tre, liễu… được sử dụng
rộng rãi ở nhiều nước trước khi sử dụng ồ ạt các giải
pháp công nghệ “Cứng” như bêtông, đá hoá các bờ
sông. Tuy nhiên gần đây nhiều nước trên Thế giới đã
nhận thức được yêu cầu bảo vệ bờ sông phải hài
Hình 20. Trồng cỏ Vetiver hoà với môi trường tự nhiên.
bảo vệ bờ sông
Một trong những giải pháp của công nghệ mềm là
nghiên cứu lựa chọn những loại thực vật có khả năng sống tốt, sống khoẻ
trong điều kiện ngập nước thường xuyên hoặc ở khu vực mái bờ chịu sự dao
động của nước để trồng ở bờ sông nhằm chống sang, sạt lở bờ. Trong đó
điển hình là cỏ Vetiver. Cỏ vetiver có bộ rễ ăn sâu 1 – 4m, khả năng chịu tác
động của môi trường ven sông tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng không
gây hại đến các loại cây khác xung quanh.




[THÔNG
BÁO]
Cuộc thi học thuật "Bản lĩnh sinh viên Địa Chất lần XI- Năm 2015"
Mục đích: Nhằm phát huy khả năng tư duy sáng tạo ứng dụng từ lý thuyết vào thực hành
các kiến thức đã học về ngành Địa Chất, từ các đề tài này các bạn cũng có thể tham gia

các cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo S-Ideas" và "Sinh viên nghiên cứu khoa học"
Thời
gian:
-Vòng
loại:
08/11/2015
đến
16h
ngày
18/11/2015
-Vòng
bán
kết:
24/11/2015
đến
16h
07/12/2015
-Vòng
chung
kết:
ngày
21/12/2015
Nội
dung

hình
thức
thi:
Sinh viên có thể tham gia theo hình thức cá nhân hoặc nhóm (tối đa 3 người)
1.Vòng

loại:
-Đề tài về các hiện tượng, quá trình địa chất, các ứng dụng thực tế và mức độ ảnh hưởng
của các hiện tượng địa chất ở TP.HCM hoặc các tỉnh thành khác của Việt Nam.Trình bày
trong 2 tờ giấy A4 và trả lời thêm một câu hỏi cảm nhận do BTC đề ra: Theo anh(chị), đề
tài của khả năng phát triển thành một đề tài nghiên cứu khoa học hay không? Nếu có anh
(chị) nghĩ mình cần yếu tố nào để tham gia vào giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học
của
trường?


-Phần
thực
tập:
thi

tả
khoáng
vật

đá
-Cách
tính
điểm:
đề
tài
70%

thực
tập
30%

BTC sẽ chọn ra 10 nhóm hoặc cá nhân để vào vòng Bán kết
Giải
thưởng:
-1
giải
nhất:
600000đ+hoa,
quà
lưu
niệm
-1
giải
nhì:
300000đ+
hoa,
quà
lưu
niệm
-1
giải
ba:
200000đ+
hoa,
quà
lưu
niệm
-2
giải
khuyến
khích:100000đ+

hoa,lưu
niệm
-1
giải
"Giải
pháp
hiệu
quả
nhất":
200000đ
+
quà
lưu
niệm
Mong là lớp mình sẽ được nhiều đề tài tham gia và được nhiều giải cao!!!
Mọi thắc mắc về cuộc thi các bạn có thể hỏi lại mình hoặc Huỳnh Tuấn Khương nha!
Bê tông tự chèn cho nền đất yếu
Cập nhật lúc 09h01' ngày 18/03

Trong ảnh là những mảng bê tông liên kết gài tự chèn ba chiều được lắp ghép từ các tấm
bê tông đúc sẵn, do ThS Nguyễn Anh Tiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công trình
biển, Viêên Kỹ thuâêt biển, thuôêc Viêên Khoa học thủy lợi Viêêt Nam tại TP.HCM nghiên cứu
triển khai.

Lắp ghép kè chống xói lở bờ sông Tiền tại Hồng Ngự. Ảnh: (Thái Ngọc)
Khi lắp ghép, tấm bê tông đúc sẵn này sẽ gài chân có ngàm thành mảng lớn và tự chèn
ba chiều. Ngàm các tấm bê tông đúc sẵn lúc này có tác dụng như mô tê khóa mềm làm chủ
được các chuyển đôêng của công trình.



Nhờ những ưu điểm và tính mới này, khi lắp ghép trên nền đất yếu các tấm bê tông đúc
sẵn này cũng di chuyển theo măêt nền, liên kết không bị phá hủy và không tạo thành các
khe hở, công trình được che kín.
Hiêên sáng chế này đã được ứng dụng trong viêêc xây dựng kè chống xói lở bờ sông Tiền ở
thị trấn Hồng Ngự (Đồng Tháp) và xử lý hai đầu kè Đèn Đỏ huyêên Gò Công Đông (Tiền
Giang).
Bên cạnh sử dụng cho các kè chống sạt lở bờ sông, biển ở vùng đất yếu, mảng bê tông
tự chèn ba chiều này còn thích hợp cho viêêc lát mái, lát măêt các công trình thủy lợi, nông
nghiêêp, thủy sản, giao thông, triền núi…
Biện pháp hạn chế sạt lở bờ sông Tiền và sông Hậu
Tags: đồng bằng sông Cửu Long, cường độ lũ, cường độ dòng, Sông Tiền, Sông
Hậu, hạn chế, bờ sông, biện pháp, đắp bờ, nước, lở, sạt, bao, lớn


Tiền Giang kè đê biển Gò Công.
Lũ lớn ở đồng bằng sông Cửu Long khiến đê, đập mọc lên nhiều,
càng dồn nước về sông Tiền và sông Hậu, gây xói lở mạnh, ngăn
phù sa màu mỡ vào nội đồng. Hạn chế đắp bờ bao, để nước tràn tự
do, giảm cường độ lũ là giải pháp khả thi.
Có nhiều nguyên nhân gây sạt lở, quy cho cùng đều do con người
gây ra:
- Khai thác gỗ quá mức, làm cho rừng đầu nguồn ngày càng cạn kiệt,
không còn tác dụng ngăn nước và tích nước..., cho nên mỗi khi có
mưa lớn, thì gần như có lũ.
- Khai thác vật liệu xây dựng với khối lượng ngày càng lớn, vượt mức
tái tạo do bùn, cát từ thượng lưu đổ về, làm tăng độ dốc sườn bờ,
thay đổi dần lòng dẫn... nên sạt lở là điều khó tránh khỏi.
- Giao thông thủy phát triển nhanh, nhất là các phương tiện có tốc độ
lớn, gây nên sóng lớn, tạo dòng chảy rối, cuốn bốc các hạt bùn, cát
khỏi sườn bờ hoặc phần chân sườn bờ, gây nên sạt lở.

- Nạo vét luồng lạch làm thay đổi chế độ dòng chảy, tăng độ dốc mái
bờ, nhất là vùng đất yếu, làm thay đổi hướng và cường độ dòng
chảy... cũng có khả năng gây nên sạt lở.
Hạn chế đắp bờ bao, ngăn lũ từ nguồn
Để tăng sản lượng lương thực, bảo vệ các vườn cây ăn trái, các ao
hồ nuôi thủy sản, cũng như bảo vệ các khu dân cư... chúng ta đã đắp
rất nhiều bờ bao, làm cho phần lớn lượng nước đổ dồn về sông Tiền,
sông Hậu... những con sông mà ngày xưa được gọi là "hiền hòa" nay
trở thành "hung dữ", cường độ dòng chảy tăng mạnh, sạt lở là điều
không tránh khỏi. Để hạn chế sạt lở hai bờ sông Tiền và sông Hậu,
Hội Khoa học Kỹ thuật xây dựng TP HCM đề xuất một số biện pháp
sau:
- Về quy hoạch các đê bao ngăn lũ, cần có một cơ quan đủ thẩm
quyền để tiến hành quy hoạch thủy lợi trên toàn vùng đồng bằng
sông Cửu Long; không nên để nơi này có đê, bờ bao, đẩy nước sang
nơi khác, nơi khác học tập kinh nghiệm bờ bao... đẩy nước xuống
các dòng sông gây sạt lở. Chỉ tiến hành đắp bờ bao ở những vùng
lúa cao sản, lúa xuất khẩu, ở những vùng cây ăn trái có giá trị kinh tế
cao, chủ yếu là các vùng trung và hạ lưu sông Cửu Long, và cũng
nên bao chừng một phần ba tổng diện tích đồng bằng sông Cửu
Long, còn thì cứ để cho lũ tràn về đồng ruộng để tiếp nhận những tài
nguyên do lũ mang đến.
- Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Tiến, lũ năm 2000 có đến 370 tỷ m3 nước




×