Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Hiệu Quả quá trình hợp nhất giữa NH TMCP Phương Tây và Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.28 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
******

BÀI TẬP NHÓM
QUẢN TRỊ RỦI RO
Đề tài:
“HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH HỢP NHẤT GIỮA NH TMCP
PHƯƠNG TÂY VÀ TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN
DẦU KHÍ VIỆT NAM”

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Phan Thị Thu Hà
Thành viên nhóm:
1. Nguyễn Công Lý
2. Trịnh Đinh Mai Hồng
3. Nguyễn Thanh Chương
4. Nguyễn Hồng Hạnh

Hà Nội, tháng 05/2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
******

BÀI TẬP NHÓM
QUẢN TRỊ RỦI RO
Đề tài:
“HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH HỢP NHẤT GIỮA NH TMCP
PHƯƠNG TÂY VÀ TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN
DẦU KHÍ VIỆT NAM”



Giảng viên hướng dẫn:
Thành viên nhóm:

PGS.TS. Phan Thị Thu Hà
1. Nguyễn Công Lý
2. Trịnh Đinh Mai Hồng
3. Nguyễn Thanh Chương
4. Nguyễn Hồng Hạnh

Hà Nội, tháng 05/2016


LỜI CẢM ƠN
Trong bối cảnh hội nhập, các vấn đề vĩ mô và sức cạnh tranh ngày càng được
gia tăng, thị trường M&A tại Việt Nam vẫn kỳ vọng tiếp tục giữ được tốc độ phát
triển. Kể từ năm 2008, có 92 giao dịch M&A thành công, con số này đã tăng lên
308 vào năm 2012, 237 trong năm 2013 và 83 trong năm 2014.
Để tìm hiểu thực trạng cũng như nghiên cứu những hiệu quả sau khi hợp
nhất của các tổ chức, chúng em đã thực hiện bài nghiên cứu với đề tài “Hiệu Quả
quá trình hợp nhất giữa NH TMCP Phương Tây và Tổng công ty tài chính cổ phần
Dầu khí Việt Nam”.
Chúng em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, Cô đã gợp ý
cho chúng em đề tài và dạy chúng em rất nhiều những kiến thức hữu ích để thực
hiện đề tài.
Chúng em đã cố gắng hoàn thiện đề tài với tất cả sự nỗ lực của bản thân.
Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm, cũng như thời gian có hạn, chắc chắn bài
nghiên cứu sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận
được sự quan tâm, những ý kiến đóng góp của Cô và các bạn để bài nghiên cứu
có thể hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
.......................................................................................................................................1
.......................................................................................................................................2


LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................1
MỤC LỤC....................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1.1. Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam.........................................6
1.1.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động.............................................................6
1.1.2. Tình hình tài chính.............................................................................6
1.2. Ngân hàng TMCP Phương Tây.......................................................................7
1.2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt hoạt động..........................................................7
1.2.2. Tình hình tài chính.............................................................................8
Lợi ích của việc hợp nhất......................................................................................12
Tạo ra giá trị cộng hưởng to lớn...........................................................................13
Đem lại lợi ích cho các bên hữu quan...................................................................13
2.2. Nguyên tắc.......................................................................................................13
2.3. Yêu cầu của ngân hàng PVCom Bank sau quá trình hợp nhất...................14
CHƯƠNG III..............................................................................................................16
QUÁ TRÌNH HỢP NHẤT VÀ KẾT QUẢ...............................................................16
3.1. Quá trình hợp nhất.........................................................................................16
3.2. Kết quả đạt được............................................................................................19
CHƯƠNG IV..............................................................................................................23
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG............................23
SAU HỢP NHẤT.......................................................................................................23
4.1. Giới thiệu chung..............................................................................................23
4.2. Thương hiệu PVCombank.............................................................................24

4.2.1. Đinh vị thương hiệu PVCombank...................................................24
4.2.2. Sơ Đồ Tổ Chức................................................................................26


4.3. Đánh giá hoạt động, kết quả kinh doanh của PVcomBank sau 2 năm hợp
nhất (2013-2015)....................................................................................................26
CHƯƠNG V...............................................................................................................38
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHI....................................................................38
5.1. Các nhóm giải pháp trọng tâm......................................................................38

PHẦN MỞ ĐẦU
a. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua những biến động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008,
ngành Tài chính ngân hàng đã có những bước tiến đang ghi nhận. 5 năm sau
với nhiều nốt thăng trầm, hoạt động mua bán và sát nhập M&A đã và đang gia
tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn giá trị. Trong bối cảnh hội nhập, các vấn
đề vĩ mô và sức cạnh tranh ngày càng được gia tăng, thị trường M&A tại Việt
Nam vẫn kỳ vọng tiếp tục giữ được tốc độ phát triển. Kể từ năm 2008, có 92
giao dịch M&A thành công, con số này đã tăng lên 308 vào năm 2012, 237
trong năm 2013 và 83 trong năm 2014.
Trong ngành ngân hàng, nổi bật lên là những thương vụ M&A đình đám;
điển hình là hoạt động IFC và Vietcombank, sát nhập ba ngân hàng Địa Nhất – Tín
Nghĩa – Sài Gòn năm 2011, hoạt động của Tokyo-Mitsubishi UFJ và Vietinbank,
sát nhập HBB vào SHB năm 2012, HDbank sát nhập với Daiabank và SGVF năm
2013… Đi lên từ Ngân hàng cờ đỏ với số vốn điều lệ nhỏ nhoi là 200 triệu đồng,
WESTERNBANK trả qua 25 năm đổi mới để trở thành một ngân hàng có tên tuổi
trên bản đồ NHTM tại Việt Nam. Thế nhưng đặt trong một bối cảnh khó khăn, khi
mà tình trạng thanh khoản của WESTERNBANK còn đảm bảo trong vòng 6 tháng,
việc sát nhập là cần thiết. Cuộc “hôn nhân” giữa WESTERNBANK và PVF đã tiến
tới thương vụ sát nhập đầu tiên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong năm 2013

và một ngân hàng mới ra đời mang tên PVcombank mang theo nhiều kỳ vọng về sự
tăng trưởng, lớn mạnh và phát triển.
b. Mục tiêu nghiên cứu


Để hiểu rõ hơn về hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam, những khó
khăn còn tồn đọng cũng như xu hướng phát triển M&A trong những năm tới, thông
qua hoạt động hợp nhất của WESTERNBANK và PVF. Nhóm chúng tôi xin lựa
chọn đều tài “Hiệu Quả quá trình hợp nhất giữa NH TMCP Phương Tây và
Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam”
c. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Thực trạng của Ngân hàng TMCP Phương Tây và tổng công ty tài chính
cổ phần dầu khí Việt Nam trước khi hợp nhất.
2. Quá trình hợp nhất diễn ra như thế nào?
3. Hiệu quả sau 2 năm hợp nhất và kiến nghị những giải pháp để ngày càng
phát triển hơn ?
d. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
-

Tìm hiểu Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam
Tìm hiểu về Ngân hàng TMCP Phương Tây
Tìm hiểu về lý do, nguyên tắc, thách thức, khó khăn của việc hợp nhất
Tìm hiểu về quá trình hợp nhất
Đánh giá hiệu quả sau 2 năm hợp nhất
Đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp

e. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:

- Tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về Tổng công ty tài chính cổ phần dầu
khí Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phương Tây các nhân tố ảnh hưởng.
- Tiếp cận từ thực tiễn, thu thập, thống kê, phân tích số liệu sau khi hợp nhất
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện
đại, bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết và Phương pháp nghiên
cứu tổng kết kinh nghiệm, xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để
rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.
f. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm năm phần chính:


- Chương 1: Tóm tắt tình hình tổ chức và hoạt động của các ngân hàng tham
gia hợp nhất.
- Chương 2: Lý do của việc hợp nhất.
- Chương 3: Quá trình hợp nhất và kết quả
- Chương 4: Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng sau hợp nhất
- Chương 5: Một số giải pháp và kiến nghị


CHƯƠNG I
TÓM TẮT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THAM GIA HỢP NHẤT
1.1.

Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam

1.1.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động
Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVF) tiền thân là công ty
Tài chính dầu khí trực thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), được thành lập

vào tháng 3/2000 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2000. Trụ sở công ty tại
địa chỉ 22 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội với vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ
đồng. PVF hoạt động theo mô hình 100% vốn nhà nước trong bối cảnh thị trường
tài chính trong nước đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và đạt những bước
tiến nhất định, trong đó đáng chú ý là xu hướng mở rộng trên nhiều lĩnh vực theo
hướng tập đoàn kinh tế. Với mạng lưới 10 chi nhánh và 3 công ty thành viên, phạm
vi hoạt động của PVF đã phủ rộng các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Vũng
Tàu, TP Hồ Chí Minh. Đồng bằng Sông Cửu Long. PVF đã khẳng định từng bước
đi trên thị trường tài chính Việt Nam và có xu hướng vương ra thế giới. PVF đã nỗ
lực không ngừng và để lại những dấu ấn quan trọng như năm 2009 đạt tốp 500
doanh nghiệp và thứ 11/23 tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam. Năm 2010: cấp vàng
thương hiệu và nhãn hiệu. 3 năm 6ien tiếp đạt huân chương lao động hạng nhì, tốp
10 thương hiệu nổi tiếng 5 quốc gia, thương hiệu chứng khoán uy tín. Năm 2012 đạt
tốp 50 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
1.1.2. Tình hình tài chính
Năm 2000 Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam được thành lập
với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Năm 2007, PVF chuyển đổi từ công ty 100% vốn
nhà nước sang thành công ty cổ phần đại chúng,niêm yết tài sản HOSE với giá trị
vốn hóa đạt 5000 tỷ đồng. PVN là cổ đong lớn nhắt, nắm giữ 78% cổ phần, xếp sau
là NH Morgan Stanley với 10%. Năm 2012, PVF là tổ chức tín dụng phi ngân hàng
lớn nhất trên thị trường với tổng giá trị tài sản đạt 88.000 tỷ đồng và vốn điều lệ ở
mức 6.000 tỷ đồng, tương đương với một NH TMCP. Hoạt động chính của PVF là


quản lý vốn cho ngành dầu khí, với phần lớn thu nhập đến từ việc cho vay các công
ty con của PVN, thu nhập lãi thuần từ khách hàng ngoài ngành thường dưới 10%.
PVF cũng tham gia nhiều hoạt động kinh doanh phi ngân hàng như cung cấp dịch
vụ, thanh toán ngoại hội, chứng khoáng, đầu tư và góp vốn nhưng hoạt động này
hoặc là không đáng kể hoặc là thua lỗ lớn.
Có nhiều thay đổi mang tính chiến lược ở PVF trong năm 2012. Thứ nhất là

việc PVF quyết định chuyển sang mô hình NHTM để có thể chủ động nguồn vốn
thông qua kênh bán lẻ. Việc này là phản ứng của PVF với việc chính phủ buộc PVN
phải rút vốn hoàn toàn khỏi PVF vào năm 2015. Thứ hai là kết quả kinh doanh của
PVF đột ngột xấu đi sau giai đoạn 2009-2011. Tính đến ngày 31/12/2012 tổng giá
trị tài sản của PVF là 87.736 tỷ đồng giảm 1% so năm năm 2011 (giá trị tài sản của
năm 2011 là 88.806 tỷ đồng); doanh thu đạt 7.569 tỷ đồng giảm 6% so với năm
2011 (doanh thu đạt 8.024 tỷ đồng); thuế và các khoảng phải nộp được hoãn nộp
với số tiền 0,46 tỷ đồng trong khi năm 2011 số tiền nộp vào ngân sách nhà nước là
96,82 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 53,68 tỷ đồng giảm 90% so với năm 2011;
lợi nhuận sau thuế là 53,66 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính là do thua lỗ ở hạng mục cho vay ngoài ngành, chi phí
lãi vượt qua doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng. Ngoài ra chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
cũng tăng hơn 50%. Chỉ số ROA và ROE năm 2012 giảm còn 0,05% và 0,67% so
với 0,60 và 0,95% năm 2011. Nợ xấu chưa tính khoản cho Vinashin, Vinalines vay
cũng tăng gấp đôi lên 5,75%
1.2.

Ngân hàng TMCP Phương Tây

1.2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt hoạt động
Loại hình công ty:

Ngân hàng

Giấy phép thành lập:

0016/NH-GP (06/04/1992)

Giấy phép Kinh Doanh:


1800172881 (31/08/2010)


-

Ngành nghề kinh doanh chính
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn
Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác


- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
- Hùn vốn và 8ang doanh thep pháp luật hiện hành
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách 8ang
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế…
 Mốc lịch sử
- Tiền thân là Ngân Hàng Nông thôn Cờ Đỏ, được thành lập theo giấy phép số
003366-GP/TLDN-03 do UBND T.Cần Thơ cấp ngày 15/01/1996. Ngân 8ang hoạt
động theo giấy phép số 0016/NH-GP do Thống đốc Ngân 8ang Nhà nước Việt Nam
cấp ngày 06/04/1992.
- Western Bank được chuyển đổi sang mô hình hoạt động Ngân 8ang đô thị
đầu năm 2007, đồng thời tăng vốn điều lệ lên mức 1000 tỷ đồng đầu năm 2008.
1.2.2. Tình hình tài chính
 Theo sổ sách của WTB, tại thời điểm 29/02/2012, chất lượng tài sản
vẫn được đảm bảo và giá trị trích lập dự phòng thấp. Trích lập dự phòng cho
các khoản tín dụng chỉ có xấp xỉ 35 tỷ, trong khi trích lập dự phòng cho các tài
sản khác gần như không đáng kể. Hệ số đảm bảo an toàn vốn đạt mức cao
23,57%. Tỷ lệ nợ xấu chỉ có 0,67%.
Dư nợ


29/02/2012
Giá trị

Tỷ lệ

Nhóm 1

5.673,88

98,78%

Nhóm 2

31,78

0,55%

Nhóm 3 - 5

38,15

0,67%

5.743,81

100,00%

Tổng dư nợ


 Tuy nhiên, theo đánh giá của Thanh tra NHNN, tình hình tài chính của
WTB thực tế có nhiều điểm đáng lưu ý.
 Tiền gửi liên ngân hàng có 1.118 tỷ đã quá hạn tại 4 ngân hàng: Đệ Nhất, Sài
Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa. Đại Tín và phải trích lập dự phòng 50%, tương đương 559
tỷ đồng.
 Dư nợ tín dụng có nhiều khoản nằm dưới dạng ủy thác đầu tư và đặt cọc môi
giới chứng khoán. Các khoản nợ cũng được Thanh tra NHNN đánh giá phân nhóm lại
và trích lập dự phòng bổ sung, cụ thể như sau: Đơn vị tính: Tỷ đồng


 Khoản đầu tư vào trái phiếu 1.800 tỷ chưa có tài sản đảm bảo. Khoản
đầu tư vào cổ phiếu KBC phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán xấp
xỉ 88 tỷ đồng.
 Trong mục lãi dự thu có gần 51 tỷ dự thu lãi cho các khoản tiền gửi tại
4 ngân hàng: Đệ Nhất, Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa, Đại Tín. Khoản lãi dự thu
này phải xuất toán khỏi mục phải thu của WTB.
 Tóm tắt các biến động trong tình hình tài chính của WTB tại 29/2/2012 theo
kết quả đánh giá của Thanh tra NHNN như sau: (Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu
Tổng dự phòng cho vay liên

Trước khi

Điều chỉnh theo Kết

điều chỉnh

luận Thanh tra
(559)


(559)

(35)

(269)

(235)

386
595
16.598

298
544
15.667

(88)
(51)
(932)

201

(761)

(962)

Vốn chủ sỡ hữu ròng

3.242


2.310

(932)

Hệ số CAR

23,57

17,98

(5,59)

NH
Tổng dự phòng rủi ro tín
dụng
Góp vốn đầu tư dài hạn
Lãi dự thu
Tổng tài sản
Lợi nhuận chưa phân phối

-

Chênh lệch


Như vậy với kết quả trên, tổng tài sản của Ngân hàng giảm từ 16.598 tỷ còn
15.667 tỷ đồng thời gây khoản lỗ lũy kế trên hạch toán kế toán là 761 tỷ tại thời
điểm 29/2. Đồng thời, hệ số CAR của Ngân hàng còn lại là 17,98%, vẫn cao hơn so
với mức tối thiểu 9%.

Về khả năng thanh khoản:
Trạng thái thanh khoản cuối tháng 2 của WesternBank như sau:
ĐVT: tỷ đồng

Về cơ bản, WTB duy trì khả năng thanh khoản trong ngắn hạn (trong vòng 6
tháng tới). Ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản trong trung và dài hạn nếu
không có những điều chỉnh về cơ cấu nguồn và tài sản (trên 360 ngày NH mất cân
đối thanh khoản trên 6.000 tỷ).
Các mảng hoạt động khác:
Hệ thống quản trị rủi ro và công nghệ thông tin của WesternBank đã được
xây dựng đầy đủ để phục vụ cho hoạt động của một ngân hàng bán lẻ có quy mô
nhỏ. Hiện tại, hệ thống công nghệ thông tin đã phục vụ được các hoạt động thanh
toán, thẻ tại hệ thống 78 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Tuy nhiên, để
phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, hệ thống quản trị rủi ro và
công nghệ thông tin của WesternBank cần những cải tiến nhất định để phù hợp với các
yêu cầu mới


CHƯƠNG II
LÝ DO CỦA VIỆC HỢP NHẤT
2.1. Lý do
 Ngân hàng Phương Tây - Western Bank là ngân hàng nhỏ, gọn với vốn
điều lệ chỉ vẻn vẹn 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản của Western Bank là 15.000 tỷ, tổng
dư nợ gần 8.000 tỷ đồng, nợ xấu khá cao, đi lên từ nông thôn và rơi vào cảnh thiếu
thanh khoản. Western Bank dù không mạnh ở TP HCM nhưng tại khu vực miền
Tây tên tuổi của ngân hàng này được xem là rất uy tín.
 Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí - PVFC là công ty tài chính
mạnh, đơn vị trực thuộc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (trước khi sáp nhập
PVN nắm giữ 78%) đang mặc một chiếc áo quá chật khi thiếu nhiều công cụ của
một ngân hàng để phát triển . PVFC có vốn điều lệ 6.000 tỷ, tổng tài sản cũng

khoảng 90.000 tỷ đồng nhưng là một công ty tài chính, đơn vị này không thể huy
động từ dân cư cũng như làm nghiệp vụ thanh toán. PVFC chủ yếu cho vay dự
án tài chính dài hạn mà lại không có lượng vốn huy động thường xuyên từ dân
cư, nguồn vốn chủ yếu trông chờ vào lượng tiền gửi từ các tổ chức, trong đó có
tập đoàn dầu khí hoặc đi vay trên thị trường liên ngân hàng. "Nếu làm vậy thì
không ăn thua, PVFC chẳng khác nào có tay mà không được sử dụng", một
chuyên gia về kiểm toán phân tích. Tại miền Bắc, PVFC dù là công ty tài chính
nhưng lại có ưu thế trong tài trợ vốn cho các dự án và tổ chức kinh tế, hơn nữa
công ty này cũng có thương hiệu của ngành dầu khí hỗ trợ. Bên cạnh đó, khi có
đủ công cụ như một ngân hàng, PVFC sẽ dễ dàng vươn dài mạng lưới. Mặt khác,
PVFC là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro
Vietnam). Tập đoàn này đang chịu áp lực lớn phải thoái vốn ngoài ngành, trong
đó có lĩnh vực tài chính. PVFC cũng đứng trước sức ép lớn khi Thủ tướng yêu
cầu “không duy trì” Công ty tài chính PVFC trong nội dung Đề án Tái cơ cấu
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).
Bản thân một lãnh đạo cấp cao của PVFC cũng từng chia sẻ, công ty tài
chính này lựa chọn Western Bank là đối tác một phần vì đây là một ngân hàng nhỏ.


"Vì nhỏ nên rất dễ làm sạch nó”
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cũng từng tham gia tái cơ cấu lại nhìn
nhận mối lương duyên này là câu chuyện "rổ rá cạp lại" có lợi cho hai bên. Theo
ông, một bên là ngân hàng đang khó khăn vớ được cọc, một bên là công ty tài chính
vừa bị tập đoàn chủ quản (PetroVietnam) "thúc" giảm vốn sở hữu đã vậy còn mặc
một chiếc áo quá chật. Sau "mối tình" này, lợi thế lớn nhất của ngân hàng hợp nhất
theo nhiều chuyên gia là mạng lưới hệ thống bởi một người mạnh về nghiệp vụ bán
buôn còn một bên vốn đã chuyên bán lẻ. Một chuyên gia tài chính đánh giá: PVFC
trong vai trò là "người mua" đã lấy được rất nhiều. "PVFC sẽ có được tấm giấy
phép trở thành ngân hàng, việc mà hiện nay khó như lên trời với tất cả mọi người".
PVFC coi như có giấy phép trở thành ngân hàng và thoát khỏi việc mặc một chiếc

áo quá chật và không đủ công cụ như lâu nay. Còn Western Bank sẽ mở rộng mạng
lưới ra phía Bắc và quan trọng hơn là dọn sạch nợ xấu.
Dựa trên các đánh giá về năng lực kinh doanh và năng lực hoạt động nội tại
của từng ngân hàng, PVFC và Western Bank đã xác định việc tái cấu trúc ngân
hàng là cần thiết để gia tăng năng lực cạnh tranh và tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho
các cổ đông theo hướng phát triển bền vững, an toàn và lành mạnh. Từ đó, hai bên
trình NHNN các lý do cụ thể như sau:
Phù hợp với chủ trương của Chính phủ và NHNN
Việc tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng đang là một trong những chủ trương
của Chính phủ và NHNN nhằm mục đích tái cơ cấu và ổn định nền kinh tế và hệ
thống ngân hàng theo hướng an toàn và bền vững. Vì vậy, việc hợp nhất PVFC và
Western Bank trên cơ
sở tự nguyện là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Chính phủ và NHNN
Việt Nam.
Lợi ích của việc hợp nhất
Tăng trưởng vượt bậc về quy mô
- Có vốn điều lệ đạt trên 10.000 tỷ đồng, nằm trong Top 15 NHTMCP
Việt Nam;
- Có tổng tài sản đạt trên 100.000 tỷ đồng, nằm trong Top 15 NHTMCP
Việt Nam;


- Có mạng lưới hoạt động 115 điểm giao dịch trải dài trên cả nước;
- Có tổng số lượng khách hàng đạt khoảng 2 triệu khách hàng;
- Có tổng số nhân viên đạt trên khoảng 5.000 cán bộ.
Tạo ra giá trị cộng hưởng to lớn
- Nâng cao được năng lực quản trị điều hành và quản trị rủi ro khi thừa
hưởng được bộ máy lãnh đạo của cả PVFC và Western Bank, hệ thống văn bản, quy
chế, quy trình, cơ chế quản trị rủi ro và hệ thống CNTT hiện đại của PVFC. Bên
cạnh đó, gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên thị trường. Đồng thời, tiết

giảm đáng kể chi phí đầu tư, chi phí đào tạo nguồn nhân lực, chi phí vận hành và
thời gian phát triển mạng lưới;
- Tăng khả năng khai thác thị trường bán lẻ, đặc biệt tại các khu vực kinh tế
trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và
khu vực Đông Nam Bộ, Miền Tây.
Đem lại lợi ích cho các bên hữu quan
-

Đối với xã hội và Nhà nước: Góp phần làm lành mạnh hóa và tăng hiệu

quả của thị trường tài chính Việt Nam.
- Đối với cổ đông: Việc hợp nhất sẽ nâng cao khả năng sinh lời từ đó đem lại
nhiều giá trị thặng dư cho cổ đông của NHSN.
- Đối với khách hàng: Tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ với khách hàng sau
hợp nhất đều được đảm bảo và thừa hưởng bởi NHSN. Với nguồn lực vốn mạnh
hơn, NHSN có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng lớn hơn về quy mô và chất
lượng, đặc biệt là khả năng cung ứng vốn ra thị trường cũng được cải thiện.
- Đối với đội ngũ nhân viên: Các nhân viên được chuyển giao kiến thức mới
hiện đại và có nhiều cơ hội để cải thiện thu nhập.
2.2.

Nguyên tắc

Theo đề án công bố, hai bên sẽ hợp nhất thành ngân hàng mới nhằm giải
quyết những tồn tại của WesternBank cũng như giảm được phần vốn góp của Tập
đoàn Dầu khí (PVN) tại PVFC. Cụ thể:
Thứ nhất, việc hợp nhất Western Bank vào PVFC được thực hiện trên cơ sở
tự nguyện và do Đại hội đồng cổ đông của 2 đơn vị quyết định; hợp nhất vốn, tài
sản, công nợ theo giá trị sổ sách của Western Bank vào PVFC.
Thứ hai, đảm bảo sự kế thừa quyền, nghĩa vụ. PVFC sau hợp nhất sẽ tiếp



nhận và thực thi các quyền của chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản, thương hiệu, hình
ảnh, tên gọi, mã chứng khoán, các tài sản sở hữu trí tuệ khác; chịu trách nhiệm về
tất cả các khoản nợ, các khoản thuế, nghĩa vụ tài chính; tiếp nhận toàn bộ các quyền
và nghĩa vụ đối với các giao dịch dân sự, kinh tế thương mại, lao động do hai ngân
hàng này đã xác lập trước đó. PVFC sau hợp nhất sẽ có nghĩa vụ phải đảm nhận tất
cả những trách nhiệm đối với những hợp đồng/thỏa thuận mà PVFC và Western
Bank là một bên trong đó – những hợp đồng mà vẫn còn tiếp tục có hiệu lực sau
ngày hợp nhất.
Thứ ba, đảm bảo quyền lợi của người lao động. PVFC sau hợp nhất sẽ sử
dụng tất cả cán bộ, nhân viên hiện tại của PVFC và Western Bank vào ngày hợp
nhất, sáp nhập.
Thứ tư, bảo đảm an toàn tài sản, hoạt động liên tục và các giao dịch thường
xuyên của các ngân hàng. Nghiêm cấm việc tẩu tán tài sản dưới mọi hình thức
trong quá trình sáp nhập và tái cơ cấu, xử lý nợ xấu.
2.3.

Yêu cầu của ngân hàng PVCom Bank sau quá trình hợp nhất

Sau khi hợp nhất, để ngân hàng mới đi vào hoạt động ổn định. PVCom bank
đã có những yêu cầu và đề nghị sau:
Thứ nhất ,để ngân hàng mới sớm khắc phục khoản lỗ phát sinh trước khi tái
cơ cấu, PVCom bank đã nêu rõ đề nghị cho phép duy trì dự trữ bắt buộc 50% bằng
tiền mặt, 50% bằng các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, tín phiếu Kho bạc,
tín phiếu Bộ Tài chính. Đồng thời, ngân hàng sau hợp nhất còn xin "đặc quyền"
được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong 5 năm. Theo đó, ngân hàng này chỉ phải chịu
tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng một phần năm so với quy định của Ngân hàng Nhà nước
tại từng thời kỳ.
Thứ hai, về thuế, ngân hàng sau hợp nhất muốn được miễn thuế thu nhập

doanh nghiệp trong 3 năm sau khi hợp nhất và giảm 50% theo mức thuế hiện hành
trong hai năm tiếp theo để có thể tích lũy vốn sau khi tái cơ cấu.
Thứ ba, về hỗ trợ thanh khoản, xóa nợ xấu, miễn thuế, ưu tiên dự trữ bắt
buộc trong đề án hợp nhất. Cụ thể, PVFC và Western Bank xin Ngân hàng Nhà
nước và Petro Vietnam hỗ trợ tới 37.000 tỷ đồng cho việc thanh khoản và các vấn
đề sau hợp nhất. Ngoài ra, PVFC cũng muốn "xóa" hơn 2.800 tỷ đồng nợ xấu của


hai "quả đấm thép" Vinashin và Vinalines sau khi hợp nhất để dễ vận hành ngân
hàng mới sạch sẽ hơn. Bên cạnh đó, để ngân hàng mới sớm khắc phục khoản lỗ
phát sinh trước khi tái cơ cấu, xin chỉ chịu tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng một phần năm
so với quy định và được duy trì dự trữ bắt buộc 50% bằng tiền mặt, 50% bằng các
giấy tờ có giá.
2.4.

Thách thức, khó khăn

Ngoài các thuận lợi và lợi ích của việc hợp nhất như đã nêu trên, Ngân hàng
hợp nhất cũng xác định rằng các khó khăn, thách thức đối với sự thành công của
sáp nhập là không thể tránh khỏi bao gồm:
Thứ nhất: Xử lý vấn đề tài chính phát sinh từ Western Bank ảnh hưởng
đến hoạt động của Ngân hàng hợp nhất, đặc biệt lợi nhuận sẽ giảm trong ngắn
hạn và tỷ lệ nợ xấu có thể tăng, đòi hỏi phải có thời gian để tập trung giải quyết,
xử lý dứt điểm;
Thứ hai: Giải quyết xung đột về văn hóa doanh nghiệp;
Thứ ba: Ứng phó với các phản ứng tiêu cực của thị trường; và
Thứ tư: Tích hợp hệ thống kế toán và CNTT.
Tuy nhiên, NHHN cũng nhận định rằng với năng lực quản lý hiện tại của
Ban Lãnh đạo Ngân hàng cùng với sự hỗ trợ tích cực của NHNN sẽ giúp cho
NHHN có thể giải quyết tốt các khó khăn và thách thức nêu trên.

Hợp nhất mang lại lợi thế về quy mô và uy tín, nhưng trong giai đoạn đầu
NHHN vừa phải ổn định tổ chức, hoạt động vừa vẫn tiếp tục chịu những áp lực
kinh doanh, áp lực thanh khoản, đặc biệt còn một số tồn ðộng tài chính cần tập
trung khắc phục. Ngoài ra, NHHN cũng chuẩn bị các phương án xử lý hoặc ứng
phó với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình hợp nhất, đặc biệt đối với
phản ứng tiêu cực của khách hàng gửi tiền. Khi đó, NHHN rất cần sự quan tâm và
hỗ trợ của NHNN thông qua việc ổn định tâm lý thị trường, tạo điều kiện cho
NHHN tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, thông qua lộ trình xử lý các tồn đọng tài
chính, giảm các tỷ lệ dự trữ bắt buộc…Trong đó, rất cần sự hỗ trợ về cơ chế xử lý
đối với các tồn tại trước khi hợp nhất để giúp NHHN có thể triển khai thành công
các mục tiêu đã nêu trên.
Khác với Western Bank, PVFC là công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.


Do đó, sau hợp nhất, theo quy định PVFC sẽ phải hủy niêm yết. Tuy nhiên, hiện
ban lãnh đạo vẫn để ngỏ khả năng niêm yết trở lại của ngân hàng sau hợp nhất. Chủ
tịch PVFC nhấn mạnh đây là giao dịch hợp nhất chứ không phải sáp nhập nên tỷ lệ
hoán đổi cổ phiếu sẽ là 1:1 và ông cam kết sẽ đảm bảo mọi quyền lợi của cổ đông.
Sau hợp nhất, ngoài giải quyết những câu chuyện trên của mỗi bên, nhiều
người còn thấy điểm lợi lớn nhất là mạng lưới. Với quy mô của một ngân hàng vốn
9.000 tỷ, tổng tài sản ước khoảng gàn 106.000 tỷ đồng, nhà băng mới sau hợp nhất
sẽ nằm trong Top 18 các ngân hàng lớn của hệ thống. Tuy nhiên, về mặt nguyên
tắc, khi quy mô, mạng lưới rộng hơn thì những rủi ro và phức tạp sẽ lớn theo. Một
chuyên gia phân tích tài chính khuyến cáo: "Hãy cẩn thận để tránh việc quy mô to
hơn thì cục nợ cũng bự hơn". Đây là hình thức sáp nhập đặc biệt giữa PVFC không phải ngân hàng - và Western Bank nên có thể sẽ có một số điểm không khớp
khi hợp nhất về nguyên tắc, tổ chức và văn hóa... "Nếu không giải quyết được việc
này sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề. Bản thân PVFC cũng còn nhiều khó khăn khi
Chính phủ yêu cầu Petro Vietnam thoái vốn. Đương nhiên khi tự bơi thì sẽ có nhiều
thách thức", vị này nhìn nhận.


CHƯƠNG III
QUÁ TRÌNH HỢP NHẤT VÀ KẾT QUẢ
3.1.

Quá trình hợp nhất

Quá trình hợp nhất diễn ra trong vòng một năm rưỡi, tính từ buổi Đại hội
cổ đồng thường niên của PVFC vào tháng 4/2012 (chưa kể thời gian 2 tổ chức
tìm hiểu nhau) đến tháng 10/2013. Quá trình hợp nhất giữa PVFC và WTB trải
qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: PVFC thông báo chuyển đổi mô hình sang ngân hàng
thương mại cổ phần.
Sau 11 năm có mặt trên thị trường tài chính, tổng công ty tài chính cổ
phần dầu khí (PVFC) chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng thương


mại cổ phần.
Ngày 1/4/2011: PVFC đã chính thức đưa hệ thống corebanking thay thế cho
phần mềm Bank 2000 nhằm cung cấp những thông tin minh bạch, nhất quán, hệ
thống tổ chức hạch toán tự động đến 95% các giao dịch, quản lý cơ sở dữ liệu tập
trung, online và toàn hệ thống chỉ sử dụng một CSDL duy nhất.
Ngày 26/04/2012, Tổng giám đốc PVFC ông Nguyễn Thiện Bảo đã đề cập
đến nội dung này ở góc độ định hướng hoạt động trong năm 2012.
Ngày 28/04/2012, trong cuộc họp đại cổ đông thường niên, PVFC đã nêu rõ
định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng thương mại cổ phần.
Trước mắt, PVFC sẽ thành lập 3 khối tại Hội sở, gồm Khối phát triển kinh doanh,
Khối nguồn vốnvà thị trường tài chính, Khối quản trị rủi ro và việc thay đổi cấu trúc
và hoạt động trong các chi nhánh.
PVFC có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng, Petro Việt Nam sở hữu 78% cổ phần.
Trong năm 2012, theo phương án trong cuộc họp sẽ phát hành riêng lẻ 3.000 tỷ

đồng trái phiếu chuyển đổi với điều kiện 6 tháng sau sẽ được chuyển thành cổ
phiếu. Điều này sẽ làm giảm tỷ lệ sở hữu của Petro Việt Nam tại PVFC xuống 52%.
Mặt khác Petro Việt Nam cần thoái vốn ra khỏi OceanBank bởi theo quy định hiện
hành, các tập đoàn không được nắm giữ cổ phần tại 2 ngân hàng thương mại.
Giai đoạn 2: Quá trình tái cấu trúc của hai tổ chức tín dụng
Trong 8 tháng cuối năm 2012, PVFC đã hoàn thành xong việc tái cơ cấu hoạt
động. trong năm 2012 và đẩy nhanh tiến độ các công việc phục vụ cho quá trình
chuyển đổi. Ngày 30/6/2012: Báo cáo quý II PVFC đạt tăng trưởng tín dụng 0,37%,
nợ xấu là 3,22%. Lãi đạt 170 tỷ đồng giảm 27% so với cùng ký 6 tháng năm
2011.PVFC trích.lập dự phòng rủi ro tín dụng 42 tỷ đồng, trong khi năm trước được
hoàn nhập 12 tỷ đồng.
Ngày 09/07/2012: Tập đoàn Petro Việt Nam có đề xuất giữ lại 20% vốn tại
PVFC thay vì thoái vốn hoàn toàn, đồng thời muốn nắm 18% vốn tại PVI.
Tháng 9/2012, Thủ tướng chính phủ có ý kiến chỉ đạo Tập đoàn đầu khí Việt
Nam nắm78% cổ phần PVFC không duy trì PVFC.
Theo báo cái tài chính hợp nhất quý 3/2012, lợi nhuận sau thuế PVFC đạt
197 tỷ đồng. Ngày 30/9/2012, VCSH của PVFC đạt trên 6788 tỷ đồng, vốn điều lệ
là 6000 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối đạt trên 167 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt


gần 92.000 tỷ đồng.
Về phía WTB, NH này đã thực hiện việc tái cấu trúc tài sản, nâng cao năng
lực quản trị, do vậy đã đạt mục tiêu lợi nhuận, kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu trong
ngưỡng cho phép, đồng thời hoạt động huy động vốn cũng được diễn ra mạnh mẽ.
Trong báo cáo tài chính quý 3, Công ty cổ phần công nghệ Viễn thông Sài
Gòn (SGT) và Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – Công ty cổ phần (KBC) đã
thoái hết vốn tại WesternBank. Cụ thể SGT đã chuyển nhượng 18,81 triệu cổ phần
WTB với mức giá 10.000VNĐ/CP, tổng giá trị lô cổ phần chỉ đạt 188,1 tỷ đồng,
tương đương với 6,27% vốn điều lệ của WTB. So với lúc ban đầu mức đầu tư là
302,1 tỷ đồng ( 10% vốn điều lệ) SGT đã bị thiệt hại 144 tỷ đồng. Tương tự KBC

cũng thoái toàn bộ 26,55 triệu CP với mức giá 10.000 VNĐ/CP, tức 265,5 tỷ, tương
đương với 9% vốn điều lệ của WTB. Như vậy với sự thoái vốn của KBC và SGT,
Tổng vốn điều lệ của WTB đã sụt giảm 15,27% so với ban đầu.
Tính đến cuối năm 2012, tổng vốn huy động dân cư và tổ chức kinh tế đạt 11
nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cuối tháng 6. WTB thu hút hơn 6.000 lượt mở tài
khoản, tăng mạnh so với thời điểm giữa năm 2012.
Tính đến 28/2/2013, cơ cấu tài sản thay đổi khá ngoạn mục. Tổng tài sản của
WTB tăng 6.000 tỷ đồng lên 14.000 tỷ đồng, dư nợ nhóm 2 và nhóm 5 giảm mạnh,
từ 3.333 tỷ đồng (29/2/2012) xuống còn 1.716 tỷ đồng. Đối với dư nợ cho vay các
nhóm liên quan, giảm từ 5092 tỷ đồng xuống 3.306 tỷ đồng.
Giai đoạn 3: Đàm phán và thống nhất hợp đồng hợp nhất của 2 tổ chức
tín dụng
Ngày 13/3/2013; NHNN đã phát đi thông cáo báo chí về một số thông tin
xung quanh việc hợp nhất giữa PVFC và WTB đây là lần đầu tiên sự kết hợp
giữa một công ty tài chính và một ngân hàng thương mại được xác nhận trước
báo giới.
Ngày 16/3/2013: Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2013 tổ chức tại Cần
Thơ, các cổ đông của Ngân hàng Phương Tây quyết thông qua tờ trình phê chuẩn về
mặt nguyêntắc kế hoạch hợp nhất với PVFC.
Ngày 18/5/2013: Trong buổi họp Đại cổ đông thường niên của PVFC năm
2013, HĐQT đã đề trình và được trên 75% số cổ đông PVFC có quyền biểu quyết
thông qua đề án hợp nhất PVFC và WTB.


Ngày 14/6/2013: NHNN đã chấp thuận nguyên tắc hợp nhất PVFC và WTB.
Đây là một bước đi quan trọng trong quá trình hợp nhất hai tổ chức tín dụng.
Giai đoạn 4: Hoàn tất quá trình hợp nhất và ra mắt PVcombank
Ngày 8/9/2013: Đại hội cổ đông hợp nhất giữa PVFC và WTB đã được tổ
chức thành công PVFC .
Ngày 12/09/2013: NHNN Việt Nam đã có quyết định 2018 v/v chấp thuận

chính thức việc hợp nhất giữa PVFC và WTB. Ngân hàng hợp nhất có tên là
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt nam, tên Tiếng Anh: Vietnam Public Bank,
Tên viết tắt là: PVcomBank, với trụ sở chính đặt tại: 22 Ngô Quyền, Quận Hoàn
Kiếm, TP Hà Nội.
Ngày 19/03/2013: PVcomBank chính thức được cấp giấy phép thành lập và
hoạt động theo quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013. Theo đó
PVcomBank có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày
cấp phép thành lập và hoạt động.
Ngày 01/10/2013: PVcomBank được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh và con dấu của Ngân hàng hợp nhất.
Ngày 03/10/2013: PVcomBank chính thức ra mắt trên toàn hệ thống.
Ngày 04/10/2013: Ra mắt các điểm giao dịch của Ngân hàng trên toàn quốc
từ HO, Chi nhánh và PGD.
3.2.

Kết quả đạt được

Như vậy trải qua gần 2 năm đàm phán Ngày 12/9, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (NHNN) đã có Quyết định số 2018/QĐ-NHNN về việc hợp nhất Ngân hàng
TMCP Phương Tây và Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.
Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận việc hợp nhất Ngân hàng TMCP
Phương Tây – Westernbank và Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam
thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam.
Ngân hàng hợp nhất có trách nhiệm:
- Tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Ngân
hàng TMCP Phương Tây và Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành phải hoàn
tất các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; bố cáo hợp nhất và tổ
chức khai trương hoạt động Ngân hàng hợp nhất theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan theo quy định của pháp luật.



Ngân hàng TMCP Phương Tây và Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí
Việt Nam có trách nhiệm bàn giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp cho Ngân hàng hợp nhất.
Ngân hàng hợp nhất có tên gọi là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam,
Tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Public Bank, tên viết tắt là PVcomBank. Tại
thời điểm hợp nhất, PVcomBank có
• Quy mô tài sản trên 100,000 tỷ đồng , trong đó cổ đông lớn là Tập đoàn
dầu khí Việt Nam chiếm 52% và 6.7% vốn điều lệ thuộc cổ đông chiến lược
Morgan Stanley.
• Trước đó tổng vốn điều lệ của WTB là 2.310 tỷ đồng ( thiếu 690 tỷ so với quy
định của NHNN), Vốn điều lệ của PVFC là 6.000 tỷ đồng ( vốn chủ sở hữu 6.788 tỷ
đồng). Như vậy, Ngân hàng sau hợp nhất PVcomBank có vốn điều lệ 9,000 tỷ đồng được
duy trì trong 2 năm 2013 và 2014; dự kiến ngân hàng sẽ tiếp tục tăng vốn lên 12,000 tỷ
đồng trong năm 2015 để đảm bảo sự phát triển liên tục và đạt tỷ lệ an toàn vốn tối ưu.


• Mạng lưới hoạt động của PVcomBank sẽ được khai thác sâu rộng với 102
điểm giao dịch (01 Hội sở, 30 chi nhánh, 67 phòng giao dịch, 04 quỹ tiết kiệm) tại
các tỉnh thành trọng điểm của cả nước trên cơ sở kế thừa và phát triển các chi
nhánh, điểm giao dịch của PVFvà WEB.
PVcomBank sẽ cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
thương mại: huy động vốn cá nhân, dịch vụ thanh toán, mảng dịch vụ ngân hàng
bán lẻ, thu xếp vốn cho các dự án trọng điểm…
• Vê Hội đồng quản trị: Đại hội đồng đã tiến hành biếu quyết và bầu thành
viên HĐQT chi tiết cụ thể như sau:


-


Ông Nguyễn Đình Lâm (Chủ tịch HĐQT PVF): đảm nhận chức vụ Chủ

tịch hội đồng quản trị PVCB
- Ông Vũ Huy An (Phó Chủ tịch PVF)
- Ông Lê Minh Tuấn (Chủ tịch HĐQT Westernbank)
- Ông Trịnh Hữu Hiền (Thành viên HĐQT Westernbank)
- Ông Đoàn Minh Mẫn (Phó TGĐ PVF)
- Ông Nguyễn Khuyễn Nguồn (Thành viên HĐQT PVF)
- Ông Võ Trọng Thủy (Thành viên HĐQT độc lập Westernbank)
Thành viên Ban kiểm soát bao gồm:
- Ông Nguyễn Hải An : Trưởng Ban kiểm soát
- Bà Đào Thị Kim Hải
- Bà Bùi Thu Hương
- Ông Nguyễn Văn Trung


CHƯƠNG IV
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
SAU HỢP NHẤT
4.1.

Giới thiệu chung

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập theo
Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)
và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). Ngày 01/10/2013, PVcomBank
chính thức hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ
phần, mã số doanh nghiệp 0101057919 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà

Nội cấp.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank có tổng
tài sản đạt gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn là
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cổ đông chiến lược Morgan Stanley
(6,7%). Với mạng lưới 113 điểm giao dịch tại các tỉnh thành trọng điểm trên toàn
quốc; nguồn nhân lực chất lượng cao và bề dày kinh nghiệm trong cung cấp các
dịch vụ cho các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí, năng lượng, hạ tầng;
PVcomBank cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
của khách hàng tổ chức và cá nhân.
Với khẩu hiệu hành động “Ngân hàng không khoảng cách”, PVcomBank
hướng tới việc xây dựng hình ảnh một Ngân hàng gần gũi, thân thiện, tận tụy, vì sự
thành công của khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ phấn đấu trở thành Ngân hàng
chuẩn mực trong cung cấp dịch vụ; với phong cách thân thiện, lấy lợi ích của khách
hàng – đối tác làm mục tiêu hành động, xây dựng thương hiệu PVcomBank luôn
gắn với phương châm hành động xuyên suốt: Ngân hàng không khoảng cách!
PVcomBank đang từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị
trường tài chính tiền tệ, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, tạo ra sự khác biệt
trong phong cách phục vụ; đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh


×