Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.76 KB, 82 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường thì nhu cầu
thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng cho mọi đối tượng vì đó là cơ sở để
người sử dụng thông tin đưa ra quyết định của mình. Tuy nhiên, vì nhiều lý
do mà đôi khi thông tin đưa ra chưa được trung thực và hợp lý, chính vì vậy
mà Kiểm toán độc lập ra đời. Với vai trò là bên thứ ba độc lập đưa ra ý kiến
về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính của các đơn vị, Kiểm toán
độc lập ra đời tại Việt Nam từ năm 1991, với sự ra đời của Công ty TNHH tư
vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC, nay đã đổi tên thành Công ty
TNHH Hãng kiểm toán AASC.
Thực tập tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, em được tiếp cận với
môi trường kiểm toán thực tế. Với vai trò là thực tập sinh tại Công ty, em
được Công ty tạo điều kiện nghiên cứu chương trình kiểm toán của Công ty
cũng như là được đi thực tế cùng đoàn kiểm toán với nhiệm vụ chính là hỗ trợ
các anh chị trong đoàn thực hiện kiểm toán một số phần hành. Trong đó, em
được tham gia vào kiểm toán khoản mục Giá vốn hàng bán tại các khách hàng
của Công ty và nhận thấy rằng khoản mục này là một khoản mục quan trọng
để xác đinh kết quả kinh doanh của khách hàng. Vì vậy nó có thể chứa nhiều
gian lận và sai sót. Vì vậy, em chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán
khoản mục giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty
TNHH Hãng kiểm toán AASC” để thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của mình.
Mục đích nghiên cứu đề tài


- Nhận thức rõ ràng và chính xác hơn về kiển thức đã được học
- Tăng thêm hiểu biết trong thực tế về quy trình thực hiện kiểm toán khoản
mục giá vốn hàng bán tại Công ty TNHH Kiểm toán AASC.
- Nhận biết những ưu điểm và phát hiện một số hạn chế trong qua trình
kiểm toán khoản mục Giá vốn hàng bán tại Công ty TNHH Hãng kiểm


toán AASC. Đưa ra giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế để hoàn thiện
hơn quy trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục Giá vốn hàng bán
tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC
• Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC trong quá
trình đi thực tế tại các khách hàng của Công ty.
Phương pháp nghiên cứu:





Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp thống kế, tổng hợp, phân tích số liệu
Phương pháp quan sát và phỏng vấn

Kết cấu của đề tài
Chương I: Đặc điểm khoản mục giá vốn hàng bán có ảnh hưởng đến kiểm
toán tài chính tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC
Chương II: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán các khoản mục giá vốn
hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng kiểm
toán AASC.
Chương III: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
mục giá vốn hàng bán tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC.


Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Công ty TNHH
Hãng kiểm toán AASC cùng các anh chị kiểm toán viên phòng kiểm toán 5 đã

hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình trong quá trình thực tập tại Công ty. Đồng thời
em cũng gửi lời cảm ơn TS. Nguyễn Thị Mỹ đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn
thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Do hạn chế về thời gian cũng như
kiến thức, chuyên đề thực tập của em còn gặp rất nhiều sai sót, em rất mong
nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ phía cô giáo để báo cáo của em hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, năm 2016
Sinh viên thực tập

Nguyễn Đức Toàn


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC GIÁ VỐN HÀNG BÁN CÓ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH
HÃNG KIỂM TOÁN AASC
1.1 Đặc điểm khoản mục giá vốn hàng bán có ảnh hưởng đến kiểm toán

tài
chính
1.1.1 Nội dung của khoản mục giá vốn hàng bán trên báo cáo tài chính
Khái niệm:
Giá vốn hàng bán là tài khoản dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hóa;
thành phẩm; lao vụ; dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá
thành công xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao
vụ, dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng hóa tiêu thụ.
1.1.2 Tổ chức kế toán khoản mục giá vốn hàng bán
Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên.

Bên Nợ:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và
chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán
trong kỳ;


+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do
trách nhiệm cá nhân gây ra;
+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính
vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng
giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước
chưa sử dụng hết).
- Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh:
+ Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ;
+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào
nguyên giá BĐS đầu tư;
+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ;
+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ;
+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ;
+ Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán.
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang
tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để
xác định kết quả hoạt động kinh doanh;
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính
(chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);

- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho;
- Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác
định là đã bán (chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí
thực tế phát sinh).
- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng
mua đã tiêu thụ.
- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã
tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó
được hoàn lại.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.


Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm
kê định kỳ.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ.
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng
phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa được xác định là
tiêu thụ;
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán vào bên Nợ tài khoản 911
“Xác định kết quả kinh doanh”.
Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ.
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ;
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng

phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết);
- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn
thành.
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155
“Thành phẩm”;
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng
hết);
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành được
xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.


1.1.2 Rủi ro thường gặp với khoản mục giá vốn hàng bán
• Chi phí giá vốn hàng bán trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí
thực tế:
 Hạch toán vào chi phí giá vốn hàng bán cả những khoản chi phí không
có chứng từ hoặc có chứng từ nhưng chứng từ gốc không hợp lý, hợp lệ
và hợp pháp.
 Hạch toán vào chi phí giá vốn hàng bán các khoản chi phí mà thực tế
chưa phát sinh trong kì kế toán.
 Hạch toán vào chi phí giá vốn hàng bán trong kì các khoản thực tế đã
chi nhưng do nội dung, tính chất hoặc độ lớn của khoản chi nên theo
quy định khoản chi này cho nhiều kì sản xuất kinh doanh.
 Nhầm lẫn trong việc tính toán,ghi sổ. Do đó, đã là cho chi phí giá vốn
hàng bán ghi trong sổ sách, báo cáo kế toán tăng lên so với số phản ánh
trên chứng từ kế toán.
• Chi phí giá vốn hàng bán phản ánh trên báo cáo, sổ sách thấp hơn chi

phí thực tế:
 Một số khoản chi thực tế đã phát sinh, nhưng vì chứng từ thất lạc mà
doanh nghiệp không có những biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp
lệ nên số khoản chi này chưa được hạch toán vào chi phí giá vốn hàng
bán trong kỳ.
 Doanh nghiệp đã theo dõi và hạch toán các khoản chi cho những công
việc chưa hoàn thành trong kỳ kế toán cao hơn so với chi phí thực tế
của những công việc này.
 Nhầm lẫn trong việc tính toán, ghi sổ làm cho chi phí giá vốn hàng bán
trên báo cáo, sổ sách thấp hơn so với thực tế phát sinh.
• Chi phí các loại và các đối tượng công việc phản ánh trên sổ sách, báo
cáo kế toán còn có sự nhầm lẫn, không đúng với thực tế.
1.1.3 Kiểm soát nội bộ với khoản mục giá vốn hàng bán
Sự đồng bộ của sổ sách


Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống kế toán từ chứng từ đến sổ kế toán và các bảng
tổng hợp có tác dụng kiểm soát tối đa các nghiệp vụ, do đó, các trình tự kế
toán phải được quy định rõ ràng trước đặt ra các mục tiêu kiểm soát nội bộ.
Mỗi đơn vị có thể chọn các hình thức kế toán khác nhau dẫn đến trình tự kế
toán cụ thể cũng khác nhau. Hơn nữa mọi văn bản pháp lý vẫn chỉ là khung
tối thiểu còn thực tế tại mỗi đơn vị lại rất đa dạng, phong phú. Vì vậy mỗi đơn
vị cần định sẵn trình tự cụ thể tương ứng với hệ thống sổ sách để tạo thành
yếu tố kiểm soát có hiệu lực. Ví dụ, đơn vị có quy ước sau khi chuyển hàng
cho người mua thì sẽ ghi nhận doanh thu, đồng thời ghi nhận giá vốn hàng
bán. Hóa đơn bán hàng được kèm với thẻ hạch toán doanh thu và giá vốn
hàng bán để lưu trữ…
Việc đánh số thứ tự các chứng từ
Sử dụng chứng từ có đánh số trước theo thứ tự liên tục có tác dụng vừa để
phòng ngừa bỏ sót, giấu giếm lại vừa tránh được việc trùng lặp giữa các

nghiệp vụ ghi nhận giá vốn hàng bán. Ví dụ khi các nghiệp vụ bán hàng diễn
ra với tần suất lớn cần kiểm soát số thứ tự liên tục của phiếu hạch toán giá
vốn hàng bán, đối chiếu với phiếu hạch toán doanh thu, vân đơn để tránh bỏ
sót các nghiệp vụ ghi nhận giá vốn hàng bán. Định kỳ, đơn vị cần rà soát lại
bộ chứng từ lưu trữ, kiểm tra số thứ tự của chúng có phù hợp hay không để
tìm ra nguyên nhân của bất kì sự bỏ sót hay trùng lặp nào.
Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng
Công việc kiểm soát nội bộ này nhằm ngăn ngừa khả năng dù nghiệp vụ bán
hàng chưa được xét duyệt nhưng đã ghi nhận giá vốn hàng bán. Điều này có
thể xảy ra khi bộ phận kế toán nhẫm lẫn hay ghi nhận sai nguyên tắc.
Phân cách trách nhiệm đầy đủ trong tổ chức công tác tài chính kế toán
Đây là công việc trọng yếu trong kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa những sai
sót và gian lận trong kế toán nói chung cũng như khoản mục giá vốn hàng bán


nói riêng. Ví dụ là việc tách biệt giữa người chịu trách nhiệm ghi sổ, ghi nhận
nghiệp vụ giá vốn hàng bán và doanh thu với người chịu trách nhiệm ghi nhận
nghiệp vụ hàng tồn kho, các khoản phải thu hay tiền; giữa kế toán ghi nhận
tiền thu khách hàng và thủ quỹ. Định kỳ cần thường xuyên đối chiếu số phát
sinh của khoản mục giữa các nhân viên kế toán phụ trách tương ứng. Qua đó
kiểm soát được các sai sót hay gian lận có thể xảy ra.
Tính độc lập của người kiểm tra – kiểm soát
Tính độc lập của người kiểm tra – kiểm soát đối với việc thực hiện trình tự
kiểm soát là yếu tố chủ yếu trong việc phát huy hiệu lực của kiểm soát nội bộ.
Thông thường, đơn vị có thể sử dụng kiểm toán viên nội bộ để kiểm soát việc
xử lý các và ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến giá vốn hàng bán cũng như
các khoản mục khác. Điều này rất quan trọng nhưng chỉ có thể áp dụng ở
những đơn vị có quy mô lớn hoặc vừa.
1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo
cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện

 Sự tồn tại và phát sinh: các nghiệp vụ về giá vốn hàng bán được ghi
nhận phải thực sự phát sinh.
 Tính trọn vẹn và đầy đủ: các nghiệp vụ về giá vốn hàng bán xảy ra đều
được ghi nhận đầy đủ, không bỏ sót nghiệp vụ nào.
 Tính chính xác cơ học: các nghiệp vụ về giá vốn hàng bán được tính
toán chính xác và thống nhất số liệu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
 Tính giá: các nghiệp vụ về giá vốn hàng bán có cơ sở tính giá hợp lý và
được phản ánh đúng số tiền.
 Sự phân loại và trình bày: các nghiệp vụ về giá vốn hàng bán được
phân loại và trình bày đúng đắn trên báo cáo tài chính của đơn vị.
 Tính đúng kỳ: các nghiệp vụ về giá vốn hàng bán phải được ghi nhận
đúng kỳ kinh doanh của đơn vị.


 Sự phê chuẩn: các nghiệp vụ về giá vốn hàng bán phải được phê chuẩn
đúng đắn.

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong kiểm toán
báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện
1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán
Thu thập thông tin khách hàng:
KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng,
tìm hiểu về hệ thống kế toán cũng như các chính sách kế toán đối với khoản
mục giá vốn hàng bán. Xem xét lại kết quả của các cuộc kiểm toán trước dối
với khoản mục giá vốn hàng bán cũng như hồ sơ kiểm toán chung.
Thực hiện thủ tục phân tích:
Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan
trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động quan trọng và tìm ra những
mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh
lệch lớn so với giá trị đã dự kiến. KTV thường áp dụng hai phương pháp phân

tích là phân tích dọc và phân tích ngang. Trong giai đoạn lên kế hoạch này,
đối với khoản mục giá vốn hàng bán, KTV thường tiến hành so sánh số phát
sinh kỳ này với kỳ trước.
Đánh giá trọng yếu:
Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin,
một số liệu kế toán trong báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu phụ thuộc tầm
quan trọng của thông tin hay của sai sót đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.


Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu: Mức ước lượng ban đầu về tính trọng
yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng, ở đó các báo cáo tài chính có thể bị sai
lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng thông
tin tài chính. Có thể ước tính theo quy mô hoặc ước tính theo bản chất.
Đánh giá rủi ro:
Rủi ro kiểm toán là rủi ro do Công ty kiểm toán hoặc KTV đưa ra ý kiến
không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót
trọng yếu.
Rủi ro tiềm tàng của khoản mục giá vốn hàng bán (IR): là sự tồn tại sai sót
trọng yếu trong bản thân khoản mục giá vôn hàng bán mà chưa tính đến sự tác
động của bất kỳ hoạt động kiểm toán nào kể cả các hoạt động của hệ thống
KSNB.
Rủi ro kiểm soát trong khoản mục giá vốn hàng bán (CR): là sự tồn tại những
sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện và ngăn ngừa
kịp thời, do hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán không hoạt
động hoặc hoạt động không hiệu quả dẫn tới ảnh hưởng trọng yếu đến Báo
cáo tài chính.
Rủi ro phát hiện của khoản mục giá vốn hàng bán (DR): là khả năng xảy ra
các sai sót, gian lận của các khoản mục liên quan tới giá vốn hàng bán trên
Báo cáo tài chính mà không ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát
nội bộ và cũng không được KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán.

Trong thực tế để đảm bảo tính thận trọng, các KTV thường dự kiến và ấn định
mức RRKT trong khâu lập kế hoạch thường thấp hơn mức rủi ro có thể chấp
nhận được nhằm tạo ra một khoảng lề an toàn cho KTV. Việc làm này chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV.
Tìm hiểu HT KSNB với khoản mục giá vốn hàng bán:


KTV lập bảng đánh giá. KTV có thể dựa vào một số tiêu chí như: Sự tồn tại
và hoạt động liên tục của quy trình các thủ tục kiểm toán được thống nhất
thành văn bản, các thủ tục kiểm soát hoạt động có hiệu quả không, các số liệu
có chính xác không, các chứng từ có được phê duyệt theo quy định không…
Thiết kế chương tình kiểm toán với khoản mục giá vốn hàng bán:
Nội dung chương trình kiểm toán được thiết kế bao gồm:
• Thủ tục kiểm soát được thực hiện cụ thể hóa các mục tiêu KSNB cho các
khoản mục được khảo sát, nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù làm
giảm rủi ro kiểm soát cho từng mực tiêu, thiết kế các thủ tục khảo sát về
KSNB.
• Thủ tục phân tích để đánh giá tính hợp lý chung của số phát sinh về giá
vốn hàng bán. Trên cơ sở đó KTV quyết định mở rộng hay thu hẹp thủ tục
kiểm tra chi tiết.
• Thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết lập dựa vào đánh giá trọng yếu và rủi
ro đối với khoản mục giá vốn hàng bán, đánh giá rủi ro kiểm soát nhằm
xác định số lượng bằng chứng cần thu thập, thiết kế, dự đoán kết quả của
thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích, thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết để
nhằm thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán.
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục giá vốn hàng
bán:
KTV sử dụng thử nghiệm kiểm soát để phân tích môi trường kiểm soát chung,
xem xét hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát hiện đang được thực hiện ở

khách hàng. Từ đó, KTV thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của HT
KSNB với khoản mục giá vốn hàng bán có thể xác định các thử nghiệm cơ
bản cần thiết.
KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bao gồm:


• Tìm hiểu, đánh giá về thiết kế hệ thống kiểm soát
• Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB
• Khảo sát về thực hiện các nguyên tắc kiểm soát
Thực hiện các thủ tục phân tích về giá vốn hàng bán:
Trong giai đoạn này, KTV thực hiện thủ tục phân tích chi tiết doanh thu - giá
vốn theo từng đối tượng cụ thể như sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ …
Các thủ tục phân tích thường áp dụng khi kiểm toán khoản mục giá vốn hàng
bán:


Phân tích ngang:
 So sánh doanh thu - giá vốn của từng đối tượng giữa kỳ này với kỳ
trước, giữa các tháng trong kỳ để thấy biến động về doanh thu - giá
vốn (số dư đầu kỳ- cuối kỳ)
 So sánh giá vống hàng bán của kỳ này với kỳ trước (số phát sinh kỳ
này với số phát sinh kỳ trước) của từng đối tượng
 So sánh tỷ lệ lợi nhuận gộp của đơn vị với các đơn vị cùng ngành

khác
• Phân tích dọc
Phân tích tỷ lệ lợi nhuận gộp trên từng đối tượng hàng hóa, sản phẩm cụ thể.
Những tác động của yếu tố đương nhiên không gây ra sai phạm, KTV loại trừ
tác động của các yếu tố này để đưa ra các nghi ngờ về khả năng sai phạm của
trong khoản mục giá vốn hàng bán. Để xác định rõ được những sai phạm,

KTV cần dựa vào CSDL là mục tiêu để tiếp tục thực hiện các bước kiểm tra
chi tiết nghiệp vụ.
Thực hiện kiểm tra chi tiết giá vốn hàng bán:
Đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước cũng như quy định của
doanh nghiệp, nếu đơn vị có quy định riêng thì cần kiểm tra xem quy định đó
có tuân thủ các quy định hiên hành của Nha nước tương ứng hay không.


Lập bảng tổng hợp giá vốn bán hàng theo từng tháng, so sánh sự biến động
giữa các tháng và giải thích nguyên nhân của sự chênh lệch. Đối chiếu với kết
quả hoạt động kinh doanh, số kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp cũng như
bảng cân đối phát sinh.
Rà soát bảng tổng hợp chi tiết giá vốn theo từng loại sản phẩm, dịch vụ với
chi tiết doanh thu theo từng loại để đảm bảo rằng doanh thu và giá vốn hàng
bán được ghi nhận đúng đắn và phù hợp; theo nguyên tắc phù hợp, doanh thu
bán hàng và giá vốn hàng bán luôn đi liền và phù hợp với nhau, một khi đơn
vị có phát sinh doanh thu thì chắc chắn phải phát sinh giá vốn hàng bán.
Chọn mẫu một số sản phẩm chủ yếu và đặc trưng hay có khả năng sai phạm
cao để tiến hành kiểm tra chi tiết về việc ghi nhận giá vốn hàng bán theo công
thức: giá vốn hàng bán bằng giá thành sản phẩm nhân với số lượng hàng bán
trên báo cáo bán hàng, chứng từ bán hàng và so sánh, đối chiếu giá vốn đã
được ghi nhận trên sổ sách kế toán.
• Kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công việc này cần thực hiện cùng với các thủ tục kiểm toán hàng tồn kho.
Mục đích chính là xem xét phương pháp hạch toán hàng tồn kho, tính giá
hàng tồn kho có phù hợp và nhất quán qua các kỳ hay không.
Chọn mẫu một số nghiệp vụ trên bảng kê chi tiết giá vốn hàng bán đối chiếu
với phiếu xuất vật tư để kiểm tra việc ghi sổ, hạch toán phân loại vào tài
khoản chi phí có phù hợp và đúng đắn hay không.
Đối chiếu chọn mẫu phiếu xuất kho với phiếu yêu cầu sử dụng vật tư và các

báo cáo sử dụng vật tư của bộ phận sản xuất có liên quan.
Tính toán và ước lượng số lượng đơn vị vật tư thực tế tiêu hao cho một đơn vị
sản phẩm bằng cách so sánh số lượng vật tư sử dụng thức tế với định mức tiêu
hao vật tư đã được quy định tại doanh nghiệp để xem có phù hợp hay không.


Qua đó phát hiện chênh lệch bất hợp lý hoặc những sai sót trong hạch toán kế
toán.
Kiểm tra việc tính toán và phân bổ các bảng phân bổ nguyên vật liệu trong
sản xuất, kinh doanh.
• Kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp
Công việc này cần thực hiện cùng với các thủ tục kiểm toán khoản mục tiền
lương và các khoản trích theo lương. Chẳng hạn như xem xét, đối chiếu bảng
tính và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương với số liệu trên sổ cái
tài khoản chi phí có phù hợp hay không, chi phí lương và các khoản trích theo
lương của từng bộ phận có được hạch toán đúng cho các bộ phận đó hay
không.
Tính toán, xác định và so sánh chi phí lương thực tế trên một đơn vị sản phẩm
với định mức chi phí tiền lương tương ứng đối vơi từng loại sản phẩm.
• Kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung
Việc kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung được thực hiện kết hợp cùng với
các phần hành kiểm toán khác như việc xem xét tính toán và phân bổ chi phí
khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, hay việc hạch toán chi phí nhân
viên phân xưởng, chi phí khác bằng tiền phục vụ sản xuất, kinh doanh…
1.3.3 Kết thúc kiểm toán
Giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán gồm
các công việc chủ yếu sau:


Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan đến


khoản mục giá vốn hàng bán
• Tổng hợp các kết quả kiểm toán giá vốn hàng bán
Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát cũng như các thủ tục phân
tích, kiểm tra chi tiết, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục này.
Công việc này dựa trên các thủ tục đã thực hiện và những bằng chứng đã thu


thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán thường
được thể hiện dưới dạng bảng tổng hợp kết quả kiểm toán hay biên bản kiểm
toán.
Các nội dung chủ yếu trong tổng hợp kết quả kiểm toán:
 Tổng hợp các thủ tục kiểm toán đã áp dụng.
 Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư
tài khoản và đánh giá về mức độ sai phạm.
 Nguyên nhân các sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm.
Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ
tổng hợp kết quả liên quan đến khoản mục giá vốn hàng bán và tiến hành thảo
luận với BGĐ của khách hàng để thống nhất bút toán điều chỉnh.
- Nếu khách hàng đồng ý với những điều chỉnh của KTV thì các bút toán
này sẽ được tổng hợp trên giấy tờ làm việc và tính lại số dư liên quan
đến khoản mục tạm ứng trên BCTC.
- Nếu khách hàng không đồng ý với các bút toán điều chỉnh đó và chủ
nhiệm kiểm toán cho rằng các sai lệch là trọng yếu hoặc có ảnh hưởng
dây chuyền ảnh hưởng trọng yếu đến nhiều chỉ tiêu trên BCTC thì
KTV sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ về khoản mục giá vốn hàng bán.
 Kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa.
 Ý kiến của KTV về sai phạm và những lưu ý (hạn chế) về KSNB đối
với khoản mục giá vốn hàng bán.
 Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có)

 Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục là một trong các căn cứ cho
KTV tổng hợp lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có).


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG
KIỂM TOÁN AASC
Để tìm hiểu thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản
mục giá vốn hàng bán, em đã đưa ra hai ví dụ về Công ty XYZ và ABC.
2.1 Công ty cổ phần XYZ
2.1.1 Chuẩn bị kiểm toán
a, Thu thập thông tin khách hàng
Bảng 2.1 Thông tin khách hàng XYZ
Details
of 10/11/2011

Ngày thành lập / Date
incorporation
Văn phòng đăng ký / Registered
office
Địa điểm Văn phòng chính nếu
khác với Văn phòng đăng ký /
Location of principal office if
different from registered office
Loại hình doanh nghiệp (tư nhân /
đại chúng / niêm yết / TNHH)
Nature of ownership (private /
public / public quoted / limited by
guarantee)

Lĩnh vực kinh doanh (sản xuất /
thương mại / bán lẻ …)
Business sector (manufacturing /
trading / retail etc.)
Hoạt động kinh doanh khác
Secondary activity / activities
Các sản phẩm và dịch vụ chính
Key products and services

Đống Đa, Hà Nội
Không có

Doanh nghiệp FDI 100% vốn đầu tư từ Hàn
Quốc

Xây dựng

N/A
 Xây dựng nhà các loại; Xây dựng công
trình công ích; Xây dựng công trình kỹ
thuật dân dụng khác
 Phá dỡ; Chuẩn bị mặt bằng; Lắp đặt hệ
thống điện; Lắp đặt hệ thống cấp, thoát
nước, lò sưởi và điều hòa không khí
 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác; Hoàn
thiện công trình xây dựng; Hoạt động


xây dựng chuyên dụng khác.
Hoạt động chính của công ty là trung gian

xây dựng nhà xưởng cho các doanh nghiệp
FDI vốn Hàn Quốc. Môi trường đầu tư cho
doanh nghiệp nước ngoài trong năm đã
được cải thiện một cách đáng kể, trong đó
phải kể đến là việc hoàn thiện thủ tục hành
chính và giảm tiền thuê đất khu công nghiệp.
Theo đó, hoạt động của Công ty cũng trên
đà phát triển.
Các chính sách kế toán chung về Chế độ kế toán áp dụng và các yêu cầu về
chế độ kế toán, lập BCTC và mẫu biểu báo cáo: theo thông tư số
CSKT quan trọng liên quan đến 200/2014/TT-BTC ngày 20/12/2014
ngành nghề cụ thể (Phần 10.2
của Tài liệu kiểm toán)
General
and
Specialised
Accounting policies relating to
industry specific (Section 10.2 of
the Manual)
Các thông tin chính về môi trường
kinh doanh. Ví dụ: Vị thế trong
ngành / lĩnh vực (Position in the
industry / sector), thông tin về đối
thủ cạnh tranh chính và vị trí của
họ (Details of major competitors
and their position)

Thu thập thông tin về khoản mục giá vốn hàng bán:
Các thông tin liên quan tới khoản mục giá vốn hàng bán đã được KTV năm
trước thực hiện thu thập và lưu file, trưởng nhóm KTV năm nay sau khi

phỏng vấn kế toán thu thập được các thông tin liên quan tới khoản mục giá
vốn hàng bán về việc ghi nhận nghiệp vụ phát sinh giá vốn trên sổ sách kế
toán và tài khoản sử dụng để biết quy trình hạch toán có sự thay đổi hay
không.
b, Đánh giá trọng yếu
Mức trọng yếu được lập trong giai đoạn lập kế hoạch dựa trên các thông tin
thu thập được về hoạt động, và số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị được
kiểm toán. Kiểm toán viên phải dựa trên các xét đoán chuyên môn để xem xét
lại mức trọng yếu trong quá trình thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc
kiểm toán để đưa ra thủ tục kiểm toán đầy đủ và phù hợp.


Đối với Công ty Cổ phần XYZ là khách hàng thường xuyên, vận dụng kinh
nghiệm xét đoán và kết quả kiểm toán từ năm trước, xét đến tình hình năm
nay công ty không có bất kỳ thay đổi nào đáng kể do đó KTV đánh giá RRKT
là trung bình.
Cơ sở xác định mức trọng yếu của KTV dựa vào các chỉ tiêu: tổng vốn chủ sở
hữu, tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận trước thuế và RRKT đánh giá với
khách hàng XYZ để xác định mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có
thể bỏ qua


I.

Xác định mức trọng yếu giai đoạn lập kế hoạch

(A)
1.

Tổng nguồn vốn chủ sở

hữu

Tỷ lệ
sử
dụng
để ước
tính
%
1%

Ước tính mức trọng yếu
Số liệu BCTC
năm nay

Số liệu BCTC
năm trước

Năm nay

Năm trước

VND

VND

VND

VND

26.941.

108.527

(B)

2%

1.583.062

2.

Tổng tài sản

0,5%

(D)

1%

3.

Doanh thu

(F)

1%

(G)
4.

Lợi nhuận trước thuế


5%

15.595.
702.843

(H)

10%

5.

Mức trọng yếu tổng thể
giai đoạn lập kế hoạch

(I)

3.493.697

6.42

2.779.840.
511

779.785
.142

6.42
4.838.110


1.389.920.
255

.130

4.838.110
15.595.

702.843

1.746.848

277.984
.051.077

265.328.
617

.565

349.369.
713.011

738.782

277.984
.051.077

132.664.
308


.189

349.369.
713.011

369.391

26.532
.861.669

297.631.
661

.094

73.878.

0,5%

538.822

26.532
.861.669

148.815.
831

.171


73.878.
218.852

(E)

14.88
1.583.062

218.852

269.411
.085

26.941.
108.527

(C)

14.88

321.241.
906

1.559.570
.284

642.483.
811

779.785

.142

321.241.
906

Lý do lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu tổng thể:
Tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu tổng thể là lợi nhuận trước thuế. Do đây là chỉ tiêu được chủ đầu tư quan tâm nhất

II.

Xác định mức trọng yếu thực hiện
Năm nay

Năm trước


1.

Tỷ lệ % xác định mức trọng yếu thực hiện
(T)
70%
70%
Lý do lựa chọn tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực
hiện:
Rủi ro kiểm toán lựa chọn ở mức độ trung bình theo đánh giá từ các sai sót của cuộc kiểm toán năm 2014 và đánh giá rủi ro ban đầu của cuộc
kiểm toán
Trong đó:
Rủi ro kiểm toán là Cao thì tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu
thực hiện là
Rủi ro kiểm toán là Trung bình thì tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện là

Rủi ro kiểm toán là Thấp thì tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu
thực hiện là

2.

Mức trọng yếu thực hiện

(J)=(I)*(T)

Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua

70%
80%

545.849
.600

3.

50%

(K)=(J)*4% (Tối đa)

224.869.
334

21.833
.984

Bảng 2.2: Xác định mức trọng yếu khách hàng XYZ


8.994.
773


Như vậy nếu sai phạm bằng hoặc lớn hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua đã
được tính toán, tức 21.833.984 đồng thì KTV sẽ yêu cầu Ban Giám đốc điều
chỉnh hoặc mở rộng quy mô cuộc kiểm toán.
c, Đánh giá rủi ro
Bảng 2.3 Đánh giá rủi ro GVHB khách hàng XYZ
Khoản
mục
/
Account
Name

Rủi
ro
CSDL
/
Risk
Assertion

Dấu hiệu
nhận biết








Doanh
thu - Giá
vốn

E,RO,C,VA



...

Vai
trò
của IC /
Controls
Exist to
Mitigate
Risk?

Rủi ro
kiểm
soát /
Contro
l Risk

Rủi ro
cần
xem
xét

/
Residu
al Risk

Thủ
tục
kiểm toán
dự kiến /
Audit
Response











Các
khoản chi
phí
dự
tính

thể được
xác định
không

đầy
đủ
dẫn đến
giá vốn
kết
chuyển
không
chính xác

M

Y

M

M











Phân tích tỷ
lệ
GV/DT

của các công
trình,
Phỏng vấn
phòng
kỹ
thuật
về
danh
mục
các
hợp
đồng
thầu
phụ
của
phòng
kế
toán,
tính
toán lại giá
vốn
kết
chuyển trong
năm


Khả
năng có
thể xảy
ra

sai
sót
/
What
Can Go
Wrong


Rủi
ro
tiềm
tàng
/
Inherent
Risk

Công
ty
xác
định
giá
vốn
dựa vào tỷ
lệ
hoàn
thành công
trình

các khoản
chi phí dự

tính (bao
gồm
chi
phí
thầu
phụ và chi
phí chung
phát sinh)


Phản
hồi
của khách
hàng
/
Managemen
t Comment

Chú thích:
M: Trung bình
Y: Có
E: Sự tồn tại/ phát sinh
RO: Quyền và nghĩa vụ
C: Tính đầy đủ
VA: Chính xác và định giá

Đánh giá RRTT:


Theo hồ sơ kiểm toán năm 2014 của Công ty Cổ phần XYZ, kiểm toán viên

không phát hiện được sai phạm nào liên quan đến khoản mục giá vốn hàng
bán. Tuy nhiên do đặc thù ngành nghề kinh doanh và Công ty xác định giá
vốn dựa vào tỷ lệ hoàn thành công trình và các khoản chi phí dự tính (bao
gồm chi phí thầu phụ và chi phí chung phát sinh) có đặc điểm tương đối phức
tạp nên KTV xác định rủi ro tiềm tàng với khoản mục giá vốn hàng bán ở
mức trung bình.
Đánh giá về HTKSNB và RRKS đối với khoản mục giá vốn hàng bán của
Công ty Cổ phần XYZ:
Công ty XYZ là khách hàng quen thuộc của AASC nên KTV dựa vào hồ sơ
kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán các năm trước để đánh giá ban đầu về rủi
ro kiểm soát. KTV không cần thực hiện các thủ tục kiểm tra HT KSNB mà chỉ
phỏng vấn khách hàng xem có sự thay đổi đáng kể trong bộ máy quản lý và các
chính sách hoạt động hay không để đánh giá ban đầu về HTKSNB của khác
hàng.
Qua phỏng vấn bộ phận kế toán, KTV nhận thấy Công ty XYZ không có sự thay
đổi hạch toán và quản lý khoản mục giá vốn hàng bán trong năm 2015, do đó có
thể sử dụng kết quả đánh giá được lưu trong hồ sơ kiểm toán năm trước.
Theo kết quả này thì HT KSNB của đơn vị được thiết kế khá đầy đủ và hữu hiệu
trong việc ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sai phạm liên quan đến giá vốn hàng
bán. RRKS được đánh giá ở mức độ trung bình. KTV có thể dựa vào bằng
chứng thu được từ HTKSNB để giảm thủ tục kiểm tra cơ bản và thủ tục kiểm tra
chi tiết.
Đánh giá RRPH:
Sau khi xác định được RRTT và RRKS đối với khoản mục giá vốn hàng của
Công ty XYZ, KTV dựa vào ma trận rủi ro sẽ đánh giá được RRPH dự kiến


đối với khoản mục giá vốn hàng bán ở mức trung bình để có được RRKT ở
mức trung bình.
d, Phân tích tổng quát khoản mục giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán năm 2015 đã tăng hơn 48 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng
17%, KTV cần đi sâu tìm hiểu xem nguyên nhân của sự gia tăng này, liên hệ
với sự thay đổi về doanh thu.
e, Thiết kế chương trình kiểm toán
Dựa vào chương trình kiểm toán mẫu công ty đã thiết kế cho khoản mục giá
vốn hàng bán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ xây dựng chương trình kiểm toán
với Công ty XYZ gồm các thủ tục chính được trình bày ở giấy làm việc.
2.1.2 Thực hiện kiểm toán
Sau khi thiết kế chương trình kiểm toán cho khoản giá vốn hàng bán tại Công
ty XYZ, KTV tiến hành thực hiện các công việc theo chương trình kiểm toán
đã xây dựng. Các công việc được thực hiện bởi KTV sẽ được thể hiện trên
giấy tờ làm việc và lưu file.
a, Lập biểu tổng hợp số phát sinh
Trong bước này, KTV tiến hành lập trang số liệu kế toán tổng hợp. KTV sử
dụng các ký hiệu được quy định thống nhất trong việc trình bày GLV tại
AASC để thể hiện kết quả thu được.
Nguồn số liệu được lấy từ báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm nay và
báo cáo tài chính được kiểm toán từ năm trước. Tuy nhiên, ở bước này KTV
chưa thể hoàn thiện được mục Audited trong GLV, mục này chỉ được ghi khi
đã hoàn tất quy trình thực hiện kiểm toán với khoản mục giá vốn hàng bán.
Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu khách hàng XYZ
F311


Client
Period
ended
Subject
Work
done


Công ty XYZ

Prepared by:

PDA

Date:

1/1/2015 - 31/12/2015
Giá vốn hàng bán

Reviewed by:

NTT

Date:

Pre-audit

Adjustments

Audited

323.657.867.
013

-

3


-

3

Tổng hợp số liệu/ Lead schedules

This period

Giá vốn của dịch vụ đã cung
cấp

323.657.867.01

323.657.867.
013

Prvious period

274.999.62
0.394

323.657.867.01

274.999.6
0.394

Sau đó KTV so sánh, đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết và sổ cái tài khoản với
TMBCTC để đảm bảo rằng giá vốn hàng bán có được trình bày phù hợp hay
không? Do không phát hiện ra vấn đề gì thì KTV kết luận đã đạt mục tiêu

kiểm toán trong việc trình bày giá vốn hàng bán trên TMBCTC.
Bảng 2.5: Xem xét việc trình bày trong TMBCTC khách hàng XYZ
F312
Client
Period ended
Subject
Procedure

Công ty XYZ
1/1/2015 - 31/12/2015
Giá vốn hàng bán
Xem xét việc trình bày trong TMBCTC

Prepared by:
Reviewed by:

PDA
NTT

Objective
Đảm bảo Giá vốn hàng bán được trình bày phù hợp trong TMBCTC
Work done
GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Năm nay
VND

Năm trước
VND

323.657.867.01

Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp

3

2.550.000.00

giá vốn DA Partron

0

5.402.179.93

giá vốn DA Pocons

6

688.158.00

giá vốn DA BS-Tech
giá vốn DA Cammsys

0

500.340.0
00

16.206.747.51

15.200.896.7



×